Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

GÓC HỌC TẬP K46

BỐN KĨ NĂNG THĂM KHÁM CƠ BẢN


ST CHI TIẾT
NỘI DUNG
T
→ Em đã mặc áo chuyên môn, đội nón, rửa tay thường quy, mang găng
Chào hỏi, thái độ, tác → Dạ bác có phải là Nguyễn Thị Bé Bảy 36 tuổi không ạ
1
phong thầy thuốc → Cháu tên là Thiên Kiều. Hôm nay cháu đến đây để khám cho bác. Trong quá trình khám có
đau hay khó chịu thì bác nói cho cháu biết
Kỹ năng nhìn
2 Hình dáng
Mời bệnh nhân nằm, hoặc ngồi. Quan sát sắc mặt, màu sắc da lòng bàn tay bàn chân, móng
tay, móng chân, môi, miệng (cong lưỡi), mắt (bệnh nhân nhìn lên), nhìn cả 2 bên nếu bộ
3 Da, niêm
phận đó đối xứng
→ KL: da, niêm hồng hào
Quan sát móng tay, chân
Quan sát, sờ lông (bụng, tay, chân), tóc
4 Lông, tóc, móng →KL: lông phân bố đều, không có vùng lông rậm bất thường
→Tóc bóng mượt, không dễ rụng
→Móng bóng, không sọc, không dễ gãy
Kỹ năng sờ
5 Nhiệt độ da
6 Sờ động mạch quay
7 Sờ rung thanh
Xin phép bệnh nhân bộc lộ bụng. Dùng ngón cái, trỏ véo dọc theo cơ thẳng bụng giữ 1s,
8 Véo da buông ra, làm hai bên
→KL: dấu hiệu véo da âm tính
9 Sờ bụng
Ấn phù trước xương Dùng ngón cái, trỏ ấn giữ 5s ở sau mắt cá trong, mu chân, mặt trước xương chày 2 bên
10
chày →KL: dấu hiệu ấn lõm âm tính
Kỹ năng gõ
11 Gõ vùng phổi Bàn tay không thuận giữ phẳng, áp chặt ngón 3 lên da làm nền, ngón 3 tay thuận làm búa,
12 Gõ vùng gan gõ bằng lực cổ tay vào đốt giữa ngón 3 tay không thuận
13 Gõ bụng → Kết luận tùy bài
Kỹ năng nghe
14
Sử dụng phần chuông → Kết luận tùy bài
và phần màng
15 Nghe tim
16 Nghe phổi
17 Nghe nhu động ruột

Bạch Thái Dương YC45 1


GÓC HỌC TẬP K46
LẤY DẤU HIỆU SINH TỒN
ST CHI TIẾT
NỘI DUNG
T
→ Em đã mặc áo chuyên môn, đội nón, rửa tay thường quy, mang găng
→Trước khi thực hiện, bệnh nhân đã được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút
→ Dạ bác có phải là Nguyễn Thị Bé Bảy 36 tuổi không ạ
1 Chào hỏi
→Cháu tên là Thiên Kiều. Hôm nay cháu đến đây để lấy dấu hiệu sinh tồn cho bác. Trong quá
trình khám có đau hay khó chịu thì bác nói cho cháu biết.
→ Chuẩn bị: nhiệt kế, máy đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ, gòn (để lau khô hố nách)
Đo nhiệt độ (ở nách)
2
Hướng dẫn bệnh →Dạ cô cho em hỏi là mình thực hiện đo thân nhiệt ở đâu ạ: miệng, nách, hậu môn
nhân Mời bệnh nhân nằm. Xin phép bệnh nhân bộc lộ hố nách, lau khô hố nách, báo là hố nách đã
Kiểm tra nhiệt kế khô
3
và vẩy nhiệt kế Kiểm tra, vẩy thủy ngân xuống dưới 35 độ, đặt nhiệt kế vào hố nách
Đặt đúng vị trí và →Bác khép chặt cánh tay lại giúp con. Trong quá trình đặt nhiệt kế bác vui lòng không ngồi dậy,
4
thời gian đủ đi lại hay tự lấy nhiệt kế ra để tránh ảnh hưởng đến kết quả và nguy hiểm do rơi vỡ. 10 phút sau
con sẽ quay lại ạ
5 Đọc kết quả → Chỉ số trên nhiệt kế là 36, 5 độ C. Kết luận thân nhiệt của bệnh nhân đo ở nách là 37 độ. Ghi
vào sổ hoặc bảng theo dõi.
Sờ mạch
6 Đúng vị trí Mời bệnh nhân nằm, cánh tay dọc theo thân mình
Đặt ngón 1,2,3 lên ĐM quay
Đếm trọn phút và
7 Đếm mạch trong 30s và nhân đôi. Do mạch của bệnh nhân đều nên
báo kết quả
→ KL: Mạch 70 lần/phút, mạch mềm mại, mạnh, đều, rõ. Ghi vào sổ hoặc bảng theo dõi.
Đếm nhịp thở
Tư thế bệnh nhân Mời bệnh nhân nằm. Đặt cánh tay bệnh nhân lên bụng, cầm tay bệnh nhân giống bắt mạch,
8 và thầy thuốc quan sát nét mặt
đúng Đếm mạch nhịp thở trong vòng 1 phút
Đếm trọn phút và → KL: Nhịp thở 18 lần/phút, bệnh nhân thở đều, không có dấu hiệu khó thở. Ghi vào sổ hoặc bảng
9
báo kết qủa theo dõi.
Đo huyết áp
Chuẩn bị tư thế Mời nhân nằm ngửa, kiểm tra lại giường, không kê cao đầu, cánh tay hơi dạng, xin phép
10
bệnh nhân bệnh nhân để bộc lộ cánh tay
Quấn băng huyết Chỉnh huyết áp kế ở mức 0, mép dưới băng cách nếp gấp khủy tay 2,5-3cm, quấn vừa khít,
11
áp đúng vị trí đặt đồng hồ vừa tầm mắt
Kiểm tra ống nghe Xác định ĐM cánh tay. Đeo ống nghe và gõ vào phần màng để kiểm tra, đặt vào ĐM
12 và đặt vào động Khóa chặt van trên bóng, bơm hơi, khi không nghe tiếng đập bơm thêm 30mmHg
mạch cánh tay Xả hơi tốc độ 2-3mmHg/s
Bơm hơi và xả hơi Tiếng đập đầu tiên (huyết áp tâm thu)/tiếng đập cuối cùng (huyết áp tâm trương)
13 → KL: Huyết áp của bệnh nhân là 120/80 mmHg. Ghi vào sổ hoặc bảng theo dõi.
huyết áp đúng
Kết quả huyết áp
14 tâm thu và tâm
trương
Thái độ nhẹ
15 nhàng, tôn trọng
bệnh nhân

