Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CÔNG TY TNHHMTV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

LONG KIẾN NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 103-2021/CV-LK Kon Tum, ngày 01 tháng 10 năm 2021

Kính gửi: - Tổng Công ty Điện Lực Miền Trung;


- Công ty Điện Lực Kon Tum;

Trước tiên, Công ty TNHHMTV Long Kiến ( gọi tắt là công ty


Long Kiến) xin được gửi tới Quý Công ty lời chào trân trọng!
Công ty chúng tôi xin được phúc đáp công văn số 3884/KTPC-
KD+ ĐĐ+TTBVPC ngày 29/09/2021 của Công ty Điện lực Kontum về
việc “trả lời kiến nghị về việc huy động nguồn ĐMTMN”. Cụ thể:
- Ngày 20/09/2021, chúng tôi nhận được văn bản số 3712/KTPC-
KD+ĐĐ của Công ty Điện lực Kon Tum về việc thông báo dự kiến
phương thức huy động công suất các hệ thống ĐMTMN tại tỉnh Kon
Tum từ ngày 20/9/2021 đến ngày 31/12/2021. Theo đó, mức huy động
công suất dự kiến đối với hệ thống ĐMTMN của chúng tôi là 40,68%
trong các tháng 09, 10, 11, 12/2021.
-Tuy nhiên, lúc 07h39 phút cùng ngày (20/09/2021) Chúng tôi lại
nhận được văn bản số 3742/KTPC-ĐĐ của Công ty Điện lực Kon Tum
về việc thông báo mức giảm công suất huy động ĐMTMN nối lưới trung
áp tại Kon Tum theo tuần từ ngày 21/09 đến 26/09/2021. Theo danh
sách trên, Công ty chúng tôi phải thực hiện sa thải sản lượng từ 08h00
đến 16h00 vào các ngày 20,22,24, 26/09/2021.
- Từ tháng 02/2021 đến ngày 20/09/2021, Chúng tôi đã luôn hợp
tác, tuân thủ lịch sa thải sản lượng điện theo tất cả các thông báo của
Quý Công ty. ( Mặc dù Công ty chúng tôi nhận thấy đâu đó đã có bất
hợp lí về thời gian, thời lượng, thông báo lịch cắt giảm đối với Công ty
chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn tuân thủ và phản hồi thông tin qua trao
đổi trên tinh thần xây dựng, thông cảm và xẻ chia).
- Cho đến cuối ngày 20/09/2021, sau khi tổng hợp số liệu sản
lượng điện phát lên lưới chúng tôi thật sự bất bình vì với lịch sa thải sản
lượng điện theo thông báo của phía Điện Lực Kon Tum và với mức
doanh thu này, chúng tôi thiếu hụt nguồn thu để trả nợ gốc, lãi Ngân
hàng và không còn nguồn để trang trải chi phí hoạt động cho dự án và
doanh nghiệp không còn nguồn thu khác để bù lỗ cho việc sa thải sản
lượng này , trong khi lĩnh vực nông nghiệp của chúng tôi đang trong giai
đoạn đầu tư và cũng bị ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Tình hình này nếu kéo dài, chúng tôi sẽ mất cân đối tài chính và
nguy cơ vỡ nợ có thể xảy ra trong tương lai gần vì không đủ nguồn thu
để thanh toán tiền lãi vay và nợ gốc cho ngân hàng, chưa kể đến các
khoản chi phí thường xuyên khác như: lương công nhân, điện, nước, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động, phí bảo trì thiết bị và
khấu hao máy móc …vốn tự có huy động từ cá nhân. Vì vậy, chúng tôi
cũng đề nghị được cảm thông và chia xẻ và với tình hình như thế này,
không riêng gì chúng tôi và các nhà đầu tư ĐMTMN khác bị dồn vào
con đường phá sản , vỡ nợ, nợ xấu ngân hàng phát sinh là lẽ đương
nhiên. Hệ lụy tiêu cực xã hội xảy ra là không thể tránh khỏi. Vì vậy, đề
nghị Quý Công ty cần quan tâm xem xét thấu tình đạt lí.
- Sau đó, Công ty chúng tôi có gửi văn bản số 102/CV-LK ngày
22/09/2021 đến KTPC và nhận được CV 3884/KTPC-
KD+ĐĐ+TTBVPC ngày 29/09/2021 của Công ty Điện lực Kon Tum
