Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÔNG TY MAY MẶC HOA MAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG KẾ HOẠCH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số 02/KH-HM Hà nội, ngày 09 tháng 11 năm 2021

KẾ HOẠCH KINH DOANH


QUÝ 1 NĂM 2021

Thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc của công ty cho quý
1 năm 2021, phòng Kế hoạch lập kế hoạch chi tiết để triển khai như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY


1. Những thuận lợi

Với sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo cùng nỗ lực của cả tập thể trong việc
triển khai kế hoạch hành động linh hoạt và quyết liệt Công Ty May Mặc Hoa
Mai đã có một năm 2020 thành công hoàn thành xuất sắc các kế hoạch đề ra tại
đại hội cổ đông đầu năm vẫn vàng trước thách thức đầy bất ổn của dịch bệnh

2. Những khó khăn

 Nhiều mặt hàng vẫn còn tồn kho , chưa xuất khẩu 100% sản phẩm
 Thiếu nhân công có tay nghề cao ở một số vị trí quan trọng
 Các điều kiện cạnh tranh cao quy mô vốn còn nhỏ và mạng lưới hoạt động
chưa được phủ rộng
 Về nguyên liệu: công ty chú trọng đến việc khai thác thị trường trong nước
do đó quá trình sản xuất đôi khi còn chậm.
 Về kĩ thuật công nghệ: công ty đã nhập các thiết bị máy móc hiện đại mà khi
đó trình độ tay nghề của cômg nhân còn thấp chưa thể sử dụng và hiểu hết
các tính năng của máy móc đó
 Về lao động: trong năm qua có khoảng 150 công nhân thôi việc, hầu hết là
các công nhân lành nghề. Điều đó làm đảo lộn cơ cấu lao động của công ty.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Phòng kinh doanh

Làm nhiệm vụ phân tích thị trường , nghiên cứu đánh giá
1.1 Phân tích vĩ mô
 Môi trường kinh tế
 Môi trường nhân khẩu
 Môi trường văn hóa xã hội
 Môi trường công nghệ
 Môi trường chính trị pháp luật
1.2 Phân tích vi mô
 Quy mô thị trường
 Phân tích thị trường
 Phân tích đối thủ cạnh tranh
 Nhà cung cấp
 Phân tích khách hàng
2. Phòng tài chính.
Phòng tài chính có trách nhiê ̣m cân đối các khoản này để công ty không bị
thiếu tiền mă ̣t chi trả mà cũng không phải trả quá nhiều chi phí lãi vay.
3. Phòng nhân sự
 Quản lý nguồn nhân lực
 Giám đốc nhân sự
 Phó giám đốc nhân sự
 Duy trì ổn định lượng nhân viên, tuyển thêm các nhân viên có trình độ, tay
nghề cao
 Khích lệ động viên tinh thần cho nhân viên tạo môi trường làm việc lành
mạnh

MỘT SỐ VỊ TRÍ DỰ KIẾN BỔ SUNG

Vị trí Số lượng Lương dự kiến Ghi chú

Nhân viên quản 05 8,000,000 vnd Có kinh nghiệm


lý kho ít nhất 01 năm
Sử dụng thành
thạo tiếng anh và
tin học cơ bản

Quản lý chất 05 8,000,000 vnd Có kinh nghiệm


lượng sản phẩm ít nhất 06 tháng
Sử dụng thông
thạo tiếng anh
Biết tiếng Trung
là một lợi thế
Thợ may mẫu 60 7,500,000 vnd Có kinh nghiệm
may mẫu ít nhất
06 tháng

4. Phòng kế hoạch
 Đưa ra đề xuất chương trình mục tiêu về quản lý hoạt đô ̣ng của các doanh
nghiê ̣p, tổ chức. Hàng năm cần lâ ̣p kế hoạch cụ thể để hoàn thành các mục
tiêu đã đă ̣t ra cũng như xác định các hạng mục công viê ̣c cần hoàn thành
trong năm đó. Đồng thời lâ ̣p và điều chỉnh dự toán thu chi cho hoạt đô ̣ng
của doanh nghiê ̣p.
5. Phòng kế toán

Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:

 Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu,…
 Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị.
 Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát
việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và nội
bộ tại đơn vị.

