Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tài liệu sử dụng nội bộ

GV: Trần Thiện Trí


1. Hướng dẫn trích dẫn
Một bài báo cáo nghiên cứu không thể không có trích dẫn, hay nói cách khác không thể không có
sự tham khảo các bài nghiên cứu trước đây. Một bài nghiên cứu cần “đứng trên vai của người
khổng lồ” mới có nền tảng vững chắc về học thuật. Việc tham khảo các ý tưởng từ các bài
nghiên cứu trước đó phần lớn được thể hiện thông qua trích dẫn. Trích dẫn là cách ghi nhận
những đóng góp học thuật của các nhà nghiên cứu đối với những tri thức mà dựa vào đó chúng ta
phát triển nghiên cứu của mình. Nhờ trích dẫn mà người đọc còn có thể truy lục lại những tài liệu
nghiên cứu trước đây để xác minh mức độ thuyết phục của bài nghiên cứu cũng như tiếp tục phát
triển học thuật trong ngành liên quan.
Hiện nay có nhiều quy chuẩn trích dẫn khác nhau được xây dựng và sử dụng cho những lĩnh vực
khác nhau. Hầu hết các chuẩn trích dẫn được xây dựng trên hệ thống ghi tên tác giả và năm xuất
bản. Phổ biến nhất trong hệ thống này là chuẩn APA, chuẩn Chicago và chuẩn Harvard. Chuẩn
APA1 (Hiệp hội tâm lý Mỹ - American Psychological Association) được sử dụng trong các tác
phẩm học thuật liên quan tới lĩnh vực về giáo dục, tâm lý học và các ngành khoa học xã hội.
Chuẩn Chicago2 sử dụng trong các tác phẩm học thuật liên quan tới lĩnh vực nhân loại học bao
gồm văn học, lịch sử và nghệ thuật. Mặc dù không được kết nối với một tổ chức và có hướng dẫn
chính thức như hai chuẩn trích dẫn kia, nhưng trích dẫn kiểu Harvard đã được áp dụng từ cuối
thế kỷ 19, chủ yếu tại Anh Quốc và Liên hiệp Anh 3. Kiểu trích dẫn Harvard được sử dụng trong
các bài viết học thuật khoa học nói chung.
Trong chương này, chúng ta sẽ tham khảo cách trích dẫn theo chuẩn APA 7th. Việc trích dẫn bao
gồm trích dẫn các bài viết trong bài báo cáo và lập thành danh sách trong mục Danh mục tham
khảo (references) ở cuối bài.
1.1 Trích dẫn trong bài viết
Trích dẫn trong bài viết được sử dụng tại câu văn, đoạn văn có tham khảo ý tưởng hay thông tin
từ tài liệu khác. Trích dẫn bao gồm tên họ của tác giả và năm xuất bản tác phẩm. Cách viết trích
dẫn sẽ có khác biệt chút ít trong các trường hợp sau:
1
https://apastyle.apa.org/products
2
https://www.chicagomanualofstyle.org/tools_citationguide.html
3
https://ask.library.harvard.edu/faq/81735
a. Một tác giả:
Nếu tên tác giả được viết ra như là một thành tố trong câu thì chỉ để năm xuất bản trong dấu
ngoặc kép ngay sau tên tác giả. Trường hợp khác thì để cả tên tác giả và năm trong dấu ngoặc
kép. Nếu trích dẫn nguyên văn câu văn hay đoạn văn thì kèm theo số trang có câu văn hay đoạn
văn đó.
Ví dụ: Kawakubo (2020) đề xuất các bước xây dựng nền tảng SDGs địa phương
như sau:…
Các bước xây dựng nền tảng SDGs địa phương gồm có: … (Kawakubo, 2020)
Để xây dựng nền tảng SDGs địa phương cần có ít nhất 4 nhóm dữ liệu: “số liệu
thống kê mô tả thực trạng các thành phố và cộng đồng, hệ cơ sở dữ liệu về viễn
cảnh, chiến lược, chính sách, giải pháp liên quan đến SDGs, ví dụ các sáng kiến
SDGs tại địa phương, công cụ hỗ trợ đánh giá tình nguyện ở địa phương”
(Kawakubo, 2020, p. 4).
b. Hai hoặc ba tác giả trở lên:
Cách trích dẫn cũng tương tự đối với hai tác giả và ba tác giả trở lên ngoài trừ cách viết tên các
tác giả. Đối với hai tác giả, chúng ta cần lưu ý viết cả hai tên họ tác giả. Nếu tên tác giả đặt trong
dấu ngoặc kép, hai tên được kết nối bằng ký tự “&”, ví dụ, (Kawakubo & Murakami, 2020). Nếu
ba tác giả trở lên thì chỉ cần viết tên tác giả đầu tiên và các tác giả còn lại sẽ viết với ký tự “et
al.” nghĩa là những người khác, ví dụ, (Kawakubo et al., 2020).
c. Nhiều tài liệu trích dẫn cùng lúc:
Trường hợp cần trích dẫn nhiều tài liệu có chung một quan điểm, tên tác giả và năm xuất bản của
các tài liệu được viết liên tiếp nhau, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”, ví dụ, (Kawakubo et al.,
2000; Kawakubo & Murakami, 2020; Nguyen, 2021).
Ngoài ra, nếu tên tác giả trích dẫn là tên của tổ chức, chúng ta sử dụng tên tổ chức, ví dụ, (UN,
1990).
1.2 Trong tài liệu tham khảo
Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong bài viết cần được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, theo
tên họ của tác giả hoặc tên tổ chức, ở cuối bài báo cáo, trong mục tài liệu tham khảo. Mỗi tài liệu
tham khảo được liệt kê trong mục này sẽ bao gồm một số bộ phận cách nhau bởi dấu chấm,
chẳng hạn đối với tạp chí bao gồm: tên họ tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tạp chí, số kỳ. Cách
trình bày tài liệu tham khảo sẽ khác nhau ít nhiều tuỳ vào loại tài liệu là bài báo trên tạp chí,
sách, tài liệu tham khảo trên internet. Sau đây là một số trường hợp liệt kê tài liệu trích dẫn thông
thường:
a. Bài báo trên tạp chí:

Tên họ, A. (năm). Tên bài báo. Tên tạp chí, số kỳ, dãy trang. DOI (nếu có)
A.: chữ cái đầu tiên của các tên còn lại.
Tên tạp chí và số kỳ in nghiêng.

DOI hay URL4: Nếu tài liệu được truy xuất online, thông thường các tài liệu sẽ có DOI
(mã định danh tài liệu số - digital object identifier) hoặc URL (định vị tài nguyên thống
nhất - Uniform Resource Locator). Nói chung đây là các đường dẫn có thể giúp truy cập
tài liệu trên internet. Khác với URL, đối với DOI, nếu địa chỉ đường dẫn thay đổi, người
dùng vẫn được đổi tự động đến địa chỉ mới.

Ví dụ:
Batson, C. D. (1994). Why act for the public good? Four answers. Personality & Social
Psychology Bulletin: Special Issue: The Self and the Collective, 20, 603-610.
Kelly, J. R., & Barsade, S. G. (2001). Mood and emotions in small groups and work
teams. Organiza- tional Behavior & Human Decision Processes, 86(1), 99-130.
Batson, C. D., Batson, J. G., Griffitt, C. A., Barrientos, S., Brandt, J. R., Sprengelmeyer,
P., & Bayly, M. J. (1989). Negative-state relief and the empathy—altruism
hypothesis. Journal of personality and social psychology, 56(6), 922.
https://doi.org/10.1037/0022-3514.56.6.922
b. Sách giáo trình hoặc sách tham khảo

Tên họ, A. (năm). Tên sách. Nhà xuất bản. DOI (nếu có)

Ví dụ: Sugai, P. (2020). Building Value Through Marketing: A Step-by-step Guide.


