Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Bài 4.

Các phương tiện nâng chuyển


Câu 1. Cấu trục đặc diểm, ứng dụng
Cầu trục là thiết bị nâng hạ có cấu tạo gồm: Dầm chính, dầm biên và palang
nâng hạ. Cầu trục được sử dụng chủ yếu trong các nhà kho, nhà máy, nhà
xưởng. Phục vụ công tác lắp đặt máy móc, thiết bị hoặc nâng hạ hàng hóa.
Cẩu trục cho phép nâng hạ, di chuyển những loại hàng hóa có khối lượng từ 1
tấn đến 500 tấn bằng động cơ điện. Đặc biệt, do lắp đặt và hoạt động trên cao,
đây là giải pháp lựa chọn tối ưu cho những phân xưởng, xí nghiệp, nhà máy
có diện tích chật hẹp.
Ngoài ra, cầu trục còn có rất nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các thiết bị nâng
hạ hàng hóa khác như chi phí lắp đặt thấp, dễ dàng lắp đặt, vật tư, phụ kiện
thay thế dễ tìm, độ bền, tuổi thọ làm việc của thiết bị lâu dài, bảo dưỡng đơn
giản. Bởi vậy, cầu trục được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành kinh tế
và quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ nâng, hạ, di chuyển vật nặng, hàng hóa
trong các phân xưởng, nhà kho hoặc dùng để bốc xếp, dỡ hàng hó
Các loại cầu trục :
 Cầu trục dầm đơn 
 Cầu trục dầm đôi 
 Cầu trục quay
 Cầu trục dựa tường
 Cầu trục monorail 
 Cầu trục treo
 Cầu trục dầm hộp
 Cầu trục dạng giàn không gian
 Cầu trục dầm I 
 Cầu trục tháp
Cấu tạo :
Ứng dung :
Lắp ráp, ghá ghép sản phẩm: Dùng để di chuyển các bộ phận, bán thành phẩm
trong dây chuyền sản xuất.
Vận chuyển: Nâng hạ thành phẩm từ dây chuyền sản xuất lên phương tiện vận
tải.
Nâng giữ chi tiết: dùng để nâng giữ chi tiết đang sản xuất.
Kho bãi: Vận chuyển hàng hóa nặng nhập và xuất kho.
Câu 2 : Kích thủy lực đặc diểm, ứng dụng
Đặc điểm :
Kích thủy lực tên khác là con đội trong tiếng anh gọi là hydraulic
jack hoặc hydraulic cylinder sử dụng để kích hoặc nâng các vật với các tải
trọng nâng từ 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn, 200
tấn, 500 tấn, 1000 tấn. Kích thủy lực có rất nhiều loại khác nhau và mỗi loại
đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên nhiều người sử dụng rất
hoang mang trong việc lựa chọn kích thủy lực sao cho phù hợp. Hãy cùng
chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của từng loại Kích thủy lực để có thể chọn được
loại kích thủy lực phù hợp nhất…
Kích thủy lực có cấu tạo chính là hệ thống xy lanh và pistong hoặc động bằng
dầu thủy lực, hệ thống kích thủy lực sẽ gồm kích thủy lực và bơm thủy lực.
Bơm thủy lực có nhiệm vụ bơm dầu thủy lực vào để đẩy xy lanh giúp nâng hạ
các vật có tải trọng lớn một cách dễ dàng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người
mua có thể sử dụng bơm tay thủy lực hoặc bơm điện thủy lực cho kích thủy
lực.
Về cơ bản kích thủy lực được cấu tạo bởi bốn bộ phận cơ bản là bình chất
lỏng công tác, piston, van và khóa. Thiết bị hoạt động dựa vào lực được tạo ra
do hoạt động nén áp suất ở 2 piston. Trong đó một piston bơm chuyền dầu
qua 2 xi lanh. Khi dầu đầy mở van hút trong bóng và hút dầu vào buồng bơm,
piston số 2 sẽ được đẩy lên phía trước. Dầu di chuyển vào một van xả bên
ngoài vào trong buồng xi lanh và van này sẽ tự động đóng và nén lại tạo thành
lực áp xuất trong xi lanh. Chính áp suất này có tác dụng đẩy nâng vật nặng
cao hơn. Các bạn có thể xem tham khảo hình ảnh bên dưới.
Ứng dụng :
Mỗi một loại thiết bị thường được chế tạo để đáp ứng các nhu cầu sử dụng
khác nhau. Nếu máy đột thủy lực chuyên dùng để đột lỗ gia công cơ khí, chế
tạo, lắp đặt. Thì kích thủy lực với việc lợi dụng áp lực từ dòng chảy nước
chuyên dùng trong các hoạt động nâng, đẩy hoặc nén.
Có 2 loại kích chúng ta thường thấy nhất:
 + Kích thủy lực 1 chiều: kích nâng thủy lực, con đội thủy lực
+ Kích thủy lực 2 chiều
Tùy thuộc vào tính chất và nguyên lý hoạt động của từng loại. Chúng ta có
thể nhận thấy chúng được ứng dụng khá rộng rãi. Đó như là ở:
+ Chi tiết hoạt động trong một số loại máy móc như máy xúc chuyên dụng
+ Sử dụng kích trong thi công, xây dựng ở các công trường
+ Dùng trong lĩnh vực cứu hộ giao thông hiện nay
+ Vận chuyển tải trọng lớn
+ Dùng trong hoạt động chế tạo, lắp đặt, sửa chữa ô tô, máy móc, thiết bị,…
+ Một số ứng dụng ít gặp khác.
Câu 3 : Các loại pa lăng đặc điểm, ứng dụng
Đặc điểm :
Pa lăng xích kéo tay là thiết bị nâng hạ sử dụng để nâng hạ, vận chuyển
những hàng hóa, vật có taỉ trọng lớn, sử dụng pa lăng xích kéo tay đã hỗ trợ
nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm được chi phí thuê nhân
công. Pa lăng xích kéo tay được dùng phổ biến trong các ngành xây dựng,
sản xuất, các nhà xưởng, kho bãi, …Chính bởi mang lại rất nhiều lợi ích nên
ngày nay pa lăng xích được ra đời rất nhiều đa dạng kiểu dáng và chủng loại,
mỗi loại lại có tính năng nổi bật riêng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm
hiểu, khám phá những điểm nổi bật của pa lăng xích kéo tay.
Pa lăng xích điện hiện nay được xem là thiết bị nâng hạ hàng hóa đắc lực tại
các công trình xây dựng, kho bãi, nhà xưởng hay bến cảng. Trong đó Pa lăng
xích điện ngày một được ứng dụng rộng rãi hơn bởi nhiều ưu điểm vượt trội
của nó so với một số loại pa lăng khác.
Pa lăng xích điện có cấu tạo cơ bản bao gồm: 
- Vỏ pa lăng xích điện 
- Thắng tải pa lăng xích điện
- Động cơ nâng hạ pa lăng,
- Cơ cấu phanh của pa lăng: kiểu phanh đĩa điện từ
- Contactor điện từ giảm chấn cơ khí
- Cơ cấu xích tải, móc nâng hạ
- Hộp (túi) chứa xích.
- Hộp giảm tốc
- Thiết bị giới hạn hành trình
- Thiết bị bảo vệ quá tải
- Hệ thống phanh phụ.

