Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI CẠNH PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT

1. Chính phủ các nước hiện nay có các giải pháp kinh tế khác nhau trước tình hình suy thoái
kinh tế hiện nay, vấn đề này thuộc về
a. Kinh tế vi mô, chuẩn tắc b. Kinh tế vĩ mô, thực chứng
c. Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc d. Kinh tế vi mô, thực chứng
2. Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản:sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu?
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm:
a. Nguồn cung của nền kinh tế c. Tài nguyên có giới hạn.
b. Đặc điểm tự nhiên d. Nhu cầu của xã hội
3. Vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế là:
a. Thất nghiệp c. Lạm phát
b. Giá cả d. Khan hiếm nguồn lực
4. Chi phí cơ hội:
a. Chỉ được đo lường bằng giá trị tiền tệ. c. Là những chi phí gián tiếp
b. Là những lợi ích có thể có từ d. Là giá trị của phương án tốt nhất được
phương án tốt nhất bị bỏ qua. thực hiện.
5. Phát biểu nào sau đây không đúng:
a. Hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên là phải sản xuất ra những sản phẩm sao
cho thỏa mãn nhu cầu của xã hội và nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
b. Vấn đề lạm phát của nền kinh tế thuộc về kinh tế vĩ mô
c. Trên thị trường, giá cả của hàng hóa là do người bán quyết định.
d. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế như thế nào thuộc về kinh tế
học chuẩn tắc.
6. Qui luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất ?
a. Qui luật năng suất biên giảm dần c. Qui luật cầu
b. Qui luật cung d. Qui luật cung - cầu
7. Chọn lựa tại một điểm không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
a. Không thể thực hiện được
b. Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động
không hiệu quả
c. Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
d. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
8. Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
a. Sự khan hiếm. c. Chi phí cơ hội
b. Cung cầu. d. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
9. Qui luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất ?
a. Qui luật cung - cầu c. Qui luật cầu
1
b. Qui luật năng suất biên giảm dần d. Qui luật cung
10. Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
a. Nhà nước tham gia quản lí kinh tế. c. Nhà nước quản lí các quỹ phúc lợi
b. Nhà nước quản lí ngân sách d. Các câu trên đều sai.
11. Trên thị trường hàng hóa X có 50 người mua có hàm cầu giống nhau hoàn toàn:
P = - q /2 + 40. Vậy hàm cầu thị trường có dạng:
a. P = - Q/ 100 + 2 c. P = - 25 Q + 800
b. P = - 25 Q + 40 d. P = - Q/100 + 40
12. Nếu giá hàng hóa A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hóa B về
phía bên trái thì
a. A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dung
b. A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dung
c. B là hàng hóa thứ cấp
d. B là hàng hóa thông thường
13. Khi thu nhập của người mua tăng lên, các nhân tố khác không thay đổi. Với cung
tương đối co giãn, giá cả & số lượng cân bằng mới của loại hàng hóa thứ cấp sẽ:
a. Giá thấp hơn và số lượng nhỏ hơn. c. Giá cao hơn và số lượng không đổi.
b. Giá cao hơn và số lượng nhỏ hơn. d. Giá thấp hơn và số lượng lớn hơn
14. Tại điểm A trên đường cầu có mức giá P = 10, Q
= 20, Ed = - 1, hàm cầu là hàm tuyến tính có dạng:
a. P = - Q/2 + 40 c. P = - Q/2 + 20

b. P = - 2Q + 40 d. Các câu trên đều


sai
15. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giá dầu mỏ giảm mạnh. Có thể minh hoạ sự kiện
này trên đồ thị bằng cách:
a. Vẽ một đường cầu có độ dốc âm c. Vẽ đường cầu dịch chuyển sang trái
b. Vẽ đường cầu dịch chuyển sang phải d. Vẽ một đường cầu thẳng đứng
16. Khi thu nhập của người mua tăng lên, lượng cầu của hàng hóa Y giảm xuống, với các
yếu tố khác không đổi, hàng hóa Y là:
a. Hàng thông thường c. Hàng thứ cấp
b. Hàng bổ sung d. Hàng thay thế
17. Khi giá của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi. Vậy 2 hàng hóa X và Y có mối quan hệ:
a. Độc lập với nhau c. Bổ sung cho nhau
b. Thay thế cho nhau d. Các câu trên đều sai
18. Trường hợp nào sau đây làm đường cầu của thép dịch chuyển về bên trái:
a. Chính phủ tăng thuế sản xuất thép.
b. Thu nhập của công chúng tăng.
c. Giá thép tăng mạnh
d. Không có câu nào đúng.
19. Nhân tố nào sau đây không làm dịch chuyển đường cầu ô tô Toyota
a. Giá ô tô Toyota giảm. c. Thu nhập của người mua tăng.
b. Giá xăng tăng 50%. d. Giá ô tô Ford giảm
20. Cầu về gạo tăng khi:
a. Giá của gạo giảm c. Thu nhập của người mua tăng
b. Giá của mì tôm giảm d. Chi phí quảng cáo mì tôm tăng
21. Cầu về trứng giảm có thể là do
a. Giá của trứng giảm c. Giá của thịt giảm
b. Giá của trứng tang d. Giá của thịt tăng
22. Yếu tố nào sau đây làm đường cầu về cà phê dịch chuyển sang trái
a. Giá cà phê tang c. Thu nhập người mua tăng
b. Giá chè giảm d. Quy mô thị trường tăng
23. Mối quan hệ giữa giá của chè và lượng cầu về cà phê được biểu diễn theo
a. Hình 1 b. Hình 2 c. Hình 3 Hình 4

PChè PChè PChè PChè

QCà phê QCà phê QCà phê QCà phê

24. Mối quan hệ giữa giá của xăng và lượng cầu về xe máy được biểu diễn theo
a. Hình 1 b. Hình 2 c. Hình 3 Hình 4
PXăn
PXăn PXăn PXăn
g
g gg g
QXe máy QXe máy QXe máy QXe máy

