Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


HỌC KỲ 2

MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG


CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài : Văn hóa Việt Nam


và vấn đề giữ gìn bản sắc trong thời kỳ hội nhập

Nhóm 4
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Như

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021


Danh sách nhóm 4

Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Ca 3 Thứ 2

STT MSSV Họ và tên Ghi chú

22 01800995 Nguyễn Thị Thu Linh Nhóm trưởng

23 01800820 Trần Diệu Linh

24 11800310 Nguyễn Ngọc Thùy Linh

25 41800872 Nguyễn Đức Long

26 11701076 Thái Công Mẫn

27 B1800407 Phan Thị Hồng Minh

28 71704341 Vũ Ngọc Kiều My

Lưu ý: STT theo số thứ tự trong danh sách giảng viên


LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan Báo cáo cuối kỳ do nhóm 4 nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo cáo của
nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong Báo cáo cuối kỳ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)


Đã ký
Nguyễn Thị Thu Linh
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn đến ThS. Bùi Văn Như đã tận tình hướng dẫn
trong quá trình học tập cũng như trong quá trình chuẩn bị và hoàn thành báo cáo cuối kỳ.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc khoa Khoa học xã hội và nhân văn trường
Đại Học Tôn Đức Thắng đã thấu hiểu và tạo điều kiện cho sinh viên đang theo học môn
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam để chúng em có cơ hội hoàn thành
môn học trong điều kiện dịch bệnh khó khăn này.

Trong quá trình hoàn thành báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do
đó, tập thể nhóm em rất mong nhận được những góp ý đến từ Thầy, Cô để nhóm em rút
kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................3

1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC ............3

1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................................3

1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc ...................................................................................4

1.2.1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc ................................................................4

1.2.2. Vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc................................................................4

1.2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc - hệ giá trị ................................................................4

1.3. Khái quát thực trạng bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập ......4

1.3.1. Thành tựu .........................................................................................................4

1.3.2. Hạn chế ............................................................................................................6

2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
VỀ VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC .............................................7

2.1. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới

thời kỳ trước đổi mới...............................................................................................7

2.2. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời
kỳ đổi mới .......................................................................................................................9

2.3. Quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.........................................................................................10

2.3.1. Năm quan điểm chỉ đạo ...................................................................................10

2.3.2. Mười nhiệm vụ chủ yếu ....................................................................................11

2.3.3. Bốn giải pháp lớn .............................................................................................11

3. VỀ VIỆC GIỮ GÌN BẢN SĂC VĂN HÓA

TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP .............................................................................11

3.1. Tính tất yếu của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
trong thời kỳ hội nhập .............................................................................................11

3.2. Vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
kỳ hội nhập .....................................................................................................................13

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................15

PHỤ LỤC .......................................................................................................................16


PHẦN MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Một trong những niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam chính là nền văn hóa với
bề dày truyền thống đã bắt rễ, hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ trong hơn 4000
năm lịch sử. Đất nước ta là một quốc gia có 54 dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều
mang một những nét văn hóa, bản sắc riêng biệt và ấn tượng trong trang phục, phong tục,
và tập quán. Những thành phần dân tộc này cùng sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trên
thế giới cả Đông và Tây, cả gần và xa góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam phong
phú, đa dạng, giàu bản sắc, hiếm có quốc gia nào trên thế giới có thể so sánh được. Trên
thực tế, văn hóa có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.. Đảng
ta cũng nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN yêu cầu Việt Nam
phải hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay yêu cầu các quốc
gia không chỉ giao lưu về kinh tế mà còn nhiều mặt khác như văn hóa, xã hội, môi trường,...
Tuy nhiên, việc hội nhập vừa mang lại những cơ hội vừa đặt ra những thách thức cho
các quốc gia khi bước vào xu hướng toàn cầu này. Trong thời đại hội nhập thì việc hòa
nhập mà không bị hòa tan là một vấn đề lớn, việc đó chỉ có thể thực hiện nhờ phát triển
bền vững bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao
văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự
hào dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế.

Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài


Chính vì những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “Văn hóa Việt Nam và vấn đề giữ
gìn bản sắc trong thời kỳ hội nhập” là điều tất yếu, cần thiết, và được không ngừng nghiên
cứu đổi mới trong giai đoạn hiện nay nhằm nêu bật tầm quan trọng của văn hóa nước nhà
và tính tất yếu của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập; đồng thời
đề xuất những biện pháp và cách thức giúp thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, ngoài hiểu rõ
được vai trò quan trọng của văn hóa còn phát huy, làm ngày càng phong phú, đa dạng văn

1
hóa dân tộc Việt Nam và ra sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống trong thời
kỳ hội nhập.

Phạm vi nghiên cứu


Trong phạm vi nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối xây
dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời liên hệ thực tiễn
nhằm nêu ra thực trạng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập
như hiện nay.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Báo cáo chủ yếu dựa trên quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa. Đồng thời có kế thừa thành tựu của
một số công trình liên quan đến nội dung được đề cập trong báo cáo.
Báo cáo sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp quy nạp - diễn
dịch. Ngoài ra, báo cáo còn tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet.

2
PHẦN NỘI DUNG

1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

1.1. Khái niệm văn hóa

+ Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”.
+ Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài
người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời
đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người”.
Theo nghĩa hẹp: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý
đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa
là một kiến trúc thượng tầng”.
Theo nghĩa rất hẹp: “Văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện
ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học văn hóa, xóa mù chữ…”
+ Theo quan điểm của Đảng:
Theo nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần
do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”.
Theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị, truyền
thống, lối sống, là năng lực sáng tạo, là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác”.

3
1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc
1.2.1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tinh túy và bền vững nhất mà cộng đồng các
dân tộc Việt Nam vun đắp trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Nó bao gồm lòng yêu nước
nồng nàn, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, đó cũng là lòng bao dung
nhân ái, coi trọng đạo lý, là tính cần cù, cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác. Bản sắc văn hóa
dân tộc có thể được hiểu gọn là những gì đặc trưng nhất của dân tộc đó.

1.2.2. Vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc giữ vai trò rất quan trọng:
- Đảm bảo cho dân tộc tồn tại và phát triển qua các biến động của lịch sử.
- Biểu lộ được sự hiện diện của một bản sắc trong giao lưu quốc tế. Chỉ giữ được bản
sắc văn hóa dân tộc thì ta mới có điều kiện giao lưu bình đẳng với các nền văn hóa thế
giới.

1.2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc - hệ giá trị


Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả lĩnh vực của đời sống, xã hội, cách tư duy, cách
sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học, nghệ
thuật… nhưng được thể hiện sâu sắc nhất trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của một
văn hóa.
Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, tin tưởng thuộc phạm vi tốt và xấu, mong
muốn hoặc không đáng mong muốn. Nó còn là những giá trị và những niềm tin, mà nhân
dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi được chuyển thành các chuẩn mực xã hội,
nó định hướng cá nhân và cộng đồng trong lựa chọn hành động của mình.
Hệ giá trị thường không biến mất mà chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo quy
luật kế thừa và tái tạo, thể hiện tính ổn định rất lớn và tính bền vững tương đối của nó.

1.3. Khái quát thực trạng về bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập
1.3.1. Thành tựu
Tính tích cực, chủ động, sáng tạo được phát huy trong các tầng lớp nhân dân, dân chủ
xã hội được mở rộng.

