Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 6 .

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tt)

b. Khu vực đồng bằng.


* Đồng bằng sông Hồng:
+ Đồng bằng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình, được khai phá từ lâu, nay đã biến
đổi nhiều.
+ Diện tích: 15.000 km2.
+ Địa hình: cao ở rìa phía tây, tây bắc và thấp dần về
phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ.
+ Đất trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm,
gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; đất
ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.
* Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng được bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông
Hậu.
+ Diện tích: 40.000 km2.
+ Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.
+ Không có đê, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt nên vào mùa lũ bị ngập nước, còn về mùa cạn nước
triều lấn mạnh vào đồng bằng làm tăng diện tích đất nhiểm
phèn và đất mặn.
+ Có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười,
Tứ giác Long Xuyên.
*. Đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Đồng bằng do phù sa biển bồi đắp, đất nhiều cát, ít
phù sa sông.
+ Diện tích: 15.000 km2.
+ Địa hình: hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ
(chỉ có đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú
Yên tương đối rộng).
+ Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất
thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng.
3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực
đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội.
( xem sách giáo khoa)

You might also like