Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

NGÀNH MARKETING



BÁO CÁO CUỐI KỲ


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ
CỦA CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI CIRCLE-K TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Hiếu

Lớp: Quản trị bán lẻ - MK306DV01 - 0100

Sinh viên thực hiện:

1. Hoàng Thị Kim Yến _2183545


2. Dương Thảo Vy _2180779
3. Trần Cẩm Tiên _2190949
4. Nguyễn Đức Thịnh _2180853
5. Nguyễn Minh Hằng _2171383
6. Nguyễn Vy Trâm Anh _2170439
7. Phạm Thuỳ Giang _2182453
8. Hứa Bảo Châu _2190601
9. Ngô Thái Phương Như _2190259

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

NGÀNH MARKETING



BÁO CÁO CUỐI KỲ


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ
CỦA CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI CIRCLE-K TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Hiếu

Lớp: Quản trị bán lẻ - MK306DV01 - 0100

Sinh viên thực hiện:

Mức độ hoàn
STT Họ và tên MSSV thành công
việc
1 Hoàng Thị Kim Yến 2183545 100%
2 Dương Thảo Vy 2180779 100%
3 Trần Cẩm Tiên 2190949 100%
4 Nguyễn Minh Hằng 2171383 100%
5 Nguyễn Vy Trâm Anh 2170439 100%
6 Phạm Thuỳ Giang 2182453 100%
7 Hứa Bảo Châu 2190601 100%
8 Ngô Thái Phương Như 2190259 100%
9 Nguyễn Đức Thịnh 2180853 100%

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2021


LỜI CAM KẾT
Chúng tôi là tập thể thành viên của nhóm 3, bao gồm:

1. Hoàng Thị Kim Yến _2183545


2. Dương Thảo Vy _2180779
3. Trần Cẩm Tiên _2190949
4. Nguyễn Đức Thịnh _2180853
5. Nguyễn Minh Hằng _2171383
6. Nguyễn Vy Trâm Anh _2170439
7. Phạm Thuỳ Giang _2182453
8. Hứa Bảo Châu _2190601
9. Ngô Thái Phương Như _2190259

Chúng tôi xin cam đoan rằng: Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ các quy định về liêm chính
học thuật trong học tập, cũng như trong nghiên cứu. Qua đó, chúng tôi xin khẳng định
nội dung của bài báo cáo này hoàn toàn là thành quả và công sức của các thành viên
trong nhóm, không sử dụng trái phép nguồn tài liệu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức
khác. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu nội dung trong bài báo cáo có xảy
ra tranh chấp hay kiện tụng.
Xin cam đoan!
Tập thể nhóm
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Hiếu – giảng viên lớp Quản trị
Bán lẻ (MK306DV01), người đã tận tình chỉ dạy, chia sẻ và mang đến cho chúng tôi
những kiến thức vô cùng bổ ích về hoạt động bán lẻ. Đồng thời, thầy cũng là người hỗ
trợ chúng tôi hết mình để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Trường đại học Hoa Sen vì đã mang đến
cho sinh viên một môi trường học tập đầy năng động và sáng tạo, nơi chúng tôi có thể
khám phá và phát triển các thế mạnh của bản thân.

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, chúng tôi khó có thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, chúng tôi hi vọng sẽ nhận được những lời góp ý của thầy cô và các bạn để nội
dung bài báo cáo thêm hoàn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tập thể nhóm


MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... 3


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 4
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ................................................................ 7
NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................................... 9
1 Tổng quan về chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K ...................................................... 9
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................ 9
1.1.1 Circle K Toàn Cầu...................................................................................... 9
1.1.2 Circle K Việt Nam...................................................................................... 9
1.2 Quá trình phát triển của Circle K tại Việt Nam ............................................. 10
1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của Circle K Việt Nam ................................................ 11
1.3.1 Tầm Nhìn.................................................................................................. 11
1.3.2 Sứ Mệnh ................................................................................................... 11
1.4 Kết quả kinh doanh của Circle K tại Việt Nam .............................................. 11
2 Phân tích chiến lược bán lẻ của Circle K ............................................................. 13
2.1 Địa điểm bán lẻ ............................................................................................... 13
2.1.1 Vị trí ......................................................................................................... 13
2.1.2 Không gian ............................................................................................... 13
2.2 Cơ cấu hàng hoá và chủng loại sản phẩm ....................................................... 15
2.3 Cách thức bố trí và trưng bày sản phẩm ......................................................... 19
2.3.1 Trưng bày theo đặc tính sản phẩm ........................................................... 19
2.3.2 Trưng bày hàng hoá theo nhóm sản phẩm ............................................... 20
2.3.3 Trưng bày hàng hoá theo hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng
20
2.4 Chiến lược giá ................................................................................................. 22
2.4.1 Chiến lược giá ngang bằng....................................................................... 22
2.4.2 Chiến lược giá thấp hơn so với đối thủ .................................................... 22
2.4.3 Các hoạt động giảm giá ............................................................................ 23
2.5 Dịch vụ khách hàng......................................................................................... 23
2.5.1 Dịch vụ thanh toán ................................................................................... 24
2.5.2 Dịch vụ giặt ủi 24/7 .................................................................................. 24
2.5.3 Dịch vụ ăn uống ....................................................................................... 25
2.5.4 Dịch vụ vận chuyển miễn phí................................................................... 26
2.6 Hoạt động Marketing ...................................................................................... 27
2.6.1 Marketing tại điểm bán ............................................................................ 27
2.6.2 Các hoạt động chiêu thị ngoài điểm bán .................................................. 33
3 Nhận xét và kiến nghị ........................................................................................... 35
3.1 Nhận xét .......................................................................................................... 35
3.2 Đề xuất ............................................................................................................ 35
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 38
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1. Circle K toàn cầu (Nguồn: CircleK.com) .......................................................... 9
Hình 2. Circle K có mặt tại các thành phố lớn ở Việt Nam (Nguồn: CircleK.com) .... 10
Hình 3. Doanh thu của các chuỗi cửa hàng 24/7 tại Việt Nam (Nguồn: CafeF.vn) ..... 12
Hình 4. Cửa hàng Circle K được đặt tại các khu vực đông dân cư và dễ dàng tiếp cận
khách hàng (Nguồn: Brandsvietnam.vn) ...................................................................... 13
Hình 5. Khu vực bàn ăn miễn phí tại Circle K (Nguồn: CircleK.com.vn)................... 14
Hình 6. Không gian bên trong cửa hàng Circle K sang trọng và hiện đại (Nguồn:
thegioidiadiem.vn) ........................................................................................................ 15
Hình 7. Pha chế cocktail bằng các loại đồ uống có mặt tại Circle K (Nguồn:
EatenByLong) ............................................................................................................... 16
Hình 8. Circle K cung cấp khoảng 70 món ăn và hơn 30 loại thức uống được chế biến
sẵn (Nguồn: sgtiepthi.vn) ............................................................................................ 18
Hình 9, Các món ăn đóng hộp luôn được bảo quản trong quầy lạnh để đảm bảo chất
lượng (Nguồn: Foody) .................................................................................................. 19
Hình 10. Các sản phẩm có thể thay thế và bổ sung cho nhau thường được xếp cùng một
khu vực (Nguồn: Foody) .............................................................................................. 20
Hình 11. Quầy thanh toán của Circle thường trưng bày các sản phẩm bánh kẹo được ưa
chuộng (Nguồn: Circle K) ............................................................................................ 21
Hình 12. Sản phẩm bao cao su được sắp xếp ngay tại quầy thanh toán phù hợp với âm
lý e ngại của khách hàng (nguồn: Circle K) ................................................................. 21
Hình 13. Cafe sữa đá tại Circle K rẻ hơn so với Family mart và 7eleven (Nguồn: tham
khảo menu các chuỗi) ................................................................................................... 22
Hình 14. Circle K thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi (Nguồn: Circle
K Việt Nam) ................................................................................................................. 23
Hình 15. Khách hàng có thể thanh toán bằng đa dạng các loại thẻ ngân hàng. (Nguồn:
Circle K) ....................................................................................................................... 24
Hình 16. Dịch vụ giặt ủi 24/7 của Circle K (Nguồn: Circle K Việt Nam) ................... 24
Hình 17. Khu vực bàn ăn cho khách dùng món tại chỗ (Nguồn: Circle K) ................. 26
Hình 18. Ứng dụng CKgo giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng online (Nguồn: CircleK)
...................................................................................................................................... 27
Hình 19. Chương trình giá dùng thử giúp Circle K giới thiệu sản phẩm mới đến khách
hàng (Nguồn: Circle K) ................................................................................................ 28
Hình 20. Chương trình giảm giá của Circle K (Nguồn: Circle K) ............................... 29
Hình 21. Chương trình mua 1 tặng 1 thường xuyên được áp dụng tại Circle K (Nguồn:
Circle K Việt Nam)....................................................................................................... 29
Hình 22. Khách hàng thanh toán bằng ví điện tử tại Circle K sẽ được hoàn tiền (Nguồn:
Circle K) ....................................................................................................................... 30
Hình 23. Circle K thường triển khai các chương trình tặng quà vào các dịp đặc biệt
(Nguồn: Circle K) ......................................................................................................... 30
Hình 24. Chương trình Combo và Upsize tại Circle K (Nguồn : Circle K) ................. 31
Hình 25. Các Poster tại Circle K (Nguồn: Circle K) .................................................... 32
Hình 26. Wobbler tại Circle K (Nguồn:Cirle K ) ......................................................... 33
Hình 27. Các hoạt động kích hoạt điểm bán của Circle K (Nguồn: Circle K) ............. 33
Hình 28. Facebook & Instagram của Circle K (Nguồn: Circle K) ............................... 34
Hình 29. Các clip viral của Circle K (Nguồn: Facebook) ............................................ 34
NỘI DUNG CHÍNH

1 Tổng quan về chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K


1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Circle K Toàn Cầu
Circle K được thành lập tại bang Texas, Mỹ vào năm 1951. Trải qua hơn 60
năm, hiện nay, Circle K đã trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi uy
tín và nổi tiếng với hơn 16 ngàn cửa hàng trải rộng khắp thế giới ,bao gồm:

● Hơn 14.800 cửa hàng do công ty điều hành hoạt động tại Mỹ, Canada, Đan Mạch,
Na Uy & Đông Âu (Giới Thiệu Circle K, 2019)
● Hơn 2.380 cửa hàng Circle K nhượng quyền hoạt động tại nhiều nước khác nhau
trên thế giới, gồm: Campuchia, Trung Quốc, Hy Lạp, đảo Guam, Honduras,
Hồng Kông, Indonesia, Jamaica, Macau, Mexico, Mông Cổ, New Zealand, Ả
Rập Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, và Việt Nam. (Giới Thiệu
Circle K, 2019)

Hình 1. Circle K toàn cầu (Nguồn: CircleK.com)

1.1.2 Circle K Việt Nam


Circle K là cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên du nhập vào thị trường Việt Nam,
với cửa hàng đầu tiên bắt đầu mở cửa đón khách vào ngày 20 tháng 12 năm 2008. Hiện
nay, hệ thống cửa hàng Circle đã có gần 400 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hạ Long, Cần Thơ, Vũng Tàu,.. và vẫn đang trên đà phát triển để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc. Với cam kết dịch vụ được gói gọn trong 4

9
chữ F (4Fs): Fresh, Friendly, Fast, Full là tươi, thân thiện, nhanh chóng, đầy đủ. (Giới
Thiệu Circle K, 2019)

Hình 2. Circle K có mặt tại các thành phố lớn ở Việt Nam (Nguồn: CircleK.com)

1.2 Quá trình phát triển của Circle K tại Việt Nam
● Năm 2008: Circle K khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
● Năm 2012: Circle K khai trương mảng thức ăn nhanh.
● Năm 2013: Khai trương cửa hàng thứ 50 của Circle K tại Việt Nam.
● Năm 2014: Trung tâm phân phối bắt đầu đi vào hoạt động.
● Năm 2015: Circle K khai trương cửa hàng thứ 100 tại Việt Nam.
● Năm 2016: Tiếp tục khai trương cửa hàng thứ 150 của Circle K tại Việt Nam vào
tháng 2 và đến tháng 11 khai trương cửa hàng thứ 200.
● Năm 2017: Circle khai trương cửa hàng thứ 250.
● Năm 2018: Circle K khai trương cửa hàng thứ 100 tại Hà Nội vào tháng 5 và
tháng 6 bắt đầu đi vào hoạt động trung tâm phân phối do Circle K tự vận hành,
đến tháng 11 năm 2018, Circle tiếp tục thành công và khai trương cửa hàng thứ
300.
● Năm 2019: Circle K khai trương các cửa hàng đầu tiên tại Vịnh Hạ Long (tháng
5), Cần Thơ (tháng 8).
● Năm 2020: Circle K chính thức khai trương và mở cửa đón khách cửa hàng thứ
400 ở Việt Nam.

