7 Tma305gd1-Hk1-2021 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


-----***-----

TIỂU LUẬN THỰC HÀNH


Học phần: Logistics và Vận tải quốc tế

Chủ đề:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
THEO ĐIỀU KIỆN EXW

Nhóm thực hiện: Nhóm số 7 – TMA305.1


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Trâm

Hà Nội, tháng 9 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----***-----

TIỂU LUẬN THỰC HÀNH


Học phần: Logistics và Vận tải quốc tế
Chủ đề:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
THEO ĐIỀU KIỆN EXW
Nhóm thực hiện: Nhóm số 7 – TMA305.1
STT Họ và tên sinh viên Mã sinh viên
1 Trần Phương Mai 1915510106
2 Lê Thanh Mạnh 1911110262
3 Lê Trịnh Hiền Minh 1911110265
4 Nguyễn Thị Hồng Minh 1917740072
5 Nguyễn Trà My 1915510111
6 Nguyễn Danh Nam 1915510112
7 Trịnh Đình Nam 1911120082
8 Bùi Thu Nga 1915510114
9 Trần Thị Nga 1917710101
10 Phan Thị Hằng Ngân 1911110284
11 Trương Linh Ngân 1811110436

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Trâm

Hà Nội, tháng 9 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT
trong Chi tiết công việc đảm
STT Họ và tên SV MSSV
phòng nhận
thi
1 69 Trần Phương Mai 1915510106 Mục 2.4
2 70 Lê Thanh Mạnh 1911110262 Mục 2.4
3 71 Lê Trịnh Hiền Minh 1911110265 Mục 2.1, 2.2, 2.3
4 72 Nguyễn Thị Hồng Minh 1917740072 Mục 3.4
Mục 3.2, lồng tiếng
5 73 Nguyễn Trà My 1915510111
video, tổng hợp tiểu luận
Mở đầu, Kết luận, Mục
6 74 Nguyễn Danh Nam 1915510112 3.1.1, lồng tiếng video,
tổng hợp tiểu luận
Xây dựng video, Mục
7 75 Trịnh Đình Nam 1911120082
3.1.2
8 76 Bùi Thu Nga 1915510114 Mục 3.3
Chương 1, lồng tiếng
9 77 Trần Thị Nga 1917710101
video
10 78 Phan Thị Hằng Ngân 1911110284 Mục 2.1, 2.2, 2.3
11 79 Trương Linh Ngân 1811110436 Mục 3.4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CÁC BÊN THAM GIA TRONG MÔ HÌNH LOGISTICS VẬN TẢI
HÀNG HÓA QUỐC TẾ 2

1.1. Công ty Xuất khẩu 2

1.2. Công ty Nhập khẩu 3

1.3. Công ty logistics/ vận tải trên chặng vận tải do người NK đảm nhận 4

1.4. Công ty Forwarder 6

1.5. Công ty giám định tổn thất 8

1.6. Tổ chức trọng tài/ tòa án 10

CHƯƠNG 2. MUA BÁN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY CỔ
PHẦN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GREENLAB VIỆT NAM VÀ CÔNG TY
CIMCOOL KOREA 11

2.1. Quá trình đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu 11

2.2. Phân tích các điều khoản chính của hợp đồng xuất nhập khẩu 13

2.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu 16

2.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế 19

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU TRÊN CHẶNG VẬN TẢI DO CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ GREENLAB VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN
NGOẠI THƯƠNG VINATRANS 25

3.1. Quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng vận tải 25

3.2. Phân tích nội dung chính hợp đồng Logistics/ chứng từ vận tải 29

3.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp 45

KẾT LUẬN 50

PHỤ LỤC 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một trong những ngành hàng
nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác. Trong
những năm gần đây, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng việc nhập khẩu những thiết
bị hiện đại, chất lượng từ những công ty, tập đoàn nổi tiếng trên thế giới, đóng góp đáng
kể vào công cuộc phát triển đất nước.
Theo cùng xu hướng đó, trong bài tiểu luận này, chúng em xin phép được tìm
hiểu và trình bày về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần Khoa học
và Công nghệ GREENLAB Việt Nam. Xuyên suốt quá trình hoạt động của mình, công
ty liên tục có các quan hệ thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu cũng như ký kết các hợp đồng vận tải nhằm đảm bảo các hoạt động được
diễn ra liên tục, hiệu quả. Trên cơ sở đó, chúng em đã khai thác các hợp đồng thương
mại và vận tải giao nhận như sau:
 Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu giữa Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ
GREENLAB Việt Nam và Công ty CIMCOOL Korea.
 Hợp đồng vận tải giữa Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt
Nam và Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS.
Từ đó chúng em cũng triển khai những tình huống đàm phán, tranh chấp trong
mua bán nguyên vật liệu cũng như vận tải giao nhận tương tự những tình huống phát
sinh thật trong thực tế và đề xuất các giải pháp phù hợp. Bài tiểu luận gồm có 3 chương:
 Chương 1: Các bên tham gia trong mô hình logistics vận tải hàng hóa quốc tế
 Chương 2. Mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Công ty Cổ phần Khoa học và
Công nghệ GREENLAB Việt Nam và Công ty CIMCOOL Korea
 Chương 3: Tổ chức giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên chặng vận
tải do Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam và Công ty
Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS

1
CHƯƠNG 1: CÁC BÊN THAM GIA TRONG MÔ HÌNH LOGISTICS VẬN TẢI
HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1. Công ty Xuất khẩu

- Tên công ty: CIMCOOL KOREA COMPANY


- Địa chỉ: 255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN, ULSAN, KOREA
- Số điện thoại: 052.239.2332 - Fax: 052.239.2335
- Người liên hệ: Mee-Jin Ahn/Customer Service APAC

1.1.1. Giới thiệu chung


- Công ty CIMCOOL Korea có trụ sở tại bang Đông Bắc Ohio, Hoa Kỳ với vốn và công
nghệ của Công nghệ chất lỏng Cimcool, có hơn 3.000 nhân viên trên toàn thế giới và
CIMCOOL, một thương hiệu toàn cầu cung cấp dầu cắt, dầu chống gỉ, và chất bôi trơn
công nghiệp.
- Sản phẩm CIMCOOL có hơn 50 năm tích lũy công nghệ hòa tan trong nước và kim loại,
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu về môi trường và sau chế
biến.

1.1.2. Lịch sử hình thành


- 31/08/1998: Công ty Hóa chất Manpo xuất thân từ CINCINNATI MILACRON, Hoa
Kỳ được đổi thành CINCINNATI MILACRON INDUSTRIAL PRODUCTS KOREA
INC. (Cincinnati Milacron IPK)
- 01/08/1999: Bắt đầu sản xuất sản phẩm Cimcool tại Hàn Quốc và xuất khẩu sang Đông
Nam Á, Úc, Nhật Bản và Trung Quốc
- 01/12/2010: Tên công ty được đổi thành Cimcool Korea Inc.
- 02/01/2011: Thay đổi tên của công ty con CIMCOOL INDUSTRIAL PRODUCTS
(SHANGHAI) CO., LTD tại Trung Quốc
- 11/10/2016: Công ty con CIMCOOL INDUSTRIAL PRODUCTS (THƯỢNG HẢI)
được chọn là nhà cung cấp của Bắc Kinh Hyundai (Nhà máy Trùng Khánh)

1.1.3. Lĩnh vực hoạt động chính


- Lĩnh vực sản xuất dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn.
- Lĩnh vực sản xuất dầu mỏ.
- Lĩnh vực sản xuất than.

2
1.1.4. Các thành tựu đạt được
- CIMCOOL là hãng dầu làm mát nổi tiếng về chất lượng dầu hàng đầu thế giới, bên cạnh
đó là những ưu điểm vượt trội của sản phẩm như: Sản phẩm không mùi trong suốt quá
trình khách hàng sử dụng, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, ...
- CIMCOOL có mặt tại 3 thị trường lớn: CIMCOOL Châu Âu (EMEA, Ấn Độ và Nga),
CIMCOOL Châu Mỹ và Cimcool Châu Á Thái Bình Dương.
- Dầu làm mát CIMCOOL được nhập khẩu và phân phối độc quyền tại IKPM Việt Nam.

1.1.5. Sơ đồ tổ chức

1.2. Công ty Nhập khẩu

- Tên công ty: GREENLAB VIETNAM SCIENCE & TECHNOLOGY JSC


(Công Ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam)
- Địa chỉ: 1 Hamlet, Ta Thanh Oai Village, Ta Thanh Oai Commune, Thanh Tri District,
Ha Noi City, Viet Nam
- Người liên hệ: Mr Nguyen Hong Duong/ Director
- Số điện thoại: 84-2466512696

1.2.1. Giới thiệu chung


- Tên viết tắt: GREENLAB VIET NAM.JSC

1.2.2. Lịch sử hình thành


- Thành lập năm 2016
- Đi vào hoạt động 05/01/2017

1.2.3. Lĩnh vực hoạt động chính


- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Gồm có:
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng.
3
- Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện
và thiết bị khác dùng trong mạch điện).
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị
ngoại vi).
- Bán buôn máy móc, thiết bị y tế.

1.2.4. Các thành tựu đạt được


- Mặc dù mới đi vào hoạt động được 5 năm nhưng công ty tích cực hoạt động buôn bán
trên nhiều lĩnh vực.
- Công ty đang ngày càng phát triển và lớn mạnh.

1.2.5. Sơ đồ tổ chức

1.3. Công ty logistics/ vận tải trên chặng vận tải do người NK đảm nhận

- Tên công ty logistics: SINOKOR MERCHANT MARINE CO., LTD


- (Công ty TNHH hàng hải SINOKOR MERCHANT)
- Địa chỉ: tầng 2, tòa nhà Haenam, 64 Sejongdaero, Jung-gu, Seoul, Korea.
- Số điện thoại: 0225-3825971
- Tàu HONGKONG VOYAGER 0151S.

1.3.1. Giới thiệu chung


Sinokor Merchant Marine là hãng tàu chở hàng container hạng trung của Hàn Quốc.
Sinokor đã tiến hành vận chuyển chuyến tàu container đầu tiên giữa Trung Quốc và Hàn
Quốc vào những năm 1980. Các dịch vụ tàu container Sinokor ra mắt đóng vai trò chính
trong việc tăng cường hợp tác nhân sự và kinh tế, và trong việc bình thường hóa quan
hệ giữa hai nước này.
4
1.3.2. Các dịch vụ của tàu tại Việt Nam
 Từ Hồ Chí Minh Sinokor cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng tới:
- Hàn Quốc: Incheon – Busan – Ulsan – Kwangyang
- Indonesia: Jakarta
- Malaysia: Tanjung pelepas
- Thailand: Laem Chabang – Bangkok
- Trung Quốc: Shanghai – Shekou – Qingdao – Xiamen – Hongkong

 Các dịch vụ trực tuyến của hãng tàu


- Lấy booking trực tuyến
- Submit VGM / SI
- Xử lý Bill of Lading trên hệ thống
- Theo dõi lịch trình vận chuyển bằng số container và số vận đơn

1.3.3. Các thành tựu đạt được


- Sinokor hiện vận hành đội tàu gồm 69 con tàu container, tổng năng lực vận chuyển lên
đến 87.636 TEU.
- Dịch vụ vận chuyển container Sinokor cung cấp hiện kết nối 60 cảng trên 16 quốc gia.
Bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,
Singapore, ... Sinokor có 34 công ty con và văn phòng tại các quốc gia này.
- Tại Việt Nam, Sinokor hoạt động thông qua văn phòng tại các thành phố lớn: Hải Phòng,
Hà Nội, Hồ Chí Minh.

1.3.4. Sơ đồ tổ chức

5
1.4. Công ty Forwarder

- Tên công ty: VINATRANS INTERNATIONAL FREIGHT FORWARDERS


COMPANY
(Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương Việt Nam Vinatrans)
- Tên viết tắt: VINATRANS
- Trụ sở chính: 406 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP. HCM, Việt Nam
- Đại lý tại Hàn Quốc: tầng 2, 1284-2, Deoksin-ri, Onsan-eup, Ulsan, Ulju-gun, Korea.

1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển


- 14/07/1975: Thành lập Công ty, trụ sở chính đặt tại 406 Nguyễn Tất Thành, Phường 18,
Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1989: Bắt đầu thực hiện dịch vụ Đại lý cho các hãng giao nhận lớn trên thế giới như
Jardine Freight Services, Kuehne Nagel, Kintetsu World Express, Panalpina, Lep
International, Itochu Express, Nissin Transport, Konoike Transport, Tokyu Air Cargo,
KEC International, Conquest, US Northwest, Fast Sped…
- 1996: Thành lập Chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
- 2009: Thực hiện IPO, Công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
- 16/03/2010: Chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Giao Nhận Kho Vận Ngoại
Thương Việt Nam

1.4.2. Lĩnh vực hoạt động chính


- Dịch vụ vận tải hàng không: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công
ty (55,06% năm 2008). Tại khu vực phía Bắc, Vinatrans Hà Nội là đơn vị đại lý vận tải
đường không có lượng hàng xuất hàng năm lớn nhất.
- Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển: trong nhiều năm liền, Vinatrans Hà Nội được
đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp hàng đầu của ngành. Đặc biệt dịch vụ thu gom hàng
lẻ đóng container chung chủ đi các cảng trên thế giới, Vinatrans Hà Nội luôn duy trì,
phát triển và dẫn đầu thị trường miền Bắc.
- Dịch vụ đại lý tàu: hiện tại, Công ty làm đại lý cho hai hãng tàu lớn là Hãng tàu
container RCL Singapore từ năm 1993 và Hãng tàu Rickmer của Đức. Đây là hai hãng
tàu có quy mô lớn và uy tín trên thị trường quốc tế, góp phần làm tăng uy tín của
Vinatrans Hà Nội và đem lại nguồn cầu dịch vụ ổn định và tiềm năng cho Công ty.

6
- Dịch vụ giao nhận vận tải và khai thác kho bãi: hiện tại, Vinatrans Hà Nội cũng đang
tiến hành đầu tư vào phát triển hệ thống kho bãi, cầu cảng hiện đại tại khu vực Cảng Hải
Phòng, Cái Lân với diện tích gần 5 ha giúp nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị
trường của Công ty trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi.

1.4.3. Nguồn nhân lực


- Đội ngũ nhân viên đông đảo, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, đội xe hùng hậu,
nhiều công ty thành viên, nhiều chi nhánh khắp việt nam (Vinatrans Hà Nội, Vinatrans
Hải Phòng, Vinatrans Cần Thơ, Vinatrans Quy Nhơn, Vinatrans Đà Nẵng, Vinalink,
Vina Freight …)
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn cập nhật các thông tư, nghị định, văn bản mới trong
chính sách luật về thuế, xuất nhập khẩu… để hỗ trợ công tác khai quan và hoạt động
xuất nhập khẩu của khách hàng.
- Các đại lý của Vinatrans khắp toàn cầu, kho bãi chứa hàng rộng lớn.

1.4.4. Thành tựu đạt được


- Với bề dày kinh nghiệm, VINATRANS là nhà giao nhận vận chuyển hàng đầu tại Việt
Nam về lĩnh vực Giao nhận và Logistics.
- 2000: Là Hãng giao nhận đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận ISO 9002; nhận danh
hiệu Anh Hùng lao Động do Chủ tịch nước trao tặng.
- 2005: Nhận Huân chương Độc lập do Chủ tịch nước trao tặng; thành lập Công ty TNHH
VA Express và Công ty TNHH V-Truck.

1.4.4. Sơ đồ tổ chức

7
1.5. Công ty giám định tổn thất

Công ty giám định tổn thất: Vinacontrol

1.5.1. Giới thiệu chung


- Tổ chức giám định đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1957.
- Mạng lưới chi nhánh, chuyên gia giám định phủ khắp toàn quốc.
- Dịch vụ giám định chuẩn mực, được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC
17020:2017.
- Giải pháp giám định, kiểm soát số lượng, chất lượng, an toàn, tình trạng của sản phẩm,
hàng hóa khách quan, chính xác, thuận tiện vượt trội

1.5.2. Vai trò của giám định trong đời sống, thương mại và quản lý công
- Kiểm soát và đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hoá sản xuất, giao nhận phù hợp với
yêu cầu, hợp đồng
- Đảm bảo thông số kỹ thuật sản phẩm tuân thủ với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia (giám định phục quản lý nhà nước/ kiểm tra chuyên ngành)
- Cung cấp bằng chứng xác minh việc đóng gói, dán nhãn, bảo quản, vận chuyển tuân thủ
các tiêu chuẩn bắt buộc
- Giảm thiểu chi phí, rủi ro thương mại do sản phẩm lỗi, bị từ chối, đòi bồi hoàn, triệu hồi
sản phẩm
- Đáp ứng yêu cầu kiểm tra chuyên ngành, thủ tục thông quan hàng hoá, thanh quyết toán
dự án
8
1.5.3. Các loại hình giám định
 Tại nơi sản xuất:
- Giám định nguyên liệu đầu vào: Kiểm tra nguyên liệu trước khi sản xuất, đảm bảo
đáp ứng các yêu cầu chất lượng sản phẩm, tránh lãng phí thời gian, chi phí nguyên vật
liệu.
- Giám định sản xuất ban đầu: Kiểm tra chất lượng sản phẩm của sản phẩm mẫu, sản
phẩm chào hàng so với yêu cầu đặt hàng trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, giúp giảm
thiểu thời gian lãng phí, phế liệu, sản xuất lại, trì hoãn đơn hàng, tranh chấp về chất
lượng hàng hóa về sau.
- Giám định trong quá trình sản xuất: Đảm bảo chất lượng hàng hóa tiếp tục đáp ứng
các yêu cầu về chất lượng. Hỗ trợ kiểm soát lỗi và các vấn đề phát sinh trong quá trình
sản xuất.
- Giám định sản phẩm hoàn thiện: Xác định sự phù hợp giữa sản phẩm đã hoàn thiện
và thỏa thuận trong hợp đồng mua bán của hàng hóa lưu thông trên thị trường trong
nước và xuất nhập khẩu.

 Tại cảng xếp:


- Giám sát xếp hàng: Giám định số lượng, quy cách, tình trạng hàng hoá, bao bì. Cung
cấp bằng chứng cho việc xếp hàng hóa, là căn cứ để thanh quyết toán.
- Giám sát chằng buộc, chèn lót trong container tại nhà máy, hoặc trên tầu tại cảng xếp.

