Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

QUY LUẬT VỀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

a/ Quy luật thích ứng


Một rung cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu sẽ bị suy
yếu, bị lắng xuống. Quy luật này được biểu hiện ở hiện tượng “chai dạn” của
xúc cảm, tinh cảm. trong cuộc sống hằng ngày, quy luật thích ứng được vận
dụng có một cách có hiệu quả. Chẳng hạn, để trẻ mất dần tính nhút nhát, cha mẹ
thường xuyên động viên, gợi ý, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ ý kiến và thức hiện
hoạt động nhất định nhằm tăng cường sự tự tin cho trẻ; hiện tượng “xa thương,
gần thường” là cơ sở của “sự củng cố âm tính” trong quan hệ tinh cảm.
b/ Quy luật pha trộn
Trong đời sống tinh cảm có sự kết hợp màu sắc âm tinh và dương tính, hơn nữa
màu sắc âm tinh còn là nguồn gốc và điều kiện nảy sinh màu sắc dương tinh,
chăng hạn: vừa yêu, vừa ghét, vừa vui vừa buồn. Quy luật pha trộn cho phép 2
xúc cảm, tinh cảm đối lập nhau có thể cùng xuất hiện tại thời điểm nào đó,
chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau.
Quy luật này cho ta thấy rõ tinh chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn của tinh
cảm con người. Nhưng sự thật thì những mâu thuẫn đó phản ánh đung tinh phức
tạp, đa dạng của thực tế khách quan mà thôi.
c/ Quy luật di chuyển
Trong đời sống tinh cảm, xúc cảm, tinh cảm có thể được chuyển từ đối tượng
này sang đối tượng khác có liên quan đén đối tượng đã gây ra xúc cảm, tinh
cảm trước đó. Trong sinh hoạt hằng ngày ta thường gặp hiện tượng “giận cá
chêm thớt”, “vơ đũa cả nắm” là sự biểu hiện của quy luật di chuyển xúc cảm,
tinh cảm. Quy luật này cũng phản ánh sự phức tạp trong biểu hiện tinh cảm của
con người.
d/ Quy luật tương phản (cảm ứng)
Một thế nghiệm này có thể làm tăng cường một thế nghiệm khác đối cực với nó
khi xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó. Đó là sự tác động qua lại giữa xúc
cảm tinh cảm âm tinh và dương tinh thuộc cùng một loại.
Trong thực tiễn quy luật này còn được thể hiện khá hữu hiệu: trong giao dục tư
tưởng người ta sử dụng biện pháp “ôn nghèo, nhớ khổ”. Trong văn học nghệ
thuật được chú ý khi xây dựng các tuyến nhân vật chinh diện, phản diện, xây
dựng tinh cách, hành động nhân vật có mâu thuẫn nhằm đanh trúng tâm lý độc
giả, nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ đạo đức của họ.

You might also like