Pa lăng cáp điện là loại máy có cấu tạo và hoạt động tương tự như pa lăng
xích điện nhưng không sử dụng dây xích mà thay vào đó là bằng dây cáp và
có tang cuốn cáp tương tự như tời kéo mặt đất. Đây là loại pa lăng phổ biến
dùng động cơ điện và có hộp giảm tốc độ để cuốn nhả cáp.
Pa lăng là một trong những thiết bị vô cùng quan trọng,giúp con người nâng
những vật nặng nhanh chóng, giúp mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Đặc điểm của pa lăng cáp điện:
+ Pa lăng cáp điện có thiết kế nhỏ gọn, tất cả các bộ phận đều bằng động cơ
điện
+ Cơ cấu của pa lăng cáp điện được di chuyển trên cánh dưới của dầm I hay
trên một ray đặt trên cao để nâng hạ vật
+ Pa lăng cáp điện chính hãng có hộp giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng
hàng.
+ Pa lăng cáp điện có thể sử dụng độc lập hoặc được dùng làm cơ cấu nâng
của cần trục, cổng trục với tải trọng nâng nhỏ, trung bình.
*Ứng dụng :
Pa lăng xích kéo tay :
- Trong các bộ phận cấu tạo pa lăng như đã nêu ra ở trên thì có bánh đĩa xích
dẫn động là một bộ phận chủ chốt giúp việc kéo, nhấc vật nặng của người sử
dụng trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Với cấu tạo hiện đại, thông minh như vậy nên pa lăng xích kéo tay hiện
đang có tính ứng dụng rất cao, giúp tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản
xuất, nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo an toàn lao động. Vậy nên:
- Chúng được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực thi công cầu đường, trong
các nhà xưởng, trong nông nghiệp, xây dựng, điện lực, khai thác mỏ, bốc dỡ
hàng hóa tỏng các kho bãi, bến tàu, nhà ga.
- Được sử dụng hỗ trợ trong công tác sửa chữa máy móc, thiết bị…
- Sử dụng được ở những nơi có hoặc không có điện nên rất linh hoạt, rất tiện
lợi.
Pa lăng xích điện :
- Pa lăng xích điện được sử dụng phổ biến để nâng hạ hàng hóa trong các kho
bãi, nhà xưởng, bến cảng nhanh chóng và nhẹ nhàng.
- Pa lăng xích điện dùng cho cầu trục hoặc cổng trục phục vụ trong nhà
xưởng, kho bãi.
- Ứng dụng phổ biến trong việc thi công xây lắp các công trình xây dựng công
nghiệp, dân dụng hoặc được dùng làm công cụ hỗ trợ gá ghép sản phẩm, định
vị thiết bị.
Pa lăng cáp điện :
- Pa lăng cáp điện nói riêng và pa lăng nói chung là loại thiết bị nâng hạ
không thể thiếu phục vụ đắc lực cho công việc tại rất nhiều nơi như nâng hạ
hàng hóa, máy móc thiết bị tại các kho bãi, nhà xưởng hay vật liệu tại các
công trình xây dựng,.. 