25. Giá điện tăng dẫn đến


a. Cầu về bếp điện tăng
b. Cung về bếp điện tăng
c. Cầu về bếp điện giảm
d. Lượng cầu về bếp điện giảm, cầu về bếp điện không đổi
26. Thị trường hàng hóa A cân bằng tại P = 10, Q = 20; và EDP = -0,5.
Hàm cầu tuyến tính có dạng:
a. Q = - P +30 c. P = Q + 30
b. Q = P -30 d. P = Q – 30
27. Thị trường hàng hóa A có hàm cầu dạng (D) dạng P = -Q +30; trên thị trường có 10
người mua có cùng hàm cầu cá nhân (d) dạng:
a. q = - 0,1P +30 c. P = - q + 3
b. q = - 0,1P + 3 d. P = -10q + 3
28. Giả sử hàng hóa X có hàm cung và cầu như sau: Qd = 180 -
3P, Qs = 30 + 2P, nếu chính phủ đánh thuế vào hàng hóa làm
cho lượng cân bằng giảm xuống còn 78, thì thuế suất chính phủ
đánh vào hàng hóa là:
a. 10 b. 3 c. 12 d. 5
29. Tại điểm A trên đường cung có mức giá P = 10, Q = 20, Es = 0,5, hàm cung là hàm
tuyến tính có dạng:
a. P = Q-10 c. P = Q/2 + 10
b. P = Q + 20 d. Các câu trên đều sai
30. Trường hợp nào sau đây làm cho đường cung xe gắn máy dịch chuyển sang trái:
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng. c. Giá xe gắn máy tăng.
b. Giá xăng tăng. d. Không có câu nào đúng
31. Hạn hán sẽ dẫn đến:
a. Cung về gạo tăng c. Lượng cung về gạo tăng
b. Cung về gạo giảm d. Cung về gạo tăng nhưng lượng
cung về gạo không thay đổi.
32. Giá nhập khẩu phụ tùng ô tô tăng là nguyên nhân:
a. Giảm cung về ô tô c. Đường cung về ô tô dịch chuyển lên trên
b. Giảm lượng cung về ô tô tại mọi mức giá d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
33. Giá điện tăng không thể là nguyên nhân
a. Giảm cung về điện c. Dịch chuyển đường cầu về điện
b. Dịch chuyển đường cung về điện d. Tất cả các đáp án đều đúng
34. Cung về chè thay đổi khi có sự thay đổi về
a. Giá của cà phê c. Thu nhập của người mua
b. Quy mô dân số d. Chi phí quảng cáo chè
35. Giá ô tô tăng lên có thể do nguyên nhân sau
a. Giá phụ tùng ô tô tăng c. Tiền lương tăng
b. Giá xe máy tang d. Tất cả các yếu tố trên
36. Thuế sản xuất hàng hóa A tăng chắc chắn không làm
a. Cung về hàng hóa A giảm
b. Giá hàng hóa A trên thị trường giảm
c. Lượng cân bằng của hàng hóa A trên thị trường giảm
d. Không câu nào ở trên là đúng
37. Hàng hóa có cung hoàn toàn không co giãn, đường cầu dốc xuống, khi Chính phủ tăng
thuế thì:
a. Người mua chịu toàn bộ thuế
b. Người bán chịu toàn bộ thuế
c. Người mua chịu thuế nhiều hơn người bán
d. Người mua người bán chịu thuế như nhau
38. Thị trường hàng hóa A có hàm cung (S): P= 10 + 2,5Q; hàm cầu (D): P= 100 -2Q.
Chính phủ đánh thuế t = 9 thì người bán phải chịu thuế là
a. t1 = 9 b. t1 = 5 c. t1 = 4 d. t1 = 0
39. Thị trường hàng hóa A có hàm cung (S): P= 10 + 2,5Q;
hàm cầu (D): P= 100 -2Q. Chính phủ đặt giá sàn Pf = 64 và
hứa mua hết lượng hàng hóa dư thừa thì phải bỏ ra số tiền
là:
a. 230,4 b. 240,4 c. 250,4 d. 260,4
40. Thị trường hàng hóa A cân bằng tại P = 10, Q = 20; và ESP = 0,5. Hàm cung tuyến tính
có dạng:
a. Q = P +10 c. P = Q +10
b. Q = P – 1 d. P = Q – 1
41. Trên thị trường hàng hóa A có 10 người bán có cùng hàm cung cá nhân là: P = 0,1q +
1. Hàm cung thị trường có dạng:
a. Q = 10P +10 c. Q = 100P – 100
b. Q = P – 10 d. Q = P – 1
42. Một hàng hóa có hàm cầu thị trường và hàm cung thị trường lần lượt là
QD = -2P + 200 và QS = 2P - 40. Giá bán của hàng hóa này trên thị trường sẽ là:
a. P = 100 $ c. P = 40 $
b. P = 80 $ d. P = 60 $
43. Hàm cầu cà phê vùng Tây nguyên hằng năm được xác định là: Qd
= 480.000 - 0,1P. [đvt: P($/tấn), Q(tấn)]. Sản lượng cà phê năm trước
Qs1= 270 000 tấn. Sản lượng cà phê năm nay Qs 2 = 280 000 tấn. Giá
cà phê năm trước (P1) & năm nay (P2 ) trên thị trường là:
a. P1 = 2 000 000 & P2 = 2 c. P1 = 2 100 000 & P2 = 1
100 000 950 000
b. P1 = 2 100 000 & P2 = 2
d. Các câu trên đều sai
000 000
44. Sản lượng cân bằng của hàng hóa A là hàng hóa thông thường sẽ tăng khi:
a. Thuế sản xuất tăng c. Thu nhập giảm
b. Giá hàng hóa A tăng d. Chi phí sản xuất giảm
45. Chính phủ quy định “Áp giá trần với mặt hàng sữa” là nguyên nhân gây ra:
a. Lượng cung sữa > Lượng cầu sữa
b. Lượng cung sữa < Lượng cầu sữa
c. Thay đổi giá và lượng cân bằng trên thị trường sữa
d. Thay đổi giá nhưng không thay đổi lượng cân bằng thị trường sữa
46. Điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa có thể thay đổi khi
a. Có sự thay đổi của biến nội sinh
b. Có sự thay đổi của biến ngoại sinh
c. Có sự can thiệp về giá của Chính phủ
d. Tất cả các đáp án đều đúng
47. Thị trường hàng hóa A có hàm cung (S): P= 10 + 2,5Q; hàm cầu (D): P= 100 -2Q.
Giá và lượng cân bằng trên thị trường là:
a. P = 60; Q = 20 c. P = 80; Q = 10
b. P = 20; Q = 60 d. P = 10; Q = 80
48. Thị trường hàng hóa A có hàm cung (S): P= 10 + 2,5Q; hàm cầu (D): P= 100 -2Q. Tại
điểm cân bằng, nếu doanh nghiệp tăng giá bán thì doanh thu sẽ:
a. Tăng c. Không đổi
b. Giảm d. Không đủ dữ kiện kết luận
49. Thị trường hàng hóa A có hàm cung (S): P= 10 + 2,5Q; hàm cầu (D): P= 100 -2Q.
Chính phủ đánh thuế t = 9 vào người sản xuất thì giá và lượng cân bằng mới trên là:
a. P = 64; Q = 18 c. P = 46; Q = 81
b. P = 18; Q = 64 d. P = 81; Q = 46
50. Chính phủ đánh thuế mặt hàng bia chai là 500đ/ chai đã làm cho giá tăng từ 2500đ /
chai lên 2700 đ/ chai. Vậy mặt hàng trên có cầu (biết cung co giãn đơn vị):
a. Kém co giãn c. Hoàn toàn co giãn
b. Tương đối co giãn d. Hoàn toàn không co giãn
51.Hàm cầu thị trường của một hàng hóa có dạng P = - Q/2 + 40. Ở
mức giá P = 30, hệ số co giãn cầu theo giá của hàng hóa sẽ là:
a. Ed = - 3/4 c. Ed = -4/3
b. Ed = - 3 d. Không có câu nào đúng
52. Hàm cầu thị trường của một hàng hóa có dạng: P = - Q/4 + 280, từ mức giá P = 200
nếu giá thị trường giảm xuống thì tổng chi tiêu của ngưởi tiêu dùng sẽ
a. Không thay đổi c. Giảm xuống
b. Tăng lên d. Các câu trên đều sai
53. Nếu bột giặt TIDE giảm giá 10%, các yếu tố khác không đổi, lượng
cầu bột giặt OMO giảm 15%, thì độ co giãn chéo của 2 hàng hóa là:
a. 0,75 b. 3 c. 1,5 d. -1,5
54. Câu phát biểu nào sau đây không đúng:
a. Hệ số co giãn của cầu theo giá ở các điểm khác nhau trên đường cầu thì khác nhau.
b. Hệ số co giãn cầu theo giá phụ thuộc vào các yếu tố như là sở thích, thị hiếu của
người tiêu dùng, tính chất thay thế của hàng hóa.
c. Đối với hàng hóa có cầu hoàn toàn không co giãn thì người tiêu dùng sẽ gánh chịu
