Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

트남콘텐
츠 산
업동향
Content Industry Trend of Vietnam

KOCCA21-
베트남 콘텐츠 산업동향
CONTENT INDUSTRY OF VIETNAM 2021 년 XX 호

Section Title Key Word

1.1 Lịch sử phát triển thị trường Game


Streaming Việt Nam Lịch sử phát
1.2 Toàn cảnh thị trường Game triển, quy mô
1. Tổng quan thị trường Streaming Việt Nam 2020 thị trường, nền
Game Streaming tại Việt 1.2.1 Quy mô thị trường tảng Game
Nam 1.2.2 Nền tảng Game Streaming Streaming, thị
1.2.3 Nghề Streamer trường thể thao
1.2.4 Thị trường thể thao điện tử điện tử

2.1 Xu hướng nội dung Game Streaming


2.1.1 Xu hướng xây dựng kịch bản
Game Streaming
2.1.2 Xu hướng kết hợp quảng cáo trong
Game Streaming
2.2 Xu hướng nghề Streamer tại Việt Nam
2.2.1 Sự chuyên nghiệp hóa nghề Xu hướng nội
2. Xu hướng phát triển thị Streamer dung, Streamer,
trường Game Streaming
2.2.2 Một số sự kiện nổi bật dành cho Stream giải đấu
tại Việt Nam
cộng đồng Streamer thể thao điện tử

2.3 Xu hướng Stream các giải đấu thể thao


điện tử
2.3.1 Xu hướng theo dõi Stream thể thao
điện tử
2.3.2 Thực trạng Stream các giải đấu thể
thao điện tử
3.1 Tiềm năng thị trường
3.1.1 Xu hướng phát triển về quy mô thị
trường Game Streaming
3.1.2 Khả năng bùng nổ thị trường Game
Streaming nhờ bối cảnh tự nhiên Tiềm năng thị
3.1.3 Khả năng bùng nổ thị trường Game trường, dân số
3. Triển vọng thị trường Streaming nhờ yếu tố công nghệ trẻ, COVID-19,
Game Streaming tại Việt các nền tảng
Nam 3.2 Hợp tác quốc tế trong phát triển thị stream, yếu tố
trường Game Streaming công nghệ, hợp
3.2.1 Triển vọng hợp tác trong phát triển tác quốc tế
thị trường Game Streaming
3.2.2 Phân tích tình huống thực tế: OTA
Network – Hợp tác giữa Facebook
Gaming và Appota Việt Nam
1. Tổng quan thị trường Game Streaming Việt Nam
1.1. Lịch sử phát triển thị trường Game Streaming Việt Nam
Game Streaming xuất hiện và phổ biến trên thế giới với sự ra đời của nền tảng Streaming Twitch
TV vào năm 2011. Tại Việt Nam, sự phát triển của thị trường Game Streaming nhìn chung được chia thành
3 giai đoạn: giai đoạn 1 (2011-2014), giai đoạn 2 (2015-2017) và giai đoạn 3 (từ 2018 trở đi).

Giai đoạn 2: Giai đoạn 3:


Giai đoạn 1:
Phát triển Phổ biến và
Xuất hiện
và lan rộng bùng nổ
2011 - 2014 2015 - 2017 2018 - Nay
> Giai đoạn 1: Game Streaming xuất hiện trên thế giới và dần tiếp cận với người hâm mộ eSport
tại Việt Nam thông qua nền tảng Twitch TV.
 Trong giai đoạn này, Game Streaming chưa phổ biến và có ảnh hưởng nhiều tới người dùng
internet tại Việt Nam bởi những video phát sóng trực tiếp trên nền tảng Twitch TV đều là
các giải đấu quốc tế hoặc Streamer là người nước ngoài và hầu hết những video này đều
chưa có phụ đề tiếng Việt.
 Khái niệm Game Streaming hay Streamer vẫn còn khá xa lạ đối với người dùng internet nói
chung và những người quan tâm tới eSport tại Việt Nam nói riêng.
 Những tựa game nổi tiếng thu hút được lượng lớn người xem stream tại Việt Nam: CS
Strike, Warcraft, v.v
> Giai đoạn 2: Game Streaming dần lan rộng tại Việt Nam với sự xuất hiện của những Streamer
Việt Nam đời đầu và sự cạnh tranh của các nền tảng.
 2015 là năm đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của thị trường Game Streaming Việt
Nam với sự xuất hiện của những Streamer Việt Nam đời đầu như Viruss, Misthy hay
PewPew, v.v. Những Streamer này bắt đầu hoạt động và dần gây được sức ảnh hưởng nhất
định, góp phần đưa thị trường Game Streaming tiếp cận được với nhiều người hâm mộ
eSport tại Việt Nam hơn.
 Twitch TV không còn là nền tảng duy nhất trên thị trường Game Streaming tại Việt Nam
trong giai đoạn này khi một nền tảng stream khác xuất hiện và dần chiếm lĩnh thị trường -
Youtube Gaming. Đặc biệt, công ty công nghệ VNG (thành lập năm 2014) cho ra mắt Talk
TV - nền tảng Streaming đầu tiên của Việt Nam và phủ sóng rộng rãi trên thị trường vào
năm 2016.
 Những tựa game nổi tiếng thu hút được lượng lớn người xem stream tại Việt Nam giai đoạn
này: Crossfire, Liên quân Mobile (Arena of Valor), Liên minh Huyền thoại (League of
Legends), v.v.
> Giai đoạn 3: Game Streaming trở nên phổ biến với người dùng internet tại Việt Nam và bùng nổ
trong đại dịch COVID-19.
 2018 có thể xem là một năm vô cùng thành công đối với thị trường Game Streaming tại Việt
Nam với sự ra đời của OTA Network - Mạng lưới chuyên biệt về Game đầu tiên tại Đông
Nam Á do Appota phát triển và là đối tác chiến lược triển khai chương trình Facebook
Gaming Creator. Với sự tham gia của hơn 200 Streamer, OTA Network đã trở thành kênh
kết nối hiệu quả giữa các Streamer Việt với Facebook, đồng thời giúp thị trường Game
Streaming phổ biến hơn với người dùng internet.
 Trong giai đoạn này, trào lưu “Battle Royale” hay gọi chung là các tựa game theo phong cách
sinh tồn như PUBG (PlayerUnknown’s BattleGrounds), Fortnite, Call of Duty: Black Out
đồng loạt ra mắt và trở thành những cái tên đình đám, thu hút lượng người chơi đông đảo.
Tại Việt Nam, những tựa game này cũng nhanh chóng phủ sóng rộng rãi, những buổi
livestream thu được lượt người xem lớn.
 Bên cạnh đó, một loạt nền tảng stream mới được ra đời và tham gia vào thị trường Việt
Nam như Facebook Gaming, Nimo TV, Cube TV, v.v đem lại những trải nghiệm phong phú
cho cả Streamer và người xem stream, giúp Game Streaming tiếp cận được với nhiều người
dùng internet hơn.
 Đặc biệt, với sự lây lan của COVID-19 cuối năm 2019 và trong năm 2020, nhiều giải đấu
eSport trong nước và quốc tế được tổ chức theo hình thức online và stream trên các nền
tảng kéo theo lượt xem livestream của các giải đấu này tăng vọt. Trong tình hình dịch bệnh
diễn biến phức tạp, các chỉ thị giãn cách xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm phòng ngừa
dịch bệnh được ban hành, người dân hạn chế ra đường và chỉ thực hiện các hoạt động giải
trí tại nhà, điều này dẫn đến lượng người xem Stream Game tại Việt Nam tăng đột biến. Cụ
thể, lượt xem Game Streaming trên nền tảng Facebook tăng 81.27% chỉ trong vòng nửa
tháng kể từ đầu tháng 4-2020 (Theo báo cáo COVID-19 Crisis: Impact and Recovery của
Adsota (đơn vị trực thuộc Appota)).
1.2. Toàn cảnh thị trường Game Streaming Việt Nam 2020
1.2.1. Quy mô thị trường

Thực tế hiện nay, nhu cầu về nội dung giải trí của người dùng mạng xã hội đang ngày càng tăng.
Song song với điều đó là sự ra đời của hàng loạt kênh phát sóng eSport trực tuyến (Twitch TV, Cube TV,
Facebook Gaming, Youtube Gaming, v.v). Những điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển trong sáng
tạo nội dung và đưa thị trường Game Streaming lan rộng hơn trong thế giới của người dùng mạng xã hội
tại Việt Nam.
Nhìn chung thị trường Game Streaming bao gồm 4 yếu tố chính: nền tảng streaming, streamer,
người xem stream và người chơi thể thao điện tử. Các yếu tố này không tách rời mà có mối liên hệ đan xen
mật thiết với nhau.
 Đối với nhiều người dùng internet tại Việt Nam, việc xem Stream Game không đơn giản
chỉ là sở thích mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Theo
báo cáo Vietnam Mobile Marketing and Game 2019 của Appota, gần 50% người Việt dành
ít nhất 1 lần trong tuần để xem Stream Game và hơn 67% trong số những người thích xem
Stream Game dành hơn 1 tiếng mỗi ngày cho việc này. Bên cạnh đó, trung bình tổng thời
gian toàn bộ người Việt Nam xem các buổi Stream Game mỗi ngày là 402,000 giờ. Với số
liệu này, không quá khó hiểu khi Việt Nam là quốc gia đứng số một về thời lượng xem
Stream Game trên Facebook, cũng như nằm trong top đầu bảng xếp hạng với nền tảng
Youtube.
 Streamer đang trở thành một nghề nghiệp xu hướng với sự phát triển cả về số lượng và
chất lượng. Với sự chuyên nghiệp hóa ngày một cao, thu nhập ngày càng hấp dẫn, Streamer
đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm và trở thành lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ Việt
Nam, nhất là đối với thế hệ Z (những người sinh năm từ năm 1996 trở đi)
 Theo báo cáo Vietnam Mobile Marketing and Game 2019 của Appota, có tổng số 19 triệu
người chơi các trò chơi thể thao điện tử tại Việt Nam năm 2019, con số này chỉ là 3 triệu
vào năm 2016. Bên cạnh đó, tổng số người hâm mộ thể thao điện tử tại Việt Nam năm
2019 là 8 triệu người, tăng hơn 50% so với năm 2018. Điều này cho thấy sức hút từ thể
thao điện tử với người Việt Nam ngày càng lớn.
 Sức hút từ thị trường Việt Nam cũng thu hút các ông lớn về nền tảng Game Streaming từ
nước ngoài. Bắt đầu từ nền tảng Twitch vào năm 2011, đến nay tại Việt Nam đã có sự tham
gia và cạnh tranh của nhiều nền tảng stream game khác nhau. Mỗi nền tảng đều có đặc
điểm cũng như các chính sách riêng để thu hút và đem đến trải nghiệm ngày càng phong
phú cho người dùng (bao gồm cả Streamer và người xem stream).
1.2.2. Các nền tảng Streaming

