Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ KHỐI 10

- Hình thức: trắc nghiệm (40 câu)


- Nội dung: Bài 1, 2, 3, 4, 5
BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN
THỦY
Câu 1. Khoa học chứng minh loài người có nguồn gốc từ
A. Người tối cổ chuyển biến thành.
B. một loài vượn cổ chuyển biến thành.
C. một loài đười ươi cổ chuyển biến thành.
D. loài tinh tinh cổ chuyển biến thành.
Câu 2. Bầy người nguyên thuỷ tìm kiếm thức ăn bằng cách
A. săn bắn, hái lượm. B. chăn nuôi, hái lượm.
C. trồng trọt, săn bắn. D. săn bắt, hái lượm.
Câu 3. Một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo
công cụ, vũ khí và cải thiện đời
sống là
A. công cụ đá ghè đẽo. B. công cụ đá mài.
C. lao. D. cung tên.
Câu 4. Trong đời sống của Bầy người nguyên thuỷ, lửa có vai trò
A. sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ B. xua đuổi thú dữ, sưởi
ấm.
C. nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ. D. sưởi ấm, nấu chín thức ăn.
Câu 5. Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại
trừ
A. đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.
B. biết tạo ra lửa.
C. biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.
D. biết làm đồ gốm.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúngvề cấu tạo cơ thể của Người tinh
khôn?
A. Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.
B. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.
C. Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.
Câu 7. Đặc điểm biểu hiện sự khác biệt về cấu tạo cơ thể giữa Người
tinh khôn và Người tối cổ là
A. xương cốt lớn hơn Người tối cổ.
B. đã biết chế tạo ra lửa để nấu chính thức ăn.
C. đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
D. lớp lông mỏng trên người không còn nữa.
Câu 8. Đánh giá nào sau đây là đúng nhất về vai trò của lao động đối với
Người tối cổ trên bước đường
tiến hóa?
A. Đôi bàn tay đã thuần thục hơn. B. Địa bàn cư trú được mở rộng.
C. Tìm được thức ăn nhiều hơn. D. Tự cải biến, hoàn thiện từng bước.
BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 9. Thị tộc được hình thành
A. từ khi Người tối cổ xuất hiện.
B. từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
D. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
Câu 10. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
A. làng bản. B. công xã. C. thị tộc. D. bộ lạc.
Câu 11. Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại là
A. năng suất lao động tăng. B. khai thác thêm đất đai trồng trọt.
C. thêm nhiều ngành nghề mới. D. xuất hiện thêm ngành rèn sắt.
Câu 12. Ý nào không phải là đặc điểm của Công xã thị tộc thời kỳ
nguyên thuỷ?
A. Hợp tác lao động. B. Hưởng thụ bằng nhau.
C. Mang tính cộng đồng. D. Mọi người đều phải lao động.
Bài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần
tụ ở đâu để sinh sống?
A. Vùng rừng núi
B. Vùng trung du
C. Lưu vực các con sông lớn
d. Vùng sa mạc
Câu 2: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng
nhất ở các quốc gia cổ
đại phương Đông?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Giao thông vận tải
Câu 3: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ
gắn bó với nhau trong tổ
chức công xã?
A. Trồng lúa nước
B. Trị thủy
C. Chăn nuôi
D. Làm nghề thủ công
Câu 5: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc
gia cổ đại phương Đông
đầu tiên?
A. Lưu vực sông Nin
B. Lưu vực sông Hằng
C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ
D. Lưu vực sông Mê Kông
Câu 6: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng
thời gian nào?
A. Khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN
B. Khoảng thiên niên kỉ III-II TCN
C. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
D. Khoảng thiên niên kỉ II-I TCN
Câu 7: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông dưới đây, quốc gia nào
được hình thành sớm
nhất
A. Ấn Độ
B. Trung Quốc
C. Ai Cập, Lưỡng Hà
D. Ai Cập, Ấn Độ
Câu 8: Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ
đại?
A. Nhà Chu
B. Nhà Tần
C. Nhà Hán
D. Nhà Hạ
Câu 9: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông

A. Vua chuyên chế
B. Tầng lớp tăng lữ
C. Pha-ra-ông
D. Thiên tử
Câu 11: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã.
