Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến

Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông Mã đề: 128

ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 1


MÔN : HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài : 50 phút – Ngày 06/11/2021
(Cho biết : H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137).
Câu 1. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư có thể sinh ra khí NO ?
A. CuO. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Cu.
Câu 2. Công thức của magie nitrua là
A. Mg(NO3)2. B. Mg(NO2)2. C. Mg3N2. D. Mg5N2.
Câu 3. NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với
A. O2. B. HCl. C. MgCl2. D. H2SO4 loãng.
Câu 4. Cho cacbon phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được hỗn hợp khí X (gồm 2 khí) và
dung dịch Y. Thành phần của X gồm có khí
A. CO và NO2. B. CO2 và N2O. C. CO2 và NO2. D. CO2 và N2.
Câu 5. Công thức của khoáng vật photphorit là
A. Ca3(PO4)2. B. Ca(H2PO4)2. C. 3Ca3(PO4)2.CaF2. D. CaHPO4.
Câu 6. Khí không màu, hóa nâu trong không khí là
A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2O5.
Câu 7. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố
A. cacbon. B. photpho. C. kali. D. nitơ.
Câu 8. Muối được dùng làm bột nở trong thực phẩm là
A. (NH4)2CO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. NH4Cl.
Câu 9. Phản ứng trực tiếp của nitơ với oxi (trong điều kiện thích hợp) tạo ra
A. NO. B. N2O. C. N2O5. D. N2O3.
Câu 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho (Z = 15) là
A. 3s23p5. B. 3s23p4. C. 3s23p3. D. 3s23p2.
Câu 11. Sục khí NH3 vào dung dịch phenolphtalein thì dung dịch chuyển thành
A. màu đỏ. B. màu vàng. C. màu xanh. D. màu hồng.
Câu 12. Trong công nghiệp, HNO3 được điều chế từ nguyên liệu là
A. KNO3. B. NO2. C. N2. D. NH3.
Câu 13. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 gồm :
A. CuO, NO, O2. B. CuO, NO2, O2. C. Cu, NO, O2. D. Cu, NO2, O2.
Câu 14. Phản ứng nào sau đây có thể tạo ra khí NH3 ?
A. nhiệt phân NH4NO3. B. nhiệt phân NH4HCO3.
C. (NH4)2CO3 với dung dịch CaCl2. D. NH4HCO3 với dung dịch HCl.
Câu 15. Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Hiện tượng xảy ra của phản ứng hóa học
trên là
A. có kết tủa trắng, không có khí. B. có kết tủa vàng, không có khí.
C. có khí mùi khai và kết tủa trắng. D. có khí mùi khai, dung dịch trong suốt.
Câu 16. Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng mà trong đó HNO3 không đóng vai trò là chất oxi hóa ?
A. FeO + HNO3 loãng. B. Mg + HNO3 loãng.
C. Fe(OH)3 + HNO3 đặc, nóng. D. C + HNO3 đặc, nóng.
1
Câu 17. Để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta
A. cho axit H2SO4 đặc tác dụng với quặng photphorit.
B. đốt cháy photpho để thu P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước.
C. cho axit H2SO4 đặc tác dụng với quặng apatit.
D. dùng axit HNO3 đặc tác dụng với Na3PO4.
Câu 18. Trong dung dịch KH2PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa tối đa bao nhiêu loại ion?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19. Cho 250 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 0,5M, muối thu được có
khối lượng là
A. 14,4 gam. B. 15,3 gam. C. 16,4 gam. D. 18,0 gam
Câu 20. Nitơ phản ứng lần lượt với từng chất trong dãy nào sau đây (trong điều kiện thích hợp) đều tạo ra
hợp chất khí?
A. Li, Na. B. H2, O2. C. H2, Ca. D. O2, Mg.
Câu 21. Dung dịch H3PO4 và dung dịch HNO3 đều phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau
đây ?
A. MgO, CuSO4, NH3. B. Na2CO3, KOH, NH3.
C. AgNO3, K2CO3, CaO. D. KHCO3, NaCl, Ca(OH)2.
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 3,84 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được V lít khí NO (là sản phẩm khử
duy nhất của N+5, đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,896. B. 1,344. C. 2,016. D. 0,672.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. NH3 là chất lỏng không màu ở nhiệt độ phòng, có mùi khai.
B. Dung dịch NH3 có tính bazơ yếu.
C. Phản ứng tổng hợp NH3 là phản ứng một chiều.
D. Đốt cháy NH3 không có chất xúc tác thu được NO và H2O.
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào dung dịch axit X, sau phản ứng thu được dung dịch Y
và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH dư vào Y, đun nóng nhẹ thu được khí không màu T. Axit X là
A. H2SO4 loãng. B. H3PO4. C. HNO3. D. H2SO4 đặc.
Câu 25. Cho 0,2 mol H3PO4 tác dụng với dung dịch có chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có chứa
các chất
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4 và KH2PO4.
C. K3PO4 và KOH. D. H3PO4 và KH2PO4.
X Y
Câu 26. Cho sơ đồ sau: (NH 4 ) 2 SO 4  NH 4Cl  NH 4 NO3 . Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên
lần lượt là:
A. HCl, HNO3. B. BaCl2, AgNO3. C. MgCl2, HNO3. D. HCl, AgNO3.
Câu 27. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa FeSO 4 và Fe2(SO4)3 thu được kết tủa X. Cho X tác
dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch chứa muối
A. Fe(NO3)2 và NaNO3. B. Fe(NO3)3 và NaNO3.
C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2.
Câu 28. Để phân biệt các dung dịch loãng không màu: HCl, HNO 3, K3PO4 đựng riêng biệt trong các lọ
mất nhãn, ta có thể dùng dung dịch
A. BaCl2. B. Ba(OH)2. C. AgNO3. D. NaOH.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo phần trăm khối lượng photpho.
(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
2
(c) Urê được sản xuất từ CO2 và NH3.
(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất phân đạm, axit nitric.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30. Nung nóng 18,3 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al, Zn, Mg trong khí oxi, sau một thời gian thu được
21,18 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 3,36 lít khí NO (đo ở
đkc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 0,6 mol. B. 0,45 mol. C. 0,81 mol. D. 0,96 mol.
 KOH  H PO
 KOH
Câu 31. Cho sơ đồ chuyển hoá:
P2O5  X 
3 4
 Y  Z . Các chất X, Y, Z lần
lượt là:
A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4. B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.
C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4. D. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.
Câu 32. Cho dãy các chất sau: Na2CO3, Ag, FeO, Cu, Fe(OH)3. Số hợp chất trong dãy đóng vai trò chất
khử khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng có dư là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
2 +
Câu 33. Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO 4 ; 0,12 mol Cl và 0,05 mol NH 4 . Cho 300 ml dung