 Tại cảng dỡ:


- Trước khi dỡ hàng/ mở nắp hầm hàng: Giám định tình trạng hàng hóa; cách sắp xếp
hàng hóa trên tàu.
- Trong quá trình dỡ hàng tại tầu: Giám sát quá trình dỡ hàng, giám định tình trạng bao
bì, sắp xếp hàng hóa trong hầm hàng, tình trạng hàng tổn thất.
- Giám sát quá trình bốc xếp hàng hóa trên tàu xuống phương tiện vận tải và vận chuyển
tới kho cảng; Giám định số lượng, tình trạng, sắp xếp và bảo quản hàng hóa tại kho
cảng.
- Giám định phục vụ quản lý nhà nước/ kiểm tra chuyên ngành

1.5.4. Đơn vị thành viên

9
Mạng lưới Vinacontrol bao gồm 28 chi nhánh cùng 6 trung tâm, phòng thí nghiệm được
công nhận và đơn vị thành viên với hơn 1000 giám định viên, phân tích viên và chuyên
gia trong các mảng lĩnh vực và loại hình giám định.

1.5.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật


Trang thiết bị của Vinacontrol thường xuyên được bổ sung, nâng cấp đáp ứng mọi nhu
cầu giám định, phân tích và thử nghiệm của khách hàng, với 06 phòng thử nghiệm với
trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia (VILAS).

1.5.6. Thành tựu đạt được


Hiện nay, Vinacontrol là tổ chức giám định hàng đầu và có uy tín tại thị trường Việt
Nam, hoạt động trên phạm vi rộng với năng lực kỹ thuật giám định đa dạng, đội ngũ
giám định viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.

1.5.7. Sơ đồ tổ chức

1.6. Tổ chức trọng tài/ tòa án

Mọi tranh chấp xảy ra phát sinh có liên quan tới Hợp đồng này ưu tiên giải quyết bằng
thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ đưa ra xét xử tại Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp
Việt Nam theo những thủ tục, quy chế của trọng tài này. Phán quyết của trọng tài có giá
trị chung thẩm, ràng buộc hai bên. Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.

1.6.1. Lịch sử hình thành

10
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm
1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở
hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài
Hàng hải (thành lập năm 1964).

1.6.2. Chức năng trong tố tụng trọng tài


Theo Điều lệ VIAC, VIAC có chức năng tổ chức hoạt động giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của
pháp luật; hỗ trợ về hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình trọng tài
và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác.

1.6.3. Những lĩnh vực tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của VIAC
Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại, VIAC có thẩm quyền giải quyết:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

1.6.4. Thành tựu đạt được


- Trải qua trên 50 năm hoạt động trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại, VIAC
đã giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp liên quan đến tất cả lĩnh vực thương mại như
mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư, v.v. với
các bên tranh chấp đến từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- VIAC không ngừng lớn mạnh, phát triển, đem lại niềm tin và là chỗ dựa về công lý của
cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

CHƯƠNG 2. MUA BÁN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GREENLAB VIỆT NAM VÀ CÔNG
TY CIMCOOL KOREA

2.1. Quá trình đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

2.1.1. Các bên tham gia đàm phán


- Bên xuất khẩu (bên A): Công ty CIMCOOL KOREA

11
- Bên nhập khẩu (bên B): Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB VIỆT
NAM

2.1.2. Nội dung đàm phán


- Chi tiết hàng hóa
+ Tên hàng hóa: dầu bôi trơn CIMPERIAL 1070 (200L/thùng)
+ Số lượng: 4 thùng (800 lit)
+ Tổng khối lượng: 880KGS
+ Đơn giá: 1,350.00USD/ 200 lit
+ Quy cách phẩm chất: hàng xuất xứ Hàn Quốc, không lẫn tạp chất
- Thanh toán bằng đồng Đô la Mỹ chuyển tiền trả trước 100% giá trị lô hàng, EXW
INCOTERMS 2010
- Cảng đi: Ulsan, Hàn Quốc
- Cảng đến: Hải Phòng, Việt Nam

2.1.3. Hình thức đàm phán


Hai bên đàm phán chủ yếu qua thư điện tử và điện thoại vì khoảng cách địa lý lớn không
thể đàm phán trực tiếp. Qua đó giúp hai bên hiểu rõ đối tác, xác định rõ ràng được mục
tiêu để đi đến hợp tác và ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, hình thức đàm phán qua thư
điện tử cũng giúp hai bên ghi nhớ những điểm đồng thuận và còn làm cơ sở xác nhận
nếu sau này phát sinh tranh chấp. Với những tình huống khẩn cấp, điện thoại sẽ được sử
dụng.

2.1.4. Tiến trình đàm phán


- Ngày 07/04/2021, Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam
gửi thư hỏi hàng tới Công ty CIMCOOL Korea, ngỏ ý muốn mua 800 lít dầu bôi trơn,
nội dung thư hỏi hàng ở Phụ lục 1
- Ngày 10/04/2021, Công ty CIMCOOL Korea gửi lại thư báo giá cho thư hỏi hàng số
IL/CF125 của Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam kèm
theo hợp đồng đã được soạn sẵn, nội dung thư ở Phụ lục 2.
- Ngày 13/04/2021, sau khi cân nhắc, Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ
GREENLAB Việt Nam đã chấp nhận báo giá, ký hợp đồng và gửi lại một bản cho Công
ty CIMCOOL Korea. (Phụ lục 3)

2.1.5. Kết quả đàm phán


12
- Sau khi đàm phán, hai bên đã đi đến ký kết hợp đồng với các thỏa thuận về hàng hóa,
đặc tính kỹ thuật và giá cả cũng như phương thức thanh toán và các điều khoản các như
trong hợp đồng ở Phụ lục 3
- Có thể thấy việc đàm phán và ký kết hợp đồng giữa hai bên diễn ra rất nhanh chóng vì
hai bên đã có sự hợp tác từ trước, bên nhập khẩu có sự tìm hiểu thông tin rất kỹ lưỡng
về hàng hóa cũng như giá cả, tập quán mua bán của công ty đối tác nên dễ dàng đạt được
thỏa thuận chung.

2.2. Phân tích các điều khoản chính của hợp đồng xuất nhập khẩu

2.2.1. Thông tin cơ bản của hợp đồng và các bên liên quan
- Ngày: 13/4/2021
- Hợp đồng số: 130421
- Hợp đồng thỏa thuận giữa Công ty CIMCOOL KOREA (Bên Bán), địa chỉ 255
Gongdan-ro, Onsan-eup, Ulju-gun, Ulsan, Korea và Công ty Cổ phần Khoa học và Công
nghệ GREENLAB VIỆT NAM (Bên Mua), địa chỉ Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả
Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam.
Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 187/2013 NĐ-CP về quyền kinh doanh
xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Đây là hình thức mua bán hàng hóa quốc tế giữa các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý
có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau là Hàn Quốc (Bên bán) và Việt Nam (Bên mua).

2.2.2. Điều khoản hàng hóa


- Tên hàng: Dầu bôi trơn Cimperial 1070.
- Số lượng: 800 lit
- Chất lượng: Dầu bôi trơn phải đảm bảo chất lượng như người bán và người mua đã
thoả thuận.
- Bao bì: Dầu bôi trơn phải được đóng trong thùng phuy, mỗi thùng 200 lít, đặt 4 thùng
trên 1 pallet và đóng trong 1 container riêng để đảm bảo an toàn cho vận tải đường biển.
Điều khoản về số lượng này được đưa ra rõ ràng số lượng hàng hóa được mua, đơn vị
tính cụ thể, chính xác.
Điều khoản bao bì đảm bảo hàng hóa phải được đóng chắc chắn và ổn định. Hàng được
đóng gói để vận chuyển đường dài và theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều kiện đóng gói
13
vừa đảm bảo thể hiện các thông tin hàng hóa vừa giúp hàng hóa được bảo vệ trong quá
trình vận chuyển, phù hợp với phương thức vận tải.

2.2.3. Điều khoản giá cả


- Đơn giá: 1,350.00USD/200 lít
- Tổng giá: 5,400.00 USD EXW, Incoterms 2010.
Giá cả được tính theo đồng tiền có giá trị thanh khoản lớn là đồng USD, thuận tiện cho
việc thanh toán giữa các ngân hàng. Ở đây chỉ có một loại giá có thể hiểu là giá cố định
được xác định tại thời điểm ký hợp đồng, không thay đổi cho tới khi giao hàng.
Theo điều kiện EXW, người bán phải giao hàng bằng việc đặt hàng hóa dưới sự định
đoạt của người mua tại điểm giao hàng quy định, nếu có, chưa được bốc lên phương
tiện vận tải đến nhận hàng. Người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã
thỏa thuận.

2.2.4. Điều khoản giao hàng


- Ngày giao hàng dự kiến: trong vòng 14 ngày kể từ ngày thanh toán hoặc sớm hơn.
- Thời gian giao hàng dự kiến: muộn nhất vào ngày 30 tháng 4 năm 2021.
- Cảng bốc hàng: Ulsan, Hàn Quốc
- Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam
Do giao hàng theo điều kiện EXW, người mua là người ký hợp đồng vận tải nên phải đề
cập đến cả cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
Do hợp đồng thanh toán trước 100% nên cần xác định rõ thời gian giao hàng trong bao
lâu, thông báo sau khi giao hàng để tránh rủi ro khi giao hàng chậm.

2.2.5. Điều khoản thanh toán


- Trả trước 100% (Payment 100% in advance), bằng đồng đô la Mỹ đến ngân hàng
Shinhan Bank, chi nhánh Onsan, Hàn Quốc.
- Thông tin ngân hàng:
- Tên ngân hàng: Shinhan Bank
- Chi nhánh ngân hàng: Onsan Banking Center
- Địa chỉ ngân hàng: 217 Deoksin-ro, Onsan-eup, Ulju-gun, Ulsan, Korea
- Mã Swift: SHBKKRSE
- Tên tài khoản: CIMCOOL KOREA INC
- Số tài khoản: 180-002-161543
14
- Số điện thoại ngân hàng: 82-52-237-0680
Điều khoản thanh toán trong Hợp đồng đã quy định đầy đủ về Đồng tiền thanh toán,
Thời hạn thanh toán, Phương thức thanh toán. Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh
toán đồng nhất, thuận tiện cho việc thanh toán. Ngân hàng bên thụ hưởng có thông tin
đầy đủ về tên, địa chỉ, số tài khoản giúp dễ dàng thực hiện thanh toán.
Phương thức chuyển tiền với thời hạn trả trước khá rủi ro và bất lợi cho bên người mua,
nên sử dụng phương thức thanh toán thư tín dụng L/C để đảm bảo nghĩa vụ và quyền
lợi của các bên theo thỏa thuận và hạn chế rủi ro cho người mua. Tuy nhiên, hai bên
thoả thuận giao dịch theo hình thức này bởi vì đã có thời gian mua bán lâu dài, thực
hiện nhiều lần và có sự tin tưởng chắc chắn.

2.2.6. Điều khoản khiếu nại


- Khi một bên bị coi là có lỗi trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có quyền lợi bị ảnh
hưởng có quyền khiếu nại đòi bồi thường.
- Bộ hồ sơ khiếu nại cần đầy đủ, hợp lệ và được gửi tới bên bị khiếu nại trong thời hạn
khiếu nại do Luật áp dụng cho hợp đồng này quy định. Bên bị khiếu nại có nghĩa vụ giải
quyết khiếu nại trên tinh thần hợp tác, thiện chí.

2.2.7. Điều khoản bất khả kháng


- Hai bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng trong
trường hợp Bất khả kháng. Ngay khi xuất hiện Bất khả kháng là các sự kiện nằm ngoài
tầm kiểm soát của các bên, sự việc không lường trước được và không nhìn thấy được
bao gồm nhưng không hạn chế: chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, đình công, thiên tai,
cháy nổ, nhà xưởng hỏng hóc, sự can thiệp của Chính phủ, quân đội... bên bị ảnh hưởng
sẽ gửi thông báo bằng Fax (hoặc email) cho bên kia trong vòng 3 ngày kể từ khi xảy ra
sự cố. Bằng chứng về Bất khả kháng sẽ được cơ quan có thẩm quyền phát hành và được
gửi cho bên kia trong vòng 7 ngày. Quá thời gian trên, Bất khả kháng sẽ không được
xem xét.
- Trong những hợp đồng quốc tế, người bán và người mua đều mong muốn việc giao dịch
của mình được hoàn thành thắng lợi. Nhưng những sự kiện bên ngoài có thể làm cho
việc thực hiện không thể hoặc phá vỡ hoàn toàn những tính toán tài chính của các bên
đương sự.

15
Quyền: Các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm cho việc không hoàn thành nghĩa vụ
theo hợp đồng hoặc trì hoãn trong việc thực hiện nếu việc đó nằm ngoài sự kiểm soát
hợp lý của bên bị ảnh hưởng bao gồm các sự kiện không lường trước được như thiên
tai, tai nạn, cháy nổ, đình công, hành động của Chính phủ… (hoàn cảnh như vậy gọi là
Bất khả kháng). Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được
áp dụng khá thống nhất trong pháp luật và thực tiễn các nước trên thế giới.
Nghĩa vụ: Bên bị ảnh hưởng phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản trong 3 ngày
kể từ khi nhận thức được bất khả kháng. Phòng Thương mại Quốc tế của bên theo trường
hợp bất khả kháng phải xác nhận điều này.
Cách quy định trong Hợp đồng: Liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là bất khả kháng,
thủ tục tiến hành khi xảy ra bất khả kháng và nghĩa vụ của các bên.

2.2.8. Điều khoản trọng tài


- Mọi tranh chấp xảy ra phát sinh có liên quan tới Hợp đồng này ưu tiên giải quyết bằng
thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ đưa ra xét xử tại Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam theo những thủ tục, quy chế trọng tài này. Phán quyết của trọng tài có giá trị
chung thẩm, ràng buộc hai bên. Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.
Điều khoản này có lợi hơn cho bên mua bởi nếu có xảy ra tranh chấp thì vụ việc sẽ được
đưa ra Hội đồng Trọng tài Ngoại Thương Việt Nam, nên bên mua sẽ không mất chi phí
đi lại.

2.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

2.3.1. Bên xuất khẩu


Quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Dầu bôi trơn Cimperial 1070 của Công ty
CIMCOOL Korea theo điều kiện EXW, Incoterm 2010, thanh toán điện trả trước 100%
như sau:
 Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa theo hợp đồng
- Tạo nguồn hàng: thu gom hàng hóa, sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy của công
ty.
- Đóng gói bao bì: Dầu bôi trơn phải được đóng trong thùng nhựa mới, mỗi thùng 200
lít, đặt 4 thùng trên 1 pallet và đóng trong 1 container riêng để đảm bảo an toàn cho vận
tải đường biển.
16
- Kẻ ký mã hiệu: Ký mã hiệu tiêu chuẩn; Ký mã hiệu thông tín; ký mã hiệu bốc dỡ; ký
mã hiệu đặc biệt. các ký mã hiệu cần dễ thấy dễ đọc, không phai nhòe, không ảnh hưởng
tới chất lượng, thống nhất.
 Bước 2: Yêu cầu đối tác làm thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán
Sau khi Công ty GREENLAB gửi yêu cầu ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đống Đa,
Hà Nội thực hiện chuyển đủ tiền hàng cho Công ty Cimcool Korea bằng phương tiện
chuyển tiền (điện Swift/Telex) theo chỉ dẫn là qua ngân hàng Shinhan Bank, chi nhánh
Osan, Hàn Quốc, ngân hàng Shinhan Bank thông báo tài khoản của Công ty Cimcool
Korea đã được hưởng lợi và Công ty GREENLAB gửi cho Công ty CIMCOOL Korea
bản điện chuyển tiền được ngân hàng cung cấp chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán.
 Bước 3: Kiểm tra hàng hóa
- Nội dung: kiểm tra số lượng đã đủ các thùng, trọng lượng đã đủ như trong hợp đồng.
Dầu bôi trơn phải đảm bảo chất lượng do người bán và người mua đã thoả thuận.
- Hồ sơ kiểm tra gồm: giấy yêu cầu, vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng
hóa, Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS), bản sao hợp đồng, …
 Bước 4: Giao hàng
Sau khi đã nhận được đủ tiền hàng, Công ty CIMCOOL tiến hành giao hàng theo điều
khoản hợp đồng đã ký kết. Công ty CIMCOOL Korea hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của công ty CIMCOOL
Korea hoặc tại một địa điểm được chỉ định. Giao hàng cần phải phù hợp với hợp đồng,
đúng phương tiện vận tải, lấy chứng từ khi đã bốc xếp hàng.
 Bước 5: Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xảy ra những
vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng. Trong những trường
hợp đó, hai bên cần thiện chí trao đổi, thảo luận để giải quyết. Nếu giải quyết không
thành thì tiến hành các thủ tục kiện đối tác lên trọng tài. Việc khiếu nại phải tiến hành
một cách kịp thời tỉ mỉ dựa trên các căn cứ của các chứng từ kèm theo.

2.3.2. Bên nhập khẩu


Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Dầu bôi trơn Cimperial 1070 của Công ty cổ
phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam theo điều kiện EXW, Incoterm
2010, thanh toán điện trả trước 100% như sau:
17
 Bước 1: Tiến hành các thủ tục hồ sơ thanh toán thuộc nghĩa vụ thanh toán
Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam lập hồ sơ yêu cầu
ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đống Đa chuyển tiền cho tài khoản của Công ty
CIMCOOL Korea ở ngân hàng Shinhan Bank chi nhánh Osan, Hàn Quốc. Ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Đống Đa kiểm tra lệnh chuyển tiền và kiểm tra hạn mức bao
thanh toán của Công ty GREENLAB tại ngân hàng. Sau khi đã kiểm tra lệnh thanh toán
và hạn mức bao thanh toán đảm bảo, Ngân hàng Vietcombank phát lệnh thanh toán cho
Ngân hàng Shinhan Bank chi nhánh Osan, nêu rõ tài khoản hưởng lợi là Công ty
CIMCOOL Korea.
 Bước 2: Thuê công ty dịch vụ logistics/ vận tải
- Công ty GREENLAB tiến hành ký kết thuê công ty Forwarder là Công ty Cổ phần Giao
nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS thực hiện các dịch vụ chủ yếu như sau:
+ Nhận hàng từ kho của Công ty CIMCOOL bằng xe container đến cảng Ulsan,
làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
+ Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển về cảng dỡ (Hải Phòng, Việt Nam), làm
thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hoá.
+ Nhận hàng và chuyển hàng về kho của Công ty GREENLAB.
 Bước 3: Kiểm tra, giám định hàng hóa
- Dầu bôi trơn Cimperial 1070 không nằm trong “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương” (theo Văn bản
hợp nhất 13/VBHN-BCT năm 2018), do đó hàng hóa này không cần phải đăng ký kiểm
tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (theo Điều 5 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng
hóa 2007 và Nghị định).
- Khi hàng về đến cửa khẩu, cho kiểm tra niêm phong, kẹp chì của lô hàng. Nếu phát hiện
tổn thất thì phải mời cơ quan giám định lập biên bản giám định hàng hóa.
 Bước 4: Giải quyết khiếu nại (Nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu Công ty GREENLAB phát hiện thấy hàng nhập
khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi làm
mất thời cơ khiếu nại. Khi khiếu nại bên mua cần:
- Giữ nguyên hiện trạng hàng hóa, bảo quản hàng hóa
- Thu thập giấy tờ cần thiết làm căn cứ khiếu nại
- Khẩn trương thông báo cho các bên liên quan

18
- Nộp đủ giấy tờ chứng minh và gửi đơn khiếu nại đúng thời hạn thỏa thuận.

