Bài Tieu Luan Mau

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Họ và tên SV - Mã số SV - Mã nhóm HP

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TÊN ĐỀ TÀI

Giảng viên hướng dẫn: Ths...

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


1
MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 3

CHƯƠNG 1: ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH LÀ TẤM GƯƠNG CỦA Ý CHÍ VÀ


NGHỊ LỰC TINH THẦN TO LỚN VƯỢT QUA MỌI THỬ THÁCH, KHÓ
KHĂN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CÁCH MẠNG............................................. 4

1.1. Bước đầu hình thành ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi thử thách,
khó khăn của Nguyễn Tất Thành giai đoạn 1890 – 1911 ......................................... 4

1.2. Vượt qua mọi khó khăn thử thách để tìm thấy con đường cứu nước giai đoạn
1911 – 1920 ............................................................................................................ 4

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ Ý


CHÍ VÀ NGHỊ LỰC TINH THẦN TO LỚN VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐỂ ĐẠT
ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............... 6

2.1. Những vấn đề đạo đức cấp bách hiện nay ......................................................... 6

2.2. Vai trò của việc học tập đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh................................ 6

2.3. Một số giải pháp ............................................................................................... 6

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 8

2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp
cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc, Người còn để lại cho
chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức,
tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân
tộc và của loài người.

Để góp phần nhìn nhận lại một lần nữa tấm gương đạo đức sáng ngời
của Hồ Chí Minh nói chung và ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt qua gian khổ khó
khăn để đạt được mục đích cách mạng của Người nói riêng qua đó nêu lên thực
trạng và một số giải pháp cho vấn đề đạo đức cấp bách hiện nay em xin thực
hiện đề tài : “Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh
thần to lớn vượt qua mọi thử thách khó khăn để đạt được mục đích cách mạng”
làm bài thu hoạch cuối kỳ chuyên đề: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.

3
CHƯƠNG 1
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH LÀ TẤM GƯƠNG CỦA Ý CHÍ
VÀ NGHỊ LỰC TINH THẦN TO LỚN VƯỢT QUA MỌI THỬ THÁCH,
KHÓ KHĂN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CÁCH MẠNG

1.1. Bước đầu hình thành ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi
thử thách, khó khăn của Nguyễn Tất Thành giai đoạn 1890 – 1911

Đối với cá nhân Nguyễn Tất Thành, bên cạnh một không gian lớn là bối
cảnh lịch sử đất nước, quê hương cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì gia đình –
không gian hẹp cũng là một yếu tố rất quan trọng để định hình nên những nhân
cách ban đầu. Giống như Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định “những dấu ấn
gia đình trong tâm hồn người niên thiếu, nếu về sau có bị phủ lấp bụi bậm thời
gian đi nữa, nó vẫn trường tồn như một trầm tích của quả đất. Hẳn là nó không
quyết định tương lai của một con người – còn vô số những yếu tố can thiệp vào
– nhưng có ý thức hay không có ý thức, nó theo dõi ta luôn, nó thuộc vào điều
kiện phát triển tinh thần của ta, của bất cứ ai. Trong trường hợp của Cụ Hồ Chí
minh thì: gia đình cần cù, gương mẫu, quê hương trí tuệ, anh hùng là tảng đá
nền móng của nhân cách, tính tình, tư tưởng”1, gia đình cần cù, gương mẫu đó
đã trau dồi cho người thanh niên Nguyễn Tất Thành những vốn tri thức đầu tiên,
đặt nền móng hình thành nên chủ nghĩa yêu nước, những phẩm chất đạo đức
cao đẹp: khiêm tốn, giản dị, nhân ái…để rồi khi xuống tàu ra đi tìm đường cứu
nước hành trang Nguyễn Tất Thành mang theo không phải là tiền bạc, của cải
vật chất mà là một lòng yêu nước thương dân nồng nàn cùng với vốn kiến thức
vô giá – tinh hoa văn hóa của dân tộc – do quê hương, gia đình cung cấp.

1.2. Vượt qua mọi khó khăn thử thách để tìm thấy con đường cứu nước
giai đoạn 1911 – 1920

1
GS. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh chân dung một tâm hồn và trí tuệ vĩ đại, Nhà xuất bản
Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, trang 109.

