Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 134

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẤP PHÉP, CHỨNG CHỈ

TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG


1.1. Quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
1.1.1. Khái quát về quản lý nhà nước về HKDD

Hoạt động hàng không dân dụng đặc trưng bởi việc khai thác tầu bay và sử dụng
vùng trời vào các mục đích dân dụng. Luật hàng không dân dụng Việt Nam đã quy định
các loại hình của hoạt động bao gồm vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không
chung.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định và phân cấp rõ ràng trách nhiệm quản
lý nhà nước về hàng không dân dụng. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân
dụng được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng;
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về hàng không dân dụng.
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam; giám sát
hoạt động bay dân dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức và sử dụng
vùng trời phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
theo quy định của Chính phủ.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại địa phương.

Luật không quy định trực tiếp trách nhiệm quản lý nhà nước của Cục hàng không Việt
Nam. Tuy nhiên, theo các văn bản pháp luật hiện hành, Cục Hàng không Việt Nam là tổ
chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành
hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước.

Đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về hàng không dân dụng là các tổ chức, cá nhân
tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng thuộc phạm vi áp dụng của Luật Hàng không
dân dụng Việt Nam.

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam cũng quy định cụ thể nội dung quản lý nhà
nước. Nội dung quản lý nhà nước được quy định bao gồm:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình về hàng không dân
dụng.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát
triển ngành hàng không dân dụng.
- Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam và ở vùng thông báo
bay, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay.
- Quy hoạch, quản lý việc tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ trì, phối
hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các tổ chức khác tại cảng hàng
không, sân bay.
- Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không.
- Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.
- Quản lý việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ
tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các trang bị, thiết bị, vật tư khác
phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
- Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu khác
liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
- Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng; tổ
chức và bảo đảm an ninh, an toàn các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay đặc biệt.
- Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
- Hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng.
- Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân dụng.
- Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng; bảo
vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động
hàng không dân dụng.

Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng được quy định trong các điều
khoản của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam về từng vấn đề và được cụ thể hóa trong
các văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam.
1.1.2. Vai trò Quản lý Nhà nước về VTHK

Vì là lĩnh vực nhậy cảm, liện quan tới nhiều tới chính trị, ngoại giao, an ninh,
quốc phòng.. ở mức độ quốc gia nên quản lý nhà nước trong lĩnh vực VTHK rất quan
trọng, đặc biệt đối với những quốc gia có ngành VTHK chưa được phát triển mạnh.

Đối với nước ta, Ngành VTHK chưa phát triển bằng một số nước trong khu vực
và thế giới; Đất nước đang trong thời kỳ chuyển nhanh theo trào lưu hội nhập Quốc tế,
thì vai trò Quản lý Nhà nước về VTHK càng trở nên quan trọng.

Ở đây, Quản lý Nhà nước ngoài những ý nghĩa bảo vệ chủ quyền Quốc gia; đảm
bảo an ninh, quốc phòng… Quản lý Nhà nước phải nhằm đảm bảo sự phát triển của
VTHK Việt Nam phát triển theo đúng định hướng phát triển của nền Kinh tế nước nhà:
Nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; Quản lý nhà nước phải có sự bảo hộ
cho các doanh nghiệp VTHK Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong việc khai
thác thị trường VTHK Việt Nam; Quản lý Nhà nước phải điều tiết nhằm đảm bảo sự
phát triển của VTHK cân đối, hài hòa, phục vụ tốt cho nhu cẩu phát triển của nền Kinh
tế quốc dân, cũng như phát triển các vùng, miền theo chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước.
1.1.3. Nội dung Quản lý Nhà nước về VTHK

Như các chuyên ngành quản lý khác, Quản lý Nhà nước về VTHK bao gồm các
lĩnh vực: Pháp chế, chính sách, định hướng chiến lược, điều tiết thị trường, cấp phép,
thanh tra, giám sát hoạt động…
Công tác quản lý này vừa có tính vĩ mô ở cấp độ Quốc gia, cấp ngành, vừa có
tính vi mô ở cấp độ các đơn vị độc lập hoặc phụ thuộc trong ngành HKDD.

