tiểu luận quốc phòng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô


NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY

HỌC PHẦN: MILI2702

Họ và tên : Trần Đức Thành


Mã số sinh viên : 4501201047
Lớp Học phần : MILI270203

Giảng viên hướng dẫn : Đặng Văn Khoa

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC ............................................................................. 2
1.1.Ô nhiêm nguồn nước ở TPHCM ...................................................................................... 2
1.2 Giải pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước ................................................................... 2
CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ................................................................................. 4
2.1 Ô nhiễm không khí ở TPHCM ......................................................................................... 4
2.2 Giải pháp phòng chống ô nhiễm không khí ...................................................................... 5
CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM TIẾNG ỒN...................................................................................... 6
3.1 Ô nhiễm tiếng ồn ở TPHCM ............................................................................................ 6
3.2 Giải pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn ......................................................................... 6
CHƯƠNG 4: CÁC CHÍNH SÁCH BIỆN PHÁP TPHCM ĐẶT RA TRONG TƯƠNG
LAI ............................................................................................................................................. 7
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................
1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, dân số Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Tính đến
hiện tại, dân số Việt Nam đạt 98 triệu người (tính đến ngày 27/9/2021). Sự gia tăng của
dân số cũng kéo theo sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển ấy đã có những tác động không hề nhỏ lên môi trường. Có thể
kể đến như là suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm không khí, nước, tiếng
ồn, … đang không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của con người mà còn ảnh hưởng đến
cân bằng sinh thái của đất nước. Hậu quả là mẹ thiên nhiên đã giáng đòn trừng phạt
nặng nề lên chúng ta, từ thiên tai, lũ lụt đến hạn hán, dịch bệnh, … Nhận thức được
những nguy cơ về thực trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng tại đất
nước, đặc biệt là ở các thành phố, các khu đô thị lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh,
chúng ta cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển của đất nước thành phố Hồ Chí Minh
cũng không ngừng phát triển với nhiều khu công nghiệp, nhiều công trình xây dựng
được hình thành, tạo nên một mối đe dọa lớn đối với môi trường. Các cấp chính quyền
đã chi những khoản chi phí khổng lồ để khắc phục tình trạng ô nhiễm tuy nhiên theo
như kết quả đo được thì tình hình ô nhiễm ngày càng gia tăng, thậm chí còn biến tướng
theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
2

CHƯƠNG 1: Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC


1.1.Ô nhiêm nguồn nước ở TPHCM
Với hơn 2000 con kênh, rạch, sông nằm rải rác khắp địa bàn thành phố, thật không
ngoa khi nói rằng hình ảnh các con kênh đầy ắp túi rác là điều bình thường ở đây. Các
con kênh rạch đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân tại địa bàn thành phố,
bởi nguồn nước đã trở nên đục ngầu, dơ bẩn và bốc mùi từ các chất thải rắn và nước
thải.
Kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường năm
2020, chất lượng nước ở các đoạn sông chính đã có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 – 3 lần. Các con số đo đạc cho biết, tình trạng nước ô nhiễm chủ yếu là ô
nhiễm hữu cơ và coliforms (Nghĩa, 2021). Điều này cho thấy nước bị ô nhiễm chính là
từ rác thải sinh hoạt của con người và rác thải từ các khu công nghiệp mà nên.
Theo thống kê, các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố từ năm 2010 đến
2012 được thực hiện trên 24 quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn
thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ xử lý qua sơ bộ (bể tự hoại)
trước khi xả thải ra môi trường. Các chất thải công nghiệp làm cho nhiều con sông, kênh
rạch tại thành phố đã chết, sức khỏe người dân khu vực lân cận bị ảnh hưởng nghiêm
trọng (namkidtome, 2020).
Bên cạnh đó, ý thức của người dân cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm
nguồn nước. Một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư không quan tâm đến vấn đề này
mà thải trực tiếp các chất thải sinh hoạt vào các con kênh quanh khu vực mình ở một
cách vô ý thức. Theo như nghiên cứu điều tra của Tổng cục môi trường thi Hàm lượng
oxy hòa tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc đều xấp xỉ hoặc thấp hơn so với QCVN
08:2008, cột B1.
1.2 Giải pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước
Để hạn chế tác động ô nhiễm môi trường trên sông Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh đã tiến
hành các hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm. Đến nay, tất cả 37 cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng thành phố đã hoàn tất việc xử lý ô nhiễm triệt để hoặc đã di dời, ngưng
hoạt động (đạt 100%), trong đó có 21 cơ sở đã ngưng hoạt động sản xuất, di dời và 16
cơ sở đã hoàn tất việc xử lý ô nhiễm (TUẤN, 2020). Thành phố cũng đã tổ chức điều
tra, thống kê các điểm xả thải trực tiếp ra các kênh, rạch thuộc lưu vực sông Sài Gòn -
3

