bài tập chương 1 - đáp án lời giải

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Bài 1. Trên trục x có một proton p và một electron e.

Hỏi hướng của điện trường do điện tử gây ra ở


(a) điểm S và (b) điểm R?. Hỏi hướng của điện trường tổng tại (c) điểm R và (d) điểm S?

Gợi ý:

Vecto cường độ điện trường hướng ra xa điện tích dương, hướng vào điện tích âm.

1 |q|
E= .
4 π ε 0 ε .r 2

E =⃗
⃗ E1 + ⃗
E2

Bài 2. Trên hình vẽ có ba điện tích q 1=+2 Q, q 2=−2 Q , và q3 =−4 Q , mỗi điện tích cách gốc tọa
độ một khoảng d. Hỏi điện trường tổng do ba điện tích gây ra tại gốc tọa độ?

Gợi ý:

1 |q|
E= .
4 π ε 0 ε .r 2

E =⃗
⃗ E1 + ⃗
E2 + ⃗
E3

Bài 3. Trên hình có ba đoạn dây không dẫn điện: một hình tròn và hai dây thẳng. Mỗi dây tích điện
tích độ lớn Q dọc theo mỗi nửa dây. Hỏi hướng của điện trường tổng do mỗi dây gây ra tại điểm P?

Gợi ý:

(a) Điện trường hướng theo chiều (+) trục Oy


(b) Điện trường hướng theo chiều (+) trục Ox
(c) Điện trường hướng theo chiều (-) trục Oy

Bài 4. (a) Trên hình có một điện tử trong điện trường E, hỏi hướng của lực tĩnh điện tác dụng lên
điện tử do điện trường ngoài gây ra? (b)Hỏi điện tử sẽ gia tốc theo hướng nào nếu nó chuyển động
song song với trục y trước khi nó gặp điện trường ngoài? (c)Nếu lúc đầu điện tử chuyển động sang
phải thì vận tốc của nó tăng, giảm hay giữ nguyên?

Gợi ý:

F =q ⃗
⃗ E
F =m ⃗a

Bài 5. Trên hình có ba cách bố trí đường sức điện trường. Trong mỗi trường hợp, một proton được
giải phóng từ trạng thái nghỉ ở điểm A và sau đó được gia tốc nhờ điện trường qua điểm B. Điểm A
và điểm B có cùng khoảng cách trong cả ba trường hợp. Sắp xếp ba trường hợp theo động lượng của
proton tại điểm B từ cao xuống thấp.

Gợi ý:

Đường sức mau thì điện trường lớn và ngược lại.

Ea > E b > Ec

F a> Fb > F c

a a > ab > ac

v a> v b > v c

mv a >mv b> mvc

Bài 6. Trên hình có bốn điện tích điểm sắp xếp ở bốn góc của hình vuông cạnh a=5 cm, với
q 1=−10 nC , q 2=−20 nC ,q 3=−20 nC , và q 4=−10 nC . Hỏi điện trường tổng do các điện tích
điểm gây ra ở tâm hình vuông.
Gợi ý:

E =⃗
⃗ E1 + ⃗
E2 + ⃗
E3 + ⃗
E4

Bài 7. Hãy vẽ đường sức điện trường ở giữa và phía ngoài của hai vỏ cầu dẫn điện đồng tâm khi vỏ
cầu bên trong tích điện dương đều q 1 và vỏ cầu phía ngoài tích điện âm đều –q 2. Xét cho ba trường
hợp q 1> q2 , q1=q2 và q 1< q2.

Gợi ý:

Điện trường hướng ra xa điện tích dương, hướng vào điện tích âm.

Điện trường đối xứng cầu.

Bài 8. Trong hình vẽ,các đường sức điện trường ở bên trái cách nhau khoảng cách gấp đôi các đường
sức điện trường bên phải. (a) nếu độ lớn của điện trường tại A là 40 N/C, độ lớn của lực điện tác
dụng lên một proton đặt tại A là bao nhiêu? (b) độ lớn của điện trường tại B bằng bao nhiêu?

Gợi ý:

F =q ⃗
⃗ E
1
E B= ⃗
⃗ E
2 A
Bài 9. Trong hình, một proton được di chuyển từ điểm i đến điểm f trong một điện trường đều. Hỏi
một công dương hay âm được thực hiện bởi (a)điện trường và (b)ngoại lực tác dụng (c) Hỏi thế năng
điện tăng hay giảm? (c) Hỏi proton đó đã di chuyển tới nơi có điện thế cao hơn hay thấp hơn?

Gợi ý:

Công của lực tĩnh điện (lực điện trường): W đ =⃗


F . d ⃗s =q . ⃗
E . d ⃗s <0
f
Công ngoại lực tác dụng: W =q ( V f −V i ) =−q ∫ ⃗
E . d ⃗s =−W đ >0
i

Thế năng điện tăng. Điện thế tại f lớn hơn điện thế tại i.