Nền tảng cho công tác quản lý nhà nước về HKDD nói riêng và VTHK nói
chung, được thể hiện qua Luật hàng không Dân dụng Việt Nam. Luật này quy định rõ
việc quản lý nhà nước về HKDD thông qua điều 8 của Luật. Đó là:

Quản lý Nhà nước về HKDD bao gồm (ở đây trích lục những điểm liên quan tới
VTHK):

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình về hàng không
dân dụng.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển ngành hàng không dân dụng.

- Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam và ở vùng thông
báo bay, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay.

- Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các tổ
chức khác tại cảng hàng không, sân bay.

- Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không.

- Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

- Quản lý việc bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh
quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các trang bị, thiết bị, vật tư khác phục vụ
hoạt động hàng không dân dụng.

- Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu
khác liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.

- Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng;
tổ chức và bảo đảm an ninh, an toàn các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay đặc
biệt.

- Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.

- Hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng.

- Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân
dụng.

- Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt
động hàng không dân dụng.

Quản lý nhà nước về HKDD được thống nhất từ Chính phủ, quy định phân cấp
tới cấp Bộ, Ngành trong Điều 9 của Luật và được triển khai cụ thể bằng các Nghị định
của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư của các Bộ ,
các Quyết định, Quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành về HKDD (Cục HKVN).
Các nội dung này liên quan tới mọi lĩnh vực hoạt động về HKDD, từ tổ chức đến an
toàn an ninh; từ không tải không vận đến tài chính…

Quản lý Nhà nước vể VTHK hiện nay còn có những bất cập, Những bất cập
được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống văn bản pháp quy còn chưa hoàn thiện, đặc
biệt các văn bản dưới Luật nhằm cụ thể hóa và đưa Luật HKDD nhanh chóng đi vào
đời sống của Ngành VTHK như giá cước, thế chấp tàu bay…; Một số văn bản đã lỗi
thời, chưa kịp thời điều chỉnh như quy định về các loại phí…; Việc triển khai các văn
bản thì chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa chặt chẽ; Việc chấp hành
cũng như sử lý các vi phạm còn chưa triệt để. Mặt khác, chính sách bảo hộ của Nhà
nước nhiểu khi tác động chưa tốt đến sự phát triển của thị trường VTHK như việc trao
đổi thương quyền thông qua các thỏa thuận thương mại cho các hãng hàng không, sự
phân biệt trong chính sách giá, phí… làm phản ánh không chính xác hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp… Những bất cập trên làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công
tác Quản lý Nhà nước trong HKDD nói chung và ngành VTHK nói riêng.

Quản lý Nhà nước về VTHK cần nhanh chóng hoàn thiện nhằm phục vụ tốt công
cuộc phát triển Ngành VTHK Việt Nam theo định hướng sau: Phải đảm bảo cho sự
phát triển cả về lượng và về chất của Ngành VTHK trên cơ sở tranh thủ các cơ hội (trên
cơ sở các tiềm năng của đất nước đang hội nhập và phát triển về kinh tế); vượt qua
những thách thức (từ những yếu kém khách quan, chủ quan trong phát triển kinh tế như
thị trường, công tác quản lý, vốn, lao động…). Phải đảm bảo cho ngành VTHK hội
nhập quốc tế nhanh chóng, có hiệu quả theo trào lưu chung. Phải đảm bảo sự phát triển
ổn định, bền vững thị trưởng VTHK nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế
quốc dân, đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.1.4. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Đến nay, tổ chức của ngành HKDDVN gồm: Cục Hàng không Việt Nam
và các đơn vị sự nghiệp; Học viện Hàng không Việt Nam; Các Tổng công ty Cảng
miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam; Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam, Jetstar Pacific Airlines và các hãng hàng không
tư nhân. Trong đó:
Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải,
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quản lý
nhà nước về HKDD trong phạm vi cả nước và là nhà chức trách hàng không theo
quy định của pháp luật. Cục Hàng không Việt Nam chi phối các doanh nghiệp
trong ngành HKDD về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
thông qua các chính sách như: Chính sách quản lý CHK, sân bay; Chính sách tư,
hợp tác quốc tế…. Trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam có các Cảng vụ hàng
không miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các đơn vị sự nghiệp: Tạp chí Hàng
không Việt Nam và Trung tâm y tế Hàng không. Trong đó, các Cảng vụ hàng
không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HKDD tại các CHK,
sân bay.
Trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải còn có các Tổng Công ty CHK miền Bắc,
miền Trung, miền Nam được thành lập năm 2008, trên cơ sở tổ chức lại Cụm
CHK miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các Tổng Công ty Cảng hàng không
thực hiện chức năng đầu tư, quản lý, khai thác, kinh doanh các CHK, sân bay và
kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại các CHK, sân bay;
Tổng Công ty Quản­­ lý bay Việt Nam được đổi tên từ Tổng Công ty Đảm bảo
hoạt động bay Việt Nam - thành lập năm 2008, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm
QLBDDVN. Tổng công ty quản lý bay Việt Nam thực hiện chức năng cung ứng
dịch vụ công ích đảm bảo hoạt động bay, đầu tư đảm bảo trang thiết bị và sản
xuất các linh kiện, phụ tùng, vật tư đảm bảo bay; Học viện Hàng không Việt Nam
thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không.
I. Khái quát về công ước Chicago
Để đảm bảo an toàn hàng không, các thành viên của Tổ Chức Hàng Không Dân
Dụng Quốc tế - ICAO (International Civil Aviation Organization) đã cùng ký Công
Ước về hàng không dân dụng quốc tế, gọi là Công Ước Chicago. Công ước này có 18
phụ lục (Annex) quy định các yêu cầu tối thiểu đảm bảo an toàn hàng không. Các quốc
gia thành viên phải đáp ứng các yêu cầu này và tuỳ theo mức độ phát triển mà luật hàng
không của các quốc gia thành viên lại có các yêu cầu ở các mức độ khác nhau, có thể
cao hơn tiêu chuẩn ICAO.

