Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

SỬ DỤNG CỦA XƠ SỢI

1.Vải bông

1.1. Các loại vải bông điển hình:

Vải phin nõn Vải Denim


Vải trúc bâu Vải Gabardine
Vải in hoa Vải Interlock
Vải nhung kẻ Vải Oxford
Vải chéo Vải Piqué
Vải nhung Vải Rib mộc
Vải nỉ mỏng Vải Poplin
Khăn bông. Vải thô hồ cứng (để bọc sách...)

1.2.Ứng dụng :
Xơ bông có thể dùng nguyên chất hoặc pha trộn với các loại xơ khác như
polyester, nylon, acrylic, viscose và modal. Sự pha trộn với các xơ sợi tổng
hợp để dễ sử dụng và tăng độ bền cho quần áo. Pha trộn với viscose và
modal để tăng độ bóng, độ đồng đều mà vẫn hút ẩm tốt và hạ giá thành sản
phẩm. Modal pha với bông để tăng độ bền và độ giãn. Tỷ lệ pha trộn phổ
biến nhất là 50:50, 60:40, 70:30.
Xơ bông thường được dùng để sản xuất ra các sản phẩm sau:
May quần áo: áo sơ mi, quần áo lót, quần áo ngủ, áo khoác ngoài, áo mưa
(loại vải chống thấm nước), quần bò...
Phụ kiện: Khăn tay, dây buộc, ruy băng...
Trong nhà: Ga trải giường, khăn trải bàn, vải trang trí, bọc nội thất, khăn
tắm, khăn mặt.
Trong kỹ thuật: Quần áo bảo vệ, vải bạt, vải nhựa, chỉ khâu.
Trong y tế: bông, băng, gạc...
2. Vải lanh
2.1.Các loại vải lanh điển hình ( với loại sợi đặc biệt):
Vải lanh thô Dựng
Vải lanh Vải bọc đệm
Vải pha lanh Vải lọc
2.2. Pha trộn xơ:
Quan trọng nhất là pha trộn xơ lanh với xơ bông. Vải pha lanh (Union) là
vải có sợi dọc là sợi bông, sợi ngang là sợi lanh. Lanh có thể pha trộn với
các loại xơ libe khác như: xơ gai, xơ gai dầu. Có thể pha trộn với các loại xơ
nhân tạo như xơ modal, polyamide, polyester, acrylic. Có thể sản xuất lanh
với cấu trúc sợi, màu sắc, độ bóng như một số loại xơ nhân tạo khác nhưng
mất đi các tính chất điển hình của xơ lanh.
2.3. Các ứng dụng:
Trong may mặc: Quần áo mặc mùa hè, áo cánh, áo sơ mi, váy, quần,
jacket, comple, dựng.
Phụ kiện: Túi sách, ba lô, giày…
Trong nhà: Bọc đệm, ga, khăn trải bàn, bọc nội thất…
Trong kỹ thuật: Làm vải nhựa, vải dầu, dây thừng, dây chão, chỉ khâu.
3. Xơ gai
Xơ gai có đặc tính dễ hút ẩm và nhả ẩm. Hệ số truyền nhiệt lớn, xơ dài,
trắng, bóng, nên dùng để kéo sợi dệt vải may mặc mùa hè, dùng sản xuất chỉ
khâu trong công nghiệp đồ da, làm đai truyền cho máy, dệt vải làm ống nước
cứu hoả, sợi gai ít bị nấm mốc, dùng dệt vải buồm, đan lưới đánh cá, làm vải
lọc, bấc nến, dùng trong quốc phòng, làm dây buộc, làm sợi canh tóc, lót áo
veston.... xơ gai thô hơn xơ bông nên thường kéo sợi chi số trung bình.
4. Xơ đay
Xơ đay thường dùng kéo sợi dệt bao tải, dệt thảm, làm trần nhà, sàn nhà,
làm tường ngăn giữa các gian nhà viện bảo tàng, làm vật cách ẩm, làm dây
thừng, chão, gần đây một số nhà máy sản xuất thêm một số mặt hàng đay
như túi đay, đệm đay, thảm, giầy đay.
5.Xơ chuối, dứa
Lấy từ lá của cây chuối, cây dứa chuyên trồng để lấy xơ. Sản lượng của
các loại cây này ít nên chưa dùng rộng rãi. Xơ chuối, dứa có khả năng ngậm
ẩm cao, ít bị mục bởi nước mặn, độ bền cơ học lớn dùng làm dây chão cho
thuyền và tàu biển, làm bao tải, dây buộc, vải bạt, sợi dứa.
6. Xơ dừa
Lấy từ vỏ của quả dừa, làm băng tải, xơ thô, loại này sản lượng cũng ít
nên dùng chưa rộng rãi, thường dùng để làm các loại dây buộc.
7. Vải len
7.1. Các loại vải len điển hình:
Vải len tuyết dài Vải len thô
Vải dạ nhẹ Vải Saxony (len Đức)
Vải tuýt xi Vải xéc thô
Vải len Cheviot Vải len kẻ ô vuông
Vải nỉ Vải Tricot
Vải lông Vải nỉ thô
7.2. Pha trộn xơ:
Len thường được dùng để pha trộn với xơ sợi tổng hợp như polyester,
acrylic, polyamide. Hai loại xơ này bổ xung cho nhau khi pha trộn, cải thiện
độ bền và nâng cao tính sử dụng cho vải len. Tỷ lệ pha trộn của len là trên
50% nên các tính chất tiện nghi vẫn giữ được. Thường pha trộn len với xơ
sợi tổng hợp theo tỷ lệ 50:50, 55:45, 60:40, 70:30, và 80:20. Len cũng
được pha trộn với tơ tằm, với cotton và đặc biệt là với lông mảnh.
7.3 Các ứng dụng:
May quần áo: comple, y phục, áo len chui đầu, áo gi lê, áo khoác ngoài,
váy, áo choàng.
Phụ kiện: cà vạt, khăn choàng, mũ, bít tất, quần tất.
Trong nhà: chăn, thảm, bọc nội thất.
Trong kỹ thuật: quần áo chống cháy, nỉ công nghiệp
8.Tơ tằm
8.1. Các loại vải tơ tằm điển hình:
Vải chiffon Vải lụa mộc (Trung Quốc)
Vải nhiễu (Crepe) Vải tơ đoạn (Taffeta)
Vải tơ Damask Vải lụa chéo (twill)
Vải xa tanh Tơ dại: Vải lụa Hồ Nam
Vải xa tanh nhiễu Vải tơ đoạn Sơn Đông
Đăng ten