10
1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của Circle K Việt Nam
1.3.1 Tầm Nhìn
Circle K mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng nhất tại
Việt Nam. (Giới Thiệu Circle K, 2019)

1.3.2 Sứ Mệnh
Circle K không chỉ mang đến một không gian mua sắm thú vị, thân thiện và đáng
tin cậy cho khách hàng với những mặt hàng, dịch vụ, món ăn phong phú, đa dạng mà
còn là sự phục vụ nhanh chóng, niềm nở và chân thành nhất. (Giới Thiệu Circle K,
2019)

1.4 Kết quả kinh doanh của Circle K tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu
Á. Với cơ cấu dân số trẻ và mức chi tiêu cho tiêu dùng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
kết hợp cùng sự phát triển vượt bậc của thị trường bán lẻ nói chung và mô hình cửa
hàng tiện lợi nói riêng (Convenience Store). Thật không khó để giải thích khi ngày càng
có nhiều “ông lớn” tham gia vào thị trường này. Theo nghiên cứu và số liệu từ báo cáo
của Deloitte cuối năm 2018, cho thấy rằng, thương hiệu ngoại chiếm tới 70% thị phần
kênh cửa hàng tiện lợi, trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm 30% (Cuộc
chiến khốc liệt của các chuỗi cửa hàng tiện lợi , 2020)

11
Hình 3. Doanh thu của các chuỗi cửa hàng 24/7 tại Việt Nam (Nguồn: CafeF.vn)

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên CafeF.vn năm 2020, Circle K chính là
chuỗi cửa hàng tiện lợi dẫn đầu thị trường về doanh thu, đặc biệt năm 2018, doanh thu
Circle K vượt mức 2300 tỉ đồng, sau 10 năm gia nhập vào thị trường Việt Nam. Con số
này tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm trước, cùng với biên lợi nhuận gộp vượt 31%,
đây cũng là mức hết sức ấn tượng trong ngành bán lẻ. (Cuộc chiến khốc liệt của các
chuỗi cửa hàng tiện lợi , 2020)

12
2 Phân tích chiến lược bán lẻ của Circle K
2.1 Địa điểm bán lẻ
2.1.1 Vị trí
Để tăng khả năng tiếp cận và phục vụ được số lượng lớn khách hàng, các cửa hàng của
Circle K thường được đặt tại các tuyến đường đông đúc dân cư, giao thông thuận tiện
hoặc gần các công ty, trường học và bệnh viện. Đặc biệt, Circle K là thương hiệu đầu
tiên thực hiện chiến lược mở cửa hàng tiện lợi cạnh các trường đại học và nhờ chính
sách đúng đắn đó, họ đã nhanh chóng trở thành vượt lên trên các đối thủ, để trở thành
chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu Việt Nam.

Hình 4. Cửa hàng Circle K được đặt tại các khu vực đông dân cư và dễ dàng tiếp cận
khách hàng (Nguồn: Brandsvietnam.vn)

2.1.2 Không gian


Các cửa hàng Circle K thường được trang trí bắt mắt với màu đỏ chủ đạo và logo Circle
K được in 3D nổi bật. Mỗi cửa hàng của Circle, dù là nhỏ nhất cũng đều chú trọng đến
việc đặt bảng hiệu một cách khoa học, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết cửa hàng.
Thông thường, mỗi cửa hàng sẽ có 2 bảng hiệu chính: một bảng hiệu lớn và một bảng
hiệu được gắn gần cửa ra vào hoặc trên cao ( tránh việc vị trí cửa cửa hàng bị khuất bởi
những yếu tố khác).

13
Không gian bên trong cửa hàng Circle K luôn tràn ngập ánh sáng với hệ thống đèn điện
chạy dọc theo trần nhà nhằm đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho khách hàng, cũng như tạo
ra vẻ đẹp sang trọng, chuyên nghiệp và hiện đại. Ngoài ra, các khu vực cũng được sắp
xếp một cách khoa học và đồng nhất để đảm bảo việc mua hàng của khách hàng diễn ra
suôn sẻ và thuận tiện, cụ thể gồm 4 khu vực chính sau:

 Khu vực để các sản phẩm đồ hộp


 Khu vực chế biến đồ ăn tại chỗ
 Khu vực thanh toán và nhận order
 Khu vực bàn ăn tự phục vụ

Hình 5. Khu vực bàn ăn miễn phí tại Circle K (Nguồn: CircleK.com.vn)

14
Hình 6. Không gian bên trong cửa hàng Circle K sang trọng và hiện đại (Nguồn: thegioidiadiem.vn)

2.2 Cơ cấu hàng hoá và chủng loại sản phẩm


Circle K một chuỗi cửa hàng tiện dụng quốc tế nên sản phẩm ở đây chủ yếu là các mặt
hàng tiêu dùng, đa dạng về chủng loại mẫu mã gồm cả mặt hàng nội địa hay sản phẩm
nhập trực tiếp từ nước ngoài. Tuy nhiên, dễ dàng thấy được rằng, mặc dù kinh doanh
tại Việt Nam nhưng trong hơn 2000 mặt hàng mà Circle K đang bày bán có đến 80% là
sản phẩm nhập khẩu. Bởi lẽ, các công ty cung cấp tại Việt Nam yêu cầu phải thanh toán
ngay tại thời điểm giao hàng bằng tiền mặt. Trong khi đó, đối với nhà cung cấp nước
ngoài khi nhập hàng Circle K được phép nợ khoản thanh toán lên đến 30 ngày. Điều
này dễ dẫn đến việc chi phí có thể bị đội lên cao, ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng
thích sự tiện lợi và rẻ. Tuy nhiên, vì là hệ thống cửa hàng tiện lợi thuộc doanh nghiệp
nước ngoài, nên đây không phải nỗi bận tâm đối với Circle K vì họ có nguồn cung từ
bên ngoài, điều này giúp đảm bảo được rằng sản phẩm của Circle K luôn có chất lượng
vượt trội mà vẫn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng, xứng đáng là địa điểm mua sắm
tiện lợi và đáng tin cậy của khách hàng.