Bài 10. Trên hình có các mặt đẳng thế song song với nhau (mặt cắt) và năm đường đi dọc theo đó các
điện tử di chuyển từ mặt này sang mặt khác. (a) Hỏi hướng của điện trường gắn với các mặt đẳng
thế? Với mỗi đường đi, công của ngoại lực tác dụng dương, âm hay bằng không? Sắp xếp các đường
đi theo công của ngoại lực tác dụng từ lớn tới nhỏ?

Gợi ý:

−dV −∆ V
E= = . Chọn trục Ox có chiều dương như hình mũi tên => điện trường gắn với các mặt
dx ∆x
đẳng thế hướng từ trái qua phải.

Với mỗi đường đi, công của ngoại lực tác dụng W =q ( V f −V i ) suy ra W 1 , W 2 ,W 3 , W 4 ,W 5 .

Bài 11. Trên hình có ba cách sắp xếp của hai proton. Sắp xếp từ lớn tới nhỏ ba trường hợp theo độ
lớn của điện thế tổng tại điểm P do hai proton gây ra.

Gợi ý:

1 q
V=
4 π ε0 ε r

V =V 1+V 2

Bài 12. Trên hình có bốn điện tích điểm nằm ở bốn góc của hình vuông cạnh d=1.3m. Các điện tích
điểm có độ lớn là q 1=+12 nC , q2 =−24 nC ,q 3=+31 nC , q 4 =+ 17 nC . Hỏi điện thế tại điểm P
tâm của hình vuông bằng bao nhiêu?
Gợi ý:

1 q
V=
4 π ε0 ε r

V =V 1+V 2 +V 3 +V 4

Bài 13. Trên hình có 12 electron được sắp xếp cách đều nhau và cố định trên một đường tròn bán
kính R. Coi điện thế ở vô cùng bằng không, hỏi điện thế và điện trường tại tâm C của đường tròn gây
ra bởi các electron?

Gợi ý:

E =∑ ⃗
⃗ Ei=0

V =12 V i

Bài 14. Trên hình có ba cặp bản cực với khoảng cách giữa hai bản như nhau, điện thế của mỗi bản
cực được ghi trên hình. Điện trường giữa các bản cực là đều và vuông góc với bản cực. (a) hãy sắp
xếp các cặp bản cực theo độ lớn của điện trường giữa hai bản theo thứ tự giảm dần (b) trường hợp
nào điện trường có hướng sang bên phải? (c) nếu một điện tử được giải phóng ở giữa các bản cực
nó sẽ ở yên tại chỗ, di chuyển sang phải hay sang trái với vận tốc đều hay có gia tốc?

Gợi ý:

−∆ V −V 2−V 1
E= = . Chọn trục Ox với chiều dương hướng từ trái sang phải. Tính E1, E2, E3 và so
∆x x 2−x1
sánh.

Trường hợp (3) điện trường có hướng từ trái sang phải.

F =q ⃗
⃗ E
Bài 15. Điện thế ở điểm bất kì trên trục của một đĩa tròn tích điện đều cho bởi biểu thức
σ
V= ( √ z 2+ R 2−z). Từ đó hãy đưa ra biểu thức của điện trường tại điểm bất kì trên trục của đĩa?
2 ε0

Gợi ý:
−δV σ z
E=
δz
=
2 ε0 (
1− 2 2
√z +R )
Bài 16. Trên hình là một phần của một mạch điện. Hỏi độ lớn và hướng của dòng điện i ở nhánh dây
phía dưới bên phải?

Gợi ý:

∑ i¿ =∑ iout
Bài 17. Trên hình có các điện tử chuyển động sang trái của dây dẫn. Hỏi (a) dòng điện i hướng sang
J hướng sang trái hay phải? điện trường ⃗
trái hay phải? (b) vecto mật độ dòng điện ⃗ E hướng sang
trái hay phải?

Gợi ý:

Dòng điện là dòng chuyển dời của điện tích dương. Vecto mật độ dòng điện cùng phương chiều với
dòng điện. Điện trường cùng phương chiều với vecto mật độ dòng điện.

Bài 18. Có ba dây đồng hình trụ với các mặt cắt và độ dài được ghi trên hình. Sắp xếp các dòng điện
chạy qua dây nếu điện thế V giữa hai đầu dây của cả ba dây là như nhau.

Gợi ý:

l
R=ρ
S
Sắp xếp R1, R2, R3

V
I = . Sắp xếp I 1 , I 2 , I 3 .
R
Bài 19. Trên hình có ba trường hợp trong đó một hạt tích điện di chuyển với vận tốc ⃗v qua một từ
trường đều ⃗ B . Trong mỗi trường hợp, xác định hướng của lực từ tác dụng lên điện tích đó?
Gợi ý:
⃗ .v ∧⃗
F =q ⃗ B
Bài 20. Cho từ trường đều ⃗B độ lớn 1.2 mT hướng thẳng đứng lên trên trong buồng thí nghiệm. Một
proton có động lượng 5.3 MeV đi vào trong buồng thí nghiệm di chuyển theo hướng Nam -> Bắc. Hỏi
lực từ tác dụng lên proton khi nó đi vào khu vực từ trường? Khối lượng proton là 1.67x10 -27kg, bỏ
qua từ trường trái đất.

