Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

BÀI TẬP: NGHIÊN CỨU THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

HAUTE COUTURE.
Đề tài: BALMAIN- DÒNG CHẢY THỜI TRANG TỪ NHỮNG
“JOLIE MADAME” QUYẾN RŨ, THỜI THƯỢNG ĐẾN KỈ
NGUYÊN CHÌM DẮM TRONG ÂM NHẠC.

1.TỔNG QUAN THƯƠNG HIỆU BALMAIN.


1.1. Tiểu sử giám đốc sáng tạo.
1.1.1. Pierre Balmain (1945 – 1982)
-Tên : Pierre Alexandre Claudius Balmain (Pierre Balmain)
-Năm sinh 18/5/1914
-Năm mất: 1982
-Quốc tịch: Savoie, Pháp.
-Gia cảnh: Cha ông là chủ của một doanh nghiệp chuyên cung cấp sỉ vải vóc, trong
khi mẹ ông điều hành một cửa hàng thời trang mang tên Galeries Parisiennes cùng với
những chị gái của bà.
-Học vấn: Pierre Balmain khi ấy học tại trường Chambéry. Năm 1933, Balmain bắt
đầu học kiến trúc tại trường École des Beaux-Arts.
-Sự nghiệp.
+ Năm 1933, bắt đầu công việc vẽ mẫu cho nhà thiết kế Robert Piguet.
+ Năm 1934, Balmain quyết định bỏ học và bắt đầu gia nhập ngành thời trang bằng
cách làm việc chính thức cho Edward Molyneux.
+ Ông làm cho Edward Molyneux trong vòng 5 năm sau đó chuyển sang nhà mốt của
Lucien Lelong trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II.
Thành tựu :
+ Sáng lập ra thương hiệu Balmain, phát triển và trở thành một trong những thành
viên của Nghiệp đoàn may đo cao cấp Le Chambre Syndicale de la Haute Couture.
+ Balmain đã được đề cử giải Tony cho Thiết kế trang phục đẹp nhất và giành giải
Drama Desk cho Thiết kế trang phục xuất sắc cho Happy New Year (1980).
+ Nữ công tước Windsor, Nữ hoàng Bỉ, và nhiều ngôi sao điện ảnh hàng đầu của
những năm 1950, cũng như nhà văn thực nghiệm Gertrude Stein và người bạn đồng
hành của bà, Alice B. Toklas. Ông cũng là nhà thiết kế trang phục cho 16 bộ phim,
bao gồm Brigitte Bardot And God Created Woman và La Parisienne , và thiết kế tủ
quần áo trên màn ảnh cho các nữ diễn viên Vivien Leigh, Mae West và Dalida .
+ Ông đã xuất bản cuốn hồi ký của mình My Years and Seasons, vào năm 1964 và
năm 1978 được phong làm sĩ quan của Quân đoàn Danh dự the Legion of Honour.
1.1.2. Olivier Rousteing (2011 – hiện tại)
-Tên: Olivier Rousteing
-Năm sinh: 1985.
-Quê Quán: Bordeaux (Pháp).
-Gia cảnh. Ông là trẻ mồ côi, được nhận nuôi lúc 1 tuổi. Mẹ của Rousteing là bác sĩ
nhãn khoa, trong khi cha ông là quản lý cảng biển.
- Học vấn: Ông chuyển đến Paris để theo học Trường Nghệ thuật và Kỹ thuật Thời
trang (ESMOD- Ecole Supérieure des Arts et Techniques de la Mode).
- Năm 2003, anh tốt nghiệp và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà thiết
kế tại Roberto Cavalli.
- Rousteing gia nhập Balmain vào năm 2009 với vai trò nhà thiết kế quần áo may sẵn
cho phụ nữ.
-Vào năm 2011, ở tuổi 25, Olivier Rousteing thay thế Christophe Decarnin làm giám
đốc sáng tạo của Balmain. Là giám đốc sáng tạo trẻ nhất của thương hiệu Haute
Couture và là vị giám đốc sáng tạo da màu đầu tiên. Và là người đầu tiên trong 6 thế
hệ nhà mốt đã đem Balmain đến gần hơn với Châu Á và lấy cảm hứng trang phục từ
Châu Á.
- Ở độ tuổi 35, ông vẫn sống độc thân với cuộc sống xa hoa, tận hưởng và hết mình
với công việc, cống hiến cho ngành công nghiệp thời trang. Ông có nhiều bạn bè thân
thiết là những người bạn nổi tiếng hạng A như Kim Kardashian , Kelly Rowland ,
Jennifer Lopez , Rihanna , Björk , Beyoncé , Justin Bieber , Nicki Minaj , Chris
Brown , EMFAM và nhiều người mẫu nổi tiếng bao gồm cả những người từ Victoria's
Secret.
1.2. Quá trình phát triển thương hiệu.
1.2.1. Các giám đốc sáng tạo qua từng thời kì.
Pierre Balmain (1945 – 1982)
Erik Mortensen (1982 – 1990)

Sau cái chết của Balmain vào năm 1982, nhà mốt được điều hành
bởi Erik Mortensen, người được Vogue mô tả là "cánh tay phải
của Pierre Balmain". Mortensen đã gia nhập nhà để làm trợ lý
của Balmain vào năm 1951. Sau khi kế nhiệm Balmain, Eric
Mortensen đã nỗ lực duy trì tính thẩm mỹ của thương hiệu trong
thế giới thời trang cao cấp trong khi vẫn đáp ứng tinh thần sáng
tạo tiến bộ trong ngành thời trang. Eric Mortensen đã giành được
hai giải thưởng Golden Thimble cho các bộ sưu tập thời trang
cao cấp của mình, một cho Thu / Đông 83/84 và một cho Thu /
Đông 87/88. Ông rời nhà vào năm 1990.