Bạch Thái Dương YC45 2


GÓC HỌC TẬP K46
KHÁM TOÀN TRẠNG
ST CHI TIẾT
NỘI DUNG
T
Chuẩn bị
Thầy thuốc mặc trang → Em đã mặc áo chuyên môn, đội nón, rửa tay thường quy, mang găng tay
1 phục đúng quy định, → Dạ bác có phải là Nguyễn Thị Bé Bảy 36 tuổi không ạ
tư thế khám đúng →Cháu tên là Thiên Kiều. Hôm nay cháu đến đây để thực hiện khám toàn trạng cho bác.
Chuẩn bị bệnh nhân: Trong quá trình khám có đau hay khó chịu thì bác nói cho cháu biết.
2 giải thích, tư thế, bộc →Chuẩn bị: ống nghe, thước dây, thước đo chiều cao, cân, máy tính
lộ vùng khám
Chuẩn bị dụng cụ đầy
3
đủ
Kỹ thuật thực hiện
Mời bệnh nhân ngồi. Bác có biết đây là đây không bác? Buổi này? Mấy giờ?
1 Đánh giá tri giác
→ KL: bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt
Dấu hiệu của sự khó Quan sát nét mặt
2
chịu → KL: không có biểu hiện của sự khó chịu
Bác có thể đứng dậy đi vài bước giúp con được không? Rồi con cảm ơn bác, mời bác ngồi
3 Dáng đi, tư thế
→KL: dáng đi thoải mái, tự tin, đi lại dễ dàng, thăng bằng tốt, không có vận động không hữu ý
4 Quan sát da, niêm mạc Quan sát sắc da mặt, lòng bàn tay, bàn chân, móng tay, móng chân, niêm mạc môi, mắt,
Quan sát kết mạc, lưỡi
5
củng mạc mắt → Da và niêm mạc hồng hào
Mời bệnh nhân nằm. Xin phép bệnh nhân bộc lộ bụng. Dùng ngón 1,2 véo dọc theo cơ
Dấu hiệu véo da: tư
6 thẳng bụng giữ 1s, buông ra, làm 2 bên
thế, vị trí, kĩ thuật
→KL: dấu hiệu véo da âm tính
Dấu hiệu ấm lõm: tư Dùng ngón 1,2 ấn giữ 5s ở sau mắt cá trong, mu chân, mặt trước xương chày 2 bên
7
thế, vị trí, kĩ thuật →KL: dấu hiệu ấn lõm âm tính
Xin phép bệnh nhân bộc lộ vùng bụng. Quan sát lông ở tay, chân, bụng
Dùng tay chải tóc
8 Lông, tóc, móng Quan sát móng tay, móng chân 2 bên
→ KL: lông phân bố đều, không có vùng lông rậm bất thường; tóc bóng mượt, không dễ rụng;
móng bóng, hồng, trơn, không dễ gãy
Chỉnh cân ở mức 0
→Xem như bệnh nhân mặc quần áo mỏng. Bác ơi bác vui lòng bỏ hết vật nặng trong người ra
và đi chân không lên cân.
Kéo hết thước đo nhỏ→kéo hết thước đo lớn
→ Bác đứng thẳng, nhìn thẳng, gót chân chạm vào nhau, đầu vai lưng và mông chạm nhẹ vào
thước
Hạ thanh chắn chạm nhẹ đỉnh đầu
→ Cân nặng: 60 kg
Chiều cao, cân nặng, Bác cúi đầu xuống và rời khỏi khỏi thước. Bác lại giường ngồi giúp con ạ.
BMI, đánh giá tình → Chiều cao: 160 cm
9 trạng dinh dưỡng Kéo thước đo về vị trí cũ
→ KL: Bệnh nhân nặng 60 kg, cao 160 cm vậy vậy BMI= 60/1,62 ¿ 23,4. Đánh giá tình trạng
dinh dưỡng (tiêu chuẩn chấu Á) thì bệnh nhân thừa cân.

