KINH TẾ VI MÔ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ đối với sản phẩm hồ tiêu: giá trần
và giá sàn
Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hồ tiêu đem đến giá cao hay thấp
bất thường, có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và
mất một cách không công bằng. Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay
gián tiếp vào thị trường.
Để tránh tình trạng giá hồ tiêu cao bất thường, chính phủ có thể ấn
định giá trần, theo luật giá cả không thể tăng trên mức giá đó.
Để tránh tình trạng giá hồ tiêu thấp bất thường, chính phủ có thể ấn
định giá sàn, theo luật giá cả không thể giảm dưới mức giá đó.
Cả hai trường hợp, chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng
trong phân phối sản phẩm hồ tiêu.
Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó không thể ngăn ngừa các thị
trường di chuyển đến điểm cân bằng. Nó có thể gây ra sự dư thừa hay
thiếu hụt trầm trọng và kéo dài hơn so với tình trạng thị trường tự do.
a. Giá trần (hay giá tối đa – Pmax)
Khi chính phủ quy định giá trần đối với sản phẩm hồ tiêu, có thể xảy ra
hai trường hợp: Gía trần thấp hơn giá cân bằng và giá trần cao hơn giá
cân bằng.
- Khi giá trần thấp hơn giá cân bằng (Pmax < P0): quy định giá trần có
hiệu lực (đồ thị 2.15a)
Đồ thị 2.15a mô tả những ảnh hưởng của chính sách giá trần hay
giá tối đa, P0 và Q0 là điểm cân bằng trên thị trường tự do. Nếu
chính phủ quy định rằng giá không thể cao hơn giá trần cho phép
là Pmax (thấp hơn giá cân bằng P0), các nhà sản xuất không thể
cung ứng nhiều như trước, lượng cung giảm xuống còn Q1 và
ngược lại những người mua lại muốn mua một lượng lớn hơn là
Q2. Kết quả là lượng cầu vượt lượng cung, thị trường thiếu hụt
một lượng hồ tiêu là (Q2 -Q1).
Một số người được lợi và một số bị thiệt từ biện pháp can thiệp
này. Người sản xuất chịu thiệt, nhận được mức giá thấp hơn
trước và một số phải ngừng sản xuất. Một số người tiêu dùng
được lợi vì được mua hồ tiêu với giá thấp, một số khác không
mua được hồ tiêu sẽ thiệt thòi vì phải mua hồ tiêu ở một thị
trường không hợp pháp – thị trường chợ đen – với mức giá P1 cao
hơn mức giá P0 trong điều kiện thị trường tự do.
- Nếu giá trần cao hơn giá cân bằng (Pmax > P0): quy định giá trần
không có hiệu lực, giá thị trường không thay đổi, vẫn là P0, thể
hiện trên đồ thị 2.15b.
b. Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmin)
Khi chính phủ quy định giá sàn đối với sản phẩm hồ tiêu, có thể xảy ra
hai trường hợp: Gía sàn cao hơn giá cân bằng, và giá sàn thấp hơn giá
cân bằng.
- Khi giá sàn cao hơn giá cân bằng (Pmin > P0): quy định giá sàn có
hiệu lực (đồ thị 2.16a)
Trên đồ thị 2.16a, P0 và Q0 là điểm cân bằng trên thị trường tự do,
nếu chính phủ quy định rằng giá không thể giảm thấp hơn giá sàn
cho phép là Pmin. Ở mức giá cao Pmin, lượng cung ứng Q1 nhiều hơn
trước và ngược lại những người mua chỉ muốn mua một lượng ít
hơn là Q2. Kết quả là lượng cung vượt lượng cầu, thị trường dư
thừa một lượng hang là (Q1 – Q2). Rõ ràng là người tiêu dùng bị
thiệt từ biện pháp can thiệp này, vì phải mua hàng với giá cao Pmin
cao hơn mức giá cân bằng P0 trong điều kiện thị trường tự do.
Người sản xuất nhận được mức giá cao hơn trước, nhưng giảm số
lượng bán từ Q0 xuống Q2, nếu chính phủ không có biện pháp hỗ
trợ bằng cách mua hết lượng hồ tiêu thừa, thì họ sẽ không có thu
nhập để bù đắp chi phí để sản xuất (Q1 – Q2).Ví dụ cho chính sách
giá sàn là giá lúa tối thiểu, tiền lượng tối thiểu.
Ví dụ: các quốc gia thường đặt giá sàn cho nông sản nhằm bảo hộ
người nông dân. Ở Việt Nam, chính phủ đã đặt giá sàn cho lúa. Có
thể có thể minh họa trên đồ thị 2.16a. khi chính phủ chưa can
thiệp thì giá lúa cân bằng ở mức giá P0 và lượng lúa cân bằng là Q0.