Hervé Pierre (1990 – 1992)

Sau khi Eric Mortensen rời đi, nhà thiết kế Hervé Pierre tiếp
quản cho đến năm 1992 với vị trí giám đốc thời trang may sẵn và
thời trang cao cấp.

Oscar de la Renta (1993 – 2002)

Có thể nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất tiếp quản Balmain là


Oscar de la Renta, người đã lãnh đạo nhà mốt từ năm 1993 đến
năm 2002. Vốn là một NTK thời trang kỳ cựu trước khi gia nhập
Balmain, De la Renta đã mang về một gương mặt nổi tiếng cho
thương hiệu Balmain. Ông sống ở Thành phố New York phần
lớn cuộc đời mình, mặc dù ông sinh ra ở Cộng hòa Dominica và
nhập tịch Hoa Kỳ vào năm 1971. Ông phù hợp với thẩm mỹ thiết
kế của Balmain, với con mắt nhìn chi tiết và những hình bóng cổ
điển. Ông cũng giống như Balmain, thích thiết kế đơn giản và
khiêm tốn hơn là những phong cách cực kỳ trang nhã và hào
nhoáng. Thời điểm đó, thời trang cao cấp đã gặp nhiều khó khăn
vì nó là một ngành kinh doanh cực kỳ phi thực tế, vì vậy Oscar
đã gia nhập thương hiệu để thử thách bản thân và giúp nó vượt
qua giai đoạn đầu thời kỳ suy tàn của thời trang cao cấp

Christophe Decarnin (2005 – 2011)

Sau sự ra đi của Oscar de la Renta, Christophe Decarnin gia nhập


ngôi nhà vào năm 2005. Trái ngược với tất cả các nhà thiết kế
trước ông, Decarnin kiên quyết đưa thương hiệu hòa nhập thế kỷ
21. Ông ưa chuộng những mức giá đắt đỏ và những món đồ hào
nhoáng, tương phản rõ rệt với danh tiếng của nhãn hiệu về những
thiết kế cổ điển và sang trọng của nó. Ông ấy được coi là một
"nhà thiết kế ngôi sao", và thương hiệu trở thành ngôi sao vì tên
tuổi ông ấy hơn là về quần áo của nó. Vào tháng 4 năm 2011,
Balmain thông báo rằng Decarnin sẽ được thay thế bởi Olivier
Rousteing.

Olivier Rousteing (2011 – hiện tại)

