Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 9

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


1. Dân số và gia tăng dân số
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
+ Năm 2020, số dân nước ta là trên 97 triệu người (đứng thứ 3 ở Đông Nam Á).
+ Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân số còn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng
“bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng
của dân số có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 giảm.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 đến 59 tăng.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh, vì nước ta có quy mô dân số
đông, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
2. Phân bố dân cư, các loại hình quần cư
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi
+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất là vùng Tây Bắc.
- Nguyên nhân
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí
nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
- Giải pháp
+ Thực hiện các chiến lược về dân số: chuyển cư, kế hoạch hoá dân số (miền núi..., đồng bằng)
+ Phát triển kinh tế - xã hội để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng
vùng (miền núi..., đồng bằng).
* Các loại hình quần cư
+ Quần cư nông thôn
- Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp, bản, buôn,
play.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
+ Quần cư đô thị
- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở các thành phố lớn, những
chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều.
- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp
và dịch vụ.

Trang 1/2
- Tên gọi: phường, quận, tổ dân phố.
3. Lao động và việc làm
* Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp.
- Có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật.
- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
* Hạn chế
- Trình độ và thể lực người lao động nước ta còn yếu.
- Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.
- Lực lượng lao động phân bố không đều, tập trung quá cao ở các vùng đồng bằng và duyên hải gây
căng thẳng đối với vấn đề giải quyết việc làm.
* Phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động ở nước ta.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc
làm.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
4. Đô thị hóa
- Tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng vẫn còn thấp (35%)
- Tốc độ đô thị hóa chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Quy mô đô thị vừa và nhỏ, phân bố không đều.
- Tác động của đô thị hóa:
+ Tích cực: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động…
+ Tiêu cực: sức ép lên việc làm, quá tải y tế, giáo dục, nhà ở…, ô nhiễm môi trường…
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP KĨ NĂNG
- Nhận dạng biểu đồ: tròn (thể hiện cơ cấu – 3 năm trở xuống), miền (thể hiện cơ cấu – 4 năm trở
lên), đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng, sự gia tăng), cột (thể hiện quy mô, độ lớn, giá trị).
- Nhận xét bảng số liệu.
- Kĩ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15): tìm mật độ dân số, quy mô đô thị, phân cấp đô thị.
- Kĩ năng xử lí số liệu: tính tỉ lệ dân thành thị.
***HẾT***
Chúc các con ôn và thi thật tốt!

Trang 2/2

You might also like