cân nặng kg
BMI = ( 2)
bình phương chiều cao m
Dưới 18,5: gầy
18,5 – 23: bình thường
23-25: thừa cân
Trên 25: béo phì (Châu Âu 18,5-25-30)
Vòng eo/vòng mông Mời bệnh nhân đứng thẳng, kiểm tra bệnh nhân đã mặc quần áo mỏng hay chưa. Xin phép
10 và đánh giá nguy cơ bệnh nhân kéo éo khỏi rốn
tim mạch Đánh dấu điểm giữa phần thấp nhất của xương sườn và mào chậu
Bạch Thái Dương YC45 3
GÓC HỌC TẬP K46
Bác ơi hít vào và thở ra chậm giúp con, đo ở cuối thì thở ra
→KL: Vòng eo 80 cm
Đo qua phần rộng nhất của mông
→ KL: vòng mông 90 cm
→ KL: tỉ số vòng eo/ vòng mông là 0,88
→ KL: đánh giá tình trạng béo phì trung tâm và nguy cơ biến chứng chuyển hóa
Đánh giá tình trạng béo phì trung tâm
Nam trên 90, Nữ trên 80
Nguy cơ biến chứng chuyển hóa
Vòng eo (nam trên 102, nữ trên 88)
Vòng eo/ vòng mông (Nam >0.9, Nữ >= 0,85)
11 Dấu hiệu sinh tồn Nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp
1. NHÌN
Mời bác ngồi, ngửa cổ lên tối đa. Bác làm động tác nuốt giúp con ạ
→ KL: Không nhìn thấy tuyến giáp
2. SỜ
Mời bệnh nhân ngồi, cổ ngửa tối đa
Đứng phía sau bệnh nhân, đặt ngón 2 3 4 ở 2 bên tuyến giáp, ngón 2 ngay dưới sụn giáp
Bác nuốt nước miếng giúp con
→ KL: Không sờ thấy tuyến giáp
3. ĐO VÒNG CỔ
12 Khám tuyến giáp
Bệnh nhân ngửa cổ tối đa, đo qua dưới sụn dẫn
Mời bác cuối cổ xuống
Đo đến đốt sổng cổ 7
→ KL: Vòng cổ 32 cm
4. NGHE
Bác ngồi xuống, cổ ngửa tối đa
Ngồi đối diện bệnh nhân, kiểm tra ống nghe, đặt ống nghe vào cực trên và cực dưới 2 bên
tuyến giáp
→ KL: K hông có âm thổi
1. NHÌN
Mời bệnh nhân ngồi, bộc lộ vùng cổ ngực, quan sát đầu mặt cổ, nách, xin phép bộc lộ
vùng bẹn, nhìn bẹn (nên hỏi giảng viên trước)
→KL: không thấy hạch nổi dưới da
2. SỜ
13 Khám hạch Bệnh nhân ngồi, xin phép bộc lộ vùng cổ ngực. Đứng phía trước bệnh nhân. Sờ bằng cả
hai tay. Dùng đầu ngón tay sờ hạch cằm, hạ cằm, trước tai, sau tai, chẩm, hai bên cổ và
hố thượng đòn. Mời bệnh nhân dạng nách, khuỷu gấp nhẹ, sờ hốc nách.
Mời bệnh nhâ nằm xuống
Bệnh nhân nằm ngữa, chân duỗi, hơi dạng, xin phép bộc lộ bùng bẹn
→KL: Sờ không chạm hạch
Xem như bệnh nhân đã được nghỉ ngơi 15 phút, quan sát dưới nếp gấp khuỷu đến bàn tay
không thấy dấu hiệu xuất huyết
Mời bệnh nhân nằm, đo huyết áp
Huyết áp bệnh nhân là 120/80 mmHg
Bơm hơi
Thực hiện dấu hiện Giữ chỉ số huyết áp 100 mmHg trong 5 đến 10p. Quan sát dưới nếp khuỷu đến bàn tay
14
Lacet Sau 5 đến 10p
→KL: dấu hiệu Lacet âm tính
Dấu hiệu dương tính khi có xuất huyết dưới da (dạng chấm)
Trong sốt xuất huyết, nếu mặt trước trong cẳng tay dưới nếp gấp khuỷu 3-5 cm có 20 chấm
xuất huyết/ 6,25 cm vuông trở lên thì dấu hiệu Lacet dương tính
(thực hiện khi nghi ngờ có bệnh nhân có rối loạn cằm máu)
15 Thực hiện dấu hiệu Mời bệnh nhân nằm
Trousseau Xem như bệnh nhân đã được nghỉ ngơi 15 phút
Đo huyết áp
Huyết áp bệnh nhân là 120/80 mmHg
Bạch Thái Dương YC45 4
GÓC HỌC TẬP K46
Bơm hơi giữ ở huyết áp tâm thu 2-3 phút. Quan sát bàn tay
→KL: dấu hiệu Trousseau âm tính
Dương tính nếu bàn tay bệnh nhân co cứng, các ngón tay gập vào (bàn tay đỡ đẻ)
Bệnh nhân ngồi
Dùng đầu ngón 2 3 gõ vào: giữa dái tai và gò má, giữa gò má và mép môi, giữa mép môi
Thực hiện dấu hiệu
16 và dái tai
Chvostek
→KL: dấu hiệu Chvostek âm tính
Dương tính khi bệnh nhân co cứng quanh mép môi làm cơ vùng môi đó bị giật
Thái độ nhẹ nhàng, Cháu đã tiến hành khám cho bác xong, bác ngồi đây nghỉ ngơi nha. Cảm ơn bệnh nhân đã hợp
17
tôn trọng bệnh nhân tác tốt

Bạch Thái Dương YC45 5


GÓC HỌC TẬP K46
KHÁM PHỔI
ST NỘI DUNG CHI TIẾT
T
Chỉ ra các mốc giải phẫu  Bước này nên làm sau bước chuẩn bị và giao tiếp
1 quan trọng trên thành
ngực
Chuẩn bị
Thầy thuốc mặc trang  Mời bệnh nhân ngồi, xin phép bệnh nhân cởi áo để bộ lộ rõ vùng khám
2 phục đúng quy định, tư  Trước khi bắt đầu thăm khám em xin phép chỉ ra các mốc giải phẫu quan trọng
thế khám đúng + Thành ngực trước: xương đòn, đường trung đòn, hố thượng đòn, đường giữa xương ức,
Chuẩn bị bệnh nhân: tư hõm trên ức, góc Louis, đường nách trước/giữa/sau
3 thế, bộc lộ vùng khám, + Thành ngực sau: ( mời bác cuối đầu xuống)→ gai sau C7, đường giữa cột sống, đường
đã khám toàn trạng cạnh cột sống, đường kẻ qua xương bả vai
 Em đã mặc áo chuyên môn, đội nón, rửa tay thường quy, mang găng
 Dạ em xem như bệnh nhân đã khám toàn trạng
 Dạ bác có phải là Nguyễn Thị Bé Bảy 36 tuổi không ạ
4 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ  Cháu tên là Thiên Kiều. Hôm nay cháu đến đây để khám phổi cho bác. Trong quá trình
khám có đau hay khó chịu thì bác nói cho cháu biết
 Mời bác cởi áo giúp con ạ
 Chuẩn bị ống nghe
Khám phổi thành ngực sau
Đánh giá sự di động và NHÌN
1
cân đối của lồng ngực Mời bệnh nhân ngồi
Sự biến dạng của cột → KL: Lồng ngực cân đối, di động đều 2 bên, không biến dạng cột sống, thở đều, không co
2
sống kéo cơ hô hấp phụ
Đánh giá nhịp thở, kiểu
3
thở
4 Sự co kéo cơ hô hấp phụ
SỜ
5 Tìm vùng phản ứng đau  Gồm có: Tìm phản ứng đau, đánh giá sự giãn nỡ của lồng ngực, sờ rung thanh
 Nếu bác cản thấy đau nhói thì báo cho con ạ
Đấm nhẹ bàn tay vào lưng bệnh nhân
→KL: Không có biểu hiện đau bất thường
Sờ đánh giá sự giản nỡ  Áp sát 2 bàn tay vào lưng bệnh nhân, ngón 1 song song với cột sống, kéo nhẹ da vào
6
của lồng ngực đường giữa.
Bác hít sâu vào giúp con
→ KL: Lồng ngực giãn nở đều 2 bên
 Mỗi lần con đặt tay vào lưng, bác đếm 1 2 3 chậm, rõ giúp con.
7 Sờ thăm dò rung thanh Áp sát 2 bàn tay vào lưng bệnh nhân
Di chuyển bàn tay từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bắt chéo tay để so sánh
→KL: Rung thanh đều 2 bên
Gõ phổi đối xứng theo GÕ
8 hình zic-zắc, từ đỉnh  Gõ trên các KLS, từ trên xuống, đứng xứng hai bên theo hình zíc zắc. Không gõ lên
phổi tới đáy phổi xương bã vai
Gõ bằng lực cổ tay, →KL: phổi gõ nghe âm trong, đều 2 bên
9 ngón 3 (P) làm búa, 7 cặp điểm gõ:
ngón 3 (T) làm nền
Nghe phổi đối xứng theo NGHE
10 hình zic-zắc, từ đỉnh  Kiểm tra ống nghe
phổi tới đáy phổi  Mỗi lần ống nghe chạm vào lưng, bác hít vào bằng mũi thở ra từ từ bằng miệng giúp con
Nghe trọn chu kì hô hấp  Nghe từ trên xuống, toàn bộ lồng ngực, đối xứng 2 bên theo hình zic-zắc, nghe trọn
11
của bệnh nhân chu kì hô hấp
Hướng dẫn bệnh nhân →KL: Rì rào phế nang êm dịu, đều cả 2 phế trường
12 9 cặp điểm nghe:
cách thở khi nghe
Khám phổi thành ngực trước

