Bài giảng môn học trang bị điện

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

BÀI GIẢNG TRANG BỊ ĐIỆN

MÁY TIỆN TIPL-5


1- Phân tích chức năng các phần tử.

+ Yêu cầu về truyền động điện và trang bị điện: Truyền động chính
có yêu cầu đảo chiều quay, thường sử dụng động cơ không đồng bộ
rô to lồng sóc, có mô men khởi động đủ lớn.

+ Phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng, điều chỉnh tốc độ trơn và điều
chỉnh vô cấp (không nhảy cấp).

+ SPR: là rơle trung gian, có tác dụng bảo vệ điện áp thấp và bảo vệ
điện áp không (khi mất điện rơ le nhả, khi có điện trở lại máy sẽ
không tự làm việc trở lại).
+ TR: là rơle thời gian, chỉnh định và tạo thời gian trễ khi chuyển đổi
động cơ làm việc từ chế độ Sao sang chế độ Tam giác.

+ SPOL: Rơle nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ 1M, khi động cơ
đang làm việc nếu mất 1 pha thi đông cơ vẫn làm việc nhưng quá tải
và sau một khoảng thời gian thì rơ le nhiệt tác động để bảo vệ động
cơ.

+ LS1 tiếp điểm chuyển mạch có liên quan đến phanh chân, khi
người vận hành đạp phanh chân thì tiếp điểm LS1 mở ra, ngắt động
cơ 1M ra khỏi lưới.

Khi thử máy: Bật công tắc nguồn SS1, đèn báo nguồn PL1 sáng, rơ
le trung gian SPR có điện, thực hiện duy trì nguồn cung cấp cho
mạch điều khiển.
+ Ấn vào nút thử máy PR1, cuộn SFS có điện, động cơ làm việc ở
chế độ sao trong thời gian nhấn và giữ nút PR1, khi nhả tay ra thì
SFS mất điện vì không có tiếp điểm duy trì, động cơ được ngắt ra
khỏi lưới.

Khi thực hiện tiện thuận:


Bật công tắc nguồn SS1, đèn báo nguồn PL1 sáng, rơ le trung gian
SPR có điện.

+ Gạt tay gạt điều khiển máy lên phía trên, tiếp điểm LS2 (7 – 9)
đóng lại, cuộn dây công tắc tơ SFS có điện. Đồng thời, cuộn STS và
rơ le thời gian TR có điện. Động cơ được khởi động và làm việc ở
chế độ sao.
+ Sau khoảng thời gian chỉnh định của rơ le thời gian TR, tiếp điểm
thường đóng mở chậm mở ra, cuộn STS mất điện, cuộn DES có
điện, động cơ chuyển sang làm việc ở chế độ tám giác.

+ Động cơ được khởi động ở chế độ sao. Sau khoảng thời gian
chỉnh định của rơ le thời gian TR, tiếp điểm thường đóng mở chậm
mở ra, cuộn STS mất điện, cuộn DES có điện, động cơ chuyển sang
làm việc ở chế độ tám giác.

Khi thực hiện dừng máy bằng tay gạt:


Khi máy đang làm việc, ta tiến hành đưa tay gạt về vị trí giữa, LS2
hoặc LS3 mở ra, cuộn SFS hoặc cuộn SRS mất điện, các tiếp điểm
SFS hoặc SRS ở mạch lực mở ra, động cơ bị ngắt ra khỏi nguồn
cung cấp.
+ Phương pháp dừng như trên gọi là dừng thông thường, không có
chế dộ hãm, động cơ sẽ giảm tốc độ cho đến khi dừng hoàn toàn.

Dừng máy bằng phanh chân:


+ Khi động cơ đang làm việc, người vận hành đạp phanh chân, tiếp
điểm LS1 mở ra, ngắt điện toàn bộ phần mạch điều khiển động có
1M. Đồng thời, phanh chân tác động làm động cơ dừng lại nhanh.

+ Phương pháp dừng như trình bày ở trên là dừng hãm, thực hiện
chế dộ hãm, động cơ sẽ giảm tốc độ nhanh.
BÀI GIẢNG TRANG BỊ ĐIỆN
MÁY TIỆN DOA 2620
1- Phân tích chức năng các phần tử.
+ Yêu cầu về truyền động điện và trang bị điện của máy doa:
- Truyền động chính có yêu cầu đảo chiều quay, thường sử dụng
động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc.
- Có mô men khởi động đủ lớn, để thời gian quá độ ngắn và nhanh
đạt tốc độ định mức.

- Phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng.


- Khi dừng có hãm động năng hoặc hãm ngược.

+ Phân tích chức năng các thiết bị trong sơ đồ mạch điện:


- Rf: Điện trở phụ, chức năng hạn chế dòng điện khi động cơ khi
hãm ngược và giảm dòng điện khi thực hiện thử máy.
- RKT-1, RKT-2: Tiếp điểm của rơle kiểm tra tốc độ gắn trên trục
động cơ máy doa, tương ứng với hai chiều quay thuận và ngược
của động cơ, khi tốc độ động cơ lớn hơn giá trị đặt thì tiếp điểm
đóng RKT-1 đóng lại (nếu quay thuận) hoặc RKT-2 đóng lại (nếu
quay ngược).
- Rth: Rơ le thời gian thực hiện tạo thời gian trễ để chuyển đổi tốc
độ động cơ không đồng bộ từ chế độ đấu sao sang chế độ đấu tam
giác, thời gian chuyển đổi sao/tam giác để hạn chế dòng mở máy.

Khi thử máy:


- Để thử máy, ấn TT hoặc TN→ công tắc tơ cấp nguồn 2T có điện
(nếu thực hiện thử thuận), hoặc công tắc tơ cấp nguồn 2N có điện
(nếu thực hiện thử ngược) → động cơ được nối chế độ tam giác Δ
với điện trở phụ Rf làm cho động cơ chỉ chạy với tốc độ thấp và hạn
chế dòng điện thử máy.
- Dòng điện thử máy nhỏ và được khống chế do 3 điện trở phụ Rf,
chế độ thử máy không có tiếp điểm duy trì, không chạy ở chế độ tam
giác, khi nhả tay ra khỏi nút ấn thì công tắc tơ thử thuận 2T hoặc
công tắc tơ thử ngược 2N sẽ mất điện, kết thúc chế độ thử máy.

Khi doa thuận (làm việc thuận):


- Ấn nút MN động cơ Đ làm việc thuận ở chế độ tam giác khi công
tắc tơ 1T và Ch có điện, công tắc tơ 1Nh và công tắc tơ 2Nh chưa có
điện, rơ le thời gian Rth có điện sẽ tạo thời gian trễ để thực hiện
chuyển đổi chế độ tam giác sang sao kép.

+ Tốc độ động cơ tăng lên, làm việc chế độ tam giác. Sau một
khoảng thời gian trễ thì Rth tác động, công tắc tơ Ch mất điện, công
tắc tơ 1Nh và 2Nh có điện, động cơ Đ sẽ chuyển sang khởi động chế
độ sao kép.
+ Sau một khoảng thời gian trễ thì Rth tác động, công tắc tơ Ch mất
điện, công tắc tơ 1Nh và 2Nh có điện, động cơ Đ sẽ chuyển sang
khởi động chế độ sao kép.

Khi hãm dừng máy:


- Để chuẩn bị mạch hãm và kiểm tra tốc độ động cơ, sơ đồ sử dụng
rơle kiểm tra tốc độ RKT nối trục với động cơ Đ (không thể hiện trên
sơ đồ). RKT làm việc theo nguyên tắc ly tâm

- khi tốc độ lớn hơn giá trị chỉnh định (thường khoảng 10%) tốc độ
định mức, nếu động cơ đang quay thuận thì tiếp điểm RKT-1(8)
đóng; nếu đang quay ngược thì tiếp điểm RKT-2(11) đóng.

- Động cơ thực hiện hãm ngược khi công tắc tơ cấp nguồn 1T hoặc
1N mất điện và công tắc tơ hãm 2N hoặc 2T có điện.
Khi doa ngược (làm việc ngược):
- Ấn nút MM động cơ Đ làm việc ngược ở chế độ tam giác khi công
tắc tơ 1N và Ch có điện, công tắc tơ 1Nh và công tắc tơ 2Nh chưa có
điện, rơ le thời gian Rth có điện sẽ tạo thời gian trễ để thực hiện
chuyển đổi chế độ tam giác sang sao kép.

