Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

MÁY PHÁT

l1. Cấu tạo máy phát điện


Máy phát cấu tạo từ những thành phần chính
- Stato ( tên thường gọi là rế) là phần bắt cố định vào thân máy phát
- Roto ( tên thường gọi là ruột, cuộn tạo từ) là phần quay có lắp cuộn dây tạo từ trường và
nam châm vĩnh cửu.
- Tiết chế : là thiết bị điện tử dùng để hạn chế điện áp không cho vượt quá định mức,
14,5V đối với xe 12V và 27V đối với xe 24V
- Dàn đi ốt chỉnh lưu ( thường gọi dàn đi ốt) dùng để nắn dòng điện từ quay chiều của
máy phát thành dòng điện 1 chiều ra khỏi máy phát nạp vào bình ắc quy
- Ngoài ra còn có chổi than và vành đồng tiếp xúc để cung cấp điện cho roto.

- Rô to (phần cảm): cuộn dây kích từ, hai chùm cực hình móng, 2 vòng tiếp điện

Trần Quang Sang Mail:


1
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

Hình 1: Rôto máy phát

Stato (phần ứng): là khối thép định dạng hình rãng và răng, cuộn dây 3 pha

Hình 2: Cấu tạo stato

Trần Quang Sang Mail:


2
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

Hình 3: Stato mắc hình sao

Hình 4: Stato mắc hình tam giác

Bộ chỉnh lưu: có chức năng chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Bộ chỉnh lưu có từ 6,8,9,11 và 12 điốt (loại máy phát 6 pha đời mới dùng điốt ổn áp).

Hình 5: Bộ chỉnh lưu

Trần Quang Sang Mail:


3
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

Hình 6: Các kiểu bộ chỉnh lưu

Bộ tiết chế IC: Điều chỉnh dòng điện kích từ đến cuộn dây từ để kiểm soát điện áp ra.

Hình 7: Bộ tiết chế

2. Nguyên lý làm việc của tiết chế:


Trần Quang Sang Mail:
4
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

-Điện áp được tạo ra trong cuộn dây stato:

Hình 8 Điện áp được tạo ra trong cuộn dây stato
-Sự chỉnh lưu dòng xoay chiều 3 pha:

Hình 9 Sự chỉnh lưu dòng điện xoay chiều 3 pha
Đặc tuyến tải theo số vòng quay của máy phát : Khi điện áp đầu ra của máy phát được
giữ không đổi là 14V dòng điện có thể phát tối đa của máy phát tăng theo tốc độ
quay.Nhưng nó bị giới hạn bởi hai yếu tố :
+ Cảm kháng: cảm kháng sinh ra trong cuộn stato khi dòng điện xoay chiều chạy qua nó.
Cảm kháng tăng khi tốc độ tăng
+ Hiện tượng phản từ: Từ trường được sinh ra khi có dòng điện chạy qua cuộn dây stato
(khi máy phát có tải )từ trường làm yếu lực của roto.

Trần Quang Sang Mail:


5
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

Hình 10 Đặc tính tải của máy phát
Dòng điện phát ra phụ thuộc vào nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng dòng điện phát ra giảm .
Vì khi nhiệt độ tăng, điện trở của dây khích từ tăng làm giảm dòng khích từ khiến khích từ
giảm theo. Thêm vào đó khi nhiệt độ tăng , điện trở stato tăng nên dòng phát ra giảm.
Chức năng của điốt điểm trung hòa: Cuộn dây stato mắc hình sao có điểm trung hòa Điện
áp tại điểm này có thành phần xoay chiều khi có tải, giá trị đỉnh của thành phần xoay
chiều này sẽ vượt giá trị điện áp ra của máy phát ở tốc độ hơn 2000 – 3000 vòng/phút. Có
thêm hai điốt điểm trung tính sẽ lấy được phần điện áp trượt này để làm tăng công xuát
máy phát

Hình 11 Hai điốt bù điểm trung hòa

Hình 12 Thành phần điện áp xoay chiều tại điểm trung hòa

Trần Quang Sang Mail:


6
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

Hình 13 Đặc tính tải khi có điốt điểm trung hòa


Hệ thống điện cung cấp cho máy phát
Dưới đây là sơ đồ điện thường hay được sử dụng trên ô tô, bao gồm:
+ Chân B : Nối từ máy phát đến cực + của ắc quy
+ Chân S : So sánh dòng điện máy phát ra với điện từ bình ác quy
+ Chân IG : Cung cấp 12V cho tiết chế hoạt động
+ Chân L : Dây đi từ đèn báo ắcquy từ màn hình táplô đến máy phát, khi động cơ hoạt
động, đèn báo này tắt nghĩa là máy phát hoạt động.

