Bài NCKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

1.

Lý do nghiên cứu
Môi trường hiện đang là vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm. Trong số các
nguồn gây ô nhiễm không khí tại các khu đô thị trên thành phố Hồ Chí Minh thì khí
thải từ hoạt động giao thông vận tải đứng đầu bảng 1. “Trong một ngày, lượng khí thải
carbon tại Việt Nam là 500.000 tấn và chỉ trong hơn 1 thập kỷ tổng lượng phát thải
carbon của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần” 2. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà khoa
học đã báo động về tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ các
chất độc hại trong không khí như: benzene, nitơ oxit,… Trong các loại phương tiện
giao thông thì xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn
phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất. Lý giải căn nguyên của vấn đề trên, theo các
chuyên gia thì các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm
nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu còn dẫn tới phát sinh nhiều
loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…

__________________________
1
Theo “Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia” năm 2016, chủ đề “Môi trường đô
thị” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội.

1
2
Theo bài “Ô nhiễm và bài toán năng lượng” của VTV NEWS – Báo điện tử đài
truyền hình Việt Nam đăng ngày 03/01/2017.
Số lượng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng đang
càng ngày càng tăng cao do vấn đề gia tăng dân số vô cùng nhanh chóng. Theo Trung
tá Huỳnh Trung Phong - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt
thành phố Hồ Chí Minh, hiện áp lực về giao thông tăng nhanh. Mỗi tháng, thành phố
Hồ Chí Minh có thêm đến 30.000 phương tiện đăng ký mới 1. Tăng lượng phương tiện
giao thông cũng đồng nghĩa với việc tăng khí thải ô nhiễm ra môi trường.
Số lượng phương tiện giao thông đang tăng lên cũng dẫn đến một vấn đề đáng báo
động đó là khan hiếm nguồn nhiên liệu. Do tình trạng khai thác trái phép và thiếu
những nguồn năng lượng thay thế, trong tương lai gần, việc cạn kiệt nguồn nhiên liệu
chắc chắn sẽ xảy ra nếu chúng ta không có những biện pháp hợp lý. “Nếu giữ nguyên
tốc độ khai thác hiện nay, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam chỉ đủ khai thác trong 34
năm; khí thiên nhiên còn 63 năm, than đá còn 4 năm trong khi đây lại đang là những
nguồn đầu vào chính cho nền kinh tế Việt Nam” 2. Tìm kiếm những nguồn nhiên liệu
thay thế đang là xu hướng chung của thế giới. Không nằm ngoài xu hướng ấy, ở Việt
Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu và bắt đầu được đưa vào mô hình
thử nghiệm.
Nguồn nhiên liệu mà chúng ta sử dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng
đồng. Ô nhiễm không khí tới mức độc hại đang cướp đi mạng sống của 7 triệu người
trên thế giới mỗi năm. Báo cáo với dữ liệu mới nhất vào năm 2016 của WHO cũng
nói rằng mức độ ô nhiễm không khí là cao nhất ở khu vực phía Đông của Địa Trung
Hải và Đông Nam Á.
__________________________
1
Theo Trung tá Huỳnh Trung Phong - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ -
đường sắt TPHCM tại cuộc họp về sơ kết công tác An toàn giao thông TPHCM 6
tháng đầu năm diễn ra ngày 04/08/2017.

2
2
Theo bài “Năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt” của VTV NEWS – Báo điện tử
đài truyền hình Việt Nam đăng ngày 04/06/2017.
Cứ 10 người trên thế giới hiện nay thì có 9 người bị tiếp xúc với mật độ cao hạt ô
nhiễm không khí có khả năng dẫn tới ung thư và các căn bệnh tim mạch1.
Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp đáp ứng được yêu cầu về sự thay đổi của thời
đại vừa mang tính bền vững là hết sức cấp thiết trong thời điểm này. Tuy nhiên giải
pháp ấy cần phải phù hợp với những đặc điểm riêng biệt, hiện trạng của đất nước để
hiệu quả và có tính khả thi. Trong khi đó, những nguồn năng lượng tái tạo như gió,
mặt trời, sinh khối hay thủy triều của Việt Nam được đánh giá là phong phú nhưng
chủ yếu hiện vẫn là tiềm năng. Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp phát triển,
nguyên liệu sử dụng cũng cần có giá thành hợp lý. Cùng với việc phát triển chăn nuôi,
biogas sẽ là một trong những nguồn năng lượng chính trong tương lai, mang lại hiệu
quả lớn cho việc chăn nuôi trồng trọt của nông dân. Sử dụng công nghệ biogas là giải
pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
Chính vì những lý do cấp thiết trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài:
“Nghiên cứu việc sử dụng khí sinh học(biogas) làm nhiên liệu cho phương tiện giao
thông tại thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn rằng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh đang ở
mức đáng báo động, cùng với việc số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng
cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân. Mặt khác, vấn đề
cạn kiệt nguồn nhiên liệu đang tạo ra áp lực đòi hỏi tìm ra những nguồn nhiên liệu
thay thế mới mang tính bền vững và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, nhóm
muốn nghiên cứu đề tài này với các mục đích sau:
Thứ nhất, nghiên cứu việc sử dụng các phế phẩm nông nghiệp vào chế tạo nguồn
năng lượng biogas.
__________________________

3
1
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 01/05/2018.

Thứ hai, phân tích cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng biogas vào nguồn
năng lượng dùng cho phương tiện giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, tìm ra giải pháp khắc phục thách thức nhằm tận dụng hiệu quả được nguồn
phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp.
Từ đó tạo ra năng lượng sạch thay thế năng lượng hóa thạch, giảm lượng rác thải
và khí thải, sử dụng rộng rãi hơn nguồn nguyên liệu sinh học thay thế một cách hiệu
quá và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, nhóm tìm kiếm và hệ thống hóa những vấn
đề lý luận thông qua những bài báo, các bài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc
tế liên quan đến quá trình sản xuất biogas và ứng dụng biogas làm nguồn năng lượng
thay thế cho các nhiên liệu truyền thống trong các phương tiện giao thông. Để giải
quyết các vấn đề đặt ra, nhóm quyết định đi sâu vào tìm hiểu những nội dung sau:
- Tìm hiểu về những địa điểm cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất biogas như phế
phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ…
- Tìm hiểu về việc sử dụng chất thải hữu cơ, phế phẩm nông nghiệp vào việc chế tạo
năng lượng biogas.
- Nghiên cứu đặc điểm cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông ở thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tìm hiểu về việc ứng dụng biogas thay thế nhiên liệu truyền thống trong các phương
tiện giao thông ở các nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Anh, Pháp…. Từ đó
chọn lọc ra những đặc điểm phù hợp với điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng ở thành
phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu về những thay đổi về cấu tạo của động cơ khi sử dụng biogas thay thế
xăng dầu.

