Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG



ĐỒ ÁN PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO


CÔNG NHÂN MAY ÁO SƠ MI TẠI XƯỞNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

GVHD: Th.S PHẠM TÀI THẮNG

Sinh viên thực hiện: Đào Thị Côi

MSSV: 91403137

Lớp: 14090301
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PTBVCN: Phương tiện bảo vệ cá nhân

NLĐ: Người lao động

TT: Thông tư

BHLĐ: Bảo hộ lao động

TCKT: Tiêu chuẩn kỹ thuật


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công cuộc xây dựng đất nước, con người là vốn quý nhất cho nên Đảng và Nhà
Nước ta luôn luôn quan tâm chăm sóc tới con người lao động. Trong quá trình sản xuất
nếu để xảy ra tai nạn người thiệt hại nhất vẫn là người lao động. Vì vậy chúng ta phải hết
sức quan tâm, chú trọng trong việc thực hiện công tác an toàn lao động để bảo vệ tính
mạng con người.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành dệt may Việt Nam đang ngày
càng phát triển và lớn mạnh, nó luôn đóng vai trò quan trọng trong nhóm ngành mũi nhọn
tạo được sự thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trải qua một thời gian chịu ảnh
hưởng của nền suy thoái kinh tế thế giới ngành dệt may Việt Nam cũng đã nhanh chóng
khắc phục và phát triển đến ngày hôm nay. Công nghiệp phát triển mạnh gắn liền với việc
tăng về số lượng các chủng loại máy móc, thiết bị. Khi sản xuất phát triển công nghiệp
hóa tăng lên thì cũng làm xuất hiện nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại và tác hại của các
yếu tố cũng tăng lên. Việc loại trừ và hạn chế bớt các yếu tố nguy hiểm và độc hại là yêu
cầu quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe của người lao động, với sản xuất và với môi
trường chung của toàn xã hội. Trong đó may mặc đang là thị trường của người tiêu dùng,
là mặt hàng đã phát triển nhanh trong những năm qua và sẽ ngày càng khẳng định ưu thế
trong thời gian tới.
Song, dằng sau những mặt tích cực này thì hoạt động sản xuất may mặc cũng tạo ra nhiều
nguồn ô nhiễm môi trường và nhiều mối nguy ảnh hưởng đến người lao động như ô
nhiễm tiếng ồn-rung do phát sinh từ máy móc, công nghệ, hay bụi phát sinh từ các loại
vải khi cắt…., tại nơi làm việc luôn tồn tại các yếu tố có hại như: nóng, bụi,….và các yếu
tố nguy hiểm như: va đập, văng bắn, đứt tay,điện giật,...Tuy doanh nghiệp đã áp dụng các
biện pháp để giảm thiểu nhưng không loại trừ hoàn toàn được các yếu tố nguy hiểm, có
hại, các yếu tố đó vẫn còn tồn tại trong môi trường lao động. Vì thế doanh nghiệp cần
trang bị PTBVCN cho công nhân để bảo vệ an toàn cho họ.

Qua nhìn nhận và đánh giá vấn đề về công việc may mặc trên, em đã chọn nội dung này
là nội dung chính cho đồ án PTBVCN với đề tài “Xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý
và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân trong xưởng may áo sơ
mi tại công ty cổ phần may Việt Tiến”

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

1.1. Giới thiệu chung về công ty may Việt Tiến:

Công ty may Việt Tiến là công ty được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một
doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Chuyên sản xuất đồ công sở cao cấp, lấy chất uy tín,
và sức khỏe con người đi đôi với lợi nhuận kinh tế với mong muốn người lao động và môi
trường Việt Nam không bị tác động xấu của hệ quả sản xuất công nghiệp.

-Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến


-Tên giao dịch quốc tế: : VIETTIEN GARMENT CORPORATION

-Tên viết tắt: VTEC

- Địa chỉ: 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
-Dạng doanh nghiệp: Liên doanh (cổ đông)

-Ngành nghề sản xuất:

 Áo Jacket, áo khoác, bộ thể thao


 Áo sơ mi, áo nữ
 Quần áo các loại
 Veston
 Các mặt hàng khác

-Năm thành lập: 1975


1.2. Qui trình sản xuất áo sơ mi

Nhận đơn hàng

Nhận mẫu rập + TCKT


+ Bảng màu

Nhận nguyên phụ liệu –


kiểm tra nguyên phụ
liệu

May mẫu

Lệnh sản xuất – lệnh


điều động

Ghép tác nghiệp – Đặt


giác sơ đồ

Giác sơ đồ

Trải – cắt
May

Kiểm tra chất lượng sản


phẩm

Ủi – Đóng gói

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành trong phân xưởng:
1.3.1. Yếu tố có hại: Sau đây là một số máy tồn tại yếu tố nguy hiểm trong
phân xưởng may áo sơ mi

Các loại máy Yếu tố nguy hiểm Vùng nguy hiểm


Máy lộn cổ Dập tay do bộ phận dập của Không gian xung quanh
máy bộ phận dập lá cổ
Bỏng tay do máy sử dụng áp
suất cao để dập cổ
Máy may 1 kim và 2 Kim đâm vào tay khi cho tay Vùng hoạt động của cây
kim vào vùng hoạt động của kim kim
Trường hợp kim gãy sẽ văng
bắn vào mắt nếu không có bao
che

Máy thùa khuy Kim gãy văng bắn lên người Vị trí xung quanh kim
do thiếu miếng kính bảo vệ may
Nếu đạp quá nhanh sẽ làm
máy bỏ qua quá trình giữ vải,
định vị vị trí thùa dẫn tới quá
trình thùa khuya làm dập tay,
kẹp tay do không kịp lấy tay
ra

Máy đính cúc Văng bắn nút vào mắt Vùng hoạt động của
Gãy kim là kim văng vào kim, vị trí đặt nút
người do không đặt nút đúng
lỗ nút làm kim may không
đúng vị trí, kim hoạt động
trên vành nút, làm gãy kim

Máy đính bọ Kim đâm vào tay do tay va Vùng hoạt động của kim
chạm vào vùng hoạt động của
kim
kim bị gãy văng vào người do
thiếu kính bảo vệ và vật liệu
may cứng, kim quá cũ

Máy vắt sổ Tay có thể bị đứt khi va chạm Vùng hoạt động xung
vào con dao quanh con dao và mũi
Văng bắn kim vào người kim
trong trường hợp kim bị gãy

Máy cắt vải Đứt tay do lưỡi dao cắt Xung quanh lưỡi dao cắt

Bàn ủi hơi Bỏng tay do hơi từ bàn ủi Dưới đế bàn ủi, vành
phun ra mạnh, áp suất cao, xung quanh bàn ủi
hơi nóng
Điện giật do bị rò điện ra bàn
ủi

Máy cuốn sườn Dập tay do chân vịt dập Vùng hoạt động của
xuống nhanh chân vịt và mũi kim
Gãy kim văng vào người
Nếu ta đạp bàn đạp quá nhanh
thì lúc định vị vải vào cử cuốn
máy sẽ may luôn làm dập và
kẹp kim đâm vào tay.