toàn bộ tiền thuế đánh vào hàng hóa.
d. Trong phần đường cầu tương đối co giãn, mối quan hệ giữa giá bán và doanh thu là
đồng biến
55. Giá điện tăng đã làm cho phần chi tiêu cho điện tăng lên, điều đó cho thấy cầu về
hàng hóa điện là:
a. Co giãn đơn vị. c. Co giãn tương đối
b. kém co giãn d. Không câu nào ở trên là đúng
56. Hàng hóa X có hệ số co giãn cầu theo giá là Ed = - 2, khi giá của X tăng lên trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi,thì lượng cầu của mặt hàng X sẽ
a. Không thay đổi b. Giảm xuống
c. Tăng lên d. Các câu trên đều sai
57. Đối với một đường cầu hàng hóa X dạng tuyến tính thì:
a. Độ co giãn cầu theo giá cả thay đổi, còn độ dốc thì không đổi tại các điểm khác
nhau trên đường cầu.
b. Hệ số co giãn cầu theo giá cả & độ dốc là thay đổi tại các điểm khác nhau trên
đường cầu.
c. Hệ số co giãn cầu theo giá cả & độ dốc là không đổi tại các điểm khác nhau trên
đường cầu.
d. Hệ số co giãn cầu theo giá cả không thay đổi còn độ dốc thì thay đổi tại các điểm
khác nhau trên đường cầu.
58. Chính phủ đánh thuế sản xuất đối với hàng hóa X là 3000 đ/sp, làm cho giá của X
tăng từ 15000 đ/sp lên 18000 đ/sp.Vậy hàng hóa X có cầu:
a. Kém co giãn c. Hoàn toàn co giãn
b. Tương đối co giãn d. Hoàn toàn không co giãn
59. Hệ số co giãn của cầu theo giá của bản thân hàng hóa phụ thuộc vào các nhân tố:
a. Khả năng thay thế của hàng hóa. c. Cả a và b đều sai.
b. Sở thích thị hiếu của người tiêu dùng. d. Cả a và b đều đúng.
60. Một người tiêu dùng có thu nhập là 1000đvt, lượng cầu hàng hóa X
là 10 sp, khi thu nhập tăng lên là 1200đvt, lượng cầu của hàng hóa X tăng
lên là 13 sp, vậy hàng hóa X thuộc hàng
a. Hàng hóa thông thường. c. Hàng hóa xa xỉ
b. Hàng hóa thứ cấp d. Không phương án nào
đúng
Nếu cầu của hàng hóa X là tương đối co giãn ( Ed > 1), thì
61.
một sự thay đổi về giá hàng hóa X (Px) sẽ làm:
a. Không làm thay đổi tổng doanh thu của doanh
nghiệp & tổng chi tiêu của người tiêu dùng.
b. Thay đổi tổng doanh thu của doanh nghiệp theo
hướng cùng chiều.
c. Thay đổi tổng chi tiêu của người tiêu dùng theo
hướng ngược chiều
d. Các câu trên đều sai
62. Nếu ti vi SONY giảm giá 10%, các yếu tố khác không đổi. lượng cầu
ti vi JVC giảm 20% thì hệ số co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa liên
quan là:
a. -1,5 b. 2 c. 3 d. 0,75
63. Hệ số co giãn của cầu về điện theo giá của gas có giá
trị:
a. > 0 b. < 0 c. = 0 d. ≥ 0
64. Hệ số co giãn của cầu về ô tô theo thu nhập (ô tô là hàng hóa
thông thường hoặc xa xỉ):
a. > 0 b. < 0 c. = 0 d. ≥ 0
65. Thị trường hàng hóa A có hàm cung (S): P= 10 + 2,5Q; hàm cầu (D):
P= 100 -2Q. Hệ số co giãn của cung theo giá tại điểm cân bằng là:
a. ESP = 1,0 b. ESP = 1,1 c. ESP = 1,2 d. ESP = 1,3
66. Khi giá hàng hóa tăng 20%, lượng cầu về hàng hóa giảm 40% thì hàng hóa có cầu:
a. Tương đối co giãn c. Co giãn đơn vị
b. Kém co giãn d. Hoàn toàn không co giãn
67. Hàng hóa có ED P= -1,6, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu phải:
a. Tăng giá bán c. Giảm giá bán
b. Không được thay đổi giá bán d. Không đủ dữ kiện kết luận
68. Hàng hóa có ED P= -2, muốn lượng cầu tăng 20% thì giá bán phải:
a. Tăng 10% b.Tăng 20% c. Giảm 10% d. Giảm 20%
69. Hàng hóa có ED P= -1, khi người bán tăng giá doanh thu sẽ:
a. Tăng c. Không đổi
b. Giảm d. Không đủ dữ kiện kết luận
70. Hàng hóa có EDI = 2, nếu thu nhập tăng 10% thì lượng cầu về hàng hóa sẽ:
a. Tăng 5% b. Tăng 20% c. Giảm 5% d. Giảm 20%
71. Nếu hệ số co giãn của cầu về xoài theo giá của cam = -0,5; khi giá cam giảm
10% thì lượng cầu về xoài sẽ:
a. Tăng 5% b. Tăng 20% c. Giảm 5% d. Giảm 20%
72. Nếu A và B là hai hàng hóa thay thế, giá hàng hóa A tăng lên có xu hướng làm cho:
a. Cầu hàng hóa B tăng. c. Cầu về hàng hóa B không đổi
b. Cầu hàng hóa B giảm d. Không thể kết luận
73. Nếu hàng hóa A và hàng hóa B là hai hàng hóa bổ sung, giá của A
giảm thì người tiêu dùng sẽ:
a. Mua nhiều B hơn. c. Tùy thuộc vào giá hàng hóa B
b. Mua ít B hơn. d. Chỉ đúng khi hàng hóa B là
hàng hóa xa xỉ
74. Chỉ có thể lấy tổng của các đường cầu cá nhân để có
được đường cầu thị trường khi:
a. Mọi người mua đều có c. Cầu của người mua là
cầu giống nhau phi tuyến.
b. Cầu của người mua là d. Các phương án trên
tuyến tính đều đúng
75. Hệ số co dãn của cầu theo giá của một hàng hóa rất cần thiết và không có hàng hóa thay
thế gần gũi sẽ:
a. Lớn hơn 1 b. Nhỏ hơn 1 c. Bằng 0 d. Bằng vô cùng
76. Nếu một hàng hóa chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong ngân sách chi tiêu của người tiêu
dùng, cầu về hàng hóa đó có xu hướng:
a. Tương đối co dãn. c. Hoàn toàn không co giãn
b. Kém co giãn d. Hoàn toàn co giãn
77. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi giá của hàng hóa A tăng lên 5%, lượng cầu của
hàng hoá A giảm xuống 8%, hàng hoá A có hệ số co giãn của cầu theo giá của nó bằng:
a. 1,6 b. -1,6 c. 0,4 d. -0,4
78. Một hàng hoá A có cầu được coi là kém co dãn theo giá của nó thì khi giá của hàng hoá
đó tăng lên, tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng sẽ:
a. Tăng lên b. Giảm xuống c. Không đổi d. Lớn nhất
79. Hàm cầu & hàm cung về hàng hóa X lần lượt là: PD = 70
- 2QD; PS = 10 + 4QS, (P:ngđ/sp; Q: ngsp). Thặng dư tiêu
dùng (CS, trđ) & thặng dư sản xuất (PS, trđ) là:
a. CS = 150 & PS = 200 c. CS = 200 & PS = 100
b. CS = 100 & PS = 200 d. CS = 150 & PS = 150
80. Hàm cầu & hàm cung về hàng hóa X lần lượt là: P D = 70 - 2QD; PS = 10 + 4QS,
(P:ngđ/sp; Q: ngsp). Mức giá cân bằng (P0) và mức sản lượng cân bằng (Q0) là:
a. Q0 = 15 và P0 = 40 c. Q0 = 10 và P0 = 50
b. Q0 = 50 và P0 = 10 d. Q0 = 15 và P0 = 70
81. Hàm cầu & hàm cung về hàng hóa X là: P D = 70 - 2QD; PS = 10 + 4QS, (P:ngđ/sp; Q:
ngsp). Nếu CP thu thuế t = 3ngđ/sp, người mua sẽ chịu thuế là:
a. 1ngđ/sp b. 2ngđ/sp c. 0 ngđ/sp d. 3ngđ/sp
82. Hàm cầu & hàm cung về hàng hóa A là: QD = 180 - 3PD, QS = 30 + 2PS, (P:ngđ/sp; Q:
ngsp). Nếu chính phủ thu thuế sản xuất làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 78sp, thì số
tiền thuế chính phủ đánh vào hàng hóa là
a. 10ngđ/sp b. 3ngđ/sp c. 12 ngđ/sp d. 5ngđ/sp
83. Hàng hóa X có hệ số co giãn cầu theo giá của hàng hóa Y là E D  2 , khi giá của X
X
P Y

tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì lượng cầu của hàng hóa Y sẽ:
a. Tăng lên. c. Không thay đổi
b. Giảm xuống d. Các phương án trên đều sai
84. Khi giá của hàng hóa Y là 400đ/sp thì lượng cầu của X là 5000 sp, khi giá của Y tăng lên
là 600 đ/sp thì lượng cầu của X tăng lên là 6000 sp, với các yếu tố khác không đổi, có thể kết
luận X và Y là 2 hàng hóa:
a. Thay thế và có EPD = 0,5
X
c. Thay thế và có EPD = 0,455
X

Y Y

b. Bổ sung và có EPD = 0,25


Y
X
d. Bổ sung và có EPD = - 0,455
X

85. Câu phát biểu nào sau đây là đúng:


a. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập đối với hàng xa xỉ lớn hơn 1.
b. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập của hàng thông thường nhỏ hơn 0.
c. Hệ số co giãn tại 1 điểm trên đường cầu luôn luôn lớn hơn 1.
d. Hệ số co giãn chéo của 2 hàng hóa thay thế nhỏ hơn 0.
86. Hàm cầu về hàng hóa X có dạng: P = - Q/4 + 280, nếu Chính phủ thu thuế sản xuất là
10ngđ/sp ngưởi mua sẽ chịu mức thuế:
a. Ít hơn 5ngđ/sp c. Đúng 10ngđ/sp
b. Đúng 5ngđ/sp d. Nhiều hơn 5ngđ/sp
87. Một người dành một khoản ngân sách B = 600
ngàn đồng, chi tiêu hết cho 2 loại hàng hóa X và Y với
PX = 10 ngđ/sp; PY = 30ngđ/sp, hàm tổng lợi ích của
người này phụ thuộc vào số lượng X và Y tiêu dùng
TU(x,y) = 2xy. Tại phương án tiêu dùng tối ưu, số
lượng x và y người này mua là (sp):
a. x = 20 và y = 60 c. x = 30 và y = 10
b. x = 10 và y = 30 d. x = 60 và y = 20
88. Một người tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y với mức giá bằng nhau. Để thu được tổng lợi
ích tối đa với mức ngân sách cho trước, NTD sẽ xác định số lượng hàng hóa mà tại đó có:
a. TUX = TUY b. MUX = MUY c. MUX > MUY d. MUX < MUY
89. Tỷ lệ thay thế biên giữa hai mặt hàng X và Y được thể hiện là:
a. Độ dốc của đường bàng quan c. Độ dốc của đường ngân sách
b. Tỷ lệ giá cả của hai loại hàng hóa X và Y d. Các câu trên đều đúng
90. Giả sử người tiêu dùng dành hết ngân sách B để mua 2 loại hàng hoá X, Y với mức giá
là PX, PY. và số lượng là x, y. Để đạt lợi ích tối đa số lương hàng hóa x và số lượng hàng hóa
y được xác định theo nguyên tắc:
a. MUX/PX = MUY/PY c. MUX/ MUY = Px/PY
b. MRSxy = -Px/Py d. Các câu trên đều đúng
91. Đường bàng quan biểu thị tất cả những kết hợp về số lượng của hai loại hàng hóa mà
người tiêu dùng:
a. Đạt được mức tổng lợi ích như nhau c. Đạt được mức tổng lợi ích tăng dần
b. Đạt được mức tổng lợi ích giảm dần d. Sử dụng hết số tiền mà mình có
92. Khi tiêu dùng một loại hàng hóa, người tiêu dùng đạt trạng thái tối ưu khi giá của hàng
hóa này:
a. Bằng tổng lợi ích của nó. c. Bằng lợi ích cận biên của nó
b. Tỷ lệ với tổng lợi ích của nó. d. Không câu nào đúng
93. Trong phân tích tiêu dùng tối ưu, nhận định nào sau đây là không đúng:
a. Mỗi điểm trên đường bàng quan là một kết hợp khác nhau về số lượng của hai hàng hóa.
b. Mỗi điểm trên đường ngân sách là một kết hợp khác nhau về số lượng của hai hàng hóa.
c. Tất cả các điểm trên đường bàng quan có cùng mức tổng lợi ích như nhau.
d. Tất cả các điểm trên đường ngân sách có cùng mức tổng lợi ích như nhau.
94. Các đường bàng quan thường lõm so với gốc tọa độ là do người tiêu dùng bị chi phối bởi:
a. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
b. Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
c. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
d. Sự không ổn định trong nhu cầu của con người.