4
Ngày 5/6/1911 con tàu Latusơ Tờrêvin đưa Nguyễn Tất Thành với tên
gọi Văn Ba ra đi tìm đường cứu nước. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong
cuộc đời của Người và cũng là bước ngoặt quan trọng của đất nước trong cuộc
đấu tranh nhằm giành độc lập dân tộc. Trên bước đường gian truân ấy, Người đã
trải qua biết bao nhọc nhằn, vất vả. Người đặt chân lên tàu Latouché Trévillé để
sang Pháp chỉ với đôi bàn tay trắng. Người đã phải làm một anh phụ bếp, làm
việc một ngày mười mấy tiếng đồng hồ, từ bốn giờ sáng đến chín giờ tối. Người
làm đủ mọi thứ việc trên tàu: đốt lửa lò, khuân than, lấy rau, thịt, cá, nước đá,
v.v…

5
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ VÀ
NGHỊ LỰC TINH THẦN TO LỚN VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐỂ ĐẠT
ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Những vấn đề đạo đức cấp bách hiện nay


Có thể nói chưa bao giờ các vấn đề về đạo đức lại trở thành vấn đề nóng
hổi như hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề về đạo đức lại ngày
càng nổi cộm, đặc biệt là hiện tượng suy thoái về đạo đức mà cho đến bây giờ
vẫn chưa biện pháp khắc phục một cách triệt để. Nó tồn tại ở khắp nơi trong xã
hội, trong tất cả các tầng lớp nhân dân. Ở đây, tác giả xin đề cập đến hai đối
tượng tiêu biểu là vấn đề đạo đức trong Đảng và trong thế hệ trẻ hiện nay.

2.2. Vai trò của việc học tập đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư
tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân chủ tịch Hồ Chí
Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người
cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người
bình thường, ai cũng có thể học theo, để trở thành một người cách mạng, người
công dân tốt trong xã hội. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là
niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam.

2.3. Một số giải pháp


Một số giải pháp ở đây xin đề cập để giải quyết vấn đề đạo đức cấp bách
ở hai đối tượng đã đề cập ở phần trên.

6
KẾT LUẬN

Trong bức điện chia buồn của Đảng Cộng sản CuBa ngày Chủ tịch Hồ
Chí Minh qua đời có đoạn viết: “Cuộc đời của Người là một tấm gương sáng
chói những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất. Hiếm có một nhà
lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan
dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy”.2 Quả thật
vậy, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chuỗi
ngày tháng hết sức gian nan và vất vả, có những giây phút đối diện giữa cái
sống và cái chết. Tuy nhiên, cả cuộc đời người sống và hoạt động cách mạng
của mình, Người luôn xác định lý tưởng trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Khi
đã xác định được mục đích của mình, Người hoạt động, đấu tranh không mệt
mỏi cho mục đích đó. Cũng chính điều này đã tạo cho Người ý chí, nghị lực để
vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để đạt được mục đích cách mạng.

2
Phạm Chí Dũng (Biên soạn – 2004), Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên,
Tp. Hồ Chí Minh.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tuyên giáo Trung ương, Trung tâm thông tin công tác tư
tưởng, 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
2. PGS, TS. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2010), Sự tương đồng và
khác biệt về quan điểm cách mạng Việt Nam giữa Hồ Chí Minh với quốc tế
cộng sản và Đảng cộng sản Đông Dương những năm 1930-1941, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. GS. TS. NSND. Trần Văn Bính (2010), Di sản Hồ Chí Minh về
Văn hóa – Đạo đức, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
4. CD – Room (2009), Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Chí Dũng (Biên soạn – 2004), Thế giới ca ngợi và thương
tiếc Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh – Sự nghiệp vĩ đại,
gương sáng đời đời, Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. Trường Chinh (1991) Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt
Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
8. Phan Thanh Diễn (2005), Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh trong công cuộc đổi mới, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
9. PGS.TS Đinh Xuân Dũng (Chủ biên), Tư Tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức, (2008), NXB Giáo Dục, Hà Nội.
10. Thành Duy (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. E. Cô-bê-lep (2000), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội.
12. GS. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh chân dung một tâm hồn
và trí tuệ vĩ đại, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

You might also like