Bạch Thái Dương YC45 6


GÓC HỌC TẬP K46
Đánh giá sự biến dạng 1. NHÌN
1
của xương ức  Mời bệnh nhân ngồi
→ KL: Lồng ngực cân đối, không tuần hoàn bàng hệ, thở đều, không co kéo các cơ hô hấp
Bất thường: tuần hoàn phụ, xương ức không bị biến dạng
2
bàng hệ, phù áo khoác,.. 2. SỜ
 Gồm có: sờ khí quản, đánh giá sự giãn nở của lồng ngực theo hô hấp, sờ rung thanh
 Mời bệnh nhân ngồi
 Đặt ngón trỏ vào hõm trên ức, di chuyển tìm khí quản
→KL: Khí quản nằm giữa hỏm trên ức
Đặt 2 bàn tay dọc hai bên thành ngực trước, kéo nhẹ da vào đường giữa xương ức
Bác hít sâu giùm con
→KL: Lồng ngực giãn nở đều 2 bên
 Áp sát 2 bàn tay vào ngực bệnh nhân
 Mỗi lần con đặt tay vào ngực, bác đếm 1 2 3 chậm, rõ ràng giúp con.
Các phần còn lại giống  Di chuyển bàn tay từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, chéo chéo tay để so sánh
3 như khám thành ngực → KL: Rung thanh đều 2 bên
sau 3. GÕ
 Mời bệnh nhân nằm
 Gõ từ hố thượng đòn xuống toàn bộ vùng ngực, đối xứng hai bên theo hình zíc zắc
→KL: phổi gõ trong, đều 2 bên, ở khoang liên sườn III-V bên trái xương ức gõ đục vì có tim
4. NGHE
Nghe từ hố thượng đòn xuống toàn bộ vùng ngực, đối xứng hai bên theo hình zíc zắc
→KL: rì rào phế nang êm dịu, đều cả 2 phế trường
5 cặp điểm nghe:

Thái độ nhẹ nhàng, tôn


4
trọng bệnh nhân

Bạch Thái Dương YC45 7


GÓC HỌC TẬP K46

KHÁM TIM
STT NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuẩn bị
Thầy thuốc mặc trang 1. Chuẩn bị thầy thuốc
1 phục đúng quy định,  Thầy thuốc đội nón, mang khẩu trang, mặc áo chuyên môn, rửa thay thường
tư thế khám đúng quy
Chuẩn bị bệnh nhân: 2. Chuẩn bị bệnh nhân
tư thế, bộc lộ vùng  Cho con hỏi là bác tên gì và nhiêu tuổi ạ?
2
khám, đã khám toàn  Cháu tên Dương, hôm nay cháu sẽ khám tim cho bác. Trong quá trình thăm
trạng khám nếu bác cảm thấy khó chịu mong bác báo cho con ạ
 Bác có thể nằm ngửa, đầu hơi cao, bộc lộ từ vùng ngực đến thắt lưng
Chuẩn bị đầy đủ dụng
3 3. Chuẩn bị dụng cụ
cụ
 Ống nghe
Kỹ thuật thăm khám
 Quan sát cả tư thế nằm ngửa và nằm nghiêng trái để tìm biến dạng lồng ngực,
xác định mỏm tim
Nhìn lồng ngực: mỏm
4 Mô tả kết quả: Lồng ngực cân đối, không ổ đập bất thường. Có thể nhìn thấy
tim, ổ đập bất thường
mỏm tim đập ở khoang liên sườn 5 đường trung đòn trái, đường kính diện
đập 1 – 2 cm
 Xác định mỏm tim: Áp lòng bàn tay lên thành ngực ở khoang liên sườn 5 và
di chuyển. Mỏm tim thường được cảm nhận rõ bằng ngón 2. Sờ cả hai tư thế
nằm ngửa và nghiêng sang trái
 Sờ rung miu: Áp lòng bàn tay lên thành ngực ngay các ổ van tim và hõm
trên ức tìm cảm giác rung như khi đặt tay lên lưng con mèo
Sờ mỏm tim, rung
5  Dấu hiệu Harzer: Đặt ngón 1 ở góc ức trái, lòng ngón tay hướng về vai trái, 4
miu, Harzer
ngón còn lại đặt ở mỏm tim tìm cảm giác diện đập nẩy vào ngón 1 cùng lúc
với mỏm tim
Mô tả kết quả: Có thể sờ được mỏm tim ở khoang liên sườn 5, đường trung
đòn trái, đường kính diện đập 1-2cm, không rung miu, dấu hiệu Harzer âm
tính
6 Gõ tìm bờ trên gan BỎ
7 Gõ tìm bờ phải tim
8 Gõ tìm bờ trái tim
Nghe tim đúng vị trí, Dùng phần màng và phần chuông của ống nghe đặt lên năm vị trí nghe ổ van.
9
kĩ thuật Nghe ở tư thế ngửa và nghiêng trái. Nghe kèm bắt mạch
Ổ van 2 lá: KLS 4 hoặc 5, đường TĐT
Ổ van 3 lá: KLS 4 hoặc 5, bờ trái xương ức
Ổ van ĐMP: KLS 2, bờ trái xương ức
Mô tả kết quả đầy đủ: Ổ van ĐMC: KLS 2, bờ phải xương ức
10
tần số, tính chất Ổ Erb – Borkin: KGS 3, bờ trái xương ức
Mô tả kết quả: Tần số tim 70 lần/phút, đều: T1 nghe trầm, dài, rõ ở mỏm
tim, T2 nghe thanh, gọn, rõ ở đáy tim, không âm thổi, không có những tiếng
tim bất thường
Khám cả 2 tư thế nằm
11 ngửa và nằm nghiêng
trái
Thái độ nhẹ nhàng,
12
tôn trọng bệnh nhân