95. Một người tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y, với trạng thái MUX/PX > MUY/PY, để đạt tiêu
dùng tối ưu, người tiêu dùng sẽ:
a. Tăng số lượng hàng hóa X và giảm số lượng hàng hóa Y.
b. Giảm số lượng hàng hóa X và tăng số lượng hàng hóa Y.
c. Tăng số lượng hàng hóa X và tăng số lượng hàng hóa Y.
d. Giảm số lượng hàng hóa X và giảm số lượng hàng hóa Y.
96. Một người tiêu dùng đạt trạng thái cân bằng trong việc lựa chọn hai hàng hóa A và B khi:
a. Việc mua hàng hóa A đem lại lợi ích như mua hàng hóa B.
b. Đơn vị hàng hóa A cuối cùng đem lại lợi ích như đơn vị hàng hóa B cuối cùng.
c. Một đồng cuối cùng chi tiêu cho hàng hóa A hay B đều có cùng mức lợi ích cận biên.
d. Một đồng cuối cùng chi tiêu cho hàng hóa A hay B đều không làm tăng lợi ích.
97. Nguyên tắc tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng trong trường hợp tiêu dùng nhiều hàng
hóa là:
a. Lợi ích cận biên của mỗi hàng hóa chia cho giá của hàng hóa đó bằng nhau.
b. Lợi ích cận biên của mỗi hàng hóa nhân với giá của nó bằng nhau.
c. Lợi ích cận biên của mỗi hàng hóa bằng không.
d. Lợi ích cận biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó.
98. Một người tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y với số lượng tương ứng là x, y. Đường ngân
sách của người tiêu dùng này sẽ xoay quanh một điểm trên trục oy ra phía ngoài khi:
a. Giá hàng hóa X và hàng hóa Y không đổi, ngân sách thay đổi.
b. Ngân sách và giá hàng hóa Y không đổi, giá hàng hóa X giảm.
c. Ngân sách và giá hàng hóa Y không đổi, giá hàng hóa X tăng.
d. Ngân sách không đổi, giá hàng hóa Y và giá hàng hóa X thay đổi.
99. Lợi ích mà người tiêu dùng thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa/ dịch vụ có thể
a. >0 b. <0 c. = 0 d. Các đáp án trên đều đúng
100. Lợi ích mà người tiêu dùng thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa/ dịch vụ phụ thuộc vào:
a. Thị hiếu của người tiêu dùng c. Thời điểm tiêu dùng
b. Số lượng hàng hóa tiêu dùng d. Tất cả các yếu tố trên
101. Tổng lợi ích TU mà người tiêu dùng thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa/ dịch vụ chắc
chắn tăng khi:
a. Tăng số lượng hàng hóa được tiêu dùng c. Lợi ích cận biên dương
b. Lơi ích cận biên tăng d. Tất cả các phương án trên
102. Quyết định tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng với một loại hàng hóa được xác định
tại đó có giá của hàng hóa:
a. Bằng lợi ích cận biên của hàng hóa cuối c. Tỷ lệ với tổng lợi ích của hàng hóa
cùng được tiêu dùng d. Không đáp án nào đúng
b. Bằng tổng lợi ích của hàng hóa
103. Khi xem xét mối quan hệ giữa MU và TU thì:
a. MU > 0 → TU ↑ c. MU = 0 → TUmax
b. MU < 0 → TU ↓ d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
104. Tổng lợi ích từ việc tiêu dùng hàng hóa của NTD sẽ giảm khi:
a. Lợi ích cận biên dương c. Lợi ích cận biên âm
b. Lợi ích cận biên không dương d. Lợi ích cận biên không âm
105. Khi người tiêu dùng đưa ra lựa chọn tối ưu trong việc tiêu dùng hai hàng hóa X và Y thì:
a. Tổng lợi ích của của hàng hóa X đúng bằng tổng lợi ích của hàng hóa Y
b. Đơn vị hàng hóa X cuối cùng mang lại lợi ích như đơn vị hàng hóa Y cuối cùng
c. Số tiền chi tiêu cho hàng hóa X đúng bằng số tiền chi tiêu cho hàng hóa Y
d. Một đồng cuối cùng chi cho hàng hóa X hay hàng hóa Y đều thu được lợi ích cận
biên như nhau.
106. Khi số lượng của một loại hàng hóa được tiêu dùng tăng lên thì:
a. MU có xu hướng giảm c. TU chắc chắn tăng
b. TU có xu hướng tăng d. TU chắc chắn giảm
107. Nguyên tắc tối đa hóa lợi ích khi tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y với số lượng x, y là:
a. MUX = MUY c. x = y
b. TUX = TUY d. MUX/ PX = MUY/ PY
108. Điểm tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng là điểm:
a. Nằm trên hạn ngân sách của NTD c. Tại điểm đó tỷ lệ giữa lợi ích CB và
giá của các hàng hóa bằng nhau
b. Nằm trên đường bàng quan cao nhất d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
109. Tại điểm tiêu dùng tối ưu, độ dốc của đường ngân sách khi tiêu dùng hai loại hàng hóa
X và Y thể hiện:
a. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa X và Y c. Khi mua thêm một đơn vị X cần bớt
bao nhiêu đơn vị Y
b. Tỷ lệ giữa giá của X và Y d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
110. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá của hàng hóa X tăng làm cho:
a. Đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài
b. Đường ngân sách dịch chuyển song song vào trong
c. Đường ngân sách quay quanh một điểm trên trục ox
d. Đường ngân sách quay quanh một điểm trên trục oy
111. Điều gì sau đây sẽ xảy ra khi giá 2 hàng hóa X, Y được tiêu dùng giảm:
a. Đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài
b. Đường ngân sách dịch chuyển song song vào trong
c. Đường ngân sách xoay quanh một điểm trên trục ox
d. Đường ngân sách xoay quanh một điểm bất kỳ trên đường ngân sách cũ
112. Nhận xét nào sau đây là đúng:
a. Các đường bàng quan không cắt nhau
b. Các đường bàng quan luôn cắt nhau tại ít nhất 1 điểm
c. Hệ số góc của đường bàng quan không đổi tại mọi điểm
d. Hai điểm bất kỳ của một đường bàng quan luôn mang lại lợi ích như nhau nên
người tiêu dùng không cần phải suy nghĩ lựa chọn tiêu dùng ở điểm nào
113. Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm ngắn hạn trong kinh tế học:
a. Doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô sản xuất
b. Doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng
c. Thời gian ngắn hơn 1 năm
d. Tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi.
114. Trong các hàm sản xuất sau đây hàm số nào thể hiện tình trạng năng suất theo qui mô
tăng dần:
a. Q = K10,3K2 0,3L0,3
b. Q = aK2 + bL2 c. Q = K0,4L0,6 d. Q = 4K1/2.L1/2
115. Một DN sản xuất một loại sản phẩm X có hàm sản xuất có dạng: Q = 2K(L - 2), trong
đó K và L là hai yếu tố sản xuất có giá tương ứng PK = 600, PL = 300. Nếu tổng sản lượng
của DN là 784 sản phẩm, vậy chi phí thấp nhất để thực hiện sản lượng trên là:
a. 15.000 b. 14.700 c. 17.400 d. Các câu trên đều sai
116. Một DN đang sử dụng kết hợp 100 giờ công lao động, đơn giá 1 USD/giờ và 50 giờ
máy, đơn giá 2,4USD/giờ để sản xuất sản phẩm X. Hiện nay năng suất biên của lao động
MPL = 3đvsp và năng suất biên của vốn MPK = 6đvsp. Để tăng sản lượng mà không cần tăng