- Pa lăng cáp điện có thể sử dụng độc lập để kéo vật hoặc dùng làm cơ cấu
nâng của cần trục, cầu trục.

- Pa lăng cáp ra đời giúp việc nâng hạ hàng hóa, máy móc thiết bị trở nên dễ
dàng và thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí liên quan như chí phí thuê nhân
công, chi phí thông tin liên lạc. 
Câu 4 : Các loại cần cẩu đặc điểm, ứng dụng :

Cần cẩu hay cẩu hoặc cần trục là một loại máy móc thiết bị nâng hạ[1]. Đặc


điểm chung của cẩu là hệ máy móc kết hợp sử dụng dây cáp cùng hệ pa
lăng để treo móc vật cẩu, và thường dùng cơ cấu tay cần hay dầm cầu hoặc
khung cổng để cẩu các vật nặng thi công, lắp ráp các công trình xây dựng, hay
cẩu bốc xếp hàng hoá. Cần cẩu dùng tay cần dạng dầm conson để treo móc
cáp cẩu vật và bắt buộc phải có đối trọng để thắng lại momen gây lật do vật
cẩu gây ra, thì được gọi là cần trục hay cần cẩu kiểu cần. Cần cẩu dùng kết
cấu dầm đơn giản chạy trên cao để treo móc cáp cẩu vật được gọi là cầu
trục hay cầu chạy. Cần cẩu dùng kết cấu khung dạng cổng để treo móc cáp
cẩu vật gọi là cổng trục. Cẩu có thể không dùng tới tay cần, dầm cầu hay
cổng vẫn gọi chung là cẩu, bao gồm trực thăng cẩu hay cẩu bay.