4
Hệ thống di sản văn hóa của dân tộc được đầu tư, tôn tạo đã bắt đầu phát huy vai trò
trong phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều di tích văn hóa được cộng đồng quốc tế công
nhận là Di sản thế giới như Cố đô Huế, Tượng đài Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Vườn quốc
gia Phong Nha. Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Không gian
Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù
và Hát Xoan (Phú Thọ) được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể tiêu
biểu của nhân loại được bảo vệ khẩn cấp.
Những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam được bảo tồn, kế thừa và phát
huy để làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc của nhân dân. Năm 2008, cả nước có
7.966 lễ hội, trong đó có 7 lễ hội, 039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 332 lễ hội lịch
sử cách mạng. Các phương tiện truyền thông đã phát triển nhanh chóng và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội, cụ thể cả nước đã có 707 cơ quan báo chí (báo viết: 166,
báo điện tử: 09, tạp chí: 440, đài: 68, cơ quan cung cấp thông tin internet: 24, với 13.348
nhà báo), 53 nhà xuất bản biên tập (xuất bản xung quanh 20.504 cuốn sách với
211.615.158 triệu bản), 125 nhà xuất bản, 7.045 thư viện.
Các tài năng trong lĩnh vực sáng tác văn học, nghệ thuật cũng được khuyến khích phát
huy nhằm tạo nên những đổi mới tích cực vào sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật
dân tộc. Hiện có 48 hãng phim và 131 hãng nghệ thuật trên cả nước. Sản phẩm được đăng
ký bản quyền từ năm 1986 đến nay là 21,143. Các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế
được mở rộng.
Công tác văn hóa đối ngoại đã có nhiều thay đổi, tạo ra những chuyển biến tích cực
nhằm giới thiệu giới thiệu văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài, cũng như tiếp thu những
giá trị tích cực của văn hóa thế giới vào Việt Nam, từ đó củng cố vị thế của văn hóa Việt
Nam trong cộng đồng quốc tế. Xóa bỏ khuynh hướng bảo thủ cho rằng phải đóng cửa về
văn hóa, "khư khư" giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình, không chấp nhận cả cho
và nhận.
Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều sự kiện giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia trên
khắp thế giới, chính sự giao lưu, gắn kết này đã mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội hợp tác
quốc tế trong những lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ,...

5
Những thành tựu kể trên có thể được xem là thành quả sau 15 năm (1998 – 2013) thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII), được đề cập ở phần 2.3 của bài báo cáo này.

1.3.2. Hạn chế


Thứ nhất, Việt Nam vẫn là đất nước đang phát triển do đó có rất nhiều vấn đề cần phải
ưu tiên hàng đầu như kinh tế, chính trị vì vậy văn hóa vẫn còn bị xem nhẹ và chưa thực
sự có sự chú ý đến từ người dân và các cấp lãnh đạo. Việc chưa thực sự đầu tư vào văn
hóa đã dẫn đến các thể chế chậm đổi mới và thiếu đồng bộ với nhau, việc ban hành luật
vẫn còn nhiều yếu kém và khó khăn. Điều kiện kỹ thuật, khoa học và nhân lực còn hạn
chế nên nhiều quy phạm pháp luật chưa thực sự được thực thi đúng cách.
Thứ hai, thiếu nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn kém do chưa thực sự đầu tư,
điều này một phần là do giới trẻ hiện nay không có hoặc ít có sự quan tâm về văn hóa dân
tộc, điển hình là các ngành xã hội học hay ngôn ngữ học Việt Nam. Đây không phải do
lỗi ở các thế hệ sau mà một phần là sự yếu kém trong việc tuyên truyền và thể hiện bản
sắc văn hóa dân tộc đến mọi người, đây là do việc đổi mới sáng tạo và năng lực quản lý
của các cán bộ quản lý cấp cao chưa thực sự theo kịp sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, văn hóa chưa thực sự thu hút được nguồn đầu tư đến từ cả nhà nước và doanh
nghiệp. So với mặt bằng chung, ngân sách chi cho văn hóa vẫn còn khá thấp và không
đồng đều. Các hệ thống thiết bị, cơ sở vật chất vẫn còn kém phát triển, một số còn đang
xuống cấp và chỉ được bảo trì, tu sửa một cách qua loa. Các công tác quy hoạch trong phát
triển các điểm văn hóa vẫn còn chậm và thiếu đồng bộ, nhất là đối với các vùng sâu vùng
xa. Trong đó một vài thể chế còn tỏ ra không thiết thực và kém hiệu quả với các đặc điểm
riêng của từng vùng miền, với nhu cầu và mong muốn của người dân.
Thứ tư, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn còn thấp
so với quốc tế. Đó là do chất lượng chưa cao, do năng lực sản xuất còn yếu kém, tay nghề
không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước và quốc tế, chưa thực sự có nhiều ý
nghĩa về mặt tinh thần và tâm hồn, giáo dục và đạo đức. Sự kém cạnh tranh này một phần
là do các thương hiệu Việt chỉ có tên tuổi ở địa phương chưa thực sự có chỗ đứng ở các
thị trường nước ngoài. Việc nhập các sản phẩm nước ngoài về bán được nhiều người quan
tâm và chú trọng hơn việc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa địa phương sang nước ngoài.