Trần Quang Sang Mail:


7
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

3. Phân loại

Trần Quang Sang Mail:


8
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

Phận loại theo cấu tạo


- Máy phát có chổi than : Loại thông dụng, được sử dụng trên đa số các xe hiện nay

- Máy phát không có chổi than: Sử dụng trên xe tải Foton 2 tấn đến 5 tấn

- Máy phát có 2 cuộn stato

Phân loại theo số dây điện nối với máy phát ( bỏ qua dây nối từ cọc + của bình điện đến
cực B máy phát)
- Loại 1 dây
Thấy xuất hiện ở xe Fiat, Ford Transit, Hyundai I10
- Loại 2 dây: Thường gặp trên rất nhiều hãng xe
+ 1 dây IG, 1 dây bóng đèn báo sạc:
+ 1 dây S, 1 dây bóng đèn sạc ( điều này chưa được kiểm chứng, chỉ thấy xuất hiện trên
xe Ford Everest, và Huyndai Accent; đó là khi lật chìa khóa; không có điện ra chân IG
nhưng nổ máy, máy phát vẫn sạc nên tạm đoán nó là dây S)
+ 2 dây điều khiển từ hộp ECU : Mazda 3
- Loại 3 dây
Thường thấy trên xe Toyota như Zace

Trần Quang Sang Mail:


9
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

- Loại 4 dây
Thấy trên xe đầu kéo Samsung, trong đó có 2 dây lấy tín hiệu số vòng quay động cơ để
hiển thị trên đồng hồ táplô
4. Cách kiểm tra máy phát
Cách 1: Kiểm tra nhanh
Bước 1: Nổ máy
Bước 2: Kiểm tra điện thế bằng đồng hồ VOM để xác định điện thế có đúng tiêu chuẩn
hay không? 13-14V đối với xe 12V; 27-28V đối với xe 24V
Bước 3: Rút cọc – của bình để xem máy phát có sạc đủ điện hay không? Nếu không,
động cơ sẽ tắt
Bước 4: Bật toàn bộ hệ thống điện của xe như đèn pha, cos, đèn cản, điều hòa để kiểm tra
điện áp của xe đủ hay không? Nếu rút cọc – của bình điện mà xe vẫn nổ máy là máy phát
còn tốt
Cách 2: Kiểm tra chi tiết ( kiểm tra khi tháo máy phát)
- Kiểm tra cuộn dây tạo từ ( roto)

Trần Quang Sang Mail:


10
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

+ Sử dụng đồng hồ VOM, đo thông mạch 2 vòng đồng

- Điện trở của cuộn tạo từ :


+ Đối với máy phát 60A: 2,4 – 2,9 Ω
+ Đối với máy phát 75A,90A: 2,3 – 2,7 Ω
+ Đối với máy phát 45A: 3 -5 Ω
- Kiểm tra chạm mass của cuộn tạo từ với vỏ

- Kiểm tra stato

Trần Quang Sang Mail:


11
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

Kiểm tra thông mạch giữa các cuộn điện, nếu không thông cần phải thay thế

Kiểm tra chạm vỏ đối với cuộn, nếu chạm phải thay thế stato
- Kiểm tra giàn điốt

Đồng hồ VOM Thông


mạch
Đầu đen Đầu đỏ
E P1, P2, P3, P4 Có
B Không
P1, P2, P3, P4 E Không
B Có
- Kiểm tra than
Chiều dài tiêu chuẩn 10,5 mm
Chiều dài tối thiểu : 5mm

Thêm: Kiểm tra máy phát xe Mazda


5. Biểu hiện hư hỏng
- Máy phát hoàn toàn không sạc, không tạo ra điện
- Máy phát có sạc nhưng điện áp ra không đủ cung cấp cho hệ thống điện của xe
- Máy phát cung sạc dòng điện có điện áp lớn hơn định mức

Trần Quang Sang Mail:


12
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

- Bị đoản mạch
- Có tiếng kêu rè rè nhưng phải do bi
1. Máy phát hoàn toàn không sạc
- Bị ngắt mạch ( đứt dây hoặc đứt cầu chì) từ cực B máy phát đến chân + ắc quy
- Hỏng tiết chế
- Hết than
- Hư ruột
2. Máy phát có sạc nhưng không đủ điện
- Hư tiết chế
- Hư cổ góp
- Hư ruột
- Hư stato
- Hư bình điện
Đặc biệt : Khi bật toàn bộ thiết bị điện của xe, như đèn pha, điều hòa, xe có hiện tượng tắt
máy vẫn có thể do denco ( bộ chia điện) hỏng; dẫn đến đánh lửa không tốt, lim máy ( đã
xác nhận trên xe deawoo spark)
3. Máy phát điện áp quá định mức
- Hư tiết chế
- Đứt dây chân S
4. Bị đoản mạch
- Hỏng dàn diot
5. Có tiếng kêu rè rè nhưng không do ổ bi
- Hỏng dàn đi ốt

Trần Quang Sang Mail:


13
quangsang1305@gmail.com
MÁY PHÁT

* Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo từ đồ án tốt nghiệp tải từ trên mạng

Trần Quang Sang Mail:


14
quangsang1305@gmail.com

You might also like