Cần trục tự hành

Cần trục tự hành (Mobile crane hay đôi khi là Self mobile crane) là nhóm các
cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm
ngay trên cần trục. Cần trục tự hành thường có kiểu tay cần nghiêng, thay đổi
tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ. Dùng trọng
lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, như cũng có khi kết hợp thêm đối
trọng phụ thêm đặt trên máy.

 Cần trục ô tô (Loader crane) là ô tô tải có thùng ben gắn thêm cánh tay
cẩu để bốc hàng lên thùng xe và dỡ hàng khỏi thùng xe;
 Cần trục tự hành bánh lốp hay còn gọi là cần trục tự hành bánh hơi
(Truck-mounted crane);
 Cần trục tự hành bánh xích (Crawler crane);
 Cần trục tự hành tay cần ống lồng (Telescopic handler crane)
 Cần trục đường sắt (Railroad crane)
 Cần trục nổi (Floating crane)

Cần trục tháp chân tháp di động :


Cần trục tháp chân tháp di động không thích hợp cho xây dựng nhà cao tầng
và đặc biệt là nhà chọc trời (siêu cao tầng), vì việc di động cả tháp cùng chân
đế sẽ làm cho phải hy sinh bớt chiều cao nâng của cần trục, để đảm bảo cho
cần trục làm việc ổn định. Đồng thời, do di động trụ tháp không thể neo cố
định nên để đảm bảo ổn định đối trọng của cần trục loại này phải đặt thấp,
việc bố trí cần trục phải xét đến bán kính đối trọng để đảm bảo an toàn khi
vận hành. Cần tháp chân tháp di động đặc biệt thích hợp cho việc thi công xây
dựng các nhà nhiều tầng độ cao không quá lớn nhưng chạy dài nhiều đơn
nguyên (dạng công trình này khá phổ biến ở Liên Xô cũ và các nước Đông
Âu trong thế kỷ 20). Tuy vậy nó cũng vẫn thích hợp cho xây dựng nhà và
công trình một tầng các loại.

 Cần trục tháp chạy trên ray[2] (tháp quay đối trọng thấp), là nhóm cần
trục tháp nhưng di chuyển (mobile) ngang trên ray bằng nguồn năng lượng
đặt ngoài cần trục (họ КБ (Liên Xô cũ, Nga), họ GTMR (Pháp, châu Âu));
 Xe cần trục tháp tự dựng (họ GMA (Grues à Montage Automatisé),
GTMR (Grues à Tour à Montage Rapide))
 Cần trục tháp bánh xích
 Cần trục tháp ống lồng (Telescopic crane)
Cần trục tháp chân cố định :

Cần trục tháp chân tháp cố định đặc biệt thích hợp cho xây dựng nhà cao tầng
hay siêu cao tầng mặt bằng tập trung (nhà tháp). Việc ổn định trụ tháp nhờ trụ
tháp được neo cố định vào công trình dần theo độ cao công trình. và để ổn
định cho tay cần khi nâng tải thì bên trên trụ tháp ngược phía với tay cần là
tay cần treo đối trọng, tạo ra momen giữ thắng được momen tải khi cần trục
hoạt động. Cần trục loại này không thích hợp lắm cho nhà một tầng hay nhà
nhiều tầng chạy dài nhiều đơn nguyên. Tuy nhiên khi thi công nhà nhiều tầng
chạy dài nhiều đơn nguyên vẫn có thể dùng loại cần trục này như số lượng vài
cần trục cùng loại kết hợp làm việ. Mỗi đơn nguyên bố trí 1-2 cần trục tháp cố
định này.