Bạch Thái Dương YC45 8


GÓC HỌC TẬP K46

KHÁM MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN


STT NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuẩn bị
Thầy thuốc mặc trang phục 1. Chuẩn bị thầy thuốc
1 đúng quy định, tư thế khám Thầy thuốc đội nón, mang khẩu trang, mặc áo chuyên môn, rửa thay
đúng thường quy
Chuẩn bị bệnh nhân: tư thế, 2. Chuẩn bị bệnh nhân
2 bộc lộ vùng khám, đã khám  Cho con hỏi là bác tên gì và nhiêu tuổi ạ?
toàn trạng  Cháu tên Dương, hôm nay cháu sẽ khám mạch máu cho bác. Trong quá
trình thăm khám nếu bác cảm thấy khó chịu mong bác báo cho con ạ
 Bác có thể nằm ngửa hoặc ngồi, bộc lộ từ vùng khám (cởi áo)
3 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
3. Chuẩn bị dụng cụ
Ống nghe thông dụng
Kỹ thuật thực hiện
Nhìn độ lớn của chi, màu sắc KỸ THUẬT KHÁM ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
4 của da, dấu giật dây chuông, 1. Nhìn
vết loét ở da, ngoại thư khô Quán sát dọc đường đi của động mạch và so sánh hai bên để:
5 Sờ nhiệt độ da  Đánh giá kích thước chi
Sờ động mạch đúng vị trí, kĩ  Đánh giá màu sắc chi: Đưa 2 chi lên cao 90 độ trong 30s  tắt động
6
thuật mạch: nhạt màu
7 Mô tả kết quả sờ mạch đầy đủ  Tìm dấu giật dây chuông: ở ĐM thái dương, ĐM cánh tay, ĐM quay
8 Nghe âm thởi động mạch  ngoằn ngoèo như con giun nổi dưới da
Nhìn tĩnh mạch: tĩnh mạch cổ,  Tìm phồng động mạch, u mạch
9  Tìm các vết loét ở da hay hoại thư khô
tuần hoàn bàng hệ, vết loét,..
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: Mô tả kết quả: Chi hai bên cân xứng, da chi hồng hào, không có dấu
10 giật dây chông, không có u, phồng động mạch, loét da hay hoại thư
tư thế, thời gian, kết quả
11 Dấu hiệu Homan’s khô
2. Sờ (nhớ quy tắt đối xứng)
2.1 Đánh giá nhiệt độ da: dùng mặt lưng, so sánh hai bên chi
2.2 Đánh giá tính chất động mạch: dùng mặt lòng các ngón 2,3,4 đặt
dọc theo đường đi của các ĐM, so sánh hai bên (ĐM cảnh, ĐM cánh tay,
ĐM quay, ĐM đùi, ĐM khoeo, ĐM mu bàn chân, ĐM chày sau)
 ĐM cảnh: Đặt các ngón tay lên sụn giáp, sau đó hướng sang bờ trong
cơ ức đòn chũm
 ĐM cánh tay: Đặt các ngón tay lên nếp gấp khuỷu ở bờ trong gân cơ
nhị đầu
 ĐM quay
Thái độ nhẹ nhàng, tôn trọng  ĐM đùi: Đặt các ngón tay ấn sâu vào dưới cung bẹn, giữa gai chậu
12 trước trên và khớp vệ (hoặc ở góc bên của xương mu)
bệnh nhân
 ĐM khoeo: chân bệnh nhân hơi gấp, đặt 2 ngón 1 lên xương bánh chè,
các ngón còn lại của hai bàn tay áp chặt vào khoeo
 ĐM mu bàn chân: mu bàn chân, phía ngoài gân duỗi ngón 1
 ĐM chày sau: Đặt các ngón tay lên mặt trong cổ chân, dọc phía sau
măt cá trong
Mô tả kết quả: Bình thường da ấm, tần số mạch từ 70 lần/ phút tại
động mạch quay, đều, mạch mềm mại, giống nhau ở hai bên chi
3. Nghe (6 ĐM: ĐM cảnh, ĐM dưới đòn, ĐM chủ bụng, ĐM thận, ĐM
chậu, ĐM đùi) + bắt mạch
Đặt phần màng của ống nghe lên các ĐM như ĐM cảnh, ĐM dưới đòn,
Bạch Thái Dương YC45 9
GÓC HỌC TẬP K46
ĐM chủ bụng (giữa mũi kiếm xương ức và rốn), ĐM thận (cách ĐM chủ
bụng ba khoát ngón tay), ĐM chậu (cách điểm giữa rốn và bờ trên xương
mu ba khoát ngón tay), ĐM đùi
Mô tả kết quả: bình thường không có âm thổi
KỸ THUẬT KHÁM TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN
1. Nhìn
 Tìm dấu hiệu của phù chi liên quan đến TM
 Đánh giá màu sắc chi
 Tìm tuần hoàn bàng hệ
 Tìm TM cổ nổi: bệnh nhân tư thế Fowler (đầu cao 45 độ), quan sát TM
cảnh trong nằm dưới cơ ức đòn chũm, giữa gân bám tận của cơ ức và
cơ đòn
 Tìm búi tĩnh mạch: Nhìn dọc theo hai chi dưới và bìu của bệnh nhân
 Tìm các vết loét da, xanh tím, sưng nóng đỏ tại chỗ
Mô tả kết quả: Da chi hồng hào, không phù, không có tuần hoàn
bàng hệ, không có các búi ĐM, không loét da, xanh tím hay sưng,
nóng, đỏ, đâu, đỏ tại chỗ. Tĩnh mạch cảnh nổi cao nhất 3-4cm ngang
hõm ức (áp lực khoảng 9cmH2O)
2. Sờ TM
 Nghiệm pháp phản hồi gan ĐM cảnh: Bệnh nhân nằm tư thế Fowler,
hai chân co nhẹ, đầu nghiêng sang trái, thở đều. Thầy thuốc ấn bàn tay
lên vùng hạ sườn phải bệnh nhân, giữ khoảng 10s và quan sát TM
cảnh phải
Mô tả kết quả: Âm tính khi tĩnh mạch cảnh nổi lên rồi trở lại như cũ
(vì thất phải đẩy máu đi mạnh), dương tính khi ĐM chậm hoặc không
trở lại như cũ
 Dấu hiệu Homan’s: Gập bàn chân về phía lưng lần lượt từng bên
Mô tả kết quả: Âm tính nếu không đau, dương tính nếu đau ở phía
bắp chân

