Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Polime là những hợp chất có …(1)……………………… rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (mắt xích) liên
kết với nhau tạo thành. Ví dụ: Polietilen: ( CH 2  CH 2 )n ; nilon-6: ( HN  [CH 2 ]5  CO )n ,… Hệ số n gọi
là …(2)………………… polime hóa hay …(3)………………… polime hóa. Các phân tử tham gia phản
ứng tạo thành polime được gọi là …(4)………………….
- Tên gọi của polime = …(5)………………… + …(6)…………………. Ví dụ: ( CH 2  CH 2 )n có tên là
polietilen. Nếu tên của polime gồm hai cụm từ trở lên thì đặt trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ:
( CH 2  CHCl )n có tên là poli(vinyl clorua).
- Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch …(7)………………… như polietilen,
amilozơ,... …(8)………………… như amilopectin, glicozen,... và …(9)……………………...................
như cao su lưu hóa, nhựa bakelit,...
- Hầu hết polime là những chất …(10)…………………, không bay hơi, không có nhiệt độ …(11)
………………….............. xác định mà nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Khi nóng chảy, đa số
polime cho chất …(12)…………………, để nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Một số polime không
nóng chảy khi đun mà bị …(13)…………………, gọi là chất nhiệt rắn.
- Đa số polime không tan trong các dung môi …(14)…………………, một số tan được trong dung môi
thích hợp cho dung dịch nhớt, ví dụ: polibutađien tan trong benzen,...
- Nhiều polime có tính …(15)………………… (polietilen, polipropilen,...), một số có tính …(16)
………………… (polibutađien, poliisopren, ...), một số có thể kéo thành …(17)………………… dai,
bền (nilon-6, xenlulozơ,...). Có polime trong suốt mà không giòn (poli(metyl metacrylat)). Nhiều polime
có tính cách điện, cách nhiệt (polietilen, poli(vinyl clorua,...) hoặc bán dẫn (polianilin, polithiophen,...).
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Tên gọi, công thức cấu tạo của polime
Tên gọi Công thức cấu tạo
CH2 CH2
n
CH CH2

n
CH2 CH CH CH2
n
CH2 CH

CN
n

CH2 CH

Cl n
Poli(vinyl axetat) (PVA)
COOCH3

CH2 C
n
CH3
Poli(tetrafloetilen)
(teflon)
Poliisopren
hay cao su isopren

N [CH2]5 C

H O n

N (CH2)6 C

H O n

Bảng 2: Phân loại và phương pháp điều chế polime


Phân loại Điều chế bằng
Tên gọi phản ứng
Polime Polime Polime Trùng Trùng
thiên tổng hợp nhân tạo hợp ngưng
nhiên (bán tổng
hợp)
Polietilen (PE)
Polistiren (PS)
Polibutađien hay
cao su Buna
Poli(vinyl clorua)
(PVC)
Poli(vinyl axetat)
(PVA)
Poli(metyl
metacrylat)
(PMM)
Poli(tetrafloetilen)
(teflon)
Poliisopren
hay cao su isopren
Tơ tằm
Tơ visco
Tơ xenlulo axetat
Sợi bông
Len lông cừu
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH3-CH3.

Câu 2: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CHCl=CHCl.
Câu 3: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3OH. B. CH3COOH. C. HCOOCH3. D. CH2=CH-COOH.
Câu 4: Polivinyl clorua(PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. axit- bazơ. B. trùng hợp. C. trao đổi. D. trùng ngưng.
Câu 5: Tơ nitron (tơ olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=CH−CN. B. CH2=CH−CH=CH2.
C. CH3COO−CH=CH2. D. CH2=C(CH3)−COOCH3.
Câu 6: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X
tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
A. tinh bột. B. saccarozơ. C. glicogen. D. xenlulozơ.
Câu 7: Khi phân tích polistiren ta được monome nào sau đây?
A. CH3−CH=CH2. B. CH2=CH2. C. CH2=CH−CH=CH2. D. C6H5−CH=CH2.
Câu 8: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
CH2 CH2
n

A. polietilen. B. polistiren
C. poli(metyl metacrylat). D. poli(vinyl clorua).
Câu 9: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là
A. polietilen. B. poli (vinylclorua). C. cao su lưu hóa. D. amilopectin.
Câu 10: Loại polime có chứa nguyên tố halogen là
A. PE. B. PVC. C. cao su buna. D. tơ olon.
Câu 11: Phân tử polime nào sau đây chứa ba nguyên tố C, H và O?
A. Xenlulozơ. B. Polistiren. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 12: Chất nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?
A. Etilen. B. Isopren. C. Buta-1,3-đien D. Etan
Câu 13: Nhựa PP (polipropilen) được tổng hợp từ
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CN. C. CH3-CH=CH2. D. C6H5OH và HCHO.
Câu 14: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilopectin. B. Polietilen. C. Amilozo. D. Poli (vinyl clorua).
Câu 15: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
CH CH2

A. poli(metyl metacrylat). B. poli(vinyl clorua).


C. polietilen. D. polistiren.
Câu 16: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. poli(metyl metacrylat). B. poli(vinyl clorua).
C. polietilen. D. polistiren.

Câu 17: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
CH2 CH

Cl n
A. poli(metyl metacrylat). B. poli(vinyl clorua).
C. polietilen. D. polistiren.
● Mức độ thông hiểu
Câu 18: Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6)
nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là :
A. (2), (3), (5), (7). B. (5), (6), (7). C. (1), (2), (6). D. (2), (3), (6).
Câu 19: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat,
nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Cho các polime: poli(hexametylen–ađipamit), poliacrilonitrin, poli(butađien-stien),
polienantoamit, poli(metyl metacrylat), teflon. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Cho các polime: policaproamit, poli(vinyl clorua), polistiren, poli(phenol-fomanđehit),
polietilen, poliisopren. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Cho các polime: nilon-6, nilon-7, nilon-6,6, poli(phenol-fomanđehit), tơ lapsan, tơ olon. Số
polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Cho các polime: tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, nilon-7, protein, nilon-6. Số polime có chứa liên
kết –CONH– trong phân tử là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Cho các monome sau: stiren, toluen, vinyl axetat, caprolactam, metyl metacrylat, propilen. Số
monome tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 25: Cho các polime sau: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat),
teflon. Số polime có thành phần nguyên tố giống nhau là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 26: Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime
có mạch không phân nhánh là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 27: Cho các polime sau: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ nitron. Số polime có
nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 28: Trong số các loại tơ sau: tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ enang. Có bao
nhiêu polime thuộc loại tơ nhân tạo?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 .
Câu 29: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy
có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 30: Trong số các loại tơ sau: Tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang.
Có bao nhiêu chất thuộc loại tơ nhân tạo?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 .

You might also like