Cửa hàng tiện lợi Circle K kinh doanh đa dạng các loại sản phẩm có mô hình giống như
một siêu thị thu nhỏ, có thể chia thành 11 loại sản phẩm chính như sau:

15
a. Bia - Rượu trái cây

Thay vì vào quán bar đắt tiền thì khi đến Circle K luôn sẵn sàng phục vụ cuộc vui cho
khách hàng 24/7 với hàng chục loại bia đa dạng về chủng loại thương hiệu mang hương
vị Việt quen thuộc cho đến các thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới.

b. Rượu

Tại tủ trưng bày rượu của Circle K, khách hàng sẽ tìm thấy cả một “kho tàng” rượu
vang và đồ uống có cồn từ mạnh đến nhẹ của Úc, Mỹ, Pháp,…. cho đến các loại rượu
truyền thống của Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản phù hợp với các sự kiện cũng như đa
dạng khẩu vị, dựa trên tâm trạng mà khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Đặc biệt,
trên quầy rượu của cửa hàng luôn luôn có sự hiện diện của Halico và Vang Đà Lạt, đây
là 2 thương hiệu được khách hàng, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài ưu ái tin mua
mỗi khi đến thăm Việt Nam.

Hình 7. Pha chế cocktail bằng các loại đồ uống có mặt tại Circle K (Nguồn: EatenByLong)

c. Nước giải khát

Theo khảo sát người tiêu dùng, mục đích chính khi đến với cửa hàng tiện lợi 70% là để
giải tỏa nhu cầu cần được giải khát. Chính vì thế Circle K luôn luôn sẵn sàng dập tắt
cơn khát đó bằng đa dạng các loại thức uống từ nóng đến lạnh từ những thương hiệu
được yêu thích trên thị trường hay sản phẩm của chính nhãn hàng như nước khoáng
thiên nhiên, nước tinh khiết, nước có ga, nước uống thể thao, nước tăng lực, nước trái
cây, trà, cà phê,…. Nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và trải nghiệm mới

16
mẻ, khách hàng còn có thể thỏa sức sáng tạo thức uống của mình bằng cách tự pha trộn
và kết hợp các hương vị có sẵn.

d. Bánh kẹo

Cửa hàng liên tục cập nhật các loại bánh kẹo mới nhất, lạ nhất nên được nhiều người
yêu thích. Mặt hàng này là thế mạnh của Circle K, mang về cho doanh nghiệp nguồn
thu nhập khổng lồ.

e. Chips và snack

Snack chắc chắn là ngành hàng không thể thiếu ở bất kỳ cửa hàng tiện lợi nào. Tại
Circle K Việt Nam thì đây là ngành hàng đa dạng nhất với nhiều sự lựa chọn từ nhãn
hàng trong và ngoài nước đến các sản phẩm nhập khẩu độc quyền của Circle K như
khoai tây chiên, rong biển, các loại hạt, thịt/ cá khô,…

f. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa luôn được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt
cho cơ thể con người. Đến Circle K, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình và
gia đình loại sữa phù hợp như sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng, sữa hạt, phô mai, bơ lạt,…

g. Kem

Đại đa số các bạn trẻ thường ghé qua Circle K để thưởng cho bản thân một cây kem
mát lạnh trong tiết trời oi bức của Việt Nam. Hầu hết sản phẩm kem tại cửa hàng đều
từ thương hiệu có tiếng ở Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ,… Tất cả đều được
đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, vừa an toàn về chất lượng lại có nhiều hương vị thơm
ngon nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức.

h. Thực phẩm khô

Do tính tiện dụng và không phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như chờ đợi nên
thực phẩm khô đang là một trong những ngành hàng có lượng tiêu dùng mạnh. Đối với
sản phẩm khô ăn liền như mì tôm thì Circle K cũng phục vụ sẵn nước nóng để khách
hàng có thể dùng tại chỗ.

i. Đồ ăn nhanh

17
Với đa dạng món ăn mang màu sắc từ Âu sang Á, cửa hàng tiện lợi đã trở thành địa
điểm thu hút người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Chỉ mất thời gian lựa chọn
và hâm nóng thức ăn là khách hàng đã có ngay một bữa ăn thơm ngon mà vẫn đầy đủ
chất dinh dưỡng. Circle K có phục vụ hàng chục món ăn như cơm, mì trộn, bánh bao,
bánh giò,…. Với những ai quá bận rộn thì đây là một lựa chọn cực kỳ nhanh chóng và
tiện lợi với giá thành phải chăng chỉ từ 15.000 đồng cho một phần.

Hình 8. Circle K cung cấp khoảng 70 món ăn và hơn 30 loại thức uống được chế biến sẵn
(Nguồn: sgtiepthi.vn)

j. Hóa mỹ phẩm

Circle K cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc da, mỹ phẩm, sản phẩm
chăm sóc trẻ em,…Những sản phẩm này cũng được lựa chọn từ các thương hiệu lớn,
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vì thế, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi mua
các loại hóa mỹ phẩm tại đây.

k. Hàng tổng hợp

18
Ngoài ra Circle K cũng phục vụ các sản phẩm cơ bản nhất trong cuộc sống thường ngày
như bột giặt, pin, văn phòng phẩm, thiết bị y tế,…. hay thậm chí là áo mưa và dù.

Ở Circle K có bộ phận tiếp thị và quản lý ngành hàng để thẩm định hàng hóa và cân
nhắc lựa chọn nhà cung cấp phối hợp và có một quy trình làm việc chặt chẽ với các nhà
cung ứng hàng đầu, đảm bảo khách hàng có thể tiếp cận mặt hàng chất lượng với giá cả
phải chăng. Nhằm tăng tính chuyên nghiệp của mình, Circle K cũng có bộ phận riêng
chuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá nhu cầu khách hàng đặc biệt là khách du lịch và
giới trẻ dựa theo đó cân nhắc điều chỉnh thành phần, số lượng sản phẩm cho phù hợp.

2.3 Cách thức bố trí và trưng bày sản phẩm


Nghệ thuật bố trí, trưng bày và sắp xếp hàng hoá, sản phẩm là một trong những yếu tố
tiên quyết thúc đẩy nhu cầu và khả năng mua sắm của khách hàng, cũng như tối đa
doanh thu cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi nói chung và Circle K nói riêng.