chi phí thì DN nên:
a. Giữ nguyên số lượng lao động và số lượng vốn nhưng phải cải tiến kỹ thuật
b. Giảm bớt số giờ máy để tăng thêm số giờ công lao động
c. Giảm bớt số lượng lao động để tăng thêm số lượng vốn
d. Cần có thêm thông tin để có thể trả lời
117. Cho hàm sản xuất Q = Ka.L1-a. Phương trình biểu diễn tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
của yếu tố vốn đối với lao động (thay thế K bằng L) là:
a. |MRTS| = (1-a)* (K/L) c. |MRTS| = [(1-a)/a]*(K/L)
b. |MRTS| = a* (K/L) d. Không có câu nào đúng
118. Chi phí trung bình của hai sản phẩm là 20, chi phí biên của sản phẩm thứ ba là 14, vậy
chi phí trung bình của ba sản phẩm là
a. 18,5 b. 18 c. 12,33 d. Các câu trên đều sai
119. Năng suất trung bình của 2 người lao động là 20, năng suất biên của người lao động thứ
3 là 17, vậy năng suất trung bình của 3 người lao động là
a. 14 b. 18,5 c. 12,33 d. 19
120. Cho hàm sản xuất Q K.L . Đây là hàm sản xuất có hiệu quả kinh tế:
=
a. Giảm dần theo qui mô c. Tăng dần theo qui mô
b. Không đổi theo qui mô d. Không thể xác định được
121. Cho hàm sản xuất Q = aX - bX2 với X là yếu tố sản xuất biến đổi
a. Đường MPx dốc hơn đường Apx c. Đường MPx có dạng parabol
b. Đường APx dốc hơn đường MPx d. Đường APx có dạng parabol
122. Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q =
L  5K . Trong dài hạn, nếu chủ
doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào gấp đôi thì sản lượng Q sẽ:
a. Tăng lên nhiều hơn 2 lần c. Tăng lên đúng 2 lần
b. Tăng lên ít hơn 2 lần d. Chưa đủ thông tin để kết luận
123. Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm X có hàm sản xuất có dạng: Q = 2K(L -
2), trong đó K và L là hai yếu tố sản xuất có giá tương ứng PK = 600 ngđ/ng-tuần, PL = 300
ngđ/tuần, tổng chi phí sản xuất là 15.000 trđ. Vậy sản lượng tối đa đạt được (ngsp):
a. 576 b. 560 c. 480 d. Các câu trên đều sai
124. Một doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố sản xuất vốn (K), lao động (L), để sản xuất một
loại sản phẩm X, phối hợp tối ưu của hai yếu tố sản xuất phải thỏa mãn
a. K = L b. MPK /PL = MPL / PK c. MPK / PK = MPL / PL d. MPK = MPL
125. Độ dốc của đường đồng phí là
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố SX c. Tỷ số giá cả của 2 yếu tố SX
b. Tỷ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất. d. Các câu trên đều sai
126. Độ dốc của đường đồng lượng là
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất c. Cả a và b đều sai.
b. Tỷ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất. d. Cả a và b đều đúng.
127. Độ dốc của đường đồng phí phản ánh
a. Chi phí cơ hội của việc mua thêm một đơn vị đầu vào với mức tổng chi phí và
giá cả của các đầu vào đã cho
b. Tập hợp tất cả các kết hợp giữa vốn và lao động mà doanh nghiệp có thể mua
với mức tổng chi phí và giá cả của các đầu vào đã cho.
c. Năng suất biên giảm dần
d. Cả a và b đều đúng.
128. Nếu đường đồng lượng là đường thẳng thì
a. Chỉ có một cách kết hợp các yếu tố đầu vào
b. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất không đổi
c. Tỷ số giá cả của các yếu sản xụất không đổi.
d. Năng suất biên của các yếu tố sản xuất bằng nhau.
129. Đường chi phí trung bình dài hạn LAC có dạng chữ U do:
a. Năng suất tăng dần theo qui mô, sau đó giảm dần theo qui mô
b. Năng suất giảm dần theo qui mô, sau đó tăng dần theo qui mô
c. Năng suất trung bình tăng dần
d. Lợi thế kinh tế của sản xuất qui mô lớn
130. Sản lượng tối ưu của 1 quy mô sản xuất có hiệu quả là sản lượng có:
a. MC min b. AFC nin c. AVC min d. Các câu trên sai
131. Đường chi phí trung bình ngắn hạn SAC có dạng chữ U do
a. Năng suất tăng dần theo qui mô, sau đó giảm dần theo qui mô
b. Lợi thế kinh tế của sản xuất qui mô lớn
c. Ảnh hưởng của qui luật năng suất biên giảm dần
d. Năng suất trung bình tăng dần
132. Hai đường chi phí bình quân ngắn hạn (SAC) và chi phí bình quân dài hạn tiếp xúc với
nhau tại sản lượng Q. Vậy tại Q:
a. SMC= LMC = SAC = LAC c. SMC= LMC > SAC = LAC
b. SMC= LMC < SAC = LAC d. Các trường hợp trên đều có thể
133. Qui luật năng suất biên giảm dần là cách giải thích tốt nhất cho hình dạng của đường:
a. Chi phí trung bình dài hạn c. Chi phí trung bình ngắn hạn
b. Chi phí biên ngắn hạn và dài hạn d. Tất cả các câu trên đều sai
134. Trong ngắn hạn, ở mức sản lượng có chi phí trung bình tối thiểu:
a. AVC > MC b. ATC > MC c. AVC = MC d. ATC = MC
135. Tìm câu sai trong các câu sau đây
a. Cả đường ATC và AVC đều chịu ảnh hưởng của qui luật năng suất biên giảm dần
b. Khi MC giảm thì AVC cũng giảm
c. Đường AFC không chịu tác động của qui luật năng suất biên giảm dần
d. Khoảng cách giữa ATC và AFC sẽ giảm khi doanh nghiệp tăng sản lượng
136. Nếu đường tổng chi phí là một đường thẳng dốc lên về phía phải thì đường chi phí biên sẽ
a. Dốc xuống b. Nằm ngang c. Dốc lên d. Thẳng đứng
137. ATC bằng 6 khi sản xuất 100 sản phẩm, MC không đổi và luôn bằng 2. Vậy TC để sản
xuất 70 sản phẩm là
a. 460 b. 140 450 d. 540
138. Hàm tỗng chi phí sản xuất của một doanh nghiệp như sau: TC = Q 2 + 40 Q + 10.000,
chi phí bình quân ở mức sản lượng 1000 sp là:
a. 1050 b. 1040 c. 2040 d. Tất cả các câu trên đều sai
139. Cùng một số vốn đầu tư, nhà đầu tư dự kiến lợi nhuận kế toán của 3 phương án A,B,C,
lần lượt là 100 triệu, 50 triệu, 20 triệu, nếu phương án B được lựa chọn thì lợi nhuận kinh tế
đạt được là:
a. 100 triệu b. -50 triệu c. 50 triệu d. Các câu trên đều sai.
140. Đối với doanh nghiệp, khi tăng sản lượng tổng lợi nhuận bị giảm, cho biết:
a. Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên. c. Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên.
b. Doanh thu biên bằng chi phí biên. d. Các câu trên đều sai.
141. Doanh nghiệp có hàm chi phí: TC = Q2 + 8Q + 144 ( tỷ đồng) với Q: ngsp.
Doanh nghiệp đối mặt với đường cầu về sản phẩm của mình: P = 128 – Q với P: trđ/sp.
Mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp là (ngsp):
a. 64 b. 30 c. 40 d. 35
142. Với chi phí và hàm cầu như ở câu 141, mức giá bán tối ưu của doanh nghiệp là (trđ/sp):
a. 128 b. 99 c. 98 d. 64
17
143. Với chi phí và hàm cầu như ở câu 141, nếu Chính phủ quy định mức thuế với
doanh nghiệp t = 4trđ/sản phẩm, mức sản lượng của doanh nghiệp sẽ là: (ngsp):