Bạch Thái Dương YC45 10


GÓC HỌC TẬP K46

KHÁM BỤNG
T Chi tiết
Nội dung
T
Chuẩn bị
Thầy thuốc mặc 1. Chuẩn bị thầy thuốc
trang phục đúng quy  Em đã đội nón, mang khẩu trang, mặc áo chuyên môn, rửa tay thường quy
1
định, tư thế khám 2. Chuẩn bị bệnh nhân
đúng  Cho con hỏi là bác tên gì và nhiêu tuổi ạ?
Chuẩn bị bệnh nhân:  Cháu tên Dương, hôm nay cháu sẽ khám bụng cho bác. Trong quá trình thăm
tư thế, bộc lộ vùng khám nếu bác cảm thấy khó chịu mong bác báo cho con ạ
2
khám, đã khám toàn  Bác có thể nằm ngửa, kê gối dưới đầu, vùng bụng được bộc lộ hoàn toàn từ xương
trạng ức đến hai nếp bẹn, hai tay để xuôi theo thân người, hai chân co để cơ thành bụng
giãn tối đa
Chuẩn bị dụng cụ
3 3. Chuẩn bị dụng cụ
đầy đủ
 Dụng cụ thăm khám là ống nghe thông dụng.
Kỹ thuật thăm khám
 Kẻ hai đường thẳng qua rốn, một đường đi từ mũi ức đến khớp mu, đường thứ
Phân khu ổ bụng
1 hai vuông góc với đường thứ nhất
thành 4 vùng
 Chia ổ bụng thành bốn vùng: trên phải, trên trái, dưới phải, dưới trái.
 Kẻ hai đường dọc là hai đường trung đòn kéo dài đến nếp bẹn (tương ứng với
bờ ngoài cơ thẳng bụng)
Phân khu ở bụng  Kẻ hai đường ngang, đường thứ nhất nối hai điểm thấp nhất của mạng sườn hai
2
thành 9 vùng bên, đường thứ hai nối hai gai chậu trước trên
 Chia ổ bụng thành chín vùng: thượng vị, quanh rốn, hạ vị, hạ sườn phải, hạ
sườn trái, hông phải, hông trái, hông trái, hố chậu phải, hố chậu trái
 Đánh giá hình thể chung của bụng, chú ý đường viền hai bên bụng.
 Đánh giá sự tham gia nhịp thở của bụng
 Tìm tuần hoàn bàng hệ
 Tìm vết mổ, sẹo mổ cũ
3 Kỹ năng nhìn bụng  Tìm khối u, khối thoát vị: thoát vị bẹn, đùi hay rốn.
 Tìm dấu hiệu rắn bò
 Mô tả kết quả: Bụng thon đều hai bên, da bụng hồng hào, trơn láng, di
chuyển nhịp nhàng theo nhịp thở, không tuần hoàn bàng hệ, không sẹo mổ cũ,
vết mổ, không khối u hoặc khối thoát vị, không có dấu hiệu rắn bò.
 Nhu động ruột: Đặt phần màng của ống nghe ở quanh rốn hoặc góc hồi manh
tràng để nghe trong ít nhất hai phút
 Âm thổi động mạch: Đặt phần màng của ống nghe ĐM chủ bụng, ĐM thận,
ĐM chậu, ĐM đùi. ĐM chủ bụng (giữa mũi kiếm xương ức và rốn), ĐM thận
(cách ĐM chủ bụng ba khoát ngón tay), ĐM chậu (cách điểm giữa rốn và bờ trên
4 Kỹ năng nghe bụng xương mu ba khoát ngón tay), ĐM đùi (bẹn)
 Dấu hiệu tiếng lắc óc ách vào buổi sáng, lúc bệnh nhân đói: Áp phần màng của
ống nghe lên bụng bệnh nhân, dùng hai tay áp vào hai bên mạng sườn và lắc từ
bên này sang bên kia.
 Mô tả kết quả: Tần số nhu động ruột là 20 lần/phút, âm sắc cao vừa phải,
không có âm thổi động mạch, dấu hiệu lắc óc ách âm tính.
1. Gõ bụng tổng quát
5 Kỹ năng gõ bụng  Gõ toàn bộ thành bụng, bắt đầu từ rốn ra xung quanh theo hình nan hoa.
 Mô tả kết quả: Bụng có âm trong trừ khoảng từ Traube hình bán nguyệt nằm
bên trái mũi ức có âm vang (bóng hơi dạ dày).
Bạch Thái Dương YC45 11
GÓC HỌC TẬP K46
2. Gõ xác định chiều cao gan
 Từ khoang liên sườn 2 bên phải, gõ dọc xuống theo ba đường (trung đòn, bờ
phải xương ức và đường nách trước) đến khi tiếng gõ bắt dầu đục. Nối ba điểm
này lại ta được bờ trên của gan.
 Xác định bờ dưới gan bằng cách gõ từ dưới lên theo 3 đường tương tự đến khi
tiếng gõ bắt đầu đục. Ranh giới phía trên và dưới là giới hạn vùng đục của gan.
 Mô tả kết quả: Chiều cao gan khoảng 10-11cm ở đường trung đòn phải.
3. Gõ lách
 Bệnh nhân nằm nghiêng sang phải, tay trái dơ lên khỏi đầu, thầy thuốc đứng bên
phải bệnh nhân. Gõ từ hố nách xuống theo đường nách trước, nách giữa và
nách sau, xác định ba điểm tiếng gõ bắt đầu đục.
 Gõ từ dưới lên, ranh giới phía trên và dưới là giới hạn vùng đục của lách.
 Mô tả kết quả: Vùng đục của lách nằm từ khoang gian sườn 9 đến 11 ở
đường nách giữa và sau bên trái
4. Gõ đục vùng thấp
 Khi gõ bụng không rõ ràng, tìm dấu hiệu gõ đục vùng thấp bằng cách cho bệnh
nhân nằm nghiêng, gõ sẽ thấy bụng đục bên nằm nghiêng.
 Khi bệnh nhân nằm nghiêng bên đối diện cũng thu được kết quả tương tự
 Mô tả kết quả: không có dấu hiệu gõ đục vùng thấp
Hai chân bệnh nhân co nhẹ
1. Sờ bụng tổng quát
Bác ơi, bác có thấy bụng mình đau chỗ nào không ạ
 Thầy thuốc dùng cả bàn tay áp lên thành bụng, các ngón tay áp sát vào nhau, sờ
nông đến sâu, nhẹ nhàng theo nhịp thở của bệnh nhân
 Thường bắt đầu sờ ở một trong 2 hố chậu, sau đó sờ lên phía trên và khắp bụng
 Mô tả kết quả: Bụng mềm, không có điểm đau khi trú, không có khối u
2. Sờ gan
 Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng ngón 2,3,4,5 của bàn tay trái đặt dưới hố