8.2 Pha trộn xơ


Tơ tằm thường được dùng nguyên chất. Tơ tằm có thể được pha trộn với
hầu hết các loại xơ trong may mặc chủ yếu là các loại xơ ngắn. Tơ tằm pha
trộn với len và lông mảnh của động vật sẽ có giá trị cao.
8.3. Các ứng dụng
Trong may mặc: Tơ nõn chủ yếu dùng để dệt vải may mặc như váy, áo,
đồ lót, quần áo theo nghi thức. Tơ phế, tơ gốc, áo nhộng, kén tan, tơ vụn...
dùng trong trong ngành kéo đũi để dệt lụa, nhung. Dùng trong công nghiệp
dệt kim: Dệt bít tất, làm đăng ten, hàng trang trí, kết hợp với tơ nhân tạo
kéo sợi dệt vải hoa.
Phụ kiện: khăn choàng, khăn vuông, găng tay, cà vạt, mũ, hoa giả, túi xách,
ô.
Trong nhà: rèm, dán tường, thảm, chụp đèn, ga
Trong kỹ thuật: chỉ khâu, chỉ thêu, làm sợi mành lốp xe đạp.
9. Xơ viscose
Loại sợi tơ viscose : Sợi tơ viscose thường được dùng để sản xuất ra vải
bóng trong dệt thoi, dệt kim, sản xuất vải nhiễu và vải lót. Ngoài ra, viscose
còn được dùng để may áo sơ mi, váy, đồ lót, rèm, ruy băng…
Loại xơ viscose ngắn: Xơ ngắn viscose phần lớn được dùng để pha trộn
với các loại xơ khác để tận dụng độ đồng đều, độ bóng và hấp thụ ẩm của
xơ. Viscose có thể pha với polyamide , polyester làm vải may quần áo mặc
ngoài, cà vạt, chỉ thêu hoặc pha với len làm vải may quần áo dệt kim, pha
với bông làm vải may quần áo lót….
10. Xơ Modal
Xơ Modal có thể dùng nguyên chất hoặc pha trộn với các loại xơ sợi
khác. Vải được làm từ 100% xơ Modal chỉ là một phần rất nhỏ. Xơ Modal
chủ yếu được sản xuất ở dạng xơ ngắn để pha trộn với các loại xơ khác như
bông, polyester để để tận dụng độ đồng đều, độ bền và hấp thụ ẩm của xơ.
Vải pha trộn được dùng làm quần áo mặc lót và mặc ngoài. Ưu điểm quan
trọng của vải Modal so với cotton là vải xốp, mềm mại như tơ và có độ bền
cao khi giặt.
11. Xơ Lyocell (Tencel)
Các ứng dụng của xơ lyocell là rất lớn, phạm vi ứng dụng từ loại vải
denim bền, vải may comple đến loại vải nhiễu nhẹ và vải dệt kim. Xơ ngắn
lyocell có thể được pha trộn với bông hoặc lanh, len hoặc lông mảnh.
Lyocell có thể được dùng làm vải nỉ, vải long vì nó có hiệu ứng các thớ xơ.
12. Xơ acetate
Xơ axetat và triaxetat có độ bóng cao. Xơ được sản xuất ở cả hai dạng:
dạng sợi tơ và dạng xơ ngắn. Xơ được kéo sợi nguyên chất hoặc pha trộn với
các loại xơ khác như pha với tơ tằm dệt ra các mặt hàng lụa để hạ giá thành
sản phẩm, và dùng làm vải lót cho áo jacket, veston, các mặt hàng dệt kim,
…Có thể pha với len để sản xuất ra các mặt hàng may mặc dùng cho mùa
đông hoặc dệt phối hợp các loại sợi khác tạo ra vải có màu sắc thích hợp do