a. 63 b. 30 c. 29 d. 39
144. Với chi phí và hàm cầu như ở câu 141, nếu Chính phủ quy định mức thuế với doanh
nghiệp t = 4trđ/sản phẩm, mức giá của doanh nghiệp sẽ tăng lên (trđ/sp):
a. 4 b. 3 c. 5 d. 1
145. Với chi phí và hàm cầu như ở câu 141, nếu chính phủ quy định mức thuế cố định T =
20 tỷ dồng, mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp sẽ là (ngsp):
a. 62 b. 28 c. 30 d. 27
146. Với chi phí và hàm cầu như ở câu 141, nếu chính phủ quy định mức thuế cố định T =
20 tỷ dồng, lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp so với chưa áp dụng thuế sẽ:
a. Không đổi b. tăng 20 tỷđ c. giảm 20 tỷđ d. giảm 10 tỷđ
147. Với chi phí và hàm cầu như ở câu 141, mức sản lượng tại mức chi phí trung bình tối
thiểu sẽ là (ngsp)
a. 14 b. 32 c. 12 d. 24
148. Với hàm cầu như ở câu 141, nếu doanh nghiệp không sản xuất mà nhập khẩu hàng hóa
về bán với mức giá nhập là 78trđ/sp thì mức sản lượng bán tối ưu sẽ là (ngsp)
a. 30 b. 25 c. 20 d. 35
149. Giá bán hàng hóa tối ưu theo điều kiện trong câu 146 so với câu 143 sẽ:
a. Tăng lên b. Giảm xuống c. Không đổi d. Không có câu nào đúng
150. Nếu doanh nghiệp không sản xuất mà nhập khẩu hàng hóa về bán với mức giá nhập là
78trđ/sp, đường cầu của DN giảm tới P = 118 – Q, để thu được lợi nhuận tối đa, doanh
nghiệp cần bán với mức giá là (trđ/sp):
a. 100 b. 111 c. 98 d. 96
151. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chủ thể quyết định giá bán trên thị trường là:
a. Người mua.
b. Người bán.
c. Người bán có doanh thu lớn nhất trên thị trường.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
152. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, số lượng người mua và người bán được hiểu là:
a. Tổng số người mua và người bán lớn hơn 1.000 người.
b. Tổng số người mua > 1.000 người và tổng số người bán > 1.000 người.
c. Hành vi của một người mua, hành vi của một người bán không làm ảnh
hưởng đến giá trao đổi trên thị trường.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
153. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, vấn đề nào sau đây doanh nghiệp không thể
quyết định được:
18
a. Số lượng các yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp sử dụng.
b. Số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất.
c. Giá bán của sản phẩm
d. Tất cả các vấn đề trên.
154. Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
đang sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC, nhưng TC > TR > VC.
Doanh nghiệp này nên:
a. Ngừng sản xuất. c. Hạ giá bán.
b. Tăng giá bán. d. Tiếp tục sản xuất.
155. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp có thể:
a. Quyết định giá bán sản phẩm nhưng không quyết định được số lượng SP bán ra.
b. Không quyết định được giá bán SP nhưng quyết định được số lượng SP bán ra.
c. Không quyết định được vả về giá bán SP và số lượng SP bán ra.
d. Quyết định cả giá bán sản phẩm và quyết định số lượng sản phẩm bán ra.
156. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu mà doanh nghiệp đối mặt là đường:
a. Dốc xuống từ trái sang phải. c. Song song với trục sản lượng (Q).
b. Dốc lên từ trái sang phải. d. Song song với trục giá (P).
157. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu mà thị trường (ngành hàng) đối mặt
là đường:
a. Dốc xuống từ trái sang phải. c. Song song vối trục sản lượng (Q)
b. Dốc lên từ trái sang phải. d. Song song với trục giá (P).
158. Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo là:
a. Đường chi phí cận biên (MC).
b. Là một phần của đường chi phí cận biên (MC) bắt đầu từ điểm ATCmin.
c. Là một phần của đường chi phí cận biên (MC) bắt đầu từ điểm AVCmin.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
159. Đường cung trong dài hạn của doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo là:
a. Đường chi phí cận biên (MC).
b. Là một phần của đường chi phí cận biên (MC) bắt đầu từ điểm ATCmin.
c. Trong dài hạn, doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không
có đường cung.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
160. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng
cửa (không sản xuất) nếu:
a. ATCmin > P > AVCmin. c. ATCmin < P.
b. AVCmin > P. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
161. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có 1000 doanh nghiệp có hàm chi phí cận biên
giống nhau. Hàm chi phí cận biên dài hạn của mỗi doanh nghiệp là: MC = Q + 10. Hàm
cung thị trường sẽ là:
a. P = 1.000 x Q + 10.000 c. Q = 1.000 x P – 10.000
b. Q = P – 10.000 d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
162. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận tối đa khi
sản xuất và cung ứng trên thị trường số lượng sản phẩm sao cho thỏa mãn điều kiện:
a. P = ATC c. P = AVC
b. P = MC d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
163. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một doanh nghiệp có hàm chi phí cận biên là:
MC = 4 + 2Q (Q tính bằng sản phẩm, chi phí tính bằng đồng). Giá bán sản phẩm trên thị
trường là P = 10 đồng/sản phẩm. Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp này sẽ sản xuất
số lượng sản phẩm là:
a. Q = 3 sản phẩm. c. Q = 4 sản phẩm.
b. Q = 10 sản phẩm. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
164. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí là:
TC = Q2 + 4.Q + 2 (Q tính bằng sản phẩm, chi phí tính bằng đồng). Giá bán sản phẩm trên
thị trường là P = 10 đồng/sản phẩm. Lợi nhuận tối đa doanh nghiệp này có thể đạt được là:
a. π = 3 đồng. c. π = 7 đồng.
b. π = 5 đồng. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
165. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí là:
TC = Q2 + 4.Q + 5 (Q: trsp, TC: tỷ đồng). Giá bán sản phẩm trên thị trường là P = 10
ngđ/sản phẩm. Ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, chi phí bình quân của doanh nghiệp là:
a. ATC = 3 ngđ/sản phẩm. c. ATC = 7 ngđ/sản phẩm.
b. ATC = 5 ngđ/sản phẩm. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
166. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí
TC= 10.Q2 + 10.Q + 450 (Q: trsp, TC: tỷ đồng), nếu giá bán trên thị trường P = 210 ngđ/sản
phẩm thì tổng lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp đó là:
a. π = 550 tỷ đồng. c. π = 450 tỷ đồng.