+ Tốc độ động cơ tăng lên, làm việc chế độ tam giác. Sau một
khoảng thời gian trễ thì Rth tác động, công tắc tơ Ch mất điện, công
tắc tơ 1Nh và 2Nh có điện, động cơ Đ sẽ chuyển sang khởi động chế
độ sao kép.

+ Sau một khoảng thời gian trễ thì Rth tác động, công tắc tơ Ch mất
điện, công tắc tơ 1Nh và 2Nh có điện, động cơ Đ sẽ chuyển sang
khởi động chế độ sao kép.
BÀI GIẢNG TRANG BỊ ĐIỆN
MÁY TIỆN MÀI 3A161
1- Phân tích yêu cầu và chức năng các phần tử.
+ Yêu cầu về truyền động điện và trang bị điện của máy mài:
- Truyền động chính không có yêu cầu đảo chiều quay, thường sử
dụng động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc.
- Có mô men khởi động đủ lớn, để thời gian quá độ ngắn và nhanh
đạt tốc độ định mức.

- Phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng.


- Khi dừng có hãm động năng hoặc hãm ngược.

Phân tích chức năng các thiết bị trong sơ đồ mạch điện:


- Rf: Điện trở phụ, chức năng hạn chế dòng điện khi động cơ khi
hãm ngược và giảm dòng điện khi thực hiện thử máy.
- 1CL: Chỉnh lưu điốt không điều khiển, cầu 3 pha tạo nguồn 1 chiều
cho phần ứng động cơ quay chi tiết DC.

- 2CL: Biến đổi dòng điện xoay chiều phản hồi từ biến dòng BD
thành dòng điện 1 chiều qua cuộn kháng CK2

- 3CL: Chỉnh lưu điốt cầu 1 pha, tạo điện áp một chiều cấp cho mạch
kích từ và tạo điện áp chủ đạo ucđ, cấp điện cho cuộn chỉnh định
CK3 trong bộ khuyếch đại từ.

- Rh: Điện trở hãm, có tác dụng hãm động năng động cơ điện một
chiều DC, thời gian hãm phụ thuộc vào giá trị điện trở hãm.
Chế độ điều khiển bằng tay:
Công tắc 2CT và 3CT ở vị trí 1
- Chạy động cơ quay chi tiết ĐC bằng cách nhấn vào nút MC, cuộn
dây công tắc tơ KC có điện, đóng các tiếp điểm KC trên mạch động
lực, động cơ ĐC được cấp điện từ chỉnh lưu 1CL, làm việc với tốc
độ được đặt bằng biến trở 1BT.

- Dừng động cơ ĐC bằng khi ấn vào nút ấn 2D, cuộn KC mất điện,
động cơ được ngắt ra khỏi lưới. Đồng thời, cuộn dây công tắc tơ H
có điện, nối phần ứng động cơ với điện trở phụ, động cơ sẽ thực
hiện quá trình hãm động năng cho tới khi tiếp điểm rơle tốc độ RKT
mở ra.
Chế độ điều khiển tự động:
- Công tắc 2CT và 3CT ở vị trí 2
+ Khi chi tiết tiến vào đá, tiếp điểm công tắc hành trình 1KT đóng lại,
cuộn dây công tắc tơ KC có điện, đóng các tiếp điểm KC trên mạch
động lực, động cơ ĐC được cấp điện từ chỉnh lưu 1CL, làm việc với
tốc độ được đặt bằng biến trở 1BT.

+ Kết thúc giai đoạn mài thô, công tắc hành trình 2 KT đóng lại, cuộn
dây 1Rtr có điện, cấp điện cho nam châm, thay đổi van thủy lực để
thay đổi lượng ăn dao chuyển sang giai đoạn mài tinh thứ nhất.

+ Kết thúc giai đoạn mài tinh thứ nhất, công tắc hành trình 3KT đóng
lại, 2Rtr có điện, cấp điện cho nam châm, thay đổi lượng ăn dao,
chuyển sang giai đoạn mài tinh thứ 2.
+ Khi đá mài trở về vị trí ban đầu, cuộn hút công tắc tơ KC mất điện,
H có điện, động cơ ĐC thực hiện quá trình hãm động năng cho tới
khi tiếp điểm RKT mở ra.

You might also like