B. nô lệ.
C. quý tộc.
D. tăng lữ.
Câu 12: Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước
A. chuyên chế.
B. dân chủ chủ nô.
C. chuyên chế Trung ương tập quyền.
D. quân chủ chuyên chế.
Câu 13: Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại
phương Đông gồm
A. nông dân công xã và quý tộc.
B. các tầng lớp trong xã hội.
C. toàn quý tộc.
D. toàn tăng lữ.
Câu 14: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại
phương Đông là
A. kiến trúc.
B. lịch và thiên văn học.
C. toán học.
D. chữ viết.
Câu 15: Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên là
A. xã hội cổ đại.
B. xã hội trung đại.
C. xã hội cân đại.
D. xã hội công xã thị tộc.
Câu 16: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ
đại được đánh giá là một
trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Câu 17: Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ
đại dùng để viết chữ?
A. Giấy Pa-pi-rút
B. Đất sét
C. Mai rùa
D. Vỏ cây
Câu 18: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn
ra lần lượt
A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý
B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh
C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh
D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình
Câu 19: Yếu tố nào sau đây không tác động đến thành tựu văn hóa của
các quốc gia cổ đại
phương Đông?
A. Điều kiện tự nhiên
B. Đặc điểm kinh tế
C. Đặc điểm chính trị
D. Đặc điểm chủng tộc
Câu 20: Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau
thành các liên minh
công xã?
A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
B. Do nhu cầu chống thú dữ.
C. Do nhu cầu xây dựng.
D. Do nhu cầu chống ngoại xâm
Câu 21: Vua Ai Cập cổ đại được gọi là
A. Pha-ra-ong
B. En-xi
C. Thiên tử
D. Ham-mu-ra-bi
Câu 22: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất
nông nghiệp của các cư
dân cổ đại phương Đông là
A. chữ viết.
B. toán học.
C. thiên văn học và lịch pháp.
d. chữ viết và lịch pháp.
Câu 23: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân
nước nào thành thạo về số
học? Vì sao?
A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp
C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán
D. Ấn Độ- vì phải tính thuế
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HI LẠP VÀ RÔ
MA
Câu 17. Trong các quốc gia cổ đại Hi-lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở
thành lực lượng lao động chính làm
ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Nông dân. D. Quý tộc.
Câu 18. Loại hình nghệ thuật phổ biến và được ưu chuộng nhất ở các
quốc gia cổ đại phương Tây là
A. văn học dân gian. B. kịch (có kèm theo hát).
C. truyện thần thoại. D. tiểu thuyết.
Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các quốc gia cổ đại phương Tây
đạt đến trình độ phát triển cao
về kinh tế, văn hóa, xã hội là do
A. cư dân Địa Trung Hải biết chế tạo công cụ bằng sắt từ rất sớm.
B. kế thừa và phát triển những thành tựu của các quốc gia phương Đông.
C. hoạt động kinh tế hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp rất phát
triển.
D. theo chể chế dân chủ nên người dân được tự do sáng tạo, phát triển.
Câu 20. Một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lê,
bóc lột nô lệ, được gọi là
A. chế độ chuyên chế cổ đại. B. chế độ chiếm hữu nô lệ.
C. chế độ dân chủ chủ nô. D. chế độ phong kiến.
Câu 21. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của thể chế dân chủ ở
các quốc gia cổ đại phương Tây
(điển hình là ở A – ten)?
A. Người ta không chấp nhận có vua, lãnh đạo đất nước là Hội đồng
500.
B. Công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất
nước.
C. Mọi công dân đều có quyền phát biểu và biểu quyết các việc lớn của
đất nước.
D. Mọi công việc của đất nước đều do chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn
quyết định.
Câu 22. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chỉ hình thành các thị
quốc nhỏ ở vùng Địa Trung
Hải?
A. ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất
đai.
B. không có điều kiện để tập trung dân cư, nên mỗi bán đảo là một quốc
gia.
C. không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác
trong vùng.
D. cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập
trung đông đúc.
Câu 23. Ý nào dưới đây giải thích không đúng lí do vì sao các hiểu biết
khoa học đã có từ trước (ở các
quốc gia cổ đại phương Đông) nhưng đến thời kì Hi Lạp - Rô ma mới
trở thành khoa học?