Gợi ý:

F B=q . ⃗v ∧ ⃗
⃗ B

F B=q . v . B biết K=m. v

Bài 21. Trên hình có bốn hướng của vận tốc ⃗v của một hạt điện tích dương di chuyển trong điện
trường đều ⃗ E (hướng ra ngoài mặt phẳng trang giấy) và một từ trường đều ⃗B . (a) Sắp xếp các
trường hợp theo độ lớn của lực tổng hợp tác dụng lên hạt điện tích theo thứ từ giảm dần. (b) Hỏi
trường hợp nào trong bốn trường hợp có tổng lực tác dụng bằng không?

Gợi ý:

F B=q . ⃗v ∧ ⃗
⃗ B

F E =q . ⃗
⃗ E

F =⃗
⃗ F B +⃗
FE

Bài 21. Trên hình có một viên kim loại hình lập phương có cạnh d=1.5cm, di chuyển theo chiều
dương của trục y với vận tốc không đổi ⃗v có độ lớn 4 m/s. Viên kim loại di chuyển qua một từ trường
đều ⃗B có độ lớn 0.05 T theo chiều dương của trục z. (a) hỏi mặt nào của viên kim loại có điện thế
thấp, mặt nào có điện thế cao khi nó di chuyển qua từ trường? (b) hỏi hiệu điện thế chênh lệch giữa
hai mặt đó?

Gợi ý:

F B=e . ⃗v ∧ ⃗
Điện tử trong kim loại chịu tác dụng của lực từ khi di chuyển trong từ trường ⃗ B, lực này
song song và hướng theo chiều âm của Ox.

Mặt song song với Oyz (bên phải) tích điện dương do thiếu điện tử, mặt song song với Oyz (bên trái)
tích điện âm do thừa điện tử.

F E =e . ⃗
Trong điện trường, điện tử chịu lực tác dụng ⃗ E

V
F E =e . E=e . =e . v . B
d
V =v . B . d
F B tác dụng
B . Lực từ ⃗
Bài 22. Trên hình có dòng điện i chạy trong dây dẫn đặt trong từ trường đều ⃗
lên dây dẫn. Từ trường định hướng sao cho lực từ tác dụng lên dây dẫn là cực đại. Hỏi hướng của từ
trường?

Gợi ý:

F =i l⃗ ∧ ⃗
⃗ B
l⃗ ⊥ ⃗
B
Bài 23. Một đoạn thẳng dây đồng đặt nằm ngang có dòng điện i=28A chạy qua. Hỏi độ lớn và hướng
B cần thiết để giữ được dây không rơi (tức là cân bằng được với trọng lực
của từ trường tối thiểu ⃗
của dây)?biết mật độ khối lượng của dây là 46.6g/m (khối lượng trên một đơn vị độ dài).
Gợi ý:

F =i l⃗ ∧ ⃗
⃗ B
mg=i . l. B . sinα
m
g=i . B . sinα=i . B min
l
Bài 24. Trên hình có ba dây dẫn thẳng dài song song cách đều nhau có dòng điện chạy qua độ lớn
như nhau chiều hướng ra ngoài hoặc vào trong mặt phẳng trang giấy. Sắp xếp các dây dẫn theo độ
lớn của lực tác dụng lên mỗi dây do hai dây còn lại gây ra theo thứ tự giảm dần.

Bài 25. Trên hình có bốn vòng dây với các cạnh có độ dài là L hoặc 2L. Tất cả bốn vòng dây đều di
chuyển qua một vùng từ trường đều với cùng vận tốc không đổi. Sắp xếp bốn vòng dây theo độ lớn
cực đại của sức điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây khi chúng di chuyển qua từ trường
theo thứ tự giảm dần.

Gợi ý:

−dϕ dS
ξ= =−B .
dt dt
dx
(a) −B . L .
dt
dx
(b) −B . L .
dt
dx
(c) −B .2 L .
dt
dx
(d) −B .2 L .
dt
Bài 26. Trên hình là sức điện động cảm ứng trong một lõi dây. Có thể nói gì về dòng điện trong dây
dẫn: (a) không đổi và chiều từ trái sang phải (b) không đổi và chiều từ phải sang trái (c) đang tăng và
chiều từ trái sang phải (d) đang giảm và hướng từ trái sang phải (e)đang tăng và chiều từ phải sang
trái (f) đang giảm và hướng từ phải sang trái?
Gợi ý:

Nếu dòng điện i biến thiên trong cuộn dây xuất hiện sđđ tự cảm

di
ξ L=−L . chống lại nguyên nhân sinh ra nó
dt
di
(1) >0 , ξ L <0, dòng điện đang tăng và chiều hướng từ phải sang trái
dt
di
(2) <0 , ξ L >0, dòng điện đang giảm và chiều hướng từ trái sang phải
dt
Bài 27. Một cuộn dây có điện cảm 53 mH và điện trở 0.35Ω. Hỏi nếu một sức điện động 12V đặt lên
cuộn dây, năng lượng được lưu trữ trong cuộn dây sau khi dòng điện đạt giá trị ổn định là bao
nhiêu?

Gợi ý:

ξ=R . i
1
W = L I 2=31(J)
2

You might also like