Đồng Nai; tính toán tải lượng ô nhiễm của các chất thải đổ vào các kênh, rạch thuộc lưu
vực sông Sài Gòn - Đồng Nai; lập bản đồ GIS quản lý, giám sát điểm xả thải trực tiếp
ra các kênh, rạch thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai…
4

CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


2.1 Ô nhiễm không khí ở TPHCM
Giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi
trường TPHCM) Cao Tung Sơn cho biết: Trong thời gian vừa qua, tình hình ô nhiễm
môi trường không khí diễn biến khá phức tạp xuất hiện hiện tượng sương mù gây cản
tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Vào năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường TP triển khai quan trắc chất lượng môi
trường không khí hàng tháng tại 30 vị trí quan trắc với tần suất 10 ngày trong tháng vào
2 thời điểm (7 giờ 30 - 8 giờ 30 và 15 giờ - 16 giờ). Kết quả quan trắc ô nhiễm không
khí 9 tháng đầu năm 2019 cho thấy: Ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TPHCM
chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra, với 50,8% số
liệu bụi lơ lửng và 93,9% số liệu mức ồn quan trắc được tại 19 vị trí giao thông vượt
quy chuẩn cho phép (Lý, 2019).
Theo kết quả khảo sát, đo đạc các nguồn phát thải do Trung tâm Giám sát tài nguyên
và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM), ô nhiễm không khí tại TPHCM
đến từ 3 nguồn chính: hoạt động giao thông chiếm khoảng 50%; hoạt động xây dựng
chiếm khoảng 30%; còn lại là hoạt động công nghiệp (QUÂN, 2020).
Tính đến tháng 11 năm 2020, toàn TPHCM hơn 8 triệu phương tiện xe các loại, trong
đó chủ yếu là xe gắn máy, với khoảng hơn 7,2 triệu chiếc. Số lượng xe máy tiêu thụ
50% xăng (không tính diesel) nhưng thải ra cỡ 94% khí HC (hydrocacbon), 87% khí
CO (cacbon monoxit), 57% khí NOx (oxit nitơ) và 33% bụi mịn PM1O trong tổng lượng
phát thải của các loại xe cơ giới.
Hiện nay, TP.HCM có khoảng 1.000 nhà máy xí nghiệp quy mô lớn và hàng chục
ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các nhà máy liên tục hoạt động và thải ra các
loại khí đốt gây ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm không khí mà công nghiệp thải
ra là bụi, khí CO2, NO2, HF, CO và một số hóa chất khác (Vân, 2014).
Ở góc độ khác, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM cho rằng,
nguyên nhân không khí thành phố ô nhiễm một phần phát sinh từ các bãi rác tự phát.
Nguyên nhân là do khu vực ngoại thành còn nhiều khu đất trống, ao vườn nên một bộ
phận không nhỏ người dân tự xử lý rác tại khu đất của mình, hoặc vứt ra ngoài các khu
đất trống, ít nhiều gây ô nhiễm cục bộ. Không chỉ vậy, sự bất cập trong việc chuyển giao
rác thải giữa lực lượng thu gom rác dân lập và công lập tại các điểm trung chuyển cũng
5