Chính sự phát triển không ngừng nghỉ và ngày càng mạnh mẽ hơn của Game Streaming đã tạo tiền
đề để một loạt các nền tảng cho phép phát trực tiếp quá trình chơi game ra đời. Ngay cả ở Việt Nam, với
tầm nhìn xa, sự nhạy bén và sớm ý thức được tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp này, một số đơn vị,
công ty truyền thông và giải trí đã quyết định đầu tư vào việc tạo lập các nền tảng đầu tiên cho Streamer
Việt.
Các nền tảng Game Streaming ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với các chính sách cho cả người
xem Stream và Streamer để chiếm được thị phần tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đó cũng chính là minh
chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp này tại thời điểm hiện tại và trong
tương lai trên thị trường này.
Các nền tảng Game Streaming phổ biến tại Việt Nam

2011 - 2014 2015 - 2017 2018 - Nay


(Nguồn: OCD tổng hợp)
Trước đây, người hâm mộ thể thao điện tử vẫn biết đến một số nền tảng Game Streaming như
Youtube, Twitch TV, v.v
 Twitch TV được biết đến là nền tảng lâu đời nhất, được mệnh danh là “Website về Game
Livestream lớn nhất Thế giới”, tập trung vào việc phát sóng trực tiếp các giải đấu. Tuy nhiên
trên thực tế, khi gia nhập thị trường Việt Nam, Twitch đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp
với người dùng như yếu tố công nghệ và trải nghiệm người dùng còn hạn chế khi nền tảng
này không hỗ trợ server, upload server tại Việt Nam, không có những chương trình hay
chính sách hỗ trợ cho các Streamer, chính sách kiếm tiền từ Twitch cũng không cởi mở, …
 Youtube Gaming được cả Streamer Việt lẫn người xem lựa chọn nhờ vào việc hỗ trợ độ
phân giải Full HD với mức 1080p và 60fps khiến cho chất lượng hình ảnh và trải nghiệm
người dùng được tối ưu. Tuy nhiên vấn đề nội dung không được kiểm duyệt hiệu quả dành
phù hợp với từng lứa tuổi dẫn đến làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Youtube trong nhiều
năm. Mặc dù vậy, nhờ vào các chính sách kiếm tiền cởi mở và mức độ phổ biến, Youtube
Gaming vẫn đang nắm giữ thị phần lớn trên thị trường các nền tảng Streaming tại Việt Nam.
 Facebook Gaming: mặc dù ra mắt và tham gia vào thị trường Việt Nam muộn hơn so với
Twitch và Youtube nhưng Facebook vẫn đạt được nhiều thành công. Với dân số hơn 100
triệu người (Theo Tổng cục Thống kê) và hơn 69 triệu tài khoản Facebook (Theo thống kê
của NapoleonCat), Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên Thế giới Facebook lựa
chọn để triển khai thử nghiệm chương trình Facebook Gaming Creator đầu năm 2018. Nền
tảng này cũng nhanh chóng trở nên phổ biến tại Việt Nam với lượng người xem đông đảo,
cụ thể, theo báo cáo của Stream Hatchet, top 3 Streamer có lượng người xem cao nhất toàn
cầu trên Facebook Gaming đều thuộc về các Streamer người Việt.
 Cube TV, NimoTV và Nonolive cũng là những nền tảng chiếm được thị phần nhất định tại
thị trường Việt Nam và đang ngày càng phát triển nhằm thu hút nhiều người dùng hơn.
Nhìn chung, trong thời điểm hiện tại, Facebook Gaming và Youtube Gaming là 2 nền tảng đang
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và vẫn đang cạnh tranh với hàng loạt thay đổi cũng như ưu đãi nhằm thu
hút người xem. Song song với cuộc đua giữa 2 ông lớn Facebook Gaming, Youtube Gaming, TwitchTV và
CubeTV là 2 nền tảng đang bám đuổi quyết liệt, hứa hẹn 1 bức tranh thị trường xán lạn dành cho Streamer
Việt và cũng sẽ là cuộc đua để giành chỗ đứng trong lòng người theo dõi video game online trên Thế giới
nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

1.2.3. Thực trạng nghề Streamer

Cùng với sự phát triển của thị trường Game Streaming, Streamer ngày càng trở thành một công
việc phổ biến với mức thu nhập hấp dẫn. Bắt đầu từ giai đoạn 2014 - 2015 với những Streamer đời đầu
như Pewpew, Misthy, Viruss, v.v. Streamer đang dần trở thành xu hướng nghề nghiệp mới.
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 200 Streamer Game (Theo thống kê năm 2019 của Mạng xã
hội Gamehub.vn, đơn vị trực thuộc Appota), đang hoạt động thường xuyên và có thu nhập từ công việc này.
Khi nhìn vào lượng người theo dõi stream của một số Streamer nổi tiếng, không thể phủ nhận rằng công
việc này đang ngày càng có sức hút lớn đối với giới trẻ Việt Nam.
Các Streamer Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tích đáng nể cả trong nước lẫn quốc tế. Cụ thể,
theo số liệu được công bố bởi Stream Hatchet, các Streamer Việt Nam Chim Sẻ Đi Nắng, Nam Blue và Trâu
TV giành trọn top 3 Streamer có lượt xem cao nhất trên nền tảng Facebook Gaming. Trên nền tảng Youtube
Gaming, Streamer Độ Mixi đứng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các Streamer có lượt xem cao nhất thế
giới, Streamer này cũng đạt danh hiệu Streamer được yêu thích nhất thế giới theo công bố của chuyên
trang thống kê về số liệu game OP.GG (Op.GG là trang web tổng hợp tất cả thông tin về Liên Minh Huyền
Thoại (League of Legends) của Hàn Quốc).
Top 5 Streamer có lượng người quan tâm nhiều nhất tại Việt Nam
(Tính đến Tháng 3/2021)
(Nguồn: OCD tổng hợp)

Linh Ngọc Đàm


 Bắt đầu hoạt động từ 2014
 1.9 triệu lượt thích Fanpage Facebook
 2.25 triệu lượt theo dõi kênh Youtube
 Thu nhập hàng tháng từ Youtube (Theo SocialBlade): 2,700 – 43,500 USD

Misthy
 Bắt đầu hoạt động từ 2014
 5.8 triệu lượt thích Fanpage Facebook
 5.9 triệu lượt theo dõi kênh Youtube
 Thu nhập hàng tháng từ Youtube (Theo SocialBlade): 8,300 – 133,100 USD

PewPew
 Bắt đầu hoạt động từ 2014
 3.2 triệu lượt thích Fanpage Facebook
 3.62 triệu lượt theo dõi kênh Youtube
 Thu nhập hàng tháng từ Youtube (Theo SocialBlade): 2,900 – 45,800 USD

ViruSs
 Bắt đầu hoạt động từ 2014
 4 triệu lượt thích Fanpage Facebook
 4.06 triệu lượt theo dõi kênh Youtube
 Thu nhập hàng tháng từ Youtube (Theo SocialBlade): 4,000 – 64,500 USD

Độ Mixi
 Bắt đầu hoạt động từ khoảng 2016
 4.2 triệu lượt thích Fanpage Facebook
 4.66 triệu lượt theo dõi kênh Youtube
 Thu nhập hàng tháng từ Youtube (Theo SocialBlade): 12,700 – 203,500USD

Không chỉ trở thành một nghề nghiệp xu hướng bởi thu nhập cũng như lượng người quan tâm lớn,
Streamer còn thu hút bởi sự chuyên nghiệp hóa ngày càng cao thông qua các hình thức công ty/studio quản
lý, đào tạo Streamer. Những Studio này hoạt động không khác gì các công ty quản lý ca sĩ, diễn viên với
những quy định rất chặt chẽ về việc tuyển chọn Streamer và các chính sách định hướng phát triển hình ảnh
Streamer để trở nên "chuẩn chỉnh" và phù hợp với các chính sách toàn cầu của Facebook. Studio còn là nơi
nghiên cứu và tìm hiểu đặc thù từng nhóm người xem để từ đó cải tiến nội dung, mang đến những video
Game Streaming chất lượng và thu hút hơn.
Từ 2018 tới nửa đầu năm 2019 cho thấy sự nở rộ và phát triển vượt bậc của các công ty quản lý
Streamer, có thể kể đến một loạt các công ty như: Creatory hoạt động chính trên nền tảng Youtube và đạt
được tăng trưởng 2,100% chỉ sau 2 năm hoạt động (Theo thông tin từ Fanpage Creatory Life), Box Studio
hoạt động chính trên nền tảng Facebook với số lượng Streamer lên tới con số hơn 70 người, chiếm gần
30% số lượng Streamer chuyên nghiệp đang hoạt động trên thị trường (Theo thống kê năm 2019 của Mạng
xã hội Gamehub.vn), 20 Sections hay Viruss Studio, … cũng là những công ty quản lý và đào tạo Streamer
vẫn đang không ngừng phát triển và ngày càng mở rộng.
Một số công ty quản lý Streamer chuyên nghiệp tại Việt Nam
Creatory Box Studio ViruSs Studio

1.2.4. Thị trường thể thao điện tử

Thể thao điện tử tại Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 2010 cho đến nay với sự ra đời
và chuyên nghiệp hóa của các đội tuyển game, các công ty quản lý đội tuyển và việc tham gia vào các giải
đấu quốc tế trong khu vực cũng như các giải đấu có quy mô toàn cầu.