sợi axetat cần thuốc nhuộm đặc biệt, loại thuốc nhuộm này không nhuộm
được một số loại sợi khác, thí dụ sợi viscose.
Xơ thường sử dụng để may quần áo mặc ngoài, các mặt hàng trang
trí…So với viscose, xơ axetat có một số ưu điểm như ít giảm bền trong môi
trường nước, có thể nhận được sợi mảnh hơn, độ bền ma sát thấp, giữ được
hình dáng và không co khi giặt.
Do độ hút ẩm thấp, độ dẫn điện thấp và dễ sinh tĩnh điện nên được
dùng làm vật liệu cách điện
13. Xơ tre
ơ tre được ứng dụng để sản xuất ga trải giường, áo choàng sau khi tắm, khăn tắm,
áo tắm, quần áo lót, quần áo bơi, áo bó, tất….
14. Xơ protein tái sinh: Xơ đậu nành
Vải 100% protein đậu nành có màu sắc tự nhiên và thuần khiết, có lớp lông
tuyết trên mặt vải, không xù lông, mềm, rủ, xếp nếp tốt, cảm giác sờ tay dễ chịu,
thoải mái.
Xơ đậu nành có thể pha trộn với len, rayon , lycra và bông.
Sợi đậu nành và sợi đậu nành pha trộn có thể dùng để dệt vải dệt thoi, dệt kim
thành các sản phẩm may mặc bằng các phương pháp thông thường trong ngành
dệt. Vải dệt có ngoại quan đẹp, mịn, có thể nhuộm được nhiều màu sắc, bền màu.
Xơ có lợi cho sức khoẻ như không gây dị ứng cho da, có nhiều đặc tính có lợi
cho da. Xơ đậu nành tạo cảm giác dễ chịu cho da người, nó quy tụ nhiều loại axít
amin tạo nên hiệu ứng bảo vệ da người tốt.
Xơ đậu nành mảnh, mềm và mượt cho nên đây là nguyên liệu tốt cho những
sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da người như đồ lót, đồ ngủ, đồ thể thao, sơ mi
nam, quần áo cho trẻ em và trẻ sơ sinh, các sản phẩm trong gia đình như khăn,
chăn đệm ga gối…
15. Xơ polyamide (PA)
Dạng sợi tơ: thường được texture, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng. Chúng
được dùng để sản xuất bít tất, đồ lót, quần áo bơi lội, quần áo thể thao, quần áo
mặc ngoài, váy, áo sơ mi, vải lót, quần áo chống thấm, ô, làm sợi gia cố cho vải
dệt kim, thảm. Sợi tơ đơn được dùng làm chỉ may
Dạng sợi ngắn: Thường được pha trộn với len, bông hoặc các loại xơ nhân tạo
khác để làm vải trong may mặc. Chúng được dùng để sản xuất vải dệt kim, vải
nhung, vải nỉ, thảm lông mịn, rèm.
16. Xơ polyester (PES)
Dạng xơ ngắn: Khoảng 60% khối lượng sản xuất polyester là ở dạng xơ ngắn. Xơ
ngắn được dùng chủ yếu để pha trộn với các loại xơ khác như len, bông, viscose,
modal. Tỷ lệ pha trộn phụ thuộc vào sản phẩm được dùng và loại xơ được pha
trộn, thông thường tỷ lệ pha trộn là 70:30, 65:35, 55:45 và 50:50. Các ứng dụng
quan trọng nhất là dùng để may comple, y phục, váy, áo sơ mi, quần áo mặc ngoài,
áo mưa, bảo hộ lao động, ga trải giường. 100% polyester dạng xơ ngắn còn được