 Cần trục tháp có đế tháp cố định:

 Xe cần trục tháp tự dựng, có đế tháp cố định (tháp quay, đối trọng
thấp)
 Cần trục tháp có đế tháp cố định nối tháp từng phần (đối trọng cao,
cần nằm ngang, thay đổi tầm với bằng xe con) (họ GME (Grues à
Montage par Éléments))
 Cần trục tháp cánh buồm (tháp cố định, đối trọng cao, thay tầm với
bằng góc nghiêng tay cần, Luffing crane)
 Cần trục tháp cánh buồm chiều cao treo móc không đổi (Level
luffing crane)

 Cần trục tháp tự leo;


Cần trục bánh xích :

hân loại thành: cần trục bánh xích dùng được xếp dỡ và các trục bánh xích
dùng dễ lắp ráp.

Cần trục bánh xe xích có khả năng di chuyển ở nhiều địa hình khác nhau
Cần trục bánh xích dùng để xếp giờ có thể làm việc với móc treo và gầu
ngoạm. Nó là thiết bị của máy xúc một gàu vạn năng, dẫn động chung. Loại
này có tải trọng nâng nhỏ và khoảng không gian phục vụ của thiết bị công tác
không lớn.
Cần trục bánh xích chuyên dùng để lắp ráp có tải trọng nâng lớn 25 – 100 tấn,
vận tốc di chuyển không lớn 0.5 – 1 km/h. Có thể di chuyển trên mọi địa hình.
Nó được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng thiết bị vận chuyển chuyên
dùng hàng nóng. Cần trục bánh xích do có tải trọng nâng lớn và khả năng di
động vạn năng nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà dân dụng và
khu công nghiệp. Trong nhiều trường hợp nó có khả năng thay thế cần trục
tháp.

Ứng dụng :
– Được sử dụng rộng rãi để xếp dỡ hàng hoá cho các phương tiện vận chuyển,
nâng chuyển hàng hoá tại các kho bãi sản xuất, nhà ga, bến cảng,…
– Ngoài ra, được dùng để láp ráp các cấu kiện, hỗ trợ các máy thi công khác
như thiết bị máy đóng, ép cọc, nâng hạ cọc và máy khoan cọc nhồi.
Câu 5: Thiết bị nâng đặc điểm ứng dụng:
Thang nâng :
Thang nâng hàng là thiết bị có vai trò nâng hàng với trọng lượng nặng, nhẹ
khác nhau. Thang được thiết kế có bàn nâng, gàu hay sàn. Nó thao tác và hoạt
đô ̣ng theo phương thẳng đứng . Với phương thức hoạt động này thì việc đưa
hàng hoă ̣c người lên các tầng nhà cao của công trình sẽ trở nên đơn giản hơn
rất nhiều.

Xe nâng hàng là loại xe chuyên dùng phục vụ vào việc vận chuyển, bốc xếp,
nâng hạ hàng hóa và được thiết kế dựa trên xe cơ sở có bổ sung thêm các thiết
bị nâng hạ. Đây là loại xe đang được rất nhiều các cơ sở sản xuất lựa chọn
trong thời gian gần đây. Dòng xe có khả năng di chuyển hàng hoá một cách
dễ dàng, giúp nâng cao năng suất lên mức tối đa.

Ứng dụng :
Thiết bị nâng hạ có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành công
nghiệp khác nhau như xây dựng, luyện kim,....
Đối với những lĩnh vực này luôn cần di chuyển một khối lượng lớn sắt,
đá,...có trọng lượng lớn. Vì vậy sức người không thể đáp ứng hiệu quả công
việc, nên thiết bị nâng hạ chính là thiết bị hỗ trợ đắc lực nhất mà bạn nên sử
dụng. 
Trong ngành luyện kim cần đến các thiết bị nâng hạ để phục vụ cho các kho
chứa quặng và nhiên liệu.
Trong các nhà máy, phân xưởng thì các thiết bị nâng hạ là cánh tay hỗ trợ cho
việc bốc dỡ và sắp xếp hàng hóa. 

You might also like