Số lượng người hâm mộ eSports


tại Việt Nam, 2016 - 2021
Triệu người
10 9,1
9
8 7,2
7
5,7
6
5 4,5
4 3,5
2,8
3
2
1
0
2016 2017 2018 2019 2020 Dự báo 2021

Nguồn: Theo thống kê của Statista, 2021


Thị trường Thể thao điện tử Việt Nam được đánh giá là tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số lượng người hâm mộ thể thao điện tử (eSport) với 2.8 triệu
người vào năm 2016 và 2020 là 7.2 triệu người (Theo thống kê của Statista, 2021), tương đương với tốc
độ tăng trưởng bình quân 26% cho cả giai đoạn (Theo tính toán của OCD). Số lượng người hâm mộ thể
thao điện tử tại Việt Nam được dự báo sẽ đạt 9.1 triệu người vào năm 2021, tăng hơn 26% so với năm 2020
(Theo Thống kê của Statista).
Đồng thời, theo Báo cáo Vietnam Mobile Marketing and Game 2019 của Appota (trực thuộc Adsota),
tại Việt Nam có hơn 37% khán giả theo dõi eSport Streaming hàng ngày và hơn 49% khán giả theo dõi
eSport Streaming hàng tuần. Đối với những khán giả theo dõi hàng ngày, có tới 54% khán giả dành 1 đến
3 tiếng trong ngày, 37% khán giả dành dưới 1 tiếng trong ngày và hơn 52% khán giả xem stream các game
và giải đấu game mà họ không chơi. Điều này cho thấy, việc xem stream eSport đã trở thành một phần giải
trí không thể thiếu của khán giả yêu thích game tại Việt Nam nói riêng cũng như người dùng internet tại
Việt Nam nói chung.
Điện thoại di động là công cụ tiếp cận eSport Streaming của đa số khán giả tại Việt Nam. Báo cáo
Vietnam Mobile Marketing and Game 2019 của Appota cũng công bố thông tin phần lớn người hâm mộ
eSport tại Việt Nam nằm trong nhóm từ 18 - 35 tuổi trong đó 71% khán giả trong độ tuổi từ 13 - 17 tuổi
thường xuyên theo dõi eSport Streaming trên thiết bị di động. Số liệu này tương đồng với mức độ sử dụng
điện thoại di động hàng ngày tại Việt Nam - có tới 72% người dân tại các thành phố lớn sở hữu điện thoại
thông minh.

2. Xu hướng phát triển thị trường Game Streaming


2.1. Xu hướng nội dung Game Streaming
2.1.1. Xu hướng xây dựng kịch bản Game Streaming
Trước đây, đa số các Streamer coi việc stream game là một phương thức giải trí và chia sẻ các kỹ
thuật chơi game với những người cùng sở thích. Một số khác như game thủ chuyên nghiệp thì sử dụng việc
stream như một cách để luyện tập cho các bộ môn thể thao điện tử (eSport) và thi đấu. Tuy nhiên, khi việc
Stream Game dần thu hút lượng người xem lớn và trở thành một kênh kiếm tiền hiệu quả, các Streamer đã
chú trọng hơn vào việc xây dựng nội dung stream đa dạng nhằm gầy dựng một cộng đồng người hâm mộ
có tầm ảnh hưởng nhất định. Do đó, hiện tại, cả các Streamer và người hâm hộ đều tập trung hơn vào phần
giao lưu, tâm sự và giải trí trên sóng Streaming. Điều này giúp các Streamer gia tăng sức hút cá nhân thông
qua việc tương tác với người xem trong các buổi Stream Game.
Thực tế chứng minh, theo thống kê của StreamElement (nền tảng phát sóng trực tiếp các trò chơi
trên Twitch, Youtube và Facebook), mục Chatting (Trò chuyện) của nền tảng Twitch đã tăng 20% tổng số
giờ truy cập mỗi tháng kể từ tháng 5-2020. Theo đó, lượng người xem Stream chỉ để trò chuyện với
Streamer đã tăng khoảng 200%, vượt qua lượng truy cập các game nổi tiếng như Liên minh Huyền thoại
(League of Legends), Among Us, v.v. Thậm chí vào thời điểm diễn ra trận Chung kết Thế giới bộ môn Liên
minh Huyền thoại 2020 (League of Legends), mục Chatting vẫn giữ nguyên vị trí top 1 số giờ xem trên nền
tảng Twitch.
Tương tự, tại Việt Nam, các Streamer ngày càng xây dựng nội dung stream đa dạng hơn, cũng như
chú trọng hơn vào các mục giao lưu, trò chuyện và tạo sự kiện nhằm tăng tính tương tác với người xem. Xu
hướng xây dựng nội dung stream của các Streamer tại Việt Nam thường tập trung vào các phần sau:
5 xu hướng xây dựng nội dung Game Streaming nổi bật tại Việt Nam

Streamer Đa dạng Tổ chức các


đồng thời Sự kết hợp Minigame
hóa nội giải đấu
là người giữa các và
dung giao lưu với
chơi game khán giả Streamer Giveaway
tương tác

o Streamer đồng thời là người chơi game


Các Game Streamer là người vừa chơi game vừa trực tiếp phát sóng trận đấu của mình lên mạng,
đồng thời tương tác với những người xem của mình. Do đó, họ thường phải thể hiện rõ kỹ năng chơi điêu
luyện cũng như sự hiểu biết chuyên sâu về các game đang chơi. Bên cạnh đó, Streamer cũng thường lựa
chọn các game phổ biến nhằm thu hút nhiều lượt người theo dõi các buổi Stream Game của mình. Hiện nay,
những game được người xem tại Việt Nam quan tâm nhất là PUBG (Counter-Strike: Global Offensive), Liên
minh Huyền thoại (League of Legends), Liên quân Mobile và PUBG Mobile (PlayerUnknown’s
BattleGrounds).
Các game phổ biến đối với Streamer và Youtuber tại Việt Nam

CS:GO PUBG
Liên minh Huyền thoại Liên quân Mobile
(Counter-Strike: Global (PlayerUnknown’s
(League of Legends) (Arena of Valor)
Offensive) BattleGrounds)

o Đa dạng hóa nội dung tương tác


Không chỉ tập trung chơi và bình luận về các trận đấu game, Streamer thường tăng tương tác với
người xem bằng cách xây dựng nhiều nội dung trò chuyện, giao lưu đa dạng. Trong đó, việc cập nhật các sự
kiện, tin tức nổi bật trong ngày, sau đó chia sẻ và bình luận quan điểm cá nhân với khán giả là cách thức
phổ biến nhất của các Gaming Streamer hiện nay. Ngoài ra, các Streamer cũng thường chia sẻ với người
hâm mộ về những sự kiện xoay quanh đời sống cá nhân của mình như việc hẹn hò, nhà cửa, sở thích cá
nhân, v.v. Những nội dung mang tính cá nhân thường đạt hiệu quả thu hút người xem quan tâm cao hơn so
với các nội dung khác. Ví dụ, một buổi Livestream giới thiệu ngôi nhà mới và góc làm việc của Độ Mixi -
Streamer số 1 tại Việt Nam đã thu hút lượt người xem trực tuyến kỷ lục lên đến hơn 242,000 người ở thời
điểm đông nhất.
o Tổ chức các giải đấu giao lưu với khán giả
Việc tổ chức các giải đấu giao lưu cũng giúp gaming Streamer tăng tính tương tác mạnh hơn với
người hâm mộ và đẩy mạnh lượt người xem trên sóng livestream. Những giải đấu này do chính các
Streamer tự tổ chức hoặc kết hợp tổ chức với các nền tảng stream game như Nimo TV, Cube TV hay
Facebook Gaming, v.v. Một số giải đấu giao lưu nhận được lượng tương tác cao có thể kể đến là Custom
PUBG được tổ chức bởi MixiGaming; Allstar PUBG đồng tổ chức bởi MixiGaming, NimoTV và 500Bros và
giải Thử thách ABCT36 của ABCT36 Gaming, v.v. Giải thưởng của các giải đấu này cũng tương đối hấp dẫn,
ví dụ giải cao nhất của Allstar PUBG 2019 có giá trị lên đến 12 triệu đồng.

Giải đấu giao lưu Allstar PUBG Giải đấu Thử thách ABCT36

o Nhiều Streamer cùng kết hợp trong một buổi Stream Game
Để giúp nội dung buổi Stream thêm hấp dẫn và thú vị, các Streamer thường lựa chọn kết hợp với
nhau để cùng thi đấu game và bình luận về trò chơi với khán giả. Điều này tạo hiệu quả rất tốt trong việc
thu hút sự chú ý từ cộng đồng người theo dõi, cũng như tạo ra điểm giao thoa giữa các Streamer. Lượt theo
dõi và tương tác giữa các Streamer và người xem trong buổi Stream Game cũng tăng đáng kể. Ví dụ, buổi
Stream kết hợp giữa hai Streamer nổi tiếng là Độ Mixi và ViruSs thu hút hơn 900,000 người theo dõi (theo
kênh Youtube MixiGaming 3/2021); Buổi stream chung giữa Streamer Pewpew và Misthy đạt gần 590,000
lượt xem của khán giả (theo kênh Youtube Pewpew 3/2021); Hoặc Streamer Pewpew kết hợp với ViruSs
trong một buổi stream có hơn 200,000 lượt người xem (theo kênh Youtube Pewpew 3/2021).
o Tổ chức chương trình minigame và giveaway quà tặng giá trị
Một trong những phương thức hiệu quả nhất giúp Streamer thu hút và tăng lượt xem nhanh chóng
là tổ chức các chương trình giveaway quà tặng giá trị dành cho người hâm mộ. Ví dụ, buổi stream chơi
minigame và tặng quà giveaway của Streamer Độ Mixi, cụ thể là bàn phím gaming K70 RGB MK.2 SE
Mechanical và chuột gaming MSI Steel Series, đạt gần 100,000 lượt xem trên Youtube (theo kênh Youtube
MixiGaming 3/2021); Streamer Misthy tổ chức giveaway bàn phím gaming, đồng hồ điện tử, đĩa game, v.v
cũng đạt hiệu suất người xem cao - hàng chục nghìn lượt xem trên sóng streaming tại nền tảng NimoTV.