2.3.1 Trưng bày theo đặc tính sản phẩm


Circle K luôn cố gắng tận dụng tối đa không gian để có thể trưng bày nhiều hàng hoá
nhất có thể, đồng thời, đảm bảo các sản phẩm luôn giữ được chất lượng tốt nhất trước
khi đến tay người tiêu dùng. Do đó, Circle K thường trưng bày và bảo quản hàng hoá
theo đặc trưng của sản phẩm. Với các sản phẩm có giá trị cao như rượu ngoại thì được
trưng bày trong tủ kính hoặc phía bên trong quầy thanh toán, để giảm thiểu tối đa nguy
cơ hư hỏng, đổ vỡ nếu chẳng may khách hàng va chạm phải. Còn các sản phẩm đồ tươi,
thời gian sử dụng ngắn như đồ ăn, sữa chua thì được trưng bày trong các quầy lạnh để
món ăn luôn giữ được hương vị tốt nhất. Và các sản phẩm khác cũng được bố trí tương
tự.

Hình 9, Các món ăn đóng hộp luôn được bảo quản trong quầy lạnh để đảm bảo chất lượng
(Nguồn: Foody)

19
2.3.2 Trưng bày hàng hoá theo nhóm sản phẩm
Trong Circle K, các sản phẩm có cùng chủng loại và công dụng, hoặc có khả năng thay
thế cho nhau sẽ được sắp xếp chung một khu vực để khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản
phẩm mình đang có nhu cầu mua, cũng như đáp ứng sự đa dạng để khách hàng có nhiều
sự lựa chọn. Ví dụ: các sản phẩm mì gói thường sẽ được đặt liền kề nhau, tiếp theo là
các sản phẩm có thể thay thế như mì ly, phở gói, cháo gói, bún gói,…

Hình 10. Các sản phẩm có thể thay thế và bổ sung cho nhau thường được xếp cùng một khu vực
(Nguồn: Foody)

Tiếp theo, các sản phẩm có khả năng bổ sung cho nhau cũng sẽ được ưu tiên sắp xếp
gần nhau. Ví dụ như: café, xúc xích thường xếp gần quầy mì, vì khách hàng có khả năng
sử dụng các sản phẩm này trong cùng một bữa ăn là khá cao.

2.3.3 Trưng bày hàng hoá theo hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng
Với những sản phẩm mà khách hàng thường mua dù không cần chủ đích từ trước, Circle
K thường sắp xếp chúng ở những vị trí bắt mắt nhất, nhằm tăng khả năng tiếp cận và
khơi gợi nhu cầu của khách hàng để họ mua nhiều hơn so với dự tính ban đầu. Điều này
có thể dễ dàng nhận thấy tại khu vực đợi thanh toán. Xung quanh vị trí này thường được

20
sắp xếp các loại kẹo, hoặc các món đồ ăn vặt được ưa chuộng, để khi khách hàng đang
chờ đợi có thể dễ dàng nhìn thấy và chọn mua thêm.

Hình 11. Quầy thanh toán của Circle thường trưng bày các sản phẩm bánh kẹo được ưa
chuộng (Nguồn: Circle K)

Đối với các sản phẩm cần có nhu cầu từ trước, Circle K thường sắp xếp vào các góc
khuất bên trong, vì đây là những mặt hàng mà khách hàng sẵn sàng dành thời gian để
tìm kiếm. Với các mặt hàng mang tính riêng tư, Circle K cũng rất tâm lý khi sắp xếp ở
vị trí thuận tiện nhất cho khách hàng. Cụ thể là, với sản phẩm bao cao su, người Việt
Nam thường có tâm lý e ngại khi mua sản phẩm này. Vì vậy, Circle K đã để quầy hàng
bao cao su ngay sát cửa ra vào và ngay trên quầy thanh toán, giúp rút ngắn thời gian
mua hàng của khách, cũng như tránh tiếp xúc với các vị khách khác quá nhiều.

Hình 12. Sản phẩm bao cao su được sắp xếp ngay tại quầy thanh toán phù hợp với âm lý e ngại của
khách hàng (nguồn: Circle K)

21
2.4 Chiến lược giá
Người Việt Nam là một trong những đối tượng khách hàng có mức độ nhạy cảm về giá
khá cao. Vì vậy, yếu tố giá là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành
công cho doanh nghiệp. Với Circle K, thương hiệu đã áp dụng 3 chiến lược giá chính
bao gồm: chiến lược giá ngang bằng, chiến lược giá thấp hơn so với đối thủ và thực
hiện các chương trình giảm giá.

2.4.1 Chiến lược giá ngang bằng


Hầu hết các sản phẩm mà Circle K kinh doanh đều được nhập từ các nhà sản xuất bên
ngoài. Do đó, Circle K luôn phải tuân thủ theo các chính sách giá do nhà cung cấp đưa
ra để đảm bảo sự bình ổn giá trên thị trường. Chính sách này có thể thể dễ dàng thấy
được khi so sánh giá giữa Circle K với các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác như Family
Mart, Ministop,….

2.4.2 Chiến lược giá thấp hơn so với đối thủ


Với các loại sản phẩm không bị ràng buộc về chính sách giá, đặc biệt là các loại đồ ăn
tự chế biến, Circle K thường áp dụng chính sách giá thấp hơn so với đối thủ để tạo ra
lợi thế cạnh tranh. Ví dụ như: sản phẩm cà phê sữa đá ở Circle K được bán với mức
giá 12 ngàn, trong khi, Family Mart và 7eleven bán với mức giá 15 ngàn.

Hình 13. Cafe sữa đá tại Circle K rẻ hơn so với Family mart và
7eleven (Nguồn: tham khảo menu các chuỗi)

22
2.4.3 Các hoạt động giảm giá
Bên cạnh hai chính sách giá được đề cập ở trên, Circle K còn thường xuyên tung ra các
chương trình giảm giá để khuyến khích nhu cầu mua sắm của khách hàng như: giảm giá
trực tiếp trên sản phẩm, giảm giá theo combo, mức giá đặc biệt khi mua sản theo gói
nhiều sản phẩm,….

