Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

2.

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và
Trung Quốc.

2.1. Quy mô và thị phần xuất nhập khẩu

2.1.1. Về quy mô xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn 10 năm từ 2009 đến 2018, quy mô xuất nhập khẩu giữa hai nước liên
tục tăng trưởng tốt và tăng một cách nhanh chóng. Cụ thể là, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu qua các thời kỳ đã tăng từ 22,1 tỷ USD năm 2009 lên 107,7 tỷ USD năm 2018,
tăng khoảng 4,8 lần. Tăng trưởng bình quân khoảng 19,5%/ năm. Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu năm 2011 tăng nhanh chóng hơn 30,53% với quy mô tăng 4,7 tỷ USD; năm
2016 tốc độ tăng trưởng thấp nhất, khoảng 8,81% với quy mô tăng 577680 triệu USD,
năm 2017 tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh nhất, tăng khoảng 30,9% tương
ứng với tăng 22,2 tỷ USD, đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng tăng ít hơn, khoảng
14,65%, tổng kim ngạch tăng xấp xỉ 13,7 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam
- Trung Quốc tăng gấp 7,77 lần trong khoảng 2009-2018, với quy mô ngày càng tăng
dần, từ 5,4 tỉ USD năm 2009 lên 41,9 tỉ USD năm 2018. Quy mô nhập khẩu hàng hóa
Trung Quốc của Việt Nam cũng tăng ổn định trong 10 năm, tăng lên 3,95 lần, từ 16,7 tỉ
USD năm 2009 lên 65,8 tỉ USD năm 2018. Nhưng quy mô hàng hóa nhập khẩu hàng
hóa Trung Quốc luôn lớn hơn khá nhiều so với quy mô hàng hóa xuất khẩu từ Việ Nam
sang thị trường Trung Quốc.
Biểu đồ: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung
Quốc giai đoạn 2009 - 2018 (nghìn USD)
120,000,000

100,000,000

80,000,000

60,000,000

40,000,000

20,000,000

0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Xuất khẩu sang Trung Quốc Nhập khẩu từ Trung Quốc

Nguồn: Tổng hợp từ Intracen và Báo cáo hằng năm Bộ Công Thương Việt Nam.

2.1.2. Về thị phần xuất nhập khẩu.

- Thị phần của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

Trong năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ 214 thị trường khác nhau, với
tổng giá trị hàng nhập khẩu năm 2018 là xấp xỉ 2135 tỷ USD, trong đó, ba thị trường
chính là Hàn Quốc (204,6 tỷ USD), Nhật Bản (180,4 tỷ USD) và Đài Loan (177,3 tỷ
USD) (Intracen, 2018). Hàng hóa nhập khẩu ở Trung Quốc tương đối đa dạng và từ
nhiều quốc gia. Trong đó, theo Intracen, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam
của Trung Quốc năm 2018 đạt 64 tỷ USD (3%), quy mô nhỏ hơn khá nhiều so với các
thị trường khác, xếp hạng 9 trong số các thị trường nhập khẩu của Trung Quốc. Nhưng
so với các nước trong khối ASEAN, thứ hạng của Việt Nam là thứ hạng cao nhất, xếp
sau là Malaysia (63,3 tỷ USD) ở vị thứ 10 và Thái Lan (44,9 tỷ USD) ở vị thứ 13. Các
số liệu này cho thấy vị trí của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu trên thị trường Trung
Quốc còn khá thấp nhưng đã có sự cố gắng nỗ lực vươn lên top đầu, vẫn còn tiềm năng
mở rộng thị phần được, cần chú trọng phát triền.

Biểu đồ: Thị phần nhập khẩu từ một số nước của Trung Quốc năm 2018

2%
Hàn Quốc 10%

Nhật Bản
Đài Loan 8%
Mỹ
Đức
38%
Úc 8%
Brazil
Việt Nam
Malaysia
7%
Liên Bang Nga
Saudi Arabia
Thái Lan 5%

nước khác 2% 5%
2%
Thụy Sĩ 3% 3%
4%

3%

Nguồn: Intracen, 2018.