6
Thứ năm, một vài dân tộc thiểu số đã đánh mất những nét văn hóa đặc sắc từ thời ông
cha ta trong tiến trình phát triển và hội nhập. Các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm
đến các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều loại hình nghệ thuật đang dần bị phai
mờ trong đó có nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật mới và nghệ thuật công cộng.
Thứ sáu, môi trường văn hóa không lành mạnh ảnh hưởng lớn đến sự hình thành văn
hóa của mỗi cá nhân, có thể gây ra sự tiêu cực trong suy nghĩ, nhân cách, đạo đức và lối
sống của họ. Các thể chế văn hóa đạt hiệu quả chưa cao, vẫn chưa đề ra được các cách xử
lý cho các hiện tượng văn hóa mới như: văn hóa giới trẻ, văn hóa mạng, một số các trào
lưu hiện đại đi sai lệch dẫn đến sự lệch chuẩn và phản văn hóa. Tệ nạn xã hội có xu hướng
gia tăng, một vài nơi vẫn còn giữ những định kiến và hủ tục xấu. Các hành vi học đường
có biểu hiện xấu đang ngày một gia tăng ở cả học sinh và giáo viên, một phần của việc
này có thể là do ảnh hưởng xấu từ các phim bạo lực, phim đen của nước ngoài đang tràn
lan và nhan nhản trên Internet mà không được kiểm soát.
Thứ bảy, các hoạt động về văn học và xã hội hội vẫn còn ít và chưa thực sự chất lượng.
Các cơ quan bộ ngành đã có khuyến khích trong việc bám sát đời sống thực tiễn song
khoảng cách của các vấn đề lý luận và hiện thực không những không được rút ngắn mà
ngày càng cách xa nhau. Hiện nay đang tồn tại 2 vấn đề chính đó là lý luận văn hóa bị lạc
hậu và thiếu sự dẫn dắt chỉ đường đúng đắn. Do vậy có nhiều hiện tượng xảy ra một cách
tự phát gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường văn hóa, sự thiếu chuẩn bị trong phương
án đối phó đã gây lúng túng, thụ động với các cơ quan có liên quan.

2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
VỀ VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
2.1. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới thời kỳ trước đổi mới

Mốc thời gian Sự kiện

Đầu năm 1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng thông qua bản Đề
cương Văn hóa Việt Nam với 3 nguyên tắc của nền

7
văn hóa mới: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học
hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày 6 nhiệm vụ cấp bách


Mùng trong đó có 2 nhiệm vụ về văn hóa:
3/9/1945 Một là, chống nạn mù chữ.
Hai là, giáo dục lại tinh thần nhân dân.

Ban Trung ương vận động Đời sống mới được thành
Đầu năm 1946
Từ 1943 lập.
đến 1954
Hồ Chí Minh viết tài liệu Đời sống mới gồm 19 câu
Tháng 3/1947
hỏi thiết thực và có ý nghĩa đến tận ngày nay.

Đường lối Văn hóa kháng chiến được dần hình thành tại:

Tháng Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
11/1945 Kháng chiến kiến quốc.

Ngày Bức thư về Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công
16/11/1946 cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay.

Tháng 7/ 1948 Báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam.

Đại hội III Chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và
(1960) văn hóa.

Từ 1955 Tiếp tục đường lối phát triển của ĐH III, xác định nền
đến 1986 Đại hội IV văn hóa mới là nằn văn hóa có nội dung xã hội chủ
và Đại hội V nghĩa và tính dân tộc, tính đảng, và tính nhân dân. Tiến
hành cải cách giáo dục trong cả nước.

8
2.2. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa

Mốc thời gian Sự kiện

Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mới về


Từ Đại hội VI đặc trưng của nền văn hóa mới mà chúng ta cần xây
đến Đại hội XI dựng; về chức năng, vai trò, vị trí của văn hóa trong
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Xác định khoa học - kỹ thuật là động lực to lớn đẩy
Đại hội VI (1986) mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội; có vị trí
then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh năm 1991 về


quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng: tiên
Đại hội VII
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho nền văn hóa
Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa.