2.5 Dịch vụ khách hàng


Circle K cam kết cung cấp cho khách hàng một mô hình dịch vụ 4F (Fresh -
Tươi ngon; Friendly - Thân thiện, Fast - Nhanh chóng và Full - Đầy đủ). Vì

Hình 14. Circle K thường xuyên tung ra các chương


trình khuyến mãi (Nguồn: Circle K Việt Nam)

vậy, dịch vụ khách hàng là một trong những lĩnh vực mà đội ngũ nhân viên Circle
K không bao giờ tự hài lòng và liên tục cải thiện nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ. Circle K liên tục phát triển các sản phẩm dịch vụ, thực phẩm độc đáo, để mang
lại sự tươi mới cũng như những điều thú vị tới khách hàng, giữ họ trở thành những
khách hàng trung thành của thương hiệu Circle K.

23
2.5.1 Dịch vụ thanh toán
Ở Circle K, việc thanh toán ngày càng trở nên dễ dàng với nhiều hình thức khác
nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ ngân hàng và thẻ tín
dụng, gần đây nhất là hình thức thanh toán qua các ví điện tử như Momo, Grab,…
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể thực hiện việc thanh toán các hoá đơn như: hoá
đơn điện nước, internet, hoá đơn tài chính, hoá đơn trả góp,… hay thực hiện việc
rút tiền từ các ví điện tử ở bất kỳ cửa hàng Circle K nào.

Hình 15. Khách hàng có thể thanh toán bằng đa dạng các
loại thẻ ngân hàng. (Nguồn: Circle K)

2.5.2 Dịch vụ giặt ủi 24/7


Vào năm 2016, Circle K giới thiệu dịch vụ giặt ủi hấp tẩy được cung cấp từ
hai thương hiệu uy tín và chất lượng là COSMO (TPHCM) và USA (Hà Nội) để
phục vụ cho nhu cầu về một cuộc sống tiện lợi ngày càng gia tăng. Theo đó, sau

Hình 16. Dịch vụ giặt ủi 24/7 của Circle K (Nguồn: Circle K Việt Nam)

24
khi mang quần áo đến, khách hàng có thể chọn nhận lại tại cửa hàng Circle K,
hoặc sử dụng dịch vụ giao tận nhà vào thời gian thích hợp với mức giá phải chăng.

2.5.3 Dịch vụ ăn uống


Một trong những lý do khiến nhiều người tìm đến cửa hàng tiện lợi là để tiết kiệm
thời gian cho việc ăn uống. Đáp ứng nhu cầu đó, thực đơn các món ăn sẵn của
các hệ thống tiện lợi ngày càng trở nên đa dạng. Điển hình là Circle K, sau hơn
10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, hệ thống cửa hàng này hiện cung cấp
khoảng 70 món ăn và hơn 30 loại thức uống được chế biến sẵn. Một số món ăn
sẵn như mì gói, bánh mì sandwich, bánh bao, cửa hàng còn bán cả xúc xích, chả
giò, cá viên… giá dao động 10.000 - 25.000 đồng. Đặc biệt hơn, nếu khách thích
ăn trứng chiên, cửa hàng sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu với giá một quả trứng gà
chiên 5.000 đồng. thực khách sẽ rất hài lòng với menu đa dạng, hấp dẫn và thái
độ phục vụ niềm nở, tận tình của nhân viên nhà hàng. Đối với các sản phẩm đóng
gói như mì gói, bún gói hay các loại cơm, súp,.. Circle K còn hỗ trợ khách hàng
pha chế và hâm nóng miễn phí.

25
Ngoài ra, tại hầu hết các cửa hàng tiện lợi, khách hàng sau khi mua thức ăn, thức
uống thì luôn có bàn ghế cho khách hàng được ngồi lại thưởng thức hoặc nghỉ
chân sau một chuyến đi dài. Cửa hàng Circle K luôn đảm bảo tiêu chí sạch sẽ -
an toàn - thân thiện với khách hàng khi dùng bữa tại chỗ.

Hình 17. Khu vực bàn ăn cho khách dùng món tại chỗ (Nguồn: Circle K)

2.5.4 Dịch vụ vận chuyển miễn phí


Trong tình hình Covid-19 diễn biến căng thẳng, Circle K đã ra mắt ứng dụng CKGO
giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng và mua sắm trong mùa dịch. Với ứng dụng này,
Circle K cũng đã áp dụng một cách thức khuyến mãi khá phổ biến là Miễn phí vận
chuyển. Hình thức này được áp dụng dưới dạng miễn phí vận chuyển cho đơn hàng có
quy định giá trị (ví dụ: miễn phí vận chuyển đối với hóa đơn mua hàng từ 500.000vnđ).

26
Hình 18. Ứng dụng CKgo giúp khách hàng dễ dàng đặt
hàng online (Nguồn: CircleK)

2.6 Hoạt động Marketing


Circle K được biết đến là một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi phổ biến nhất tại Việt
Nam. Vì thế, họ rất chú trọng đến những hoạt động chiêu thị của mình nhằm thu hút
khách hàng và gia tăng doanh số. Hoạt động chiêu thị của Circle K được chia thành 2
hình thức chính là: Marketing tại điểm bán và Marketing ngoài điểm bán.

2.6.1 Marketing tại điểm bán


Đối với các cửa hàng bán lẻ nói chung và Circle K nói riêng, hoạt động chiêu thị tại
điểm bán rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của khách hàng
(75% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm bán; 35% khách hàng sẵn sàng thay
đổi lựa chọn của mình dưới các yếu tố tác động trong cửa hàng). Vì thế, Circle đã kết
hợp rất nhiều hoạt động ở hình thức này nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong việc thu hút và
tác động tích cực lên hành vi của khách hàng tại điểm bán.

a. Sales Promotions

27
Khuyến mãi (Sales Promotions) là các hoạt động kích thích, khuyên rằng khách hàng
mua trong một công đoạn ngắn bằng hướng dẫn cung cấp cho họ các ích lợi tăng trưởng
thêm nhằm gia tăng doanh thu (Chiến lược kéo). (Vân Lâm, n.d.)

Là một trong những nhà bán lẻ đa dạng các mặt hàng, Circle K rất chú trọng hoạt động
nhằm kích thích và tăng sức mua của khách hàng. Hình thức phổ biến nhất mà họ thường
dùng là Below the line - các hoạt động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy
bán lẻ, tiêu dùng với mục đích ngắn hạn và hiệu quả trực tiếp.