2.1.2. Xu hướng kết hợp quảng cáo trong Game Streaming

Sức hút của các buổi Stream Game đã được các nhãn hàng tại Việt Nam chú ý ngày càng nhiều. Vì
vậy, việc kết hợp với các Game Streamer để quảng bá sản phẩm là lựa chọn mà các công ty không thể bỏ
qua. Có hai lý do chính khiến cho việc ngày càng nhiều nhãn hàng kết hợp với các Game Streamer để quảng
cáo sản phẩm trong các buổi stream.
Thứ nhất, nhiều Game Streamer sở hữu lượng người hâm mộ khổng lồ, và đạt lượt theo dõi lớn
trong các buổi stream game. Ví dụ, nữ Streamer nổi tiếng Linh Ngọc Đàm sở hữu 1.9 triệu người theo dõi
trên fanpage cá nhân (theo fanpage Linh Ngọc Đàm 4/2021) và 2.55 triệu người theo dõi trên kênh Youtube
(theo kênh Youtube Linh Ngọc Đàm 4/2021) hay Streamer ViruSs đạt gần 4.06 triệu người theo dõi trên
kênh Youtube (theo kênh Youtube ViruSs 3/2021) và 4 triệu người theo dõi trên fanpage (theo kênh Youtube
ViruSs 3/2021). Thông thường mỗi buổi stream của Streamer Pewpew dài từ 3 – 5 tiếng đều thu hút từ
50,000 – 100,000 lượt người xem cùng lúc (theo kênh facebook Pewpew) hay một buổi stream trên
Facebook Gaming của Streamer Chim Sẻ Đi Nắng – thần đồng AOE Việt Nam (Age of Empires Vietnam) cán
mốc hơn 126,000 lượt người xem cùng lúc (theo kênh Facebook Chim Sẻ Đi Nắng).
Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có độ kiên nhẫn xem quảng cáo lâu nhất thế giới khi thời lượng xem
quảng cáo lên đến 19s, trong khi thời gian trung bình của các quốc gia khác chỉ đạt từ 8 – 9s. Người dùng
tại Việt Nam sẵn sàng xem các video quảng cáo ngắn để nhận được phần thưởng trong ứng dụng hoặc
trò chơi. Cũng nhờ điều này, Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia đạt được hiệu quả cao về mảng
quảng cáo qua các thiết bị di động và PC với chi phí quảng cáo trên mỗi lượt cài đặt (CPI) thấp nhất với
chỉ 0.25 USD với ứng dụng iOS và 0.10 USD với ứng dụng Android (theo Vietnam Mobile Marketing &
Game của Appota 2019).
So sánh trung bình CPI các quốc gia, 2019
2USD 1,73
1,55
1,5
1,13 1,20

1 IOS
0,55 0,61
0,39 Android
0,5 0,33 0,29 0,36
0,24 0,25
0,12 0,10 0,12 0,10
0

Nguồn: Báo cáo Vietnam Mobile Marketing & Game của Appota 2019
Các buổi stream thường có hai nội dung quảng cáo chủ yếu. Thứ nhất là review sản phẩm/dịch vụ
bằng các video ngắn có nội dung sáng tạo trên Youtube. Ví dụ, Streamer Cris Devil làm video review
Samsung A80 với 7 triệu lượt xem (theo kênh youtube Cris Devil Gamer 2019); Streamer PewPew giới thiệu
sản phẩm Samsung Galaxy Note 9 (theo kênh youtube Pewpew 2019); Streamer Tippy làm video cảm nhận
và giới thiệu dịch vụ rửa xe 2 giờ của Toyota (theo kênh youtube Tippy TV 2020). Thứ hai là giới thiệu sản
phẩm/dịch vụ khi stream tương tác hoặc chơi game. Ví dụ như Streamer MisThy stream giải đáp thắc mắc
về Huawei Y9 Prime 2019 đạt hơn 500,000 lượt người xem (theo kênh youtube Misthy TV 2019)

Các phương thức Game Streamer quảng cáo sản phẩm trên sóng streaming

Gắn thông tin sản phẩm trên


Trải nghiệm, giới thiệu sản Độc quyền sản dụng sản phẩm frame hoặc background màn
phẩm, dịch vụ trên stream khi stream
hình stream
Sản phẩm phù hợp: Game, Các sản phẩm phù hợp: Shop
Các sản phẩm phù hợp: Công
Mobile app, Công nghệ, Mỹ game, Thời trang, E-commerce,
nghệ, Mỹ phẩm, FMCG, v.v.
phẩm, v.v. v.v.

2.2. Xu hướng nghề Streamer tại Việt Nam


2.2.1. Sự chuyên nghiệp hóa nghề Streamer
Trong giai đoạn từ 2012 – 2017, nghề Streamer còn là một thuật ngữ xa lạ và việc theo đuổi sự
nghiệp Streamer vẫn còn rất mơ hồ với người trẻ tại Việt Nam. Những Streamer đời đầu của Việt Nam phần
lớn là những game thủ chuyên nghiệp hay caster (bình luận viên eSport). Điển hình như Streamer Pewpew
vốn là caster Dota2, Streamer ViruSs là game thủ chuyên nghiệp và caster Liên minh Huyền thoại (League
of Legends). Tuy nhiên, nghề Streamer ngày càng được chuyên nghiệp hóa và nhiều người trẻ Việt có mong
muốn nghiêm túc theo đuổi sự nghiệp này.
Theo thống kê của một doanh nghiệp Mỹ chuyên về tư vấn và tuyển dụng nhân sự, 87% số lượng
người trẻ tại Việt Nam sinh từ sau năm 1996 có xu hướng ít muốn làm việc toàn thời gian hoặc làm trong
thời gian cố định cho các công ty, tập đoàn. Thay vào đó, họ có mong muốn thử sức với các công việc tự do
cùng một số tiêu chí như thỏa mãn được đam mê, thu nhập tốt nhất và cân bằng được cuộc sống – công
việc. Ngoài ra, 34% số người trẻ cho rằng họ muốn trở thành một YouTuber, 18% muốn trở thành một
blogger/ vlogger. Vì vậy, phần lớn những người thuộc gen Z (sinh từ năm 1996 về sau) tại Việt Nam có có
mong muốn theo đuổi sự nghiệp Streamer/Creator trên các nền tảng mạng xã hội.
Chính số lượng lớn người trẻ muốn nghiêm túc theo đuổi công việc Streamer đã dẫn đến sự chuyên
nghiệp hóa của nghề nghiệp này. Đầu tiên, sự chuyên nghiệp hóa đến từ việc các Streamer hiện nay phần
lớn được quản lý và đào tạo bài bản từ các công ty chuyên về Streamer/ Creator trên mạng xã hội.
o Các công ty quản lý Streamer tại Việt Nam
Hiện tại, các Streamer đã trở nên chuyên nghiệp hơn khi tham gia các công ty chuyên quản lý và
đào tạo Streamer trong và ngoài nước. Ngoài ra, các Streamer tự do sau khi nổi tiếng và có sức ảnh hướng
lớn cũng có xu hướng thành lập công ty, Streaming home cho mình. Điển hình như Streamer Độ Mixi thành
lập Refund Gaming, Streamer Thầy giáo Ba tạo nên SBTC v.v tạo công việc, thu nhập cao cho các game thủ
khác.
Từ 2018 tới nửa đầu năm 2019 cũng cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các Stream Agency.
Một số Stream Agency thành công tại Việt Nam là Creatory, Box Studio, 20 Sections, v.v. Mỗi agency đều có
điểm mạnh riêng và tập trung vào các nền tảng Streaming khác nhau. Cụ thể, Creatory studio hoạt động
chính ở mảng Youtube, trong khi đó Box studio và 20 Sections tập trung vào Facebook Gaming.
Nhờ sự đi lên của ngành Streaming tại Việt Nam, các Stream agency này ngày càng mở rộng quy
mô mạnh mẽ. Ví dụ, Creatory – công ty có vốn đầu tư từ Hàn Quốc được thành lập từ năm 2015 và hoạt
động theo mô hình quản lý người nổi tiếng của các công ty lớn tại Hàn như SM, YG, BigHit Entertainment,
v.v. Cụ thể, mô hình của Creatory phụ thuộc vào việc phân chia doanh thu quảng cáo. Nguồn thu thứ nhất
đến từ agency khi các Streamer/Creator của công ty cung cấp dịch vụ marketing cho các thương hiệu thông
qua hình ảnh và kênh nội dung riêng của họ, nguồn thu thứ hai đến từ dịch vụ sản xuất video và cuối cùng
là khoản phí các influencers cần phải trả cho công ty. Là đơn vị tiên phong tại Việt Nam, Creatory đứng sau
sự thành công vượt trội của nhiều tên tuổi Streamer đời đầu tại Việt Nam như PewPew, Độ Mixi, Viruss,
MisThy, Linh Ngọc Đàm, v.v. Chỉ sau hai năm thành lập, tức năm 2017, Creatory đã thu hút 5 triệu lượt xem
mỗi ngày trên Youtube và Facebook, tăng trưởng 2100% (theo thông tin từ fanpage Creatory Life). Đến
năm 2018, tổng lượt xem trực tuyến mà các influencer của studio này thu hút được đã chạm mức 3 tỷ cùng
20 triệu người theo dõi. Đến tháng 12/2019, Creatory sở hữu 70 Streamer/Creator (theo thông tin từ
fanpage Creatory Life). Từ đầu năm 2020 đến nay, đã có thêm nhiều influencer ở các lĩnh vực như thời
trang, lối sống, v.v tiếp tục gia nhập studio này. Ngoài ra, Creatory cũng đã nhận được vốn đầu tư từ các
nhà đầu tư nước ngoài. Với khoản đầu tư lớn này, Creatory có thể nhân rộng quy mô streamer/ creator lên
gấp 10 lần, ở toàn khu vực châu Á. Chính sự thành công của Creatory đã trở thành hình mẫu và khởi nguồn
cho các công ty quản lý streamer/creator chuyên nghiệp của Việt Nam.

50
Streamer/Creator
Tổng lượt xem trên tất cả các kênh: 3 tỷ
VNĐ
Tổng số lượng theo dõi: 20 triệu người
Tốc độ tăng trưởng năm 2017: 2100%

Creatory đứng sau sự thành công vượt


trội của nhiều tên tuổi streamer đời đầu
tại Việt Nam như PewPew, Độ Mixi,
Viruss, MisThy, Linh Ngọc Đàm, v.v.