Nồi hơi (cung cấp hơi Khi áp suất trong nồi hơi tăng Vùng hoạt động, xung
cho bàn ủi) cao vượt quá giới hạn cho quanh lò nơi.
phép của vỏ bình mà van
giảm áp và role bị hư, hoặc do
thiết bị bị rạn nứt phồng móp,
bị ăn mòn sẽ dẫn tới nổ vật lý

Một số hình ảnh các loại máy trong phân xưởng:

Máy lộn cổ Máy vắt sổ


Máy đính bọ Máy đính nút

Máy may hai kim Máy thùa khuy

Máy cắt vải Bàn ủi hơi

Máy cuốn sườn


1.3.2. Yếu tố có hại:
 Bụi: xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn may áo sơ mi
 Tiếng ồn và rung động hầu hết xuất hiện ở ác máy may một kim, máy
may hai kim, máy đính nút, thùa khuya , hay máy lộn cổ ..
 Các loại máy may đều cần chiếu sáng cục bộ để đảm bảo được các
đường may đúng và tránh kim đâm vào tay vì không thấy đường đi của
mũi kim
1.3.3. Đánh giá gánh nặng lao động thể lực, đánh giá căng thẳng thần
kinh tâm lý, đánh giá ergonomi tại vị trí làm việc:
 Đánh giá gánh nặng lao động thể lực, đánh giá căng thẳng thần kinh
tâm lý:
• Căng thẳng thị giác vì phải tập trung vào các đường may của
kim, chi tiết trên áo dẫn đến các nguy cơ mỏi mắt, cận thị
• Căng thẳng ca kíp yêu cầu tăng ca, yêu cầu sản xuất để kịp tiến
độ, thòi gian nghỉ ngơi không đủ cho công nhân hồi phục lại sức
khỏe
• Tính đơn điệu trong lao động cũng là một yếu tố gây sự nhàm
chán, mất hứng thú với công việc, sự mệt nhọc xuất hiện sớm
trong công việc
 Đánh giá ergonomi tại vị trí làm việc:
• Tư thế lao động trong phân xưởng thường là ngồi lâu hoặc đứng
lâu dẫn đến mỏi gây ra nhiều bệnh cho công nhân như bệnh trĩ,
dãn tĩnh mạch
 Như vậy cần phải thay đổi công việc, tạo môi trường làm việc thoải
mái, giảm áp lực công việc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cho công nhân
có thể hồi phục sức khỏe cho ngày hôm sau làm việc hiệu quả. Trong
giờ làm việc cần bố trí cho công nhân nghỉ giải lao thích hợp, có thể kết
hợp tập thể dục giữa giờ cho xưởng, mở nhạc thích hợp để giúp công
nhân giảm áp lực công việc và mệt mỏi, giảm nguy cơ mắc các bệnh
như dãn tĩnh mạch, bệnh trĩ bằng cách khoảng 2h làm việc nên đi vận
động 5 – 10 phút. Đối với các công việc đứng nhiều nên bố trí ghế ngồi
gần nơi công nhân làm việc để khi mỏi họ có thể ngồi xuống nghỉ ngơi,
ngoài ra ta còn có thể trang bị thêm thảm chống mỏi cho công nhân tại
giai đoạn này.
1.3.4. Số liệu khảo sát thực tế về môi trường:

Theo số liệu khảo sát tại phân xưởng thì:

Nhiệt độ trong xưởng là 30ºC

Cường độ chiếu sáng trong xưởng là 500lux (sử dụng đèn huỳnh quang)

Tiếng ồn tại phân xưởng không vượt quá 85dB, tuy nhiên trong giai đoạn
kiểm vải, gấp vải tiếng ồn vượt quá quy định là 87dB
Nồng độ giới hạn đối với các loại bụi bông và bông nhân tạo trong xưởng
vượt quá nồng độ tối đa cho phép bụi bông (trung bình lấy mẫu 8 giờ):
1mg/m3
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH DANH MỤC BỔ SUNG, ĐỀ XUẤT DANH MỤC PHƯƠNG
TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP PHÁT

Theo tông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH

Bảng 1: Danh mục bổ sung đề suất và quy định hiện nay về việc cấp phát PTBVCN cho
ngành may

Doanh nghiệp đã cấp phát Quy định hiện nay Các loại cần bổ sung thêm
Quần áo lao động phổ thông Mũ vải Mũ vải
Mũ bao tóc Mũ bao tóc Giầy vải mỏng đi trong nhà
Yếm vải có túi Quần áo lao động phổ thông Xà phòng
Dép nhựa có quai hậu Khẩu trang lọc bụi Nút tai chống ồn
Khẩu trang lọc bụi Giầy vải mỏng đi trong nhà Giầy vải bạt thấp cổ
Găng tay chống cắt (3 ngón ) Xà phòng Găng tay cao su dày
Yếm vải có túi Găng tay vải
Nút tai chống ồn Thảm chống mỏi
Dép nhựa có quai hậu hoặc
giầy vải bạt thấp cổ
Găng tay cao su dày
Găng tay vải

Nhận xét:

Doanh nghiệp chủ yếu chỉ cấp cho công nhân các loại PTBVCN là:

• Quần áo lao động phổ thông


• Mũ bao tóc
• Yếm vải có túi
• Dép nhựa có quai hậu
• Khẩu trang lọc bụi
• Găng tay chống cắt (3 ngón)

Cần phải cấp thêm một số loại qui định của pháp luật( TT 04/2014)

• Mũ vải
• Giầy vải mỏng đi trong nhà
• Xà phòng
• Nút tai chống ồn
• Giầy vải bạt thấp cổ
• Găng tay cao su dày
• Găng tay vải
• Thảm chống mỏi

Lưu ý: Trong đồ án này chỉ xây dựng kế hoạch cấp phát cho người lao động.
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ PTBVCN

3.1. Kế hoạch cấp phát

Xây dựng kế hoạch cấp phát, sử dụng và quản lý PTBVCN phải dựa vào những yếu tố sau:

• Các văn bản pháp luật về PTBVCN:

Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH về Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị PTBVCN.

Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và
7 thông số vệ sinh lao động.

TCVN 2608-78 qui định về giày bảo hộ lao động.

TCVN 2606-78 qui định về phương tiện bảo vệ tay.

TCVN 6407 : 1998 qui định về mũ an toàn công nghiệp.

TCVN 2607-78 qui định về quần áo bảo hộ lao động.

TCVN 1841-76 qui định về bao tay bảo hộ lao động bằng da, giả da, vải bạt.

TCVN 3985:1999 qui định về mức ồn cho phép tại vị trí làm việc

TCVN 7312:2003 Phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp – khẩu trang có tấm lọc bụi.

• Kế hoạch cũ về việc cấp phát, sử dụng và quản lý PTBVCN của phân xưởng.

• Số lượng NLĐ tại nơi làm việc.

• Đo đạc môi trường lao động để biết được mức độ ô nhiễm: nồng độ bụi, hơi khí độc, ồn,
rung... phát sinh trong quá trình lao động.

• Công việc của người lao động.

• Chất lượng PTBVCN (tính bảo vệ, tiện lợi, dễ sử dụng...).

• Giá thành sản phẩm + chiết khấu (%).

• Quy định thời gian làm việc của công ty.

• PTBVCN còn lại của năm trước và dự trữ chúng.

• Kiến nghị, ý kiến của NLĐ.