1.2.2. Các giai đoạn phát triển.


- Balmain là một hãng thời trang cao cấp của Pháp được thành lập bởi Pierre Balmain
vào năm 1945. Nó hiện đang điều hành 16 cửa hàng monobrand, bao gồm các địa
điểm ở Thành phố New York, London, Los Angeles, Las Vegas, Miami và ở Milan.
- Năm 1951, Balmain bắt đầu lấn sân sang thị trường sang Mỹ. Cùng lúc này, lần đầu
tiên Balmain tung ra dòng ready-to-wear.
- Năm 1969, qua câu hát “Your clothes are all made by Balmain” trong ca khúc
Where Do You Go To (My Lovely)? của Peter Sarstedt, nhà mốt này trở thành hiện
tượng được nhắc đến nhiều nhất trong làng thời trang lúc bấy giờ.
- Thập niên 1970, chính nhà mốt này đã thiết kế đồng phục cho hãng hàng không
Singapore Airlines. Năm 1975, nữ phi công đầu tiên của Air France đã mặc đồng phục
do Balmain thiết kế.
- Sau cái chết của Balmain vào năm 1982, thương hiệu được điều hành bởi Erik
Mortensen-"cánh tay phải của Pierre Balmain". Mortensen gia nhập nhà làm trợ lý của
Balmain vào năm 1951. Sau khi kế nhiệm Balmain, Eric Mortensen đã làm việc để
duy trì tính thẩm mỹ của thương hiệu trong thế giới thời trang cao cấp luôn tồn tại
trong khi vẫn duy trì tinh thần sáng tạo tiến bộ trong ngành thời trang. Sau khi ông ra
đi,nhà thiết kế Hervé Pierre tiếp quản cho đến năm 1992 với vị trí giám đốc thời trang
may sẵn và thời trang cao cấp.
- Có thể nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất tiếp quản Balmain là Oscar de la Renta ,
người đã lãnh đạo nhà mốt từ năm 1993 đến năm 2002., De la Renta đã mang lại một
gương mặt nổi tiếng cho thương hiệu Balmain. Anh ấy phù hợp với thẩm mỹ thiết kế
của Balmain, với con mắt tìm kiếm chi tiết và hình bóng cổ điển.Couture vào thời
điểm đó đang gặp khó khăn vì nó là một ngành kinh doanh cực kỳ phi thực tế, vì vậy
Oscar đã gia nhập thương hiệu này để thử thách bản thân và giúp nó vượt qua giai
đoạn đầu của sự suy tàn của thời trang cao cấp.
- Năm 2004, hai năm kể từ lúc Oscar de la Renta rời đi, nhà mốt đã nộp đơn xin bảo
hộ phá sản sau khi một nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết kinh doanh. Chủ sở
hữu lớn nhất tại thời điểm đó, doanh nhân người Pháp Alain Hivelin, đã cố gắng vực
dậy công việc kinh doanh bằng cách tìm đến nhà thiết kế Barshe Decarnin vào năm
2005. Phong cách tôn dáng, sắc sảo của Decarnin – dễ dàng bán ra hàng chục ngàn
mẫu – là một sự khởi đầu tuyệt vời hòa cùng sự thanh lịch mang tính xuyên suất vốn
là bản sắc của Balmain. Decarnin gia nhập vào năm 2005. Trái ngược với tất cả các
nhà thiết kế trước ông, Decarnin kiên quyết đưa thương hiệu vào thế kỷ 21.
- Sau khi Decarnin rời khỏi thương hiệu vào năm 2011, Alain Hivelin đã tuyển mộ
Olivier Roustrial, 24 tuổi, với sự nhạy cảm thế hệ Millennials đã giúp tăng doanh số
lên tới 121,5 triệu euro vào năm 2015. Năm 2016, chủ sở hữu của Balmain, bao gồm
cả những người thừa kế của Alain Hivelin – người đã qua đời vào năm 2014 – đã bán
công ty với giá 485 triệu euro cho công ty đầu tư Qatari Mayhoola, công ty cũng sở
hữu Valentino.
1.2.3. Các dòng sản phẩm.
STT Giám đốc sáng tạo Thời gian Dòng sản phẩm
1 Pierre Balmain 1945 –1982 Haute Couture ( Đa số là đầm cocktail
với nhiều đường may và form dáng cổ
điển).
2 Erik Mortensen 1982 – 1990 Haute Couture (Đầm cocktail, Đầm
suông có sự gọn gàng hơn trước.)
3 Hervé Pierre 1990 – 1992 Haute Couture và Ready-to-wear
4 Oscar de la Renta 1993 – 2002 Haute Couture ( Đầm cocktail, áo khoác
lông thú, Bộ suit,…)
5 Christophe 2005 – 2011 Ready-to-wear (Áo veston độn vai rộng,
Decarnin áo khoác quân đội gắn đinh tán, quần
skinny da, váy sequin, v.v…)
6 Olivier Rousteing 2011 – hiện -Dòng Haute Couture
tại - Dòng Ready-to-wear (For Women, For
Men, For Kids)
-Dòng phụ kiện Balmain, dòng
BALMAIN SNEAKERS
-Dòng BALMAIN ARMY
-Dòng sản phẩm collab với H&M,
l’Oréal, Victoria Secret…

1.2.4. Khái quát đặc trưng thương hiệu


Tóm lại, Balmain là một thương hiệu thời trang cao cấp có bề dày về lịch sử phát triển
và tạo dựng thương hiệu. Qua các đời giám đốc sang tạo đều mang một tư tưởng,
phong cách xuyên suốt. Song, với mỗi thời kì đó đều có những thay đổi bởi cá nhân
mỗi nhà thiết kế khi trở thành giám đốc sáng tạo và cả những thay đổi cho phù hợp
với xu hướng thời đại. Điều đó góp phần tạo nên thể thống nhất nhưng rất đa dạng,
phong phú và cả những kiến thức bổ ích về ngành công nghiệp thời trang đáng trân
trọng và học hỏi ở thương hiệu này.