Ví dụ điển hình thứ hai có thể kể đến là Box Studio, tiền thân là Thách Đấu Studio, được thành lập
vào năm 2018. Trong năm đầu hoạt động, số lượng Creator/Streamer của Box Studio chỉ vỏn vẹn có 4
người và hầu hết đều hoạt động trên nền tảng Streaming của Youtube. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018, sau
khi Facebook Gaming chính thức hợp tác với OTA Network để thâm nhập vào Việt Nam, Box Studio (đối
tác chiến lược của OTA Network) đã chuyển hướng hoạt động chủ yếu trên nền tảng Facebook Gaming.
Nhờ có định hướng hoạt động chuyên nghiệp và sự hỗ trợ từ Facebook Gaming, sau hơn một năm thành
lập (năm 2019), số lượng Streamer/Creator của Box Studio đã đạt 70 người, chiếm gần 1/3 số lượng
Streamer/Creator chuyên nghiệp (theo thống kê năm 2019 của mạng xã hội Gamehub.vn – Appota) hiện có
tại Việt Nam và vẫn không ngừng mở rộng. Theo đó, doanh thu của Box Studio tăng gấp hàng trăm lần và
đang có xu hướng trở thành một công ty triệu đô tại Việt Nam. Hơn nữa, Box Studio cũng thành lập Học
viện Streamer chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam vào cuối năm 2018. Trong tương lai, Box Studio định
hướng tích cực đầu tư hơn vào mảng thể thao điện tử (eSport) khi có liên tiếp các đội tuyển chuyên nghiệp
được thành lập tại Việt Nam và đã đạt được những thành tích vô cùng khả quan trên đấu trường quốc tế.
Đồng năm 2018, Box Studio thành lập Box Gaming, hiện đang sở hữu ít nhất 5 đội tuyển game tại 5 tựa
game lớn tại Việt Nam là Liên Quân Mobile, PUBG Mobile, Free Fire, PES và PUBG PC.

70
Streamers/Creators
∼ 1/3 số lượng Streamer/Creator
tại Việt Nam
+ 30 kênh giải trí trên Youtube/Facebook

Thành lập từ năm 2018


Đào tạo và độc quyền quản lý, khai thác
+ 50 Streamer

Tổ chức và sản xuất giải đấu, sự kiện game


Box Gaming sở hữu cả những đội thể thao
điện tử chuyên nghiệp Liên Quân, PUBG
Mobile. v.v.

o Nguồn thu nhập ổn định và đa dạng của Streamer


Việc hoạt động chuyên nghiệp và có tổ chức giúp các Streamer kiếm được thu nhập ổn định từ
nhiều nguồn khác nhau. Ngoài tiền ủng hộ của người xem, tiền thu được nhờ lượng theo dõi và xem trên
các nền tảng streaming, một Streamer còn có thể kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ các hợp
đồng quảng cáo và hợp đồng livestrean cố định trên các nền tảng như Nimo TV, Nono Live.
Nguồn thu nhập đa dạng của các Streamer tại Việt Nam

Các nhãn hàng


(Tiền quảng cáo, tài
trợ)

Các nền tảng stream


(Chia tiền quảng cáo)
Nhà phát hành
(Tài trợ, thuê stream
game)
Giải đấu
(Stream, thuê bình
luận)

Người hâm mộ
(Tiền ủng hộ, mua vật
phẩm)

2.2.2. Một số sự kiện lớn dành cho cộng đồng Streamer

Cộng đồng Streamer tại Việt Nam ngày càng đông đảo dẫn đến nhiều sự kiện lớn được tổ chức dành
riêng cho các Game Streamer và Creator. Các sự kiện này phần lớn được tổ chức bởi các nền tảng streaming
lớn như Facebook Gaming và Youtube Gaming. Ví dụ, Facebook Gaming cùng OTA Network tổ chức nhiều
sự kiện lớn dành cho các game Streamer, game thủ chuyên nghiệp và các khán giả tại Việt Nam: Facebook
Gaming Creator Meetup 2018; Facebook Gaming Creator Workshop 2018; Vietnam Creators Summit 2018;
Facebook Gaming Community Event 2019; Giải thưởng OTA Network Creator Awards (OCA) 2020.
Một số sự kiện lớn dành cho cộng đồng Gaming Streamer được tổ chức tại Việt Nam

Facebook Facebook
Vietnam Youtube
Gaming Gaming
Creators Gaming
Creator Community
Summit 2018 Festival 2018
Meetup 2018 Event 2019

o Facebook Gaming Creator Meetup 2018


Facebook Gaming Creator Meetup – Sự kiện lớn đầu
tiên cho Streamer Việt trên nền tảng Facebook
Gaming diễn ra vào tháng 9-2018. Sự kiện Facebook
Gaming Creator Meetup do Appota phối hợp cùng
Facebook Gaming tổ chức có sự tham gia của 70
Streamer lớn nhất tại Việt tham gia.

Tại đây, các nhà sáng tạo nội dung (Creator) và Game
Streamer đã được chia sẻ, giao lưu trực tiếp với đội
ngũ Facebook Gaming về thị trường, chính sách, cơ
hội và thách thức của ngành công nghiệp tỷ đô này.

o Vietnam Creators Summit 2018

Sự kiện Vietnam Creator Summit 2018 do OTA


Network phối hợp tổ chức cùng Facebook Gaming
vào tháng 12-2018, tại Đà Nẵng. Sự kiện có sự tham
dự của hơn 100 nhà sáng tạo nội dung game
(Gaming Creator) tại Việt Nam.
Vietnam Creator Summit 2018 là sự kiện chuyên
nghiệp lớn nhất dành cho các game Streamer tại
Việt Nam. Trong sự kiện này, các Game Streamer
hàng đầu tại Việt Nam đã được giao lưu và chia sẻ
từ phía đội ngũ xây dựng sản phẩm, các đại diện từ
Facebook Gaming cũng như OTA Network. Đồng
thời, các game Streamer cũng đưa ra những đề xuất
với phía Facebook Gaming để hướng tới mục đích
chung là tối ưu hóa nền tảng hiện tại.

o Facebook Gaming Community Event 2019


Trong tháng 3-2019, sự kiện Facebook Gaming
Community Event 2019 đã diễn ra tại Hà Nội, Hà
Nội. Sự kiện này có sự tham gia của 200 Game
Streamer và Creator lớn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, 20 đại diện cấp cao đến từ Facebook,


đội ngũ Appota - OTA Network cũng có mặt tại sự
kiện để cùng chia sẻ, giao lưu với các Game
Streamer, Creator và khán giả tại Việt Nam.

o Youtube Gaming Festival


Youtube cũng tổ chức các sự kiện Youtube Gaming
Festival thường niên giữa các nhà sáng tạo nội dung
(Creator) và Game Streamer tại Việt Nam. Trong tháng 11
- 2018, sự kiện Youtube Gaming Festival 2018 được diễn
ra vào với sự tham gia của nhiều Game Streamer và
Creator nổi tiếng tại Việt Nam. Tại sự kiện này, các nhà
sáng tạo nội dung game được trao đổi, chia sẻ với đội ngũ
Youtube tại Việt Nam để định hướng cho sự phát triển xu
hướng mới này trong tương lai. Bên cạnh đó, khán giả
cũng được gặp gỡ và giao lưu với các Youtube Gamer,
Streamer nổi tiếng, đội ngũ Youtube, lắng nghe phần thảo
luận giữa các khách mời và cùng thách đấu và stream cùng
nhau. Với việc tổ chức những sự kiện dành riêng cho các
game thủ Việt lẫn các Streamer chuyên nghiệp trên nền
tảng này cho thấy Youtube quyết tâm và mạnh tay cạnh
tranh tại thị trường Việt Nam, coi đây là thị trường đầy
tiềm năng và hấp dẫn tại châu Á.

2.3. Xu hướng stream các giải đấu thể thao điện tử


2.3.1. Xu hướng theo dõi stream thể thao điện tử
Thị trường Thể thao điện tử Việt Nam được đánh giá là tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số lượng người hâm mộ của thể thao điện tử (eSport) là 2.8
triệu người vào năm 2016 và 2020 là 7.2 triệu người hâm mộ, tăng gấp 2.6 lần chỉ trong 5 năm. Ngoài ra,
trong năm 2019, Việt Nam ước tính có hơn 26 triệu người chơi thể thao điện tử (theo báo cáo Vietnam
Mobile Marketing & Game của Appota 2019).
Năm 2021, số lượng người hâm mộ eSport tại Việt Nam được ước tính đạt 9.1 triệu người, tăng
hơn 26% so với năm 2020. Đồng thời, Việt Nam có hơn 52% khán giả xem stream các game và giải đấu
game mà họ không chơi. Phần lớn người hâm mộ eSport tại Việt Nam nằm trong nhóm từ 18 - 35 tuổi và
95% là nam giới. Bên cạnh đó, điện thoại di động là cách tiếp cận eSport Streaming của đa số khán giả Việt
Nam. Cụ thể, 61% khán giả Việt thường xuyên xem stream eSport trên thiết bị điện thoại, còn lại 39% khán
giả thường xem trên máy tính (PC). Thậm chí, 71% khán giả trong độ tuổi từ 13 - 17 tuổi thường xuyên
theo dõi stream trên điện thoại di động (theo báo cáo Vietnam Mobile Marketing & Game của Appota 2019).

Tỷ lệ khán giả xem eSports Streaming


tại Việt Nam, 2019

Khán giả thường xem


eSports Streaming trên
39% điện thoại

Khán giả thường xem


61% eSports Streaming trên
PC

Nguồn: Báo cáo Vietnam Mobile Marketing & Game của Appota 2019
Số liệu này tương đồng với mức độ sử dụng điện thoại di động hàng ngày tại Việt Nam - có tới
72% người dân tại các thành phố lớn sở hữu điện thoại thông minh (Theo thống kê của Google và Tập đoàn
tư vấn Boston (BCG) năm 2018). Đặc biệt, trong năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19, các giải đấu
game đều được tổ chức trực tuyến, kéo theo lượt theo dõi các buổi stream giải đấu tăng đáng kể. Theo Báo
cáo COVID-19 Crisis: Impact and Recovery – Adsota tại thị trường Việt Nam của Appota, chỉ trong thời gian
ngắn, lượng người theo dõi các Livestream cả game và eSport trên nền tảng Facebook Gaming tăng 67.81%,
thời gian theo dõi tăng 18.74%, tương tác tăng 41.61% và lượng reach tăng 66.34% so với 2019.
Tại Việt Nam, có 37% khán giả theo dõi eSport Streaming hàng hàng và hơn 49%, tương đương
với hơn 10 triệu người theo dõi eSport livestream hàng tuần. Trong năm 2020, con số ngày được Appota
ước tính tăng lên hơn 16 triệu người. Điều này cho thấy, việc xem stream eSport đã trở thành một phần
giải trí không thể thiếu của khán giả yêu thích game tại Việt Nam. Đối với những khán giả theo dõi Stream
Game hàng ngày, có tới 54% khán giả dành 1 đến 3 tiếng trong ngày, và 37% khán giả dành dưới 1 tiếng
trong ngày (theo Báo cáo Vietnam Mobile Marketing & Game của Appota 2019)
Tỷ trọng khán giả dành thời gian xem Thời gian trung bình khán giả Việt Nam
eSports Streaming tại Việt Nam, 2019 xem Game Streaming hàng ngày

14% 6%
7% Dưới 1 tiếng
37% 33%
Hàng ngày Từ 1 đến 3 tiếng
Hàng tuần
Từ 3 - 4 tiếng
Hàng tháng
49% Từ 4 tiếng trở lên
54%

Nguồn: Báo cáo Vietnam Mobile Marketing & Game của Appota 2019

2.3.2. Thực trạng stream các giải đấu Thể thao điện tử tại Việt Nam

Theo thống kê của Appota trong năm 2018, tổng số phút khán giả xem stream các giải đấu (cả trong
nước và quốc tế) là 5,003,660 phút. Tổng số lượng khán giả tiếp cận các giải đấu eSport là 1,585,058 người.
Số người xem stream cùng lúc cao nhất là người tại giải đấu Arena of Valor World Cup 2019 (giải đấu Liên
quân Mobile cúp vô địch Thế giới) được tổ chức tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo thống kê của eSport Charts (kênh chuyên thống kê và phân tích xu hướng phát triển
Esport toàn cầu), lượng người theo dõi trận chung kết Liên minh Huyền thoại (League of Legends) mùa
giải 2020 trên kênh Youtube Việt Nam đã đạt đỉnh 668,000 lượt xem, vượt qua kênh tiếng Anh (524,000)
và Hàn Quốc (502,000). Tính tổng lượt xem trên tất cả các nền tảng phát sóng hợp pháp, lượng người Việt
xem trận chung kết vẫn đứng thứ 3 chỉ sau người Hàn Quốc và người dùng Anh ngữ.

