Bai Tieu Luan1 292

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Luận văn
ĐỀ TÀI: VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC

HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 1


ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Mục lục
A: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
4. Cơ sở, phương pháp nghiên cứu đề tài.
5. Ý nghĩa.
6. Cấu trúc của đề tài.

B: NỘI DUNG

I. Nội dung cơ bản của tư tưởng HỒ CHÍ MINH về đạo đức.

1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức.


2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
4. Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức, lối sống.

II.Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

1. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.


2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
3. Liên hệ bản thân.

C. KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 2


ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

A: MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng
giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được gần
42 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô
cùng to lớn – đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng. Có thể nói rằng, tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức
của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt
chiều dài lịch sử dân tộc và kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như
tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng
của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc
những giá trị đạo đức của dân tộc,vừa thâu góp những đạo đức của thời đại, đề
xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt
Nam trong thời đại mới và hướng tới việc xây dựng con người mới có đủ đức,
đủ tài phục vụ đất nước và làm rạng ngời con người Việt Nam.

Là một công dân Việt Nam, là một thanh niên trong thời đại mới, là chủ nhân
tương lai của đất nước bản thân tôi cần phải cố gắng hơn nữa, tích cực hơn nữa
trong học tập cũng như trong mọi phong trào hoạt động của đoàn trường và xã
hội. Trau dồi kiến thức trong học tập và trong cuộc sống, rút ra những bài học
kinh nghiệm, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức làm nền tảng để xây dựng
cho bản thân mình một đạo đức tốt, xứng đáng là một công dân Việt Nam đây
cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.

Cũng như tất cả mọi người để xd cho bản thân mình một đạo đức tốt và lấy tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức làm nền tảng. bản thân tôi cần phải hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là gì? Và để hiểu rõ và nhận thức sâu sắc về
những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh buộc bản thân tôi cần phải đi tìm hiểu về nó và đây cũng là
mục đích tôi nghiên cứu đề tài này

HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 3


ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Cơ sở và phương pháp nghiên cứu:

- Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học nhận thức.
- Kết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử.
- Vận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân
tích.

Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ những nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức.

Ý nghĩa:
Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và
giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách
mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Cấu trúc:

B: NỘI DUNG
HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 4
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

a) Đạo đức là gốc của người cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực
hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản
Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể
nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan trọng của Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách
mạng, Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con
người, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng
như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm
đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc:
“Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm
lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi
nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và
tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì không phải cứ viết
lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách, đạo đức. “ vì muốn giải phóng cho dân tộc, cho loài người là
một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức không có căn bản, tự mình
đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì ?”.

Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở thành người cách mạng chân chính,
không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ
biết vì đảng, vì tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư thì

HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 5


ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm.
Tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà
kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến đảng, đến nhân dân. Vì
thế mà sẵn lòng chịu cực khổ với mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì
thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Người đã
không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải(đúng) thì họ đều làm
được.

Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì
phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc
Đảng giao cho việc, thì bất kì to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì
làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình
người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng
suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì
vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân
nhắc người tốt, đề phòng người gian.

Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan
sữa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh
hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho
Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.

Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. không
ham người tưng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ
hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.

Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo
đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích
chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc sống,
xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng. Vì vậy, Hồ Chí Minh
yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của
HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 6
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

V.I.Lênin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân
tộc và thời đại. Trong di chúc Người căn dặn: “mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế
làm thước đo. Chính vì vậy Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng,
gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiểu quả trên thực tế. Người nói:
“phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất mà đo ý chí cách
mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình
thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất.

Như vậy trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên,
phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài, hồng là
gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức
trong hiệu quả hành động.

b) Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã
hội.

Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý
tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng,
mà trước hết ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người
cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình chiến đấu cho lý
tưởng đó trở thành hiện thực.

Hồ Chí Minh cho rằng phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực
lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược
thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý
làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch.

Tấm gương đạo đức trong sáng của một nhân cách vĩ đại, song cũng rất đời
thường của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với
nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương đó từ lâu, là
nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến
bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 7


ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng
Việt Nam gồm những điểm sau:

Một là, trung với nước hiếu với dân.

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất
khác.Trong Nho giáo, khái niệm “trung-hiếu” là trung với vua, hiếu với cha mẹ.
Đây là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ phong kiến ở Việt Nam. Thái độ
ứngxử văn hoá trong xã hội phong kiến phải tuân theo cái trục cơ bản đó, nếu
không, sẽ bị vi phạm tư cách, đạo đức làm người. Từ đó Hồ Chí Minh đưa vào
đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với
nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi
hànhđộng, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không
phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

Trong chữ “trung” như vậy, có cả trung với những ông vua anh minh, nhưng
cũng có cả trung với ông vua hèn kém, mà có thể gọi đó là “ngu trung”. Bởi vì,
Nho giáo đưa ra nguyên tắc trong quan hệ quân – thần (tức vua – tôi) rất cứng
nhắc và sai lầm: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” (Nghĩa là vua bắt bề
tôi phải chết thì bề tôi phải chết, nếu không chết thì là không trung với vua).