KIẾN NGHỊ: Thương hiệu Pháp Balmain đã có một sự tiến hóa mạnh
mẽ từ khi được khai sinh năm 1946
Thương hiệu Balmain do Pierre Balmain thành lập năm 1945. Trước
đây, thương hiệu gắn liền với hình ảnh những bộ đầm couture, mang
vẻ đẹp cổ điển đậm chất Pháp. Nhưng ngày nay, cái tên Balmain lại
gợi nhớ phong cách quân đội, edgy chic( sắc sảo, sang trọng) được
các ngôi sao như Rihanna, Kim Kardashian, Naomi Campbell… ưa
chuộng. Như vậy, Balmain là một trong số ít những nhà mốt thời
trang có sự thay đổi ngoạn mục về ADN
2.TỔNG QUAN THƯƠNG HIỆU BALMAIN.
2.1Phong cách thiết kế.
2.1.1. Phong cách thiết kế Pierre Balmain
-Khi thành lập thương hiệu Haute Couture có tên Balmain, Pierre Balmain đã hướng
tới phát triển thương hiệu với phong cách: Lãng mạn (romance), quyến rũ, thời
thượng, thanh lịch và hợp thời.
- Những chiếc váy chiết eo xòe rộng mang trong mình thông điệp về sự xa hoa và sang
trọng là điểm nhấn của Balmain. Vì xuất thân là sinh viên kiến trúc chuyển hướng qua
thời trang. Nên ông luôn quan niệm: “Dressmaking is the architecture of movement”
(May trang phục là kiến trúc của sự chuyển động). Đường may, đường gập vải theo
cấu trúc sắc nét và những chi tiết đính kết trang trí vô cùng phức tạp
- Phong cách Jolie Madame đã trở thành di sản hãng thời trang này. Phong cách này
của Balmain rất khác với kiểu thời trang thoải mái và tiện dụng lúc bấy giờ. Và sự
thành công của ông chứng tỏ rằng phụ nữ Pháp sau một thời gian chịu đựng kham khổ
và tiết giảm chưng diện vì dư âm của Thế chiến II, giờ đây họ cần một người mang vẻ
tươi mới, nữ tính và sang trọng trở lại. Người đó không ai khác chính là Pierre
Balmain. Phong cách “Jolie Madame” mà Balmain tạo dựng nhanh chóng được các
tầng lớp quý tộc Châu Âu và sao Hollywood ưa chuộng. Trong số những ngôi sao tìm
đến Balmain để đặt hàng những chiếc đầm cocktail, dạ hội và áo cưới có Audrey
Hepburn, Ava Gardner, Brigitte Bardot, Josephine Baker, Katharine Hepburn,
Marlene Dietrich và Sophia Loren. Không dừng lại ở phom dáng hay chất liệu cao
cấp, phong cách Jolie Madame còn được người cha đẻ Pierre Balmain khổ công gây
dựng qua từng đường may sắc nét và những chi tiết đính kết trang trí vô cùng phức
tạp. Sau khi Pierre Balmain ra đi, Oscar de la Renta đã đưa phong cách này đến giai
đoạn hoàng kim trong những thiết kế haute couture, linh hồn của Balmain. Nét sang
trọng, quý phái được đẩy lên đỉnh điểm bằng các dải ren hay đường viền lông thú
thượng hạng.
2.1.2. Những ảnh hưởng trong sáng tác trang phục của Pierre Balmain.
2.1.2.a Trang phục của những quý cô tại Aix-les-Bains
- Đặc điểm:
+) Họ mặc một cái áo chỉnh hình (corset) bằng dạ có cánh hoặc không. Nếu chít khăn
thì là băng vải có thêu ren (dentelle). Thường, nhất là ở vùng Haute-Tarentaise, ngày
lễ họ chia tóc phía sau đầu thành hai bím cột ngang giữa đầu với những băng màu kéo
lên tận trán, được phủ lên một cái dải bằng vải hồng điều diềm vàng, bạc, ba góc, một
góc ngay giữa trán, hai góc kia ngang tai. Ngày thường thì đầu chỉ phủ một chiếc
khăn. Khi một cô gái lấy chồng thì phía dưới áo được cho gắng vào những băng màu
nằm ngang cách nhau một ngón tay : số băng chỉ định định suất hồi môn, phẩm chất
các băng cũng như toàn thể khăn đầu càng tao nhã khi số hồi môn càng lớn...Khi
xuống miệt dưới Tarentaise, y phục chỉ là một chiếc áo chỉnh hình băng dạ đỏ, lắm khi
có cánh màu khác. Váy là một loại xéc (serge) thô xám, đàng sau có những nếp sít
nhau chỉ định độ rộng.
+) Thường áo gồm có ba phần : áo chẽn hay vạc trên gọi là caraco, tách rời với váy ;
chiếc váy dài hay rộng tùy người, số lượng nếp, phẩm lượng vải và dải galon định giá
giàu sang ; cánh tay áo có thể dính hay không với vạc trên, khâu với một áo chẽn
ngoài (corselet) trong y phục ngày lễ.
+) Những họa tiết cổ điển : hoa hồng, hoa cúc, hay chuỗi hoa trong bộ áo quần cô dâu.
Có những tấm vải rực rỡ đủ màu đỏ, xám, xanh từ nước Áo qua là thuộc quân phục
các nước Áo và Hung. Quân đội Pháp có màu đỏ rất đẹp, nhưng màu xám các trung
đoàn Ý được chọn lựa.
- Ảnh hưởng:
+)Sử dụng lại những Form dáng của đồ Aix-les-Bains truyền thống. Cấu trúc đồ vẫn
có bao gồm cả phầm áo khoác, phần váy. Mmootj số bộ có kết hợp them phụ kiện như
nón đội đầu.
+) Sự dụng các họa tiết hoa hồng và một số loại hoa với hướng tả thực, không cách
điệu nhiều.
+) Màu sắc cũng có sự tương đồng về gam màu khá là trung tính, mang hơi hướng
truyền thống của vùng miền nơi đây.

