NH10 - Nhóm 8 - T 26 - L I Bình Phong

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NH10 nhóm 8 tổ 26

Lại Bình Phong - 2051012086(*)


Phan Duy Phong – 2051010230
Đào Minh Phố - 2051052099
Lê Văn Phôn - 2051012087
Nguyễn Hoàng Gia Phú – 2051052100
Nguyễn Phạm Ngọc Phú – 2051052101
Dương Huỳnh Minh Phúc – 2051052102
Lê Hồng Phúc - 2051050360
Đề: Anh/Chị phân tích các nội dung Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh; Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận và
Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn trong nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta?

 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

Trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, có thể nói Việt Nam của
chúng ta phải đối mặt với biết bao kẻ thù mạnh hơn ta về mọi mặt, mạnh hơn ta về
vũ khí về trang bị nhưng nước ta vẫn đứng vững và làm nên những chiến công
vang dội. Để có được thành công như ngày hôm nay trong quá trình đánh giặc giữ
nước ông cha ta đã xây dựng nên nghệ thuật đánh giặc rất độc đáo và sáng tạo như:
Tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý chí quyết tâm, tự lực tự cường, chủ động tiến
công, toàn dân là binh cả nước đánh giặc, thông minh và mưu trí sáng tạo,… Trong
số đó có nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh” là một trong những nghệ thuật quan trong góp phần làm nên những chiến
công vang dội.
Nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” là nét đặc
sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta. Trong các cuộc kháng
chiến, dân tộc Việt Nam luôn luôn phải chống lại thế lực xâm lược mạnh hơn ta về
quân số, về vũ khí đặc biệt là các vũ khí rất hiện đại, tối tân. Nghệ thuật lấy nhỏ
đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy “thế”
thắng “lực”. Như chúng ta đã biết quy luật của chiến tranh là “Mạnh được yếu
thua”, nhưng ông cha ta đã sớm xác định được sức mạnh trong chiến tranh, đó là
sức mạnh của nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là sự hơn kém, so sánh nhau về
quân số, về vũ khí. Phát huy truyền thống đánh giặc độc đáo của dân tộc, nghệ
thuật quân sự Việt Nam không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện. Coi trọng
đánh địch bằng “lực, thế, thời, mưu”, thắng địch bằng “mưu, kế, thế, thời”; lấy
phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sức mạnh của toàn dân làm cơ bản, thực hiện
đánh tiêu diệt có trọng điểm kết hợp đánh tiêu hao rộng khắp trên cơ sở hạn chế
chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch. Khi chọn mục tiêu tác chiến hết sức tránh
các mục tiêu dân sự, khu dân cư, bệnh viện, trường học, các công trình văn hóa,…
chọn địa bàn tác chiến trọng điểm phần lớn là rừng núi, địa bàn có nhiều lợi thế
cho ta, khó khăn cho địch, ta có điều kiện để tiêu diệt địch mà không làm ảnh
hưởng nhiều đến các hoạt động dân sự. Nguyễn Trãi từng viết “Người dùng binh
giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ
hóa ra lớn. Mất thời, không thế thì mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy sự thay đổi
ấy chỉ trong khỏang trở bàn tay mà thôi”. Qua đó càng thể hiện sự đúng đắn nghệ
thuật quân sự của ông cha ta. Toàn bộ hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn là những
mẫu hình rất sinh động của nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng
lớn”. Đứng chân từ Nghệ An, dùng ba đạo quân nhỏ mấy nghìn người thọc sâu vào
vùng địch tạm chiếm suốt dải đồng bằng và trung du Bắc Bộ, dựa vào thanh thế
của nghĩa quân và nhân dân các châu huyện, lấy “Ngô công” - một kiểu võ trang
địch vận - mà vô hiệu hóa trên 5 vạn quân chiếm đóng trong các đồn lũy địch, tạo
một thế mới cho chiến dịch phản công diệt viện. Dùng một hệ thống trận địa mai
phục liên hoàn nhử địch vào đất hiểm, tiêu hao nặng đạo quân 10 vạn của Liễu
Thăng, kiềm chế cánh quân 5 vạn của Mộc Thạnh. Lấy thất bại của tướng trẻ uy
hiếp tướng già, của chính binh uy hiếp kỳ binh, diệt toàn bộ trung quân trên đường
tháo chạy. Quay lại diệt tàn quân của cánh chính rồi lấy toàn bộ chiến thắng viện
binh uy hiếp kẻ chờ viện, ép đạo quân 10 vạn phải giảng hòa. Cuối cùng cấp
thuyền ngựa cho rút về nước. Sau 10 năm tạo thời lập thế, nghĩa quân Lam Sơn đã
đánh bại hoàn toàn đạo quân viễn chinh của nhà Minh bằng nghệ thuật “lấy chính
để hợp, lấy kỳ để thắng”.
Đến Nguyễn Huệ, với trận phục kích nổi tiếng trên sông Rạch Gầm - Xoài Mút,
dùng một lực lượng không bằng một nửa quân số Xiêm - Nguyễn Ánh, diệt 300
chiến thuyền giặc đuổi chúng về nước... Quay ra Bắc, với lực lượng xấp xỉ một
phần ba quân số đối phương, với quan điểm truyền thống “quân lính cốt hòa thuận
không cốt đông, cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”, đã tiến hành một trận phản công
chiến lược lịch sử vào hệ thống phòng thủ khá mạnh của địch ở Ngọc Hồi, Đống
Đa, đẩy Tôn Sĩ Nghị vào thế tan rã và tháo chạy, quét sạch 29 vạn quân giặc ra
khỏi bờ cõi trong vòng 5, 6 ngày đêm.
Nghệ thuật quân sự của đất nước một lần nữa lại được Quang Trung khái quát:
“Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo chứ không phải lấy mạnh đè yếu,
lấy nhiều hiếp ít”.
Tóm lại nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh” đã góp phần vào những chiến thắng to lớn, tạo cho dân tộc ta một
nền nghệ thuật quân sự giữ nước có bản sắc riêng mà suốt chiều dài lịch kháng
chiến của mình Đảng ta đã kế và phát triền.

NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT TRẬN
QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO VÀ BINH VẬN

Trong chiến tranh , không chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh quân đội, vũ khí, chiến
trường mà còn có sự tác động qua lại giữa các mặt trận như quân sự, chính trị, ngoại giao,
binh vận. Với mỗi cá nhân, nếu tư chiến tranh không hiểu theo đúng nghĩa thì chiến tranh
như một sự xâm lược, sử dụng sức mạnh to lớn của quân đội để tiến hành xâm chiếm, vì
thế tư tưởng đúng của chiến tranh là cả một nghệ thuật về đường lối, chiến lược,..để
giành thắng lợi mà đó chính là nét điển hình trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta.
Trong các lĩnh vực :

- Mặt trận quân sự : có tính quyết định trực tiếp và quan trọng để dẫn đến thắng lợi của
chiến tranh, đó là quá trình tổ chức và xây dựng quân đội, huy động lực lượng, điều động
quân ra trận, thực hành các phương thức tác chiến, các hình thức và thủ đoạn chiến đấu
nhằm tiêu diệt địch, tạo điều kiện, làm hậu thuẫn cho các mặt trận khác và chịu trách
nhiệm trực tiếp việc thành bại của cuộc chiến tranh. Từ cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân
tộc ( khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ) cho đến nay, dân tộc ta đã và luôn kế thừa, phát
huy nghệ thuật đánh giặc, không ngừng trau dồi nâng cao, phát triển qua mỗi thời kì. Mỗi
thời đại đều phát triển cách đánh giặc khác nhau như: “ tiên chế phát nhân” là nét đặc sắc
trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt , “song kiếm hợp bích” là nét đặc sắc trong
cách đánh của Trần Hưng Đạo,… Có thể khẳng định những thắng lợi về mặt quân sự đã
góp phần to lớn cổ cho các mặt trận khác giành thắng lợi và ngược lại. Để có được những
thắng lợi trên mặt trận quân sự thì không thiếu những yếu tố khác như các mặt trận chính
trị, ngoại giao, binh vận.

- Mặt trận chính trị : đòi hỏi phải thường xuyên tuyên truyền cho tính chính nghĩa của
cuộc kháng chiến của ta nhằm tập hợp sức mạnh toàn dân tộc. Mặt trận chính trị hoạt
động tốt có vai trò góp phần tang cường, củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền đủ sức lãnh đạo kháng chiến. Mặt trận chính trị còn là cơ sở tạo ra sức mạnh quân
sự để các triều đại phong kiến thời Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn sử dụng để giành chiến
thắng trong chống giặc ngoại xâm. Các triều đại luôn biết nêu cao ngọn cờ nghĩa để
chống lại “kẻ xâm lược” để thoả mãn ý nguyện bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.