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và
Đại hội VII, VIII, IX, X, XI
coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát
và nhiều nghị quyết
triển. Đây là một tầm nhìn mới về văn hóa phù hợp
Trung ương tiếp theo
với tầm nhìn chung của thế giới đương đại.

Coi sự nghiệp giáo dục - đào tạo cùng với khoa học
Đại hội VII (1991) và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân
và Đại hội VIII (1996) tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển xã
hội.

Nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát


Nghị quyết Trung ương
triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
5 khóa VIII (7/1998)
hóa đất nước.

9
Hội nghị Trung ương 9
khóa IX (1/2004) Tiếp tục đặt vấn đề, xác định và đưa ra nhận định bổ
và Hội nghị Trung ương sung cho nền văn hóa trong quá trình đổi mới.
10 khóa IX (7/2004)

2.3. Những quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Theo nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998, của Ban Chấp hành Trung ương tại
Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
2.3.1. Năm quan điểm chỉ đạo
Một, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển
bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị xã hội và hội nhập
quốc tế.
Hai, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất
trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học.
Ba, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người
để phát triển văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt
đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù,
sáng tạo.
Bốn, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình,
cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn
hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Năm, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung chủa toàn dân do Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan
trọng.

10
2.3.2. Mười nhiệm vụ cụ thể
1. Xây dựng yếu tố con người.
2. Xây dựng môi trường văn hóa.
3. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.
4. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.
5. Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
6. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng.
7. Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
8. Cần có chính sách văn hóa đối với tôn giáo.
9. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa.
10. Củng cố, xây dựng, và hoàn thiện thể chế.

2.3.3. Bốn giải pháp lớn


1. Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
2. Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá.
3. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá.
4. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá.

3. VỀ VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

3.1. Tính tất yếu của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập
Bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Lợi ích
đầu tiên phải kể đến của văn hóa và bản sắc dân tộc là đóng vai trò như một công cụ nhận
diện. Mỗi một đất nước, quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của
mình và bản sắc dân tộc giúp chúng ta phân biệt giữa 204 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra,
trong thời kỳ hội nhập, cách tốt nhất để hòa hợp và chung sống hòa bình với những quốc
gia khác chính là tìm hiểu về văn hóa của họ. Văn hóa có thể được xem như một trang sử
hào hùng mà qua đó lịch sử của một nước cũng như quá trình tồn tại và phát triển của nó
hiện lên một cách rõ nét. Đó cũng chính là sứ mệnh và vai trò quan trọng dễ nhận thấy
nhất của văn hóa và bản sắc dân tộc.

11
Lợi ích thứ hai của giữ gìn văn hóa và bản sắc dân tộc chính là góp phần quan trọng
vào quá trình phát triển của một quốc gia. Đảng ta thường xuyên tập trung vào việc lãnh
đạo và phát huy sức mạnh văn hóa vì sự phát triển bền vững của đất nước khi xác định rõ:
“Văn hóa là một trong ba mặt trận của kinh tế, chính trị, văn hóa”. Bởi lẽ giữ gìn nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, có thể kể
đến như kinh tế du lịch. Nhiều quốc gia đã rất “khôn ngoan” khi tạo nên sản phẩm du lịch
mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đất nước mình, Việt Nam cũng nằm trong xu
hướng phát triển du lịch này. Việc phát triển du lịch văn hóa vừa giúp giới thiệu các giá
trị văn hóa đến với bạn bè quốc tế như một cách quảng bá văn hóa nước nhà, vừa góp
phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đến năm 2030, nước ta đặt mục tiêu ngành du lịch văn
hóa chiếm 20% trên tổng doanh thu khoảng 130 tỷ USD thu từ khách du lịch (tức khoảng
26 tỷ USD).
Lợi ích thứ ba của giữ gìn văn hóa và bản sắc dân tộc chính là tạo nên hệ tư tưởng
đúng đắn và thái độ tỉnh táo trước những giá trị văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đất nước
trong quá trình hội nhập. Hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc giúp nâng cao nhận thức,
sàng lọc kỹ càng những giá trị văn hóa “Âu hóa, Mỹ hóa” đi ngược lại với chuẩn mực
người Việt, cũng như hình thành thái độ tỉnh táo trước những thành phần phản động “đầu
độc” chúng ta với những suy nghĩ và kiến thức lệch lạc về lịch sử và đất nước mình.
Tuy nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc không tự nhiên sinh ra và không tự động mất đi
theo quy luật kế thừa và tái tạo. Ông cha ta đã hình thành nên nền văn hóa Việt Nam đậm
đà bản sắc dân tộc thông qua quá trình dựng nước và giữ nước. Nhiệm vụ của các thế hệ
sau là tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nuôi dưỡng nền văn hóa này thông qua học tập, tìm tòi,
công tác truyền bá, giao lưu văn hóa. Nếu không thừa kế và phát huy, toàn bộ giá trị truyền
thống tốt đẹp của nước nhà sẽ dần mất đi, dân tộc sẽ không còn bản sắc riêng, không có
truyền thống, sẽ dẫn đến sự hủy diệt, suy vong của cả một dân tộc.
Hội nhập quốc tế không phải là trộn lẫn văn hóa của quốc gia, dân tộc với văn hóa các
nước khác, mà là quá trình kế thừa và tiếp nối truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, thực hiện lợi ích
và phẩm giá chân chính của con người; truyền thống tốt đẹp của dân tộc và chí hướng đi
lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, đưa ra những đối sách cho bất kỳ một mưu đồ nào có

