Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Các Vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế

Nhiều vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế xuất phát từ thực tế là hệ thống chính trị,
luật pháp, phát triển kinh tế, và văn hóa khác nhau rõ rệt từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Một thông lệ được coi là bình thường ở một quốc gia này lại có thể bị coi là vô đạo đức ở một
quốc gia khác. Khi làm việc trong các tổ chức xuyên biên giới và văn hóa, các nhà quản lý ở các
công ty đa quốc gia cần phải đặc biệt nhạy cảm đối với những khác biệt này. Trong bối cảnh
kinh doanh quốc tế, các vấn để đạo đức thường gặp nhất thường xoay quanh thông lệ tuyển
dụng, quyển con người, quy định môi trường, tham nhũng, và nghĩa vụ đạo đức của các tập đoàn
đa quốc gia.

Thông lệ tuyển dụng

Khi các điều kiện làm việc ở nước sở tại rõ ràng kém hơn so với các điểu kiện này ở nước
chủ nhà của một công ty đa quốc gia thì tiêu chuẩn nào nên được áp dụng? Các tiêu chuẩn của
nước sở tại, của chính quốc hay một quốc gia thứ ba nên được lựa chọn? Mặc dù một vài người
đề xuất rằng điểu kiện làm việc và tiển lương nên ngang bằng giữa các quốc gia, chênh lệch bao
nhiêu là chấp nhận được? Ví dụ, trong khi tình trạng công nhân phải làm việc 12 tiếng một ngày,
nhận mức lương rẻ mạt và không được bảo vệ khỏi hóa chất độc hại có thê’ là phổ biến ở một số
quốc gia đang phát triển, điểu này có nghĩa là các công ty đa quốc gia cũng có thể chấp nhận
điểu kiện làm việc như vậy ở các chi nhánh ở nước ngoài hay không hay họ nên bỏ qua điều này
bằng cách sử dụng thầu phụ ?

Các công ty đa quốc gia không nên nhân nhượng với điểu kiện làm việc tổi tàn khi hoạt
động ở nước ngoài hay điểu kiện làm việc của các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, câu hỏi liệu các tiêu
chuẩn nào nên được áp dụng vẫn còn bỏ ngỏ. Tại thời điểm này, các công ty đa quốc gia nên
thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được để bảo vệ các quyển cơ bản và danh dự
của nhân công, thanh tra kiểm tra các chi nhánh và nhà thầu phụ ở nước ngoài thường xuyên đê’
đảm bảo các tiêu chuẩn này được thực hiện, và có biện pháp xử lý nếu không đạt chuẩn là một
cách hiệu quả để xử lý vi phạm vể đạo đức.

Quyền con người

Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và
các nhóm chổng lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
được phép và sự tự do cơ bản của con người.

Quyền con người bao gồm những nội dung cơ bản: (1). Nhân phẩm: được hiểu là những
điều kiện về vật chất và tinh thần. (2). Tự do: được hiểu là mọi người có quyền làm mọi điều mà
pháp luật không cấm,…). (3). Bình đẳng: là mọi người có quyền như nhau, không phân biệt về
giới tính, chủng tộc, vị thế xã hội, tài sản, v.v. (4). Tinh thần nhân đạo, khoan dung. (5). Trách
nhiệm xã hội của mỗi người với cộng đồng: được hiểu là trong khi hưởng thụ các quyền, tất cả
mọi người đều phải chịu sự hạn chế nhất định, nhằm: “Bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức
khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”

Các vấn đề về quyền con người vẫn xuất hiện trong kinh doanh quốc tế. Thực tế, các
quyền cơ bản của con người vẫn còn chưa được tôn trọng ở nhiều quốc gia. Các quyền được cho
là hiển nhiên ở các nước phát triển, như là quyển tự do lập đoàn hội, tự do ngôn luận, tự do hội
họp, tự do di chuyển, tự do chống lại áp lực chính trị,... không được công nhận trên phạm vi toàn
cầu.

Ô nhiễm môi trường

Các vấn đề đạo đức dấy lên khi điểu luật vể môi trường tại các nước sở tại yếu thế hơn so
với luật ở nước chủ nhà. Nhiều quốc gia phát triển có nhiều luật lệ quy định về mức độ ô nhiễm,
việc xả hóa chất độc hại, việc sử dụng vật liệu độc hại ở nơi làm việc,... Những luật lệ này
thường không tồn tại ở các nước đang phát triển, và một số người chỉ trích là hậu quả mang lại
có thể là mức độ ô nhiễm cao hơn từ hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia so với
mức cho phép ở nước chủ nhà.

Liệu một công ty đa quốc gia có được tự do gây ô nhiễm ở một nước đang phát triển hay
không? Điểu gì là đúng và có đạo đức trong những trường hợp như vậy: gây ô nhiễm để đạt lợi
thế cạnh tranh, hay đảm bảo rằng tất cả các chi nhánh tuân thủ đúng các tiêu chuẩn chung về
kiểm soát ô nhiễm?