6 Kỹ năng sờ bụng thắt lưng nâng mạng sườn phải lên, ngón tay hơi cong ôm lấy vùng hạ sườn
phía trước
 Tay phải đặt ở ¼ trên phải, ngoài cơ thẳng bụng, dưới vùng đục của gan, ấn nhẹ
nhàng trong lúc bệnh nhân hít thở sâu
 Mô tả kết quả: Sờ không chạm bờ dưới của gan
3. Sờ lách
 Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nghiêng trái
 Thầy thuốc dùng tay phải đặt ngay bờ dưới sườn trái, tay trái để phía sau mạng
sườn ôm lấy vùng lách và đẩy lên trên (ra phía trước) và bảo bệnh nhân hít sâu
 Mô tả kết quả: Sờ không chạm bờ dưới của lách
7 Kỹ năng khám gan Sờ gan
 Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng ngón 2,3,4,5 của bàn tay trái đặt dưới
hố thắt lưng nâng mạng sườn phải lên, ngón tay hơi cong ôm lấy vùng hạ sườn
phía trước
 Tay phải đặt ở ¼ trên phải, ngoài cơ thẳng bụng, dưới vùng đục của gan, ấn nhẹ
nhàng trong lúc bệnh nhân hít thở sâu
 Mô tả kết quả: Sờ không chạm bờ dưới của gan
Gõ xác định chiều cao gan
 Từ khoang liên sườn 2 bên phải, gõ dọc xuống theo ba đường (trung đòn, bờ
phải xương ức và đường nách trước) đến khi tiếng gõ bắt dầu đục. Nối ba điểm
này lại ta được bờ trên của gan.
 Xác định bờ dưới gan bằng cách gõ từ dưới lên theo 3 đường tương tự đến khi
Bạch Thái Dương YC45 12
GÓC HỌC TẬP K46
tiếng gõ bắt đầu đục. Ranh giới phía trên và dưới là giới hạn vùng đục của gan.
 Mô tả kết quả: Chiều cao gan khoảng 10-11cm ở đường trung đòn phải.
Sờ lách
 Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nghiêng trái
 Thầy thuốc dùng tay phải đặt ngay bờ dưới sườn trái, tay trái để phía sau mạng
sườn ôm lấy vùng lách và đẩy lên trên (ra phía trước) và bảo bệnh nhân hít sâu
 Mô tả kết quả: Sờ không chạm bờ dưới của lách
Gõ lách
8 Kỹ năng khám lách
 Bệnh nhân nằm nghiêng sang phải, tay trái dơ lên khỏi đầu, thầy thuốc đứng bên
phải bệnh nhân. Gõ từ hố nách xuống theo đường nách trước, nách giữa và
nách sau, xác định ba điểm tiếng gõ bắt đầu đục.
 Gõ từ dưới lên, ranh giới phía trên và dưới là giới hạn vùng đục của lách.
 Mô tả kết quả: Vùng đục của lách nằm từ khoang gian sườn 9 đến 11 ở
đường nách giữa và sau bên trái
 Cách 1: Đặt ngón 2,3,4,5 bàn tay trái ôm lấy mạn sườn phải của bệnh nhân, ngón
1 ấn ngày càng sâu vào điểm túi mật mỗi khi bệnh nhân thở ra
Nghiệm pháp
9  Cách 2: Tương tự như cách 1 nhưng được thực hiện bằng cả 2 bàn tay, hai ngón 1
Murphy
chụp lại đặy ngay điểm túi mật, 8 ngón còn lại đặt lên bờ sườn
 Mô tả kết quả: Dương tính khi hít vào thấy đau chói và ngừng thở
Đặt tay lên khối u, tay trái nâng nửa người trên của bệnh nhân khỏi mặt giường rồi
Nghiệm pháp buông tay làm bệnh nhân phải gồng cơ thành bụng trước
10
Forthergil  Mô tả kết quả: Nếu tay phải sờ thấy khối u rõ hơn thì đó là u của thành bụng
trước, nếu không sờ thấy khối u thù đó là u trong ổ bụng
Dùng tay ấn sâu từ từ trên thành bụng và buông tay ra đột ngột
11 Phản ứng dội
 Mô tả kết quả: Dương tính khi bệnh nhân đau tăng lên ở vùng bị viêm
Phản ứng thành bụng
Đề kháng thành Thầy thuốc sờ nắn nhẹ nhàng vùng bụng của bệnh nhân và sau đó ấn mạnh dần
12
bụng  Mô tả kết quả: Dương tính nếu càng sờ sâu, bệnh nhân càng đau nhiều hơn
và gồng bụng. Đề kháng thành bụng có thể khu trú một vùng hoặc khắp bụng
Thầy thuốc sờ nắng nhẹ nhàng lên thành bụng của bệnh nhân để thành bụng đè
13 Cảm ứng phúc mạc vào phúc mạc
 Mô tả kết quả: Dương tính khi đau chói (bụng không gồng cứng)
Bệnh nhân nằm ngửa, nhờ bệnh nhân chặn cạnh trụ bày tay lên giữa rốn, thầy thuốc
đặt một bàn tay áp vào một bên thành bụng, tay kia vỗ nhẹ hoặc búng vào bên đối
14 Dấu hiệu sóng vỗ diện
 Mô tả kết quả: Dương tính khi thầy thuốc có cảm giác sóng dữ dội vào lòng
bàn tay bên đối diện của mình
Đặt bàn tay trái lên mạng sườn phải của bệnh nhân, các ngón tay ở các khoang
15 Rung gan gian sườn, dùng bờ trụ của bàn tay phải chặt nhẹ, gọn vào các ngón tay trái
 Mô tả kết quả: Dương tính khi bệnh nhân đau
Thầy thuốc dùng ngón 1 hoặc 2 ấn vừa phải vào khoang liên sườn 8 đường nách
giữa
16 Ấn kẽ sườn
 Mô tả kết quả: Mô tả vị trí đau chói, thường gặp ở khoang liên sườn 8
đường nách giữa
 Cách 1: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đặt tay lên gối phải của bệnh nhân và
yêu cầu bệnh nhân nâng đùi lên chống lại tay của người khám
Dấu hiệu cơ thắt
17  Cách 2: Bệnh nhân nằm nghiêng trái, thầy thuốc dùng một tay giữ cánh chậu
lưng
phải của bệnh nhân, tay còn lại duỗi chân phải của bệnh nhân ra sau
 Mô tả kết quả: Dương tính khi bệnh nhân đau ở hố chậu phải

