Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CÔNG TY TNHH MTV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LONG KIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


----- o0o -----
Số ……/2021/CV-LK
Kon Tum, ngày 30 tháng 09 năm 2021
V/v Không đồng ý với các lý do giảm huy
động nguồn ĐMTMN tại văn bản số
3844/KTPC-KD+ĐĐ+TTBVPC ngày
29/09/2021 của Công ty Điện lực Kon Tum

Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum

Trước tiên Công ty TNHH MTV Long Kiến xin gửi lời chào trân trọng nhất
đến Quý Lãnh đạo Công ty Điện lực Kon Tum.
Tại văn bản số 3844/KTPC-KD+ĐĐ+TTBVPC ngày 29/09/2021 của Công ty
Điện lực Kon Tum (gọi tắt KTPC) trả lời kiến nghị cho Công ty TNHH MTV Long
Kiến (gọi tắt Công ty Long Kiến) về việc huy động nguồn ĐMTMN. Sau khi xem xét
các nội dung và đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, Công ty Long
Kiến không đồng tình cách trả lời của KTPC và KTPC đang làm trái với các quy định
của pháp luật có liên quan, cụ thể là:
- Tại Khoản 1 Điều 4 của Quyết định số số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020
của Thủ tướng Chính phủ về “Trách nhiệm mua điện từ các dự án điện mặt trời nối
lưới” quy định: “Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất
từ các dự án điện mặt trời nối lưới phát lên hệ thống lưới điện quốc gia…”
- Tại Khoản 1 Điều 1 hợp đồng mua bán điện ký ngày …./…/2020 thì Bên mua
điện là KTPC có nghĩa vụ mua (toàn bộ) sản phẩm điện năng được sản xuất từ Hệ
thống phát điện lên lưới của Công ty Long Kiến chúng tôi với giá mua bán điện được
quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ
tướng Chính phủ và hiện nay thỏa thuận này vẫn có hiệu lực pháp luật.
- Theo tìm hiểu của Công ty chúng tôi thì lý do thực tế để KTPC tiết giảm sản
lượng điện của của Công ty Long Kiến và các Dự án ĐMTMN khác không phải do dư
thừa nguồn cung vì lý do dịch bệnh Covid-19. Bởi vì hiện nay, dịch bệnh đã cơ bản
từng bước được khống chế, Chính phủ và các doanh nghiệp cả nước đang chuẩn bị
bước sang giai đoạn bình thường mới, dần dần mở cửa nền kinh tế vào các tháng cuối
năm để thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ theo đuổi là vừa chống dịch, vừa phát
triển kinh tế. Chính vì thế, phụ tải sử dụng điện phải tăng dần từ nay đến hết tháng
12/2021 chứ không phải giảm dần theo lập luận của KTPC.
Mặt khác, vào các tháng cuối năm sản lượng điện của các nhà máy thủy điện
đều tăng đáng kể do lưu lượng nước tăng cao, cho nên Ngành điện mà trực tiếp là
KTPC tiết giảm sản lượng ĐMTMN để tăng mua sản lượng của các nhà máy thủy