V/v trả lời kiến nghị về việc huy động nguồn ĐMTMN. Theo đó, khó
khăn của Ngành điện mà Công ty đặt ra hiện tại chúng tôi cũng thông
cảm và xẻ chia. Tuy nhiên, nội dung văn bản 3884 nêu chưa có tính
thuyết phục cao và chưa giải quyết những vấn đề nổi cộm, thắc mắc hiện
nay Công ty chúng tôi cũng như các nhà đầu tư ĐMTMN và đông đảo
dư luận quan tâm và không đồng tình.
- Sau khi xem xét các nội dung và đối chiếu với các quy định của
pháp luật hiện hành, kiểm tra lại các điều khoản đã ký kết tại Hợp đồng
mua bán điện số 117/2020/HĐMBĐ/KTPC-KD ngày 28/02/2020 giữa
hai Bên. Công ty Long Kiến không đồng tình với việc sa thải sản lượng
điện đối với Công ty chúng tôi và nội dung trả lời của ông Q.Giám đốc
KTPC chưa giải đáp được các vấn đề mà nhà đầu tư ĐMTMN thắc mắc
và dư luận đang quan tâm.
+ Theo Hợp đồng mua bán điện, Chúng tôi không thấy có điều
khoản nào trong hợp đồng quy định và cho phép bên mua điện có thể
được đơn phương cắt giảm sản lượng hoặc đặt ra mức công suất huy
động sản lượng ĐMTMN của chúng tôi? Tại Khoản 1 Điều 1 hợp đồng
mua bán điện thì Bên mua điện là KTPC có nghĩa vụ mua (toàn bộ) sản
phẩm điện năng được sản xuất từ hệ thống phát điện lên lưới của Công
ty Long Kiến với giá mua bán điện được quy định tại Khoản 2 Điều 8
Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ Tướng Chính
phủ và hiện nay thỏa thuận này vẫn có hiệu lực pháp luật.
+Nhưng, theo CV 3884 của ông Q.Giám đốc Công ty Điện lực
Kon Tum trả lời “… Hiện PC Kon Tum vẫn đang thực hiện đúng cam
kết theo Hợp đồng số 117/2020/HĐMBĐ/KTPC-KD ngày
28/02/2020…”. Vì vậy, chúng tôi đề nghị được giải thích cụ thể, rõ ràng
hơn?
- Theo Quyết định số số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ
tướng Chính phủ Tại Khoản 1 Điều 4 về “Trách nhiệm mua điện từ các
dự án điện mặt trời nối lưới” quy định: “Bên mua điện có trách nhiệm
mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới
phát lên hệ thống lưới điện quốc gia…”
- Ngoài ra, Theo Thông tư 18/2020/TT-BCT, hợp đồng mẫu
không quy định việc giảm sản lượng mua điện của ngành điện đối với
ĐMTMN, đồng thời các Văn bản hiện hành của Bộ Công thương
(Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 Quy định quy trình
điều độ hệ thống điện quốc gia và có Công văn hướng dẫn số 736/BCT-
ĐTĐL ngày 05/02/2021 về một số vấn đề cấp bách trong vận hành và
bảo đảm an toàn hệ thống điện), không chi phối đến đối tượng
ĐMTMN.
Như vậy, việc trả lời chung chung do dịch bệnh thừa nguồn cung,
để KTPC tiết giảm sản lượng điện của của Công ty Long Kiến và các Dự
án ĐMTMN khác là chưa thuyết phục. Vì vậy, Chúng tôi kính đề nghị
Quý Công ty Điện lực Kon Tum:
1. Hợp đồng mua bán điện đã ký giữa 2 bên là pháp lý cao nhất trong
việc mua bán ĐMTMN. Vì thế, Ngành điện căn cứ cơ sở pháp lý
nào để KTPC đơn phương thực hiện tiết giảm điện trong suốt thời
gian từ tháng 02/2021 đến nay ?
2. Công khai, minh bạch số liệu trên cổng thông tin điện tử của Quý
Công ty việc huy động sản lượng ĐMT của tất cả các dự án ĐMT
tại Tỉnh Kon Tum và kết quả cuối ngày của việc thực hiện huy
động sản lượng này (trong đó thể hiện rõ đơn vị nào đã thực hiện
và đơn vị nào không thực hiện sa thải sản lượng điện) bao gồm cả
dự án Nhà máy điện mặt trời Sê San 4 do Tập đoàn Điện lực Việt
Nam làm chủ đầu tư.
3. Giải thích cho các thanh viên Hiệp hội nhà đầu tư ĐMTMN tại