2.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

2.4.1. Tóm tắt vụ việc


- Ngày 13/04/2021, Công ty CIMCOOL Korea và Công ty Cổ phần Khoa học và Công
nghệ GREENLAB Việt Nam ký kết mua bán đối tượng Dầu bôi trơn Cimperial 1070
điều kiện EXW Incoterms 2010. Cùng ngày đó Công ty CIMCOOL Korea cũng đã ký
một đơn đặt hàng y hệt (trừ điều khoản về giá) với một nhà cung cấp khác tại Hàn Quốc
(sau đây sẽ gọi là bên C), qua đó C cam kết sẽ cung cấp cùng một số lượng dầu bôi trơn.
- Ngày 30/04/2021 lô hàng trên cập bến tại cảng Hải Phòng. Lúc này bên mua là Công ty
Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam ra cảng vận chuyển lô hàng
đó về Hà Nội và đã mời Viện hóa học công nghệ Việt Nam giám định chất lượng lô
hàng. Kết quả giám định cho thấy hàng không đúng quy cách phẩm chất như quy định
trong hợp đồng, do đó đã tiến hành khởi kiện ra trọng tài yêu cầu được bồi thường thiệt
hại. Về phần mình, Bị đơn khiếu nại lại người cung cấp của mình là bên C, do lỗi giao
hàng kém chất lượng.

2.4.2. Thông báo tổn thất và khiếu nại người bán


- Ngày 28/04/2021: Viện hóa học công nghệ Việt Nam sau khi tiếp nhận yêu cầu đã tiến
hành giám định và trả về kết quả. Đối chiếu với Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
do bên bán cung cấp, chất lượng hàng hóa không đáp ứng đúng quy cách phẩm chất.
(Chi tiết Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa và Biên bản giám định chất lượng vui
lòng xem tại phụ lục 5 và 6).
- Ngay sau đó, công ty Việt Nam đã phản ánh vụ việc với công ty Hàn Quốc và yêu cầu
phía Hàn Quốc bồi thường toàn bộ hợp đồng cùng với các chi phí phát sinh liên quan.
- Tuy nhiên, công ty Hàn Quốc không đồng ý và phản hồi với nội dung chính như sau:
 Hàng hóa chuyển theo điều kiện EXW thì mọi rủi ro được chuyển ngay tại khi
hàng được bốc đi tại kho, nên những rủi ro phía sau đó bên bán không chịu trách
nhiệm.
 Việc hàng hóa kém chất lượng: Trên thực tế bên bán cùng ngày ký hợp đồng với
người mua thì đã ký kết hợp đồng với nhà cung cấp C để sản xuất hàng chất
lượng như trong hợp đồng. Bên bán cho rằng việc hàng giao không đúng quy
19
cách là trở ngại không thể vượt qua đối với bên bán, trường hợp này thuộc vào
sự kiện bất khả kháng.

2.4.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại
Bước 1: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp
- Sau khoảng một tháng giải quyết vụ tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải nhưng
không thành công, vào ngày 30/05/2021, trong thời hạn khởi kiện, nguyên đơn (Công
ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam) gửi đơn khởi kiện yêu cầu
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VIAC) giải quyết tranh chấp.
- Nguyên đơn làm Đơn khởi kiện và gửi cho Trung tâm trọng tài, gửi kèm theo cùng với
thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan, gửi đủ số bản để
Trung tâm gửi tới thành viên của Hội đồng Trọng tài mỗi người một bản, tới bên kia
một bản và lưu một bản. (Đơn khởi kiện chi tiết vui lòng xem ở phụ lục 7). Nội dung cơ
bản bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện: 30/05/2021
b) Tên, địa chỉ của các bên
- Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam với
thông tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : 1 Hamlet, Ta Thanh Oai Village, Ta Thanh Oai
Commune, Thanh Tri District, Ha Noi City, Viet Nam.
Người đại diện theo : Mr Nguyen Hong Duong/ Director
pháp luật
Mã số thuế : 0107692610
Điện thoại : +84-00-0968989060
Fax : +84-00-0968989060

- Bị đơn: Công ty CIMCOOL Korea


Địa chỉ : 255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN,
ULSAN, KOREA
Người đại diện theo : Mee-Jin Ahn/Customer Service APAC
pháp luật

20
Điện thoại : +82 52 239 2331
Fax : +82 52 239 2335
Email : info@cimcool.com
c) Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp; (vui lòng xem tại mục 2.4.1)
d) Cơ sở khởi kiện:
Hàng hóa được giao không đạt tiêu chuẩn như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Nguyên đơn cũng cung cấp giấy giám định chất lượng cấp bởi Viện hóa học công nghệ
Việt Nam làm bằng chứng cho tuyên bố trên.
đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khởi kiện khác của Nguyên đơn:
Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn chịu trách nhiệm cho lô hàng kém chất lượng trị giá
US$5,400 kèm theo chi phí giám định, chi phí vận chuyển về kho, chi phí vận chuyển
hàng trả lại và chi phí trọng tài.
e) Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên: Nguyễn Mạnh Dũng
g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền.
Vào ngày 12/06/2021, Bị đơn (Công ty CIMCOOL Korea) gửi Bản tự bảo vệ,
kèm theo các tài liệu có liên quan, gửi đủ số bản để Trung tâm gửi tới thành viên của
Hội đồng Trọng tài mỗi người một bản, tới bên kia một bản và lưu một bản. (Bản tự bảo
vệ chi tiết vui lòng xem ở phụ lục ...). Nội dung cơ bản bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm làm Bản tự bảo vệ: 12/06/2021
b) Tên, địa chỉ của Bị đơn
Bị đơn: Công ty CIMCOOL Korea
Địa chỉ : 255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN,
ULSAN, KOREA
Người đại diện theo : Mee-Jin Ahn/Customer Service APAC
pháp luật
Điện thoại : +82 52 239 2331
Fax : +82 52 239 2335
Email : info@cimcool.com
c) Cơ sở tự bảo vệ
- Hàng hóa chuyển theo điều kiện EXW thì mọi rủi ro được chuyển ngay tại khi hàng
được bốc đi tại kho, nên những rủi ro phía sau đó bên bán không chịu trách nhiệm.

21
- Việc hàng hóa kém chất lượng: Trên thực tế bên bán cùng ngày ký hợp đồng với người
mua thì đã ký kết hợp đồng với nhà cung cấp C để sản xuất hàng chất lượng như trong
hợp đồng. Bên bán cho rằng việc hàng giao không đúng quy cách là trở ngại không thể
vượt qua đối với bên bán, trường hợp này thuộc vào sự kiện bất khả kháng.
d) Tên của người được Bị đơn chọn làm Trọng tài viên: Chang Seung Wha
đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền.

Bước 2: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài
Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên, bao gồm:
- 1 Trọng tài viên do Nguyên đơn chọn: Nguyễn Mạnh Dũng - Chủ tịch Công ty Luật
TNHH Tư Vấn Độc Lập.
- 1 Trọng tài viên do Bị đơn chọn: Chang Seung Wha - Giáo sư Luật, Đại học Luật Quốc
gia Seoul.
- 1 Chủ tịch Hội đồng Trọng tài do các Trọng tài viên bầu: Corinne Nguyen - Nguyên
Phó luật sư tại Ban Thư ký Tòa án Trọng tài Quốc tế (Paris).

Bước 3: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp


- Thời gian: 30/06/2021
- Địa điểm: Hà Nội, Việt Nam
- Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh
- Luật áp dụng: Luật Hàn Quốc
- Phiên họp có mặt của đại diện Nguyên đơn và Bị đơn, Hội đồng trọng tài 3 Trọng tài
viên.
- Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai.

Bước 4: Phán quyết của Hội đồng trọng tài


- Bị đơn cho rằng, vì hợp đồng ký giữa Nguyên đơn và Bị đơn quy định rằng dầu bôi trơn
phải đúng là loại do công ty C cung cấp nên việc C đã không thể giao hàng đúng quy
cách quy định trong hợp đồng là một trở ngại không thể vượt qua đối với Bị đơn (thực
chất là Bị đơn muốn xếp nguyên nhân này vào trường hợp Bất khả kháng), và bởi vậy
cho phép Bị đơn được miễn mọi trách nhiệm của mình đối với Nguyên đơn.
- Về vấn đề này, Nguyên đơn cho rằng, xét trên cơ sở trách nhiệm của người uỷ thác
(trong trường hợp này là trách nhiệm đối với hành vi của người được uỷ thác), Bị đơn
phải chịu trách nhiệm về lỗi của người cung cấp của mình (công ty C). Mặt khác, Nguyên
22
đơn lập luận thêm rằng theo thông lệ, lỗi của người cung cấp không thể được coi là một
yếu tố bất khả kháng đối với người bán hàng.
- Xét lập luận này của Nguyên đơn, Uỷ ban trọng tài cho rằng nguyên tắc về trách nhiệm
của bên uỷ thác (Bị đơn) theo hợp đồng đối với hành động của bên được uỷ thác (Bên
C) không có liên quan gì tới trường hợp này vì tuân thủ theo hợp đồng ký giữa Nguyên
đơn và Bị đơn, Bị đơn đã không chọn bất cứ nhà cung cấp nào khác để thay thế C. Hơn
nữa, sẽ là cứng nhắc và không chính xác nếu cho rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào lỗi
của người cung cấp cũng không thể được coi là trường hợp bất khả kháng đối với người
bán hàng.
- Tuy nhiên, trong trường hợp này, Bị đơn đã không chứng minh được rằng lỗi của người
cung cấp (Bên C) là không thể lường trước được và không thể khắc phục được. Bị đơn
đã không đưa ra được bằng chứng rằng việc giao hàng không đúng chất lượng của nhà
máy C là không thể lường trước được vì trên thực tế khi nhận được hàng, Bị đơn có
quyền kiểm tra hàng hóa.
- Hơn nữa, Bị đơn cũng không chứng minh được là lẽ ra họ cũng đã phải lường trước
hoặc tìm cách làm giảm bớt những hậu quả do việc giao hàng không đúng chất lượng từ
phía C gây ra. Nghĩa vụ của Bị đơn trong trường hợp này là nghĩa vụ về kết quả [1] (tức
là nghĩa vụ đảm bảo mang lại kết quả mà các bên đã thoả thuận - cụ thể trong trường
hợp này là việc giao hàng, khác với nghĩa vụ về phương thức [2] - tức nghĩa vụ đảm bảo
sử dụng mọi khả năng, mọi phương thức, phương tiện có thể và hợp lý để hướng tới việc
đạt được kết quả nhưng không phải đảm bảo sẽ mang lại kết quả như mong muốn) và
nghĩa vụ này buộc Bị đơn phải có trách nhiệm giao hàng cho Nguyên đơn trừ trường
hợp Nguyên đơn đã huỷ bỏ đơn đặt hàng mà không có lý do.
- Tóm lại, việc không giao hàng đúng quy cách của C không được coi là sự kiện bất khả
kháng đối với Bị đơn và bởi vậy, Bị đơn phải chịu trách nhiệm về lỗi trên đối với Nguyên
đơn.
Vì vậy, Bị đơn phải bồi thường những thiệt hại phát sinh trực tiếp gồm:
- Trị giá hợp đồng: 5,400 USD
- Chi phí giám định: 50 USD
- Lãi suất đọng vốn nhập khẩu tính theo mức 1,124%/ tháng là hợp lý, vì doanh nghiệp
Việt Nam thanh toán tiền hàng theo phương thức trả trước 100% (tức 2 tháng): 5,400
USD x 1,124%/tháng x 2 tháng = 121.392 USD.

23
- Tổng cộng: 5,400 + 50 + 121.392 = 5,571.392 USD
- Căn cứ vào những điều phân tích đó, Trọng tài ra phán quyết buộc Bị đơn phải trả cho
Nguyên đơn trị giá hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chất lượng cộng với các loại chi
phí phát sinh từ vấn đề này là 5,571.392 USD.
- Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp đồng, Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.

 Bình luận và lưu ý


Qua tranh chấp nêu trên, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời
làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, khiếu nại và thương lượng trực tiếp với doanh nghiệp
Hàn Quốc. Mặt khác, khi đi kiện, doanh nghiệp Việt Nam đã cung cấp đầy đủ bằng
chứng để chứng minh cho những yêu cầu chính đáng của mình.

24
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU TRÊN CHẶNG VẬN TẢI DO CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ GREENLAB VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG VINATRANS

3.1. Quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng vận tải

3.1.1. Quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng Forwarder


Với quan hệ bạn hàng lâu năm, Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ
GREENLAB Việt Nam quyết định tiếp tục lựa chọn hợp tác với Công ty Cổ phần Giao
nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS có trụ sở chính tại 406 Nguyễn Tất Thành,
Phường 18, Quận 4, TP. HCM, Việt Nam và đại lý tại Hàn Quốc ở địa chỉ tầng 2, 1284-
2, Deoksin-ri, Onsan-eup, Ulsan, Ulju-gun, Korea.

3.1.1.1. Các bên tham gia đàm phán


- Bên thuê giao nhận vận tải: Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt
Nam (Bên A).
- Bên nhận giao nhận vận tải: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VINATRANS (Bên B).

3.1.1.2. Nội dung đàm phán


- Điều kiện vận chuyển: EXW.
- Chi tiết hàng hóa và chuyên trở:
+ Tên hàng hóa: dầu bôi trơn CIMPERIAL 1070 (200L/thùng)
+ Mã HS: 34031919
+ Số lượng: 4 thùng (800L)
+ Tổng khối lượng: 880 KGS
- Cảng đi: Ulsan, Hàn Quốc
- Cảng đến: Hải Phòng, Việt Nam
- Hàng hóa được vận chuyển từ kho của Công ty CIMCOOL KOREA tới kho của Công
ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam, được đóng vào container
rời (Bên A sử dụng dịch vụ giao nhận trọn gói của Bên B)
- Phương tiện vận chuyển: tàu biển và xe container
- Số lượng: 01 tàu biển và 01 container 20’ DC

25
- Thời gian dự kiến: theo Hợp đồng, hàng hóa sẽ được chuyển lên tàu vào ngày
24/04/2021, dự kiến cập cảng ngày 30/04/2021 và chuyển tới kho của bên A vào ngày
03/05/2021.
- Bên A yêu cầu bên B gửi chào giá cước cho lô hàng trên trước thời gian nhập hàng một
tháng. Bên B gửi bản chào giá cho bên A vào ngày 10/04/2021 Chi tiết giá cả bên B báo
cho bên A như sau:
 Phí lấy container từ hãng tàu: 160,000 VND/ 20’ DC
 Phí xếp hàng vào container: 100,000 VND/ 20’ DC
 Cước xe container từ kho công ty CIMCOOL KOREA đến cảng Ulsan, Hàn
Quốc: 880,000 VND/ 20’ DC
 Phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu: 520,000 VND/ 20’ DC
 Cước vận tải đường biển từ cảng Ulsan, Hàn Quốc đến cảng Hải Phòng, Việt
Nam: 6,930,000 VND/ 20’ DC.
 Phí nhận hàng tại cảng Hải Phòng, Việt Nam: 160,000 VND/ 20’ DC
 Phí làm thủ tục hải quan nhập khẩu: 520,000 VND/ 20’ DC
 Cước xe container từ cảng Hải Phòng về kho người nhập khẩu: 1,650,000
VND/20’ DC.
3.1.1.3. Hình thức đàm phán
- Hai bên đàm phán trực tiếp là chủ yếu vì đều có trụ sở ở Hà Nội. Đàm phán trực tiếp
giúp hai bên hiểu rõ đối tác, xác định rõ ràng được mục tiêu của cuộc đàm phán, từ đó
đi đến hợp tác và ký kết hợp đồng.
- Bên cạnh đó, đàm phán qua thư điện tử và điện thoại cũng được sử dụng. Với những
thông tin chính thức, hai bên có thể gửi thư điện tử cho nhau. Một mặt nhằm mục đích
ghi nhớ những điểm đã đồng thuận, một mặt làm cơ sở xác nhận nếu sau này phát sinh
tranh chấp. Còn với những tình huống khẩn cấp, điện thoại sẽ được sử dụng.

3.1.1.4. Tiến trình đàm phán


- Đàm phán về giá cước: Bên A yêu cầu bên B giảm giá cước vận tải. Cụ thể: 6,820,000
VND/20’ DC về cảng Hải Phòng. Lý do mà bên A đưa ra là vì đây là lần hợp tác thứ ba
giữa hai bên. Thêm vào đó, Bên A cũng cho Bên B biết hiện tại họ đang được một Công
ty vận tải chào mức giá cước như sau: 6,834,000 VND/20’ DC từ cảng Ulsan về cảng
Hải Phòng. Bên B đề nghị bên A cho họ thời gian xem xét và suy nghĩ về yêu cầu này.
Bên B hẹn sẽ trả lời bên A sau 12 tiếng.
26
- Đàm phán ngày tàu khởi hành và ngày tàu cập cảng đến: Hàng hóa sẽ chuyển lên tàu
vào ngày 24/04/2021 và dự kiến cập cảng đến vào ngày 30/04/2021. Hai bên thỏa thuận
nhận hàng theo phương thức sau:
 Bên B vận chuyển hàng tới kho của Bên A để giao hàng.
 Kiểm đếm số lượng thực tế. Giao nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện. Trong
trường hợp có dấu hiệu hàng không còn nguyên đai, nguyên kiện sẽ được hai bên
cùng tiến hành kiểm tra hàng và xác nhận tình trạng hư hỏng, thiếu hụt.
 Sau khi Bên B bàn giao hàng cho Bên A, Biên bản giao nhận hàng hoá được ký.
- Đàm phán về phương thức thanh toán tiền cước (đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh
toán):
 Ngay sau khi Bên B giao hàng đầy đủ và an toàn theo yêu cầu của Bên A thì Bên
A phải thanh toán phí dịch vụ cho Bên B.
 Bên B yêu cầu Bên A thanh toán tiền cước bằng VND theo tỷ giá quy đổi của
Vietcombank tại thời điểm thanh toán.