b. π = 1500 tỷ đồng. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
167. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số liệu như sau:
MC = 20.Q + 50; FC = 200 (Q: trsp, TC: tỷ đồng), nếu giá bán trên thị trường P = 250 ngđ/sản
phẩm thì tổng doanh thu khi doanh nghiệp này đạt tối đa hóa lợi nhuận là:
a. TR = 2.100 tỷ đồng. c. TP = 3.500 tỷ đồng.
b. TR = 2.500 tỷ đồng. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
168. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số liệu như sau:
MC = 20.Q + 50; FC = 500 (Q: trsp, TC: tỷ đồng), nếu giá bán trên thị trường P = 250
ngđ/sản phẩm thì chi phí bình quân khi doanh nghiệp này đạt tối đa hóa lợi nhuận là:
a. ATC = 200 ng/sản phẩm. c. ATC = 600 ng /sản phẩm.
b. ATC = 400 ng /sản phẩm. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
169. Nếu so sánh giữa thị trường độc quyền bán và thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì:
a. Giá bán cao hơn nhưng sản lượng thấp hơn.
b. Giá bán thấp hơn nhưng sản lượng cao hơn.
c. Giá bán và sản lượng đều cao hơn.
d. Giá bán và sản lượng đều thấp hơn.
170. Trong thị trường độc quyền bán, doanh nghiệp có thể:
a. Quyết định giá bán sản phẩm nhưng không quyết định được số lượng sản
phẩm bán ra.
b. Không quyết định được giá bán sản phẩm nhưng quyết định được số lượng
sản phẩm bán ra.
c. Không quyết định được giá bán sản phẩm cũng không quyết định được số
lượng sản phẩm bán ra.
d. Quyết định cả giá bán sản phẩm và quyết định số lượng sản phẩm bán ra.
171. Trong thị trường độc quyền bán, doanh nghiệp phải đối mặt với đường cầu:
a. Dốc xuống từ trái sang phải. c. Song song với trục sản lượng (Q)
b. Dốc lên từ trái sang phải. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
172. Trong thị trường độc quyền bán, đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp là:
a. Đường chi phí cận biên (MC).
b. Là một phần của đường chi phí cận biên (MC) bắt đầu từ điểm ATCmin.
c. Là một phần của đường chi phí cận biên (MC) bắt đầu từ điểm AVCmin.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
173. Trong thị trường độc quyền bán, doanh nghiệp sẽ đạt được tối đa hóa lợi nhuận nếu sản
xuất và cung ứng trên thị trường số lượng sản phẩm sao cho thỏa mãn điều kiện:
a. P = MC. c. MR = 0.
b. MR = MC. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
174. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền bán có số liệu như sau:
MR = 1200 – 2.Q và MC = Q (Q: trp, TC: tỷ đồng, DT: tỷ đồng). Doanh nghiệp này sẽ đạt lợi
nhuận tối đa nếu sản xuất và bán ra trên thị trường ở mức sản lượng:
a. Q = 400 sản phẩm. c. Q = 600 sản phẩm.
b. Q = 200 sản phẩm. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
175. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền bán đối mặt với đường cầu:
P = 1200 – Q và doanh nghiệp có hàm tổng chi phí TC = Q + 800 (Q: trsp, P: ngđ/sp, TC; tỷ
đồng). Chi phí bình quân của doanh nghiệp khi DN đạt điều kiện tối đa hóa lợi nhuận là:
a. ATC = 3 ngđ/sản phẩm. c. ATC = 9 ngđ/sản phẩm.
b. ATC = 5 ngđ/sản phẩm d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
176. Một doanh nghiệp độc quyền bán có hàm tổng chi phí là TC = Q2 + 60.Q + 125 (Q:
trsp), doanh nghiệp đối mặt với đường cầu thị trường là P = -2.Q + 180 (Q: ngsp; P: ngđ/sp).
Mức giá bán để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa là:
a. P = 125 ngđ/sản phẩm c. P = 140 ngđ/sản phẩm
b. P = 240 ngđ/sản phẩm d. Tất cả các đáp án trên đều sai
177. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền bán có số liệu: MC = 2.Q +
60; FC = 125, doanh nghiệp này phải đối mặt với đường cầu thị trường là P = -2.Q + 180 (Q:
ngsp; P: trđ/sp). Lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp này là:
a. π = 1025 tỷ đồng. c. π = 1075 tỷ đồng.
b. π = 1050 tỷ đồng. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
178. Một doanh nghiệp độc quyền bán đối mặt với đường cầu P = 100 – 2.Q và có hàm tổng chi
phí bình quân ATC = 40. Tại mức giá tối đa hóa lợi nhuận, hệ số co giãn của cầu theo giá là:
a. E = -1/3. b. E = -2/3. c. E = - 5/3. d. E = -7/3.
179. Một doanh nghiệp độc quyền bán đối mặt với hàm cầu: P = -Q + 2400 (Q: ngsp; P:
trđ/sp). Tổng doanh thu tối đa của doanh nghiệp này là:
a. TR = 144.000 tỷ đồng. c. TR = 14.400.000 tỷ đồng.
b. TR = 1.440.000 tỷ đồng. d. Không thể xác định được tổng doanh thu tối đa.
180. Một doanh nghiệp độc quyền bán đối mặt với hàm cầu: P = - Q + 2400 (Q: ngsp; P:
trđ/sp). Giá bán sản phẩm khi doanh nghiệp đạt tổng doanh thu tối đa là:
a. P = 1.000 ngđ/sản phẩm. c. P = 1.200 ngđ/sản phẩm.
b. P = 1.100 ngđ/sản phẩm. d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
181. Một doanh nghiệp độc quyền bán có hàm chi phí: TC = Q2 - 5Q +100, hàm cầu thị
trường có dạng:P = - 2Q + 55. Ở mức sản lượng 13,75 sp thì doanh nghiệp:
a. Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ c. Tối đa hóa lợi mhuận
b. Tối đa hóa doanh thu. d. Các câu trên đều sai
182. Trong ngắn hạn, trên thị trường độc quyền bán, câu nào sau đây chưa thể khẳng định:
a. Doanh thu cực đại khi MR = 0
b. Để có lợi nhuận tối đa luôn cung ứng tại mức sản lựong có cầu co giãn nhiều
c. Doanh nghiệp kinh doanh luôn có lợi nhuận.
d. Đường MC luôn luôn cắt AC tại AC min
183. Doanh nghiệp độc quyền bán phân chia khách hàng thành 2 nhóm, cho biết phương
trình đường cầu của 2 nhóm này lần lượt là: Q1 = 100 – 2P1/3; Q2 = 160 – 4P2/3; tổng chi
phí sản xuất của doanh nghiệp độc quyền TC = 30Q + 100. Để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận, và không thực hiện chính sách phân biệt giá, thì mức giá và sản lượng (P và Q)
chung trên 2 thị trường lúc này là:
a P = 75; Q = 60 c P = 90; Q = 40
b P = 80; Q = 100 d tất cả đều sai
184. Với thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn, khi các doanh nghiệp gia nhập hoặc
rời bỏ ngành sẽ dẫn đến tác động
a Gía cả sản phẩm trên thị trường thay đổi
b Chi phí sản xuất của xí nghiệp sẽ thay đổi
c Cả a và b đều sai
d Cả a và b đều đúng
185. Một doanh nghiệp độc quyền bán có hàm cầu thị trường có dạng:P = - Q + 240. Ở mức
sản lượng tối đa hóa lợi nhuận có hệ số co giãn của cầu theo giá là -3.Vậy giá bán ở mức sản
lượng tối đa hóa lợi nhuận:
A. 160 b. 180 c. 175 d. Các câu trên đều sai

You might also like