4
- Tìm hiểu về những thay đổi về nhận thức của người dân khi ứng dụng biogas vào
phương tiện giao thông.
- Đánh giá cơ hội, thách thức của việc ứng dụng biogas vào nguồn năng lượng cho
phương tiện giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các nước trên thế giới
nói chung.
- Đề xuất giải pháp cho những thách thức để tận dụng tối đa nguồn năng lượng biogas
để phế phẩm nông nghiệp, chất thải để tạo ra nguồn năng lượng sạch.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích lý thuyết
Phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch
sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý
thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phân
tích từ nguồn tài liệu như IRENA- International Renewable Energy Agency, World
Applied Sciences Journal 9, 2010,.... Phân tích từ các tác giả như GS.TSKH Bùi Văn
Ga, PGS.TS Nguyễn Đình Lâm,....
4.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, không
thực hiện câu hỏi bằng lời, được thực hiện cùng một lúc bỏi nhiều người.
Khi thực hiện nghiên cứu bảng hỏi, ta có thể điều tra được trên diện rộng về mặt
địa lí, một số lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn và dễ khái quát
vấn đề vì điều tra bằng bảng cho phép nghiên cứu trên số đông , càng đông độ chính
xác càng cao và có tính chủ động cao. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận nghiên cứu
con người dưới góc độ nhận thức luận, tức thông qua câu trả lời để suy ra về mặt tâm
lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả
nghiên cứu.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm SPSS. SPSS mang đến cho người dùng một giải pháp trong việc
quản lí dữ liệu cộng với khả năng xử lí, phân tích số liệu một cách mạnh mẽ. Ngoài ra

5
với giao diện thân thiện, người dùng có thể dễ dàng sử dụng các chức năng của các bộ
công cụ có sẵn để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình. Sử dụng SPSS có thể
khảo sát một số lượng lớn người và xử lí thông tin nhanh, rõ ràng. Qua đó, dánh giá
được tình hình sử dụng biogas trong phương tiện giao thông ở thành phố Hồ Chí
Minh.
4.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT giúp ta có cái nhìn tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu
của vấn đề, những cơ hội và thách thức trong tương lai. Nước ta có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, có thể tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên như lục bình,
cây so đũa,... để làm biogas phục vụ trong phương tiện giao thông ở Việt Nam.
Nhưng nước ta vẫn chưa áp dụng nhiều loại hình sử dụng biogas trong phương tiện
giao thông để tiết kiệm nguyên, nhiên liệu cũng như bảo vệ môi trường. Nếu nước ta
sử dụng loại hình trên sẽ là một cơ hội lớn để giúp nước ta phát triển nhưng bên cạnh
đó, nó vẫn mang nhiều thách thức khi sử dụng biogas bởi vì thói quen của người dân
Việt Nam, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội cũng như là cơ sở vật chất, hạ tầng. Do
đó, việc phân tích ma trận SWOT giúp ta nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, ngoài
ra còn tìm thấy những cơ hội cũng như những nguy cơ trong việc áp dụng biogas
trong phương tiện giao thông ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng các phế phẩm nông nghiệp vào việc sản xuất biogas và ứng dụng
năng lượng biogas vào các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Các cơ hội và thách thức trong việc sử dụng năng lượng biogas vào các
phương tiện giao thông, các giải pháp khắc phục thách thức nhằm tận dụng hiệu quả
các loại phế phẩm nông nghiệp, ứng dụng nguồn năng lượng thay thế và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

6
- Phạm vi không gian: Nhóm nghiên cứu về việc sử dụng năng lượng biogas vào các
phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu việc sử dụng các phế phẩm nông nghiệp vào
việc sản xuất biogas và việc ứng dụng dụng năng lượng biogas vào các phương tiện
giao thông hiện nay và tiếp tục phát triển trong tương lai.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về việc tìm kiếm, sử dụng phế phẩm và phụ
phẩm nông nghiệp vào việc chế tạo khí sinh học (biogas)
6.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu Studies on Biogas Generation from Agricultural Waste; Analysis of


the Effects of Alkaline on Gas Generation (2010) đã cho thấy việc sử dụng phế phẩm,
phụ phẩm nông nghiệp cũng như hướng dụng khí sinh học (biogas) vào trong đời
sống. Biogas (khí sinh học) được sản xuất bằng cách tiêu hóa yếm khí hoặc lên men
các vật liệu có khả năng phân huỷ sinh học như rơm rạ, bã mía, sơ bắp, vỏ trấu lúa
mì…., chất thải gia súc, nước thải, chất thải rắn đô thị, chất thải xanh hoặc cây năng
lượng.
Công nghệ sản xuất biogas hiện đang hưởng một mức độ bảo trợ nhất định giữa
các chính phủ và các cơ quan viện trợ. Hiện tại biogas là phương tiện khả thi nhất để
cung cấp năng lượng cho động cơ đốt trong thông thường. Ở một số quốc gia trên thế
giới, họ đã có khá nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật trong việc này.
Biogas là một nhiên liệu hấp dẫn để sử dụng trong các động cơ vì nó không tạo ra
những chất dễ làm hư hỏng động cơ (như khí than). Hơn nữa, biogas có đặc tính
chống va đập tốt và có thể sử dụng an toàn với động cơ đánh lửa có tỷ lệ nén cao. Một
lợi thế quan trọng nữa của quá trình này là không giống như trường hợp sinh khối bị
đốt cháy hoàn toàn, hầu hết các nguyên liệu gốc đều sẽ ngấm vào đất. Do đó cải thiện
chất lượng đất và có thể thay thế việc sử dụng phân bón hóa học.
6.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước

7
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu về việc đánh giá
xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas quy mô hộ gia đình(2012) mở ra một
cái nhìn lạc quan về vấn đề năng lượng sạch nói chung và khí sinh học nói riêng ở
Việt Nam. Có thể thấy 10 năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu, chính phủ đã bắt đầu
quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhiều đề án, nghiên cứu được thực hiện
nhằm tìm ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như tạo ra nguồn năng
lượng sạch, hữu ích. Sản xuất khí sinh học (biogas) từ chất thải là giải pháp đáp ứng
được hai yêu cầu nghiên cứu ở trên và đã được nghiên cứu trong nhiều năm liền
không chỉ ngoài nước mà còn ở cả trong nước. Ở các vùng sông nước như Đồng Bằng
Sông Cửu Long, có thể tận dụng rơm rạ sau mỗi vụ lúa cũng như lục bình trôi trên
sông để làm nguyên liệu cho hầm biogas. Đối với các địa phương khác, sử dụng chất
thải chăn nuôi heo để sản xuất biogas cũng mang lại những lợi ích tương tự. Ở Huế đã
áp dụng mô hình này từ nhiều năm và đem lại một số kết quả nhất định. Bài báo trình
bày kết quả đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn của hầm biogas quy mô
hộ gia đình tại Thừa Thiên Huế. Kết quả số liệu phân tích mẫu nước thải đầu vào và
đầu ra ở 9 hầm biogas cho thấy việc sử dụng hầm biogas để xử lý nồng độ chất thải
chăn nuôi lợn đã làm giảm đáng kể nồng độ chất ô nhiễm.
Tuy nhiên, nồng độ các chất vẫn còn tương đối cao. Với nồng độ ô nhiễm như vậy,
việc đẩy chất thải sau khi xử lý qua hầm biogas ra môi trường vẫn gây tác động xấu
đến môi trường. Do đó, nên có hướng nghiên cứu để cải thiện công nghệ xử lý chất
thải trong hầm biogas hoặc có thể nghiên cứu một vài công nghệ tiền xử lý trước khi
chính thức xử lý chất thải bằng hầm biogas.
Ở trong tài liệu này, nhóm đã nghiên cứu một số vấn đề: Đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải chăn nuôi lợn của một số hầm biogas, kết quả và thảo luận.
- Nghiên cứu về việc sản xuất khí sinh học từ rơm và lục bình của tác giả Trần Sỹ
Nam (2016) đã đề xuất nguồn nguyên liệu mới để sản xuất khí sinh học (biogas) là
rơm và lục bình dựa trên điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.Kết
quả nghiên cứu cho thấy lượng rơm phát sinh hàng năm ở Đồng bằng Sông cửu long

8
là rất lớn, trong khi lượng rơm này không được sử dụng có hiệu quả mà chủ yếu là
đốt bỏ. Việc này gây lãng phí nguồn sinh khí dồi dào từ nông nghiệp cũng như gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng do thải ra một lượng lớn các khí độc hại như cacbon
dioxit, cacbon monoxit…. vào bầu khí quyển. Bên cạnh đó, lục bình sinh trưởng tốt ở
khu vực sông hồ, kênh dẫn nước, ao cá. Lục bình là một nguồn sinh khối dồi dào với
tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo nghiên cứu, nếu sử dụng lục bình để sản xuất khí sinh
học thì từ 62 ~ 156 m2 lục bình có thể cung cấp 300 ~ 500 L biogas/ngày.
Nghiên cứu tập trung vào các phương pháp tiền xử lý rơm và lục bình nhằm đẩy
nhanh quá trình sinh khí và sản lượng khí trong điều kiện in vitro mà ở đây là tiền xử
lý bằng nước thải sau biogas và bằng nước bùn đáy ao. Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ
phối trộn để đạt được tổng lượng khí tích dồn cao hơn các tỷ lệ phối trộn khác. Với
rơm là 60% rơm 50% phân heo, còn với lục bình là 60% lục bình, 40% rơm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng rơm và lục bình để sản xuất sinh học trên mô hình
túi ủ polyethylene (PE) trong điều kiện thiếu hụt nguồn nguyên liệu nạp. Tuy nhiên,
nếu muốn áp dụng nghiên cứu này trong thực tế nhằm duy trì mô hình khí sinh học và
tận dụng các nguồn sinh khối để tạo ra năng lượng sạch như biogas thì cần cải tiến túi
ủi biogas cho phù hợp với nguyên liệu nạp là rơm và lục bình, khắc phục hiện tượng
vật liệu bị nổi trong túi ủ.
Một số vấn đề nhóm đã nghiên cứu trong tài liệu này: Nội dung nghiên cứu, giới
hạn của đề tài, ý nghĩa của luận án, những điểm luận điểm khoa học mới của luận án,
tiềm năng sản xuất khí metan từ phụ phẩm nông nghiệp, kết quả và thảo luận chung.
6.2. Cơ hội và thách thức của việc ứng dụng biogas vào nguồn năng lượng cho
phương tiện giao thông
6.2.1. Cơ hội
6.2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Nghiên cứu Biogas for Road Vehicles (2017) đưa ra những thông tin về quá trình
việc sản xuất khí sinh học biogas và các phương tiện chạy bằng biogas. Thêm vào đó
đánh giá chi phí, hiệu suất và tính bền vững đồng thời vạch ra các thực tiễn tốt nhất từ