3.1.1.5. Kết quả đàm phán


Sau khi đàm phán, hai bên đã đi đến ký kết hợp đồng với thỏa thuận về giá và thời hạn
thanh toán như sau:
- Tổng số phí dịch vụ Bên A phải thanh toán cho Bên B là 10,810,000 VND, cụ thể là:
 Phí lấy container từ hãng tàu: 160,000 VND/ 20’ DC
 Phí xếp hàng vào container: 100,000 VND/ 20’ DC
 Cước xe container từ kho công ty CIMCOOL KOREA đến cảng Ulsan, Hàn
Quốc: 880,000 VND/ 20’ DC
 Phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu: 520,000 VND/ 20’ DC
 Cước vận tải đường biển từ cảng Ulsan, Hàn Quốc đến cảng Hải Phòng, Việt
Nam: 6,820,000 VND/ 20’ DC.
 Phí nhận hàng tại cảng Hải Phòng, Việt Nam: 160,000 VND/ 20’ DC
 Phí làm thủ tục hải quan nhập khẩu: 520,000 VND/ 20’ DC
 Cước xe container từ cảng Hải Phòng về kho người nhập khẩu: 1,650,000
VND/20’ DC.
- Thời hạn thanh toán: Bên A thanh toán ngay cho Bên B khi Bên A nhận được hàng.

3.1.2. Quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng vận tải

27
3.1.2.1. Các bên tham gia đàm phán
- Bên thuê vận tải: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS
(Bên A).
- Bên nhận vận tải: Công ty TNHH Sinokor Merchant Marine (Bên B).

3.1.2.2. Nội dung đàm phán


- Điều kiện vận chuyển: EXW.
- Chi tiết hàng hóa và chuyên chở:
+ Tên hàng hóa: dầu bôi trơn CIMPERIAL 1070 (200L/thùng)
+ Mã HS: 34031919
+ Số lượng: 4 thùng (800L)
+ Tổng khối lượng: 880 KGS
- Cảng đi: Ulsan, Hàn Quốc
- Cảng đến: Hải Phòng, Việt Nam
- Hàng hóa được vận chuyển từ cảng biển Ulsan, Hàn Quốc tới cảng Hải phòng, Việt
Nam.
- Phương tiện vận chuyển: tàu biển
- Thời gian shipper xong hàng dự kiến: 24/04/2021
- Thời gian bên A yêu cầu hàng đến cảng Hải Phòng: trước ngày 01/05/2021.
- Bên A yêu cầu bên B gửi chào giá cước cho lô hàng trên. Chi tiết giá cả Bên B báo cho
Bên A như sau: Cước vận tải đường biển từ cảng Ulsan, Hàn Quốc đến cảng Hải Phòng,
Việt Nam: 310 USD/20’ DC.
3.1.2.3. Hình thức đàm phán
Hai bên sử dụng hình thức đàm phán chủ yếu qua email. Ưu điểm của hình thức
này là nhanh, tiện lợi và không tốn kém. Đối với những thông tin chính thức, hai bên
gửi email thông báo cho nhau. Một mặt nhằm mục đích ghi nhớ những điểm đã được
đồng thuận; một mặt làm cơ sở, căn cứ xác nhận nếu sau này có phát sinh tranh chấp.

3.1.2.4. Tiến trình đàm phán


- Đàm phán ngày tàu khởi hành và ngày tàu cập cảng đến: Hàng hóa sẽ chuyển lên tàu
vào ngày 24/04/2021 và dự kiến cập cảng đến vào ngày 30/04/2021. Hai bên thỏa thuận
nhận hàng theo phương thức sau:

28
+ Bên B nhận hàng tại cảng đi (cảng Ulsan, Hàn Quốc), vận chuyển tới cảng đến
(cảng Hải Phòng, Việt Nam) và giao hàng tại cảng đến cho bên A.
+ Kiểm đếm số lượng thực tế. Giao nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện. Trong
trường hợp có dấu hiệu hàng không còn nguyên đai, nguyên kiện sẽ được hai bên
cùng tiến hành kiểm tra hàng và xác nhận tình trạng hư hỏng, thiếu hụt.
+ Sau khi Bên A bàn giao hàng cho Bên B, Biên bản giao nhận hàng hoá được ký.
- Đàm phán về phương thức thanh toán tiền cước (đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh
toán):

 Bên B yêu cầu bên A có trách nhiệm thanh toán cho họ ngay khi tàu cập cảng
đến (cảng Hải Phòng, Việt Nam).
 Đồng tiền thanh toán: Đồng đô la Mỹ (USD).

3.1.2.5. Kết quả đàm phán


Sau khi đàm phán, hai bên đã đi đến ký kết hợp đồng với thỏa thuận về giá và thời hạn
thanh toán như sau:
- Cước vận tải đường biển từ cảng Ulsa, Hàn Quốc đến cảng Hải Phòng, Việt Nam: 310
USD/20' DC.
- Thời hạn thanh toán: Thanh toán ngay khi hàng cập cảng Hải Phòng, Việt Nam.

3.2. Phân tích nội dung chính hợp đồng Logistics/ chứng từ vận tải

3.2.1. Hợp đồng Logistics


 Điều 1: Bên B (Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS) với
tư cách là công ty Forwarder, được thuê bởi Bên A (Công ty cổ phần Khoa học và Công
nghệ GREEN LAB Việt Nam) nhằm thực hiện các dịch vụ dưới đây:
1. Tìm và làm việc với hãng tàu đảm nhận quá trình vận chuyển lô hàng bằng đường biển.
2. Đại lý của Bên B ở Hàn Quốc liên hệ với công ty CIMCOOL KOREA và thu xếp lịch
trình nhận hàng.
3. Thu xếp kéo vỏ container đến kho của công ty CIMCOOL KOREA để đóng hàng theo
lịch trình đã thống nhất.
4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
5. Phát hành vận đơn vận tải đa phương thức điều chỉnh mối quan hệ giữa Bên A (bên nhập
khẩu), Bên B và bên xuất khẩu.

29
6. Đại lý của bên B ở Việt Nam nhận hàng tại cảng Hải Phòng và làm thủ tục hải quan
nhập khẩu.
7. Sau khi hàng được thông quan, thông báo và chuyển hàng về kho của bên A

Có thể thấy, Bên A đã sử dụng dịch vụ giao nhận trọn gói door-to-door của Bên B để
thực hiện những công việc nói trên. Đây cũng là loại hình dịch vụ vận chuyển đang ngày
càng được ưa chuộng trong Logistics bởi sự an toàn, tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

 Điều 2: Hàng hóa vận chuyển


Điều khoản này nêu rõ các thông tin về thông tin hàng hóa:
- Tên hàng hóa: Dầu bôi trơn Cimperial 1070
- Quy cách sản phẩm:
 100% hàng mới, sản xuất năm 2020
 Không lẫn tạp chất
 Xuất xứ: Hàn Quốc
- Khối lượng: 880 kgs
- Mã HS: 34031919

 Điều 3: Địa điểm giao hàng và nhận hàng


- Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS (Bên B) sẽ có nghĩa
vụ tiếp nhận hàng hóa ở kho của công ty CIMCOOL KOREA tại địa chỉ 255 Gongdan-
ro, Onsan-eup, Uiju-gun, Ulsan, Hàn Quốc và vận chuyển hàng tới đích đến cuối cùng
là kho của Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREEN LAB Việt Nam (Bên A)
tại địa chỉ Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội,
Việt Nam.

 Điều 4: Thời gian giao nhận hàng


- Tại mục này, bên A và bên B thống nhất thời gian giao hàng là giao hàng vào ngày
03/05/2021. Có thể thấy, điều này là bất lợi đối với Bên A vì khi thời gian giao hàng
được quy định vào một ngày cụ thể, trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xảy ra
những trường hợp Bất khả kháng mà bên A khó thực hiện theo đúng ngày giao hàng
như đã quy định như khó khăn trong việc chuẩn bị hàng để xuất khẩu, quá trình thuê tàu
gặp sự cố hay việc vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc nhiều vào vấn đề thời tiết và
liên quan đến nhiều khâu. Do vậy, Bên A cần phải chủ động theo dõi các điều kiện và

30
thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển để có thể giao hàng theo đúng thời hạn đã
được thỏa thuận.
 Điều 5: Về phương tiện vận tải
Trách nhiệm của bên B đối với phương tiện vận tải được nêu rõ trong mục này:
- Bên A yêu cầu Bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện xe container 20’ DC trên
đường bộ và tàu biển trên đường biển
- Số lượng phương tiện là: 01 xe container 20’ DC và 01 tàu biển
- Tốc độ xe container phải đạt 45km/h
- Xe container có mái che bảo vệ hàng hóa khỏi các tác nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng
hàng hóa
- Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận chuyển
hàng hóa đúng thời gian đã thỏa thuận
- Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông
đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý
của phương tiện vận tải.

 Điều 6: Thanh toán cước phí vận tải


Điều khoản nêu rõ bảng giá các dịch vụ Bên A thuê Bên B thực hiện với đơn giá, đơn vị
tính và tổng giá rõ ràng:

Ảnh chụp từ hợp đồng Logistics (đính kèm ở phụ lục)


31
- Tổng số phí dịch vụ Bên A phải thanh toán cho Bên B là 10,810,000 VND
- Phương thức và thời gian thanh toán phí dịch vụ vận chuyển:
+ Ngay sau khi Bên B giao hàng đầy đủ và an toàn theo yêu cầu của Bên A thì Bên
A phải thanh toán phí dịch vụ cho Bên B với tổng giá là 10,810,000 VND
+ Điều khoản cũng nêu ra mức phạt nếu sau 20 ngày kể từ ngày Bên A nhận đủ hồ
sơ hợp lệ từ Bên B, Bên A không thanh toán cho Bên B thì Bên A phải chịu lãi
suất 0,2% / ngày tính từ thời điểm chậm thanh toán đối với số tiền chậm thanh
toán.
+ Phương thức thanh toán ở đây là chuyển khoản.
+ Các thông tin về người thụ hưởng cũng được nêu đầy đủ trong điều khoản bao
gồm: tên, ngân hàng và số tài khoản. (Phụ lục 4)

 Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên


a. Quyền và nghĩa vụ của bên A
- Quyền của bên A
 Yêu cầu bên B chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận.
 Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ của bên A
 Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả
thuận.
 Cung cấp cho Bên B đầy đủ những thông số kỹ thuật, tính chất của hàng hóa, điều kiện
xếp dỡ cũng như bảo quản hàng đặc biệt.
 Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất
nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình
vận chuyển.
b. Quyền và nghĩa vụ của bên B
- Quyền của bên B
 Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương
khác.
 Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng.
 Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
 Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu
bên B biết hoặc phải biết.
32
 Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ của bên B
 Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời
hạn;
 Trả tài sản cho người có quyền nhận.
 Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
 Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
 Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do
lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 Điều 8: Điều khoản chung và thời hạn hợp đồng


- Đây là các điều khoản chung của hai bên ràng buộc hai bên phải thực hiện hợp đồng
một cách nghiêm túc, nếu bên nào cần sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng cần báo
cáo bằng văn bản cho bên còn lại.
- Hai bên cam kết không tự ý hủy bỏ hợp đồng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
Nếu bên nào tự ý chấm dứt hợp đồng thì bên đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi
tổn thất mà mình đã gây ra cho bên kia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên nếu hai
bên cung cấp dịch vụ không đạt yêu cầu như thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng này
thì có quyền xem xét lại điều khoản hợp đồng, hoặc thanh lý hợp đồng. Mọi thay đổi bổ
sung phải được thể hiện bằng văn bản và được sự đồng ý của hai bên.
- Đồng thời, điều khoản cũng đưa ra tình huống trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy
ra bất đồng, hai bên sẽ giải quyết trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, nếu không thể đi đến
hòa giải sẽ giải quyết bằng trọng tài.
- Hợp đồng gồm 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và mỗi bản có giá trị pháp lý như nhau. Hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày ký kết đến ngày 03/05/2021.

3.2.3. Vận đơn đường biển - Bill of Lading (BL)


Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS (công ty Forwarder)
sẽ làm việc với Công ty TNHH hàng hải SINOKOR MERCHANT về việc vận chuyển
lô hàng bằng đường biển từ cảng Ulsan, Hàn Quốc đến cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Hãng tàu này sẽ cấp cho Công ty VINATRANS vận đơn đường biển điều chỉnh mối
quan hệ giữa Công ty VINATRANS và hãng tàu.

33
 Phân tích nội dung chính của Vận đơn đường biển
a) Mặt trước Vận đơn đường biển
1. Tên vận đơn (code name) và tổ chức phát hành: Original Bill of lading Non-
negotiable/ SINOKOR MERCHANT MARINE CO., LTD. As Carrier
- Cho biết đây là bản vận đơn gốc, không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu chuyển
nhượng (vì trong trường hợp này, người gửi hàng là đại lý của công ty Forwarder ở Hàn
Quốc và người nhận là đại lý của công ty Forwarder ở Việt Nam). Vận đơn do Công ty
TNHH hàng hải Sinokor Merchant Marine với tư cách là người chuyên chở cấp.
2. Số vận đơn (B/L No.): SNKO012210400036
- Cho biết số vận đơn là: SNKO012210400036
3. Người gửi hàng (Shipper)
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS (đại lý
Hàn Quốc)
- Địa chỉ: Tầng 2, 1284-2, Deoksin-ri, Onsan-eup, Ulsan, Ulju-gun, Korea.
- Số điện thoại: 82-64-239-2349
- Số fax: 82-64-239-2349
4. Người nhận hàng (Consignee)
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS (văn
phòng đại diện ở Việt Nam)
- Địa chỉ: 8 Thăng Long, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Số điện thoại: 84.8.3665 3676
- Số fax: 84.8.3665 3676
5. Bên được thông báo (Notify party): SAME AS CONSIGNEE
- SAME AS CONSIGNEE có nghĩa bên được thông báo và người nhận hàng là một. Hãng
tàu sẽ gửi “Thông báo hàng đến” khi hàng đến cảng đích cho người nhận hàng.
6. Thông tin về hành trình
 Cảng xếp hàng (Port of loading): ULSAN, KOREA
- Cho biết tên cảng bốc hàng là Cảng Ulsan, Hàn Quốc.
 Cảng dỡ hàng (Port of discharge): HAI PHONG, VIETNAM
- Cho biết tên cảng dỡ hàng là Cảng Hải Phòng, Việt Nam.
 Địa điểm giao hàng (Place of delivery): HAI PHONG, VIETNAM
- Cho biết địa điểm giao hàng là Cảng Hải Phòng, Việt Nam.

34
7. Thông tin về tàu
 Tên tàu (Ocean Vessel): HONGKONG VOYAGER
- Cho biết tên tàu vận chuyển lô hàng là Hongkong Voyager.
 Số hiệu chuyến (Voy No.): 0151S
- Cho biết tàu mang số hiệu 0151S.
8. Thông tin về hàng hóa
 Ký mã hiệu/ Số container và số chì: Marks and Numbers/ Container No. & Seal
No.:
- Mục này ghi số của container và số của seal (phải ghi đủ phần chữ và phần số).
- Có bao nhiêu cont thì ghi đủ bấy nhiêu số. Ghi số cont trước, số seal ngay liền sau. Vận
đơn cho thấy lô hàng được đóng trong một container 20’ DC có số hiệu và số seal lần
lượt là SKLU1573837 và 188489.
 Số lượng kiện/đơn vị hàng hóa (No. of Packages or Units): 4 DRUMS
- Vận đơn cho biết lô hàng có tổng cộng 4 thùng phuy.
 Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
- SHIPPER’S LOAD. COUNT & WEIGHT có nghĩa là người gửi hàng tự xếp hàng, kiểm
đếm và cân hàng. Câu này nhằm bảo vệ quyền lợi của hãng tàu vì ở đây, việc chất hàng
lên container, đếm hàng và cân hàng là do người gửi hàng tiến hành, hãng tàu sẽ không
chịu trách nhiệm khi hàng có thiệt hại xảy ra. Rất nhiều trường hợp, trong thực tế, hư
hại của hàng hoá là do hãng tàu gây ra. Hãng tàu sẽ dùng câu này để chối bỏ trách nhiệm.
Do vậy, người gửi hàng nếu không gây ra hư hỏng sẽ phải xuất trình đầy đủ các bằng
chứng chứng minh để hãng tàu phải chịu trách nhiệm liên quan đến tổn thất này và đền
bù thiệt hại.
- SAID TO CONTAIN: hàng hóa được kê khai trong container.
- PO NO: 130421 (Purchase Order No. 130421): giao hàng theo đơn đặt hàng số 130421.
- NET WEIGHT: khối lượng tịnh của hàng hóa là 808 kgs.
- Tên của hàng hoá: CIMPERIAL 1070.
- 4 DRUMS: Hàng được đóng trong 4 thùng phuy.
- HS CODE: 34031919
 Thể tích (Measurement): 1.2220 CBM.
- Là tổng thể tích của lô hàng. Đơn vị tính: CBM (mét khối). Vận đơn cho biết tổng thể
tích của lô hàng này là 1.2220 CBM.

35
 Trọng lượng cả bì (Gross Weight): 880.000 KGS
- Là trọng lượng cả bì của lô hàng. Đơn vị tính: kgs. Vận đơn cho biết trọng lượng cả bì
của lô hàng này là 880.000 kgs.
9. Cước phí và chi phí (Freight & Charges)
- FREIGHT COLLECT: cước phí trả sau hay cước phí thu ở đầu cảng dỡ. Ở đây, lô hàng
được mua bán theo điều kiện EXW tức là người nhập khẩu là người đi thuê tàu và trả
tiền cước. Hãng tàu thường sẽ chấp nhận thu cước sau (đợi hàng đến cảng đích rồi thu
cước). Nếu hàng đến cảng đích mà tiền cước chưa được trả, hãng tàu sẽ giữ hàng lại,
khi nào người nhập khẩu trả tiền cước mới thả hàng ra. Trong trường hợp này, người
nhập khẩu đã ký hợp đồng với công ty Forwarder nên đại diện của công ty Forwarder
sẽ đứng ra thuê tàu và trả tiền cước cho hãng tàu thông qua việc thu phí từ phía người
nhập khẩu.
10. Số bản vận đơn gốc được phát hành (No of original B(s)/L): THREE (3)
- Cho biết có 3 bản gốc của vận đơn đường biển được phát hành.
11. Xác nhận của người chuyên chở
 Place and date of issue (Địa điểm và ngày phát hành vận đơn): ULSAN, KOREA/
APR.24.2021
- Địa điểm phát hành vận đơn: cảng Ulsan, Hàn Quốc
- Ngày phát hành vận đơn: 24/04/2021
 Ký và đóng dấu: Signed by SINOKOR MERCHANT MARINE CO., LTD. As Carrier
- Công ty TNHH hàng hải Sinokor Merchant Marine với vai trò là người chuyên chở ký
vận đơn
b) Mặt sau Vận đơn đường biển
- Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu
không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.
- Mặt sau gồm các nội dung như:
+ Các định nghĩa
+ Điều khoản chung
+ Điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở
+ Điều khoản xếp dỡ và giao nhận
+ Điều khoản cước phí và phụ phí
+ Điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở

36
+ Điều khoản miễn trách của người chuyên chở
+ …
- Mặt sau của Vận đơn đường biển mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy
định nhưng nội dung của nó thường phù hợp với quy định của các công ước, tập quán
quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
c) Nhận xét
- Có thể thấy, đây là bản vận đơn tương đối hoàn chỉnh với đầy đủ những mục cần thiết,
thông tin trong các mục này cũng đều hết sức chi tiết và dễ theo dõi. Đồng thời, do
không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì ở mặt trước vận đơn nên
bản vận đơn này được coi là vận đơn hoàn hảo.
- Trong vận tải hàng hóa đường biển, vận đơn giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó là bằng
chứng duy nhất xác định hợp đồng vận tải được ký kết, là biên lai nhận hàng để chở của
người chuyên chở và đồng thời cũng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng
hóa mô tả trên B/L. Do vậy, để quá trình vận tải quốc tế được diễn ra suôn sẻ và nhanh
chóng, vận đơn đường biển phải được soạn thảo hết sức cẩn thận và tránh mắc sai sót.

