Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Ergonomics/Human Factors – được gọi là “Công thái học”, là một là bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan

hệ giữa
con người và môi trường làm việc của họ, áp dụng các nguyên tắc vật lý và tâm lý trong một môi trường để cải thiện
năng suất và cảm nhận của con người.

Nghiên cứu về công thái học có thể được chia làm ba lĩnh vực chính:

- Công thái học vật lý: Quan tâm đến cơ thể con người, nhân trắc học, đặc tính cơ học và sinh lý học liên
quan đến hoạt động thể chất của con người.
- Công thái học nhận thức: Nghiên cứu về các khía cạnh tâm thần học như nhận thức, phản ứng vận động
hoặc các ức chế về thần kinh. Ví dụ như nghiên cứu khoảng cách an toàn cho mắt khi sử dụng máy tính, ti
vi,…
- Công thái học tổ chức: Liên quan đến việc tối hưu hóa các hệ thống kỹ thuật xã hội bao gồm cấu trúc tổ
chức, chính sách, quy trình,…

Ở đây, chúng ta sẽ tập trung vào “công thái học vật lý” (Physical ergonomics) – là các yếu tố về giải phẫu, sinh lý và
cơ sinh học của con người ảnh hưởng đến các dạng vận động và tư thế. Lĩnh vực này đang ngày càng được quan tâm
đối với các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi vận động như vật lý trị liệu và đang dần là một
cách tiếp cận mới đối với huấn luyện viên cá nhân trong việc giải quyết cá vấn đề dựa trên sự hiểu biết phong phú và
kiến thức chuyên sâu vào các yếu tố này.

Nghiên cứu của Dul và Neuman (năm 2009) chỉ ra rằng công thái học là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc tại nơi
làm việc, quan trọng vì chúng giúp cải thiện hiệu suất tại nơi làm việc.

Vào năm 2019, the Health and Safety Executive đã hoàn thành một bản báo cáo về an toàn và sức khỏe tại nơi làm
việc của Anh quốc. Trong báo cáo này, các rối loạn chức năng cơ xương (MSK disorders) được đánh giá trong năm
2018 và 2019 được đề ra – 40% trong tổng số báo cáo về rối loạn chức năng cơ xương có liên quan đến lưng, đặc
biệt là thắt lưng. Mặc dù điều này không phân chia thành các loại vấn đề cụ thể liên quan đến lưng, nhưng rõ ràng là
có một mối liên hệ mất thiết giữa công thái học tại nơi làm việc với vấn đề đau lưng.

Các giải thích cho tỷ lệ cao mắc các vấn đề về lưng liên quan đến vị trí cơ thể gò bó, khó xử lý công việc hoặc mệt
mỏi căng thẳng, thao tác trong quá trình làm việc, các vận động lặp đi lặp lại và tư thế thời gian làm việc cố định kéo
dài trong ngày.

ĐAU THẮT LƯNG

Đau thắt lưng có thể được định nghĩa là cơn đau bắt nguồn, tập trung ở vùng thắt lưng, có thể lan hoặc không lan
xuống chi dưới. Cơn đau này có thể được phân loại theo cảm giác như đau âm ỉ hoặc đau buốt cùng như thời gian
kéo dài:

- Cấp tính (dưới 6 tuần)


- Bán cấp tính (6-12 tuần)
- Mãn tính (trên 12 tuần)

Đau thắt lưng là một hội chứng rối loạn cực kỳ phổ biến, có tới 80% mọi người sẽ bị đau thắt lưng vào một thời
điểm nào đó trong cuộc đời họ. Điều này gây ra một loạt tác động tiêu cực, đáng chú ý nhất là tác động lên nền kinh
tế của quốc gia. Người ta ước tính rằng, hàng năm đau thắt lưng tiêu tốn hàng tỷ đô-la thông qua các tiêu tốn chi phí
liên quan đến chăm sóc sức khỏe trực tiếp và gián tiếp, và gây mất năng suất làm việc – một phần do 15,5% tổng số
người bị đau thắt lưng đang trong quá trình lao động phải nghỉ việc vào một thời điểm nào đó, và trong những
khoảng thời gian kéo dài khác nhau.

Đau thắt lưng liên quan đến công việc là một trong những loại đau lưng phổ biến nhất. Nhiều yếu tố có thể là
nguyên nhân (ví dụ như nâng vật nặng và thao tác xử lý kém) khiến nhiều người lao động gặp rủi ro. Tuy nhiên, với
mục đích trong chuỗi bài viết này, tôi sẽ tập trung vào những người làm việc với vai trò ít vận động.

You might also like