dùng để làm chỉ may có độ bền cao, nền của mex, dựng, bông, bông trần.
Dạng sợi tơ: Thường được texture sau đó dệt vải để may váy, áo sơ mi, cà vạt,
khăn choàng, làm lót áo,vải nỉ, rèm, màn tuyn, đồ trang trí. Dùng làm chỉ vắt sổ.
Xơ có khả năng chống lửa nên được dùng để bọc đồ nội thất trong khách sạn, rạp
hát, vận tải
Trong lĩnh vực công nghiệp, polieste dùng làm sợi mành trong chế tạo lốp ô tô,
xe máy, dạng sợi mảnh dùng làm lưới, vật liệu lọc…dùng làm vải bạt, vải mành,
quần áo bảo vệ, dây đai an toàn, đai truyền, làm vải lọc, băng tải, vải buồm, các
ống tăng bền, làm lều vải trắng, thừng, chão, vải lông....
17. Xơ poliacrylonitrile (Acrylic, PAN)
Acrylic được kéo thành sợi từ xơ ngắn, có thể sử dụng ở dạng nguyên chất
hoặc được pha trộn với các loại xơ khác đặc biệt là pha với len. Sợi được dùng để
sản xuất vải dệt kim, làm áo khoác, chăn, thảm, lông thú giả, nội thất, rèm.
Modacrylic là xơ acrylic biến tính, có khả năng chống cháy. Thường được
dùng để làm quần áo và rèm chống cháy.
Xơ xốp acrylic bao gồm rất nhiều lỗ mao dẫn nhỏ để tạo khả năng hấp thụ ẩm.
Thường được dùng để sản xuất quần áo mặc sát người có khả năng giữ ấm và hấp
thụ ẩm.
18. Elastane (Spandex)
Elastane chỉ được sản xuất ở dạng sợi tơ. Các sợi tơ này có thể rất mảnh,
chịu được lửa, ôxy hóa và sẽ chịu được giặt giũ. Chúng được dùng ở bất cứ đâu
cần có độ đàn hồi cao. Sợi tơ có thể được dùng một mình hoặc được sợi nylon đã
texture bao bọc xung quanh. Sợi tơ elastane được dùng cho hàng dệt kim mỏng,
nền quần áo và quần áo bơi. Sợi tơ có độ đàn hồi từ 2-5% được dùng cho quần áo
có độ co giãn ít. Độ đàn hồi lớn hơn lên tới 45% được dùng cho nền quần áo. Sợi
bọc có độ co giãn từ 2-5% được dùng cho quần áo mặc ngoài. Các sợi tơ này
không thể nhìn thấy trên vải, không tiếp xúc vào da người mặc, có độ đàn hồi và
chống nhăn.
19. Vật liệu da
Da thiên nhiên là một trong những loại hàng hóa có giá trị cao. Thông
thường da thiên nhiên được dùng trong may mặc để tạo ra các loại áo mặc ngoài
hoặc làm găng tay, làm mũ hoặc sử dụng trong công nghiệp làm giầy hoặc tạo ra
các loại hàng hóa khác như túi da, thắt lưng...
20. Lông thú
Lông thú trong thực tế có 2 dạng: Lông thú tự nhiên ( thiên nhiên) và lông thú
nhân tạo (Giả lông thú)
Lông thú có 2 chức năng cơ bản: làm ấm và làm đẹp
Loại vật liệu này cũng chỉ sử dụng chủ yếu vào mùa đông.
Tóm lại lông thú thiên nhiên và lông thú nhân tạo thường được sử dụng vào những
vị trí phức tạp của sản phẩm may mặc như: Đính vào cổ áo, tay áo, gấu áo...

You might also like