3.2.4. Vận đơn vận tải đa phương thức


- Đây là vận đơn do đại lý của công ty Forwarder (Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận
Ngoại thương VINATRANS) cấp, đồng thời là chứng từ duy nhất điều chỉnh mối quan
hệ giữa Forwarder với người gửi hàng ở nơi đi (người xuất khẩu) và người nhận hàng ở
nơi đến (người nhập khẩu). Mẫu vận đơn được sử dụng ở đây là mẫu Multidoc do Hội
nghị của Liên Hợp Quốc về buôn bán và phát triển soạn thảo trên cơ sở công ước của
Liên Hợp Quốc về vận tải đa phương thức.

 Phân tích nội dung chính của vận đơn vận tải đa phương thức
a) Mặt trước Vận đơn vận tải đa phương thức
1. Tên vận đơn (code name) và tổ chức phát hành: Multidoc 95/ Issued by The Baltic
and International Maritime Council (BIMCO)
- Cho biết đây là Vận đơn vận tải đa phương thức mẫu Multidoc 95, do Hội nghị hàng hải
Baltic và quốc tế (BIMCO) phát hành.
2. Số vận đơn (MT Doc No.): BIMCO021120480136
- Cho biết số vận đơn là: BIMCO021120480136
3. Người gửi hàng (Shipper)

37
- Tên công ty: Công ty CIMCOOL KOREA
- Địa chỉ: 255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN, ULSAN, KOREA
- Số điện thoại: 052.239.2332
- Số fax: 052.239.2335
4. Người nhận hàng (Consigned to order of)
- Tên công ty (người phát lệnh trả hàng): Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ
GREEN LAB Việt Nam
- Địa chỉ: Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt
Nam.
- Số điện thoại: 84-2466512696
- Số fax: 84-2466512696
5. Bên được thông báo (Notify party): SAME AS ABOVE
- SAME AS ABOVE có nghĩa bên được thông báo và người nhận hàng là một và chính
là Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREEN LAB Việt Nam.
6. Thông tin về hành trình
 Nơi lấy hàng nội địa (Place of Receipt): HAI PHONG, VIETNAM
- Cho biết nơi lấy hàng nội địa là ở Hải Phòng, Việt Nam.
 Cảng xếp hàng (Port of loading): ULSAN, KOREA
- Cho biết tên cảng bốc hàng là Cảng Ulsan, Hàn Quốc.
 Cảng dỡ hàng (Port of discharge): HAI PHONG, VIETNAM
- Cho biết tên cảng dỡ hàng là Cảng Hải Phòng, Việt Nam.
 Địa điểm giao hàng cuối cùng (Place of delivery): 1 HAMLET, TA THANH OAI
VILLAGE, TA THANH OAI COMMUNE, THANH TRI DISTRICT, HA NOI CITY,
VIET NAM
- Cho biết địa điểm giao hàng cuối cùng của đại lý Forwarder là ở kho người nhập khẩu:
Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam.
7. Thông tin về tàu
 Ocean Vessel (Tên tàu): HONGKONG VOYAGER 0151S
- Cho biết con tàu vận chuyển lô hàng là tàu Hongkong Voyager, mang số hiệu 0151S.
8. Thông tin về hàng hóa
 Marks and Nos. (Số và ký mã hiệu)

38
- FCL/FCL-CY/CY: Phương thức giao nhận hàng là nhận nguyên cont tại bãi xuất và giao
nguyên cont tại bãi nhập.
- Mục này ghi số của container và số của seal (phải ghi đủ phần chữ và phần số). Có bao
nhiêu cont thì ghi đủ bấy nhiêu số. Ghi số cont trước, số seal ngay liền sau. Vận đơn cho
thấy lô hàng được đóng vào một container 20’ có số hiệu và số seal lần lượt là
SKLU1573837 và 188489
 Quantity and description of goods (Số lượng và mô tả hàng hóa)
- SHIPPER’S LOAD. COUNT & WEIGHT: nghĩa là người gửi hàng tự xếp hàng, kiểm
đếm và cân hàng. Câu này nhằm bảo vệ quyền lợi của hãng tàu vì trong trường hợp này,
việc chất hàng lên container, đếm hàng và cân hàng là do người gửi hàng tiến hành, hãng
tàu không chịu trách nhiệm khi hàng có thiệt hại xảy ra. Rất nhiều trường hợp, trong
thực tế, hư hại của hàng hoá là do hãng tàu gây ra. Hãng tàu sẽ dùng câu này để chối bỏ
trách nhiệm. Do vậy, nếu người gửi hàng nếu không gây ra hư hỏng sẽ phải xuất trình
đầy đủ các bằng chứng chứng minh để hãng tàu phải chịu trách nhiệm liên quan đến tổn
thất này và đền bù thiệt hại.
- SAID TO CONTAIN: hàng hóa được kê khai trong container.
- NET WEIGHT: 880 KGS: khối lượng tịnh của hàng hóa là 880 kgs
- Tên của hàng hoá: CIMPERIAL 1070.
- 4 DRUMS: Hàng được đóng trong 4 thùng phuy.
- HS CODE: 34031919.
 Thể tích (Measurement): 1.2220 CBM.
- Là tổng thể tích của lô hàng. Đơn vị tính: CBM (mét khối). Vận đơn cho biết tổng thể
tích của lô hàng này là 1.2220 CBM.
 Trọng lượng cả bì (Gross Weight): 880.000 KGS
- Là trọng lượng cả bì của lô hàng. Đơn vị tính: kgs. Vận đơn cho biết trọng lượng cả bì
của lô hàng này là 880.000 kgs.
9. Cước phí và chi phí (Freight & Charges): AS ARRANGED
- Cước phí và phụ phí khác trả sau như đã thỏa thuận
 Freight payable at (Nơi trả cước): HA NOI, VIET NAM
- Cho biết cước được trả tại Hà Nội (Việt Nam), cụ thể ở đây là địa chỉ kho của người
nhập khẩu: Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội,
Việt Nam.

39
10. Số bản vận đơn gốc được phát hành Number of original MT Bills of lading):
THREE (3)
- Cho biết có 3 bản gốc của vận đơn vận tải đa phương thức được phát hành.
11. Xác nhận của người chuyên chở
 Place and date of issue (Địa điểm và ngày phát hành vận đơn): ULSAN, KOREA/
APR.24.2021
- Địa điểm phát hành vận đơn: Ulsan, Hàn Quốc
- Ngày phát hành vận đơn: 24/04/2021
 Ký và đóng dấu: Signed for the Multimodal Transport Operator (MTO) The Foreign
Trade Forwarding and Transportation Joint Stock Company Vinatrans as Carrier by The
Foreign Trade Forwarding and Transportation Joint Stock Company Vinatrans as
agent(s) only to the MTO
- Công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Vinatrans với vai trò là người chuyên
chở ký vận đơn.

b) Mặt sau Vận đơn vận tải đa phương thức


- Mặt sau Vận đơn vận tải đa phương thức gồm các nội dung như:
+ Các điều khoản chung (general provisions)
+ Thực hiện hợp đồng (performance of the contract)
+ Trách nhiệm pháp lý của MTO (Liability of MTO)
+ Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
+ …
3.3. Tổ chức hoạt động giao nhận - vận chuyển – lưu kho bãi hàng hóa xuất nhập
khẩu
Theo hợp đồng thương mại, Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ
GREENLAB Việt Nam và Công ty CIMCOOL KOREA mua bán theo điều kiện EXW
Incoterms 2010 nên toàn bộ hoạt động giao nhận, vận chuyển đều do bên nhập là Công
ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam thực hiện. Vì một số hạn
chế về nhân lực và phương tiện vận chuyển, Công ty GREENLAB Việt Nam đã quyết
định thuê dịch vụ FWD door to door.
Bước 1. Tìm và thỏa thuận với công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế (FWD)

40
Đầu tiên công ty Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt
Nam đã lựa chọn hợp tác với Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VINATRANS là một công ty FWD có đại lý tại Hàn Quốc để họ có thể thu xếp lấy hàng
và đưa hàng đến cảng cũng như làm thủ tục xuất hàng. Sau đó, bên nhập khẩu sẽ cung
cấp thông tin sơ bộ về lô hàng cho bên Forwarder để bên công ty Forwarder báo giá về
gói dịch vụ vận chuyển hàng. (Chi tiết về giá dịch vụ và hợp đồng logistics vui lòng xem
lại phần 3.1.1, 3.2.1)
Bước 2: Lấy booking từ công ty FWD
- Sau khi quyết định được công ty FWD phù hợp, Công ty Cổ phần Khoa học và Công
nghệ GREENLAB Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng và công ty xuất
khẩu.
- Thông tin công ty xuất khẩu:
 Tên công ty: CIMCOOL KOREA COMPANY
 Địa chỉ: 255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN, ULSAN, KOREA
 Số điện thoại: 052.239.2332
 Fax: 052.239.2335
 Người liên hệ: Mee-Jin Ahn/Customer Service APAC
 Thông tin của lô hàng
 Tên hàng: Cimperial 1070
 Trọng lượng tính phí: 12200 CBM
 Cont: 20’ DRY
 Số lượng cont: 1
 Số lượng kiện: 4 drums
 Ngày dự kiến đi: 24/04/2021
Bước 3: FWD liên hệ và làm việc với công ty xuất khẩu
Công ty VINATRANS sẽ liên hệ với Công ty CIMCOOL theo thông tin của
Công ty GREENLAB cung cấp và chốt lịch giao nhận hàng, lịch booking tàu đi. Đại lý
nước ngoài của FWD sẽ thu xếp kéo vỏ container đến đóng hàng theo lịch trình đã thống
nhất.
Trước khi đóng hàng: yêu cầu công ty xuất khẩu chụp hình container rỗng

41
- Công ty GREENLAB yêu cầu công ty CIMCOOL chụp lại hình container rỗng để đảm
bảo chất lượng và tình trạng của cont tránh trường hợp tranh chấp và đổ lỗi trách nghiệm
sửa chữa và vệ sinh cont trong trường hợp cont hỏng hoặc cont bẩn.
- Sau đó khi đóng hàng và niêm phong kẹp chì, công ty FWD sẽ hạ hàng về cảng Ulsan
và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chuẩn bị làm thủ tục Hải quan theo thông tin mà bên
xuất cung cấp. Cùng với đó, đại lý của công ty FWD tại nước xuất khẩu sẽ gửi bản B/L
nháp cho công ty FWD qua mail, công ty FWD và bên nhập khẩu sẽ xác nhận lại thông
tin. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại Hàn Quốc (bao gồm: khai báo hải
quan, phân tích xử lý thông tin, thông quan hàng hóa, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế...)
đều được thực hiện qua hệ thống tự động hoá hải quan. Hải quan Hàn quốc đang sử dụng
2 hệ thống: KTNet và Internet.
Bước 4: Nhận và kiểm tra chứng từ
Sau khi thu xếp hàng đưa về cảng xếp lên tàu thì đại lý của công ty FWD tại nước
xuất khẩu sẽ gửi cho công ty FWD tại nước nhập bản vận đơn nháp và các chứng từ của
lô hàng bao gồm: vận đơn, invoice, packing list. Công ty FWD và bên nhập khẩu sẽ
kiểm tra và xác nhận lại thông tin. Vì đây là những chứng từ quan trọng nên hai bên cần
kiểm tra cẩn thận để tránh việc xảy ra sai sót dẫn đến những tranh chấp không đáng có.
Bước 5: Nhận giấy báo hàng đến và lấy lệnh giao hàng D/O
Trước khi hàng đến 3 ngày (27/4/2021), hãng tàu sẽ gửi giấy báo hàng đến cho
công ty FWD. Khi nhận được giấy báo hàng đến (Arrival Notice), nhân viên giao nhận
cầm vận đơn chủ (Master B/L) và giấy giới thiệu của công ty được ghi trên ô Consignee
đi lấy lệnh giao hàng (D/O) gốc thường bộ lệnh thường có 3 bản gốc và chữ ký, con dấu.
Sau đó, nhân viên giao nhận cần chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng và làm thủ tục Hải
quan. Cùng với việc tiến hành làm thủ tục hải quan, công ty FWD sẽ báo cho công ty
GREENLAB tiến trình công việc, thời gian xong thủ tục Hải quan và dự kiến thời gian
đưa hàng đến kho.
Bước 6: Khai hải quan điện tử & đóng thuế
- Nhân viên giao nhận của công ty VINATRANS sẽ thực hiện khai báo hải quan điện tử
trực tiếp trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải Quan hoặc sử dụng các phần mềm
khai báo Hải Quan từ những công ty đã có xác nhận hợp chuẩn (ECUS5). Sau khi nộp
tờ khai, hệ thống sẽ tự động phân luồng.

42
- Tờ khai nhập khẩu cho mặt hàng nhập khẩu là Dầu bôi trơn Cimperial 1070 (HS 340319)
được phân vào luồng vàng.
- Sau khi có kết quả phân luồng thì công ty VINATRANS sẽ thông báo cho khách hàng
là công ty GREENLAB đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Đối với mặt hàng “Dầu
bôi trơn Cimperial 1070” này Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB
Việt Nam phải đóng các khoản thuế như sau:
 Thuế nhập khẩu: 18% - 22.326.840 VNĐ
 Thuế bảo vệ môi trường: 2000VNĐ/L - 1.600.000 VNĐ
 Thuế tiêu thụ đặc biệt: 0% - 0 VNĐ
 Thuế giá trị gia tăng: 10% - 14.796.484 VND
Bước 7: Đăng ký tờ khai tại cảng
Khi khai báo hải quan điện tử thành công và in tờ khai. Tùy theo luồng tờ khai mà chứng
từ cần chuẩn bị khác nhau. Vì tờ khai nhập khẩu được phân vào luồng vàng nên nhân
viên giao nhận cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan cho hàng nhập khẩu thương mại bao
gồm:
- Giấy giới thiệu của công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam
- Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chụp
- Đơn đặt hàng (PO): 1 bản chụp
- Vận đơn (Bill of Lading): 1 bản HBL có dấu doanh nghiệp và 1 bản MBL có dấu của
hãng tàu
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): 1 bản chụp
Bước 8: Trả tờ khai hải quan
- Khi quá trình kiểm tra bộ chứng từ hoàn tất, bộ chứng từ được đóng dấu, rồi chuyển
sang cửa trả tờ khai hải quan. Lúc này, nhân viên giao nhận của công ty VINATRANS
sẽ mua tem để dán vào tờ khai (tem được xem như là lệ phí hải quan)
- Bộ hồ sơ trả về sẽ bao gồm: Tờ khai Hải quan đã đóng dấu, phiếu kết quản kiểm tra
chứng từ. Nhân viên giao nhận có trách nhiệm kiểm tra xem đã đủ hồ sơ chưa. Nếu đủ
thì tiến hành bước tiếp theo.
Bước 9: Xuất phiếu EIR

43
Để xuất phiếu EIR thì nhân viên giao nhận cần tới phòng Thương vụ tại cảng để
nộp lệnh giao hàng D/O đã có dấu giao thẳng của hãng tàu. Tiếp đó nhân viên giao nhận
cần đóng tiền nâng/hạ và lưu container.
Bước 10: Thanh lý tờ khai
Để thực hiện thanh lý hải quan cổng, thì nhân viên giao nhận của công ty
VINATRANS sẽ mang bộ hồ sơ gồm Lệnh giao hàng D/O, phiếu EIR, Tờ khai hải quan
(gồm cả bản chính và bản photo), cùng danh sách container nộp cho Hải quan. Đơn vị
này sẽ lưu thông tin lô hàng vào sổ hải quan, đồng thời đóng dấu vào tờ khai, phiếu EIR,
và xác nhận vào tờ danh sách container. Sau đó trả các hồ sơ này lại cho nhân viên giao
nhận.
Bước 11: Vào cảng lấy hàng
Bây giờ nhân viên giao nhận chỉ cần đưa phiếu EIR, danh sách container, cùng
giấy mượn container cho tài xế container, và lái xe chạy vào cảng hoặc ICD để nhận
hàng. Nhân viên giao nhận cần đối chiếu lại so với cont thực tế, số cont/seal trên B/L,
nếu có thông tin nào sai lệch thì thông báo cho bên xuất hoặc công ty bảo hiểm để xác
nhận trước. Khi lấy hàng xong thì thông báo cho khách hàng chuẩn bị kho bãi để tiếp
nhận hàng.
Bước 12: Trả vỏ container rỗng cho hãng tàu và nhận tiền cược
Sau khi hoàn tất việc rút hàng, dựa trên chỉ định ghi trên giấy mượn container,
tài xế sẽ mang trả container rỗng về lại cho cảng hoặc ICD trong khoảng thời gian quy
định trên giấy mượn container. Tiếp đó nhân viên giao nhận sẽ mang phiếu EIR, giấy
cược container cùng phiếu thu tới đại lý hãng tàu để làm thủ tục nhận lại tiền cược
container đã đóng trước đó.
Bước 13: Lập thanh toán và trả lại chứng từ cho khách hàng
- Sau khi giao hàng và có biên bản giao hàng xong nếu có, kế toán công nợ tiến hành lên
debit note và ra hóa đơn gửi cho khách hàng căn cứ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận từ
trước.
- Sau khi hoàn thành việc giao hàng và các chứng từ liên quan, các loại giấy tờ, chứng từ
liên quan cần được lưu trữ ít nhất là 5 năm để có thể xuất trình trong trường hợp có vấn
đề xảy ra.

44
3.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp

3.4.1. Tóm tắt vụ việc


- Ngày 16/03/2021, công ty Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt
Nam và Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS ký kết hợp
đồng vận chuyển hàng hóa. Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VINATRANS sẽ thu xếp lấy hàng và đưa hàng đến cảng cũng như làm thủ tục xuất
hàng.
- Ngày 30/04/2021 lô hàng trên cập bến tại cảng Hải Phòng. Lúc này bên mua là Công ty
cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam đã xác nhận thiếu 1 thùng dầu
khối lượng 200 lít. Đại diện Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt
Nam vẫn đồng ý cho vận chuyển số hàng trên vào kho.
- Ngay sau đó, Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam liên hệ
với Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS yêu cầu bồi
thường hàng hoá bị thiếu nhưng Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VINATRANS đã không chấp nhận thỏa thuận đàm phán khi Công ty Cổ phần Khoa học
và Công nghệ GREENLAB Việt Nam yêu cầu. Cho nên, Công ty Cổ phần Khoa học và
Công nghệ GREENLAB Việt Nam đã khởi kiện người bán phải chịu trách nhiệm cho
số hàng thiếu và yêu cầu được bồi thường.

