40. Nguyễn Thị Phương. Qtkd1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

LỚP : ĐH11QTKD1

CÂU 1: NÊU VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ

MÔI TRƯỜNG?

-Nguyên nhân, điều kiện khách quan:


+ Sự phát triển “ quá nhanh” và “ nóng” của kinh tế- xã hội không tính
đến yếu tố bảo vệ môi trường của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội
+ Công tác quản lý nhà nước về môi trường. Việc phân định chức năng
quản lý nhà nước vầ phân công trách nhiệm giữa các Bộ, các ban ngành
trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ các thành phần môi
trường nói riêng còn chồng chéo.
+ Hệ thống văn bản về pháp luật bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa
đồng bộ văn bản pháp luật về môi trường hiện nay đang trong giai đoạn
xây dựng, bổ sung và hoàn thiện. Hệ thống các văn bản pháp luật về môi
trường hiện nay “ vừa thiếu lại vừa thừa”

-Nguyên nhân, điều kiện chủ quan:


+ Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ
môi trường chưa cao, ý thức BVMT của các cơ quan, doanh nghiệp và
công dân còn kém, chưa tự giác, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được
quan tâm chú trọng đúng mức. Chính quyền các cấp, các ngành chỉ chú
trọng phát triển kinh tế chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường; thực
hiện các biện pháp thu hút đầu tư, cấp phép 88 dự án nhưng chưa quan
tâm chỉ đạo thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ
tầng đảm bảo cho công tác xử lí chất thải, rác thải
+ Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong
phòng, chống vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Đây là những thiếu
sót thuộc về chủ quan của các ngành, các cấp trong toàn xã hội dẫn đến vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường có điều kiện còn tồn tại và phát triển.

- Nguyên nhân về phía đối tượng vi phạm


+ Vi phạm pháp luật về môi trường nói chung phần lớn đều có động cơ,
mục đích tư lợi cá nhân, đặc biệt là đối tượng phạm tội về môi trường.
Hầu hết các tội phạm cụ thể trong lĩnh vực môi trường đều có động cơ,
mục đích vụ lợi, đều nhằm mục đích thu lợi bất chính về kinh tế
+ Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương không tuân thủ các
nguyên tắc, chuẩn mực xã hội cùng với việc ý thức sai lệch về cách thoả
mãn nhu cầu cá nhân là yếu tố chủ quan dẫn đến các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường của các đối tượng

CÂU 2: NÊU ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA AN NINH TRUYỀN THỐNG
VÀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG?

Đặc điểm an ninh truyền thống:

Chỉ đưa ra các mối đe dọa về quân sự mà bỏ qua những nguy cơ


khác đang càng ngày càng tăng như thảm họa môi trường, thiếu
lương thực, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái kinh tế…

An ninh truyền thống nhấn mạnh an ninh chính trị và quân sự của
quốc gia

Đặc điểm an ninh phi truyền thống:

An ninh phi truyền thống bao gồm lĩnh vực khác nhau liên quan
đến an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương
bằng biện pháp quân sự.

Có thể chia vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm phi
bạo lực và bạo lực phi quân sự, trong nhóm bạo lực phi quân sự
bao gồm khủng bố, tội phạm có tổ chức…, còn nhóm các hoạt
động phi bạo lực bao gồm kinh tế, văn hóa, môi trường và dịch
bệnh…
An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của
khái niệm an ninh toàn diện. Do đó, trong những điều kiện nhất
định các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bùng phát
thành các vấn đề an ninh truyền thống

Các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc gia
thậm chí là xuyên khu vực

Các vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh hưởng và hủy hoại an
ninh quốc gia dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh
truyền thống.

Mối quan hệ của an ninh truyền thống và an ninh phi truyền


thống

An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặt


của khái niệm an ninh toàn diện, chính vì vậy để chỉ ra sự chuyển
hóa mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền
thống cần dựa vào tính chất của an ninh phi truyền thống.

You might also like