12
ý định lợi dụng toàn cầu hóa để áp đặt những giá trị văn hóa của bất kỳ quốc gia nào, của
bất kỳ thế lực nào vào nước ta. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tây phương hay Đông
phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh
nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh
thần thuần tuý Việt Nam”. Trên cơ sở đó, chúng ta hiểu rõ được tính tất yếu của việc xây
dựng nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay.

3.2. Vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
kỳ hội nhập
Việc hội nhập quốc tế ngày nay với nhiều biến động phức tạp đòi hỏi thế hệ thanh niên
cần phải:
- Rèn luyện lối sống, hành động phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân
tộc, giữ gìn, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc.
- Vững vàng bản lĩnh chính trị, thấu hiểu chuyên sâu về văn hóa dân tộc, phát huy tinh
thần học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, thực hiện tốt hoạt động của đoàn thanh niên,
hoạt động kết nghĩa với thanh niên địa phương tạo nên sức mạnh to lớn, góp sức tuyên
truyền xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
- Xây dựng bản lĩnh văn hóa để sẵn sàng lên án, phê phán những hành vi làm mai một
bản sắc dân tộc, đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng,
sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ các thế lực thù địch.

13
PHẦN KẾT LUẬN

Văn hóa Việt Nam không chỉ là một nền văn hóa riêng biệt, ấn tượng và phong phú
mà còn là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc dân tộc là một vấn
đề quan trọng và cần được chú trọng trong công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là trong
quá trình hội nhập phát triển kinh tế như hiện nay. Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu mà
các quốc gia phải đi qua để phát triển đồng thời các lĩnh vực của đất nước, bao gồm cả
văn hóa. Đảng ta từ sớm đã nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của hội
nhập quốc tế, kịp thời chủ động đưa ra các quan điểm, chủ trương nhằm xây dựng và phát
triển nền văn hóa, đưa sự nghiệp phát triển đất nước hoà vào trào lưu phát triển chung của
thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập này, ngoài việc có được cơ hội truyền bá
rộng rãi tới bạn bè quốc tế, ngày càng hoàn thiện và phát triển, nền văn hóa và bản sắc văn
hóa truyền thống nước nhà còn đứng trước nguy cơ bị hòa tan trước biển lớn đa dạng,
phong phú những nhóm văn hóa đến từ các quốc gia khác trên thế giới.
Để giải quyết vấn đề đặt ra khi hội nhập, bên cạnh giao lưu văn hoá, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại, đồng thời phải ra sức giữ gìn nền văn hoá dân tộc, không đánh mất bản
sắc của chính mình, khẳng định nét đặc trưng của dân tộc, không ngừng tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức đến với mọi người dân về những chính sách, định hướng giữ gìn văn
hóa dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Công cuộc giữ gìn văn hóa và bản sắc dân tộc
này là trách nhiệm của mỗi người dân trong một quốc gia, đặc biệt là thế hệ trẻ - đối tượng
trực tiếp bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến nền văn hóa của nước nhà và của thế giới, những
người dễ dàng học hỏi những cái mới có cái nhìn đúng đắn, đa chiều về tầm quan trọng
của nền văn hóa dân tộc đất nước. Từ đó nâng cao ý thức, biết tiếp thu chọn lọc và có
những đóng góp thiết thực hơn trong việc giữ gìn, phát huy và làm giàu đẹp bản sắc văn