Việt Nam là thành viên ICAO từ 1980. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thể
hiện cam kết thực hiện các tiêu chuẩn ICAO đưa ra. Bên cạnh đó còn có các qui chế về
phê chuẩn người lái (FCL), qui chế về nhân viên kỹ thuật, qui chế đối với các tổ chức
bảo dưỡng máy bay, ..
1.2. Cấp chứng chỉ, cấp phép trong lĩnh vực hàng không
1.3. Khái niệm
1.4. Vai trò
1.5. Mục tiêu
1.6. Các cơ quan liên quan đến cấp chứng chỉ và cấp phép hàng không và
hệ thống văn bản
1. CAAV và hệ thống văn bản liên quan đến cấp chứng chỉ, giấy phép
trong hoạt động hàng không
2. ICAO và hệ thống văn bản của liên quan đến cấp chứng chỉ, giấy phép
trong hoạt động hàng không
3. JAR và hệ thống văn bản liên quan đến cấp chứng chỉ, giấy phép trong
hoạt động hàng không

HIỆN TRẠNG CÔNG ƯỚC CHICAGO


◼ Công ước về hàng không dân dụng quốc tế - 188 thành viên.
◼ 12 Nghị định thư sửa đổi Công ước Chicago – 9/12 có hiệu lực.
◼ 03 Nghị định thư bổ sung Công ước Chicago - có hiệu lực.
◼ 18 Phụ lục của Công ước Chicago
NĐT SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC CHICAGO
◼ Điều 45, 48a), 49e)
◼ Điều 50a, 56, 61
◼ Điều khoản cuối cùng.
NĐT BỔ SUNG CÔNG ƯỚC CHICAGO
◼ Điều 93bis - chấm dứt tư cách thành viên ICAO trong trường hợp bị ra khỏi Liên
hợp quốc; 27/5/1947
◼ Điều 83bis - chuyển giao trách nhiệm khi thuê tầu bay; 06/10/1980
◼ Điều 3bis - kiềm chế sử dụng vũ khí tấn công tầu bay dân dụng đang bay;
10/5/1984
CÁC PHỤ LỤC
1948 – 1981: thông qua 18 Phụ lục

◼ 1948: Phụ lục 1, 2 ,3 ,5 và 6


◼ 1949: Phụ lục 4, 7, 8, 9, 10 và 11
◼ 1950: Phụ lục 12
1948 – 1981: thông qua 18 Phụ lục