9
khắp nơi trên thế giới để thúc đẩy sự phát triển nhiên liệu quan trọng này.Giao thông
vận tải chiếm khoảng 30% sử dụng năng lượng toàn cầu, vì thế việc làm cho giao
thông vận tải được sử dụng biogas rất quan trọng cho một tương lai năng lượng bền
vững .Biogas khi được tinh lọc đầy đủ, nó có thể được sử dụng thay cho khí hóa
thạch (khí được thải từ xăng và dầu diesel) để điều khiển các phương tiện khí tự nhiên
hoặc các loại nhiên liệu kép.
Song song đó giảm chi phí vẫn là thách thức quan trọng. Tuy nhiên, với sư kết hợp
ngày càng tăng giữa các công nghệ điện và vận tải khác có thể làm giảm chi phí sản
xuất biogas hơn nữa. Các quốc gia đã quảng cáo xe ô tô, xe tải và xe buýt chạy bằng
biogas thông qua việc kết hợp miễn giảm thuế, trợ cấp đầu tư và ưu đãi cho việc bơm
biogas vào lưới khí tự nhiên. Trung Quốc, Pháp, Anh và các nước Scandinavia, đặc
biệt, đã hỗ trợ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi sang khí sinh học trong lĩnh vực giao
thông..
Những vấn đề mà nhóm nghiên cứu đã tham khảo ở tài liệu này: Quy trình và trạng
thái công nghệ, sản xuất khí sinh học từ quá trình phân hủy yếm khí, hiệu suất và tính
bền vững, tiềm năng và rào cản.
6.2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
- Nghiên cứu về phát triển nhiên liệu sinh học hướng đến xây dựng mô hình biomass
town ở Việt Nam của tác giả Phan Đình Tuấn (2012) trình bày các kết quả nghiên cứu
sản xuất nhiên liệu sinh học dưới dạng bioethanol và biogas từ chất thải nông nghiệp.
Các kết quả này là cơ sở để thiết kế và xây dựng mô hình Biomass Town (nhiên liệu
sinh khối, bao gồm cả biogas) tại Việt Nam, trong đó các chất thải nông nghiệp được
tái sử dụng hoàn toàn để sản xuất nhiên liệu, phân bón, khép kín việc sản xuất và sử
dụng nhiên liệu sinh học trong phạm vị địa phương. Bài báo đi sâu vào miêu tả quy
trình sản xuất khí sinh học (biogas): lên men khí methan từ chất thải động vật, tinh
chế biogas và ảnh hưởng của sử dụng chất thải hầm biogas đến môi trường. Đây là
một mô hình lớn để thay thế căn bản các nhiên liệu chúng ta đang sử dụng hiện nay,
từ mô hình này ta có thể xét đến một khía cạnh nhỏ đó là phương tiện giao thông.

10
Từ bài báo, ta cũng thấy được những cơ hội của việc ứng dụng khí sinh học
(biogas) trong các phương tiện giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh: Việc sử dụng
phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu, vật liệu, hóa chất là rất cần thiết và
có khả năng, do nguồn gốc hữu cơ của các loại nguyên liệu này. Việc sử dụng khí
sinh học (biogas) để thay thế nhiên liệu cho các phương tiện giao thông là hoàn toàn
khả thi. Nó có thể nhân rộng từ quy mô hộ gia đình đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay
trở thành quy mô công nghiệp bằng việc nâng cao về công nghệ xử lí nguyên liệu đầu
vào.
Những vấn đề nhóm nghiên cứu đã tham khảo ở tài liệu này:
- Vì sao có thể sản xuất khí sinh học (biogas) từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực
vật từ nhiều loại chất thải nông nghiệp chứa nhiều cellulose
- Quy trình sản xuất khí sinh học (biogas) từ nguyên liệu thô ban đầu
- Những cơ hội và khó khăn khi sử dụng khí sinh học (biogas) ở quy mô công
nghiệp.
6.2.2 Thách thức
6.2.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Nghiên cứu Overview of anaerobic digestion for municipal solid waste (2016)
nghiên cứu việc công nghiệp hóa, mở rộng việc sản xuất biogas từ quy mô hộ gia
đình trở thành quy mô công nghiệp và chuyên môn hóa. Với 8 chương là nêu lên 8
vấn đề chính trong sản xuất khí sinh học biogas, tác giả đã nâng việc phân hủy chất
hữu cơ trong phạm vi sinh hoạt lên thành việc phân hủy yếm khí các loại chất thải
hữu cơ trong cả phạm vi đô thị.
Tác giả đã định nghĩa khoa học về quy trình AD (Anaerobic Digestion) - quy trình
phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí để tạo ra khí sinh học
biogas và một loại chất thải kết thúc quy trình. Với quy trình AD, lượng biogas có thể
dùng làm nguồn năng lượng đầu vào cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con
người, và đặc biệt nhất là dùng cho động cơ đốt trong của các phương tiện giao thông.

11
Đề tài này đã khảo sát các quốc gia trên khắp thế giới (Eu, Canada, Mĩ, Ấn Độ,
Trung Quốc, Úc, Nhật Bản,... ) đang phát triển việc tạo biogas thành quy trình AD
chuyên nghiệp. Không dừng lại ở khía cạnh thủ công, quy trình AD đã được nâng lên
với sự tham gia của các loại máy móc, trang thiết bị, các loại chất bảo quản,...được
công nghệ và khoa học hóa với sự tham gia của các chuyên gia, các công ty hàng đầu
thế giới về năng lượng. Các giai đoạn của quy trình AD bao gồm: Thủy phân
(Hydrolysis) các chất thải hữu cơ thành đường đơn, axit béo, amino axit, Lên men
(Acidogenesis) phân hủy sản phẩm của giai đoạn một thành các loại axit rượu
(VFAs), Chuyển đổi (Acetogenesis) sản phẩm của quá trình hai thành axit axetic,
CO2 và nước, Methanol hóa (Methanogenesis) sản phẩm giai đoạn ba thành khí
metanol và CO2. Đây là bốn giai đoạn cơ bản của quy trình AD.
Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích chi tiết các bước thực hiện quy trình AD. Đầu
tiên là việc chuẩn bị về cơ sở vật chất như diện tích nhà máy sản xuất, khâu vận
chuyển, phân phối biogas đến nơi sử dụng hay đầu vào cho hoạt động sản xuất khác.
Đề tài đã so sánh hiệu suất sản xuất cũng như các yêu cầu giữa phạm vi lớn và nhỏ
cho quy trình AD. Đồng thời, không chỉ dừng lại ở diện tích nhà máy, sản xuất biogas
công nghiệp đòi hỏi tìm được vật liệu thô cho quá trình sản xuất (các loại chất thải
hữu cơ) được làm sách và thông bao chuẩn yêu cầu đầu vào.Tiếp đến là việc tìm ra
nơi chứa nguyên liệu thô và chế biến. Nơi chứa phải đảm bảo về độ ẩm, thời gian cất
trữ, số lượng, quy mô,... Kết thúc bước chuẩn bị là bước áp dụng kĩ thuật vào sản xuất
biogas chuyên nghiệp. Bước bày lại bao gồm các việc nhỏ hơn nữa ví dụ như xử lý
thô, xử lý thủy phân yếm khí, xử lý lên men, giải phóng nước, metan, CO2,... Đề tài
cũng đưa ra các tiêu chí rất cụ thể về các việc cần làm trong giai đoạn ba, bao gồm 4
hướng có thể thực hiện, phân hủy Lý hoạc, Hóa học, Sinh hoạt và quy trình mix cả 4
bước. Cuối cùng là khâu vận chuyển và tái chế biến biogas thô. Ở khâu này, tác giả đã
nêu ra các cách bảo quản và vận chuyển biogas thô đến nơi tiêu thụ hoặc nơi tái sản
xuất. Đặc biệt ở phần này, tác giả đã nêu ra các phương tiện và các quá trình chuyên
môn hóa việc tái sản xuất biogas thành nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch

12
đối với các phương tiện giao thông. Hơn nữa, tác giả cũng đề ra danh sách các nguồn
lực và tổ chức tiềm năng hỗ trợ cho quy trình AD nếu người thực hiện quy trình đạt
được các chuẩn mực đề ra.
Với đề tài này, tác giả đã chỉ ra các yêu cầu về khoa học - kĩ thuật đối với quá trình
sản xuất biogas chuyên nghiệp trên phạm vi công nghiệp, đặc biệt là việc tái sản xuất
biogas thành nhiên liệu vận hành các phương tiện giao thông. Đề tài này đã chỉ ra giải
pháp nâng cấp việc sản xuất biogas nhỏ lẻ thành một quy trình AD để tạo ra nguồn
biogas lớn cung cấp cho tiêu thụ và sản xuất. Vì vậy, nó rất có ý nghĩa đối với việc
nâng sản xuất biogas ở hộ gia đình thành sản xuất biogas chuyên nghiệp và dồi dào
cho các phương tiện giao thông tại Việt Nam, nhất là nó đã chỉ ra việc sản xuất biogas
có những đòi hỏi rất cao về trình độ khoa học, đặt ra những thách thức to lớn đối với
doanh nghiệp và tổ chức chính phủ Việt Nam.
- Nghiên cứu Biogas fuel for internal combustion engines (2004) đã nêu ra các vấn
đề trong quá trình chế biến khí sinh học biogas cho động cơ đốt trong dùng trong các
phương tiện giao thông, vận tải. Đề tài đã đề ra những điểm khó khăn trong cấu trúc
của động cơ các phương tiện giao thông cần phải khắc phục nếu muốn ứng dụng
nguồn biogas làm nguồn nhiên liệu chính thay thế cho xăng, dầu hay điện. Đề tài bao
gồm sáu phần chính. Phần một phân tích chi tiết thành phần hóa học của biogas sinh
ra từ quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dựa trên các chỉ số hóa học quốc tế
và thang đo hiện hành. Phần hai đi sâu nghiên cứu cấu trúc động cơ đốt trong của các
phương tiện giao thông hiện tại như xe máy, ô tô,... Phần này chỉ ra các đặc điểm
động cơ thích nghi việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) cũng như các
khuyết điểm không thể thích ứng với việc ứng dụng biogas làm nhiên liệu. Phần tiếp
theo nói về các giải pháp được đề xuất để thay đổi cấu trúc động cơ đốt trong để phục
vụ việc sử dụng biogas. Phần này phân loại từng thay đổi ứng với từng loại động cơ ô
tô, xe máy,... các loại xi-lanh 3 pha, 4 pha,... Phần năm là các hiệu quả ban đầu của
việc sử dụng biogas vào phương tiện giao thông thông qua các số liệu cụ thể đã khảo
sát trong thực tế. Phần cuối của đề tài là hướng phát triển của mô hình động cơ đốt

13
trong mới sử dụng biogas làm nguồn nhiên liệu chính. Phần này đề xuất các cá nhân,
tổ chức tiềm năng có thể hỗ trợ nguồn lực cho mô hình động cơ mới này.
Điểm đặc biệt của đề tài này là việc đề ra các khuyết điểm, các bất lợi của phương
tiện giao thông hiện tại nếu muốn sử dụng biogas để vận hành. Các loại phương tiện
như ô tô, xe máy,... ban đầu được chế tạo với các đặc điểm thích nghi với việc đốt
cháy nhiên liệu diesel bên trong xi lanh động cơ nên các đặc điểm của các loại động
cơ này chỉ phục vụ cho chuyển đổi nhiệt lượng sinh ra thành năng lượng vận hành
toàn bộ bộ máy phương tiện giao thông. Quá trình diễn ra chủ yếu bên trong xi-lanh
là quá trình lọc nhiên liệu và đốt cháy sinh nhiệt. Vì vậy, động cơ đốt trong hiện tại
chưa thể đáp ứng việc sử dụng biogas vận hành xi-lanh. Muốn sử dụng biogas mà vẫn
đảm bảo các yếu tố tốc độ, nhiên liệu tiêu tốn, khí thải, độ bền,... thì phải thay đổi, cải
tiến. Tác giả đã đưa ra mô hình sử dụng biogas rất mới cho các phương tiện giao
thông và các thử nghiệm bước đầu. Tất nhiên, mô hình cần được quá trình nghiên cứu
chuyên sâu hơn để biogas trở thành nguồn nguyên liệu chính vận hành động cơ. Bằng
cách phân tích các điểm không tương thích trong cấu trúc động cơ như vậy, tác giả đã
chỉ ra tính khả quan của việc sử dụng biogas. Đó là việc không dễ dàng vì phải thay
đổi hoàn toàn cấu trúc động cơ cũng như tiến đến xây dựng các trạm cung cấp biogas
thay thế cho trạm xăng, diesel.
Điều quan trọng khác trong đề tài này là quy trình vận hành các phương tiện giao
thông sử dụng biogas. Quy trình đó là quy trình bên trong phương tiện giao thông từ
chỗ vận hành luồng khí, biến đổi động năng từ luồng biogas thành năng lượng để toàn
bộ các bộ phận của phương tiện khởi động. Quy trình này chưa được hoàn thiện. Tác
giả đã điểm ra các điểm cần cải tiến trong hiện tại và tương lai để phương tiện giao
thông có thể thích nghi với năng lượng mới. Quá trình này cần thời gian và các phát
kiến công nghệ cao hơn.
Trong đề tài này, tác giả của nó đã phân tích rất chi tiết những điểm cần cải tiến ở
động cơ hiện tại để sớm hoạt động được bằng diesel. Đây là các điểm rất quan trọng
cần phải xem xét nếu muốn ứng dụng biogas vào phương tiện giao thông ở Việt Nam.