hóa dân tộc, cái mà được gọi là nét đẹp chân quý rất riêng được khoác lên của một quốc
gia.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B. H. Sơn; Đ. T. T. Thủy. (2020), Cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp phát
triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-
/2018/816010/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-su-nghiep-phat-trien-van-hoa-viet-
nam-den-nam-2030.aspx, truy cập ngày 10/8/2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề cương văn hóa Việt Nam, 1943.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.3, tr. 458.
4. Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB. Văn Học, Hà
Nội, 1984, tr. 34.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB. CTQG, Hà Nội, 1995, T. 5, tr 131.
6. H. Hạ (2020), Đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa đạt doanh thu 26 tỷ USD,
https://baodautu.vn/den-nam-2030-nganh-du-lich-van-hoa-dat-doanh-thu-26-ty-
usd-d134797.html, truy cập ngày 8/8/2021.
7. Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998, của Ban Chấp hành Trung ương tại
Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
8. P. V. Linh (2019), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/xay-dung-va-phat-
trien-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan-toc.html, truy cập
ngày 8/8/2021.
9. P. X. Sơn (2016), Vấn đề văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
https://ajc.hcma.vn/Pages/nghien-cuu-khoa-
hoc.aspx?CateID=679&ItemID=7703, truy cập ngày 10/8/2021.
10. P. D. Đức, Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Xu hướng và giải
pháp. NXB CTQG, HN, 2011.
11. T. T. Loa (2020), Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,
https://ct.qdnd.vn/ho-so-tu-lieu/xay-dung-moi-truong-van-hoa-lanh-manh-
526359, truy cập ngày 10/8/2021.
12. T. N. Phong (2019), Gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc
trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
https://tuoitre.bacgiang.gov.vn/ves-portal/49239/Gin-giu,-phat-huy-va-phat-
trien-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-qua-trinh-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-
te.html, truy cập ngày 8/8/2021.
13. T. B. Tám (2011), Hội nhập văn hóa - cơ hội và thách thức,
https://dangcongsan.vn/tieu-diem/hoi-nhap-van-hoa--co-hoi-va-thach-thuc-
76925.html, truy cập ngày 10/8/2021.
14. Việt Nam 24h (2019), Văn hóa là gì? Thế nào là chuẩn mực văn hóa theo
UNESCO?, https://vn24h.info/van-hoa-la-gi/, truy cập ngày 9/8/2021.
15. V. Lân (2020), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với vấn đề văn hóa của Đảng
cầm quyền, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202001/nguyen-ai-quoc-ho-
chi-minh-voi-van-de-van-hoa-cua-dang-cam-quyen-307500/, truy cập ngày
8/8/2021.

15
PHỤ LỤC: Biên bản họp nhóm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành)

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

1.1. Thời gian: 19h30

1.2. Địa điểm: Google Meet

1.3. Thành phần tham dự:


+ Chủ trì: Nguyễn Thị Thu Linh
+ Tham dự: 7 thành viên
+ Vắng: 0 thành viên

2. Nội dung cuộc họp


 Thống nhất đề tài
 Tìm hiểu nội dung và xác định các mục chính thuộc đề tài.
 Phân chia công việc theo các mục trong báo cáo.
 Giải thích các công việc cần làm và thống nhất các mốc thời gian quan trọng.
 Trao đổi, bổ sung ý kiến phần nội dung.
 Đặt câu hỏi (nếu có)

2.1. Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên
như sau:

16
Đánh giá
STT Họ tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ Điểm
hoàn thành