- Mặt trận ngoại giao : rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta, phân hoá
cô lập kể thù tạo thế có lợi cho cuộc chiến đồng thời không làm ảnh hưởng đến tình cảm
ban giao giữa hai nước. Các cuộc chiến tranh lớn của các triều đại, phần lớn thắng lợi
thuộc về Đại Việt và các triều đại phong kiến nước ta, đồng thời ta cũng hiểu được cái
gọi là “vuốt mặt cũng phải nể mũi” thì mới giảm bớt thảm họa chiến tranh về sau. Do đó,
sau mỗi lần đến đỉnh điểm của thắng lợi, các tướng lĩnh luôn thực hiện chiêu thức “xin
cầu hoà” để giữ thể diện cho nước lớn. Đó cũng được xem là một trong những kế sách
giữ nước, giành hoà bình lâu dài.

- Mặt trận binh vận : Tiến công vào ý chí, kích động tính kiêu ngạo, chủ quan, làm tan rã
hàng ngũ địch..., tạo điều kiện cho quân sự giành thắng lợi bằng cách không ngừng vạch
trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, cô lập phân hoá nội bộ của chúng, làm cho
chúng mạnh mà hoá yếu. Đây là một trong những diệu kế mà ông cha ta đã từng vận
dụng trong kháng chiến như: trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống, Lý Thường Kiệt
đọc bài “Nam Quốc Sơn hà”làm siêu lòng quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.

Có thể thấy để cần chiến thắng thì cần phải có sự tác động qua lại giữa các mặt trận quân
sự, chính trị, ngoại giao, binh vận nếu mặt trận quân sự mang tính quyết định thì những
mặt trận khác như góp thêm phần thắng cho chúng ta, tuy nhiên mỗi mặt trận đều có một
mặt quan trọng khác nhau, có thể kết hợp chặt chẽ thì cho dù kẻ thù có mạnh hơn nhiều
lần thì chúng ta cũng có thể đánh bại. Điều đó cũng nói lên bài học đáng quỷ để chúng ta
noi theo đó là chúng ta không chỉ nên giỏi về một khía cạnh mà còn phải giỏi về mọi mặt,
khồng chỉ thế để thành công trong lĩnh vực nào đó không phải chỉ cần một yếu tố mà có
nhiều yếu tố gộp lại, chúng ta phải kế thừa những truyền thống, nghệ thuật tốt đẹp của
dân tộc để sau này giúp ích cho xã hội và bảo vệ tổ quốc.

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH CÁC TRẬN ĐÁNH LỚN


Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh
nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất
lượng cao thắng số lượng đông. Và trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức
và tiến hành các trận đánh quyết định để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh. Tiêu
biểu nhất là trận đánh của Nguyễn Huệ. Trong đó không thể không kể đến nghệ thuật tổ
chức và cách thực hành tác chiến của ông.
Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất, rực
rỡ nhất trong việc tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược, đặc biệt là giải
phóng Thăng Long trong mùa xuân Ki Dậu 1789. Khi chọn đánh vào Thăng Long là địa
bàn tập trung hầu hết quân địch, là nơi bộ chỉ huy quân Thanh và triều đình Lê Chiêu
Thống, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy rất rõ trong cái mạnh của địch, chúng bộc lộ những
điểm yếu và sơ hở. Điểm yếu cơ bản của quân tướng nhà Thanh là rất chủ quan, ngạo
mạn, cho rằng Tây Sơn không dám và không thể tiến công chúng, do đó thế trận rất lỏng
lẻo.
Trong thực hành tác chiến, Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống tổ chức hành quân đạt
hiệu quả tối đa, khiến quân địch hoàn toàn bị động. Trong cách đánh, Nguyễn Huệ rất
chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công địch bằng các đòn thọc sâu, hiểm
hóc. Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công chính diện với bên sườn, vừa là tiến hành
nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể
ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại.
Chúng ta biết rằng, ở thời kỳ đó chưa có các phương tiện thông tin hiện đại như ngày
nay, vậy mà các hướng tiến công đã hiệp đồng tác chiến để đột phá kết hợp với bao vây,
vu hồi; tiến công bằng các đòn thọc sâu, hiểm hóc, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ lại
diễn ra ăn khớp, nhịp nhàng đến thế. Điều đó càng chứng tỏ nghệ thuật tổ chức, sử dụng
lực lượng của Nguyễn Huệ là hết sức tài tình. Đây là một trong những bài học quý để
Quân đội ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới.

You might also like