Kon Tum hiểu rõ nội dung của các văn bản mà ENVCPC phát
hành (gửi cho EVN) hiện nay đang lan truyền rộng rãi trên các nền
tảng mạng xã hội, tạo nên phản ứng gây gắt và đã đồng loạt không
chấp thuận việc sa thải sản lượng điện của các nhà đầu tư
ĐMTMN, bao gồm:
- Tại văn bản số 6938/EVNCPC-KH+KD+KT ngày 12/08/2021
của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung gửi đến Tập đoàn Điện lực
Việt Nam thì nêu lý do: “Trong khi chờ điều chỉnh kế hoạch năm
2021 của EVN, EVNCPC kính báo cáo Tập đoàn xin phép tiến
hành tiết giảm sản lượng ĐMTMN kể từ ngày 15/8/2021 để giảm
thiểu rủi ro cân đối tài chính của Tổng Công ty”.
- Tại văn bản số 8178/EVNCPC-HĐTV ngày 25/09/2021 của
Tổng Công ty Điện lực Miền Trung gửi cho HĐTV EVN thì nêu lý
do: “để đảm bảo hoạt động SXKD năm 2021 của công ty mẹ - EVN
và EVNCPC có lợi nhuận, vì vậy, cần thiết phải giảm huy động
của khoảng 50% công suất nguồn ĐMTMN đấu nối lưới trung
áp (số liệu huy động thấp hơn thông báo của A0)”.
- Tại văn bản số 8327/EVNCPC-KH+KD+KT+TCKT ngày
30/09/2021, V/v tình hình mua điện mặt trời mái nhà của
EVNCPC đến ngày 28/9/2021. có dẫn: “Sản lượng mua ĐMTMN
còn lại từ 29/9/2021 đến 31/12/2021 là 376,94 Tr.kWh (tương ứng
sản lượng bình quân mua chỉ còn 3,94 Tr.kWh/ngày, phải giảm
66% sản lượng so với bình quân mua từ đầu năm mới đảm bảo
sản lượng kế hoạch EVN giao).
Dựa vào nội dung các văn bản trên, chúng tôi có thể hiểu rằng: Để
đảm bảo EVNCPC và EVN có lợi nhuận trong hoạt động SXKD,
vì vậy phải giảm huy động công suất nguồn ĐMTMN? Tuy nhiên,
việc này vô tình đẩy các nhà đầu tư ĐMTMN rơi vào tình cảnh
mất cân đối tài chính và có thể đi đến con đường phá sản trong
tương lai gần. Thêm vào đó, lãng phí vô cùng nguồn tài nguyên
sạch của quốc gia và đi ngược lại với các chủ trương, chính sách
khuyến khích đầu tư điện năng lượng tái tạo. Với việc thực hiện
chủ trương chính sách bất cập như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực lớn
về môi trường đầu tư của Việt nam không chỉ trong nước và trên
trường Quốc tế.
4. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh ( như trong công văn cũng như trao
đổi của cán bộ Điện Lực Kon Tum ). Chúng tôi có thể chia sẻ khó
khăn cùng Quý Công ty trong thời gian dịch bệnh làm ảnh hưởng
trong việc tiết giảm sản lượng ĐMTMN ở mức giảm dao động từ
10%/tổng công suất thiết kế của dự án trong thời gian ảnh
hưởng từ dịch bệnh nhằm đảm bảo cân đối tài chính và hoạt động
của chúng tôi.
5. Về phương thức tiết giảm chúng tôi đề nghị là cài đặt trực tiếp trên
hệ thống các inverter ngưỡng phát tối đa là 90-85% tổng công suất
của hệ thống, và việc này cần thực hiện công bằng đối với 1.445
dự án ĐMTMN tại Kontum.
Chúng tôi thật sự không thể chia sẻ và đồng ý với phương thức huy
động sản lượng điện mà Quý Công ty thông báo tại các văn bản
vừa qua. Cũng như nội dung giải quyết thắc mắc của chúng tôi
theo công văn 3884.
Vì vậy Rất mong nhận được sự thông cảm và phúc đáp từ Quý
Công ty.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ: Công ty TNHHMTV LONG KIẾN
|
Điện thoại: 0345823659 | Địa chỉ số 179A Đào Duy Từ , Tp Kon
Tum, Kon Tum.
Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:            CÔNG TY TNHHMTV LONG KIẾN


- Như trên; GIÁM ĐỐC
- Lưu VT.             

You might also like