làm phát sinh ô nhiễm khí thải cục bộ tại khu vực này, gây ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường sống của người dân.
2.2 Giải pháp phòng chống ô nhiễm không khí
Theo PGS-TS Nguyễn Đình Tuấn, trước hết phải giảm thiểu lượng phương tiện cá
nhân tham gia giao thông. Muốn làm được vậy, cần phải nhanh chóng hoàn thiện hạ
tầng và đưa vào hoạt động phương tiện giao thông công cộng. Đối với hoạt động sản
xuất, hiện Luật Bảo vệ môi trường đã hoàn thiện. Vấn đề quan trọng là phải siết chặt
công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Riêng với các điểm tập kết,
trung chuyển rác, cần đẩy nhanh công tác quy hoạch địa điểm và đầu tư hạ tầng tiếp
nhận hiện đại. Bên cạnh đó, chuẩn hóa đội ngũ, trang thiết bị thu gom rác của lực lượng
rác dân lập, đưa vào quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động vệ sinh môi trường trên
địa bàn thành phố.
6

CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM TIẾNG ỒN


3.1 Ô nhiễm tiếng ồn ở TPHCM
Theo thống kê thì tại 150 điểm của 30 tuyến đường tại trung tâm thành phố, tiếng ồn
ở mọi lúc mọi nơi đều vượt mức cho phép. Theo kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi cục
Bảo vệ Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa qua cũng cho thấy, tất cả số lần đo ở 6 trạm
quan trắc đều cho kết quả tiếng ồn đạt tới 85 decibels (dBA), trong đó ngưỡng vượt
tiếng ồn cho phép cao nhất là 75 dBA. Điểm có mức độ ồn cao nhất hiện nay là ngã tư
An Sương, “thủ phạm” chủ yếu là do lượng xe tải, xe cơ giới qua lại đông gây cộng
hưởng tiếng ồn quá lớn. Bên cạnh đó, tiếng ồn còn chủ yếu đến từ các hoạt động sinh
hoạt của người dân.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
nhận định, tình trạng gây tiếng ồn trên địa bàn thành phố được chia thành 4 nhóm đối
tượng, gồm: nhóm thứ nhất từ hoạt động dịch vụ karaoke, các điểm vui chơi, dịch vụ có
quy mô lớn như quán bar, vũ trường, beer clup; nhóm thứ hai từ quán nhậu vỉa hè mở
nhạc, hát loa di động công suất lớn; nhóm thứ ba từ hộ gia đình có trang bị dàn âm thanh,
loa, karaoke, máy phát nhạc, tiệc cưới, lễ tang, sinh nhật…; cuối cùng là từ các loại hình
buôn bán có sử dụng loa phát thanh quảng cáo, địa điểm sinh hoạt công cộng… (Quỳnh,
TPHCM: Nhiều kết quả bước đầu trong xử lý tiếng ồn, 2021)
3.2 Giải pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn
Theo kế hoạch, TP Hồ Chí Minh sẽ chia đợt xử lý vi phạm tiếng ồn làm 2 khoảng thời
gian. Trong thời gian từ 25/3 đến 30/6, toàn địa bàn sẽ tập trung công tác tuyên truyền,
vận động cam kết, kiểm tra, nhắc nhở và hoàn thiện các quy định pháp luật để phổ biến
đến người dân; giai đoạn này chưa xử lý vi phạm hành chính về tiếng ồn.
Từ sau 30/6, hính quyền các cấp cùng sở, ngành liên quan sẽ thành lập các tổ công tác
liên ngành nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất theo lĩnh vực phụ
trách; tập trung kiểm tra và xử lý hành chính nghiêm túc các hành vi vi phạm về tiếng
ồn, mức xử phạt từ 100 nghìn – 160 triệu đồng tùy trường hợp (Giang, 2021).
Bên cạnh đó, những khu vực thường xuyên bị phản ánh vi phạm tiếng ồn sẽ được
khoanh vùng, kiểm tra thường xuyên. Người đứng đầu mỗi địa phương phải chịu trách
nhiệm nếu để tái vi phạm tại các địa điểm đã kiểm tra, xử lý. Sau khi đợt cao điểm kết
thúc, TP Hồ Chí Minh sẽ có sơ kết đánh giá và bổ sung vào các quy định để tiếp tục
thực hiện trong những năm tiếp theo.
7