Bảng 2: Danh mục các công việc cần cấp phát PTBVCN và số lượng công nhân trên từng
công việc

ST Tên công việc Các PTBVCN được cấp phát Số lượng công nhân
T
1 Kiểm vải, gấp vải Mũ bao tóc 16
Quần áo lao động phổ thông
Khẩu trang lọc bụi
Xà phòng
Yếm vải có túi
Nút tai chống ồn
Dép nhựa có quai hậu hoặc giầy vải
bạt thấp cổ

2 Chế dầu, lau máy, Mũ bao tóc 12


thay chỉ, cắt chỉ sau Quần áo lao động phổ thông
khi may Găng tay vải
Khẩu trang lọc bụi
Xà phòng
Giầy vải bạt thấp cổ

3 Giặt vải, nhuộm vải, Mũ bao tóc 22


in hoa vải, làm bóng Quần áo lao động phổ thông
vải Găng tay cao su dày
Khẩu trang lọc bụi
Xà phòng
Ủng cao su

4 Phá kiện vải Mũ vải 10


Quần áo lao động phổ thông
Khẩu trang lọc bụi
Giầy vải bạt thấp cổ
Xà phòng

5 Xếp vải,cắt vải, là Mũ vải 18


quần áo Quần áo lao động phổ thông
Khẩu trang lọc bụi
Giầy vải mỏng đi trong nhà
Găng tay chống cắt (3 ngón)
Xà phòng
Thảm chống mỏi

6 Điều khiển máy Mũ vải 20


may, máy thùa khuy, Quần áo lao động phổ thông
máy đính cúc, vắt sổ Khẩu trang lọc bụi
Giầy vải mỏng đi trong nhà
Xà phòng
7 Đóng gói sản phẩm Mũ bao tóc 20
Quần áo lao động phổ thông
Khẩu trang lọc bụi
Xà phòng
Tổng cộng 118

Từ Bảng 2, ta có

Bảng 3: Danh mục các loại PTBVCN cần cấp cho người lao động và số lượng của mỗi
loại

STT Tên PTBVCN Công việc Số lượng


(cái, đôi / người)
1 Mũ vải Phá kiện vải 10
Xếp vải,cắt vải, là quần áo 18
Điều khiển máy may, máy thùa 20
khuy, máy đính cúc, vắt sổ
Tổng cộng 48
2 Mũ bao tóc Kiểm vải, gấp vải 16
Chế dầu, lau máy, cắt chỉ sau khi 12
may
Giặt vải, nhuộm vải, in hoa vải, 22
làm bóng vải
Đóng gói sản phẩm 20
Tổng cộng 70
3 Quần áo lao động phổ Toàn bộ công nhân 118
thông

4 Khẩu trang lọc bụi Toàn bộ công nhân 118

5 Giầy vải mỏng đi trong nhà Xếp vải,cắt vải, là quần áo 18


Điều khiển máy may, máy thùa 20
khuy, máy đính cúc, vắt sổ
Tổng cộng 38
6 Yếm vải có túi Kiểm vải, gấp vải 16

7 Nút tai chống ồn Kiểm vải, gấp vải 16

8 Dép nhựa có quai hậu hoặc Kiểm vải, gấp vải 16


giầy vải bạt thấp cổ

9 Găng tay cao su dày chống Giặt vải, nhuộm vải, in hoa vải, 22
hóa chất làm bóng vải

10 Găng tay vải Chế dầu, lau máy, thay chỉ, cắt 12
chỉ sau khi may

11 Găng tay chống cắt Cắt vải 18


(3 ngón )

12 Xà phòng Toàn bộ công nhân 118

Lưu ý:

Với mỗi loại PTBVCN, mỗi công nhân được cấp 1 đôi hoặc 1 cái cho 1 lần cấp. Sau khi xem
xét mức độ công việc, tham khảo ý kiến công đoàn, người lao động cũng như hạn sử dụng của
sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp, doanh nghiệp đưa ra thời hạn sử dụng đối với các loại
PTBVCN như sau:

Bảng 4: Thời gian sử dụng của PTBVCN

STT Tên PTBVCN Thời gian sử dụng Số lần cấp trong


(tháng) 1 năm
1 Mũ vải 6 2

2 Mũ bao tóc 4 3

3 Khẩu trang lọc bụi 2 6

4 Quần áo lao động phổ thông 6 2

5 Găng tay cao su dày (chống hóa chất) 2 6

6 Găng tay vải 3 4

7 Găng tay chống cắt (3 ngón) 3 4

8 Yếm vải có túi 2 6

9 Nút tai chống ồn 4 3

10 Dép nhựa có quai hậu hoặc giầy vải 6 2


bạt thấp cổ

11 Giầy vải mỏng đi trong nhà 4 3

12 Thảm chống mỏi 6 2

13 Xà phòng 2 ( tham khảo thêm yêu 6


cầu của nhà sản xuất)

Từ thời hạn sử dụng (tháng), doanh nghiệp sẽ xác định trong 1 năm cấp cho người lao động
bao nhiêu lần đối với 1 loại PTBVCN theo công thức sau:
Lưu ý: Mỗi lần cấp, người lao động được cấp 1 đôi hoặc 1 cái.

Với số lượng PTBVCN cần cấp cho người lao động cũng như thời gian sử dụng của từng loại
ta có thể tinh được chi phí để thực hiện trang bị PTBVCN cho người lao động trong 1 năm như
sau:

Bảng 5: Chi phí cho việc cấp phát PTBVCN trong 1 năm

STT Tên PTBVCN Đơn giá Số lượng Số lần cấp Thành tiền
(VNĐ) (cái, đôi) trong 1 năm (VNĐ)
1 Mũ vải 20,000 48 2 1,920,000

2 Mũ bao tóc 28,500 70 3 5,985,000

3 Khẩu trang lọc bụi 26,000 118 6 18,408,000

4 Quần áo lao động phổ 130,000 118 2 30,680,000


thông

5 Găng tay cao su dày 44,700 22 6 5,900,400


chống hóa chất

6 Găng tay vải 3,400 12 4 163,200

7 Găng tay chống cắt 1,350,000 18 4 97,200,000


(3 ngón)

8 Yếm vải có túi 24,000 16 6 2,304,000

9 Nút tai chống ồn 11,800 16 3 566,400

10 Dép nhựa có quai hậu 18,800 16 2 601,600

11 Giầy vải mỏng đi 50,000 38 3 5,700,000


trong nhà

12 Thảm chống mỏi 150,000 18 2 5,400,000

13 Xà phòng 6,000 118 6 4,248,000

Tổng cộng chi phí cấp phát PTBVCN 179,076,600

Thành tiền = Đơn giá * Số lượng * Số lần cấp trong 1 năm (VNĐ)

Sau khi cấp phát PTBVCN cho người lao động, ta cũng phải dự trữ một lượng PTBVCN trong
kho vì trong quá trình làm việc nếu PTBVCN của NLĐ bị hư hỏng do công việc mang lại thì ta
có thể cấp lại cho công nhân để không ảnh hưởng đến năng suất lao động và bảo đảm sức khỏe
cho người công nhân, ngoài ra còn dùng để cho khách tham quan mượn sử dụng khi tham quan
nhà máy. Vì vậy ta cũng tính chi phí cho lượng PTBVCN dự trữ này (Với mỗi loại, ta dự trù
khoảng 10% số lượng PTBVCN từng loại được cấp trong 1 năm).

Bảng 6: Chi phí phương tiện bảo vệ cá nhân dự trữ

STT Tên PTBVCN Đơn giá (VNĐ) Số lượng Thành tiền


(cái, đôi) (VNĐ)
1 Mũ vải 20,000 10 200,000

2 Mũ bao tóc 28,500 21 5,985,000

3 Khẩu trang lọc bụi 26,000 71 1,846,000

4 Quần áo lao động phổ 130,000 24 3,120,000


thông

5 Găng tay cao su dày chống 44,700 13 5,811,000


hóa chất

6 Găng tay vải 3,400 5 17,000

7 Găng tay chống cắt 1,350,000 7 9,450,000


(3 ngón)

8 Yếm vải có túi 24,100 10 2,410,000

9 Nút tai chống ồn 11,800 5 590,000

10 Dép nhựa có quai hậu 18,800 3 564,000

11 Giầy vải mỏng đi trong nhà 50,000 11 550,000

12 Thảm chống mỏi 150,000 4 600,000

13 Xà phòng 6,000 71 426,000

Tổng cộng chi phí dự trữ ptbvcn 31,569,000

Vậy tổng chi phí cho việc cấp PTBVCN trong 1 năm là:

Tổng chi phí = Chi phí cấp phát + Chi phí dự trữ = 179,076,600 + 31,569,000 =210,645,600(
VNĐ )

Với số tiền 210,645,600 (VNĐ) mục đích của nó là đạt được hiệu quả kinh tế ẩn, đảm bảo sức
khỏe cho NLĐ, giúp người lao động yên tâm làm việc, nâng cao năng xuất lao động. Ngoài ra,
phương tiện bảo vệ cá nhân còn giúp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng
thời giúp công ty tránh đi một lượng chi phí khi phải xử lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hoặc bồi thường cho người lao động.
3.3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VIỆC CẤP PHÁT VÀ DỰ TRỮ PTBVCN

Mục tiêu của việc quản lý PTBVCN:

• Mua sắm và cấp phát theo danh mục, cấp đúng loại và đủ số lượng, cấp lại nếu
PTBVCN bị mất, bị hỏng mà không do lỗi của NLĐ.

