Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ 5; CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN

Dạng 3: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ DỰA VÀO SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN HÓA TRỊ
Giáo viên biên soạn và giảng dạy: Th.s Lê Đức Tùng
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2021

Nội dung Chi tiết


I. Qui luật
biến đổi HT IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA
Chu kì 3 Na Mg Al Si P S Cl
Oxit cao o nhất Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7
Hóa trị với O 1 2 3 4 5 6 7
Hợp chất với H NaH MgH2 AlH3 SiH4 PH3 H2S HCl
Hóa trị với H 1 2 3 4 3 2 1
Thể rắn Thể khí

Trong oxit cao nhất thì hóa trị cao nhất với O = STT nhóm A.
Nguyên tố phi kim tạo hợp chất khí với H.
Nguyên tố kim loại tạo hợp chất rắn vói H.
Nguyên tố kim loại có HT với H = HT với O = STT nhóm
Nguyên tố phi kim có tổng HT với O và với H luôn = 8
II. Ví dụ Câu 11: Công thức của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R là RH 3. Trong oxit mà R có
hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. N B. S C. As D. P
- R tạo hợp chất khí với H --- > R là phi kim.
- Vì R tạo hợp chất khí với H là RH3 ---- > R thuộc nhóm VA
---- > oxit cao nhất là R2O5
Theo gt: %O = mO : M = 74,07%
----- > 5. 16 : (2R + 5. 16) = 74,07%
----- > R = 14 (N)
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có CH(e) lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp
chất khí của nguyên tố X với Hiđrô thì X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối
lượng của nguyên tố X trong hợp chất oxit cao nhất là:
A. 27,27% B. 40,00% C. 60,00% D. 50,00%
Giải :
- Vì X là nguyên tố p và có 6e lớp ngoài cùng ----- > X thuộc nhóm VIA
- HỢp chất khí với H là XH2 ---- > %X = X : (X + 2) = 94,12%
---- > X = 32 (S).
- Oxit cao nhất của S là SO3 ----- > %S trong oxit = 32 : (32 + 3. 16) = 40%
Bài 1: Hợp chất khí hidro của R có dạng RH4. Trong oxit cao nhất của nó R chiếm
27,273% về khối lượng.
a) Xác định R.
b) Tính % khối lượng R trong hiđroxit tương ứng của R.
c) Cho 0,175 mol oxit RO2 tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M thu được
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn.
Giải
a) Vì R tạo hợp chất khí với H ----- > R là phi kim.
- Vì R tạo chất với H là RH4 ---- > R thuộc nhóm IVA ---- > Oxit cao nhất là RO2
Theo gt: %R = R : (R + 2. 16) = 27,273%
---- > R = 12 (C)
b) Hidroxit là hợp chất của nguyên tố với nhóm OH.
- Hidroxit của C là C(OH)4 ---- > H4CO4 tách bỏ 1 H2O còn lại: H2CO3
Hidroxit của C là axit H2CO3
-%C = 12 : (2 + 12 + 16.3) = 19,35%.
c) CO2 + 2KOH ----- > K2CO3 + H2O
0,175 0,4
0,175 0,35 --------- > 0,175
nKOH/nCO2 = 0,4 : 0,175 = 2,3 ----- > tạo muối tung hòa
Cô cạn dd spu thì H2O bay hơi ---- > chất rắn còn lại là muối và KOH dư
---- > m chất rắn = mKOH + mK2CO3 = (0,4 – 0,35). 56 + 0,175 . 138 = 26,95g
Bài 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là ns 2np3. Gọi a, b lần lượt là % khối
lượng của O và H trong oxit cao nhất và hợp chất với hidro. Biết a/b = 6,385.
a) Xác định R.
b) Cho 0,2 mol R tác dụng với 0,3 mol O2 đến khi phản ứng xong thu được bao
nhiêu m gam sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200g nước thu được dung
dịch X. Tính m và C% dung dịch X.
Giải
2 3
- Vì Che lớp ngoài cùng là ns np ---- > nhóm VA
---- > Oxit cao nhất: R2O5 ---- > a = %O = 5. 16 : (2R + 80)
Hợp chất với H là RH3 ---- > b = %H = 3 : (R + 3)
- a : b = 6,385 ----- > 80/(2R + 80) : 3/(R+3) = 6,385
------ > 80 . (3+R) : 3.(2R+80) = 6,385
----- > R = 31 (Photpho)
4P + 5O2 ----- > 2P2O5
0,2 0,3
0,2 ------ > 0,25 ----- > 0,1
mP2O5 = 0,1 . 142 = 14,2g
Cho P2O5 vào nước thì pư tạo thành H3PO4
P2O5 + 3H2O ----- > 2H3PO4
0,1 ---------------------- > 0,2 mol
Dd X là H3PO4 (0,2 mol)
mdd X = mP2O5 + mH2O = 14,2 + 200 = 214,2g
---- > C% H3PO4 = 0,2 . 98 : 214,2 = 9,15%.