Các hoạt động phổ biến trong hình thức này bao gồm:
 Giá dùng thử
Giá dùng thử là hoạt động phổ biến đối với các sản phẩm mới ra mắt, áp dụng cho các
sản phẩm bán lẻ và cả các sản phẩm của Circle K. Hoạt động này vừa giúp quảng bá
cho sản phẩm mới, vừa thu hút và duy trì lượng khách hàng ổn định về sau. Tuy nhiên,
mức giá dùng thử này sẽ chỉ duy trì ở một khoảng thời gian nhất định.

Hình 19. Chương trình giá dùng thử giúp Circle K giới thiệu sản
phẩm mới đến khách hàng (Nguồn: Circle K)

 Giảm giá theo phần trăm

28
Đối với Circle K, vào một dịp nào đó nhất định, họ sẽ tiến hành hình thức giảm giá này
đối với một số sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thúc đẩy khả năng mua hàng.

Hình 20. Chương trình giảm giá của Circle K (Nguồn: Circle K)
● Mua 1 tặng 1
Mua 1 tặng 1 là hình thức khuyến mãi tương đối phổ biến ở hầu hết ở các cửa hàng bán
lẻ. Chương trình khuyến mãi này có thể được áp dụng theo nhiều cách, “Mua 1 tặng 1”
hoặc “Mua 1 được 2”,... Hình thức này có thể áp dụng để thúc đẩy mua hàng hoặc để
dọn dẹp hàng tồn kho.

Hình 21. Chương trình mua 1 tặng 1 thường xuyên được áp dụng tại Circle
K (Nguồn: Circle K Việt Nam)

29
 Hoàn tiền

Với sự phát triển của thương mại, nhiều thương hiệu ví điện tử ra đời, hỗ trợ khách hàng
trong việc thanh toán một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không cần tiền mặt. Từ đó, đã
kết nối và đưa ra những chương trình khuyến mãi hoàn tiền khi khách hàng thanh toán
bằng ví điện tử. Hình thức này không chỉ thúc đẩy việc chiêu thị của cả hai bên mà còn
thúc đẩy mạnh mẽ sức mua của khách hàng.

Hình 22. Khách hàng thanh toán bằng ví điện tử tại Circle K sẽ được hoàn tiền
(Nguồn: Circle K)

 Tặng quà

Hình thức tặng quà cũng là một trong những hình thức khá phổ biến và tương đồng với
nhiều hình thức khuyến mãi khác. Tuy nhiên,, Circle K đặc biệt áp dụng hình thức này
trong các dịp đặc biệt như: khai trương cửa hàng, valentine, tết,…

Hình 23. Circle K thường triển khai các chương trình tặng quà vào các dịp đặc biệt
(Nguồn: Circle K)

30
 Combo/Upsize

Hình thức Combo/Upsize thường được áp dụng trong các sản phẩm thức/ nước uống tại
Circle K. Nếu như thay bằng việc mua nhiều sản phẩm cùng lúc; thì mua hàng theo
combo sẽ có mức giá ưu đãi hơn rất nhiều. Tương tự với Combo, Upsize cũng là một
hình thức gia tăng khối lượng sản phẩm nhưng giữ nguyên mức giá (thường áp dụng
cho các sản phẩm nước uống).

Nhìn chung, hai hình thức này khá hiệu quả, thu hút được khách hàng và từ đó cửa hàng
cũng sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn; doanh số và lợi nhuận từ đó cũng được đẩy lên
cao hơn.

Hình 24. Chương trình Combo và Upsize tại Circle K (Nguồn : Circle K)

 Các chương trình khuyến mãi khác


Ngoài các chương trình khuyến mãi trên, Circle K còn có thúc đẩy việc mua hàng của
khách hàng qua nhiều hình thức khác như: Rút thăm trúng thưởng, giảm giá giờ vàng,….
b. Tiếp thị tại điểm bán (Point of Sales Materials)
Bên cạnh các chiến lược trọng tâm khuyến mãi, việc tiếp thị tại điểm bán (POS nó giúp
nhà bán lẻ tác động động vào quyết định mua sắm cuối cùng của khách hàng) cũng được
Circle K vô cùng chú trọng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến các sản phẩm
cũng như giới thiệu sản phẩm tới những người mua trong cửa hàng và đang sẵn sàng
mua hàng. Khi được thực hiện một cách có chiến lược,

Tương tự Khuyến mãi, Circle K áp dụng rất nhiều hình thức trong chiến lược tiếp thị
tại điểm bán.

31
● Poster/Standee/ Banner/Booth

Poster/Standee/ Banner/Booth đều là những công cụ thường bắt gặp tại Circle K. Tương
tự như các hình thức chiêu thị khác, các công cụ này giúp thu hút khách hàng, đồng thời
cung cấp thông tin về những hậu mãi mà cửa hàng đang có.

Hình 25. Các Poster tại Circle K (Nguồn: Circle K)

● Wobbler

Tại các quầy kệ của Circle K, Wobbler được sử dụng để thể hiện giá hoặc các chương
trình khuyến mãi tại cửa hàng, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện trong quá trình mua
sắm.

32
Hình 26. Wobbler tại Circle K (Nguồn:Cirle K )

 Divider

Divider thường đặt ở các kệ chính và dùng để phân chia các kệ sản phẩm. Divider
thường được thiết kế theo chiều dọc để dễ dàng nhận biết, làm nổi bật sản phẩm và
không tốn nhiều diện tích di chuyển của khách hàng. (Tomorrow Marketers, n.d.)

c. Kích hoạt tại điểm bán (POP Activation)

Kích hoạt tại điểm bán là những hoạt động hoạt náo nhằm lôi kéo sự chú ý của người
mua hàng. Các hoạt động kích hoạt tại Circle K thường diễn ra vào các ngày khai trương
hoặc những ngày kỷ niệm đặc biệt với các hoạt động như trải thảm, minigame,... (Doan,
2021)

Hình 27. Các hoạt động kích hoạt điểm bán của Circle K (Nguồn: Circle K)

2.6.2 Các hoạt động chiêu thị ngoài điểm bán


Bên cạnh các hoạt động tiếp thị tại điểm bán với vai trò chủ chốt và đặc biệt quan
trọng đến việc thu hút và tạo nên quyết định mua sắm của khách hàng, các nhà bán lẻ
nói chung và Circle K nói riêng cũng chú trọng đến những hoạt động chiêu thị bên

33
ngoài cửa hàng. Những hoạt động này không trực tiếp thúc đẩy hành vi mua hàng
ngay lập tức nhưng sẽ tạo nên sự nhận thức của khách hàng về thương hiệu, từ đó trở
thành cầu nối giữa khách hàng và thương hiệu.

a. Facebook/Instagram
Hình thức chủ chốt trong việc chiêu thị bên ngoài điểm bán là Mạng xã hội (Social
Media). Các kênh truyền thông trực tuyến này ngoài việc đăng tải những nội dung
khuyến mãi liên quan đến sản phẩm còn là cầu nối để Circle K tương tác với khách
hàng.