Trong thế giới hiện đại, các tập đoàn có thể đóng góp vào bi kịch của chung – ô nhiễm
môi trường bằng việc chuyển sản xuất tới các địa điểm, nơi họ có thể tự do xả thải vào không khí
hoặc ra biển hay sông hồ, và gây hại tới những nguồn lực chung có giá trị này. Mặc dù hành
động này có thể vẫn tuân thủ luật pháp, liệu nó có hợp đạo đức hay không? Một lần nữa, những
hành động này dường như đã vi phạm những quan điểm đạo đức và trách nhiệm xã hội cơ bản
nói chung. Sự việc này ngày càng quan trọng khi những lo ngại về sự nóng lên của trái đát do
con người gây ra đã trở thành tầm điểm của công chúng.

Do vậy, liệu có hợp đạo lý hay không khi một công ty cố gắng thoát khỏi định mức xả
thải nghiêm ngặt bằng cách chuyển sản xuất sang một đát nước với luật lệ lỏng lẻo hơn, kể cả
làm như thê' sẽ góp phần làm nóng lên toàn cầu? Một lần nữa, nhiều người tranh luận rằng làm
như thế là vi phạm những quy tắc đạo đức cơ bản.

Tham nhũng

Tham nhũng đã là một vấn nạn ở hầu hết các xã hội trong lịch sử, và đây vẫn là một vấn
để trong xã hội hiện nay. Đã và sẽ luôn luôn có những quan chức chính phủ tham nhũng.

Ở nhiều nước, chi trả cho các quan chức chính phủ dưới dạng tiền “thúc đẩy” là một phần
của cuộc sống. Dưới góc độ thực dụng, hối lộ, dù có thê’ hơi tội lỗi, nhưng là cái giá phải trả đê’
mang lại điều tốt hơn. Một vài nhà kinh tế ủng hộ lí do này, vì họ cho rằng trong bối cảnh luật
pháp cổng kềnh và phiền phức ở các nước đang phát triển, thì tham nhũng có thê’ cải thiện hiệu
quả qua việc “đầy nhanh” tiến độ phê duyệt hồ sơ xin đẩu tư có thê’ giúp tăng trưởng phúc lợi xã
hội.

Ngược lại, các nhà kinh tế học khác đã tranh cãi rằng tham nhũng làm giảm lợi nhuận của
đầu tư kinh doanh và kéo lùi tăng trưởng kinh tế. Tại một đất nước mà tham nhũng tràn lan, các
quan chức quan liêu và hoạt động yếu kém đòi hỏi tiến “lót tay” đê’ cấp phép hoạt động cho
doanh nghiệp là hành vi “rút ruột” lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Điểu này sẽ làm
giảm động lực kinh tế khi đáu tư và có thê’ gây ra tinh trạng trì trệ.

Dựa trên cuộc tranh luận và tính chất phức tạp của sự việc, người ta có thể một lẩn nữa
kết luận rằng rất khó có thể khái quát hóa và nhu cẩu “lót tay” để đẩy nhanh tiến độ tạo ra một
tình huống đạo đức thực sự nan giải. Đúng, tham nhũng là xấu, và cũng đúng, nó có thê’ gầy hại
đến tăng trưởng kinh tê của một đất nước, nhưng cũng đúng, có những trường hợp mà việc trả
tiền “bôi trơn” cho quan chức chính phủ có thê’ loại bỏ các rào cản quan liêu ngăn cản đầu tư tạo
ra công ăn việc làm.

Trách nhiệm đạo đức

Các tập đoàn đa quốc gia có khả năng dịch chuyển sản xuất từ quốc gia này sang quốc gia
khác thông qua việc điều phối các nguồn lực và năng lực sẵn có của họ. Mặc dù không chỉ bị hạn
chế bởi luật pháp và quy luật thị trường mà còn bị ảnh hưởng bởi quy tắc của thị trường và quá
trình cạnh tranh nhưng sức mạnh của các công ty đa quốc gia vẫn rất lớn.

Các nhà triết học đạo đức cho rằng với tiềm lực có được, các tập đoàn phải có trách
nhiệm đóng góp trở lại cộng đổng nhằm xây dựng một xã hội phồn thịnh và phát triển. Khái
niệm “trách nhiệm xã hội” hàm ý rằng các doanh nhân cần cân nhắc các hậu quả xã hội mà các
hoạt động kinh tế có thể gây ra trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh và vẽ lý thuyết nên
nghiêng theo các quyết định mang lại cả lợi ích kinh tế và xã hội. Khi ở hình thái thuần khiết
nhất, trách nhiệm xã hội tự thân nó nên được các doanh nghiệp hưởng ứng vì đó là cách hành xử
đúng đắn mà doanh nghiệp nên làm. Những người ủng hộ quan điểm này lập luận rằng những
doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn và thành công, cẩn có những nghĩa cử cao đẹp
và đền đáp cho xã hội - nơi đã giúp họ đi tới thành công.

Xét về khía cạnh đạo đức, thì sức mạnh tự bản thân là trung lập; điều quan trọng là được
sử dụng theo cách nào. Nó có thể được dùng với mục đích tốt nhằm tăng phúc lợi xã hội và là
hợp đạo lý hoặc nó cũng có thể được sử dụng theo cách tiếp cận đáng ngờ về phương diện luân
thường, đạo lý. Một số tập đoàn đa quốc gia công nhận rằng họ có trách nhiệm đạo đức phải sử
dụng tiềm lực của mình nhằm nâng cao phúc lợi xã hội của cộng đổng nơi họ hoạt động.

You might also like