dịch Ba(OH)2 0,1M tác dụng với X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được m gam
gồm kết tủa và khí thoát ra. Giá trị của m là
A. 7,875. B. 6,675. C. 7,84. D. 7,705.
Câu 34. Nung m gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau
phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và 10,416 lít hỗn hợp khí Z (đo đktc). Cho Y tác dụng với dung
dịch HCl dư, kết thúc phản ứng còn lại 17,28 gam chất rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với
A. 55. B. 50. C. 44. D. 42.
Câu 35. Cho các cặp chất phản ứng trong dung dịch như sau : (1) NH4Cl + NaOH; (2) NH4HCO3 +
NaOH; (3) NH4HCO3 + Ba(OH)2; (4) Ca(OH)2 + (NH4)2CO3; (5) NH4HSO4 + Ba(OH)2. Cho biết có bao
 
nhiêu cặp chất xảy ra phản ứng hóa học có phương trình ion thu gọn là NH 4  OH  NH3   H 2 O ?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 36. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dd HNO 3 (vừa đủ) thu
được V lít N2 (đktc) và dung dịch Y chứa 155,75 gam muối tan. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 2,5. C. 4,48. D. 5,6.
Câu 37. Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho H3PO4 phản ứng với NaOH (theo tỉ lệ mol 2 : 3).
(b) Cho bột Al vào dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra.
(c) Cho a mol P2O5 tác dụng với dung dịch chứa 2,5a mol Ba(OH)2.
(d) Cho 2a mol NaOH tác dụng với dung dịch chứa a mol KH2PO4.
(e) Nung nóng hỗn hợp rắn gồm: NaCl, NH4HCO3, KNO3 đến khối lượng không đổi.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 38. Cho m gam P2O5 vào 400 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được (2,5m + 3,17) gam chất rắn. Giá trị m gần nhất với
A. 11,3. B. 8,8. C. 12,7. D. 10,6.
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng nhiệt phân NH4NO3 để điều chế N2O trong công nghiệp.
(2) Khí NH3 cháy trong oxi với ngọn lửa màu xanh nhạt.
3
(3) Axit photphoric là chất lỏng trong suốt, tan dễ dàng trong nước.
(4) Khi có ánh sáng, dung dịch HNO3 đặc bị phân hủy một phần tạo khí NO2.
(5) Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3, nó là loại phân phức hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 40. Hòa tan hoàn toàn m gam đơn chất E trong 110 gam dung dịch HNO3 63%, thu được 1 mol khí
NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 70,2 gam dung dịch F. Cho toàn bộ F tác dụng với dung dịch
chứa a mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH, sau phản ứng thu được 60,1 gam một chất kết tủa (chứa 3 nguyên
tố) và dung dịch T. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch T thu được 25,6 gam hỗn hợp chất rắn. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I


Trường THPT Lê Văn Hưu Môn thi thành phần: HÓA HỌC 11
(Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian phát đề

MÃ ĐỀ 101

Câu 1: Chất nào sau đây là chất không điện li?