S thuộc VIA ----- > hidroxit của S(OH)6 ----- > H6SO6 tách 2 H2O còn lại H2SO4

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA trong BTH có đặc điểm chung nào về cấu hình mà
quyết định tính chất của nhóm:
A. số notron trong HNNT B. số e lớp K bằng 2
C. số lớp e như nhau D. số e lớp ngoài cùng là 1 = STT nhóm A
Câu 2: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong BTH cho biết điều gì:
A. Số e hóa trị B. số proton trong hạt nhân
C. số e trong nguyên tử D. Đáp án khác
Câu 3: Một nguyên tố nhóm VIA có tổng số các loại hạt trong nguyên tử là 24. Cấu hình e của nguyên
tử là:
A. 1s 2 2 s 2 2 p 6 B. 1s 2 2 s 2 2 p 5 C. 1s 2 2 s 2 2 p 4 D. 1s 2 2 s 2 2 p 3
1 ≤ N/Z ≤ 1,5
1 ≤ N/Z ---- > N ≥ Z ----- 2Z + N ≥ 2Z + Z ---- > 24 ≥ 3Z ---- > Z ≤ 8

N/Z ≤ 1,5 ---- > N ≤ 1,5Z ----- > 2Z + N ≤ 3,5Z ----- > 24 ≤ 3,5Z ----- > Z ≥ 6,85

Vậy Z = 7 hoặc 8
Muốn biết nhóm VIA hay không ta phải viết cấu hình e:
Z = 7: 1s2 2s2 2p3 (nhóm VA ---- > ko thỏa mãn ---- > loại)
Z =8: 1s2 2s2 2p4 (nhóm VIA ----- > thỏa mãn đk ---- > chọn)

Câu 4: Các nguyên tố nhóm A trong BTH là các nguyên tố:


A. s B. p C. d D. F

Nhóm A Nhóm B
Câu 5: Các nguyên tố nhóm A có đặc điểm chung:
A. số e lớp ngoài cùng B. số lớp e C. số e lớp K D. số phân lớp e

Câu 6: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electtron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí nguyên tố X
và Y trong bảng tuần hoàn là:
A. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 3, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 17, chu kì 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
X nhận thêm 1e ----- > X-: 3s2 3p6
3s2 3p5
Y nhường 2e ------ > Y2+
3s2 3p6 4s2
Câu 7: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong BTH nguyên tố X thuộc:
A. chu kì 4, nhóm VIIIB B. chu kì 4, nhóm VIIIA
C. chu kì 3, nhóm VIB D. Chu kì 4, nhóm IIA
6 2
X: 3d 4s
Câu 13: R là nguyên tố nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất, R chiếm 38,8% về khối lượng. R là:
A. F B. Cl C. Br D. I
R nhom VIIA ---- > oxit cao nhất: R2O7 ----- > %R = 2R : (2R + 7. 16) = 38,8% ---- > R = 35,5

Câu 14: R là kim loại có hóa trị không đổi. Trong oxit, R chiếm 52,94% về khối lượng. R là:
A. Na B. Mg C. Sr D. Al
Gọi hóa trị của R là n
Oxit của nó là R2On ---- > %R = 2R : (2R + 16n) = 52,94%
---- > 2R + 16n = 2R : 52,94%
----- > 2R + 16n = 3,78R
----- > 16n = 1,78R
----- > R = 9n
Chọn n = 3 ---- >R = 27 (Al)
Câu 15: Trong hợp chất với hidro, R chiếm 94,11% về khối lượng. R là:
A. C B. N C. Si D. S
Gọi hóa trị R là n
Hợp chất với H là RHn ----- > %R = R : (R + n) = 94,11%
----- > R + n = R : 94,11% = 1,0625R
----- > n = 0,0625R
----- > R = 16n
Chon n = 1 -- R = 16 (loại)
n = 2 ---- > R = 32 (S) ---- > H2S

Câu 16: R là nguyên tố nhóm IA. Trong hidroxit tương ứng R chiếm 57,5% về khối lượng. R là
A. Na B. K C. Li D. Rb
Hidroxit là hợp chất của 1 ngto với nhóm OH
R nhóm IA ---- > R có hóa trị I ---- > hidroxit là ROH
%R = R : (R + 17) = 57,5%
----- > R + 17 = R : 57,5%
------ > R + 17 = 1,74R
----- > 17 = 0,74R
----- > R = 23