2.1.2.b Ảnh hưởng bởi Arabesque


- Đặc điểm
+) Các Arabesque là một hình thức trang trí nghệ thuật bao gồm "trang trí bề mặt dựa
trên các mẫu tuyến tính nhịp điệu của di chuyển và xen kẽ lá, tua" hoặc dòng đơn
giản, thường được kết hợp với một vài yếu tố khác. Trang trí xen kẽ và cuộn là thuật
ngữ được sử dụng cho hầu hết các loại hoa văn Arabesque tương tự khác.
+) Arabesques là một yếu tố cơ bản của nghệ thuật Hồi giáo nhưng chúng phát triển
những gì đã là một truyền thống lâu đời khi đạo Hồi xuất hiện. Một số arabesques
phương Tây bắt nguồn từ nghệ thuật Hồi giáo, nhưng một số khác lại gần giống với
đồ trang trí La Mã cổ đại.
- Ảnh hưởng:
+) Bởi tính lãng mạn và hơi hướng quý phái, nên họa tiết này thường được ông kết
hợp vào trang phục vào những năm 50. Đa số là dồ haute Couture cho những phụ nữ
thuộc hoàng tộc.
2.1.2.c Cảm hứng từ những khu vườn của thời Phục hưng Pháp.
-Đặc Điểm:
+) Những khu vườn của thời Phục hưng Pháp là một phong cách sân vườn, ban đầu
được lấy cảm hứng từ Vườn thời Phục hưng Ý, sau này phát triển thành lớn hơn và
chính thức hơn trong thời gian trị vì của thời vua Louis thứ XIV, vào giữa thế kỷ 17.
+) Các khu vườn thời Phục hưng của Pháp được đặc trưng bởi các luống trồng đối
xứng và hình học hoặc parterres, cây trồng trong chậu, đường đi của sỏi và cát, bậc
thang, cầu thang và đường dốc, nước di chuyển dưới dạng kênh, thác và đài phun
nước hoành tráng, và sử dụng rộng rãi hang đá, mê cung, và những bức tượng của các
nhân vật thần thoại. Họ đã trở thành một phần mở rộng của lâu đài mà chúng bao
quanh, và được thiết kế để minh họa các lý tưởng về thước đo và tỷ lệ thời kỳ Phục
hưng, đồng thời nhắc nhở người xem về những phẩm chất của Rome cổ đại.
-Ảnh hưởng:
Họa tiết Monogram Balmain mới xuất hiện trong bản vẽ phác thảo tay năm 1971 của
nhà thiết kế quá cố Pierre Balmain. Được biết, họa tiết này lấy cảm hứng từ tạo hình
mê cung của những khu vườn Renaissance của Pháp. Đồng thời, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ
thấy họa tiết này tạo nên hai chữ PB. Đại diện cho Pierre Balmain,
2.1.2.d. Cảm hứng từ xu hướng đương thời ở nước Pháp những năm đầu thế kỉ
XX.
- Xu hướng những năm 50 của thế kỉ XX, bao gồm những chiếc váy có vòng eo nhỏ
với những chiếc váy dài hình chuông. Đối lập với phong cách thắt lưng buộc bụng của
những năm bốn mươi, khách hàng đổ xô đến cửa hàng của Balmain, háo hức với
phong cách mới. "The new French style", phong cách của Pierre Balmain đã lay
chuyển chủ nghĩa thời bấy giờ để trao quyền tự do cho sự sang trọng nữ tính được gọi
là "Jolie Madame".
2.1.3. Phong cách thiết kế của Olivier Rousteing.
- Olivier Rousteing đã hướng tới phát triển thương hiệu với phong cách: Lãng mạn
(romance), kiêu hãnh, gợi cảm, sành điệu, năng động.
- Anh tạo ra cấu trúc mới cho trang phục, tăng kích thước, xẻ sâu ngực, cho thêm nét
baroque, thêm màu rực rỡ color block…
- Tạo ra dòng sản phẩm cho nam giới và trẻ em. Với xu hướng đề cao nhân quyền
ngày nay, tất cả mọi người đều có nhu cầu làm đẹp, xóa bỏ định kiến giới tính trong
thời trang và quan niệm về làm đẹp chỉ là việc của phụ nữ.
- Âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu trong phong cách độc đáo của Balmain. Như
Olivier Rousteing giải thích, “đối với tôi, không thể tách rời thời trang khỏi âm nhạc.
Đó chính là cách thế hệ của tôi lớn lên — chúng ta không thể hiểu được người này
nếu không có sự giúp đỡ đầy đủ của người kia. ” Các sản phẩm của Balmain luôn gắn
liền với âm nhạc. Giai điệu của nó truyền cảm hứng cho Rousteing, nhịp điệu của nó
thúc đẩy anh ấy tiến lên ở mỗi bước của quá trình sáng tạo, thông điệp của nó thường
trở thành thành phần quan trọng của các bộ sưu tập và các nghệ sĩ yêu thích của
Rousteing thường là trọng tâm của các chiến dịch.
2.1.4. Những ảnh hưởng trong sáng tác trang phục của Olivier Rousteing.
2.1.4.a Họa tiết Baroque
- Baroque (hình học trừu tượng) là một dòng họa tiết đã có từ thời Phục hưng.
