Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Thực trạng năm 2019

CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với
tháng 12 năm 2018. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình
quân năm 2018.
Mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng cao
trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong
hai tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào các tháng
cuối năm. Cùng với diễn biến tăng/giảm giá cả thị trường, CPI các tháng cũng
tăng/ giảm theo xu hướng của thị trường. CPI tăng cao nhất vào tháng 2 tăng 0,8%,
tháng 11 tăng 0,96%, tháng 12 tăng 1,4%.

Theo Ths.Đỗ Thị Ngọc, có 3 nguyên nhân chính làm CPI tăng trong
năm 2019:
1. Điều hành của Chính phủ
Giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019 theo Quyết định số
648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương, cùng với nhu cầu tiêu dùng
điện tăng vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý II/2019, quý III/2019 làm
cho giá điện sinh hoạt năm 2019 tăng 8,38% so với năm 2018.
Giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày
5/7/2019 của Bộ Y tế và Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019. Theo đó,
chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 4,65% so với năm 2018, làm CPI chung tăng
0,18%.
Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
2/10/2015 của Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học
phí các cấp học. Theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 6,11% so với năm
trước, làm CPI chung tăng 0,32%.
Từ tháng 4/2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tăng giá sách giáo khoa
năm học 2019-2020, làm cho chỉ số giá nhóm văn phòng phẩm tăng 3,32% so với
cùng kỳ năm trước.
2. Yếu tố thị trường, cung cầu
Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên Đán đã làm tăng giá
một số mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch
vụ giao thông công cộng, dịch vụ du lịch… Bình quân năm 2019 so với năm trước:
Giá thực phẩm tăng 5,08%, giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng khoảng
1,99%; quần áo may sẵn các loại tăng 1,70%; giá dịch vụ giao thông công cộng
tăng 3,02%; giá du lịch trọn gói tăng 3,04%.
3. Diễn biến giá thịt lợn năm 2019
Sự xuất hiện của dịch tả lợn Châu Phi tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã làm sản lượng thịt lợn năm 2019 giảm 13,8% so với năm 2018.
Trong khi đó, thịt lợn là mặt hàng thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%)
trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm của người dân. Vậy nên khi số lượng tăng đàn
giảm ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong dân, dẫn đến việc “thổi giá” trên thị
trường. Mặt hàng thịt lợn bình quân năm 2019 tăng 11,79% là một trong những
nguyên nhân chính làm CPI các tháng cuối năm tăng cao.
Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng, như: Giá
nhiên liệu, chất đốt, sắt thép… nên năm 2019 ước tính chỉ số giá nhập khẩu hàng
hóa so cùng kỳ tăng 0,59%, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 3,01%; chỉ số giá
sản xuất công nghiệp tăng 1,25%; chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 1,31%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế
CPI năm 2019 cụ thể như:
Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 2019 tăng giảm đan xen, bình
quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2019 đến thời điểm 20/12/2019 ở mức
64,05USD/thùng, giảm 10,28% so với bình quân năm 2018. Tính đến ngày
20/12/2019, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 9 đợt, giảm 11 đợt và 4
đợt giữ ổn định, tính chung năm 2019 chỉ số giá xăng dầu giảm 3,14% so với năm
2018, làm CPI chung giảm 0,15%.
Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt trong nước được điều chỉnh theo giá gas thế
giới, năm 2019 giảm 5,97% so với cùng kỳ năm trước. Giá đường trong nước cũng
giảm mạnh theo giá đường thế giới, năm 2019 giảm 3,17% so với cùng kỳ năm
2018.
Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã
phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung
cầu, chuẩn bị tốt nguồn hàng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,
tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công
tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương, điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá
trung tâm linh hoạt.
Kết quả chỉ số CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng
5,23% so với tháng 12 năm 2018. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI
bình quân năm 2019 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết
giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2019./.
Điều hành của chính phủ và lạm phát Việt Nam năm 2019 (consosukien.vn)

Thực trạng năm 2020


Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19%
so với tháng 12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so
với bình quân năm 2019.
Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các
yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-
19. Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời điểm
cung cầu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch bệnh được
kiểm soát. CPI tăng cao nhất vào tháng 1, tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào
tháng 4, giảm 1,54%.

Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong năm 2020: Tháng 01 và tháng 02 là
tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực bình quân
năm 2020 tăng 4,51% so với năm trước góp phần làm cho CPI chung tăng 0,17%.
Giá gạo năm 2020 tăng 5,14% so với năm trước do giá gạo xuất khẩu tăng cùng
với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng.
- Giá các mặt hàng thực phẩm năm 2020 tăng 12,28% so với năm trước góp phần
làm cho CPI tăng 2,61%, chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng
cao trong dịp Tết Nguyên đán, nhất là giá mặt hàng thịt lợn tăng cao do nguồn
cung chưa được đảm bảo, giá thịt lợn tăng 57,23% so với năm trước làm cho CPI
chung tăng 1,94%.
- Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một
số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở
mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân năm 2020 giá
thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% so với năm trước.
- Giá dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 do các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ
trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế
CPI năm 2020 như sau:
- Giá xăng dầu, giá gas trong nước giảm mạnh theo giá thế giới là yếu tố chính làm
giảm áp lực lên mặt bằng giá trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020. Giá
xăng dầu trong nước bình quân năm 2020 giảm 23,03% so với năm trước tác động
làm CPI chung giảm 0,83%; Giá gas bình quân năm 2020 giảm 0,95% so với năm
trước; Giá dầu hỏa bình quân năm 2020 giảm 31,21% so với năm trước.
- Nhu cầu du lịch giảm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần 1 và lần 2 nên bình
quân năm 2020 giá du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước.
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm, bình quân
năm 2020 so với năm trước, giá vé máy bay giảm 34,7%, giá vé tàu hỏa giảm
2,12%.
- Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó
khăn do dịch Covid-19. Cụ thể, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng với thời gian từ tháng 4 đến
tháng 6 năm 2020. Theo đó, giá điện tháng 5 và tháng 6 năm 2020 giảm lần lượt là
0,28% và 2,72% so với tháng trước.
- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính
phủ, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để
ngăn chặn dịch bệnh và ổn định thị trường, đảm bảo đời sống của nhân dân.
Kết quả chỉ số CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng
0,19% so với tháng 12 năm 2019. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI
bình quân năm 2019 dưới 4% của Quốc hội đề ra đã đạt được trong bối cảnh một
năm với nhiều biến động khó lường.
Điều hành của Chính phủ và lạm phát năm 2020 (consosukien.vn)

CPI năm 2020 tăng 3,23%, lạm phát được kiểm soát ở 2,31% (cuocsongantoan.vn)

Thực trạng năm 2021


Về diễn biến giá cả, theo thống kê, mặt bằng giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu
năm 2021 tăng cao vào đầu năm, sau đó giảm trong hai tháng tiếp theo và tăng nhẹ
trở lại trong tháng 5 và tháng 6. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47%
so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản
bình quân 6 tháng tăng 0,87% so cùng kỳ năm trước.
Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm nay như:
- Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 10 đợt làm cho giá xăng A95 tăng
4.440 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 4.250 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 3.740
đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 6 tháng đầu
năm 2021 tăng 17,01%, làm CPI chung tăng 0,61 điểm phần trăm.
- Cùng với đó, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Trong 6 tháng
đầu năm 2021, giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 4 đợt và giảm 2 đợt,
bình quân 6 tháng giá gas tăng 16,51% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm
CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm
- Giá dịch vụ giáo dục 6 tháng tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI
chung tăng 0,24 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới
2020 - 2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của
Chính phủ.
- giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và
gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 6 tháng đầu năm
2021 tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần
trăm)
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,63% đẩy CPI chung tăng 0,12 điểm phần
trăm. Nguyên nhân chủ yếu do các đợt nắng nóng trong tháng làm chỉ số giá điện,
nước sinh hoạt lần lượt tăng 1% và tăng 0,26%. Bên cạnh đó giá vật liệu bảo
dưỡng nhà ở tăng 1,26% theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào.
Tuy nhiên, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm
2021 như:
- Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước làm CPI
chung giảm 0,08 điểm phần trăm
- Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó
khăn do COVID-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên giá điện
sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2020
làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm.
- Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19
làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước…
.: VGP News :. | Lạm phát năm 2021 và những yếu tố rủi ro cần kiểm soát | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (baochinhphu.vn)

'Lạm phát năm 2021 đạt dưới 4% là khả thi' | baotintuc.vn

You might also like