• Bổ sung PTBVCN ngoài danh mục nếu phát hiện có các yếu tố có hại khác tại nơi làm
việc.

• Tổ chức huấn luyện NLĐ cách sử dụng PTBVCN và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện.

• Kiểm tra chất lượng PTBVCN trước khi cấp cho NLĐ, và NLĐ phải kiểm tra lại, đảm
bảo PTBVCN được cấp đúng loại, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

• Lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị PTBVCN, phải có chữ ký của NLĐ nhận
PTBVCN.

 Nội quy về phương tiện bảo vệ cá nhân tại công ty:

• NLĐ phải sử dụng PTBVCN được cấp trong lúc làm việc. không được sử dụng
vào việc riêng.

• Có trách nhiệm gìn giữ PTBVCN được cấp.

• Phải bồi hoàn khi làm mất, làm hỏng không có lý do chính đáng.

• Khi chuyển nơi làm việc hoặc hết thời hạn sử dụng phải trả lại nếu người sử
dụng lao động yêu cầu.

• Khi sử dụng, nếu NLĐ thấy PTBVCN không còn khả năng bảo vệ, hư hỏng thì
phải báo ngay với người quản lý để được cấp mới.

• Đề xuất với người sử dụng lao động các loại PTBVCN cần trang bị thêm để bảo
vệ mình khi làm việc.

• Nếu NLĐ vi phạm về việc sử dụng PTBVCN sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy
công ty.

 Quản lý việc cấp phát PTBVCN:

• Phòng an toàn của công ty( nếu có), hay là quản lý về PTBVCN có nghĩa vụ phải
giữ gìn và bảo quản PTBVCN. Ngoài ra có nhiệm vụ phát cho công nhân trước
khi lao động và hướng dẫn cho công nhân sử dụng.

• Người quản lý hay an toàn viên có nhiệm vụ kiểm tra xem công nhân có sử dụng
đầy đủ PTBVCN không. Nếu có sử dụng thì có sử dụng đúng như được hướng
dẫn không.
• Trong quá trình lao động nếu PTBVCN bị hư hỏng gì thì phải thay thế ngay cho
công nhân.

• Nếu công nhân cố tình làm hư hỏng PTBVCN thì công nhân phải đền lại
PTBVCN đó bằng cách trừ vào tiền lương của công nhân gấp đôi với PTBVCN
đó.

 Quản lý việc dự trữ PTBVCN:

• PTBVCN được lưu trữ tại kho và được cán bộ an toàn và doanh nghiệp bảo
quản, công nhân không cần phải bảo quản.

• Hằng ngày, sau mỗi ca làm việc người có trạch nhiệm phải thu lại PTBVCN để
kiểm tra, bảo quản và đem về kho lưu trữ, để đầu ca làm việc hôm sau phân phát
cho công nhân.

• Người sử dụng lao động có nhiệm vụ phải làm sạch sẽ các PTBVCN, cất giữ
ngăn nắp để bảo quản PTBVCN.

• Công nhân sẽ nhận lại PTBVCN ở đầu ca tại kho chứa để đảm bảo chất lượng,
an toàn vệ sinh lao động.

• Các PTBVCN phải được đánh dấu, cất giữ đúng theo quy định để khi cần sử
dụng có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng.

• Phải định kỳ kiểm tra kho chứa để kiểm soát được những PTBVCN có bị hư
hỏng, thiếu hụt, mất để kịp thời đưa ra biện pháp để giải quyết .

• Người lao động phải sử dụng PTBVCN trong suốt quá trình lao động và không
được sử dụng PTBVCN trong các công việc không liên quan.( công việc riêng).

CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN PTBVCN CHO CÔNG
NHÂN

 Mục đích: Hướng dẫn cho người công nhân sử dụng đúng tính chất, phù hợp cho từng
công việc hoặc nơi làm việc. Dùng đúng loại có hiệu quả và khả năng bảo vệ, kích cỡ
phù hợp với từng người sử dụng, và đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng điều
đặn, thường xuyên khi tiếp xúc mối nguy, khi làm việc. Còn về vấn đề dự trữ thì việc
quản lý tốt sẽ giúp cho công nhân khi có sự cố gì đối với các trang thiết bị được cấp
phát trước đó thì sẽ thay thế ngay hoặc khi có sự tham quan, khảo sát của cấp trên, địa
phương để có sử dụng ngay.

4.1. Kế hoạch huấn luyện:

• Huấn luyện lần đầu: Công ty sẽ tổ chức huấn luyện lần đầu cho những NLĐ mới
học nghề, thử việc tại công ty. Thời gian huấn luyện ít nhất là 2 ngày.
• Huấn luyện theo chuyên đề: Tổ chức các cuộc họp giữa tổ với tổ, các tổ trưởng với
nhau, mỗi tuần là 1 chuyên đề về một PTBVCN khác nhau nhằm giúp người công
nhân nắm vững cách sử dụng, và thực hành để tránh tai nạn do thiếu hiểu biết và
không biết cách sử dụng

• Huấn luyện định kỳ: Hằng năm công ty sẽ tố chức huấn luyện định kỳ vào giữa
tháng 6, để NLĐ nắm vững về cách sử dụng, bảo quản PTBVCN.

4.2. Nội dung huấn luyện:

• Người lao động được huấn luyện các nội dung sau:
 Nhận biết các mối nguy hại tại nơi làm việc: Khi nào PTBVCN cần được dùng?
 Những tác động và ảnh hưởng của nguy hại: Tại sao PTBVCN cần được sử
dụng?
 Hướng dẫn các thao tác khi mang vào, thao bỏ, điều chỉnh và sử dụng PTBVCN.
Thời gian sử dụng và khi nào cần loại bỏ PTBVCN.
 Những hạn chế của PTBVCN khi sử dụng.

Sau khi huấn luyện, người sử dụng lao động tiến hành kiểm tra từng NLĐ sự hiểu biết
nội dung huấn luyện, cách mang và cách dùng trước khi cho phép sử dụng PTBVCN,
nếu chưa đạt phải tiến hành huấn luyện lại. Ngoài ra phải tiến hanh huấn luyện bổ sung
hoặc huấn luyện lại trong trường hợp khi có sự thay đổi môi trường, thay đổi kiểu
PTBVCN hoặc khi tài liệu huấn luyện đã lỗi thời.

CHƯƠNG V: CÁCH SỬ DỤNG, KIỂM TRA, BẢO QUẢN PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ
CÁ NHÂN – XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA TỪNG LOẠI

5.1. Cách sử dụng, kiểm tra, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân:

 Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân


• Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử
dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải
kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
• Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao
thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải
kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời
định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử
dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử
dụng.
• Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương
tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi
phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội
quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
• Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người
lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn
sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng
thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động
cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác
thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu
người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
 Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
• Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản
phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo
phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn
phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
• Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm
bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau
khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch,
khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho
người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.