Câu 17: Hóa trị cao nhất của R với oxi bằng hóa trị của R với hidro. Trong oxit cao nhất, O chiếm
25,81% về khối lượng. R:
A. C B. Si C. Na D. Al
Gọi hóa trị là n ---- > oxit cao nhất là R2On ---- > %O = 16n : (16n + 2R) = 25,81%
----- > 16n + 2R = 16n : 25,81%
----- > 16n + 2R = 62n
------ > 2R = 46n
----- > R = 23n
Chọn n = 1 ---- > R = 23 (Na)
Câu 18: Một đơn chất X có khả năng tạo thành hợp chất với H và hợp chất với oxi, trong đó n H – nO
= 0, trong đó nH và nO lần lượt là hoá trị của R trong hợp chất H và oxit cao nhất.
Biết rằng %mH : %mO = 11 : 32. X là nguyên tố:
A. Si B. C C. S D. N
Gọi hóa trị với O và với H đều là n
Hợp chất với H là RHn ---- > %mH = n : (R + n)
Oxit cao nhất là R2On ----- > %mO = 16n : (2R + 16n)
---- > n/(R+n) . (2R + 16n)/16n = 11/32
----- > 32. (2R+16n) = 11. (R + n). 16
----- > 2. (2R + 16n) = 11. (R + n)
----- > 4R + 32n = 11R + 11n
----- > 21n = 7R
----- > R = 3n
Chọn n = 4 ----- > R = 12 (C)

TỰ LUẬN
Bài 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là ns 2np3. Gọi a, b lần lượt là % khối lượng của O và
H trong oxit cao nhất và hợp chất với hidro. Biết a/b = 6,385.
c) Xác định R.
d) Cho 0,2 mol R tác dụng với 0,3 mol O2 đến khi phản ứng xong thu được bao nhiêu m gam sản
phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200g nước thu được dung dịch X. Tính m và C% dung dịch
X.

Bài 3: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, hợp chất khí với hiđro có dạng RH 3. R tạo hợp chất với kim loại
Y có dạng Y3R2, trong đó Y chiếm 53,73% về khối lượng.
a) Xác định Y.
b) Tính % khối lượng Y trong hiđroxit tương ứng của Y.
c) Cho 2,88g Y tác dụng vừa đủ với V lit hỗn hợp khí Cl2 và O2 (tỉ lệ mol 1 : 2). Tính V.

Bài 4 : Hợp chất A tạo bởi ion X3+ và Y2-. Biết rằng X3+ chỉ có 1 nguyên tử, tổng số hạt mang điện của nó
là 23. Anion Y2- gồm 4 nguyên tử của 2 nguyên tố có tổng số electron là 42. Một trong hai nguyên tố đó
thuộc nhóm VIA, chu kì 2. Xác định công thức phân tử của A.
Giải :
A có dạng X2Y3
- X3+ có 1 nguyên tử ---- > tổng hạt mang điện : 2ZX – 3 = 23 ----- > ZX = 13 (Al).
- Y2- gồm 4 nguyên tử của 2 nguyên tố ---- > có dạng :
+ TH1 : A2B22-
+ TH2 : AB32-

Xét TH1 : A2B22-


Tổng e = 2ZA + 2ZB + 2 = 42 ---- > ZA + ZB = 20
Nhóm VIA ---- 6e lnc Cấu hình e : 1s2 2s2 2p4 ----- > Z = 8 (O) ---- > ZA = 12 (Mg)
Chu kì 2 : có 2 lớp e ko có ion Mg2O22- ----- > loại

TH2 : AB32-
Tổng e = ZA + 3ZB + 2 = 42 ---- > ZA + 3ZB = 40
Nếu A là O ---- > ZA = 8 ----- > ZB = 32/3 loại
Nếu B là O ----- > ZB = 8 ---- > ZA = 16 (S)
----- > Ion SO32-
Vậy A là Al2(SO3)3

Bài 5 : Hợp chất A tạo bởi ion X 2+ và Y-. Biết rằng X2+ chỉ có 1 nguyên tử, tổng số hạt mang điện của nó
là 38. Anion Y- gồm 4 nguyên tử của 2 nguyên tố có tổng số electron là 22. Biết 2 nguyên tố tạo lên ion
Y- thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau. Xác định công thức phân tử của A.

Bài 6: Dựa vào vị trí của K (Z = 19) trong bảng tuần hoàn. Hãy nêu các tính chất của nguyên tố K.
- Tính kim loại hay tính phi kim.
- Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi.
- Công thức oxit cao nhất, hiđrôxit tương ứng. Cho biết tên gọi, tính chất của nó.

Bài 7: Một nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng.
b) Lớp electron ngoài cùng là lớp thứ mấy.
c) Viết số electron ở từng lớp
-----------HẾT----------

You might also like