14
Vì hiện tại, trình độ khoa học - công nghệ của Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu
cầu thế giới. Có thể nói, để biogas đi vào phương tiện giao thông như một nguồn
nhiên liệu chính cần rất nhiều cải tiến và các đột phá về khoa học. Và chính các điểm
thách thức mà đề tài này chỉ ra là phương hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu
và ứng dụng.
6.2.2.2. Tổng quan tình hình ở trong nước
Bên cạnh những cơ hội của việc ứng dụng khí sinh học (biogas) trong các phương
tiện giao thông tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, nghiên cứu về phát triển nhiên liệu
sinh học hướng đến xây dựng mô hình biomass town ở Việt Nam của tác giả Phan
Đình Tuấn (2012) còn cho ta thấy được những thách thức trong việc ứng dụng khí
sinh học (biogas) trong các phương tiện giao thông. Việc sử dụng biogas để phát điện,
đốt lò công nghiệp,… sẽ không có trở ngại nhiều, nhưng vấn đề sẽ khó hơn khỉ biogas
được sử dụng trên các phương tiện di động, nơi chúng ta cần chứa một khối lượng lớn
biogas trong một thể tích giới hạn. Một trong những hướng nghiên cứu tiềm năng là
sử dụng các thùng chứa chất hấp phụ (adsortive tank) với các chất hấp phụ đặc trưng,
có khả năng chứa biogas cao gấp hàng chục lần so với bình chứa thông thường có
cùng dung tích. Giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ là một trong các yếu tố
quyết định sự thành công của mô hình này trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển.
Ngoài ra, để có thể phát triển và nhân rộng quy mô, yêu cầu phải có kỹ thuật và công
nghệ cao. Hơn thế nữa, việc lôi kéo người dân sử dụng xe chạy bằng khí là không hề
đơn giản. Dẫn chứng là xe chạy bằng gas đã có từ lâu nhưng đến bây giờ vẫn chưa
được nhiều người sử dụng.
Nghiên cứu về công nghệ sử dụng nhiên liệu biogas cho xe gắn máy của tác giả
Nguyễn Văn Đông (2013) nhằm mục tiêu thiết kế chuyển đổi xe gắn máy sử dụng
xăng truyền thống thành dòng xe có thể sử dụng nguồn nhiên liệu thay thế "sạch" hơn
và có trữ lượng lớn là khí sinh học biogas. Bài nghiên cứu đã trình bày các cơ sở lí
thuyết và các nghiên cứu khoa học, kĩ thuật về các công nghệ sản xuất, lọc, lưu trữ
biogas; bộ phụ kiện chuyển đổi nhiên liệu và cung cấp biogas nén cho xe gắn máy

15
một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, bài nghiên cứu này đã có nghiên cứu thực nghiệm
động cơ xe gắn máy sử dụng biogas nén và đã thu được kết quả thực tế là tốc độ cực
đại xe gắn máy chạy bằng biogas nén đạt được là 55 km/h và có thể chạy quãng
đường độc lập khoảng 20 km ở tốc độ trung bình của xe 40 km/h so với khi chạy bằng
xăng tốc độ cực đại đạt được là 80 km/h. Do đó có thể thấy được tính khả thi của việc
ứng dụng biogas làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông. Từ kết quả đó, tác giả đã
đưa ra những kết luận và định hướng phát triển đề tài trong tương lai như: nghiên cứu
ảnh hưởng của biogas nén đến tuổi thọ động cơ xe gắn máy; bố trí vị trí bình chứa
biogas nén một cách thuận lợi và đảm bảo an toàn…
Thông qua bài nghiên cứu này, ta thấy được những khó khăn trong quá trình thực
hiện nghiên cứu. Thứ nhất, sử dụng biogas nén trên xe gắn máy vấp phải khó khăn là
chứa nhiên liệu áp suất cao, và như vậy bình chứa phải có cấu tạo với các vỏ bọc kép
chân không chi phí rất cao. Thứ hai, yêu cầu công nghệ, kĩ thuật chất lượng cao, cần
được nhân rộng quy mô nhưng chưa có đủ khả năng thực hiện được. Thứ ba, khó
khăn trong việc vận động và thay đổi ý thức người dân.
Những vấn đề nhóm nghiên cứu đã tham khảo ở tài liệu này:
- Tổng quan về nghiên cứu ứng dụng biogas làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
- Vấn đề năng lượng và môi trường.
- Tình hình sản xuất và sử dụng biogas tại Việt Nam.
- Quá trình và kết quả nghiên cứu thực nghiệm xe gắn máy sử dụng nhiên liệu
biogas nén.
- So sánh kết quả mô phỏng với thực nghiệm động cơ xe gắn máy Honda wave α
110cc sử dụng biogas nén.
- Hướng phát triển việc nghiên cứu sử dụng nhiên liệu biogas cho xe gắn máy.
6.3. Giải pháp để tận dụng tối đa nguồn năng lượng sạch
- Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas của nhóm
tác giả Đinh Công Hoàng, Đỗ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Thị
Thiện Nhơn chủ yếu về xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas ở các nước