>> Một số giải đấu được eSport lớn được tổ chức tại Việt Nam

Đấu Trường Sinh Tồn Đấu Trường Danh Vọng

Giải đấu Đấu Trường Sinh Tồn được tổ chức lần Giải đấu Đấu Trường Danh Vọng là giải đấu Liên
đầu vào năm 2018 do Công ty Garena đăng cai tổ Quân Mobile Việt Nam. Sự kiện lần đầu được tổ
chức. Đấu Trường Sinh Tồn là giải đấu thường chức vào năm 2017, do Công ty Cổ Phần Giải Trí
niên của Free Fire chuyên nghiệp tại Việt Nam và Thể Thao Điện Tử Việt Nam (VEE) chủ trì,
với lượng khán giả lớn theo dõi và phần thưởng cùng với nhà tài trợ lớn Viettel.
giá trị cao. Lượt xem phát sóng trực tiếp:
Lượt xem phát sóng trực tiếp: - 2017: Tổng lượt xem trực tiếp trận Chung
- 2018: Lượt xem trận Chung kết trên Youtube kết là 1.1 triệu trên Youtube.
là gần 2 triệu. - 2018: Tổng lượt xem trực tiếp trận Chung
- 2019: Trung bình các trận đấu có 1 triệu lượt kết Mùa Đông là 3.3 triệu trên Youtube.
xem trực tiếp trên Youtube. Trận Chung kết - 2019: 500,000 người theo dõi cùng một thời
có 3.1 triệu lượt xem trực tiếp trên Youtube. điểm. Tổng lượt xem trực tiếp trận Chung
- 2020: Trung bình các trận đấu có 1.5 – 1.9 kết là 5.43 triệu trên kênh Youtube.
triệu lượt xem trực tiếp trên Youtube. Trận - 2020: Tổng lượt xem phát sóng trực tiếp
Chung kết có tổng lượng xem trực tiếp trên trận Chung kết Mùa Xuân 2020 là 6.6 triệu
Youtube là 6.3 triệu lượt xem. lượt trên Youtube.

Vietnam Championship Series ESL VietNam Championship

Giải đấu Vietnam Championship Series (VCS) lần Giải đấu ESL Vietnam Championship - Liên
đầu được tổ chức vào năm 2013. Đây là giải đấu quân Mobile do ESL tổ chức năm 2019, được tài
chuyên nghiệp cấp độ cao nhất của bộ môn trợ bởi Mercedes-Benz. Giải đấu có sự góp mặt
eSport - Liên minh Huyền thoại (League of của 6 đội tuyển.
Legends) tại Việt Nam. Lượt xem phát sóng trực tiếp: Trung bình
Lượt xem phát sóng trực tiếp: tổng lượt xem trực tiếp các trận đấu trên
- 2018: Trung trình tổng lượt xem trực tiếp các Youtube là từ 50 - 300 nghìn.
trận đấu từ 100 - 300 nghìn trên Youtube.
- 2019: Trung trình tổng lượt xem trực tiếp các
trận đấu từ 600 - 900 nghìn trên Youtube.
- 2020: Trung bình tổng lượt người xem trực
tiếp các trận đấu từ 1 – 1.3 triệu. Trận chung
kết có tổng lượt xem trung bình là 4.4 triệu
trên Youtube.

Không chỉ các giải đấu quốc nội, một số giải đấu quốc tế lớn và uy tín cũng lựa chọn địa điểm tổ
chức tại Việt Nam. Điển hình như hai giải đấu Arena of Valor World Cup 2019 (AWC 2019) - giải đấu Liên
quân Mobile cấp vô địch thế giới và giải đấu Mid Season Invitational 2019 (MSI 2019) - giải đấu Liên minh
Huyền thoại (League of Legends) chuyên nghiệp lớn nhất thế giới.

Arena of Valor World Cup Mid Season Invitational 2019

Giải đấu Arena of Valor World Cup 2019 (AWC Mid Season Invitational 2019 (MSI 2019) là giải
2019) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Việt đấu cấp quốc tế của bộ môn Liên minh Huyền
Nam. Đây là giải đấu vô địch thế giới của bộ môn thoại (League of Legends). Đây là giải đấu eSport
Liên quân Mobile. có quy mô lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức.
Giải đấu AWC 2019 có sự tham gia của các đội Đồng thời, MSI 2019 cũng là cột mốc lớn đánh
tuyển Liên quân chuyên nghiệp từ nhiều quốc dấu sự phát triển của nền eSport Việt Nam.
gia: Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Lượt xem phát sóng trực tiếp: Trung bình tổng
Giải thưởng cao nhất trị giá 200 nghìn USD. lượt xem trực tiếp trận Chung kết trên Youtube
Lượt xem phát sóng trực tiếp: Trung bình tổng là 1.7 triệu.
lượt xem trực tiếp trận Chung kết trên Youtube là
350 nghìn.

3. Triển vọng thị trường Game Streaming tại Việt Nam


3.1 Tiềm năng thị trường
3.1.1 Xu hướng phát triển về quy mô thị trường Game Streaming
Quy mô thị trường game phát triển mạnh mẽ: Theo Báo cáo Newzoo Global Games Market Report
2020 của Newzoo, trên thế giới hiện có 4.2 tỷ người (chiếm 53.6%) có kết nối Internet, 2.69 tỷ người chơi
trò chơi điện tử. Newzoo cũng dự đoán con số này sẽ đạt 3 tỷ người vào năm 2023. Chính vì vậy, không quá
khó hiểu khi thị trường game toàn cầu vẫn luôn có chỉ số tăng trưởng duy trì, dù bị chi phối bởi nhiều yếu
tố.
Số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Frost và Sullivan cũng cho hay, Đông Nam Á là khu vực
phát triển nhanh nhất thế giới của game di động với tổng doanh thu dự kiến đạt hơn 7 tỷ USD vào năm
2019. Tính riêng tại Việt Nam, doanh thu game di động dự kiến năm 2022 sẽ đạt 208 triệu USD. Tại một
báo cáo khác, Adsota chỉ ra Việt Nam là thị trường game đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á về mặt doanh
thu và đứng thứ 27 thế giới trong năm 2019.
Theo xu thế phát triển của thị trường game, thị trường Game Streaming cũng đạt được nhiều bước
tiến. Theo Market Data Forecast, Thị trường Game Streaming toàn cầu dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng
trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9% trong giai đoạn dự báo 2020-2025. Thị trường phát trực tuyến
trò chơi liên quan đến việc phân phối nội dung trò chơi điện tử qua internet, bao gồm trò chơi trực tiếp
hoặc trò chơi được ghi sẵn. Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng thống kê rằng, người xem thể thao điện tử toàn
cầu đã dành 17.9 triệu giờ để xem các anh hùng trong trò chơi của họ trên nhiều kênh khác nhau, chẳng
hạn như kênh trò chơi YouTube hoặc trên Twitch trong quý đầu tiên của năm 2018.

3.1.2. Khả năng bùng nổ thị trường Game Streaming nhờ bối cảnh tự nhiên

Thị trường Streaming tại Việt Nam được dự đoán sẽ phát triển bùng nổ nhờ nhu cầu của số lượng
người trẻ - đối tượng chủ đạo ảnh hưởng đến thị trường. Thêm vào đó, tác động của Covid khiến nhu cầu
chơi, xem và stream game cũng gia tăng.
 Dân số trẻ tham gia tích cực thị trường game
Với gần 100 triệu dân, trong đó phần nhiều là dân số trẻ, đối tượng thanh thiếu niên đóng vai trò
rất quan trọng tới sự đột phá của thị trường game Việt Nam. Theo thống kê của Appota, các game thủ thế
hệ Z (sinh từ năm 1996 trở về sau) đang dẫn đầu xu thế giải trí trên mạng, 74% dành thời gian để chơi
game ít nhất 2 lần mỗi ngày, 57% dành từ 60 đến 90 phút cho mỗi lần chơi. Họ tích cực tìm kiếm, sản xuất
ra những nội dung mới và sáng tạo. Nếu nội dung thỏa mãn tính tò mò và mong muốn giải trí của họ,
thế hệ Z sẵn sàng nói hoặc chia sẻ nó với những người bạn của mình thông qua các trang mạng xã hội.
Biểu thời gian chơi game và xem stream trên điện thoại
của thế hệ Z tại Việt Nam
100%
91%
80%