III. KINH PHÍ


1. Chi phí sản xuất DN: chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình
sản xuất được biểu hiện bằng tiền. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất ở công ty
đã phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu

– Chi phí vật liệu phụ (loại hình doanh nghiệp may mặc)
– Chi phí tiền lương công nhân sản xuất: bao gồm các khoản tiền lương, tiền
thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ.

– Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí như sau:

 Chi phí nhân viên phân xưởng


 Chi phí vật liệu phân xưởng
 Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
 Chi phí khấu hao TSCĐ
 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
 Chi phí dịch vụ mua ngoài
 Chi phí sản xuất chung khác

2.Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm, thực hiện lao dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản
phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công,
DN tiến hành hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức
tiền lương sản phẩm. Áp dụng chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ 55% trên doanh thu.
Vì vậy tổng quỹ lương của DN được xác định

– Bộ phận tiền lương dựa trên cơ sở đó mà xây dựng cơ chế tiền lương cho từng bộ
phận. Nếu coi tổng quỹ lương được phép chia là 100% thì trong đó sẽ chia ra:

+ Quỹ dự phòng 12%

+ Quỹ khen thưởng 6%

+ Phần còn lại 82%, trong đó:

 Tổng lương công nhân sản xuất 74,8%


 Bộ phận phục vụ sản xuất 11,34%
 Bộ phận hành chính 13,86%

3. Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp vào
TK622- chi phí nhân công trực tiếp, cuối tháng được tập hợp trên bảng phân bổ số 1-
bảng phân bổ tiền lương và BHXH, số liệu trên bảng phân bổ này là căn cứ để lập
bảng kê số 4 phần ghi nợ TK622, ghi Có TK334 và lập nhật ký chứng từ số 7 cuối
cùng ghi vào sổ cái TK622. Công ty không sử dụng TK335- Chi phí phải trả để trích
tiền lương công nhân nghỉ phép vì đặc điểm sản xuất của công ty là không đều đặn.
Thường thì vào quý I các năm công việc rất ít nên công ty cho công nhân nghỉ, thời
gian nghỉ việc này công ty giải quyết đó là thời gian nghỉ phép của công nhân

4. DN thực hiện trích BHXH hàng kỳ trích lập một tỷ lệ là 20% lương cơ bản của
công nhân trực tiếp sản xuất, trong đó tính vào giá thành 15%, 5% trừ vào thu nhập
của người lao động, BHYT 3% trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất trong đó
tính vào giá thành 2%, còn 1% trừ vào thu nhập của công ty, KPCĐ trích 2% trên tiền
lương thực tế phải trả công nhân sản xuất và tính vào giá thành.

IV. DỰ BÁO VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH


1. Dự báo Kế hoạch:
- Dự báo kết quả lợi nhuận rủi ro trong các tháng ,các năm tối thiểu trong
vòng 5 năm
- Dựa vào kế hoạch kinh doanh để từ đó có thể dự đoán một cách chính xác ,
rõ ràng và cụ thể nhất
- Hiểu được doanh nghiệp đang nằm ở đâu trên thị trường . Từ đó , phát triển
doanh nghiệp theo hướng tốt nhất để thu về lợi nhuận tối đa
2. Đánh giá kế hoạch :
Để có thể phân tích rõ ràng các yếu tố thành công/ thất bại của một chiến
dịch, doanh nghiệp nên thống kê các số liệu:

 Số lượng khách mua hàng trong một ngày, một tuần, một tháng và một năm
trước khi thực hiện marketing.
 Số lượng khách mua hàng trong một ngày, một tuần, một tháng và một năm
sau khi thực hiện marketing. Trong đó:
 Bao nhiêu khách hàng cũ đã tin tưởng quay lại tiếp tục sử dụng sản phẩm
của doanh nghiệp?
 Bao nhiêu khách hàng mới biết đến và chọn mua sản phẩm của doanh
nghiệp?
 Tỷ lệ giữa khách hàng cũ và khách hàng mới là bao nhiêu?
 Các chỉ số truy cập website
 Tỷ lệ thoát
 Đánh giá của khách hàng
 Chi phí đầu tư cho mỗi khách hàng
 Các chỉ số trên trang mạng xã hộ
 Độ phủ sóng của doanh nghiệp

Yêu cầu các đơn vị chủ động và phối hợp thực hiện kế hoạch.

TRƯỞNG PHÒNG
Nơi nhận ( Kí và ghi rõ họ tên )
Trần thị ngọc ánh

You might also like