3.4.2. Bước đầu thương lượng, hòa giải


- Công ty GREENLAB Việt Nam đã phản ánh vụ việc với Công ty Cổ phần Giao nhận
Kho vận Ngoại thương VINATRANS và yêu cầu phía công ty bồi thường toàn bộ hợp
đồng cùng với các chi phí phát sinh liên quan. Tuy nhiên, công ty FWD không đồng ý
và phản hồi với nội dung chính như sau:
- Việc hàng hóa giao không đủ số lượng: Thay vì thừa nhận lỗi thiếu hàng thuộc về mình,
Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS cho rằng người phải
chịu trách nhiệm là hãng tàu đã kí kết hợp đồng vận tải đường biển với họ - Hãng Sinokor
Merchant Marine.

3.4.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại
Bước 1: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp
- Sau khoảng một tháng giải quyết vụ tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải nhưng
không thành công, vào ngày 28/05/2021, trong thời hạn khởi kiện, nguyên đơn là Công

45
ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam gửi đơn khởi kiện yêu cầu
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VIAC) giải quyết tranh chấp.
- Nguyên đơn làm Đơn khởi kiện (đính kèm tại phụ lục 9) và gửi cho Trung tâm trọng tài,
gửi kèm theo cùng với thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên
quan, gửi đủ số bản để Trung tâm gửi tới thành viên của Hội đồng Trọng tài mỗi người
một bản, tới bên kia một bản và lưu một bản. Nội dung cơ bản bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện: 28/05/2021
b) Tên, địa chỉ của các bên:
Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam với
thông tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện
Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam.
Người đại diện theo : Nguyễn Hồng Dương/Giám đốc
pháp luật
Mã số thuế : 0107692610
Điện thoại : +84 00 09689 89060
Fax : +84 00 09689 89060
Bị đơn: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS với thông
tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : 406 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí
Minh.
Người đại diện theo : Lê Hoàng Như Uyên/Tổng giám đốc
pháp luật
Điện thoại : +84 08 3941 4919
Fax : +84 08 3940 4770
Email : vinatrans.mngt@vinatrans.com.vn
c) Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp: (vui lòng xem tại mục 3.4.1)
d) Cơ sở khởi kiện:
Hàng hóa được giao không đủ số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khởi kiện khác của Nguyên đơn:

46
Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn chịu trách nhiệm bồi thường cho một thùng dầu bôi trơn
200 lít trị giá 1,350 USD kèm theo chi phí trọng tài.
e) Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên: Trần Ngọc Liêm.
g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền.
- Tính đến ngày 29/06/2021, tức 30 ngày kể từ ngày Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, Bị
đơn không gửi Bản tự bảo vệ, kèm theo các tài liệu có liên quan tới Trung tâm trọng tài.
Đồng thời, hai bên không có yêu cầu Trung tâm gia hạn thời hạn này căn cứ vào tình
tiết cụ thể của vụ việc.
- Do đó, theo Điều 12 và Điều 13 Quy tắc VIAC, trong trường hợp Bị đơn không chọn
Trọng tài viên, không yêu cầu VIAC chỉ định Trọng tài viên thì Chủ tịch VIAC sẽ ra
quyết định chỉ định Trọng tài viên thay cho các bên.
- Dù Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ, quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.

Bước 2: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài
Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên, bao gồm:
- 1 Trọng tài viên do Nguyên đơn chọn: Trần Ngọc Liêm – Phó Giám đốc, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.
- 1 Trọng tài viên do Chủ tịch VIAC chỉ định: Nguyễn Trung Nam – Luật sư sáng lập,
Công ty Luật TNHH Cộng sự Tinh Tú.
- 1 Chủ tịch Hội đồng Trọng tài do Chủ tịch VIAC chỉ định: Nguyễn Công Phú – Nguyên
Thẩm phán – Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Bước 3: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp


- Thời gian: 02/07/2021
- Địa điểm: Hà Nội, Việt Nam
- Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt
- Luật áp dụng: Luật Việt Nam
- Phiên họp có mặt của đại diện Nguyên đơn và Bị đơn, Hội đồng trọng tài 3 Trọng tài
viên.
- Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai.

Bước 4: Phán quyết của Hội đồng trọng tài

47
- Bị đơn cho rằng Nguyên đơn không nộp được các giấy tờ chứng minh lỗi thiếu hàng
thuộc về phía Bị đơn nên Nguyên đơn không có quyền yêu cầu Bị đơn bồi thường cho
phần hàng bị thiếu đó.
- Đồng thời, Bị đơn cũng cho rằng, hàng hóa bị thiếu là do lỗi của Hãng tàu Sinokor
Merchant Marine vận chuyển nên không đền bù phần hàng hóa này.
- Về vấn đề này, Nguyên đơn cho rằng, hợp đồng ký giữa Nguyên đơn và Bị đơn quy
định rằng nghĩa vụ của Bị đơn là phải bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn
đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn. Phía Nguyên đơn không làm việc với Hãng
tàu Sinokor Merchant Marine do đó trong quá trình vận chuyển hàng hóa xảy ra sai sót,
dẫn đến việc bị mất hàng thì phía Bị đơn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với phía
Nguyên đơn.
- Ngoài ra, Nguyên đơn cũng cho rằng, Bị đơn phải có trách nhiệm chứng minh lỗi làm
mất hàng hóa không thuộc về phía Bị đơn, thay vì phía Nguyên đơn phải chứng minh
lỗi này thuộc về phía Bị đơn.
- Xét lập luận này của Nguyên đơn, Ủy ban trọng tài cho rằng phía Bị đơn đã không nộp
Bản tự bảo vệ, không chứng minh được các trường hợp miễn trách đối với hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng của mình, do đó nếu không đáp ứng điều kiện miễn trách nhiệm
thì Bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho Nguyên đơn, chứ không thể yêu cầu Hãng tàu
Sinokor Merchant Marine đứng ra chi trả cho tổn thất này.
- Bên cạnh đó, pháp luật Thương mại của Việt Nam nói chung không đề cập đến vấn đề
miễn trách nhiệm do lỗi của bên thứ ba, vì vậy Bị đơn dù chứng minh được lỗi có phải
do Hãng tàu Sinokor Merchant Marine hay không thì đó cũng không phải là căn cứ để
miễn trách nhiệm, và bên bị đơn vẫn phải tiến hành bồi thường cho bên Nguyên đơn
trong trường hợp này.
- Còn về vấn đề trách nhiệm của Hãng tàu Sinokor Merchant Marine trong vụ việc này,
nếu phía Bị đơn có thể chứng minh lỗi thuộc về bên vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển là Hãng tàu Sinokor Merchant Marine thì Bị đơn có thể dựa vào hợp đồng vận
chuyển ký kết giữa hai bên và tiến hành khởi kiện đòi bồi thường từ Hãng tàu Sinokor
Merchant Marine sau.
- Tóm lại, việc giao thiếu hàng so với số lượng quy định trên hợp đồng ký kết giữa Bị đơn
và Nguyên đơn thuộc về lỗi của Bị đơn và do đó, Bị đơn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
về lỗi trên đối với Nguyên đơn.

48
- Căn cứ vào những điều phân tích đó, Trọng tài ra phán quyết buộc Bị đơn phải trả cho
Nguyên đơn trị giá hàng hóa bị giao thiếu là 1,350 USD.
- Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp đồng, Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.

3.4.4. Bài học rút ra


Qua tranh chấp nêu trên, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp đã nắm rõ quy trình, thủ tục
khiếu nại bằng Trọng tài thương mại. Do đó, doanh nghiệp đã kịp thời thực hiện đầy đủ
các thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

49
KẾT LUẬN

Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn nhóm 7 đã hoàn thành bài
tiểu luận của mình.
Trong bài tiểu luận này, chúng em đã trình bày về hoạt động xuất nhập khẩu
nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREEN LAB Việt Nam.
Xuyên suốt quá trình hoạt động của mình, Công ty liên tục có các quan hệ thương mại,
hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa cũng như kí kết các hợp động vận
tải nhằm đảm bảo các hoạt động luôn được diễn ra liên tục, hiệu quả. Trên cơ sở đó,
chúng em đã khai thác các hợp đồng thương mại và vận tải giao nhận như sau:
 Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu giữa Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ
GREENLAB Việt Nam và Tập đoàn Cimcool Hàn Quốc.
 Hợp đồng vận tải giữa Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt
Nam và Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS.
Với hình thức làm việc nhóm sáng tạo và định hướng sát với thực tế được đưa ra, nhóm
7 nhờ đó đã rút ra được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm bổ ích về các nghiệp vụ
giao nhận và vận tải trong hoạt động ngoại thương trong suốt quá trình làm việc. Nhóm
thực sự đánh giá cao cách làm việc với đầu việc đa dạng và sự đòi hỏi phải tương tác
cao không chỉ trong nội bộ trong nhóm mà còn ngoài nhóm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện bài tiểu luận nhưng do hạn
chế về mặt thời gian, tài liệu và kiến thức, bài tiểu luận của nhóm 7 không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ cô và các bạn.
Cuối cùng, nhóm 7 chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô Lê Minh Trâm
vì sự tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp nhiều
thông tin bổ ích qua các buổi học đã giúp nhóm hoàn thành công việc của mình.

50
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: THƯ HỎI HÀNG


From: GREENLAB VIETNAM Science and Technology Joint stock Company
Address: 1 Hamlet, Ta Thanh Oai Village, Ta Thanh Oai Commune, Thanh Tri District,
Ha Noi, Viet Nam
Tel: 842466512696
Email: info@GreenLab.vn

To: CIMCOOL KOREA Company


Address: 255 Gongdan-ro, Onsan-eup, Uiju-gun, Ulsan, Korea
Tel: +82 52 239 2331
Email: info@cimcool.com

INQUIRY LETTER
No. IL/CF125

Hanoi, April 7th, 2021


Subject: 800l lubricant Inquiry Letter

Dear Sir,
We are the GREENLAB VIETNAM Science and Technology Joint stock Company,
one of the biggest wholesale machinery and equipment industries in Viet Nam. We have
learnt through your catalogue that you are able to supply a wide range of lubricant. We
are particularly interested in the lubricant Cimperial coded 1070 as illustrated in your
catalogue. We are writing to enquire relative information about your lubricant as
follow:
- COMMODITY: Lubricant
- QUANTITY: 800l
- SPECIFICATION: 100% unadulterated lubrication

Please quote your price CIF Hai Phong Port including packing and the discount rate that
you can offer for an order of 800l.
As a rule, we settle payment by telegraphic transfer T/T 100% in advance, paid in US
dollars.
51
We look forward to your early reply.

Your faithfully,
(Signed)

52
PHỤ LỤC 2: THƯ BÁO GIÁ

Ulsan, April 10th, 2021


Reply to: 800l lubricant Inquiry Letter

QUOTATION for 800l lubricant


No. QU/CF125
Dear Sir/ Madam,
Thank you very much for your interest in our Lubricant products.
We are pleased to send you the following quotation of lubricant Cimperial, code 1070:
- COMMODITY: Lubricant Cimperial 1070
- QUANTITY: 800l
- SPECIFICATION: 100% unadulterated lubrication
- WEIGHT: 880.00 kgs
- PACKING:
+ Packed in 4 new plastic drums
+ 200 lit/drum
+ Put 4 drums on 1 pallet and packed in a separate container
- PRICE: 1,350.00 USD/200lit, EXW Ulsan, KOREA INCOTERMS 2010
- SHIPMENT: within 14 days after payment or sooner
- Loading port: Ulsan Port, Korea
- Unloading port: Hai Phong Port, Viet Nam
- PAYMENT: by telegraphic transfer T/T 100% in advance, paid in US dollars
With this quotation, we provide a 5% discount for your next purchase.
The Lubricant Cimperial 1070 sample has been delivered by VINATRANS and will
reach your address in five days.
Please confirm the price above by signing in the Contract attached and send the Contract
back to us before April 15th
Looking forward to your agreement.

Your faithfully,
(Signed)

53
Phụ lục 3: Hợp đồng nhập khẩu dầu bôi trơn
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU DẦU BÔI TRƠN
Số 2801/2021/PK
Ngày 13/4/2021

BÊN A: (người bán): Công ty CIMCOOL KOREA


- Địa chỉ: 255 Gongdan-ro, Onsan-eup, Uiju-gun, Ulsan, Hàn Quốc
- Điện thoại: +82 52 239 2331
- Email: info@cimcool.com
- Đại diện bởi Ông: Ahn Mee-Jin
- Tài khoản ngân hàng: 180-002-161543
- Ngân hàng: Shinhan Bank

BÊN B: (người mua): Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREEN LAB Việt
Nam
- Địa chỉ: Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội,
Việt Nam.
- Điện thoại: + 84 2466512696
- Đại diện bởi ông: Nguyễn Hồng Dương
- Tài khoản ngân hàng: 071 0000 5624
- Ngân hàng: Vietcombank
Hai bên đã thỏa thuận và đồng ý về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
theo những điều kiện và điều khoản dưới đây:
1. TÊN HÀNG: dầu bôi trơn Cimperial 1070.
2. SỐ LƯỢNG: 800 lít (dung sai so người bán chọn)
3. QUY CÁCH PHẨM CHẤT
- Tên sản phẩm: CIMPERIAL 1070
- 100% hàng mới, sản xuất năm 2020
- Không lẫn tạp chất
- Nguồn gốc: Hàn Quốc
- Trọng lượng: 880.00 kgs
4. BAO BÌ, KÝ MÃ HIỆU
- Cứ 200l đóng vào một thùng nhựa mới

54
- 4 thùng đặt trên 1 pallet
- Đóng hàng trong 1 container riêng
5. ĐƠN GIÁ:
- 1,350.00 USD/200l, EXW Ulsan, Korea INCOTERMS 2010
- Tổng giá: 4,500.00 USD
- Bằng chữ: Bốn nghìn năm trăm đô la Mỹ chẵn
6. GIAO HÀNG
- Cảng bốc hàng: Cảng Ulsan, Hàn Quốc
- Cảng dỡ hàng: cảng Hải Phòng, Việt Nam
- Thời hạn giao hàng trong vòng 14 ngày kể từ ngày thanh toán hoặc sớm hơn
Sau khi giao hàng, trong vòng 24 giờ, người bán sẽ điện hoặc telex thông báo cho người
mua hàng hóa, số hợp đồng, số lượng, trọng lượng, giá trị hóa đơn, tên máy bay, cảng
bốc hàng, số vận đơn, ngày giao hàng
Chuyển giao hàng sẽ được thực hiện theo Incoterms 2010. Các quy tắc và giao hàng
trong thỏa thuận giữa các bên là EXW tại xưởng của công ty CIMCOOL KOREA.
7. THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện bằng chuyển tiền bằng điện, trả trước 100% giá trị đơn
hàng, bằng đồng đô la Mỹ đến ngân hàng Shinhan Bank, chi nhánh Onsan, Hàn Quốc.
- Thông tin ngân hàng:
- Tên ngân hàng: Shinhan Bank
- Chi nhánh ngân hàng: Onsan Banking Center
- Địa chỉ ngân hàng: 217 Deoksin-ro, Onsan-eup, Ulju-gun, Ulsan, Korea
- Mã Swift: SHBKKRSE
- Tên tài khoản: CIMCOOL KOREA INC
- Số tài khoản: 180-002-161543
- Số điện thoại ngân hàng: 82-52-237-0680
8. KHIẾU NẠI:
Khi một bên bị coi là có lỗi do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên có quyền lợi bị ảnh
hưởng có quyền khiếu nại đòi bồi thường.
Người bán chịu trách nhiệm và chi phí phát sinh đối với quá trình kiểm tra hàng hóa
trước khi giao hàng

55
Trong trường hợp xảy ra tổn thất hay thiệt hại sau khi hàng hóa đã đến cảng giao hàng
thì người mua có quyền khiếu nại người bán về khối lượng hàng hóa trong vòng 2 tháng
kể từ sau ngày hàng hóa đến cảng Hải Phòng; và khiếu nại về chất lượng hàng hóa trong
vòng 3 tháng kể từ sau ngày hàng hóa đến cảng Hải Phòng. Người mua cần phải khiếu
nại bằng văn bản và gửi kèm theo biên bản giám định hàng hóa (do văn phòng giám
định hàng hóa VINACONTROL cấp). Biên bản giám định này được coi là văn bản quyết
định để giải quyết khiếu nại
Bất cứ lúc nào người mua chứng minh được rằng tất cả những khiếu nại trên thuộc trách
nhiệm của người bán thì người bán phải tiến hành giải quyết ngay không được chậm trễ.

9. BẤT KHẢ KHÁNG


Hai bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng trong
trường hợp Bất khả kháng. Ngay khi xuất hiện Bất khả kháng là các sự kiện nằm ngoài
tầm kiểm soát của các bên, sự việc không lường trước được và không nhìn thấy được
bao gồm nhưng không hạn chế: chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, đình công, thiên tai,
cháy nổ, nhà xưởng hỏng hóc, sự can thiệp của Chính phủ, quân đội, bên bị ảnh hưởng
sẽ gửi thông báo bằng Fax (hoặc email) cho bên kia trong vòng 3 ngày kể từ khi xảy ra
sự cố. Bằng chứng Bất khả kháng sẽ được cơ quan có thẩm quyền phát hành và được
gửi cho bên kia trong vòng 7 ngày. Quá thời gian trên, Bất khả kháng không được xem
xét.
Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ Hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một khoảng thời gian bằng thời
gian xảy ra trường hợp Bất khả kháng cộng thêm thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả
nhưng nếu khoảng thời gian được kéo dài qua các thời hạn theo quy định của luật áp
dụng cho hợp đồng này thì bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

10. TRỌNG TÀI


Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu bất cứ tranh chấp nào của cả 2 bên mà
không được giải quyết bằng phương pháp thương lượng và nếu bên bị can là bên mua
thì tranh chấp này sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giải quyết và ngược lại.

56
Quyết định của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) trong trường hợp bị can
là bên mua sẽ được coi là chung quyết đối với cả 2 bên
Phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan sẽ do bên thua kiện chịu nếu không có thỏa
thuận gì khác

11. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC


Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký kết
Bất kỳ thay đổi hay điều chỉnh nào phải được thực hiện bằng văn bản và được xác nhận
bởi cả hai bên. Các điều kiện giao hàng khác không được đề cập trong hợp đồng này sẽ
tuân theo INCOTERMS 2010.
Hợp đồng được làm thành 03 bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản gửi
cho cơ quan trọng tài được quy định tại điều 10.