60%
46% 55% 55%
38%
40%
32%
13%
20% 14%
6% 13%
0% 5%
2AM-6 AM 6AM-10AM 10AM-2PM 4PM-6PM 6PM-10PM 10PM-2AM

Chơi game Xem Stream

Nguồn: Báo cáo Vietnam Mobile Marketing and Game 2019 – Appota
Theo dự đoán của Nielsen, đến năm 2025, thế hệ Z tại Việt Nam sẽ đạt con số gần 15 triệu người
(chiếm đến 21% lực lượng lao động và hơn 30% lượng khán giả trực tuyến). Đây chính là đối tượng người
dùng chủ đạo và đẩy mạnh tiềm năng để các nền tảng Streaming phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần
đây. Họ chính là “người dùng” và cả “người tạo nội dung tiên phong” (content creator) trên các nền tảng
trực tuyến. Chính vì vậy, đây là đối tượng có sức ảnh hưởng đến ngành Game Streaming.
 Tác động của Covid khiến nhu cầu xem game tăng cao
Nửa đầu 2020, toàn bộ kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với những
thay đổi không ngờ đến bởi ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, trong
khi hầu hết các nhóm ngành chao đảo và đình trệ bởi dịch bệnh, đây lại là cơ hội vàng để "ngành công
nghiệp tỷ đô" - Game Streaming phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, nhu cầu xem stream game tăng cao cũng là xu
hướng trên toàn thế giới dưới sự ảnh hưởng của COVID-19. Theo số liệu từ Streamlabs, trong quý I-2020,
nền tảng Twitch đã đạt mức kỷ lục cho số giờ xem và số người xem trung bình trong cùng một thời điểm.
Số người xem trung bình của Youtube Gaming cũng đạt mức cao nhất của nền tảng này khi xét trên phạm
vi toàn cầu, tăng 15.5% so với quý IV-2019 (Nguồn: Adsota).
Báo cáo COVID-19 Crisis: Impact and Recovery – Adsota cũng cho biết, trong khoảng thời gian hai
tuần đầu tháng 4-2020 kể từ lúc lệnh cách ly xã hội được ban hành, tổng số lượt xem Game Streaming trên
Facebook đạt mốc 119.2 triệu, tăng lên 81.37% so với khoảng thời gian cùng tháng trước đó. Đây là những
con số rất lớn đối với một thị trường như Việt Nam, nhất là khi được so sánh với các nước khác trong khu
vực.
Adsota cũng dự đoán ngành game sẽ “lên như diều gặp gió” khi có tới 36% người tham gia khảo sát
cho biết họ chơi game nhiều hơn trong giai đoạn bùng phát dịch. Ngoài ra hoạt động Game Streaming cũng
phá nhiều kỷ lục ấn tượng. Đặc biệt, Nam Blue – Game Streamer đình đám của chương trình kết hợp giữa
OTA Network và Facebook Gaming cũng đã đạt 137,000 lượt xem trong cùng một thời điểm – kỷ lục cao
nhất tại Đông Nam Á trên nền tảng Facebook Gaming.
Theo ông Phạm Bá Duy, người đứng đầu dự án OTA Network – mạng lưới các nhà sáng tạo nội dung
game hàng đầu trên nền tảng Facebook Gaming tại Việt Nam, Game Streaming là một hình thức nội dung
có độ tương tác vô cùng “đáng kinh ngạc” trong khoảng thời gian gần đây. Thống kê từ OTA Network và
báo cáo COVID-19 Crisis: Impact and Recovery - Adsota cho thấy rằng, trong hai tuần đầu kể từ lệnh cách ly
xã hội, số lượt tương tác trung bình đối với mỗi Streaming đã tăng khoảng 41% so với thời gian trước đó.
Lượt tiếp cận trung bình cũng tăng lên đáng kể với tỷ lệ 66.34%. Rõ ràng, không chỉ là hoạt động giết thời
gian thuần túy, Gaming và Game Streaming còn là một hình thức giải trí có thể kết nối xã hội.
Với những số liệu vô cùng tích cực này, Game Streaming đã không còn là một thị trường ngách mà
dàn tạo ảnh hưởng lên các ngành hàng khác. Các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực có thể tận dụng số lượng
người chơi và người hâm mộ ngày càng tăng theo nhiều hướng như: cung cấp các dịch vụ và sản phẩm bổ
trợ cho trải nghiệm trò chơi, tận dụng gamification, in-game ads và Game Streaming trong các hoạt động
quảng cáo.

∆ 81.37%
Tổng lượt xem ∼
119.2 triệu lượt xem

∆ 50%
tương tác
Lượt xem Game Streaming
trên Facebook tăng đáng kể
∆ 79.6% trong gần nửa tháng kể từ
lượt tiếp cận lệnh cách ly xã hội

Nguồn: COVID-19 Crisis: Impact and Recovery - Adsota


Bên cạnh đó, nền tảng streaming những nội dung liên quan đến game như Facebook Gaming,
Twitch, v.v cũng ghi nhận những phát triển vượt bậc kể từ đầu tháng 4- 2020. Theo số liệu thống kê, tổng
số lượt xem của Facebook Gaming đã tăng lên đến 81.37% chỉ trong gần nửa tháng, tỉ lệ tương tác và lượt
tiếp cận cũng tăng lần lượt 50% và 79.6%. Nhận thấy xu hướng phát triển tiềm năng trong thời gian này,
Facebook đã gấp rút ra mắt ứng dụng Facebook Gaming trên điện thoại vào ngày 20/4/2020 vừa qua, một
dự án đáng lẽ ra tháng 6/2020 mới được công bố nếu theo đúng kế hoạch.
Điều này cho thấy việc dành nhiều thời gian ở trong nhà đã khiến cho nhu cầu giải trí và kết nối
trực tuyến giữa người tiêu dùng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Và các nền tảng Game Streaming là những
phương tiện không thể tốt hơn để đáp ứng những nhu cầu này của người dùng. Khi tác động của Covid-19
đang ngày càng lan rộng, người tiêu dùng sẽ tiếp tục được khuyến khích giữ khoảng cách với những người
xung quanh và hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Do đó, việc chơi game sẽ thỏa mãn rất nhiều nhu cầu của
người tiêu dùng như: giải tỏa căng thẳng, tương tác với bạn bè, mở rộng vòng quan hệ. Việc đại dịch Covid
vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới vô hình trung lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
ngành Game Streaming.

3.1.3 Khả năng bùng nổ thị trường Game Streaming nhờ yếu tố công nghệ

 Sự cạnh tranh của các nền tảng Game Streaming


Với tốc độ phát triển thần tốc của công nghệ 4.0 hiện nay, các nhà đầu tư luôn cần cập nhật để sáng
tạo, thiết kế ra các nền tảng Game Streaming hỗ trợ người xem và Streamer một cách tốt nhất để đáp ứng
nhu cầu của họ. Điều này khiến các nền tảng đang phải cạnh tranh khốc liệt để chiếm được thị phần.
Được biết, khái niệm “Video Game Streaming” (phát trực tiếp trò chơi điện tử) lần đầu được biết
đến và nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 2011 thông qua kênh Twitch. Vào thời điểm đó, những trò
chơi nổi tiếng như League of Legends (Liên minh Huyền thoại), World of Warcraft, v.v đã thu hút một lượng
người chơi và người xem vô cùng đông đảo. Sau 7 năm, Game Streaming đã phát triển thành một “ngành
công nghiệp không khói” trị giá tới hàng tỉ USD và vẫn tiếp tục lan tỏa ra khắp thế giới, trong đó có cả Việt
Nam.
Chính sự phát triển không ngừng nghỉ và ngày càng mạnh mẽ hơn của Streaming đã tạo tiền đề để
một loạt các nền tảng cho phép phát trực tiếp quá trình chơi game mới ra đời. Ngay cả ở Việt Nam, với tầm
nhìn xa, sự nhạy bén và sớm ý thức được tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp này, một số đơn vị, công
ty truyền thông và giải trí đã quyết định đầu tư vào việc tạo lập các nền tảng đầu tiên cho Streamer Việt.
Cùng với đó, sức hút từ thị trường Việt Nam cũng thu hút các ông lớn về nền tảng Game Streaming từ nước
ngoài, tiêu biểu là Youtube hay Facebook. Trong đó các nền tảng Game Streaming phổ biến nhất hiện nay
đối với Game thủ và Streamer Việt cần phải kể đến như: Facebook Gaming, Youtube Gaming, TwitchTV,
CubeTV, v.v.
Mặc dù mới được xây dựng trong thời gian ngắn và mới chỉ có mặt ở một số quốc gia như Việt
Nam, Brazil và Thái Lan nhưng theo nhận định từ cộng đồng Streamer Việt, Facebook Gaming đang là thế
lực đang phát triển mạnh mẽ nhất cả về lượng và chất ở Việt Nam. Facebook Gaming là nền tảng tích cực
trong việc lắng nghe phản hồi từ giới Streamer, cũng như đang mang đến cho giới Game Streamer rất nhiều
lợi ích về cộng đồng mà Facebook vốn đã và đang đứng số một. Trào lưu dịch chuyển từ nền tảng Youtube
sang Facebook Gaming của một loạt những Streamer đình đám như ViruSs, Snake Nidalee, Thùy
Dung, TrauTV, v.v đang minh chứng cho tiềm năng tương lai và thành công hứa hẹn của nền tảng này. Với
tất cả những yếu tố trên, Facebook Gaming trong thời gian tới sẽ đủ khả năng để thách thức ưu thế của
Youtube tại thị trường Châu Á cũng như Việt Nam trên “chiến trường” Game Streaming.
Bên cạnh đó, Youtube Gaming và CubeTV cũng đang tranh giành gay gắt để chiếm được thị phần
thị trường Game Streaming đầy hứa hẹn.
Các nền tảng phát trực tiếp video chơi game kể trên chính là những đại diện mạnh nhất trong cuộc
đua của ngành công nghiệp Game Streaming. Việc các nền tảng cạnh tranh gay gắt để có được chỗ đứng
vững chắc chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp này tại thời
điểm hiện tại và trong tương lai tại thị trường Việt Nam.
 Lượng người dùng Smartphone lớn
Theo Báo cáo Vietnam Digital Ads Report 2019 vừa được Adsota phát hành, người Việt Nam hiện
nay có đến 43.7 triệu người hiện đang có sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97.4 triệu dân,
đạt tỷ lệ 44.9%. Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng
smartphone cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác như Anh Quốc, Nhật Bản, Đức
hay đại diện cùng khu vực Đông Nam Á là Indonesia.
Số lượng người dùng Smartphone của 15 nước/thị trường đứng đầu thế giới

Nguồn: Báo cáo Vietnam Digital Ads Report 2019 - Adsota

Người Việt sử dụng thời gian trung bình trong một ngày để chơi game trên điện thoại di động nhiều
hơn việc tham gia mạng xã hội. Theo Báo cáo Vietnam Mobile Marketing and Game 2019 - Appota, người
dùng Việt bị thu hút bởi các Streamer cùng những màn chơi game mãn nhãn và những bình luận đầy tính
giải trí. Họ sẵn sàng dành tới hàng chục triệu giờ một tháng để theo dõi và tương tác cùng các game thủ
trong các buổi stream trên những nền tảng như Facebook, Youtube, NimoTV, v.v chứng tỏ sức hấp dẫn
không hề nhỏ của loại hình nội dung số này trong việc giải trí hàng ngày. Điều này một lần nữa chứng minh
tiềm năng và sự phát triển bùng nổ của thị trường Game Streaming trong thời gian tới.
Appota, nhà cung cấp các nền tảng trên thiết bị di động, công bố báo cáo Vietnam Mobile Marketing
and Game 2019, theo đó cho biết người Việt dành trung bình hơn 400 nghìn giờ mỗi ngày để xem stream
trò chơi điện tử, trong đó 61% thời lượng xem đến từ thiết bị di động. Ông Đặng Thái Sơn, Giám đốc
marketing của công ty Appota, nhận định: "Livestream, siêu ứng dụng hay thể thao điện tử là những trào
lưu đang được thế hệ trẻ đón nhận. Các xu hướng này sẽ còn tiến xa, thay đổi hành vi của người dùng và
thay thế dần các loại hình giải trí truyền thống, đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng lớn của người Việt Nam
và khu vực.

