Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Khái niệm của FDI.

FDI trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được đưa
ra tùy theo chiều cạnh đánh giá, nhìn nhận của nhà kinh tế. Theo giác độ kinh tế - chính trị có
thể đưa ra khái niệm tổng quát FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà
đầu tư bỏ vốn để tạ lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trong đó quyền sở hữu
là quyền sử dụng, quản lý vốn của nhà đầu tư nước ngoài thống nhất với nhau, tức là người có
vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức và quản lý dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết
quả rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận trên cơ sở tuân theo quy định của luật đầu tư
nước ngoài của nước sở tại.

1.1 Nguồn gốc và bản chất của FDI:

Quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện cùng với việc con người có hoạt động trao đổi, mua bán
hàng hóa ở bên ngoài biên giới quốc gia. Do sự phân bố các yếu tố sản xuất, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất giữa các quốc gia không đồng đều, xu thế hội nhập,
hợp tác quốc tế ngày càng tăng các nước phải dựa trên cơ sở lợi thế so sánh mà thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, khai thác triệt để thế mạnh của mình nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.

FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, nhưng nó nhanh chóng xác lập vị
trí hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế. FDI tăng mạnh và gắn liền với sự ra đời cảu các
TNCs và MNCs. Nét đặc trưng cơ bản của FDI là: Có thể xác lập về quyền sở hữu đối với tư
bản của công ty một nước tại một nước khác; Thiết lập quyền sở hũu với quyền quản lý các
nguồn vốn đã được đầu tư; Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý; Nhờ đó
mà tăng quyền mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia găn liền với sự phát triển của
thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

FDI là hình thức đầu tư không trở thành nợ, là nguồn vốn có tính chất bén rễ ở nước tiếp nhận
đầu tư.

Bản chất của FDI là hoạt động theo lợi nhuận, đây là mục đích được đặc lên hàng đầu.

1.2 Các đặc điểm chính của FDI:

- Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.


- Tùy theo quy định của từng quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể
tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
- Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.
- Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao
cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
- Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính
vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu
tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo
đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất. học kế toán
online
- Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các
nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ
tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.

1.3 Vai trò của FDI:

1.3.1 Tác động tích cực của FDI:

- Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm
cao và kỹ năng tốt. học xuất nhập khẩu online
- Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng
việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. học kế toán
trưởng
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
- Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.

1.3.2 Tác động tiêu cực của FDI:


Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lơ đi
những tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu
cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.
Đối với FDI, cũng không tránh được những tác động tiêu cực điển hình như sau:

- Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ
trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong
tư duy truyền thống.
- Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn
vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm
trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế. học kế toán thực hành ở
đâu tốt nhất
- Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà
đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
- Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các
luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Những tác động tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc
sống của người dân. Vì thế, nhà nước ta cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm
phán và sẵn sàng hợp tác. Mặt khác, siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt đoạt
động kinh doanh.
Tất cả nhằm phục vụ và đảm bảo lợi ích, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân.

You might also like