CĐ5 Dạng 3 Xác Định Nguyên Tố Dựa Vào Sự BĐTH Hóa Trị

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ 5; CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN

Dạng 3: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ DỰA VÀO SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN HÓA TRỊ
Giáo viên biên soạn và giảng dạy: Th.s Lê Đức Tùng
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2021

Nội dung Chi tiết


I. Qui luật
biến đổi HT IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA
Chu kì 3 Na Mg Al Si P S Cl
Oxit cao o nhất Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7
Hóa trị với O 1 2 3 4 5 6 7
Hợp chất với H NaH MgH2 AlH3 SiH4 PH3 H2S HCl
Hóa trị với H 1 2 3 4 3 2 1
Thể rắn Thể khí

Trong oxit cao nhất thì hóa trị cao nhất với O = STT nhóm A.
Nguyên tố phi kim tạo hợp chất khí với H.
Nguyên tố kim loại tạo hợp chất rắn vói H.
Nguyên tố kim loại có HT với H = HT với O = STT nhóm
Nguyên tố phi kim có tổng HT với O và với H luôn = 8
II. Ví dụ Câu 11: Công thức của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R là RH 3. Trong oxit mà R có
hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. N B. S C. As D. P
- R tạo hợp chất khí với H --- > R là phi kim.
- Vì R tạo hợp chất khí với H là RH3 ---- > R thuộc nhóm VA
---- > oxit cao nhất là R2O5
Theo gt: %O = mO : M = 74,07%
----- > 5. 16 : (2R + 5. 16) = 74,07%
----- > R = 14 (N)
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có CH(e) lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp
chất khí của nguyên tố X với Hiđrô thì X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối
lượng của nguyên tố X trong hợp chất oxit cao nhất là:
A. 27,27% B. 40,00% C. 60,00% D. 50,00%
Giải :
- Vì X là nguyên tố p và có 6e lớp ngoài cùng ----- > X thuộc nhóm VIA
- HỢp chất khí với H là XH2 ---- > %X = X : (X + 2) = 94,12%
---- > X = 32 (S).
- Oxit cao nhất của S là SO3 ----- > %S trong oxit = 32 : (32 + 3. 16) = 40%
Bài 1: Hợp chất khí hidro của R có dạng RH4. Trong oxit cao nhất của nó R chiếm
27,273% về khối lượng.
a) Xác định R.
b) Tính % khối lượng R trong hiđroxit tương ứng của R.
c) Cho 0,175 mol oxit RO2 tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M thu được
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn.
Giải
a) Vì R tạo hợp chất khí với H ----- > R là phi kim.
- Vì R tạo chất với H là RH4 ---- > R thuộc nhóm IVA ---- > Oxit cao nhất là RO2
Theo gt: %R = R : (R + 2. 16) = 27,273%
---- > R = 12 (C)
b) Hidroxit là hợp chất của nguyên tố với nhóm OH.
- Hidroxit của C là C(OH)4 ---- > H4CO4 tách bỏ 1 H2O còn lại: H2CO3
Hidroxit của C là axit H2CO3
-%C = 12 : (2 + 12 + 16.3) = 19,35%.
c) CO2 + 2KOH ----- > K2CO3 + H2O
0,175 0,4
0,175 0,35 --------- > 0,175
nKOH/nCO2 = 0,4 : 0,175 = 2,3 ----- > tạo muối tung hòa
Cô cạn dd spu thì H2O bay hơi ---- > chất rắn còn lại là muối và KOH dư
---- > m chất rắn = mKOH + mK2CO3 = (0,4 – 0,35). 56 + 0,175 . 138 = 26,95g
Bài 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là ns 2np3. Gọi a, b lần lượt là % khối
lượng của O và H trong oxit cao nhất và hợp chất với hidro. Biết a/b = 6,385.
a) Xác định R.
b) Cho 0,2 mol R tác dụng với 0,3 mol O2 đến khi phản ứng xong thu được bao
nhiêu m gam sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200g nước thu được dung
dịch X. Tính m và C% dung dịch X.
Giải
2 3
- Vì Che lớp ngoài cùng là ns np ---- > nhóm VA
---- > Oxit cao nhất: R2O5 ---- > a = %O = 5. 16 : (2R + 80)
Hợp chất với H là RH3 ---- > b = %H = 3 : (R + 3)
- a : b = 6,385 ----- > 80/(2R + 80) : 3/(R+3) = 6,385
------ > 80 . (3+R) : 3.(2R+80) = 6,385
----- > R = 31 (Photpho)
4P + 5O2 ----- > 2P2O5
0,2 0,3
0,2 ------ > 0,25 ----- > 0,1
mP2O5 = 0,1 . 142 = 14,2g
Cho P2O5 vào nước thì pư tạo thành H3PO4
P2O5 + 3H2O ----- > 2H3PO4
0,1 ---------------------- > 0,2 mol
Dd X là H3PO4 (0,2 mol)
mdd X = mP2O5 + mH2O = 14,2 + 200 = 214,2g
---- > C% H3PO4 = 0,2 . 98 : 214,2 = 9,15%.