Hình 28. Facebook & Instagram của Circle K (Nguồn: Circle K)

b. Key Opinion Leaders (KOLs)


Tại nền tảng mạng xã hội, Circle K cũng thường áp dụng hình thức tiếp thị thông qua
KOLs. Các KOLs sẽ được mời để trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm từ các cửa hàng
Circle K, từ đó sẽ tạo nội dung trên các phương tiện truyền thông cá nhân nhằm tạo lòng
tin cho khách hàng, khiến họ dễ thực hiện chuyển đổi hơn.

Hình 29. Các clip viral của Circle K (Nguồn: Facebook)

34
c. PR content

Circle K thường cho ra mắt các clip giới thiệu sản phẩm, cũng như các bài viết review
trên các nhóm cộng đồng của Facebook như: Thánh Riviu, Ăn sập Sài Gòn,…. và đã
tạo nên các xu hướng mới trong lĩnh vực ăn uống. Trà sữa than tre là một minh chứng
điển hình.

3 Nhận xét và kiến nghị


3.1 Nhận xét
Nhờ vào các chiến lược kinh doanh đúng đắn và sáng tạo, nhà bán lẻ Circle K luôn nằm
trong top các chuỗi cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, là nơi cung
ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu với chất lượng đảm bảo và hợp vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Circle K luôn tạo ra điểm khác biệt của mình so
với đối thủ thông qua các sản phẩm độc đáo, mà khi nhắc đến, khách hàng ngay lập tức
nhớ tới Circle K như: mì trộn, trà sữa than tre,…. Ngoài ra, Circle K còn không ngừng
phát triển hệ thống cửa hàng, với các vị trí đắc địa, tại các khu vực đông dân cư, giúp
cho thương hiệu tiếp cận và phục vụ được nhiều khách hàng hơn, để thúc đẩy quá trình
trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu tại Việt Nam.

Bên cạnh các điểm tích cực, các cửa hàng bán lẻ của Circle K vẫn còn những hạn chế
như là không gian để xe còn khá chật chội nên khi lượng khách quá đông thường dẫn
đến việc thiếu chỗ để xe, là một sự bất tiện rất lớn mà khách hàng cảm thấy không hài
lòng, thậm chí một vài cửa hàng của Circle K thường xuyên thiếu bảo vệ, làm khách
hàng cảm thấy không an tâm về tài sản của mình. Đồng thời, ở một vài cửa hàng, thái
độ của nhân viên vẫn chưa niềm nở khi chào đón khách hàng, chưa nhiệt tình trong việc
giới thiệu các mặt hàng hay giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải, thậm chí là
còn có thái độ khó chịu khi lượng khách quá đông.

3.2 Đề xuất
Hiện nay, Circle K đã phát triển rất mạnh tại các thành phố lớn, nhưng lại chưa có hoặc
chỉ có rất ít cửa hàng ở các thị trường tỉnh. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị rằng: Circle K
có thể nghiên cứu và xem xét mở rộng ra thị trường tỉnh, đặc biệt là các tỉnh thành có
dân số trẻ đông, để có thể gia tăng doanh số cũng như thị phần của mình. Bên cạnh đó,

35
Circle K cần chú trọng nhiều hơn vào việc tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên để nhân
viên luôn phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, niềm nở và mang đến trải
nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất cho khách hàng. Điều cuối cùng, Circle K cần cải thiện
khu vực để xe, rộng hơn và an toàn hơn, để khách hàng có thể hoàn tâm yên tâm khi
mua sắm tại đây

36
KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu và phân tích chiến lược bán lẻ của Circle K, chúng tôi nhận
thấy rằng thương hiệu từ Mỹ này đã làm rất tốt không chỉ trong việc bán hàng, mà còn
trong cả các dịch vụ đi kèm để mang đến một trải nghiệm mua sắm vượt lên trên cả sự
mong đợi của khách hàng. Tuy còn một vài hạn chế nhỏ, nhưng chúng tôi tin rằng với
phương châm hoạt động không ngừng cải tiến và phát triển, các hạn chế đó sẽ nhanh
chóng được khắc phục và Circle K sẽ còn lớn mạnh hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Báo cáo này cũng là cơ hội rất lớn để chúng tôi có thể ứng dụng các kiến thức đã được
vào học thực tiễn, cũng như mang đến một nguồn tài liệu tham khảo mới cho các bạn
sinh viên, hay cho những ai đang có mong muốn phát triển bản thân trong lĩnh vực bán
lẻ.

Do ảnh hưởng của dịch Covid, cũng như là hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, nên
nội dung bài báo cáo chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ bản dựa trên các nguồn dữ liệu
sẵn có trên internet mà chưa khai thác sâu vào các vấn đề liên quan phía sau. Trong
tương lai, nếu có cơ hội phát triển tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu vào các nội dung sâu xa
hơn, từ đó đưa ra được nhiều giải pháp hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới Thiệu Circle K. (2019). Retrieved from CircleK:
https://www.circlek.com.vn/vi/gioi-thieu/
2. Cuộc chiến khốc liệt của các chuỗi cửa hàng tiện lợi . (2020, 9). Retrieved
from NHD: https://ndh.vn/chuyen-thuong-truong/cuoc-chien-khoc-liet-cua-cac-
chuoi-cua-hang-tien-loi-1276527.html
3. Doan, G. (2021, 7 28). Tứ trụ 4C của Tiếp thị tại điểm bán - Trade Marketing.
Sapo. Retrieved 8 7, 2021, from https://www.sapo.vn/blog/tu-tru-4c-cua-tiep-
thi-tai-diem-ban-trade-marketing
4. Tomorrow Marketers. (n.d.). 13 POSM phổ biến. Tomorrow Marketers.
https://blog.tomorrowmarketers.org/posm-la-gi/

38

You might also like