5.1.1. Mũ vải:

Phải sử dụng đúng với mục đích của mũ vải là che chắn, ngăn ngừa không cho
bụi bay vào tóc gây ngứa ngáy, để cho tóc được gọn gàng.

• Cách sử dụng: Mang vào đầu trong suốt thời gian làm việc, thử độ khít, độ
tin cậy khi bước vào làm việc, để tóc gọn gàng trước khi mang.
• Kiểm tra: Kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng. Mũ vải còn nguyên
vẹn, không bị rách.Chọn đúng loại, kích cỡ, hoặc điều chỉnh đẻ thích hợp
với người sử dụng
• Bảo quản: Sau khi đã sử dụng phải giặt sạch sẽ và phơi khô, bảo quản nơi
khô ráo thoáng mát và đặt đúng nơi quy định. Tránh tác động của nguồn
nhiệt, tác động gây lão hóa hoặc làm giảm độ bền của nón như ánh sáng,
bụi, hoá chất, độ ẩm. Trong khi sử dụng nếu thấy rách, thủng thì phải thay
thế, loại bỏ ngay

5.1.2. Mũ bao tóc:

Mũ bao tóc giúp cho công nhân trong lúc may tóc không bị rớt ra ngoài khỏi
mũ làm giảm nguy cơ cuốn kẹp tóc vào các loại máy.

• Cách sử dụng: Điều chỉnh sao cho mũ vừa với đầu, thử độ khít, độ tin cậy
khi bước vào làm việc
• Kiểm tra: Kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng. Mũ vải còn nguyên
vẹn, không bị rách.Chọn đúng loại, kích cỡ, hoặc điều chỉnh đẻ thích hợp
với người sử dụng
• Bảo quản: Sau khi đã sử dụng phải giặt sạch sẽ và phơi khô, bảo quản nơi
khô ráo thoáng mát và đặt đúng nơi quy định. Tránh tác động của nguồn
nhiệt, tác động gây lão hóa hoặc làm giảm độ bền của nón như ánh sáng,
bụi, hoá chất, độ ẩm. Trong khi sử dụng nếu thấy rách, thủng thì phải thay
thế, loại bỏ ngay

5.1.3. Khẩu trang lọc bụi:

Khẩu trang lọc bụi có tác dụng ngăn chặn bụi không xâm nhập vào cơ quan hô
hấp gây ảnh hưởng đến sức thở NLĐ; là loại khấu trang lọc bụi có tấm vật liệu
hấp thụ như than hoạt tính để lọc hơi khí hóa chất có nồng độ thấp.

• Cách sử dụng: Chọn khẩu trang phải đúng theo kích cỡ của từng NLĐ sao
cho khẩu trang phải vừa khít với khuôn mặt. Phải sử dụng đúng cách để
bảo quản cho khẩu trang sử dụng được tối đa. Khi đeo khẩu trang phải
đeo đúng cách, theo các bước sau:

 Bước 1: Khẩu trang có dây mang qua đầu, nên kéo giãn dây lên
miệng và mũi. Bảo đảm thanh kẽm nằm phía trên.
 Bước 2 : Kéo sợi dây đầu tiên qua đầu, điều chỉnh cho dây nằm
trên đỉnh đầu và trên 2 tai.
 Bước 3 : Kéo sợi dây còn lại qua đầu nằm dưới mang tai.
 Bước 4 : Dùng 2 tay điều chỉnh thanh kẽm để tạo độ kín với mũi.
• Kiểm tra: Khẩu trang phải nguyên vẹn, tấm vật liệu hấp thụ còn tác
dụng. Khi sử dụng nếu ngửi thấy mùi lạ phải quay ra vùng không khí
sạch (thay đổi khẩu trang), chỉ tháo bỏ khi chắc chắn tới vùng không khí
sạch.
• Bảo quản: Sau khi sử dụng NLĐ phải để đúng nơi quy định, sau đó
những người được giao nhiệm vụ vệ sinh khẩu trang phải làm sạch sẽ.
Thường xuyên giũ sạch bụi sau khi dùng. Có thể giặt với nước xà
phòng, nhưng tránh vò. Tránh tác động làm biến dạng khẩu trang; khi bị
rách, độ kín khít kém thì nên thay mới… . Bảo quản nơi khô ráo thoáng
mát. Trong khi giặt không được vò quá mạnh, nhiều. Tránh làm biến
dạng khẩu trang.

5.1.4. Quần áo lao động phổ thông:

Đồng phục của công ty có in hình logo của công ty, chất liệu vải phù hợp . Bộ
đồ BHLĐ thường phải có kích cỡ, chất liệu phải phù hợp với công việc của
người lao động. Phải tạo cho NLĐ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng khi mặc.

• Cách sử dụng: Như các loại quần áo thông thường. Khi mặc phải mặc
gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc áo đế dễ thao tác, đặc biệt phải
phủ kín khít người.
• Kiểm tra: Quần áo phải nguyên vẹn, không bị rách hay mất cúc, dây
kéo
• Bảo quản: Sau khi mặc phải giặt sạch sẽ và phơi khô, bảo quản nơi khô
ráo thoáng mát.
5.1.5. Găng tay cao su dày:

Bảo vệ tay không bị hóa chất văng trúng trong khi thực hiện công việc giặt
vải, nhuộm vải, in hoa vải, làm bóng vải.

• Cách sử dụng: Đeo vào cả hai tay khi làm việc, mang vào ngay ngắn,
đảm bảo độ kín khi làm việc.
• Kiểm tra: Găng tay phải nguyên vẹn, không bị rách
• Bảo quản: Sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ, đúng cách nhằm loại
bỏ sự dính bám của hóa chất và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

5.1.6. Găng tay vải:

Bảo vệ tay khỏi bị chai, bụi, chống các tổn thương cơ học nhẹ như cọ sát, va
đập nhẹ gây trầy, xước hay đứt da,.

• Cách sử dụng: Đeo vào cả hai tay khi làm việc, mang vào ngay ngắn,
đảm bảo độ kín khi làm việc.
• Kiểm tra: Găng tay phải nguyên vẹn, không bị rách
• Bảo quản: Sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ và phơi khô, bảo quản
nơi khô ráo thoáng mát.

5.1.7. Găng tay chống cắt (3 ngón):

Găng tay chống cắt có tác dụng bảo vệ tay từ các vết cắt, vật sắt tam giác và
các nguy cơ rách găng tay trong quá trình cắt, tránh các chấn thương cơ học
nặng như đứt ngón tay nhờ vật liệu vòng sắt nhỏ kết hợp với nhau, chuỗi liên
kết bằng thép không gỉ (đường kính 0,5 mm) sẽ bảo vệ tay NLĐ tốt hơn.

• Cách sử dụng: Đeo vào tay nếu thuận cả hai tay găng tay có thể đảo
ngược để sử dụng, khi mang vào tay thì gài nút khóa lại.
• Kiểm tra: Găng tay còn nguyên vẹn, các ngón lại ko bị rách, sắt không
rỉ,
• Bảo quản: Vòng kim loại chống lại chất béo và các loại dầu và có thể
dễ dàng làm sạch. Để đúng nơi quy định, bảo quản nơi khô thoáng,
tránh độ ẩm.

5.1.8. Yếm vải có túi:

Những nơi làm việc phát sinh nhiều bụi, bẩn, ngoài việc đeo khẩu trang chống
bụi, găng tay cần phải đeo tạp dề để hạn chế chất bẩn, bụi dính vào người gây
ngứa ngáy khó chịu.