A. Có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định
lý, tiên đề.
B. Đạt được nhiều thành tựu, có tính hệ thống và toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực.
C. Do biết sử dụng đồ sắt và tiếp xúc với biển nên đạt trình độ sáng tạo
văn hóa cao hơn.
D. Nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho
ngành khoa học đó.
Câu 24. Ý nào dưới đây phản ánh đúng nhất đặc điểm nổi bật của các
bức tượng (Lực sĩ ném đĩa, Thần
Vệ nữ Mi – lô...) ở Hi Lạp?
A. tượng được làm bằng đá cẩm thạch trắng.
B. tượng được tạo dáng đến mức hoàn hảo.
C. là tượng nhưng được thể hiện là người và rất đẹp.
D. mang những đường nét mềm mại, tinh tế lạ lùng.
Câu 25. Giá trị nghệ thuật cao và giá trị hiện thực sinh động của các
công trình kiến trúc cổ đại Hi Lạp
là ở chỗ
A. thể hiện sự giàu có và uy quyền của các chủ nô.
B. dường như được xây dựng làm nhà bảo tàng nghệ thuật.
C. là nơi thâm nghiêm linh thiêng thờ cúng thần thánh.
D. thể hiện sức lao động phi thường và tài năng của nô lệ.
Câu 26. Ý nào dưới đây là điểm khác về giá trị của công trình kiến trúc
Hi-lạp và Rô-ma so với phương
Đông?
A. Phục vụ cho vua và quý tộc giàu có.
B. Mang tính cộng đồng, phục vụ mọi người.
C. Thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
D. Phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của chủ nô.
Câu 27. Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là gì?
A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.
B. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển.
C. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất.
D. Là đô thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể
sánh
BÀI 5. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Câu 28. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới triều đại
nào?
A. Nhà Hán. B. Nhà Tần. C. Nhà Minh D. Nhà Đường.
Câu 29. Nội dung nào phản ánh không đúng sự phát triển thịnh đạt của
thủ công nghiệp và thương nghiệp
dưới thời Đường ở Trung Quốc?
A. Các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm
việc.
B. Các tuyến thông giao được mở mang phát triển, phục vụ nhu cầu sản
xuất.
C. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở rộng.
D. Các phường hội, thương hội chuyên sản xuất và buôn bán được thành
lập.
Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện cho sự phát triển
đến đỉnh cao của chế độ phong
kiến ở Trung Quốc dưới thời Đường?
A. kinh tế phát triển tương đối toàn diện, xuất hiện “con đường tơ lụa”.
B. bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, lãnh thổ được mở rộng.
C. đạt được nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ, nhất là văn học và Phật
giáo.
D. phát minh ra 4 thành tựu kĩ thuật: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc
súng.
Câu 31. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của mầm móng
quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa dưới thời nhà Minh ở Trung Quốc?
A. Đã xuất hiện hình thức bao mua trong nông nghiệp.
B. Quan hệ giữa chủ và thợ trong công nghiệp.
C. Đã có lao động làm thuê trong nông nghiệp.
D. Đã có những xưởng thủ công tương đối lớn.
Câu 32. Triều đại phong kiến nào ở Việt Nam phải đương đầu với cuộc
chiến tranh xâm lược của nhà
Minh ở Trung Quốc?
A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Lê sơ.
Câu 33. Nhận xét nào dưới đây về các cuộc khởi nghĩa nông dân trong
lịch sử phong kiến Trung Quốc
là đúng nhất?
A. Là nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của các triều đại
phong kiến.
B. Có tác dụng chấm dứt một triều đại và đồng thời mở ra một triều đại
mới.
C. Đã giải phóng người nông dân khỏi áp bức, bóc lột của địa chủ phong
kiến.
D. Có tác dụng chấm dứt tình trạng chia rẽ, cát cứ của các thế lực phong
kiến.
Câu 34. Chính sách đối ngoại với tư tưởng xâm lược, nô dịch của các
triều đại phong kiến Trung Quốc
đã đặt nước Việt Nam trước tình thế
A. luôn trong tình trạng chiến tranh. B. trở thành đối tượng bị xâm lược.
C. đối đầu căng thẳng với Trung Quốc. D. đất nước không thể phát triển
được.

You might also like