1/4
điện do giá mua điện của loại hình này thấp hơn so với giá mua ĐMTMN như của
Công ty Long Kiến.
- Việc tiết giảm sản lượng điện như chủ trương của ngành điện mà trực tiếp là
KTPC đã gây ra rất nhiều khó khăn và tổn thất kinh tế cho các Chủ đầu tư ĐMTMN
vì trong thực tế, nguồn vốn để các chủ đầu tư thực hiện các dự ĐMTMN có khoảng
80% vốn là vốn vay ngân hàng với lãi suất từ 9,5 đến 12% trên một năm, nếu tình
trạng tiết giảm điện kéo dài như chủ trương của EVN và KTPC lập luận sẽ dẫn đến
tình trạng phá sản của tất cả các Chủ đầu tư ĐMTMN kéo theo sự sụp đổ và đồng loạt
vỡ tín dụng của các ngân hàng cho vay vốn thực hiện dự án ĐMTMN.
Như vậy, việc Ngành điện mà trực tiếp là KTPC tự ý tiết giảm sản lượng điện
của Công ty Long Kiến và của các Chủ đầu tư dự án ĐMTMN khác là hành vi vi
phạm nghiêm trọng Nguyên tắc hoạt động của thị trường điện lực được quy định tại
Khoản 1, Điều Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi năm 2012 và năm 2018; Vi
phạm thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán điện đã ký và vi phạm quy định của Thủ
tướng chính phủ tại khoản 1, điều 4 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020
của Thủ tướng Chính phủ.
Việc KTPC thường xuyên tiết giảm trên 30% sản lượng điện từ ngày 28/09 đến
03/10/2021 và dự kiến tăng lên đến 60% trong những tháng cuối năm 2021 sẽ dẫn đến
tính trạng phá sản hàng loạt các doanh nghiệp đầu tư ĐTMMN là trái với tinh thần chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ/ Ngành tìm mọi giải
pháp nhằm hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19
nhưng riêng EVN lại đẩy toàn bộ doanh nghiệp đầu tư ĐMTMN lâm vào con đường
phá sản không phải vì dịch bệnh mà vì cách làm máy móc với tư duy độc quyền nhằm
đảm bảo lợi nhuận cho EVN mà sẵn sàng đẩy khách hàng của mình vào con đường
chết.
Để tránh trường hợp các Chủ đầu tư ĐMTMN đồng loạt khởi kiện KTPC vi
phạm hợp đồng mua bán điện nhằm yêu cầu Tòa án buộc KTPC chấm dứt tình trạng
tự ý tiết giảm sản lượng điện và bồi thường thiệt hại hợp đồng (Quy định tại điểm c,
khoản 2 Điều 43 Luật Điện lực) cũng như không làm mất trật tự an ninh xã hội trên
địa bàn tỉnh Kon Tum, Công ty Long Kiến kiến nghị Giám đốc KTPC các nội dung
sau:
1- Thực hiện đúng các thỏa thuận đã ký với Công ty Long Kiến tại hợp đồng
mua bán điện ngày …./…/2020 và thực hiện đúng quy định mà Thủ tướng Chính phủ
đã chỉ thị tại Khoản 1 Điều 4 của Quyết định số số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020.
Theo đó, chấm dứt ngay việc đơn phương tiết giàm sản lượng điện.
2- Trong trường hợp buộc phải tiết giảm sản lượng ĐMTMN trên địa bàn tỉnh
Kon Tum thì KTPC phải có sự bàn bạc, thống nhất với Công ty chúng tôi nói riêng và
2/4
với các chủ dự án ĐMTMN nói chung về lý do tiết giảm, phương thức tiết giảm, tỷ lệ
tiết giảm và số lượng sản phẩm điện bị tiết giảm đúng với quy định tại Điều 17 Luật
Điện lực là “Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không
phân biệt đối xử giữa các đối tượng thị trường điện lực”.
3- Công khai, minh bạch số liệu trên cổng thông tin điện tử của Quý Công ty
việc huy động sản lượng ĐMT của tất cả các dự án ĐMT tại Tỉnh Kon Tum và kết
quả cuối ngày của việc thực hiện huy động sản lượng này (trong đó thể hiện rõ đơn vị
nào đã thực hiện và đơn vị nào không thực hiện sa thải sản lượng) bao gồm cả dự án
Nhà máy điện mặt trời Sê San 4 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.
4- Giải thích cho nhân dân và nhà đầu tư ĐMTMN tại Kon Tum hiểu rỏ nội
dung của các văn bản mà ENVCPC phát hành (gửi cho EVN) hiện nay đang lan
truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, tạo nên phản ứng gây gắt trái chiều và
đồng loạt không chấp thuận việc sa thải sản lượng điện của các nhà đầu tư, bao gồm:
- Tại văn bản số 6938/EVNCPC-KH+KD+KT ngày 12/08/2021 của Tổng
Công ty Điện lực Miền Trung gửi đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì nêu lý
do: “Trong khi chờ điều chỉnh kế hoạch năm 2021 của EVN, EVNCPC kính
báo cáo Tập đoàn xin phép tiến hành tiết giảm sản lượng ĐMTMN kể từ ngày
15/8/2021 để giảm thiểu rủi ro cân đối tài chính của Tổng Công ty”.
- Tại văn bản số 8178/EVNCPC-HĐTV ngày 25/09/2021 của Tổng Công ty
Điện lực Miền Trung gửi cho HĐTV EVN thì nêu lý do: “để đảm bảo hoạt
động SXKD năm 2021 của công ty mẹ - EVN và EVNCPC có lợi nhuận, vì vậy,
cần thiết phải giảm huy động của khoảng 50% công suất nguồn ĐMTMN đấu
nối lưới trung áp (số liệu huy động thấp hơn thông báo của A0)”.
- Dựa vào nội dung các văn bản trên, chúng tôi hiểu rằng: Để đảm bảo
EVNCPC và EVN có lợi nhuận trong hoạt động SXKD. Vì thế, phải giảm huy
động công suất nguồn ĐMTMN. Tuy nhiên, việc này EVN đã vô tình hay cố ý
đẩy các nhà đầu tư ĐMTMN mất cân đối tài chính và đi đến con đường phá sản
trong tương lai gần.
5- Chúng tôi có thể chia sẽ khó khăn cùng Quý Công ty trong việc tiết giảm sản
lượng ĐMTMN ở mức giảm dao động từ 10-15%/ngày/tổng công suất thiết kế của dự
án nhằm đảm bảo cân đối tài chính và hoạt động của chúng tôi, phương thức tiết giảm
chúng tôi đề nghị là cài đặt trực tiếp trên hệ thống các inverter ngưỡng phát tối đa là
85% tổng công suất của hệ thống. Chúng tôi không thể chia sẽ và đồng ý với phương
thức huy động sản lượng điện mà Quý Công ty thông báo vì nếu thực hiện, chúng tôi
sẽ phải phá sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung văn bản phản hồi của Công ty Long Kiến gửi đến
Lãnh đạo Công ty Điện lực Kon Tum. Chúng tôi tin tưởng rằng các nội dung nêu trên
của sẽ được lãnh đạo KTPC xem xét, đưa ra giải thích hợp lý, cũng như giải pháp thực
hiện hài hoà cho các bên trong tháng 10 năm 2021.

3/4
Trong trường hợp không nhận được sự thiện chí, hợp tác giải quyết vụ việc từ
KTPC, Công ty chúng tôi và các Nhà đầu tư dự án ĐMTMN không còn cách nào khác
buộc phải khởi kiện KTPC ra Tòa án có thẩm quyền cho dù việc này có thể ảnh hưởng
rất xấu đến uy tín của KTPC nói riêng, ngành điện lực nói chung cũng như ảnh hưởng
xấu tới tình hình an ninh chính trị địa phương.
Địa chỉ liên hệ: Công ty TNHH MTV Long Kiến
- Địa chỉ: 179A Đào Duy Từ, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ;
- Điện thoại: 0905 071 757
Trân trọng.
TM. CÔNG TY TNHH MTV LONG KIẾN
Nơi nhận: Giám đốc
- Như Kính gửi;
- Lưu Vp.

4/4

You might also like