Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SINH HỌC

Lý thuyết (Ghi nhớ):


Bài 9: Nguyên phân:
-Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và
duỗi xoắn của nó. Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì liên tục qua các
thế hệ.
-Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phẳng lì đồng đều
trong nguyên phân. Nhờ đó, 2 tế bào con có bộ NST giống nhau như bộ NST của
tế bào mẹ.
-Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời
duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
Bài 10: Giảm Phân
-Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n NST)
ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con dều mang bộ NST
đơn bội (n NST), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế
bào mẹ.
-Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là: sự tiếp hợp của NST khép
tương đồng ở kì đầu; Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung và xeeps song song thành 2
hàng ở mặt phẳng xích đọa của thoi phân bào; Sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li
độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào; Khi kết
thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép
khác nhau về nguồn gốc.
-Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào. Tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép
tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về 2 cực tế bào. Khi kết thúc
phân bào, các NST đơn nằm trong nhân của các tế bào con với số lượng n.
Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
-Qua giảm phân, ở động vật, mỗi tinh bào bậc I cho ra 4 tinh trùng, còn mỗi noãn
bào bậc I chỉ cho ra 1 trứng.
-Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái, về bản
chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n
NST) ở hợp tử.
-Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì tính ổn
định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Đồng
thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
-Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ
hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ
chế tế bào học của sự xác định giới tính. Sự phân li của cặp NST XY trong phát
sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau.
Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp
XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ở đa số
loài.
-Qua trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên
trong và bên ngoài. Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản
xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi.
Bài 13: Di truyền liên kết
-Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tình trạng được di truyền cùng nhau,
được quy trình bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
-Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng
tốt luôn được di truyền cùng với nhau.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Bài 9

You might also like