Hồ Chí Minh cho rằng, người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên
trên hết và trước hết. Trung với nước ở Hồ Chí Minh trở thành lẽ sống tự nhiên
và ông ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, kể cả khi đã đứng ở đỉnh
tháp của quyền lực. Hồ Chí Minh không bị quyền lực làm cho mờ mắt. Ông cho
rằng, từ người chủ tịch nước cho đến người cấp dưỡng, quét rác, ai mà làm tròn
nhiệm vụ của mình thì đều là người cao thượng, là người làm tròn chữ “trung”.
Mỗi một người trong xã hội đều ứng với một công việc cụ thể, một nhiệm vụ cụ
thể; hễ người nào hoàn thành và hoàn thành tốt việc đó, nhiệm vụ đó thì đó là
trung. Chữ trung đó được đo bằng kết quả cụ thể, bằng hiệu quả công tác, chứ

HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 8


ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

không phải bằng lời nói, bằng việc hô khẩu hiệu cho to, cho lớn, cho dõng dạc,
lời lẽ khẩu hiệu cho mỹ miều.

Hiếu với dân là nội dung rất cơ bản trong quan niệm của Hồ Chí Minh trong cái
cặp chỉnh thể “Trung với nước hiếu với dân”, trong đó có hiếu với cha mẹ mình,
và nói rộng ra là tình họ hàng.

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước,
trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng,
cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chổ thương dân, tin dân, phục vụ nhân
dân hết lòng. Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân
dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí
Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dan tâm, thường xuyên quan tâm
cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.

Hai là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Vì sao Hồ Chủ tịch đề ra khẩu hiệu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính?

Vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của “đời sống mới”, nền tảng của Thi
đua ái quốc.

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Đất có bấn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thiếu một mùa, thì không thành trời.

Thiếu một phương thì không thành đất.

Thiếu một đức thì không thành người.

Từ ngày cách mạng Tháng Tám thành công, lập nền Dân chủ Cộng hòa, cho đến
mấy năm kháng chiến, dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, mà đánh thắng được
giặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói.

HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 9


ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Tuy vậy, đồng bào ta có người đã hiểu rõ, có người chưa hiểu rõ. Có người thực
hành nhiều, có người thực hành ít. Cho nên cần phải giải thích rõ ràng, để cho
mọi người hiểu rõ, mọi người đều thực hành.

Đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một nội dung của cái gốc đạo
đức, cái gốc của sự phát triển trong triết lý hành động của Hồ Chí Minh. Người
mà nói và viết về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhiều nhất, người mà
kêu gọi mọi người thực hành và tự mình “xắn tay áo” lên để thực hành cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhiều nhất chính là Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh phân các mối quan hệ của con người thành ba loại: đối với người,
đối với việc, đối với mình. Tôi nghiệm thấy rằng, mối quan hệ tự mình đối với
bản thân mình là khó xử lý nhất. Tự thấy, tự phê bình, tự xử…vẫn là đòi hỏi bản
thân mình nhìn lại mình. Nhìn lại chính mình khó lắm, đánh giá bản thân mình
khó lắm.

Hồ Chí Minh chính là kẻ sĩ đi làm chính trị có nhân, nếu đối chiếu theo các luận
điểm về kẻ sĩ của Khổng Tử mà Phan Bội Châu đề cập trong tác phẩm Khổng
học đăng của mình. Kẻ sĩ làm người hoạt động chính trị có nhân, theo Khổng
Tử, có năm đức tính:

1. Cung: tự mình đặt ra yêu cầu nghiêm túc đối với bản thân mình về cả ý thức
cũng như hành vi, biết tự mình quản lý lấy bản thân mình;

2. Khoan: khoan dung, độ lượng, có tấm lòng khoan thứ đối với mọi người;

3. Tín: có lòng tự tin, tin ở quần chúng, tin cấp dưới, giữ đúng chữ tín, đã nói thì
phải làm bằng được, không nói một đằng làm một nẻo, không lừa dối nhân dân
để trục lợi;

4. Mẫn: là cần mẫn, siêng năng, làm việc có hiệu quả thực sự;

5. Huệ: biết đưa lại lợi ích cho nhân dân, thực sự thông cảm với dân, không tráo
trở với dân, cùng dân mưu sự nghiệp chứ không dùng sức dân, mưu dân, tiền
thuế của dân để mưu đồ làm giàu cho bản thân mình.

Cái thuyết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo đã có từ
khoảng 2 500 năm trước nói lên tầm quan trọng từ bản ngã, từ chính cá nhân con
HỒ THỊ MẠNH – ĐH TCNH 2 10

You might also like