• Cách sử dụng: Đem vào người, cột dây gọn gàng, chắc chắn khi làm
việc. Khi cột dây phải cột sao cho dễ mở
• Kiểm tra: Yếm không bị rách, phải có dây cột đầy đủ
• Bảo quản: Sau khi sử dụng phải giặt sạch sẽ và phơi khô, bảo quản nơi
khô ráo thoáng mát.
5.1.9. Nút tai chống ồn:

Nút tai chống ồn có tác dụng giảm tác hại của tiếng ồn đối với công nhân
kiểm vải và gấp vải.

• Cách sử dụng: Sử dụng theo các bước sau đây:


 Bước 1: dùng tay trái vòng ra sau đầu, kéo vành tai phải ra. Sau
đó dùng tay phải nhét 1 nút tai vào.
 Bước 2: dùng tay phải vòng ra sau đầu kéo vành tai trái ra. Sau
đó dùng tay trái nhét 1 nút tai vào bên tai trái.
 Bước 3: kiểm tra độ kín khít của nút tai trong ống tai bằng cách
thử ừm giọng, nếu nghe ù tai thì đạt yêu cầu.
• Kiểm tra: Nút tai phải nguyên vẹn, không hư hỏng, đảm bảo giảm tiếng
ồn khi đeo.
• Bảo quản: Sau mỗi ca làm việc thì NLĐ phải tháo nút tai ra, rửa sạch
bằng xà phòng va cho khô tự nhiên để ca làm việc sau sử dụng tiếp. Để
chỗ khô ráo, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đối với
những nút tai bị rách, bị biến dạng, nút tai không còn khít nữa phải loại
bỏ thay thế ngay.

5.1.10. Dép nhựa có quai hậu:

Dép nhựa giúp bảo vệ bàn chân của người lao động khỏi bụi, vật cứng dưới sàn,
nhưng không bảo vệ chân khỏi vật sắt nhọn. Dép nhựa phải phù hợp với kích
thước của chân của, không được quá rộng hoặc quá chật vì điều đó sẽ gây ảnh
hưởng đến tình trạng làm việc của người công nhân.

• Cách sử dụng: Đeo vào cả 2 chân khi làm việc. Các móc khóa của dép
nhựa phải được gài chặt, tránh tình trạng sút dây. Phải mang vào chân,
không được đạp lên gót dép.
• Kiểm tra: Dép phải nguyên vẹn, không bị rách. Khi dép nhựa bị mòn đế
hay bị thủng, hư thì phải báo ngay cho cán bộ an toàn để kịp thời thay thế
và loại bỏ đôi dép đó.
• Bảo quản: Dép nhựa phải được vệ sinh trước khi bảo quản. Đặt dép ở nơi
sạch sẽ, không có các chất lỏng dễ trơn trượt như nhớt. Tránh các hóa chất
và nguồn nhiệt làm giảm độ bền của dép.

5.1.11. Giầy vải mỏng đi trong nhà:

Giầy vải mỏng giúp chân tiếp xúc với các máy khi may êm hơn, giảm bụi tiếp
xúc vào chân, phải phù hợp với kích thước của chân của, không được quá rộng
hoặc quá chật vì điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của người
công nhân.

• Cách sử dụng: mang giầy vào cả hai chân


• Kiểm tra: giầy phải còn nguyên vẹn, không bị rách
• Bảo quản: Giầy phải được vệ sinh trước khi bảo quản. Đặt giầy ở nơi sạch
sẽ, không có các chất lỏng dễ trơn trượt như nhớt. Tránh các hóa chất và
nguồn nhiệt làm giảm độ bền của giày

5.1.12. Thảm chống mỏi:

Thảm chống mỏi chân được thiết kế cho người lao động làm việc trong tư thế
đứng nhiều giờ, trên bề mặt cứng. Điều đó khiến chân bị nhức mỏi, năng suất lao
động giảm. Thảm có tác dụng chống mỏi chân nhờ các nút cao su mềm, đàn hồi
có tác dụng tạo các lực lên bàn châm như bấm huyệt, tạo ra sự thoải mái, nâng
cao năng xuất lao động.

• Cách sử dụng: dùng đúng mục đích, chỉ cần đặt thảm trên sàn trong lúc
làm việc đứng lên trên thảm. Các tấm có thể ghép lại thành hình chữ T, L,
U phù hợp với diện tích sản xuất.
• Kiểm tra: người công nhân khi sử dụng nếu thấy thảm không có khả năng
chống mỏi thì báo ngay cho người giám sát để được xử lý. Thảm phải
không bị rách, còn nguyên vẹn.
• Bảo quản: lau sạch sẽ sau khi sử dụng, lưu trữ đúng nơi quy định, nơi lưu
trữ phải khô ráo thoáng mát.

5.1.13. Xà phòng:

Xà phòng có tác dụng diệt khuẩn cho da, cơ thế người lao động.

• Cách sử dụng: phải rửa sạch toàn bộ bề mặt từ mu bàn tay, kẽ tay, ngón
tay, móng tay, lòng bàn tay, cố tay. Sau khi đi làm về có thế dùng đế tắm
sạch thân thế.
• Kiểm tra: Khi sử dụng có tạo ra bọt.
• Bảo quản: Để chỗ mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng
tránh tình trạng lãng phí.

5.2. Xác định chỉ tiêu chất lượng của từng loại ptbvcn:

5.2.1. Cơ sở để xác định chỉ tiêu chọn từng loại ptbvcn:

• Các văn bản pháp luật.


• Tác động của các yếu tố có hại và nguy hiểm thông qua các số liệu đo đạc và
thực nghiệm cùng với sự quan sát của bản thân.
• Chất lượng PTBVCN của từng loại như : đảm bảo tính bảo vệ, tiện ích, dễ sử
dụng, thoải mái cho lao động,…..
• Giá thành của từng sản phẩm: dựa trên thực tế ngân sách của phòng tài chính
chi ra để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
• Khảo sát thái độ của công nhân để biết được PTBVCN đó phù hợp với công
nhân đến mức nào, để kịp thời có biện pháp xử lý (Vì họ là người trực tiếp sử
dụng nên họ biết như thế nào là tốt cho mình, bảo vệ sức khỏe bản thân).
• Dựa vào thông tin của những nhà cung cấp PTBVCN và các thông tin từ những
người bạn cùng ngành đã sử dụng PTBVCN đó cùng với kinh nghiệm của các
lần cấp phát trước, để đưa ra các lựa chọn tốt nhất.

5.2.1.1. Mũ vải:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính bảo vệ: kích thước phải vừa với NLĐ,bao hết được tóc.
• Tính tiện ích :vải phải mềm, nhẹ, dễ sửa dụng, không gây kích ứng da,
không gây cản trở khi làm việc.
• Tính thẩm mỹ : kiểu dáng phù hợp
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn mũ vải 100% cotton để đảm bảo được
sự thông thoáng cho NLĐ. Làm bằng vải mềm dễ sử dụng, thẩm mỹ.

Mũ lưỡi trai

5.2.1.2. Mũ bao tóc:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính bảo vệ: kích thước phải vừa với NLĐ,bao hết được tóc.
• Tính tiện ích :vải phải mềm, không gây kích ứng da khi sử dụng, dễ
sửa dụng, không gây cản trở khi làm việc.
• Tính thẩm mỹ : kiểu dáng phù hợp
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn mũ bao tóc 100% cotton để đảm bảo
được sự thông thoáng cho NLĐ. Làm bằng vải mềm dễ sử dụng, thẩm mỹ.