Rất tích cực,


- Phần 1.1 + 1.2 có nhiều ý kiến ĐBC
1 Nguyễn Đức Long 41800872 A
+2 đóng góp giá trị + 1,0
được sử dụng

Rất tích cực,


Nguyễn Ngọc có nhiều ý kiến ĐBC
2 11800310 - Phần 1.3 A
Thùy Linh đóng góp giá trị + 1,0
được sử dụng

Rất tích cực,


- Mở đầu + Kết có nhiều ý kiến ĐBC
3 Trần Diệu Linh 01800820 A
luận đóng góp giá trị + 1,0
được sử dụng

Rất tích cực,


có nhiều ý kiến ĐBC
4 Phan Thị Hồng Minh B1800407 - Phần 3 A
đóng góp giá trị + 1,0
được sử dụng

Rất tích cực,


có nhiều ý kiến ĐBC
5 Vũ Ngọc Kiều My 71704341 - Phần 1.3 A
đóng góp giá trị + 1,0
được sử dụng

17
- Phần 3
Rất tích cực,
-Chỉnh chính tả,
có nhiều ý kiến ĐBC
6 Thái Công Mẫn 11701076 chỉnh định dạng A
đóng góp giá trị + 1,0
báo cáo
được sử dụng
-Trích dẫn tài liệu

* ĐBC: Điểm báo cáo môn học của nhóm do giảng viên chấm
*Điểm trừ: Từ mức C trở xuống mỗi mức độ sẽ trừ 1 điểm
2.2. Ý kiến của các thành viên:
Nguyễn Thị Thu Linh (nhóm trưởng): đề xuất ý tưởng cho phần nội dung, bao gồm
dàn ý và các tài liệu, nguồn tham khảo, đề xuất sử dụng bảng thay cho văn bản thường
cho phần 2.1 và 2.2.

Nguyễn Đức Long: đồng ý với ý tưởng của nhóm trưởng, đề xuất nên thêm phần
“Quan điểm và chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới thời kỳ trước đổi mới” để thấy
rõ sự phát triển trong quan điểm của Đảng và sự khác biệt của nền văn hóa mới ở 2 thời
kỳ này, đề xuất thêm hình ảnh và biểu đồ cho báo cáo, đề xuất liên hệ thành tựu của bản
sắc văn hóa với việc thực hiện 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng.

Nguyễn Ngọc Thùy Linh: đồng ý với ý tưởng của nhóm trưởng, đề xuất chia “Thực
trạng của bản sắc văn hóa Việt Nam” thành Thành tựu và Hạn chế để thấy rõ 2 mặt tích
cực và tiêu cực khi đưa văn hóa vào hội nhập quốc tế.

Trần Diệu Linh: đồng ý với ý tưởng của nhóm trưởng, đề xuất nên nhấn mạnh vào vai
trò của thanh niên trong công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Phan Thị Hồng Minh: đồng ý với ý tưởng của nhóm trưởng, đề xuất nên nhấn mạnh
vào vai trò của thanh niên trong công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

18
Vũ Ngọc Kiều My: đồng ý với ý tưởng của nhóm trưởng, đề xuất đưa ra Khái niệm
văn hóa với góc nhìn của nhiều tổ chức, cá nhân,… để hiểu sâu hơn và khái quát hơn về
văn hóa.

Thái Công Mẫn: đồng ý với ý tưởng của nhóm trưởng, gợi ý định dạng trích dẫn tài
liệu tham khảo, đề xuất thêm hình ảnh và biểu đồ cho báo cáo.

2.3. Kết luận cuộc họp


Các thành viên đồng ý với ý tưởng và phân công của nhóm trưởng. Nhóm trưởng xem
xét, đồng ý và bổ sung ý tưởng mới được thành viên đề xuất. Thành viên và nhóm trưởng
cùng thực hiện công việc được giao theo tiến độ đề ra. Nhóm trưởng sẽ nhắc nhở và theo
dõi quá trình thực hiện của các thành viên để báo cáo đạt được kết quả tốt nhất.

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 20 giờ 30 phút cùng ngày.

Thư ký Chủ trì

Đã ký Đã ký

Vũ Ngọc Kiều My Nguyễn Thị Thu Linh

19

You might also like