Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Quang Trung 0983652895

BÀI TẬP AXIT


Bài 1: Gọi tên các axit sau: HNO3, HCl, H2S, H2SO3, H3PO4, H2SO4, H2CO3. Cho biết axit nào là axit
mạnh, axit nào là axit yếu.
Bài 2: Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với:
BaO, Fe2O3, Cu, Mg, Al2O3, Na2O, Zn(OH)2, Cu(OH)2.
Bài 3: Điền các chất thích hợp vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình hóa học sau
a. CuO + ….→ CuCl2 + ….. b. …. + H2SO4 → MgSO4 + H2
c. ..... + ...... → Fe2(SO4)3 + H2O d. .....+ HCl → NaCl + H2
e. ……+ …….→ BaSO4 + H2O f. Ca(OH)2 + … → CaCl2 + …..
Bài 4: Hòa tan 9,6 gam Mg trong dung dịch HCl (vừa đủ) thu được V lít khí H2 đktc và dung dịch chứa m
gam muối.
a. Xác định V, m.
b. Tính khối lượng của axit HCl đã phản ứng.
Bài 5: Hòa tan hết 13,0 gam một kim loại M (có hóa trị II) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thu
được 8,96 lít H2 đktc. Xác định M, khối lượng muối và số mol dung dịch H2SO4 đã dùng.
Bài 6: Để trung hòa a mol dung dịch NaOH vào 0,2 mol dung dịch H2SO4, thu được dung dịch X.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.
Bài 7: Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp Mg, Fe trong HCl (vừa đủ) thu được 11,2 lít khí H2 đktc và dung
dịch A.
a. Xác định khối lượng mỗi kim loại.
b. Tính khối lượng muối có trong hỗn hợp và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Bài 8: Hòa tan hết 44 gam hỗn hợp MgO và CuO trong H2SO4 (vừa đủ) thu được 100 gam hỗn hợp hai
muối sunfat.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và số mol H2SO4 đã phản ứng.
Bài 9: Để hòa tan hết 6,26 gam hỗn hợp Fe2O3 và Al2O3 cần dùng dung dịch chứa 0,3 mol HCl thu được
dung dịch X.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng muối khan có trong dung dịch X.
Bài 10: Cho 60 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 đktc.
a. Tính V.
b. Cho toàn bộ V lít CO2 trên vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 11*. Cho dung dịch chứa 0,4 mol NaOH vào dung dịch chứa x mol HCl, sau khi phản ứng xong thu
được dung dịch X, biết rằng dung dịch X hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3. Xác định x.
Bài 12. Cho hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân ở trạng thái cân bằng. Thêm 16,8 gam Fe
vào đĩa 1, thấy sắt tan hết.
a. Hỏi cần thêm bao nhiêu gam CaCO3 vào đĩa 2 để cân thăng bằng.
b. Nếu thay CaCO3 bằng Mg, thì cần thêm bao nhiêu gam Mg
Bài 13: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 theo tỷ lệ mol 1: 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch
HCl dư tạo thành dung dịch B. Biết rằng khi cô cạn dung dịch B trong điều kiện không có không khí, thì
thu được 4,52 gam chất rắn.
a. Tính thể tích hiđro sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính giá trị của m.
Bài 14: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 đktc và dung
dịch X.
a. Xác định M.
b. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc kết tủa mang nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được m gam oxit. Xác định m.
Nguyễn Quang Trung 0983652895

Bài 9: Tính khối lượng dung dịch H2SO4 49% điều chế được từ 8 gam lưu huỳnh.
Bài 10: Cho 100 gam dung dịch Na2CO3 16,96% tác dụng với 200 gam dung dịch BaCl2 10,4%.
Sau phản ứng lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch A. Tính C% của các chất trong A.
Nguyễn Quang Trung 0983652895
Bài 6: Cho m gam dung dịch HCl nồng độ C% tác dụng hết với một lượng hỗn hợp kim loại gồm
Mg (dùng dư) thấy khối lượng H2 bay ra là 0,005m gam. Xác định nồng độ C% của dung dịch
HCl.

You might also like