◼ 1951: Phụ lục 13 và 14


◼ 1953: Phụ lục 15
1948 – 1981: thông qua 18 Phụ lục

◼ 1971: Phụ lục 16


◼ 1974: Phụ lục 17
◼ 1981: Phụ lục 18
CÔNG ƯỚC CHICAGO
◼ Ký tại Chicago ngày 07/12/1944.
◼ Có hiệu lực 4/4/1947.
◼ 188 thành viên.
◼ VN gia nhập năm 1980
CÔNG ƯỚC CHICAGO - ĐẶC ĐIỂM
◼ Các qui phạm điều chỉnh HKDD quốc tế.
◼ Các qui phạm về ICAO.
CÔNG ƯỚC CHICAGO - CHỦ QUYỀN
◼ Điều 1 - Chủ quyền với vùng trời trên lãnh thổ quốc gia.
◼ Quy định về chủ quyền có tính chất tuyên bố.
Hệ quả pháp lý của chủ quyền đối với vùng trời:

◼ Điều chỉnh hoạt động bay;


◼ Điều chỉnh hoạt động thương mại;
◼ Thực hiện quyền tài phán.
CÔNG ƯỚC CHICAGO – HOẠT ĐỘNG BAY
◼ Điều 6, 8 - Cấp giấy phép cho các chuyến bay của các tầu bay nước ngoài.
◼ Điều 68 - Quy định đường hàng không và cảng hàng không;
◼ Điều 9 - Khu vực cấm
◼ Điều 10, 68 - Qui định các cảng hàng không quốc tế.
◼ Điều 11 - Áp dụng các quy chế hàng không;
◼ Điều 12 - Quy tắc bay;
◼ Điều 13 - Quy định về nhập cảnh và xuất cảnh;
◼ Điều 14 – Áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh;
◼ Điều 15 - Lệ phí cảng hàng không
◼ Điều 16 - Kiểm tra tầu bay
◼ Điều 35 - Hạn chế đối với hàng hoá;
◼ Điều 36 - Cấm hoặc quy định sử dụng thiết bị chụp ảnh trên tầu bay.
C.Ư CHICAGO – HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Điều 5 - quyền vận chuyển không thường lệ.
◼ Điều 6 - vận chuyển thường lệ.
◼ Điều 7 - quyền vận chuyển nội địa.
C.Ư CHICAGO - QUYỀN TÀI PHÁN
◼ Điều 11 – Áp dụng các quy tắc hàng không
◼ Điều 12 – Quy tắc bay
◼ Điều 13 – Quy tắc về nhập cảnh và xuất cảnh.
C.Ư CHICAGO -TẦU BAY
◼ Phân loại tầu bay.
◼ Đăng ký quốc tịch tầu bay.
◼ Quốc gia đăng ký tầu bay.
◼ Thuê tầu bay; bảo đảm an toàn tầu bay dân dụng.
TẦU BAY – PHÂN LOẠI
◼ Tầu bay dân dụng.
◼ Tầu bay nhà nước.
TẦU BAY – QUỐC TỊCH
◼ Điều 17 - Quốc tịch tầu bay.
◼ Điều 18 - Đăng ký kép.
◼ Điều 19 - Pháp luật điều chỉnh việc đăng ký tầu bay.
◼ Điều 20 - Dấu hiệu quốc tịch.
◼ Điều 21 - Thông báo về đăng ký cho ICAO và các quốc gia thành viên khác.
TẦU BAY – ĐĂNG KÝ CHUNG & QUỐC TẾ
◼ Điều 77 – Thành lập các tổ chức khai thác liên doanh hoặc tổ chức khai thác
quốc tế.
◼ Quốc tịch tầu bay ?
YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ CHUNG VÀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ
◼ Tuân thủ các tiêu chí do Hội đồng ICAO quy định;
◼ Áp dụng các quyền và nghĩa vụ theo Công ước Chi-ca-go;
◼ Tầu bay mang dấu hiệu chung khác với dấu hiệu quốc tịch của quốc gia
QUỐC GIA ĐĂNG KÝ
Nghĩa vụ phát sinh từ các điều khoản của Công ước.

◼ Điều 11 – Áp dụng các quy tắc hàng không


◼ Điều 12 – Quy tắc bay; Điều 3bis – Không lạm dụng hoạt động HKDD
◼ Điều 32a) – Năng lực thành viên tổ bay; Điều 31 – Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
KHAI THÁC TẦU BAY
◼ Điều 29 - Giấy tờ tài liệu mang theo tầu bay.
◼ Điều 30 - Thiết bị vô tuyến trên tầu bay.
◼ Điều 31 - Chứng chỉ đủ điều kiện bay.
◼ Điều 32 - Bằng và chứng chỉ của các thành viên tổ bay.