Thời lượng xem stream game tại Việt Nam đầu năm 2019
(không tính stream các giải đấu)

Triệu giờ

25,0
21,5
20,0
16,0
15,0 14,0
11,2
10,3
10,0

5,0

0,0
T1/19 T2/19 T3/19 T4/19 T5/19

Nguồn: Báo cáo Vietnam Mobile Marketing and Game 2019- Appota
Sự bùng nổ về quy mô của thị trường game trên toàn cầu cũng như xu hướng stream đặc biệt là
việc sử dụng điện thoại di động để stream ngày một gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các Streamer
stream tại bất cứ nơi nào họ muốn khiến thị trường Game Streaming được dự báo sẽ còn phát triển mạnh
mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
 Tải nhiều ứng dụng miễn phí
Tại Việt Nam theo thống kê của Adsota, hậu COVID-19, lượng người chơi game đã tăng 30% và cán
mốc 3.99 triệu, chiếm gần 2/3 số người trong độ tuổi 18-30. Nhờ những tiềm năng to lớn này, Việt Nam đã
trở thành một thị trường rất được các doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng và “săn đón”. Số liệu mới nhất
từ App Annie cũng cho thấy: trong vòng 11 tuần đầu năm 2020, lượt tải ứng dụng trò chơi trên nền tảng di
động của người Việt đã tăng tới 40% kể từ sau Tết. Điều này ngược lại hoàn toàn so với tình trạng “im ắng”
vào cùng kỳ năm 2019.
Theo số liệu từ báo cáo COVID-19 Crisis: Impact and Recovery do công ty quảng cáo Adsota phát
hành, trong Top 10 ứng dụng có lượt tải nhiều nhất trên App Store và Google Play vào thời điểm giữa tháng
4, ngoài các ứng dụng giao tiếp như Zalo, Facebook Messenger, những ứng dụng còn lại đều thuộc thể loại
video giải trí như Tiktok, Youtube và các ứng dụng về Game.
Top các ứng dụng miễn phí tháng 4-2020

Nguồn: COVID-19 Crisis: Impact and Recovery - Adsota


Thị trường Game Streaming tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển với một
loạt các yếu tố hỗ trợ: Dân số trẻ tích cực tham gia vào thị trường trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn
biến phức tạp khiến người dân thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc và giải trí; Các nền tảng cạnh tranh
một cách khốc liệt để đem đến cho người dùng trải nghiệm và dịch vụ tốt hơn; Sự gia tăng của số lượng
người sử dụng Smartphone và số lượt tải các ứng dụng miễn phí; v.v. Tất cả các yếu tố này hứa hẹn tạo nên
một thị trường Game Streaming cạnh tranh, nhiều sắc màu với tiềm năng và lợi nhuận khổng lồ.
3.2 Hợp tác quốc tế trong phát triển thị trường Game Streaming
3.2.1 Triển vọng hợp tác trong phát triển thị trường Game Streaming
Báo cáo của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tại Hội nghị Đánh giá hoạt động thông
tin điện tử năm 2020 và định hướng năm 2021 cho thấy, doanh thu ngành công nghiệp game online năm
2020 cán mốc 12,000 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2015. Cũng tại hội nghị này, các báo cáo cũng
cho thấy, khoảng 25,000 nhân lực của ngành này đang phục vụ hơn 32 triệu người chơi game tại Việt Nam.
Con số này cho thấy, Việt Nam đang là thị trường vô cùng tiềm năng trong tương lai. Ông Lê Hồng Minh,
Chủ tịch VNG đưa ra nhận định: “Tôi có niềm tin rất lớn vào việc Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD doanh thu từ
ngành công nghiệp game. Các studio Việt đã có sản phẩm đẳng cấp thế giới. Chúng ta phải cùng nhau để
đạt mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu trước năm 2027”.
Chính vì lẽ đó, thị trường Game Streaming của Việt Nam cũng là món mồi béo bở cho các nền tảng
tranh giành thị phần. Mỗi nền tảng đều có điểm mạnh riêng biệt để thu hút người dùng, tạo cộng đồng, khai
thác lượt stream. Để có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Việt Nam tiềm năng, các nhà đầu tư nước ngoài
đang có xu hướng tìm kiếm đối tác Việt Nam để hợp tác. Việc Facebook Gaming hợp tác với Appota Việt
Nam để cho ra mắt dự án xây dựng cộng đồng Streamer tài năng tại Việt Nam - OTA Network hay NimoTV
kết hợp với VTC Game để chính thức ra mắt game Aurora – Vùng Đất Huyền Thoại ở Việt Nam vào ngày
18-11-2020 là những minh chứng rõ ràng nhất. Được biết, tiền thân của NimoTV là HUYA, nền tảng stream
hàng đầu ở Trung Quốc được thành lập vào năm 2016. Mặc dù còn non trẻ, NimoTV đã thiết lập tầm ảnh
hưởng rộng của mình ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và trở thành nền tảng stream ổn định
với hệ sinh thái game, giải trí và eSport đa dạng nhất hiện nay.
Sự hợp tác của các đối tác Việt Nam và nước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị phần của ngành Game
Streaming là một mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Theo đó, đối tác Việt Nam tận dụng sự hiểu biết
sâu sắc về các đặc tính, tập quán, tiềm năng của thị trường, nhà đầu tư nước ngoài tận dụng được
nguồn vốn, trình độ công nghệ. Với sự phát triển bùng nổ của ngành game, sự ra đời của nhiều nền
tảng Game Streaming, xu hướng này chắc chắn sẽ còn nở rộ trong tương lai.

3.2.2 Phân tích tình huống thực tế: OTA Network – Hợp tác giữa Facebook Gaming và
Appota Việt Nam
Xuất hiện vào tháng 5 năm 2018, OTA Network (thuộc Appota Group) là đơn vị duy nhất được
Facebook Gaming chọn triển khai dự án xây dựng cộng đồng Streamer tài năng tại Việt Nam và nhanh
chóng hình thành cộng đồng Streamer đình đám như ViruSs, Tuấn Tiền Tỉ, Snake Nidalee, ABCT36Gaming,
Thùy Dung và TrâuTV.
OTA Network giúp các Streamer thay đổi bản thân từ những điều nhỏ nhất để trở nên "chuẩn chỉnh"
và phù hợp với các chính sách toàn cầu của Facebook. Những năm trước đây, Streamer Việt lại không quá
chú tâm vào những vấn đề đó, họ làm một cách tự phát và thiếu bài bản. Ông Phạm Bá Duy – Giám đốc dự
án OTA Network chia sẻ với các Streamer: "Chúng tôi giúp các bạn chuyên nghiệp hơn, kiếm tiền bằng
chính tài năng của mình và được mọi người đánh giá một cách tích cực chứ không đơn thuần chỉ là những
người biết chơi game’’.
OTA Network giúp Streamer có cơ hội trực tiếp đề xuất những tính năng hoặc thay đổi các chính
sách để phù hợp với văn hóa Việt. Khởi đầu, nền tảng Facebook Gaming có lúc không ổn định, chất lượng
hình ảnh không cao như Youtube. Tuy nhiên, Streamer Việt đã thích nghi nhanh chóng, đóng góp tích cực
cho Facebook Gaming để đến nay họ đã cải tiến và mang đến một sản phẩm hoàn thiện cho người xem.
Ngoài ra, nói về những thế mạnh của mình, OTA Network cho biết họ là một mảnh ghép quan trọng
của Appota. Appota có hệ sinh thái giải trí vững chãi liên quan đến phát hành game, thể thao điện tử, hạ
tầng phần cứng, giải pháp thanh toán, quảng cáo… có thể hậu thuẫn rất nhiều cho cộng đồng Streamer của
OTA Network. Nhờ đó, dù là các bạn Streamer có tập fan nhỏ nhưng vẫn được OTA Network hỗ trợ nhiều
trong việc gia tăng người xem, xây dựng thương hiệu cá nhân, nghiên cứu hành vi người xem stream.
Ban đầu, nhiều Streamer có lượng người theo dõi không cao. Chẳng hạn, Nam Blue chỉ vỏn vẹn
khoảng 5,000 người theo dõi, sau khi đồng hành cùng OTA Network và Facebook Gaming, Nam Blue vinh
dự được trao tặng danh hiệu "Top 1 Thế giới về tổng số lượng người xem stream trên nền tảng Facebook
Gaming trong tháng 8 năm 2018". Hiện nay, anh đã xây dựng được cộng đồng với gần 1 triệu follower và
giữ vững vị trí thứ 2 tại thị trường Việt Nam về số giờ xem (Theo thống kê năm 2020 của Mạng xã hội
Gamehub.vn).
Sau 2 năm phát triển, Facebook Gaming cùng OTA Network đã xây dựng một mạng lưới các nhà
sáng tạo nội dung game (Creator/Streamer) chất lượng với hơn 300 Creators và hơn 80 triệu người theo
dõi. (Theo thông tin công bố năm 2020 của OTA Network). Mỗi năm, OTA Network đều tổ chức các hoạt
động để kết nối các creators với nhau cũng như để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng này. OTA Network
là điển hình của mô hình hợp tác thành công giữa, đem lại giá trị cho cả hai công ty lẫn nói riêng và ngành
Game Streaming nói chung.

You might also like