A. NaOH. B. C2H5OH. C. HCl. D. CuSO4.
Câu 2: Nồng độ ion Al3+ trong dung dịch Al2(SO4)3 0,2M là
A. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,4M. D. 0,6M.
+ 3+ -
Câu 3: Một dung dịch chứa 0,3 mol K , 0,1 mol Al và a mol Cl . Giá trị của a là
A. 0,6. B. 0,5. C. 0,4. D. 0,2.
Câu 4: Dung dịch NaOH 0,01M có pH là
A. 1. B. 2. C. 13. D. 12.
Câu 5: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh. 
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
C. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
D. phản ứng không phải là thuận nghịch.
Câu 6: Phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?
A. NaOH + NaHCO3. B. H2SO4 + Ba(OH)2.
C. HCl + NaOH. D. HCl + Mg(OH)2.
Câu 7: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng trực tiếp với oxi theo PTHH sau:
N2 + O2 ⇌ 2NO. Vai trò của N2 trong phản ứng là
A. chất khử. B. chất oxi hóa.
C. vừa khử vừa oxi hóa. D. không khử, không oxi hóa.
Câu 8: Muối nào sau đây khi nhiệt phân không tạo ra khí amoniac?
A. NH4HCO3 . B. NH4NO3. C. NH4Cl. D. (NH4)2SO4.
Câu 9: Cho phản ứng: Fe + HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + NO2↑ + H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng trên là

4
A. 16. B. 9. C. 12. D. 14.
Câu 10: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào dùng để điều chế khí amoniac trong phòng thí nghiệm?

A. NH4NO3 B. NH4Cl + Ca(OH)2

C. NH4NO2 D. N2 + H2
Câu 11: Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là
A. tính bazơ yếu và tính oxi hóa. B. tính bazơ mạnh và tính khử.
C. tính bazơ yếu và tính khử. D. tính bazơ mạnh và tính oxi hóa.
Câu 12: Dung dịch Y chứa 0,1 mol Ca ; 0,3 mol Mg2+; 0,4mol Cl– và 0,4 mol HCO3-. Khi cô cạn dung
2+

dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là


A. 49,8.   B. 37,4.              C. 48,9.        D. 30,5. 
Câu 13: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KOH. B. HCl. C. KNO3. D. BaCl2.
Câu 14: Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính ?
A. Zn(OH)2 B. NaOH. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)3.
Câu 15: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu ?
A. HCl. B. H2O. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 16: Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành:
A. màu đen sẫm B. màu vàng
C. màu trắng đục D. không chuyển màu
Câu 17: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Fe B. Cu C. Zn D. Ag
Câu 18: Muối axit là:
A. NaCl B. NaNO3 C. NaHCO3 D. Na2CO3
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế NH3 người ta cho Ca(OH)2 tác dụng với ?
A. HNO3 B. Na2SO4 C. NH4Cl D. HCl
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện ?
A. dd NaOH B. NaOH rắn, khan
C. NaOH nóng chảy D. dd HF
Câu 21: Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. K+, Ba2+, OH-, Cl- B. Na+, K+, OH-, H+
2+ - + 2- + 3- - 2+
C. Ca , Cl , Na , CO3 D. Ag , PO4 , Cl , Ba
Câu 22: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với
lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là:
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 23: Cho 20 ml dung dịch NaOH 0,35M tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 100ml
dung dịch A. pH của dung dich A là
A. 2. B. 12. C. 7. D. 13.
Câu 24: Trong một dung dịch có chứa 0,01 mol Ca ; 0,01 mol Mg ; 0,03 mol Cl- và x mol NO3-. Giá trị
2+ 2+

của x là
A. 0,05. B. 0,04. C. 0,03. D. 0,01.
Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là
A. Cu2O, NO2 B. Cu2O, NO2, O2 C. CuO, NO2, O2 D. CuO, O2
Câu 26: Công thức của kalihiđroxit là
A. KOH. B. Mg(OH)2. C. Cu(OH)2. D. Al(OH)3.
Câu 27: Cho phương trình phản ứng : FeCl3 + A → B + NaCl
Các chất A và B lần lượt là
A. NaOH và Fe(OH)2. B. NaOH và Fe(OH)3.
C. KOH và Fe(OH)3 D. NaCl và FeCl2.
Câu 28: Tính chất hóa học cơ bản của axit HNO3 là
A. Tính axit yếu B. Tính axit mạnh

5
C. Tính khử mạnh D. Tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh
Câu 29: Trong hợp chất hóa học sau, hợp chất nào là chất khí có mùi khai?
A. NH3 B. N2O C. NO2 D. N2
Câu 30: Số oxi hóa của N trong NO là
A. -2 B. +4 C. +2 D. +5

You might also like