S thuộc VIA ----- > hidroxit của S(OH)6 ----- > H6SO6 tách 2 H2O còn lại H2SO4

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA trong BTH có đặc điểm chung nào về cấu hình mà
quyết định tính chất của nhóm:
A. số notron trong HNNT B. số e lớp K bằng 2
C. số lớp e như nhau D. số e lớp ngoài cùng là 1 = STT nhóm A
Câu 2: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong BTH cho biết điều gì:
A. Số e hóa trị B. số proton trong hạt nhân
C. số e trong nguyên tử D. Đáp án khác
Câu 3: Một nguyên tố nhóm VIA có tổng số các loại hạt trong nguyên tử là 24. Cấu hình e của nguyên
tử là:
A. 1s 2 2 s 2 2 p 6 B. 1s 2 2 s 2 2 p 5 C. 1s 2 2 s 2 2 p 4 D. 1s 2 2 s 2 2 p 3
1 ≤ N/Z ≤ 1,5
1 ≤ N/Z ---- > N ≥ Z ----- 2Z + N ≥ 2Z + Z ---- > 24 ≥ 3Z ---- > Z ≤ 8

N/Z ≤ 1,5 ---- > N ≤ 1,5Z ----- > 2Z + N ≤ 3,5Z ----- > 24 ≤ 3,5Z ----- > Z ≥ 6,85

Vậy Z = 7 hoặc 8
Muốn biết nhóm VIA hay không ta phải viết cấu hình e:
Z = 7: 1s2 2s2 2p3 (nhóm VA ---- > ko thỏa mãn ---- > loại)
Z =8: 1s2 2s2 2p4 (nhóm VIA ----- > thỏa mãn đk ---- > chọn)

Câu 4: Các nguyên tố nhóm A trong BTH là các nguyên tố:


A. s B. p C. d D. F

Nhóm A Nhóm B
Câu 5: Các nguyên tố nhóm A có đặc điểm chung:
A. số e lớp ngoài cùng B. số lớp e C. số e lớp K D. số phân lớp e

Câu 6: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electtron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí nguyên tố X
và Y trong bảng tuần hoàn là:
A. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 3, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 17, chu kì 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
X nhận thêm 1e ----- > X-: 3s2 3p6
3s2 3p5
Y nhường 2e ------ > Y2+
3s2 3p6 4s2
Câu 7: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong BTH nguyên tố X thuộc:
A. chu kì 4, nhóm VIIIB B. chu kì 4, nhóm VIIIA
C. chu kì 3, nhóm VIB D. Chu kì 4, nhóm IIA
6 2
X: 3d 4s
Câu 13: R là nguyên tố nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất, R chiếm 38,8% về khối lượng. R là:
A. F B. Cl C. Br D. I
R nhom VIIA ---- > oxit cao nhất: R2O7 ----- > %R = 2R : (2R + 7. 16) = 38,8% ---- > R = 35,5

Câu 14: R là kim loại có hóa trị không đổi. Trong oxit, R chiếm 52,94% về khối lượng. R là:
A. Na B. Mg C. Sr D. Al
Gọi hóa trị của R là n
Oxit của nó là R2On ---- > %R = 2R : (2R + 16n) = 52,94%
---- > 2R + 16n = 2R : 52,94%
----- > 2R + 16n = 3,78R
----- > 16n = 1,78R
----- > R = 9n
Chọn n = 3 ---- >R = 27 (Al)
Câu 15: Trong hợp chất với hidro, R chiếm 94,11% về khối lượng. R là:
A. C B. N C. Si D. S
Gọi hóa trị R là n
Hợp chất với H là RHn ----- > %R = R : (R + n) = 94,11%
----- > R + n = R : 94,11% = 1,0625R
----- > n = 0,0625R
----- > R = 16n
Chon n = 1 -- R = 16 (loại)
n = 2 ---- > R = 32 (S) ---- > H2S

Câu 16: R là nguyên tố nhóm IA. Trong hidroxit tương ứng R chiếm 57,5% về khối lượng. R là
A. Na B. K C. Li D. Rb
Hidroxit là hợp chất của 1 ngto với nhóm OH
R nhóm IA ---- > R có hóa trị I ---- > hidroxit là ROH
%R = R : (R + 17) = 57,5%
----- > R + 17 = R : 57,5%
------ > R + 17 = 1,74R
----- > 17 = 0,74R
----- > R = 23