Khi đặt giá sàn là Pmin cao hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu
giảm còn Q2, luojng cung tăng lên là Q1. Kết quả lượng cung lớn
hơn lượng cầu, gây ra lượng lúa dư thừa là AB. Chính phủ đã mua
hết lượng lúa dư thừa AB làm lương thực dự trữ quốc gia. Trong
trường hợp này người nông dân được lợi nhiều, vì bán với giá quy
định cao hơn và số lượng bán lớn hơn so với trước khi có giá sàn,
còn người mua bị thiệt thòi hơn so với trước.
Ngoài ra giá sàn còn được thể hiện trong chính sách tiền lương tối
thiểu của các quốc gia, nhằm trợ giúp người lao động được khấm
khá hơn. Cách giải thích cũng tương tự như giá sàn về lúa trên đồ
thị 2.16a. Khi chính phủ định mức lương tối thiểu cao hơn mức
lương cân bằng, lượng cung lao động sẽ lớn hơn lượng cầu lao
động, gây ra tình trạng dư thừa hay thất nghiệp AB lao động
không có việc làm.
- Nếu giá sàn thấp hơn giá cân bằng (Pmin < P0): quy định giá sàn
không có hiệu lực, giá thị trường không thay đổi, vẫn là P0, thể
hiện trên đồ thị 2.16b.
2. Thực trạng tác động của các chính sách hồ tiêu trên thị trường
Hiện nay nguồn cung hạt tiêu quá lớn trên thị trường thế giới, nếu
Việt Nam chỉ hướng đến sản xuất hồ tiêu để ăn thì quá lãng phí.
Bởi hồ tiêu còn làm nguyên liệu, mỹ phẩm, nước hoa và nguyên
liệu thứ cấp cho các ngành khác.
Vì vậy, các DN Việt Nam cần chủ động trong công tác nghiên cứu
nhu cầu thị trường và xu hướng tiêu dùng tại các thị trường trong khối
châu Âu (EU) để tăng giá trị hồ tiêu xuất khẩu, đồng thời tạo ưu thế
cạnh tranh với nước xuất khẩu hồ tiêu khác tại những thị trường tiêu thụ
hồ tiêu lớn như Hoa Kỳ (Mỹ), EU.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ba năm qua thị trường tiêu thế
giới khủng hoảng về giá do cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt
trên thị trường. Cụ thể, nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm
và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2% - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu
toàn cầu tăng 8% - 10%. Với sản lượng dự kiến đạt 602.000 tấn/năm
2019. Đến 2050, sản lượng tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn trong khi
cầu tăng không tương ứng. Hai quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế
giới là Indonesia và Brazil hiện luôn trong tình trạng tồn kho còn nhiều.
Tuy vậy, các DN xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam không quá bị động.
Bởi trong 8 tháng 2019 này, mặc dù xuất khẩu hồ tiêu sang hầu hết các
thị trường giảm về giá trị do ảnh hưởng của xu hướng giảm giá trên thị
trường toàn cầu, nhưng tại một số thị trường chính như Mỹ, kim ngạch
xuất khẩu cũng tăng 18% so với cùng kỳ 2018. Tại EU kim ngạch tăng
22,5%; đặc biệt xuất khẩu vào một nước EU như Đức, Hà Lan lại tăng
mạnh về cả khối lượng và giá trị. Riêng các nước Đông Nam Á tăng đến
43%...
Lợi thế của xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam là trong bối cảnh xuất
khẩu tiêu trên thế giới đang nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn,
việc Việt Nam đã ký thành công Hiệp định thương mại tự do với EU
(EVFTA) sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam, bởi các
nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hồ tiêu ngay khi
hiệp định có hiệu lực.
Do vậy, EVFTA sẽ là đòn bẩy tốt để các DN Việt Nam tăng cường
xuất khẩu vào các nước EU (đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến
trước đây có mức thuế từ 5% - 9%), nay về 0%.
Một lợi thế khác nữa, nếu trước đây, xuất khẩu hồ tiêu sang thị
trường EU phải đáp ứng tiêu chuẩn riêng của từng quốc gia trong khối,
thì sau khi EVFTA có hiệu lực, các DN chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn
chung của toàn khối, là có thể xuất khẩu sang EU. Việt Nam cũng sẽ tận
dụng được cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu, khi các nhà đầu
tư trong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng
nguyên liệu và nhân công giá rẻ.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng,
phát triển vùng sản xuất, tuân thủ các biện pháp thực hành nông nghiệp
tốt và theo tiêu chuẩn quốc tế, đối với ngành hồ tiêu. Đặc biệt là tăng
cường kiểm soát, giảm thiểu tối đa mức sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
tổng hợp, hỗ trợ các hộ sản xuất phát triển các đồn điền tiêu hữu cơ,
thúc đẩy xây dựng hệ thống thông tin, dự báo và phát triển thị trường
đặc biệt là thị trường nước ngoài để tận dụng các cơ hội mở rộng thị
trường. Ngoài những thị trường chính truyền thống, các DN xuất khẩu
hồ tiêu còn tăng xúc tiến thương mại hồ tiêu sang các thị trường mới
tiềm năng như Mexico, Canada…

You might also like