Baroque có đặc trưng rất dễ nhận biết so với những phong cách kiến trúc khác: hình
dáng, họa tiết trang tríctinh xảo, ánh sáng và bóng tối được khai thác với cường độ
mạnh mẽ hơn. Đồng thời, hiệu ứng Baroque cũng được đánh giá rất cao, tạo được ấn
tượng thị giác mạnh với các họa tiết đồng và mạ vàng, hình tượng thiên thần được
điêu khắc.
- Kiến trúc Baroque là phong cách xây dựng trong thời kỳ Baroque, bắt đầu khoảng
cuối thế kỷ 16 của Ý. Ngày nay, có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều những công trình
kiến trúc của Pháp vẫn mang đậm dấu ấn của kiến trúc Baroque.
- Olivier Rousteing đã sử dụng rất nhiều họa tiết Baroque xuyết suốt những bộ sưu tập
của ông trong tất cả các dòng sản phẩm như tình yêu mà ông dành cho nước Pháp.
Họa tiết giúp tôn lên sự quyến rũ, thời thượng và quý phải cho những bộ trang phục
Balmain.
2.1.4.b Xu hướng Color Block
- Color Block là một xu hướng thiết kế áp dụng quy tắc kết hợp từ hai đến nhiều khối
màu với nhau trong cùng một không gian nội thất hoặc trên cùng một trang thiết bị nội
thất. Những khối màu này thường được sắp xếp đồng màu hoặc đối lập ở cạnh nhau,
mang tính chất hỗ trợ và làm nổi bật vẻ đẹp, đường nét của không gian.
- Xu hướng Color block đã từng được biết đến vào năm 2011, khi trang phục trên sàn
diễn tràn ngập màu sắc tươi sáng và xu hướng này cũng đang bắt đầu nổi lên. Những
thiết kế color blocking thường được kết hợp từ 2-3 màu sắc tương phản với sắc độ
mạnh của đỏ, vàng, tím, xanh cobalt...
- Olivier Rousteing đã dùng dừng những gam màu này vào các bộ trang phục Ready-
to-wear. Gam màu này mang lại cảm giá tươi trẻ, năng động và khieens những bộ
trang phục của Balmain nổi bật hơn bao giờ hết.
2.1.3.c Thời kì Disco
- Disco (Discothèque) là một thể loại âm nhạc có chứa các yếu tố của funk, soul, pop,
salsa và psychedelic, thịnh hành nhất vào giữa và cuối thập niên 1970 cho dù ngày
nay vẫn tiếp tục được biết đến rộng rãi (tạm dịch: "thư viện của bản ghi máy quay đĩa"
nhưng sau đó được sử dụng để chỉ những hộp đêm tại Paris).
- Các mẫu trang phục đi tiệc mang đúng tinh thần disco tự do, gợi cảm, một chút diêm
dúa, cuồng nhiệt và tràn đầy khát khao hưởng thụ cuộc sống.
- Di sản của phong trào vũ đạo phong cách hippie đang mờ đi vào thời điểm đó đã
nhận được phong cách nhấn mạnh hình tượng và thẳng thắn khiêu gợi trong quần áo:
skinny jeans, quần loe, áo và váy ngắn, áo kiểu chữ A, váy hình thang và váy nhiều
lớp, xà cạp sáng bóng, xà cạp dệt kim mặc ngoài quần tất lycra, áo chẽn với những
đường xẻ sâu ở ngực và lưng, quần yếm siêu chật, cổ áo rộng với ve áo nhọn, những
chiếc váy nữ dài đến sàn.
-Ông sử dụng lại một só loại trang phục như quần ống loe, váy suông, có đính séc-
quyn lấp lánh, gợi lại những đêm nhạc cũ trường, năng động, gợi cảm và phá cách.
2.1.4.d Tinh thần rock ‘n’ roll
- Vào những năm 50 ở Mỹ, một làn gió âm nhạc đã cuốn qua vùng đất này – người ta
gọi nó là “Rock n Roll”. Đó là thứ âm nhạc quái đản, là sự kết hợp điên cuồng giữa
nhạc blues, folk, jazz, RnB và country… Thứ âm nhạc này nhanh chóng lan rộng ra
khắp nước Mỹ từ những năm 60 trở đi, thậm chí phát triển cực mạnh mẽ ở Anh.
-Trang phục của các nhóm biểu diễn khá đơn giản, mang phong cách lịch sự cổ điển
với bộ đồ complet (áo và quần cùng bộ), đeo cà vạt hoặc dùng nơ đeo cổ. Về phần ca
sĩ hát chính trang phục có phần nổi trội hơn so với thành phần chơi nhạc.
- Trang phục biểu diễn lúc mới đầu vẫn còn mang chất blues, jazz với áo vest, áo
măng- tô khoác ngoài, quần âu chiết ống, sơ mi trắng thường có kèm theo cà vạt
(không còn dùng nơ như thể loại blues, jazz), đầu tóc khá chỉnh chu. Sau đó Thay vì
những bộ đồ âu già nua, họ tìm đến sự mới mẻ trẻ trung qua sơ mi nhiều màu, áo caro
tay xắn, cổ để phanh, quần jean sẫm màu hoặc quần denim phai, áo vest không cài
hoặc áo khoác da.
2.1.4.e Phong cách Military
-Phong cách Military còn được hiểu ngắn gọn là phong cách Quân đội, tức là các
trang phục lấy cảm hứng từ quần áo trang bị cho binh sĩ trong các cuộc chiến. Chỉ cần