CHƯƠNG 4: CÁC CHÍNH SÁCH BIỆN PHÁP


TPHCM ĐẶT RA TRONG TƯƠNG LAI
Theo báo Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM đã đề ra 5 nhóm giải pháp thực
hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm
2030:
- Tăng cường vai trò của truyền thông trong bảo vệ môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút các ngành nghề đầu tư trong lĩnh vực
môi trường; đảm bảo sự tiếp cận thuận lợi, bình đẳng của các nhà đầu tư nghiên
cứu và phát triển công nghệ thân thiện môi trường; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ
máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo thực
hiện hiệu quả mục tiêu đề ra.
- Nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơ sở vật
chất, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài
nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao, khuyến khích việc sử dụng công nghệ, thiết
bị tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, kiểm soát và xử lý
triệt để ô nhiễm, kết hợp xử lý chất thải tạo năng lượng, bảo vệ và cải thiện chất
lượng môi trường sinh thái. Tập trung các giải pháp công trình để phục vụ công
tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng và các vùng
lân cận và quốc tế trong quản lý, giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu (Quỳnh, TP.HCM thực hiện nhiều nhóm giải pháp
bảo vệ môi trường, 2020).
8

KẾT LUẬN
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nan giải không chỉ ở TPHCM mà còn ở
khắp các thành phố lớn trên thế giới. Tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trở nên báo
động hơn. Tuy vậy, thành phố cũng đã có nhiều chính sách góp phần hạn chế được phần
nào sự suy thoái về môi trường. Cụ thể, Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai
đoạn 2016 – 2020 có 54 chương trình, đề án, dự án được triển khai nhằm đạt được mục
tiêu tập trung kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước
mặt, nước ngầm, chất thải; cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân; gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; xây dựng Thành phố sạch,
xanh, phát triển bền vững. Kết quả, đến quý 3/2020, 37/54 chương trình, đề án, dự án
hoàn thành (đạt tỷ lệ 68%); 17/54 chương trình, đề án, dự án đang thực hiện (chủ yếu
về xử lý nước thải, đề án quy hoạch và các dự án về bồi thường giải phóng mặt bằng).
Mong rằng trong thời gian tới, TPHCM có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường này, nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồng Giang. (2021). TP Hồ Chí Minh xử lý triệt để ô nhiễm tiếng ồn.
Đinh Lý. (2019). Tình hình ô nhiễm môi trường không khí tại TPHCM diễn biến phức
tạp.
namkidtome. (2020). Thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Trọng Nghĩa. (2021). Nhức nhối tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại TPHCM .
Minh Quân. (2020). Vì sao cuối năm TPHCM lại báo động về ô nhiễm không khí?
Nguyễn Quỳnh. (2020). TP.HCM thực hiện nhiều nhóm giải pháp bảo vệ môi trường.
Nguyễn Quỳnh. (2021). TPHCM: Nhiều kết quả bước đầu trong xử lý tiếng ồn.
Anh Tuấn. (2020). Giảm ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn.
Trần Thị Hồng Vân. (2014). Ô nhiễm không khí- vấn đề toàn cầu; thực trạng và giải
pháp.

You might also like