Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

77 - Tiểu ban 2

Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ lần thứ XVI

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA DẦM LIÊN HỢP
LIÊN TỤC SỬ DỤNG THÉP I CÁN NÓNG THEO LÝ THUYẾT PHI TUYẾN
ANALYSIS AND ASSESSMENT OF RESISTANCE OF CONTINOUS
COMBINED BEAM USING HOT RILLED I-STEEL BY NONLINER THEORY

Hồ Xuân Nam 1, Lê Bá Anh 2


1
Đại học Giao Thông Vận Tải, Email: hxnam@utc.edu.vn
2
Đại học Giao Thông Vận Tải, Email: baanh.le@utc.edu.vn
TÓM TẮT: Bài báo tiến hành phần tích sự làm việc của dầm liên hợp liên tục thép bê tông cốt thép sử dụng
thép I cán nóng bằng phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng mô hình phần tử phi tuyến cho vật liệu bê tông và
thép, từ đó xác định khả năng làm việc của dầm và hệ số kết cấu của tính toán dầm théo lý thuyết dầm tuyến
tính.
Giới hạn trong công
TỪ KHÓA: Dầm I cán nóng, phân tích phi tuyến, hệ số kết cấu. trình giao thông?
ABSTRACTS: The article analyzes the working performance of conjugate beams using hot rolled I steel by finite
element method using nonlinear element models for concrete and steel materials. From that determine the
working capacity of the beam and the structural coefficient of the beam calculation according to the linear
beam theory.
KEYWORDS: Hot rolled I-beams, nonlinear analysis, structural coefficients.
Điều kiện để phân
1. GIỚI THIỆU
tích phi tuyến đối với
Tại Việt Nam, với các cầu nhịp vừa và nhỏ dạng dầm
cônggiản đơngiao
trình đượcthông
áp dụng nhiều nhất, phần lớn
cầu dầm bê tông cốt thép, BTCT dự ứng lực hay dầm thép được chế tạo trong nhà máy được vận
chuyển, lắp đặt tại hiện trường. Việc giảm chi phí từ giai đoạn chế tạo, giai đoạn thi công và công tác
bảo trì khai thác công trình cầu là rất cần thiết, hiện nay tốn nhiều thời gian thi công chế tạo bê tông
dầm hay hàn dầm thép tổ hợp, tồn tại nhiều gối cầu, nhiều khe co giãn, xà mũ thường có cấu tạo rộng,
thường thi công đơn chiếc từng dầm hoặc tổ hợp 2 dầm. Ngoài ra, trong quá trình khai thác gối cầu,
đầu dầm trên xà mũ mố, trụ xuất hiện hiện tượng đọng nước, nhiều đất, cát có nguy cơ làm giảm tuổi
thọ gối cầu, bê tông đầu dầm bị suy giảm tuổi thọ và hầu hết các cầu đều có hiện tượng đầu dầm thép
trên mố, trên trụ bị han rỉ,…Trên thế giới, kết cấu cầu dầm thép phát triển mạnh mẽ về vật liệu, áp
dụng các dạng kết cấu mới hợp lý hơn như dầm thang, áp dụng các công nghệ mới trong chế tạo và thi
công,… Trong đó, kết cấu nhịp liên hợp sử dụng dầm thép cán nóng đã được nghiên cứu và triển khai
[1, 2,3,4] sử dụng dầm ngang bằng bê tông cốt thép đổ liền khối các dầm thép tại mố và trụ cầu làm
giảm thiểu số gối,…
Với các ưu nhược điểm của dầm I cán nóng, dầm I cán nóng đang được áp dụng nhiều tại các công
trình xây dựng cũng như cầu đường tại các nước trên thế giới.
Không có nhiều ý
Tại Việt Nam, các loại dầm thép trên thị trường hiện nay vớinghĩa,
chiều cao
xemdầm
lạitối
tênđa là 1000mm, phù
hợp để chế tạo các kết cấu dầm thép liên hợp liên tục. Ở bảng bảng
dưới đây
2 thống kê 1 số loại thép I cán
nóng phổ biến cho việc chế tạo dầm tại Việt Nam.
Bảng 2: Tổng hợp kết quả phân tích tính toán
Loại thép Khối lượng Kích thước
(kg/m) h (mm) b(mm) tw(mm) tf(mm) r(mm) A mm2
HE 650 x 407• 407 696 314 29,5 54 27 518,8
HE 700 x 418• 418 744 313 29,5 54 27 531,9
HE 800 x 444• 444 842 313 30 54 30 566,0
HE 900 x 466• 466 938 312 30 54 30 593,7
HE 1000 x 494• 494 1036 309 31 54 30 629,1
HE 1000 x 584• 584 1056 314 36 64 30 743,7
Các nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam cũng đã được tiến hành để chứng minh tính ưu việt của dầm
liên hợp liên tục sử dụng thép I cán nóng so với một số loại kết cấu điển hình cùng chiều dài nhịp. Tuy
Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ lần thứ XVI