nói đến những khái niệm trên là chúng ta có thể cảm nhận rằng: Military là cá tính,
bụi bặm, mạnh mẽ và không thể lẫn vào đâu được.
-Khi nhắc tới các trang phục theo đuổi Phong cách Military, người ta phải nhắc ngay
đến chất liệu Khaki luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu.
-Vải họa tiết rằn ri (camo), lên sàn diễn thời trang những mảng màu vằn vện như
mang tới sự mạnh mẽ quyết liệt ấy vào trang phục, khiến nó thu hút mọi người theo
một vẻ rất riêng vô cùng cá tính. Họa tiết camo lên ngôi với sự xuất hiện ngày càng
thường xuyên trên mọi trang phục, phụ kiện thời trang.
-Kính mắt phi công còn có tên gọi khác là Aviator hay còn gọi là kính chuồn chuồn,
Mũ Beret, Bomber jacket, Áo khoác peacoat, bốt cao cổ.
2.1.4.f. Cảm hững châu Á qua họa tiết truyền thống Nhật Bản.
-Trong phong thủy Nhật Bản, rồng đại diện cho sức mạnh, hiện diện của chính nghĩa
và linh vật bảo vệ con người. Rồng biểu tượng cho năng lượng dương, năng lượng
mạnh mẽ, năng động và không ngừng sáng tạo, nó còn biểu trưng cho sự thịnh vượng
và thành công.
-Họa tiết Rồng của Nhật Bản, có những đặc trưng rất khác so với Trung Quốc và các
quốc gia khác. Rồng Nhật Bản có thân mình mảnh hơn, có ba ngón chân, thường đi
kèm với các họa tiết lửa, song biển, nước, vân mây rất đặc trưng của đất nước này.
- Kimono(Wafuku) là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono không đơn
thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật. Người
Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử
dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có
màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà
đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
-Kimono gồm có 3 phần: kimono, bộ y phục không tay mặc ngoài kimono
(kamishimo) và quần giống váy xẻ (hakama). Kamishimo làm bằng vải lanh, được hồ
cứng để làm nổi bật phần vai. Do làm nhiều y phục samurai, tay nghề những nghệ
nhân Kimono càng ngày càng cao và làm Kimono dần trở thành một hình thức nghệ
thuật
- Chi tiết này được ông áp dụng vào tạo họa tiết trang phục trong bộ sưu tập Pre-Fall
2019. Sự dụng hệ màu đỏ-xanh đặc trưng của Nhật bản, Kĩ thuật in, đắp vải, đính kết
thủ công tinh xảo. Và những bộ trang phục được cách điệu từ phần tay và phần đai Nơ
của Kimono Nhật. VÀ ông là Giám dốc sáng tạo đầu tiên trong Balmain đã ứng dụng
họa tiết Châu Á, và cũng góp phần đem thương hiệu đén gần vs các quốc gia Châu Á
hơn.
2.1.4.g Khái niệm Grunge thập niên 90
Grunge: Là một phong cách rock kết hợp các yếu tố của punk và heavy metal, phổ
biến trong những năm đầu thập niên 90, thường được đánh dấu bởi lời bài hát thể hiện
sự hư ảo, bất mãn hoặc thờ ơ. Còn ám chỉ phong cách bụi phủi, lôi thôi.
- Grunge bất quy tắc, chắp vá từ những mảnh quần áo được vùi sâu trong tủ quần áo
của mỗi người: Những chiếc quần jeans baggy thùng thình, những chiếc áo dạ kẻ
flannel không phom dáng, những đôi sneaker vải Converse bụi bặm sờn rách… Sự ra
đời của Grunge lúc đó như một lời tuyên chiến với thế giới thời trang haute couture
lúc nào cũng xa hoa, ngăn nắp. Thay vì những bộ cánh từ những nhà mốt lừng danh
với đường may chỉn chu, phong dáng tinh tế, Grunge quăng vào đương đại những áo
váy trễ nải và luộm thuộm. Các cô gái thì xỏ mình trong những tấm váy baby doll cỡ
bự, giày combat Dr Marten, mắt tô eyeliner đậm và đầu tóc bù xù. Các chàng trai thì
ôm khư khư tấm ván trượt và những đôi giày Converse All Star kinh điển đã sờn rách,
những chiếc quần baggy lượt thượt. Có thể nói Grunge đã tôn vinh lên đến cực đỉnh
những khái niệm về sự thoải mái, thông thường trong thời trang
-Olivier Rousteing xếp lớp, với các màu đen, nâu và vàng, với các tấm vải dệt kim
mảnh, váy ngắn bằng da lộn trang trí grommet, áo khoác vest không tay siêu lớn, bốt
da lộn looooong hoặc legging da rắn, và váy và váy buộc dây ( thứ hai đến từ khái
niệm grunge thập niên 90).
2.1.4.g Cảm hứng từ những nghệ sĩ pop đình đám Beyonce , Lady Gaga,…