Người mua Người bán


Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ Công ty CIMCOOL Korea
GREENLAB Việt Nam

57
Phụ lục 4: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

(Số: 160321/HĐVCHH)

Hôm nay, ngày 16 tháng 03 năm 2021, tại Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại
thương VINATRANS, địa chỉ 406 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí
Minh

Chúng tôi gồm có:

BÊN CHỦ HÀNG (BÊN A)

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREEN LAB Việt
Nam.
- Địa chỉ: Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội,
Việt Nam.
- Điện thoại: 84-2466512696
- Fax: 84-2466512696
- Mã số thuế: 0107692610
- Tài khoản số: 0332470130686 mở tại Ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
- Đại diện: Ông Nguyễn Hồng Dương Chức vụ: Giám đốc

BÊN VẬN CHUYỂN (BÊN B)

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VINATRANS
- Trụ sở chính: 406 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: +84 08 3941 4919
- Fax: +84 08 3940 4770
- Mã số thuế: 0135694317
- Tài khoản số: 02405470130212 mở tại Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt
Nam
- Đại diện: Bà Lê Hoàng Như Uyên Chức vụ: Giám đốc
58
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: Bên B (Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS)
với tư cách là công ty Forwarder, được thuê bởi Bên A (Công ty cổ phần Khoa học và
Công nghệ GREEN LAB Việt Nam) nhằm thực hiện các dịch vụ dưới đây:

1. Liên hệ và làm việc với hãng tàu đảm nhận quá trình vận chuyển lô hàng bằng đường
biển.
2. Đại lý của Bên B ở Hàn Quốc liên hệ với công ty CIMCOOL KOREA và thu xếp lịch
trình nhận hàng.
3. Thu xếp kéo vỏ container đến kho của công ty CIMCOOL KOREA để đóng hàng theo
lịch trình đã thống nhất.
4. Đàm phán, ký kết hợp đồng với hãng tàu đảm nhận quá trình vận chuyển lô hàng bằng
đường biển.
5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu để khai báo hải quan gồm:
- Sale contract (Hợp đồng ngoại thương)
- Commercial invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Booking note (Thỏa thuận lưu khoang)
6. Đại lý của bên B ở Việt Nam nhận hàng tại cảng Hải Phòng và làm thủ tục hải quan
nhập khẩu.
7. Sau khi hàng được thông quan, thông báo và chuyển hàng về kho của bên A.

ĐIỀU 2: HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN

Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:

- Tên hàng hóa: Dầu bôi trơn Cimperial 1070


- Quy cách sản phẩm:
- 100% hàng mới, sản xuất năm 2020
- Không lẫn tạp chất
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Khối lượng: 880 kgs
- Mã HS: 34031919
ĐIỀU 3: ĐỊA ĐIỂM NHẬN HÀNG VÀ GIAO HÀNG
59
3.1. Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng ở kho của người xuất khẩu tại địa điểm 255
Gongdan-Ro, Onsan-Eup, Ulju-Gun, Ulsan, Korea.

3.2. Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh
Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam.

ĐIỀU 4: ĐỊCH LỊCH THỜI GIAN GIAO NHẬN HÀNG

Nhận hàng Giao hàng


Ghi
STT Tên hàng Số Địa điểm Thời gian Khối Địa Thời gian
chú
lượng lượng điểm

1 Dầu bôi 800 255 24/04/2021 880 Thôn 1, 03/05/202


trơn lít Gongdan- kgs Thôn Tả 1
Cimperial Ro, Thanh
1070 Onsan- Oai, Xã
Eup, Ulju- Tả
Gun, Thanh
Ulsan, Oai,
Korea Huyện
Thanh
Trì, Hà
Nội,
Việt
Nam

ĐIỀU 5: PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

5.1. Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện xe container 20’ DC
trên đường bộ và tàu biển trên đường biển (từ cảng Ulsan, Hàn Quốc đến cảng Hải
Phòng, Việt Nam)

Trong đó, xe container phải có những khả năng cần thiết như:

- Tốc độ phải đạt: 50 km/giờ.


- Có mái che bảo vệ hàng hóa khỏi các tác nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng hàng
hóa
- Số lượng phương tiện là: 01 xe

60
5.2. Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải
trong thời gian là: 10 ngày

5.3. Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao
thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ
pháp lý của phương tiện vận tải.

ĐIỀU 6: THANH TOÁN PHÍ VẬN TẢI (6)

6.1 Bảng giá

Loại dịch vụ Đơn giá Đơn vị tính Tổng giá


(VNĐ) (VNĐ)
Lấy container từ hãng tàu 160,000 VND/ cont 160,000
Xếp hàng vào container 100,000 VND/ cont 100,000
Vận chuyển hàng từ kho
công ty CIMCOOL KOREA 880,000 VND/ cont 880,000
đến cảng Ulsan, Hàn Quốc
Làm thủ tục hải quan xuất
520,000 VND/ cont 520,000
khẩu
Vận tải đường biển từ cảng
Ulsan, Hàn Quốc đến cảng 6,820,000 6,820,000
Hải Phòng, Việt Nam
Nhận hàng tại cảng Hải
160,000 VND/ cont 160,000
Phòng, Việt Nam
Làm thủ tục hải quan nhập
520,000 VND/ cont 520,000
khẩu
Vận chuyển hàng về kho của
1,650,000 VND/ cont 1,650,000
Bên A

TỔNG GIÁ: Bằng số: 10,810,000 VND

Bằng chữ: Mười triệu tám trăm mười ngàn Việt Nam đồng

6.2. Phương thức và thời gian thanh toán:

- Bên A phải thanh toán cho Bên B ngay sau khi giao hàng thành công
61
- Sau 20 ngày kể từ ngày Bên A nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ Bên B, nếu Bên A không
thanh toán cho Bên B thì Bên A phải chịu lãi suất 0,2%/ ngày tính từ thời điểm chậm
thanh toán đối với số tiền chậm thanh toán.
- Phương thức thanh toán: chuyển khoản
- Thông tin người hưởng lợi: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VINATRANS
- Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
- Số tài khoản: 02405470130212

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

7.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A

a) Nghĩa vụ của bên A:

- Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả
thuận.
- Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên
A trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.
- Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận
chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm
an toàn trong quá trình vận chuyển.

b) Quyền của bên A:

- Yêu cầu bên B chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận.
- Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.
- Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.

7.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

a) Nghĩa vụ của bên B:

- Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời
hạn;
- Trả tài sản cho người có quyền nhận.
- Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
62
- Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản
do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

b) Quyền của bên B:

- Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương
khác.
- Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
- Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại,
nếu bên B biết hoặc phải biết.
- Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.

ĐIỀU 8: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

- Hai bên cam kết thực hiện theo các điều khoản đã nêu trong hợp đồng này.
- Hai bên cam kết không tự ý hủy bỏ hợp đồng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
Nếu bên nào tự ý chấm dứt hợp đồng thì bên đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về
mọi tổn thất mà mình đã gây ra cho bên kia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên
nếu hai bên cung cấp dịch vụ không đạt yêu cầu như thỏa thuận đã cam kết trong
hợp đồng này thì có quyền xem xét lại điều khoản hợp đồng, hoặc thanh lý hợp đồng.
- Mọi thay đổi bổ sung phải được thể hiện bằng văn bản và được sự đồng ý của hai
bên.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra bất đồng, hai bên sẽ giải quyết trên
tinh thần hợp tác, bình đẳng, nếu không thể đi đến hòa giải sẽ giải quyết bằng trọng
tài. Quyết định của trọng tài là chung thẩm, chi phí trọng tài do bên thua chịu.
- Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và mỗi bản có giá trị pháp
lý như nhau.
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký kết đến ngày 03/05/2021.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B


Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

63
64
Phụ lục 5: Giấy chứng nhận chất lượng

65
Phụ lục 6: Biên bản giám định chất lượng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH
Vụ NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA (1)
Ngày 28 tháng 04 năm 2021, Cơ quan giám định của Viện khoa học công nghệ Việt
Nam đã nhận được (2) Lô hàng CIMPERIAL 1070 số: VN20210427
Ngày 27 tháng 04 năm 2021 của Công ty GREENLAB VIETNAM SCIENCE &
TECHNOLOGY JSC
Chúng tôi gồm (3):
Thành viên trong ban giám định của Viện khoa học công nghệ Việt Nam
Gồm 2 ông/ bà:
Giám định viên: Lê Thanh Mạnh
Trợ lý giám định viên: Trần Phương Mai
Đã tiến hành giám định theo yêu cầu trong Quyết định trưng cầu giám định/Yêu cầu
giám định trên, kết quả như sau:
I. TÌNH TRẠNG ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
1. Tình trạng đối tượng giám định (Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói, bảo
quản, tên, số lượng, chất lượng của từng đối tượng giám định)
Nắp cả 4 thùng hàng CIMPERIAL 1070 trong tình trạng nguyên vẹn không có dấu hiệu
hư hại
2. Tình trạng mẫu so sánh (Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói bảo quản, tên,
số lượng, chất lượng của từng mẫu so sánh)
Bốn mẫu dung dịch dầu so sánh được lấy trực tiếp từ 4 thùng được lưu trữ trong ống
nghiệm riêng biệt.

II. YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH (Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định)
Giám định chất lượng dầu bôi trơn có đảm bảo yêu cầu chất lượng theo mẫu CQ bên
xuất khẩu công bố.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH, KẾT QUẢ, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

66
(Trình bày lần lượt các phương pháp được áp dụng trong quá trình giám định, kết quả,
nhận xét và đánh giá)
Phương pháp giám định theo quy chuẩn Quốc Gia QCVN14:2018/BKHCN về dầu nhớt
bôi trơn
Tên chỉ tiêu Phương pháp thử
1. Độ nhớt động học, mm2/s (cSt) TCVN 3171:2011 (ASTM D445-11) hoặc ISO
3104:1994 hoặc các tiêu chuẩn tương ứng
2. Chỉ số độ nhớt, không nhỏ hơn TCVN 6019:2010 (ASTM D2270-04)
3. Trị số kiềm tổng (TBN), mg TCVN 3167:2008 (ASTM D2896-07a)
KOH, không nhỏ hơn
4. Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, °C, TCVN 2699:1995 hoặc TCVN 7498:2005
không nhỏ hơn (ASTM D92-02b)
5. Độ tạo bọt/mức ổn định, ml, theo ASTM D892-13 hoặc ISO 6247:1998
chu kỳ 2, không lớn hơn
6. Tổng hàm lượng kim loại Ca, Mg, TCVN 7866:2008 (ASTM D4951-06) hoặc
Zn, % khối lượng, không nhỏ hơn ASTM D5185-13e1 hoặc ASTM D4628-05
7. Hàm lượng nước, % thể tích, TCVN 2692:2007 (ASTM D95-05e1)
không lớn hơn
8. Ăn mòn tấm đồng TCVN 2694:2007 (ASTM D130-04e1)
9. Cặn cơ học (cặn pentan), % khối ASTM D4055-02
lượng, không lớn hơn
10. Tro sunfat % khối lượng, không
lớn hơn TCVN 2689:2007 (ASTM D874-06) hoặc ISO
3987:2010

IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH


(Ghi rõ những kết luận theo nội dung trưng cầu/yêu cầu giám định)
- Dầu trôi trơn có hiện tượng oxi hóa với độ tạo bọt lớn
- Lượng dầu gốc trong đó chiếm 90%

V. XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH CÒN LẠI SAU GIÁM ĐỊNH

67
1. Lưu đối tượng giám định (Ghi rõ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, niêm
phong của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm lưu giữ)

2. Hoàn trả đối tượng giám định (Ghi rõ họ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói,
niêm phong và bảo quản của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm hoàn trả)

Biên bản lập xong hồi 15 giờ 30p ngày 30 tháng 04 năm 2021
Giám định viên và trợ lý giám định có tên trên đã đọc lại và ký tên xác nhận dưới đây.
TRỢ LÝ GIÁM ĐỊNH GIÁM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(1) Ghi rõ tên vụ việc, thời gian, địa điểm xảy ra theo Quyết định trưng cầu giám định.
(2) Ghi rõ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại hoặc yêu
cầu giám định.
(3) Ghi rõ cấp bậc, họ tên, lĩnh vực giám định được bổ nhiệm, số thẻ đối với giám định
viên; cấp bậc, họ tên đối với trợ lý giám định.

68
Phụ lục 7: Đơn khởi kiện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VỤ TRANH CHẤP TRỌNG TÀI


TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIAC)
THEO QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA VIAC

Nguyên đơn: CÔNG TY GREENLAB VIETNAM SCIENCE & TECHNOLOGY


JSC

Bị đơn: CÔNG TY CIMCOOL KOREA INC

ĐƠN KHỞI KIỆN

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2021


Thông tin các Bên trong vụ tranh chấp
Nguyên đơn là Công ty GREENLAB VIETNAM SCIENCE & TECHNOLOGY JSC với
thông tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : 1 Hamlet, Ta Thanh Oai Village, Ta Thanh Oai Commune,
Thanh Tri District, Ha Noi City, Viet Nam.
Người đại diện theo : Mr Nguyen Hong Duong/ Director
pháp luật
Mã số thuế : 0107692610
Điện thoại : +84-00-0968989060
Fax : +84-00-0968989060
Nguyên đơn trong vụ tranh chấp này được đại diện bởi ông/bà Nguyen Hong Duong
theo Giấy ủy quyền số 26 ngày 18 tháng 06 năm 2021.

Bị đơn là Công ty CIMCOOL KOREA INC với thông tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : 255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN,
ULSAN, KOREA

69
Người đại diện theo : Mee-Jin Ahn/Customer Service APAC
pháp luật
Điện thoại : +82 52 239 2331
Fax : +82 52 239 2335
Email : info@cimcool.com

Tóm tắt vụ tranh chấp


Ngày 13 tháng 04 năm 2021 Nguyên đơn và Bị đơn ký Hợp đồng số 2801/2021/PK về
việc mua bán Dầu bôi trơn Cimperial 1070.
Theo Hợp đồng, Nguyên đơn có quyền/nghĩa vụ nhận hàng, thanh toán tiền hàng và vận
chuyển hàng từ kho Bị đơn về đến kho của Nguyên đơn. Bị đơn có quyền/nghĩa vụ giao
hàng đúng thời hạn, đúng chất lượng và hỗ trợ Nguyên đơn làm các thủ tục cần thiết để
hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Trên thực tế, Nguyên đơn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, bao gồm thanh toán
đúng theo thỏa thuận và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên Bị đơn không thực hiện giao
hàng hóa đúng như trong hợp đồng. (Gửi kèm theo là giấy chứng nhận chất lượng do Bị
đơn cung cấp và kết quả Biên bản giám định chất lượng do Viện hóa học công nghệ Việt
Nam cấp).
Nay giữa hai bên phát sinh tranh chấp về chất lượng hàng hóa (ghi rõ tranh chấp về vấn
đề gì).
Các nội dung khác (nếu có): [……….]
Cơ sở khởi kiện
Tại thỏa thuận trọng tài số 8 ngày 13/04/2021 về giải quyết tranh chấp của Hợp đồng,
các Bên thỏa thuận như sau: Mọi tranh chấp xảy ra phát sinh có liên quan tới Hợp đồng
này ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận thì
sẽ đưa ra xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo những thủ tục, quy chế trọng tài này. Phán
quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, ràng buộc hai bên. Chi phí trọng tài sẽ do bên
thua kiện chịu.
Do các bên phát sinh tranh chấp, căn cứ quy định trên, Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn ra
VIAC.
Trị giá tranh chấp và các yêu cầu cụ thể của Nguyên đơn
70
Tổng trị giá vụ tranh chấp là: 5,500 USD.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ nêu tại mục III trên đây, Nguyên đơn đưa ra các yêu
cầu sau:
Bị đơn bồi thường toàn bộ giá trị hợp đồng và các chi phí liên quan;
Đối với hàng bị lỗi, Nguyên đơn có thể lưu kho hộ Bị đơn trong vòng 1 tháng, sau
khoảng thời gian này, Bị đơn phải có phương án xử lý riêng.
Các vấn đề khác
Nguyên đơn chọn ông/bà Nguyễn Mạnh Dũng làm Trọng tài viên để giải quyết vụ tranh
chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Ông/Bà Nguyễn Mạnh Dũng là Trọng tài viên trong
Danh sách Trọng tài viên của VIAC.
Vui lòng liên hệ với ông/bà [……….] theo địa chỉ sau:
Địa chỉ: ………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………………….
Email: …………………………………………………………….
Về ngôn ngữ trọng tài, Nguyên đơn đề xuất ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh.
Về địa điểm trọng tài, Nguyên đơn đề xuất địa điểm trọng tài là Hà Nội, Việt Nam.
Về luật áp dụng, Nguyên đơn đề xuất luật áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho
là phù hợp nhất.
Đại diện Nguyên đơn
(ký tên, đóng dấu)

71
Phụ lục 8: Bản tự bảo vệ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VỤ TRANH CHẤP SỐ VN/126


TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIAC)
THEO QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA VIAC

Nguyên đơn: CÔNG TY GREENLAB VIETNAM SCIENCE & TECHNOLOGY


JSC

Bị đơn: CÔNG TY CIMCOOL KOREA INC

BẢN TỰ BẢO VỆ

ULSAN, ngày 12 tháng 06 năm 2021


Thông tin Bị đơn trong vụ tranh chấp
Chúng tôi là Công ty CIMCOOL KOREA INC, là Bị đơn trong Vụ tranh chấp số
VN/126 tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) với thông tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : 255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN,
ULSAN, KOREA
Người đại diện theo : Mee-Jin Ahn/Customer Service APAC
pháp luật
Điện thoại : +82 52 239 2331
Fax : +82 52 239 2335
Email : info@cimcool.com
Bị đơn trong vụ tranh chấp này được đại diện bởi ông/bà Mee-Jin Ahn theo Giấy ủy
quyền số 58 ngày 10 tháng 06 năm 2021.
Ngày 08/06/2021 Bị đơn nhận được Thông báo số 112 đề ngày 06/06/2021 của VIAC
về vụ tranh chấp với Nguyên đơn là Công ty GREENLAB VIETNAM SCIENCE &
TECHNOLOGY JSC. Theo yêu cầu của VIAC, bằng văn bản này, Bị đơn thực hiện
quyền tự bảo vệ của mình như trình bày dưới đây.
Tóm tắt vụ tranh chấp
72
Ngày 13 tháng 04 năm 2021 Nguyên đơn và Bị đơn ký Hợp đồng số 2801/2021/PK về
việc mua bán Dầu bôi trơn Cimperial 1070.
Theo Hợp đồng, Nguyên đơn có quyền/nghĩa vụ nhận hàng, thanh toán tiền hàng và vận
chuyển hàng từ kho Bị đơn về đến kho của Nguyên đơn. Bị đơn có quyền/nghĩa vụ giao
hàng đúng thời hạn, đúng chất lượng và hỗ trợ Nguyên đơn làm các thủ tục cần thiết để
hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Trên thực tế, Nguyên đơn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, bao gồm thanh toán
đúng theo thỏa thuận và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên Bị đơn không thực hiện giao
hàng hóa đúng như trong hợp đồng.
Các nội dung khác (nếu có): [……….].
Cơ sở tự bảo vệ
Tại thỏa thuận trọng tài số 8 ngày 13/04/2021 về giải quyết tranh chấp của Hợp đồng,
các Bên thỏa thuận như sau: Mọi tranh chấp xảy ra phát sinh có liên quan tới Hợp đồng
này ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận thì
sẽ đưa ra xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo những thủ tục, quy chế trọng tài này. Phán
quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, ràng buộc hai bên. Chi phí trọng tài sẽ do bên
thua kiện chịu.
Ý kiến/lập luận của Bị đơn về các yêu cầu trong Đơn khởi kiện của Nguyên đơn: Bị đơn
sẽ được miễn trách khỏi trách nhiệm bồi thường do:
Hàng hóa chuyển theo điều kiện EXW thì mọi rủi ro được chuyển ngay tại khi hàng
được bốc đi tại kho, nên những rủi ro phía sau đó bên bán không chịu trách nhiệm.
Việc hàng hóa kém chất lượng: Trên thực tế bên bán cùng ngày ký hợp đồng với người
mua thì đã ký kết hợp đồng với nhà cung cấp C để sản xuất hàng chất lượng như trong
hợp đồng. Bên bán cho rằng việc hàng giao không đúng quy cách là trở ngại không thể
vượt qua đối với bên bán, trường hợp này thuộc vào sự kiện bất khả kháng.