nhiên để hoàn thiện được kết cấu dầm liên hợp liên tục sử dụng thép I cán nóng, cần phải đánh giá
được hệ số tính dư và xác định hệ số kết cấu của việc tính toán dầm theo các phương pháp tính toán
thông thường theo lý thuyết dầm tuyến tính.
Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp thương được sử dụng là tiến hành phân tích dầm có xét đến
ứng xử phi tuyến của vật liệu và hình học của dầm để xác định các ứng xử của dầm trên mô hình phân
tích. Kết quả mô hình khẳng định mức độ an toàn của dầm khi sử dụng lý thuyết dầm tuyến tính thông
thường. Phương pháp thứ hai là thí nghiệm trên dầm có kích thước thực Từ kết quả thí nghiệm có thể
khảo sát, phát hiện các dạng hư hỏng cục bộ trên dầm . Trong bài báo này sử dụng phương pháp phân
tích đầu tiên..
Câu cụt
2. PHÂN TÍCH PHI TUYẾN DẦM DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG.
2.1 Cấu tạo và kích thước của dầm liên hợp liên tục sử dụng thép I cán nóng điển hình
Dầm phân tích có tổng chiều dài 3 nhịp 30+30+30m và chiều cao dầm tổng cộng H= 1200 mm.
Dầm được cấu tạo từ dầm thép định hình HE 1000 x584 cao 1000mm và bản bê tông cốt thép dày
20mm. Cốt thép dọc của phần bản bê tông sử dụng các thanh đường kính 10mm bước 200mm, cốt thép
ngang sử dụng thanh 16mm bước 150mm, Neo thép sử dụng hai loại D16x75mm và DE16x200mm.
Dầm thép liên hợp được mô tả bằng phần tử khối 3D trên toàn bộ kết cấu.

Số lượng chốt có mũ
Nên chỉ ra trên mặt chịu cắt?
cắt ngang của tiết
diện dầm liên hợp

Hình 1: Mô hình dầm thép liên hợp liên tục 3 nhịp

Thông tin về phần tử

Hình 2: Mặt cắt ngang của mô hình dầm

2.2 Sơ đồ chịu lực của dầm


Để mô phỏng sự làm việc chịu uốn của dầm, tiến hành phân tích khả năng chịu lực của dầm thép
liên hợp theo sơ đồ chịu uốn. Tải trọng tác dụng bao gồm: Tải trọng tương ứng với hiệu ứng lực của
tĩnh tải bản mặt cầu, lớp phủ mặt cầu và hoạt tải tác dụng lên dầm trong các trạng thái giới hạn sử dụng
và trạng thái giới hạn cường độ. Tải trọng P là tải trọng mô phỏng để nội lực trong dầm đạt đến trạng
thái giới hạn, được tinhstoans sau khi xét đến hiệu ứng nội lực do tải trọng bản thân của dầm.
2.3 Mô hình vật liệu.
Bê tông bản đồ sau sử dụng trong thiết kế và thi công dầm là loại bê tông có cấp phối tiêu chuẩn
với đường kính cốt liệu lớn nhất Dmax= 20mm. Cường độ của bê tông ở tuổi 28 ngày f’c = 30MPa, mô
đun đàn hồi của bê tông 30083 MPa. Đường con vật liệu của bê tông được xây dựng trên mô hình
Total strain crack với các thông số đầu vào thông qua các mô hình phân tích phi tuyến sau:
Mô hình bê tông chịu nén của Thorenfeldt với f’c= 30MPa,
Mô hình bê tông chịu kéo theo mô hình vật liệu Brittle với ứng suất kéo nứt là 3,45 MPa,
Mô hình chịu cắt sử dụng mô hình Constant với hệ số beta bằng 1.

Hình 3: Mô hình bê tông chịu nén của Thorenfeldt với f’c = 30 MPa

Mô đun đàn hồi của


thép và bê tông?