16
tiên tiến và ở Việt Nam. Trong đó, đề tài đã nêu được những đặc tính của nguyên liệu
có nguồn gốc từ cả động vật và thực vật từ đó đưa ra một số cách thức, phương pháp
khi chế biến nguyên liệu để quá trình chuyển đổi thành khí sinh học diễn ra được
thuận lợi và đạt hiệu quả nhất. Đề án nêu rõ về những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình
sản sinh khí sinh học để lưu ý trong quá trình sản xuất.
Ưu điểm của đề án đó là chỉ ra việc tận dụng bã thải và một số mô hình sử dụng bã
thải ở Việt Nam sau khi đã qua quá trình phân hủy kỵ khí cho khí gas để cải tạo đất
và sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, đề án vẫn còn hạn chế trong việc
đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý tại nguồn.
- Nghiên cứu Biogas infrastructures from farm to regional scale, prospects of
biogas transport grids (2016) hủ yếu phân tích về một mô hình cơ sở hạ tầng Biogas
dạng lưới đang được phát triển ở Hà Lan. Trong đó bao gồm 2 dạng mô hình để cung
cấp Biogas từ nơi sản xuất đến thành phố để tiêu thụ đó là dạng mô hình ngôi sao và
mô hình xương cá. Bài nghiên cứu phân tích so sánh những ưu, khuyết điểm của từng
dạng mô hình bao gồm năng lượng hao phí và chi phí tốn kém trên đường dây vận
chuyển Biogas. Qua đó, mô hình xương cá được xem là có hiệu quả hơn vì những ưu
điểm nổi trội. Mặt khác, bài nghiên cứu đã chỉ ra một vấn đề quan trọng đó là để giảm
chi phí trong việc vận chuyển biogas nên giảm số lượng nhà máy, cơ sở sản xuất
biogas nhỏ lẻ và thay bằng những nhà máy, cơ sở sản xuất mang quy mô lớn, và được
đầu tư tập trung.
6.4. Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm so với các đề tài đã
nghiên cứu trước đó
- Thông thường, việc sử dụng khí sinh học (biogas) chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia
đình nhỏ lẻ và thường tập trung ở khu vực nông thôn, trong khi đó đề tài nghiên cứu
khoa học của nhóm hướng đến việc mở rộng phạm vi sử dụng loại khí này, không chỉ
dừng lại trong sinh hoạt mà còn mở rộng sang phương tiện giao thông với quy mô
rộng là khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

17
- Với lưu lượng giao thông dày đặc và số lượng phương tiện giao thông sử dụng
nhiên liệu hóa thạch ngày càng cao, đồng thời có xu hướng tăng như ở thành phố Hồ
Chí Minh thì việc người dân phải đối mặt với ô nhiễm môi trường và khan hiếm
nguồn nhiên liệu là điều tất yếu. Việc thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch như xăng,
dầu… thành năng lượng xanh như khí sinh học (biogas) có thể giải quyết một phần
hai vấn đề mà chúng ta đang gặp phải ở trên.
7. Kết cấu đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC
(BIOGAS) VÀO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
1.1. Khái niệm biogas
1.1.1. Định nghĩa biogas
1.1.2. Nguyên liệu và phương pháp sản xuất biogas
1.1.3. Lợi ích từ việc sử dụng biogas
1.2. Khái quát việc sử dụng biogas vào phương tiện giao thông trên thế giới
1.3. Thực trạng hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Cơ sở hạ tầng
1.3.2. Phương tiện giao thông
1.3.3. Việc ứng dụng biogas vào phương tiện giao thông tại thành phố
Hồ Chí Minh

18
CHƯƠNG II: NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC ỨNG DỤNG
KHÍ SINH HỌC (BIOGAS) VÀO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Hạn chế
2.1.1. Khó khăn trong quy trình sản xuất
2.1.2. Thói quen sử dụng nhiên liệu của người tham gia giao thông
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
2.1.4. Nguồn lực khan hiếm
2.2. Ưu điểm
2.2.1. Tiết kiệm năng lượng và chi phí sử dụng nhiên liệu
2.2.2. Tận dụng nguồn phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp
2.2.3. Giá trị sử dụng biogas trong phương tiện giao thông
2.2.4. Bảo vệ môi trường
2.2.5. Tạo ra nguồn lợi về kinh tế
2.2.6. Tính chất toàn cầu hóa trong việc sử dụng năng lượng xanh
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ KHI
ỨNG DỤNG BIOGAS VÀO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Giải pháp từ phía những người tham gia giao thông
3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp và các nhà đầu tư
3.3. Giải pháp từ phía chính phủ
8. Bảng hỏi
Xin chào ông/bà/anh/chị!
Nhóm chúng tôi đang thực hiện một cuộc thăm dò tình hình sử dụng khí sinh học
(biogas) trong hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu, tìm
hiểu về nhu cầu cũng như hành vi, mức độ sử dụng nhiên liệu này.
Rất mong nhận được ý kiến của ông/bà/anh/chị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt
đề tài này.

19
PHẦN CÂU HỎI CHI TIẾT
1.Ông/bà/anh/chị chủ yếu sử dụng phương tiện nào:
1. Phương tiện cá nhân (đi bộ, xe máy, xe đạp,...)
2. Phương tiện công cộng (xe buýt)
A/PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN
1.Phương tiện giao thông chủ yếu của ông/bà/anh/chị là gì: (SHOWCARD - CHỈ
CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Đi bộ 4. Xe điện
2. Xe máy 5. Ô tô
3. Xe đạp 6. Phương tiện khác (ghi cụ thể)............
2. Trong vòng 1 ngày ông/bà/anh/chị có thường xuyên sử dụng phương tiện giao
thông không? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Rất thường xuyên ( trên 5 tiếng)
2. Thường xuyên ( 3-5 tiếng)
3. Trung bình (2-3 tiếng)
4. Thỉnh thoảng (1-2 tiếng)
5. Ít (dưới 1 tiếng)
3. Mỗi ngày ông/bà/anh/chị di chuyển quãng đường dài bao nhiêu? (SHOWCARD -
CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Trên 20 km
2. 15 km - 20 km
3. 10 km - 15km
4. 5km - 10km
5. Dưới 5km
4. Phương tiện của ông/bà/anh/chị sử dụng nhiên liệu gì: (SHOWCARD - CHỈ
CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Xăng, dầu
2. Điện

