Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT GIỮA HỌC KÌ I – LỊCH SỬ 9

I. TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949)
- Thời gian: Tháng10/1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập CHND Trung Hoa.
- Ý nghĩa:
+ Trong nước:
 Kết thúc ách nô dịch của đế quốc và chế độ phong kiến.
 Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên CNXH.
+ Quốc tế:
 Hệ thống XHCN nối liền từ Âu sang Á.
 Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay)
- Mục tiêu: đưa TQ thoát khỏi khủng hoảng, bắt kịp sự phát triển của thế giới và trở thành quốc gia giàu mạnh.
- Chủ trương: xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, lấy kinh tế làm trọng tâm, mở cửa kinh tế.
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới (9,6%/năm giai đoạn 1979 - 2000).
+ Đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt.
+ Bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, thu hồi chủ quyền ở Hồng Công và Ma Cao.
- Ý nghĩa: Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

II. ĐÔNG NAM Á


1. Tình hình Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Phong trào giải phóng dân tộc:
+ Trước 1945: là thuộc địa của phương Tây (trừ Thái Lan).
+ Năm 1945: 3 nước giành được độc lập là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
+ Đến giữa những năm 50, hầu hết các nước ĐNA đã giành được độc lập.
- Những biến đổi của ĐNA sau 1945:+ Từ thân phận thuộc địa trở thành quốc gia độc lập.
+ Xây dựng và phát triển kinh tế.
+ Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Hoàn cảnh: + Một số nước ĐNA đã giành được độc lập, có nhu cầu hợp tác để phát triển.
+ Nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc với khu vực.
+ Sự xuất hiện và hoạt động hiệu quả của 1 số tổ chức khu vực trên thế giới.
 Ngày 8/8/1967, ASEAN được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 thành viên: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-
xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po. Trụ sở ASEAN đặt tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a)
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
- Quá trình phát triển:
- Thời cơ, thách thức cho Việt Nam:
+ Thời cơ: giao lưu kinh tế, văn hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật, chung tay giải quyết nhiều vấn đề.
+ Thách thức: cạnh tranh, nguy cơ tụt hậu, khác biệt về chính trị, nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

III. CHÂU PHI VÀ MĨ LA-TINH

IV. NƯỚC MĨ
1. Tình hình kinh tế Mĩ từ 1945 – 1973
- Sau CTTG 2, Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối mọi mặt trong thế giới tư bản:
+ Chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Sản lượng nông nghiệp gấp đôi tổng sản lượng của 5 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật.
+ Chiếm ¾ dự trữ vàng và là chủ nợ duy nhất của thế giới.
 Thập niên 70, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên, nhân công dồi dào.
+ Buôn bán vũ khí trong chiến tranh.
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
+ Vai trò của nhà nước và sức cạnh tranh của các tập đoàn tư bản.
2. Chính sách đối ngoại của Mĩ:
* 1945 – 1991: “Chiến lược toàn cầu”
- Mục tiêu: Chống phá các nước XHCN; đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc; bá chủ thế giới.
- Biện pháp:
 Viện trợ, lôi kéo đồng minh.
 Lập các khối quân sự.
 Tiến hành chiến tranh xâm lược.
* Sau 1991: chủ trương “đơn cực”

You might also like