Mũ bao tóc

5.2.1.3. Khẩu trang chống bụi:


 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:

• Tính thẩm mỹ: tương thích với kích cỡ khuôn mặt NLĐ.
• Tính an toàn: chất liệu phải làm từ những vật liệu mềm,..không gây
kích ứng da cho người lao động.Phải chắc chắn nhưng vẫn phải tạo sự
thoải mái cho người sử dụng. Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, tiện lợi,
thẩm mỹ, trọng lượng nhẹ, độ bền tốt.
• Tính bảo vệ: lọc được hơn 96% chất thải khí hydrocacbon thải ra
không khí. Khi hiệu quả lọc bụi không còn thì phải loại bỏ.
• Tính tiện ích: Có nhiều lớp vải: lớp lọc bụi, than hoạt tính và lớp thấm
mồ hôi tạo sự thoải mái khi sử dụng. Ít gây cản trở tầm nhìn. Không
ảnh hưởng đến việc mang PTBVCN khác
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn khẩu trang chống bụi Blue Eagle F750,
đạt tiêu chuẩn NIOSH N95, xuất xứ : Taiwan

Khẩu trang chống bụi Blue Eagle F750

5.2.1.4. Quần áo lao động phổ thông:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính an toàn: Chất liệu làm ra quần áo lao động phổ thông không được
gây dị ứng cho công nhân, vải phải loại tốt, độ dày phù hợp, không gây
khó chịu khi mặc
• Tính thẩm mỹ: Phải đủ độ dài phù hợp với kích cỡ vóc dáng, chiều cao
công nhân.
• Tính bảo vệ: quần áo lao động có khả năng thấm hút mồ hôi, giảm
lượng bụi bám vào cơ thể, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Quần áo bị
rách, sờn, bạc màu phải loại bỏ, thay thế đồ khác cho công nhân.
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn nên chọn đồ BHLĐ bằng vải cotton,
thấm hút mồ hôi. Gọn nhẹ, thoải mái trong các tư thế làm việc.
Quần áo lao động phổ thông

5.2.1.5. Găng tay cao su dày:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính an toàn: Vật liệu làm bằng cao su tổng hợp không gây độc hại, dị
ứng cho da, bền dưới tác động của hóa chất. Phải được kiểm nghiệm và
ghi rõ ký hiệu. Găng tay gọn, nhẹ, ít cản trở cho thao tác của tay khi
làm việc. Độ dày của vật liệu sử dụng (mm): 0.5 - 0.8 mm.
• Đảm bảo độ bền:
o Bền kéo đứt theo chiều dọc > 170 kG.
o Bền kéo đứt theo chiều ngang > 130 kG.
o Độ bền mài mòn > 1300 vòng thử trên máy mài.
o Bền xé rách > 10 kG.
• Tính năng bảo vệ: Chống được chất lỏng, hóa chất. Bền dưới tác động
của hóa chất. Găng bị rách, thủng... thì phải loại bỏ.
• Tính thẩm mỹ: Kích thước phù hợp sự vừa vặn tay công nhân và công
việc, đảm bảo độ kín khi sủ dụng.
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn găng tay cao su chống axit Neo G018,
chất liệu là cao su chống hóa chất 30cm, đặc tính chống axit mạnh như
H2SO4, HCl hay kiềm sút, được sản xuất tại Malaysia
Găng tay chống axit Neo G108

5.2.1.6. Găng tay vải:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính an toàn: găng tay phải vừa vặn với tay, phải ôm sát các ngón tay,
Vật liệu không gây độc hại, dị ứng cho da
• Tính thẩm mỹ: nhẹ, thoải mái khi mang găng tay.
• Tính bảo vệ : phải bảo vệ được tay, găng bị rách, thủng... thì phải loại
bỏ thay thế găng tay khác cho công nhân.
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn găng tay vải màu trắng dày , tạo cảm
giác êm, thoải mái khi mang

Găng tay vải

5.2.1.7. Găng tay chống cắt (3 ngón):

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính an toàn: vật liệu làm găng tay không ảnh hưởng đến da, không
gây dị ứng…, Phải được kiểm nghiệm và ghi rõ ký hiệu. Găng tay gọn,
nhẹ, ít cản trở cho thao tác của tay khi làm việc.
• Tính bảo vệ: Găng tay bảo vệ tay của bạn từ các vết cắt, vật sắt tam
giác và các nguy cơ rách trong quá trình cắt. Găng bị rách, thủng... thì
phải loại bỏ thay thế găng tay khác cho công nhân.
• Tính thẩm mỹ: Kích thước phù hợp với sự vừa vặn tay công nhân và
công việc, đảm bảo độ kín khi sử dụng.
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn găng tay chống cắt (3 ngón), xuất xứ
Honeywell – Pháp, sản xuất theo tiêu chuẩn EN 1082-1, Dây đeo được làm từ
sợi polypropylene chống vi khuẩn ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Vòng
kim loại chống lại chất béo và các loại dầu và có thể dễ dàng làm sạch. Chống
cắt mức độ 5 theo tiêu chuẩn EN 1082.
Găng tay chống cắt 3 ngón

5.2.1.8. Yếm vải có túi:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính an toàn: Được làm bằng vật liệu không gây dị ứng, vừa vặn với
công nhân, ít cản trở cho thao tác của tay khi làm việc.
• Tính bảo vệ: bảo vệ công nhân tránh khỏi bụi bám vào người, chống
được ướt bẩn khi làm việc. Khi bị sờn, rách thì loại bỏ.
• Tính thẩm mỹ: Kích thước phù hợp với từng công nhân và trong công
việc, đảm bảo độ kín khi sủ dụng.
 Dựa trên các tiêu chí trên ta nên chọn yếm vải kaki, sản xuất tại Việt Nam,
được may từ chất liệu vải mềm có độ thoáng mát cao. Thường có túi đi kèm
để chứa vật dụng lao động. Yếm vải sử dụng đeo bên ngoài quần áo bảo hộ
lao động

Yếm vải có túi

5.2.1.9. Nút tai chống ồn:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính an toàn: Giảm được tiếng ồn, đảm bảo sau khi đeo tiếng ồn giảm
xuống mức 85dB (theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT), phải chống ồn tốt,
không gây ảnh hưởng đến tai
• Tính bảo vệ: Nút tai chống ồn bảo vệ được tai, chống ồn khi công nhân
làm việc trong môi trường có tiếng ồn vượt quá quy định. Khi không
còn khả năng giảm ồn thì ta loại bỏ
• Tính tiện nghi :làm bằng nhựa, mềm, dễ sử dụng, không gây cản trở
khi làm việc, không gây kích ứng da, dễ dàng làm vệ sinh.Phải lựa
chọn kích cỡ phù hợp với từng công nhân. Có nhiều kích cỡ khác nhau
để lựa chọn. Dễ sử dụng và không gây cản trở đến việc mang các
PTBVCN khác

 Dựa vào những tiêu chí trên ta chọn nút tai chống ồn 3M-1110 được sản xuất
bằng công nghệ kỹ thuật phối trộn silicon: giúp sản phẩm có độ giảm ồn cao,
mềm mại khi đeo, không gây dị ứng
Đặc tính:
• Sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật phối trộn silicon: giúp sản phẩm có
độ
giảm ồn cao, mềm mại khi đeo, không gây dị ứng, …
• Có thể giãn nở theo độ rộng của tai,có thể giặt và sử dụng nhiều lần,
giảm
độ ồn
• Xuất xứ: Mỹ
• Tiêu chuẩn chất lượng: CE EN 352-2, ANSI S3.19
• Độ giảm ồn: 33dB