Câu 17: Hóa trị cao nhất của R với oxi bằng hóa trị của R với hidro. Trong oxit cao nhất, O chiếm
25,81% về khối lượng. R:
A. C B. Si C. Na D. Al
Gọi hóa trị là n ---- > oxit cao nhất là R2On ---- > %O = 16n : (16n + 2R) = 25,81%
----- > 16n + 2R = 16n : 25,81%
----- > 16n + 2R = 62n
------ > 2R = 46n
----- > R = 23n
Chọn n = 1 ---- > R = 23 (Na)
Câu 18: Một đơn chất X có khả năng tạo thành hợp chất với H và hợp chất với oxi, trong đó n H – nO
= 0, trong đó nH và nO lần lượt là hoá trị của R trong hợp chất H và oxit cao nhất.
Biết rằng %mH : %mO = 11 : 32. X là nguyên tố:
A. Si B. C C. S D. N
Gọi hóa trị với O và với H đều là n
Hợp chất với H là RHn ---- > %mH = n : (R + n)
Oxit cao nhất là R2On ----- > %mO = 16n : (2R + 16n)
---- > n/(R+n) . (2R + 16n)/16n = 11/32
----- > 32. (2R+16n) = 11. (R + n). 16
----- > 2. (2R + 16n) = 11. (R + n)
----- > 4R + 32n = 11R + 11n
----- > 21n = 7R
----- > R = 3n
Chọn n = 4 ----- > R = 12 (C)

TỰ LUẬN
Bài 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là ns 2np3. Gọi a, b lần lượt là % khối lượng của O và
H trong oxit cao nhất và hợp chất với hidro. Biết a/b = 6,385.
c) Xác định R.
d) Cho 0,2 mol R tác dụng với 0,3 mol O2 đến khi phản ứng xong thu được bao nhiêu m gam sản
phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200g nước thu được dung dịch X. Tính m và C% dung dịch
X.

Bài 3: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, hợp chất khí với hiđro có dạng RH 3. R tạo hợp chất với kim loại
Y có dạng Y3R2, trong đó Y chiếm 53,73% về khối lượng.
a) Xác định Y.
b) Tính % khối lượng Y trong hiđroxit tương ứng của Y.
c) Cho 2,88g Y tác dụng vừa đủ với V lit hỗn hợp khí Cl2 và O2 (tỉ lệ mol 1 : 2). Tính V.

Bài 4 : Hợp chất A tạo bởi ion X3+ và Y2-. Biết rằng X3+ chỉ có 1 nguyên tử, tổng số hạt mang điện của nó
là 23. Anion Y2- gồm 4 nguyên tử của 2 nguyên tố có tổng số electron là 42. Một trong hai nguyên tố đó
thuộc nhóm VIA, chu kì 2. Xác định công thức phân tử của A.
Giải :
A có dạng X2Y3
- X3+ có 1 nguyên tử ---- > tổng hạt mang điện : 2ZX – 3 = 23 ----- > ZX = 13 (Al).
- Y2- gồm 4 nguyên tử của 2 nguyên tố ---- > có dạng :
+ TH1 : A2B22-
+ TH2 : AB32-

Xét TH1 : A2B22-


Tổng e = 2ZA + 2ZB + 2 = 42 ---- > ZA + ZB = 20
Nhóm VIA ---- 6e lnc Cấu hình e : 1s2 2s2 2p4 ----- > Z = 8 (O) ---- > ZA = 12 (Mg)
Chu kì 2 : có 2 lớp e ko có ion Mg2O22- ----- > loại

TH2 : AB32-
Tổng e = ZA + 3ZB + 2 = 42 ---- > ZA + 3ZB = 40
Nếu A là O ---- > ZA = 8 ----- > ZB = 32/3 loại
Nếu B là O ----- > ZB = 8 ---- > ZA = 16 (S)
----- > Ion SO32-
Vậy A là Al2(SO3)3

Bài 5 : Hợp chất A tạo bởi ion X 2+ và Y-. Biết rằng X2+ chỉ có 1 nguyên tử, tổng số hạt mang điện của nó
là 38. Anion Y- gồm 4 nguyên tử của 2 nguyên tố có tổng số electron là 22. Biết 2 nguyên tố tạo lên ion
Y- thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau. Xác định công thức phân tử của A.

Bài 6: Dựa vào vị trí của K (Z = 19) trong bảng tuần hoàn. Hãy nêu các tính chất của nguyên tố K.
- Tính kim loại hay tính phi kim.
- Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi.
- Công thức oxit cao nhất, hiđrôxit tương ứng. Cho biết tên gọi, tính chất của nó.

Bài 7: Một nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng.
b) Lớp electron ngoài cùng là lớp thứ mấy.
c) Viết số electron ở từng lớp
-----------HẾT----------

You might also like