Xét cả giai đoạn 2009 - 2018, có thể thấy được sự nỗ lực của chính phủ và doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc nâng cao dần vị thế của hàng Việt Nam trên thị
trường Trung Quốc, mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch. Nhìn vào bảng, có thể
thấy xếp hạng của hàng hóa Việt Nam trong thị trường Trung Quốc tăng nhanh chóng
trong vòng 10 năm, từ vị thứ 32 lên vị thứ 9. Năm 2014, xếp hạng của Việt Nam tăng
nhanh chong, nhảy vọt từ 11 hạng, từ hạng 26 lên hạng 15. Thị phần hàng hóa Việt
Nam trên thị trường Trung Quốc tăng 6,4 lần, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ
trên thị trường Trung Quốc, giá trị hàng hóa vẫn chưa tương xứng với xếp hạng của
Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

Bảng: Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc 2009-2018 (%)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thị
0.47% 0.50% 0.64% 0.89% 0.87% 1.0% 1.8% 2.3% 2.7% 3.0%
phần
Xếp
32 30 30 27 28 26 15 12 10 9
hạng
Nguồn: Tổng hợp từ Intracen.

- Thị phần của hàng hóa Trung Quốc trên thị trườngViệt Nam.

Tính đến năm 2018, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ 81 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng kim
ngạch nhập khẩu là khoảng 237,5 tỷ USD năm 2018, trong đó, ba thị trường chính là Trung
Quốc (65,8 tỷ USD), Hàn Quốc (47,9 tỷ USD) và Nhật Bản (19,3 tỷ USD) ( Báo cáo của Bộ
Công Thương năm 2018). Giá trị nhập khẩu của ba nước này cộng lại đã chiếm tới khoảng
56% so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm hàng hóa 2018 của Việt Nam. Điều này cho thấy
Việt Nam đang bị phụ thuộc rất lớn vào các thị trường này.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2018 đạt 65,8 tỷ USD
(27,71%) xếp hạng 1. Từ năm 2009 - 2018, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc luôn xếp hạng
thứ nhất trong thị phần hàng hóa trên thị trường hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và luôn giữ
thị phần ở mức cao và tốc độ tăng trưởng tăng hoặc giảm theo các năm nhưng khá ổn định từ
thấp nhất 23,29% (2011) đến cao nhất 29,82% ( 2015). Những năm từ 2016 - 2108 thị phần
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam có xu hướng giảm nhưng quy mô vẫn rất
lớn so với các thị trường khác và so với quy mô xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc. Số liệu này cho thấy thị trường hàng hóa Việt Nam có sự phụ thuộc rất lớn vào
thị trường Trung Quốc và chênh lệch rất nhiều so với vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị
trường Trung Quốc, và hơn nữa, số liệu thể hiện được sự phụ thuộc rất lớn của Việt Nam vào
thị trường Trung Quốc nên cần có giải pháp để giảm bớt sự phụ thuộc này.

Bảng số liệu : Thị phần hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam 2009 - 2018 (%)
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thị 23.84 23.81 23.29 25.52 27.94 29.52 29.82 28.60 27.68 27.71
phần % % % % % % % % % %
Xếp
hạng 1
2.2 . Cán cân thương mại xuất nhập khẩu.

Bảng số liệu: kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc và
tất cả các thị trường trên thế giới các năm 2009-2018.

Đơn vị: nghìn USD.

Thị trường thế giới Thị trường Trung Quốc


Xuất khẩu Nhập khẩu CCTM Xuất khẩu Nhập khẩu CCTM
2009 57,096,274 69,948,810 -12,852,536 5,402,978 16,673,276 -11,270,298
2010 72,236,665 84,838,553 -12,601,888 7,742,950 20,203,643 -12,460,693
2011 96,905,674 106,749,854 -9,844,180 11,613,324 24,866,392 -13,253,068
2012 114,529,171 113,780,431 748,740 12,835,976 29,034,966 -16,198,990
2013 132,032,854 132,032,531 323 13,177,694 36,886,478 -23,708,784
2014 150,217,139 147,839,048 2,378,091 14,928,318 43,647,569 -28,719,251
2015 162,016,742 165,775,858 -3,759,116 16,567,686 49,441,123 -32,873,437
2016 176,580,787 174,978,350 1,602,437 21,804,591 50,018,803 -28,214,212
2017 213,931,461 210,625,521 3,305,940 35,403,882 58,592,424 -23,188,542
2018 244,723,470 237,512,370 7,211,100 41,943,402 65,823,081 -23,879,679
Nguồn tổng hợp: Intracen và Báo cáo hằng năm của Bộ Công Thương.