Bạch Thái Dương YC45 13


GÓC HỌC TẬP K46
Bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân gấp vào đùi, đùi gấp vào trong. Thầy thuốc giữ
đầu gối phải của bệnh nhân, xoay cẳng chân vào trong, háng ra ngoài làm căng
18 Dấu hiệu cơ bịt
cơ bịt
 Mô tả kết quả: Dương tính khi bệnh nhân đau vùng hạ vị phải
Triệu chứng tăng cảm giác da
Dấu hiệu tăng cảm
19 Dùng ngón 1 và 2 véo nhẹ nhàng một nếp da vùng bụng dưới phải
giác da
 Mô tả kết quả: Tăng cảm giác da khi đau hố chậu phải hoặc bụng dưới phải
20 Mô tả kết quả khám
Thái độ nhẹ nhàng,
21
tôn trọng bệnh nhân
Các tạng và phúc mạc tạng vùng bụng được chi phối bởi hệ thống thần kinh tự động. Bệnh lý các tạng
xuất phát từ ống tiêu hóa thường biểu hiện ở vùng thượng vị, các tạng xuất phát từ trung tràng thường biểu
hiện ở vùng quanh rốn, các tạng xuất phát từ hậu tràng thường biểu hiện ở vùng hạ vị. Thần kinh liên sườn
dưới số 6, thần kinh chậu hạ vị và chậu bẹn chi phối cảm giác của da và cơ thành bụng. Thần kinh T7, T10,
T12 lần lượt chi phối cảm giác da vùng ngang mũi kiếm xương ức, ngang rốn và xương mu. Phúc mạc tạng
được chi phối bởi thần kinh giống như lớp cơ bao phủ cơ quan đó. Phần phúc mạc dưới hoành thần kinh
hoành chi phối.
Vùng bụng được chia làm bốn vùng hoặc chín vùng. Việc phân chia vùng bụng giúp mô tả điểm đau, vị trí
và sự thay đổi của các cơ quan tương ứng bên dưới được chính xác và dễ dàng hơn.
Chia làm chín vùng: Kẻ hai đường dọc là hai đường trung đòn kéo dài đến nếp bẹn (tương ứng với bờ
ngoài cơ thẳng bụng). Kẻ hai đường ngang, đường thứ nhất nối hai điểm thấp nhất của mạng sườn hai bên,
đường thứ hai nối hai gai chậu trước trên. Bốn đường thẳng trên chia ổ bụng thành chín vùng là thượng vị,
quanh rốn, hạ vị, hạ sườn phải, hạ sườn trái, hông phải, hông trái, hông trái, hố chậu phải, hố chậu trái.
Chia làm bốn vùng: Kẻ hai đường thẳng qua rốn, một đường đi từ mũi ức đến khớp mu, đường thứ hai
vuông góc với đường thứ nhất chia ổ bụng thành bốn vùng là trên phải, trên trái, dưới phải, dưới trái.
Một số khái niệm
- Điểm đau thượng vị: Là điểm giữa của đoạn thẳng nối mũi ức đến rốn.
- Điểm túi mật: Là giao điểm của đường trung đòn phải và bờ sườn hoặc giao điểm của bờ ngoài cơ
thẳng bụng phải và bờ sườn phải.
- Tam giác Chaufard-River: Được tạo bởi ba điểm là mũi kiếm xương ức, rốn và điểm thấp nhất của bờ
sườn phải, là vùng tụy tạng-đường mật chính.
- Điểm McBurney: Điểm giữa đường nối rốn và gai chậu trước trên bên phải.
- Điểm niệu quản trên bên phải và bên trái: Lấy từ rốn ra ba khoát ngón tay hoặc giao điểm của đường
nối ngang rốn và bờ ngoài cơ thẳng bụng.
- Điểm niệu quản giữa bên phải và bên trái: Lấy đường nối ngang gai chậu trước trên, giao điểm 1/3
ngoài và 2/3 trong.
- Điểm sườn lưng trái (Mayo Robson): Giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng lưng bên trái và bờ dưới xương
sườn 12
- Điểm sườn cột sống: Giao điểm giữa xương sườn thứ 12 và cột sống.

Bạch Thái Dương YC45 14

You might also like