20
3. Biogas
4. Không sử dụng nhiên liệu

5. Mỗi tháng ông/bà/anh/chị dành bao nhiêu cho việc sử dụng nhiên liệu này?
(SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Trên 500.000 đồng
2. 300.000 - 500.000 đồng
3. 100.000 - 300.000 đồng
4. Dưới 100.000 đồng
6. Điều gì khiến ông/bà/anh/chị quan tâm khi chọn nhiên liệu cho phương tiện của
mình? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Giá rẻ
2. Thân thiện với môi trường
3. An toàn cho sức khoẻ
4. Tốt cho động cơ
7. Ông/bà/anh/chị đánh giá như thế nào về nhiên liệu ông/bà/anh/chị đang sử dụng
cho động cơ phương tiện giao thông của mình.(SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ
LỜI)
1. Rất tốt 3. Bình thường
2. Tốt 4. Không tốt
8. Ông/bà/anh/chị nhận thấy như thế nào về ảnh hưởng của phương tiện giao thông
với môi trường (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Rất nghiêm trọng 4. Ít ảnh hưởng
2. Nghiêm trọng 5. Không quan tâm
3. Bình thường
9. Ông/bà/anh/chị đã từng nghe đến nhiên liệu cho phương tiện giao thông từ khí sinh
học ? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Có (nếu có hãy trả lời câu tiếp theo)

21
2. Không
3. Không quan tâm

10. Biogas là một loại khí làm từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp giúp giảm thiểu
lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khoẻ và tốt động cơ.
Ông/bà/anh/chị có nghĩ đây là giải pháp hiệu quả thay thế những nhiên liệu thô như
than đá, dầu mỏ,.. hay không? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Có 2. Không
11. Bỏ qua yếu tố giá cả, ông/bà/anh/chị có sẵn sàng sử dụng khí biogas làm nhiên
liệu cho việc di chuyển hàng ngày hay ko? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Có 2. Không
12. Dưới đây là bảng so sánh giữa nhiên liệu Biogas với các nhiên liệu khác trên thị
trường. Ông/bà/anh/chị hãy cho biết mức độ đồng ý của mình trên thang điểm từ 1
đến 5 (bằng cách đánh số vào ô trống) với thang điểm như sau:
(1). Hoàn toàn không đồng ý (4). Đồng ý
(2). Không đồng ý (5). Hoàn toàn đồng ý
(3). Không ý kiến
Biogas Xăng Dầu Điện
Giá cả phù hợp
Thân thiện với
môi trường
Sử dụng rộng rãi

B/PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG ( XE BUÝT)


1. Trong vòng 1 ngày Ông/bà/anh/chị có thường xuyên sử dụng phương tiện giao
thông công cộng không? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Rất thường xuyên (trên 4 chuyến/ngày)
2. Thường xuyên (3-4 chuyến/ngày)
3. Trung bình (1-2 chuyến/ngày)
4. Ít khi (1 chuyến/ngày)

22
2. Ông/bà/anh/chị nhận thấy mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay như thế nào? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Nghiêm trọng
2. Không nghiêm trọng
3. Ông/bà/anh/chị nghĩ phương tiện giao thông công cộng góp phần vào lượng khí
thải gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
(SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Rất nhiều
2. Nhiều
3. Trung bình
4. Ít
5. Hầu như không
4. Ông/bà/anh/chị đánh giá như thế nào về nguồn nhiên liệu sử dụng cho phương tiện
giao thông công cộng hiện nay? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Rất hài lòng
2. Hài lòng
3. Tạm được
4. Không hài lòng
5. Không quan tâm
5. Ông/bà/anh/chị đã từng nghe đến nhiên liệu cho phương tiện giao thông từ khí sinh
học? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Có (nếu có phải trả lời câu tiếp theo)
2. Không
3. Không quan tâm
6. Biogas là một loại khí làm từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp giúp giảm thiểu
lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe và tốt cho động cơ.
Ông/bà/anh/chị có sẵn sàng sử dụng khí biogas thay thế cho nhiên liệu truyền

23
thống trong các phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn thành phố hay
không ? (SHOWCARD - CHỈ CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Có
2. Không
7. Ông/bà/anh/chị nghĩ việc thay thế các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu…
bằng biogas trong các phương tiện giao thông công cộng có góp phần giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh hay không? (SHOWCARD - CHỈ
CHỌN 1 TRẢ LỜI)
1. Có
2. Không

Giờ kết thúc phỏng vấn ………………………


XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ/ANH/CHỊ !
Ngày…….tháng……năm 2018
Phỏng vấn viên
9. Tài liệu tham khảo
1. “Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia”, (2016), chủ đề “Môi trường đô thị” do
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội.
2. Bài “Ô nhiễm và bài toán năng lượng” của VTV NEWS (03/01/2017) – Báo điện
tử đài truyền hình Việt Nam.
3. Trung tá Huỳnh Trung Phong - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ -
đường sắt TPHCM tại cuộc họp về sơ kết công tác An toàn giao thông TPHCM 6
tháng đầu năm diễn ra ngày 04/08/2017.
4. Bài “Năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt” của VTV NEWS (04/06/2017) –
Báo điện tử đài truyền hình Việt Nam.
5. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (01/05/2018).
6. Phan Đình Tuấn (2012). Phát triển nhiên liệu sinh học hướng đến xây dựng mô
hình Biomass Town ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (6) 943-949.

24
7. Bochmann and Montgomery (2016). Overview of Anaerobic..., Global Methane
Initiative.
8. Stefan Mihic (2004). Biogas fuel for internal combustion engines, University of
Novi Sad, Serbia & Montenegro.
9. Nguyễn Thị Hồng, Phan Khắc Liệu (2012). Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn
nuôi lợn bằng hầm biogas quy mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế.
10. Trần Sỹ Nam (2016). Nghiên cứu sản xuất khí sinh học từ rơm và lục bình.
11. Đinh Công Hoàng, Đỗ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Thị
Thiện Nhơn (2013). Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas, Tiểu
luận, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, khoa Môi trường.
12. E.J. Hengeveld, J. Bekkering, W.J.T. van Gemert, A.A. Broekhuis (2016). Biogas
infrastructures from farm to regional scale, prospects of biogas transport grids,
Department of Chemical Engineering – Product Technology, Đại học Groningen,
Nijenborgh 4, 9747 AG, Groningen, Hà Lan.
13. Khánh An (2013). Tiềm năng khí sinh học chưa được tận dụng, báo PetroTimes -
Năng lượng cho phát triển đất nước.
14. World Applied Sciences Journal 9 (2010). Studies on Biogas Generation from
Agricultural Waste; Analysis of the Effects of Alkaline on Gas Generation.
15. IRENA- International Renewable Energy Agency (2017). Biogas for road
vehicles.

25

You might also like