Từ các căn cứ trên, Bị đơn kính đề nghị Hội đồng Trọng tài như sau:
Bị đơn sẽ được miễn rách không phải bồi thường theo yêu cầu của Nguyên đơn

Các vấn đề khác

73
Bị đơn chọn ông/bà Chang Seung Wha làm Trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp
giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Ông/Bà Chang Seung Wha là Trọng tài viên trong Danh
sách Trọng tài viên của VIAC.
Vui lòng liên hệ với ông/bà [……….] theo địa chỉ sau:
Địa chỉ:……………………………………………………..
Số điện thoại:……………………………………………..
Email:………………………………………………………….
Về ngôn ngữ trọng tài, Bị đơn đề xuất ngôn ngữ trọng tài là đề xuất ngôn ngữ trọng tài
là tiếng Anh.
Về địa điểm trọng tài, Bị đơn đề xuất địa điểm trọng tài là đề xuất địa điểm trọng tài là
Hà Nội, Việt Nam.
Về luật áp dụng, Bị đơn đề xuất áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù
hợp nhất.
Đại diện Bị đơn
(ký tên, đóng dấu)

74
Phụ lục 9: Đơn khởi kiện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VỤ TRANH CHẤP TRỌNG TÀI


TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIAC)
THEO QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA VIAC

Nguyên đơn: CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GREEN LAB
VIỆT NAM

Bị đơn: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG


VINATRANS
ĐƠN KHỞI KIỆN

[Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2021]


Thông tin các Bên trong vụ tranh chấp
Nguyên đơn là Công ty Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ GREEN LAB Việt
Nam với thông tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : Thôn 1, Thôn Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện
Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam.
Người đại diện theo : Nguyễn Hồng Dương/Giám đốc
pháp luật
Mã số thuế : 0107692610
Điện thoại : +84 00 09689 89060
Fax : +84 00 09689 89060
Email :
Nguyên đơn trong vụ tranh chấp này được đại diện bởi ông/bà Nguyễn Hồng Dương
theo Giấy ủy quyền số 27 ngày 17 tháng 05 năm 2021.
Bị đơn là Công ty Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS
với thông tin cụ thể như sau:
Địa chỉ : 406 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ
Chí Minh.

75
Người đại diện theo : Lê Hoàng Như Uyên/Tổng giám đốc
pháp luật
Điện thoại : +84 08 3941 4919
Fax : +84 08 3940 4770
Email : vinatrans.mngt@vinatrans.com.vn
Tóm tắt vụ tranh chấp
Ngày 16 tháng 03 năm 2021, Nguyên đơn và Bị đơn ký Hợp đồng số 160321 về việc
cung cấp dịch vụ vận chuyển lô hàng Dầu bôi trơn Cimperial 1070 từ Hàn Quốc về Việt
Nam.
Theo Hợp đồng, Nguyên đơn có quyền yêu cầu phía Bị đơn vận chuyển hàng hóa đầy
đủ, an toàn đến địa điểm đã quy định, đúng thời hạn, yêu cầu phía Bị đơn bồi thường
thiệt hại và nghĩa vụ trả đủ cước phí vận chuyển cho phía Bị đơn theo đúng thời hạn,
phương thức đã thỏa thuận. Bị đơn có quyền yêu cầu phía Nguyên đơn thanh toán đủ
cước phí vận chuyển đúng hạn, yêu cầu phía Nguyên đơn bồi thường thiệt hại và nghĩa
vụ bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, đúng thời hạn.
Trên thực tế, Nguyên đơn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình được quy định trên
Hợp đồng, cụ thể là thanh toán đầy đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn cho phía Bị
đơn. Bị đơn đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình được quy định trên Hợp đồng,
cụ thể là Bị đơn đã giao thiếu số lượng hàng hóa theo như thỏa thuận của hai bên trên
hợp đồng.
Nay giữa hai bên phát sinh tranh chấp về việc bồi thường cho số hàng hóa bị giao thiếu.
Các nội dung khác (nếu có): Không có.
Cơ sở khởi kiện
Tại Điều 15 về giải quyết tranh chấp của Hợp đồng, các Bên thỏa thuận như sau: “Các
bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh
vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa
thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi trọng tài.”
Do các bên phát sinh tranh chấp, căn cứ quy định trên, Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn ra
VIAC.
Trị giá tranh chấp và các yêu cầu cụ thể của Nguyên đơn
Tổng trị giá vụ tranh chấp là: 1,350 USD.

76
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ nêu tại mục III trên đây, Nguyên đơn đưa ra các yêu
cầu sau:
Bị đơn bồi thường giá trị phần hàng hóa bị giao thiếu và các chi phí liên quan.
Các vấn đề khác
Nguyên đơn chọn ông Trần Ngọc Liêm làm Trọng tài viên. Ông Trần Ngọc Liêm là
Trọng tài viên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC.
Vui lòng liên hệ với ông/bà [……….] theo địa chỉ sau:
Địa chỉ:………………………………………………………
Số điện thoại:………………………………………………..
Email:………………………………………………………..
Về ngôn ngữ trọng tài, Nguyên đơn đề xuất ngôn ngữ trọng tài là Tiếng Việt.
Về địa điểm trọng tài, Nguyên đơn đề xuất địa điểm trọng tài là Hà Nội, Việt Nam.
Về luật áp dụng, Nguyên đơn đề xuất luật áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp là: Luật
Việt Nam.
Đại diện Nguyên đơn
(ký tên, đóng dấu)

77
Phụ lục 10: Commercial Invoice
CIMCOOL KOREA INC

255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN, ULSAN, KOREA

Tel : 052-239-2331/2 Fax : 052-239-2335

COMMERCIAL INVOICE
1. Shipper / Exporter 10. No. & Date of Invoice
CIMCOOL KOREA INC SO143274 & 22 APRIL, 2021
255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN
ULSAN, KOREA PO No : 130421
T:82-52-239-2331
F:82-52-239-2335 11. No. & Date of L/C or Contract No.
2. Consignee 12. Remarks
GREENLAB VIETNAM SCIENCE & TECHNOLOGY
JSC.
1 Hamlet, Ta Thanh Oai Village, Ta Thanh Oai
Commune,
Thanh Tri District, Ha Noi City, Viet Nam

TEL: 842466512696

TAX CODE :
3.Notify Party 13. Other refernce

4. Port of Loading ULSAN, 5. Final Destination


KOREA HAIPHONG, VIETNAM
6. Vessel / VOY 7. Sailing on/or About 14. Terms of Payment
HONGKONG VOYAGER 24 APRIL, 2021 EXW HAIPHONG, VIETNAM/ T/T, Advance
0151S Payment
8. Marks & Numbers 9. Description of Goods 15. Quantity 16. Unit 17. Total
price Amount

CIMCOOL KOREA
Made In Korea
CUTTING FLUID
A30817 CIMPERIAL® 1070 4 D/M USD 1350.00 USD 5,400.00
GROSS TOTAL : USD 5,400.00

*Bank Details
Bank Name : Shinhan Bank
Account No.:180-002-161543
Swift Code : SHBKKRSE
Bank Address : 600-8 Dukshin-Ri Onsan-Eup Ulju-Kun Ulsan Korea
Bank Tel No. : 82-52-239-0763

Signed by: CIMCOOL KOREA

78
Phụ lục 11: Packing list
CIMCOOL KOREA INC

255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN, ULSAN, KOREA

Tel : 052-239-2331/2 Fax : 052-239-2335

PACKING LIST
1. Shipper / Exporter 10. No. & Date of Invoice
CIMCOOL KOREA INC SO143274 & 22 APRIL, 2021
255 GONGDAN-RO, ONSAN-EUP, ULJU-GUN PO No : 130421
ULSAN, KOREA 11. No. & Date of L/C or Contract No.
T:82-52-239-2331
F:82-52-239-2335
2. Consignee 12. Remarks
GREENLAB VIETNAM SCIENCE &
TECHNOLOGY JSC.
1 Hamlet, Ta Thanh Oai Village, Ta Thanh Oai
Commune,
Thanh Tri District, Ha Noi City, Viet Nam
TEL: 842466512696
TAX CODE :
3.Notify Party 13. Other refernce

4. Port of Loading 5. Final Destination


ULSAN, KOREA HAIPHONG, VIETNAM
6. Vessel / VOY 7. Sailing on/or About
HONGKONG 24 APRIL, 2021
VOYAGER
0151S
8. Marks & Numbers 9. Description of Goods 13. Quantity 14. Net 15. Gross 16. Measurement
weight Weight
CIMCOOL KOREA
Made In Korea
CUTTING FLUID

A30817 CIMPERIAL® 1070 4 D/M 808.00 Kgs 880.00 Kgs

TOTAL: 4 D/M 808.00 Kgs 880.00 Kgs

4 PKG
1.222 CBM

Signed by: CIMCOOL KOREA

79
Phụ lục 12 Vận đơn đường biển

80
81
Phụ lục 13 Vận đơn vận tải đa phương thức

82
83
Phụ lục 14: Arrival Notice

ARRIVAL NOTICE/ FREIGHT BILL


To: Import Dept
P.I.C: Email: dochph.trangdt@gemadept.com.vn Tel:/ Fax
Shipper B/L NO
Vinatrans International Freight Forwarders SNKO012210400036
Company.
SINOKOR MERCHANT MARINE CO., LTD.
1284-2, Deoksin-ri, Onsan-eup, Ulsan, Ulju-gun,
VSL/VYG HONGKONG VOUYAGER 0151S
Korea
ETA 2021- 04- 30 CALL SIGN D7BC
Freeday (Dem/Det/Sto): 3/3/
Consignee
# 0300648264
#Vinatrans International Freight Forwarders
Company.
406 Nguyen Tat Thanh Street, Ward 18, District
4, Ho Chi Minh City
Notify Party

1, CANG: CANG TAN VU/ MA LUU KHO: 03CCS03/MA


CANG: VNHPN
Place of receipt
2. SINOKOR HAIPHONG: GEMADEPT AS AGENT –
Port of loading ULSAN, KOREA R.711-718, 7TH FL., THANH DAT 3 BUILDING, NO.4 LE
Port of discharge HAIPHONG, VIETNAM THANH TONG STR., MAT TO WRD., NGO QUYEN
DIST., HAI PHONG CITY, VIETNAM TEL 0225.3825.981
Place of delivery HAIPHONG, VIETNAM EXT 126, 127,128
3. KI M TRA SWB/SUR: - CÁCH 1: M CAMERA TRONG
PH N M M CH P NH > QUÉT MÃ > BL STATUS
+ Issue status: Not Issued (màu đỏ): chưa có điểm giao hàng
+ Issue status: Surrender/ Seaway (màu xanh): đã có điểm giao
hàng
Package 4 DRUMS Gross weight 880.000KGS Measurement 1.2220CBM
Main Iteam METAL WORKING FLUIDE & ETC
Container Information. Cargo Term CY/CY Freight Term FREIGHT PREPAID
20’X1
22GP SKLU1573837 188489 DG 3081 9 CHG RATE PKG UNIT CUR AMT

84
CLC 285,000.00 1 22GP VND 285,000.00
DDF 855,000.00 1 BL VND 855,000.00
TYPE FRE OVERDA 20’ 40’ CIC 80.00 1 22CP USD 80.00
E Y
DAY DTH 138.00 1 22GP USD 138.00

GP 5 1~7 13 26 VND

GP 5 8~ 20 39
RE 2 1~4 39 78
RE 2 5~ 59 117
DG/PC/U 3 1~4 20 39
T
DG/PC/U 3 5~ 39 78
T
B/L TYPE WAYBILL
Remark
Comment Cargo Descripton
1.BIEU PHI CUOC: HANG THUONG, NOI PO NO: 130421
DIA: 3,000,000VND/20’ & 5,000,000VND/40’
NET WEIGHT: 808 KGS
HANG NANG (MAY MOC, SAT THEP, GACH
DA, DAU MO, HANG NGUY HIEM):
6,000,000VND/20’&10,000,000VND/40’
#METAL WORKING FLUIDE& ETC
CTR LANH (RF): 50,000,000VND/20’&
100,000,000/40’ #CIMPERIAL 1070

2.FREE STORAGE: 5 DAYS FOR 20’


CP&40’CP,3 DÁY FOR DG, FR, OT: 2DAYS #4DRUMS
FOR RF CONTAINER
#HS CODOE: 340319
*** TEL: 42466512696

85
Phụ lục 15: Delivery Order
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GEMADEPT HẢI PHÒNG
LỆNH GIAO HÀNG
Delivery Order D/O No.: 1213456

Date : Apr 30, 2021

Kính gửi: HẢI PHÒNG, VIỆT NAM


HAI QUAN CẢNG HẢI PHÒNG, VIỆT NAM
Đề nghị giao lô hàng sau đầy cho: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VINATRANS

Tàu/ Vessel : HONGKONG Arrived on : Apr 30, 2021


VOUYAGER 0151S MBL No. : SNKO012210400036
HBL No. : POD/ Cảng dỡ: CẢNG HẢI PHÒNG,
POL/ Cảng xếp: ULSAN, HÀN QUỐC VIỆT NAM

Mã ký hiệu Số lượng Tên hàng hóa Trọng lượng


Marks Quantity Cargo Weight/Volume
Description
22GP 20’X1 CIMPERIAL 880 KGS
SKLU1573837 188489 DG 3081 1070
9

Quý khách lưu ý/ For Customer’s attention:


− Storage charge should be applied from: May 2, 2021
(Phí lưu kho/ bãi/ Ctrs tính từ ngày)
− Storage charge should be settled directly with Port Authority/ Warehouse Operation
(Công ty Forwarder nhận hàng và chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí liên quan
với Kho/ cảng.)

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Châu (2009), Giáo trình “Logistics và Vận tải quốc tế”, NXB Thông tin
và truyền thông.
2. Công ty CIMCOOL Korea, [Online]
Available at: http://www.cimcool.net/en_AU/history.html
3. Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam, [Online]
Available at: https://masothue.com/0107692610-cong-ty-co-phan-khoa-hoc-va-
cong-nghe-greenlab-viet-nam
4. Công ty TNHH Sinokor Merchant Marine, [Online]
Available at: https://cuocvanchuyen.vn/tin-tuc/hang-tau-sinokor-272.html
5. Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam, [Online]
Available at: https://masothue.com/0300648264-cong-ty-co-phan-giao-nhan-kho-
van-ngoai-thuong-viet-nam
6. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, [Online] Available at: https://www.viac.vn/
7. Trình tự đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, [Online] Available at:
https://luatminhkhue.vn/dam-phan-hop-dong-thuong-mai-quoc-te.aspx
8. Nội dung chi tiết của một vận đơn, [Online]
Available at: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/noi-dung-chi-tiet-cua-mot-van-
don.html
9. Thông tin và tài liệu cơ bản về vận đơn, [Online]
Available at: https://logistics4vn.com/thong-tin-va-tai-lieu-co-ban-ve-van-don--
bill-of-lading
10. LuatVietnam, 2020, Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics đầy đủ thông tin,
[Online] Available at: https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-hop-dong-van-chuyen-
hang-hoa-logistics-571-26542-article.html
11. Quy trình làm hàng nhập đường biển, [Online] Available at: https://www.container-
transportation.com/quy-trinh-lam-hang-nhap.html
12. Quy trình nhập hàng lẻ LCL theo Incoterms 2010 EXW, [Online] Available at:
https://www.toanthangship.com/vn/quy-tri-nh-nhap-hang-le-lcl-theo-incoterms-
2010-exw.html

87
13. Góc kiến thức, 2020, Nhập EXW thì phải làm gì?, [Online] Available at:
https://dhlogistics.com.vn/goc-kien-thuc/nhap-exw-thi-phai-lam-gi-%3F-
n114.html
14. Quy trình giao hàng nhập khẩu nguyên container, [Online] Available at:
https://taxitaisaigon.vn/bai-viet-chi-tiet/quy-trinh-giao-hang-nhap-khau-nguyen-
container-931
15. Oscar Le, 2017, Quy trình thủ tục nhập hàng container FCL tại cảng Cát Lái, [Online]
Available at: https://webxuatnhapkhau.com/threads/quy-trinh-thu-tuc-nhap-hang-
container-fcl-tai-cang-cat-lai.1113/
16. Ngọc Lợi, 2006, Giới thiệu thủ tục hải quan của Hàn Quốc, [Online] Available at:
https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=16523
17. Mạc Hữu Toàn, 2019, Quy trình nhập khẩu dưới góc độ Forwarder, [Online]
Available at: https://masimex.vn/chia-se-kien-thuc/quy-trinh-logistics-nhap-khau-
goc-do-forwarder-phan-1.html
18. Danh sách trọng tài, [Online] Available at: https://www.viac.vn/danh-sach-trong-tai
19. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, [Online] Available at:
http://trilaw.com.vn/arti-giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-thuong-mai
20. Quy tắc trọng tài, [Online] Available at: https://www.viac.vn/quy-tac-trong-tai.html
21. Hướng dẫn các bên, [Online] Available at: https://www.viac.vn/hoi-dap/huong-dan-
cac-ben

88

You might also like