Nút tai chống ồn

5.2.1.10. Dép nhựa có quai hậu:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính tiện nghi:tạo cảm giác thoải mái cho NLĐ khi mang, không gây
khó chịu khi mang.Vừa vặn với chân của công nhân.
• Tính an toàn: Vật liệu làm dép không được gây kích ứng với chân
chống trơn, trượt trên sàn làm việc
• Tính bảo vệ: Dép nhựa phải bảo vệ chân khỏi bụi, tạo cảm giác êm
chân khi sử dụng
 Dựa vào những tiêu chí trên ta chọn dép nhựa được làm bằng chất liệu PVC
mềm dẻo tạo cảm giác đi thoải mái, loại1, được sản xuất tại Việt Nam

Dép nhựa

5.2.1.11. Giầy vải mỏng đi trong nhà:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính tiện nghi:tạo cảm giác thoải mái cho NLĐ khi mang, không gây
khó chịu khi mang.Vừa vặn với chân của công nhân
• Tính an toàn: Vật liệu làm dép không được gây kích ứng với chân
chống trơn, trượt trên sàn làm việc
• Tính bảo vệ: Dép nhựa phải bảo vệ chân khỏi bụi, tạo cảm giác êm
chân khi sử dụng
 Dựa vào những tiêu chí trên ta chọn giầy vải mỏng đi trong nhà loại vải coton
giúp chân luôn thoáng mát và hút mồ hôi, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng

5.2.1.12. Thảm chống mỏi:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính tiện nghi:tạo cảm giác thoải mái cho NLĐ khi sử dụng, không
gây khó chịu khi dùng.
• Tính an toàn: Vật liệu làm thảm không được gây kích ứng với chân
chống trơn, trượt trên sàn làm việc, giúp giảm lực đè lên chân.
• Tính bảo vệ: Thảm chống mệt (giảm thiểu mệt mỏi, giảm chấn động
(shock), chống khuẩn). Khi có hiện tượng mòn hay không còn tác dụng
chống mỏi thì nên laoij bỏ và thay thế cái mới.

 Dựa vào những tiêu chí trên ta chọn: Cấu trúc bán cầu giao nhau ở mặt trên và
mặt dưới của thảm giúp phân bố đều tải trọng trên thảm, làm giảm gánh nặng.
Thảm sử dụng cao su tổng hợp được pha chế và tổng hợp từ các vật liệu an
toàn cao có tác nhân chống khuẩn được bộ y tế và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp
phép. Thảm có hình dáng độc quyền cho phép tải trọng từ chân và hông sẽ
được tiếp nhận trên một điểm ở bề mặt trên của thảm và sau đó phân bố đều
vào 4 điểm ở trên mặt dưới của thảm. Cao su làm nhẹ và giảm tải trên chân và
hông. Kích thước sản phẩm: D 602 × W 901 × H 12 (mm) Trọng lượng sản
phẩm: 3.5kg.

Thảm chống mỏi

5.2.1.13. Xà phòng:

 Các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm:


• Tính bảo vệ:phải đảm bảo được khả năng diệt khuẩn tốt. Đảm bảo tính
vệ sinh.
• Tính an toàn: Đảm bảo vật liệu làm xà phòng không gây ảnh hưởng
đến công nhân như dị ứng,..
 Dựa trên những tiêu chí trên nên ta chọn xà bông cục Lifebouy. Giúp diệt
khuẩn tối đa, bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Múi hương dễ chịu,
thơm lâu.

Xà bông cục Lifebuoy


KẾT LUẬN

Trang bị PTBVCN đúng, đủ và điều đặn sẽ đảm bảo chất lượng, hạn chế được những tác động
của các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm tới người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra.
Chúng ta cần tránh việc sử dụng, cấp phát các PTBVCN không đảm bảo chất lượng, làm theo
kiểu đối phó với qui định của nhà nước. Như vậy không được lợi ích gì, vừa tốn tiền mà các
sức khỏe, tính mạng người lao động không được bảo vệ, khi bị nhà nước phát hiện thì doanh
nghiệp sẽ bị xử phạt.

Khi đã trang bị các PTBVCN, vấn đề an toàn lao động – vệ sinh lao động tại nơi làm việc được
đảm bảo thì công nhân sẽ yên tâm làm việc, tăng năng suất lao động, lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ ổn định và không ngừng tăng lên. Góp phần làm tăng uy tín, nâng cao hình ảnh cho
doanh nghiệp vì doanh nghiệp này biết quan tấm đến an toàn, sức khỏe cho người lao động.

Để PTBVCN có thể đạt được hiệu quả cao, phát huy đầy đủ tất cả các đặc tính vốn có của nó
thì việc lập kế hoạch cấp phát, mua sắm, huấn luyện định kỳ của công ty là hết sức quan trọng.
Việc trang bị đúng nguyên tắc, phù hợp với từng loại công việc và đảm bảo chất lượng sẽ hạn
chế được những tác động của môi trường lao động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao
động, ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra.

Ngày nay, các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn PTBVCN để bảo vệ NLĐ vì nó dễ thực hiện.
Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp sau cùng sau khi áp dụng các biện pháp: Loại trừ, thay thế, cách
ly, kỹ thuật mà vẫn còn tồn tại các nguy cơ tiềm ẩn. PTBVCN sẽ là giải pháp đảm bảo an toàn
lao động – vệ sinh lao động sau cùng. Mối nguy nên được loại bỏ từ nguồn là tốt nhất vì nó
loại bỏ hoàn toàn 100% mối nguy, trong khi đó PTBVCN chỉ hạn chế được khoảng 10% mối
nguy.

Bên cạnh ưu điểm là bảo vệ người lao động, PTBVCN còn có các nhược điểm như làm vướn g
víu trong khi làm việc, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho người lao động không thường
xuyên sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động, bên cạnh đó chi phí cho
việc trang bị cũng khá cao và phải cấp phát định kỳ.
Vì vậy, là một kỹ sư bảo hộ lao động ta phải tuyên truyền vận động người lao động phải trang
bị PTBVCN khi làm việc để bảo vệ họ. Huấn luyện người lao động để họ hiểu được các mối
nguy ảnh hưởng tới họ như thế nào, công dụng của PTBVCN để họ tự giác thực hiện, làm cho
họ khi làm việc gì cũng phải nghĩ đến an toàn là trên hết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

Thạc Sĩ Lê Đình Khải (2012), Phương Tiện Bảo Vệ Cá Nhân, Khoa Môi trường và Bảo hộ lao
động, Đại học Tôn Đức Thắng.

Nguyễn Văn Quán (2004), Nguyên lý khoa học bảo hộ lao động, Khoa Môi trường và Bảo hộ
lao động, Đại học Tôn Đức Thắng.

Nguyễn Văn Quán (2013), Cơ sở khoa học bảo hộ lao động, Khoa Môi trường và Bảo hộ lao
động, Đại học Tôn Đức Thắng.

Bộ LĐTBXH(2014), Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện chế độ


trang bị PTBVCN.

Bộ LĐTBXH (2013), Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH qui định về công tác huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động

Luật an toàn, vệ sinh lao động (2015).

Bộ Y Tế, Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCVN 2608-78 qui định về giày bảo hộ lao động.

TCVN 2606-78 qui định về phương tiện bảo vệ tay.

TCVN 6407 : 1998 qui định về mũ an toàn công nghiệp.

TCVN 2607-78 qui định về quần áo bảo hộ lao động.

TCVN 1841-76 qui định về bao tay bảo hộ lao động bằng da, giả da, vải bạt.

TCVN 3985:1999 qui định về mức ồn cho phép tại vị trí làm việc.

TCVN 7312:2003 Phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp – khẩu trang có tấm lọc bụi.

You might also like