Routledge.
Nếu tham khảo một chương của sách biên soạn (các bài viết có chọn lọc từ nhiều tác giả
được tập hợp dưới dạng các chương trong một cuốn sách theo một chủ đề nhất định):

Tên họ, A. (năm). Tên chương. Trong B. Tên họ (Ed.), Tên sách (tr. #-#). Nhà xuất bản.
DOI (nếu có)
4
https://apastyle.apa.org/style-grammar-guidelines/references/dois-urls
Ví dụ: Wang, S. (2013). A conceptual framework for integrating research related to the
physiology of compassion and the wisdom of Buddhist teachings. Trong P. Gilbert (Ed.),
Compassion: conceptualisations, research and use in psychotherapy (tr. 75-120).
Routledge.
c. Tài liệu từ internet:
Việc liệt kê các tài liệu từ internet trong nhiều trường hợp sẽ khó có đầy đủ các bộ phận chuẩn
như đối tài liệu là bài báo hay sách. Khi đó, chúng ta cố gắng cung cấp nhiều thông tin ở mức có
thể. Về cơ bản, các thành phần thông tin cần tổng hợp gồm có:

Tên họ, A. (năm, ngày tháng). Tiêu đề bài viết. Tên trang web. URL

Ví dụ: Lê, T. N. (2016, ngày 14 tháng 4). TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO KIỂU
APA. Trang web Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
http://hcmup.edu.vn/index.php?
option=com_content&id=21011&tmpl=component&task=preview&lang=vi&site=142
Ngoài 3 nhóm tài liệu trên cùng với những cách liệt kê tài liệu thường gặp như đã trình
bày, các trường hợp khác có thể được tham khảo cụ thể trong ấn phẩm thứ 7 của APA
“Publication Manual of the American Psychological Association (2019)” - Hướng dẫn
công bố tác phẩm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ năm 2019.
Trên thực tế, việc trích dẫn trong báo cáo và liệt kê các tài liệu tham khảo có thể được
thực hiện bằng công cụ References/ Insert Citation (Tham chiếu/ Chèn Trích) và
References/ Bibliography (Tham chiếu/ Danh mục tham khảo) trên Microsoft Word.
Trên hệ thống Microsoft Word có tích hợp sẵn các chuẩn mực trích dẫn phổ biến như
APA, Chicago, Harvard. Tương ứng với mỗi chuẩn trích dẫn sẽ có sẵn các khung trống
để nhập các thành phần của tài liệu tham khảo. Thông tin của tất cả các tài liệu tham khảo
được lưu trữ trong hệ thống. Người dùng có thể chèn bảng danh mục tham khảo ở cuối
bài báo cáo với công cụ Danh mục tham khảo như trong hình. Cụ thể các bước sử dụng
có thể được tham khảo trên trang hướng dẫn của Microsoft Word.
(Nguồn: Microsoft.com5)
2. Vấn đề đạo văn (plagiarism)
Đạo văn là một vấn đề rất phổ biến tại các trường đại học ở Việt Nam. Mặc dù các trường đại
học đã bắt đầu có những động thái áp dụng các phần mềm kiểm tra đạo văn nhưng quá trình thực
hiện vẫn chưa thực sự nghiêm ngặt. Có nhiều lý do giải thích cho thực trạng này. Trước hết là do
người học chưa được dạy về đạo văn. Tiếp đến là do thiếu những khoá học về đạo đức trong học
thuật. Sau nữa là do văn hoá chưa đề cao những ý tưởng gốc 6. Vậy đạo văn là gì và làm sao để
tránh đạo văn?
Theo plagiarism.org7, những hành vi điển hình sau đây được xem là đạo văn:

 “Chuyển tác phẩm của người khác thành của mình;

 Sao chép từ ngữ hay ý tưởng từ người khác mà không ghi nhận;

 Thất bại trong việc đặt câu văn được trích dẫn trong dấu ngoặc kép;

 Cung cấp thông tin sai lệch về nguồn của câu văn được trích dẫn;

 Thay đổi từ ngữ nhưng sao chép cấu trúc câu của một nguồn mà không ghi nhận;

 Sao chép quá nhiều từ và ý tưởng từ một nguồn đến mức chiếm phần lớn tác phẩm của
bạn, bất kể bạn có ghi nhận hay không”;
Để tránh đạo văn, việc trích dẫn đúng, chẳng hạn theo chuẩn mực APA, là điều cần thiết. Ngoài
ra, trong quá trình nghiên cứu và viết bài cần chú ý những điểm như sau:
+ Ghi chép cẩn thận: đặc biệt khi điểm luận tài liệu tham khảo, những ý tưởng gốc từ các tài liệu
này cần được ghi chú để tách biệt với suy nghĩ và ý tưởng của chính mình.

5
https://support.microsoft.com/vi-vn/office/th%C3%AAm-c%C3%A1c-tr%C3%ADch-d%E1%BA%ABn-trong-t
%C3%A0i-li%E1%BB%87u-word-ab9322bb-a8d3-47f4-80c8-63c06779f127
6
https://cvdvn.net/2021/05/12/dao-van-o-viet-nam-3-bai/
7
https://www.plagiarism.org/article/what-is-plagiarism
+ Diễn đạt lại (paraphrase): khi người viết sử dụng chính từ ngữ và cấu trúc câu theo cách hiểu
của bản thân để viết lại một đoạn văn hay một ý tưởng từ một tài liệu của người khác thì được
gọi là diễn đạt lại. Việc diễn đạt lại không có nghĩa là không vi phạm đạo văn, vì cơ bản ý tưởng
đó đến từ người khác. Mục đích của diễn đạt lại là để tránh trích dẫn nguyên văn quá nhiều trong
bài. Hơn hết, nó giúp người viết trình bày những ý tưởng quan trọng liên quan tới bài viết của họ.
Cùng với diễn đạt lại, người viết cần ghi trích dẫn nguồn. Việc trích dẫn nguồn đồng thời sẽ giúp
ý tưởng được trình bày có căn cứ học thuật mạnh mẽ8.
+ Check đạo văn trên Turnitin: Hiện nay tại nhiều trường đại học ở Việt Nam đang sử dụng công
cụ Turnitin để kiểm tra đạo văn. Việc kiểm tra đạo văn cũng giúp người viết rà soát lại bài viết,
cẩn thận trong trích dẫn nguồn. Thông thường, các trường đưa ra định mức phần trăm cho phép
khi kiểm tra đạo văn trên Turnitin. Tuy nhiên, các con số tuyệt đối như 20% hay 30% chỉ mang
tính tham khảo chứ chưa thể kết luận về mức độ đạo văn trong một bài báo cáo. Nhiều khi có
những câu văn bị trùng cũng chưa chắc có thể kết luận được đó là đạo văn. Đặc biệt đối với các
bài viết trong cùng lĩnh vực, cùng chủ đề. Trong nhiều tình huống, các cụm từ phổ biến cũng
được turnitin xếp vào đạo văn9. Chính vì vậy, thay vì xét con số tuyệt đối, người viết nên sử dụng
con số để tham khảo những vị trí có khả năng được xem là đạo văn và chỉnh sửa lại bằng cách
đặt trong dấu ngoặc kép đối với các câu văn nguyên văn từ tài liệu khác, hoặc diễn đạt lại và
trích nguồn.

8
https://www.plagiarism.org/article/preventing-plagiarism-when-writing
9
https://www.plagiarism.org/blog/2018/02/27/how-similar-is-too-similar

You might also like