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của quy mô xuất nhập khẩu, buôn bán hai chiều, sự
chênh lệch tốc độ tặng giữa xuất và nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc theo hướng bất
lợi cho Việt Nam, cán cân thương mại cũng hướng về phía bất lợi cho Việt Nam và có
lợi cho Trung Quốc. Trong suốt 10 năm từ 2009 đến 2018, cán cân thương mại Việt
Nam - Trung Quốc luôn âm và Việt Nam luôn nhập siêu liên tục và con số ngày càng
có xu hướng tăng. Cụ thể, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2015 đạt tới
mức kỷ lục 32,9 tỷ USD, tăng hơn 14,46% so với năm 2014. Các năm từ 2016 về sau
nhập siêu cũng đã giảm dần, nhưng con số vẫn rất lớn. Điều đáng lo là, nhập siêu từ
Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đối với toàn thế
giới. Xem xét tương quan giữa cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc với cán
cân thương mại chung của Việt Nam với toàn thế giới, ta thấy rằng tỉ trọng nhập siêu
của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng nhập siêu chung của Việt Nam đã tăng đột
biến chiếm 86% năm 2009 (11,3 tỷ USD so với 12,9 tỷ USD), 99% năm 2010 (12,46 tỷ
USD so với 12,6 tỷ USD) và 135% năm 2011 (13,25 tỷ USD so với 9,8 tỷ USD). Thậm
chí, vào các năm 2012, 2013 và 2014, cán cân thương mại chung của Việt Nam đã
thặng dư (dù ở mức thấp), thì cán cân thương mại riêng với Trung Quốc vẫn thâm hụt
nặng nề, tương ứng là 16,2 tỉ USD, 23,7 tỉ USD và 28,7 tỉ USD. Năm 2015, nhập siêu
từ Trung Quốc gấp khoảng 8,7 lần so với mức nhập siêu chung.
Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt Nam với Trung Quốc và thặng dư của Việt Nam
với phần còn lại của thế giới như trên cho thấy, Việt Nam đang phải dùng thặng dư
thương mại với các quốc gia khác để bù đắp cho thiếu hụt thương mại nặng nề với
Trung Quốc, hay nói cách khác, Việt Nam đang xuất khẩu hộ cho Trung Quốc. Tuy
nhiên, đáng tiếc là, khả năng bù đắp này cũng đang có chiều hướng giảm dần, do nhập
siêu từ Trung Quốc vẫn tăng nhanh trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác bị thu
hẹp vì nhiều lý do. Ngay cả với thị trường Trung Quốc, mặt hàng xuất khẩu từ Việt
Nam cũng đang bị thu hẹp dần vì thị trường Trung Quốc đang dần kiểm soát gắt gao
hơn về các tiêu chuẩn chất lượng, các quy định về thuế suất hàng hóa, …
Từ 2009 - 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của xuất khẩu hàng hóa Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc là 25,6% cao hơn so với tốc độ tăng trường bình
quân hằng năm của nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam là 16,6%. Điều này
cho thấy rằng, Việt Nam đã rất cố gắng tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Trung
Quốc, làm cân bằng sản lượng xuất nhập khẩu. Nhưng cũng có thể thấy rằng ngay từ
ban đầu, năm 2009, sản lượng hàng hóa nhập khẩu (16,6 tỷ USD) đã chênh lệch rất
lớn, cụ thể là gấp 3,1 lần so với sản lượng hàng hóa xuất khẩu (5,4 tỷ USD) nên đó là
một khó khăn lớn để xuất khẩu sang Trung Quốc có thể theo kịp nhập khẩu của hàng
hóa Trung Quốc. Thị trường hàng hóa Trung Quốc dồi dào, sản lượng lớn, giá rẻ và
thuận tiện lưu thông hơn so với những thị trường khác nên hàng hóa Trung Quốc luôn
chiếm vị trí lớn trong thị trường hàng hóa Việt Nam. Hơn nữa, gần đây, đang có một sự
kiện lớn xảy ra là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Việt
Nam. Vì khi bị Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa, Trung Quốc sẽ xả hàng sang các
nước khác và sức ép hàng Trung sẽ rất khủng khiếp. Có thể Trung Quốc sẽ bán tháo
hàng sang nhưng thị trường mà có sự bảo hộ không được tốt như Việt Nam. Khi đó,
hàng hóa Trung Quốc tràn vào với số lượng lớn và giá rẻ hơn so với hàng hóa khác, và
chất lượng không được đảm bảo thì sẽ gây khó khăn cho người dân và các doanh
nghiệp khác và ảnh hưởng khôn lường đến nên kinh tế nước ta. Chính phủ cần có
những chính sách phù hợp để có thể điều chỉnh cân bằng cán cân thương mại trong thời
gian này và tương lai.

You might also like