Hình 4: Mô hình bê tông chịu kéo theo Brittle, ứng suất kéo nứt ft = 3.45 MPa

Hình 5: Mô hình chịu cắt Constant với Beta bằng 1

Vật liệu thép sử dụng cho dầm chủ được mô hình theo lý thuyết Vonmisses với ứng suất tại điểm
chảy đầu tiên có giá trị fy= 345 MPa
Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ lần thứ XVI

Hình 6 Mô hình của thép theo VonMises

2.4 Kết quả phân tích.


Hình trình bày kết quả mô hình phân tích do tải trọng P ở trạng thái giới hạn sử dụng gây ra

Hình 7: Độ võng của dầm dưới tác dụng của hoạt tải

Mặt cắt chỉ ra được vị


trí trục trung hòa dẻo
của tiết diện

Hình 8: Phổ ứng suất kéo của dầm thép

Biểu đồ ứng suất mặt


cắt của dầm thép
Hình 9: Phổ ứng suất nén của dầm thép

Dưới tác dụng của tải trộng, ứng suất kéo trong dầm thép bằng 80.4 MPa, ứng suất nén bằng -42.88
MPa, chưa đạt đến giá trị cường độ chảy của vật liệu. Phổ ứng suất cho thấy phần lớn dầm thép chịu
kéo trong quá trình làm việc, phù hợp với mục đích thiết kế của dầm thép liên hợp.
Võng ngắn
hạn?
Độ võng của dầm do hiệu ứng hoạt tải gây ra bằng 30.1mm chưa vượt quá độ võng cho phép theo
tiêu chuẩn thiết kế TCVN 11823-2017.[5]
Kết quả phân tích cho thấy mô hình dần liên hợp liên tục sử dụng thép I cán nóng đảm bảo an toàn
về mặt kết cấu, thỏa mãn các yêu cầu kiểm toán theo tiêu chuẩn thiết kế.
Tổng hợp kết quả phân tích các chỉ tiêu kiểm toán của dầm liên hợp liên tục sử dụng thép I cán
nóng được trình bày ở Bảng 2. Kết quả này được xác định từ mô hình phân tích phi tuyến (A) so sánh
với tính toán dầm sử dụng lý thuyết dầm thông thường và vật liệu tuyến tính.
Bảng 2: Tổng hợp kết quả phân tích tính toán
Mục Phân tích phi tuyến Phân tích tuyến Tỷ lệ B/A
sử dụng phần tử hình tính trên mô hình dầm
khối (A) (B)
Độ võng thẳng 30.1 34.8 1.15
đứng do hoạt tải (mm)

Ứng suất cánh trên -42.88 -68.63 1.6


dầm thép (MPa)

Ứng suất cánh dưới 80.40 121.99 1.52


dầm thép (MPa)
Ứng suất nén trong -15.6 -19.3 1.23
bản bê tông (MPa)

Ứng suất kéo trong 1.8 2.2 1.22


bản bê tông (MPa)

Kết quả cho thấy các giá trị tính toán theo mô hình phân tích tuyến tính sử dụng phần tử dầm đều
cho kết quả lớn hơn đáng kể so với việc phân tích sử dụng mô hình phi tuyến. Như vậy việc sử dụng
mô hình phân tích dầm là thiên về an toàn. Hệ số kết cấu nằm trong khoảng 1.15 đến 1.6, Kết quả cũng
cho thấy ở trạng thái tải trọng khai thác, dầm chưa bị phá hoạt, đảm bảo yêu cầu về ứng suất và độ
cứng dưới tác dụng của tải trọng khai thác.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Bài báo đã sử dụng mô hình phi tuyến của vật liệu bê tông và vật liệu thép để tiến hành phân tích
phi tuyến của dầm liên hợp liên tục sử dụng thép I cán nóng điển hình, từ đó xác định được hệ số kết
cấu của việc tính toán theo lý thuyết dầm phi tuyến, khẳng định được sự an toàn về cường độ, ứng suất
và độ cứng của dầm dưới tác dụng của tải trọng khai thác.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi bộ Giao thông vận tải trong đề tài mã số “DT214004”

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] A. Stone, A.M.; J. W. van de Lindt, M.; and S. Chen, M. (2010).Design and Costs for Simple- Made-
Continuous Rolled Steel Girder Bridges: Literature Survey, Practice Periodical on Structural Design and
Construction, Volume 15 Issue 3.
[2] U.S. Department of Transportation (2012). Steel Bridge Design Handbook-Structural Behavior of
Steel.Publication No. FHWA-IF-12-052 - Vol. 4 A.
[3] Samanta Robuschi , Anchorage of naturally-corroded, plain bars in Reinforced Concrete structures Mater
Struct 53, 38 (2020).
Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ lần thứ XVI

[4] John Cairns and Lisa Feldman. “Strength of laps and anchorages of plain surface bars”. Structural Concrete
Journal of the fib. November 2017 (2018), pp. 1782–1791
[5] TCVN11823-2017, Thiết kế cầu đường bộ

You might also like