2.2. Các yếu tố trong quy trình phát triển trang phục.
2.2.1 Thời Pierre Balmain
Form : váy dạ hội quây với chân váy bồng bềnh thang xuôi), đầm cocktail dài ngang
bắp chân với chiết eo nhỏ và phần hông hình chuông ( form hình thang xuôi)

1955

1950 1958
1953
Color : Nhà mốt ghi dấu ấn với những đường cắt mạnh mẽ và sắc màu tối: đỏ, đen,
kaki, tím.

1979
Chất liệu: vải thêu ,vải lụa, vải tuyn bằng lụa và ren, các hạt thủy tinh, kim cương, đá
nhân tạo
Kĩ thuật thêu , đính kết. Họa tiết lấy cảm hứng từ hình thức trang trí nghệ thuật
arabesque từ ả rập –là "trang trí bề mặt dựa trên các mẫu tuyến tính di chuyển và tán
lá xen kẽ, gân" hoặc đường thẳng, thường được kết hợp với các yếu tố khác.
2.2.2.Thời Olivier Rousteing
 Vẫn giữ vững nét đặc trưng của nhà mốt, Olivier Rousteing làm mới vẻ đẹp của
Balmain, kiêu hãnh, gợi cảm và nổi bật hơn.
Form : những thiết kế bó sát – nét đặc trưng của Balmain dưới thời Olivier Rousteing,
những chiếc áo độn vai( form hình chữ nhật và thang ngược)
• váy corset hầm hố;
• váy bút chì, quần jean hoặc quần bó có đai lớn ở eo;
• vớ và áo choàng ren, áo dài bằng lụa và áo phông dày có trang trí bằng kim
cương giả;• váy voan bay với vết cắt đến đùi.
- Màu sắc đa dạng hơn với phong cách đặc trưng là Mạnh mẽ, Rock, Quân
đội ,màu tiêu biểu dưới thời của Olivier là đen, trắng, màu ánh kim, đỏ kết hợp
với những màu color block xu hướng thịnh hành hiện nay
Color block - Trong lĩnh vực thời trang thì Color block được định nghĩa là sự
kết hợp hài hòa giữa những màu sắc tương phản trên cùng một item hay một
set đồ. Chúng được thể hiện dưới họa tiết khối màu, kẻ sọc hay chỉ đơn giản là
những màu sắc nổi bật được thêm điểm xuyết trên nền màu sắc chính một cách
tinh tế.
Những thiết kế color blocking thường được kết hợp từ 2-3 màu sắc tương phản
với sắc độ mạnh của đỏ, vàng, tím, xanh cobalt...
Chất liệu: vải lụa ,ren, các loại vải dệt kim đặc trưng, lụa, nhung và lưới,
denim, vải satin, vải thêu nổi, vải đính hạt
Kĩ thuật :
 đính kết : những chiếc áo đinh tán hầm hố, những chiếc đầm đính đá lấp
lánh
 thêu nổi
 origami xếp nếp
3.PHÂN TÍCH BỘ SƯU TẬP BALMAIN SPRING 2019 HAUTE COUTURE .
1 Concept -Cảm hứng: Lấy cảm hứng từ sự mơ mộng và quyến rũ kết
hợp với phong cách xuyên suốt của thương hiệu từ thời
Pierre Balmain.

2 Màu sắc Trắng, pastel (hồng phấn, be, xanh phấn…)


3 Chất liệu vải tuyn, vải da, ngọc trai, xà cừ, voan…
4 Kĩ thuật -những quả cầu khổng lồ được dát vàng Balmain bao quanh
cổ tay và cầm trên tay; chúng là tham chiếu rõ ràng cho
những chiếc váy hình củ được đúc bằng da
-Kĩ thuật đính kết ngọc trai tạo bề mặt vải tuyn sủi bọt, óng
ánh
- Xếp li những cánh vải hình quạt, và gấp vải tạo những
chiếc nơ lớn nuốt người.
Nhận xét:
-Bộ sưu tập có sự đồng bộ và nhất quán về form dáng, hệ màu sắc, phong cách.
-Kế thừa được nhiều nét từ các thế hệ trước của Balmain, song cũng mang đén hơi
hướng lãng mạn tiên phong trước nay chưa từng thấy ở Balmain.
-Form oval và form thang ngược xem kẽ, điểm xuyết những bộ form thang xuôi lớn
làm điểm nhấn cho bst.
-Màu sắc sắp xếp có logic, mạch màu sắc từ trắng (nhạt) đến đậm dần, có một điểm
nhấn màu giữa bst và 1 điểm nhấn màu ở cuối bst.
4.TỔNG KẾT.
Với bề dày lịch sử và trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong suốt quá trình phát triển.
Bailmain đã thay đổi nhiều thế hệ giám đốc, nhiều phong cách đặc trưng theo xu
hướng từng thời đại. Song vẫn giữ được những nét đặc trưng thừa kế từ Pierre
Bailmain. Dưới kỉ nguyên hội nhập và phát triển thì Olivier Rousteing đã làm rất tốt
điều đó. Bởi sự tài năng, óc quan sát, tư duy nghệ thuật và cảm hứng âm nhạc bất tận.
5 GHI CHÚ.
Tài liệu tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia.
https://www.balmain.com
https://www.vogue.com
https://www.harpersbazaar.com
https://www.elle.vn/tag/xu-huong-thoi-trang-thap-nien-90
https://www.oxfordartonline.com/groveart/view/10.1093/gao/9781884446054.001.00
01/oao-9781884446054-e-7002081186
https://www.marieclaire.fr/defile-haute-couture-balmain-printemps-ete-2019-bal-
retro-futuriste,1292970.asp
etc…

You might also like