◼ Điều 33 - Công nhận bằng và chứng chỉ.


◼ Điều 34 - Nhật ký bay.
◼ Điều 35 - Hạn chế đối với hàng hoá.
◼ Điều 36 - Thiết bị chụp ảnh.
KHAI THÁC TẦU BAY THUÊ
◼ Khai thác tầu bay thuê & vấn đề an toàn bay.
◼ Quốc gia nào bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bay ?
◼ Mối quan hệ quốc gia đăng ký tầu bay - quốc gia khai thác tầu bay.
◼ Điều 83bis - Chuyển giao nghĩa vụ.
◼ Hình thức chuyển giao - thỏa thuận
◼ Phạm vi chuyển giao: Điều 12, 30, 31 và 32a)
◼ Đăng ký thoả thuận với Hội đồng ICAO.
AN TOÀN TẦU BAY DÂN DỤNG
◼ Mối quan hệ chủ quyền quốc gia – an toàn tầu bay dân dụng.
◼ Điều 3bis – Kiềm chế sử dụng vũ khí tấn công tầu bay dân dụng đang bay.
BẢO ĐẢM AN TOÀN HKDD
◼ Các biện pháp và qui định bảo đảm an toàn kỹ thuật HK.
◼ Ngăn chặn các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD.
◼ An toàn HK với ý nghĩa chung.
◼ Bảo đảm an toàn cho hoạt động HKDD.
◼ An toàn xã hội - hoạt động HKDD.
◼ Ngăn chặn hành vi can thiệp bất hợp pháp.
ĐIỀU KHOẢN NỘI DUNG KINH TẾ
◼ Điều 1 - Chủ quyền quốc gia đối với vùng trời;
◼ Điều 5 - Quyền bay không thường lệ;
◼ Điều 6 - Vận chuyển thường lệ;
◼ Điều 7 - Vận chuyển nội địa;
◼ Điều 67 - Báo cáo thống kê vận chuyển HKQT.
◼ Điều 15 - Thu lệ phí sử dụng cảng HK, phương tiện không lưu.
◼ Điều 77 – 79: Các tổ chức khai thác liên doanh.
◼ Điều 96a) - Định nghĩa về vận chuyển HKQT thường lệ.

TỔ CHỨC HKDD QUỐC TẾ - ICAO


◼ Công ước Chi-ca-go thành lập ICAO.
◼ Các Điều 43-66 - "Điều lệ" của ICAO.
ICAO - ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
◼ Tổ chức quốc tế liên Chính phủ.
◼ Từ 1967 ICAO trở thành tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc.
ICAO - HIỆN TRẠNG
◼ Số lượng thành viên: 188.
◼ Hoạt động thực tế: 04/04/1947
◼ Việt Nam - thành viên ICAO.
“ĐIỀU LỆ” ICAO
◼ Quan hệ thành viên – thành viên
◼ Quan hệ thành viên – ICAO
◼ Quan hệ các cơ quan của ICAO
◼ Quan hệ ICAO – các tổ chức quốc tế
◼ ICAO - chủ thể thứ yếu của luật quốc tế.
◼ Cơ sở của Điều lệ ICAO – các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
◼ Chức năng, nhiệm vụ.
◼ Cơ cấu tổ chức - pháp lý
ICAO - MỤC TIÊU
Điều 44:

◼ Phát triển các nguyên tắc và kỹ thuật không vận quốc tế.
◼ Thúc đẩy phát triển vận tải hàng không...
ICAO - NHIỆM VỤ
◼ Soạn thảo SARPs.
◼ Nghiên cứu các vấn đề vận chuyển HKQT.
◼ Trợ giúp kỹ thuật
ICAO - KẾT NẠP THÀNH VIÊN
◼ Điều 92 - Áp dụng với các quốc gia không thuộc phe phát xít trong chiến tranh
thế giới thứ hai.
◼ Điều 93 - Áp dụng với các quốc gia thuộc phe phát xít trong chiến tranh thế giới
thứ hai.
ICAO - CHẤM DỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN
Điều 95 - Huỷ bỏ Công ước Chicago
◼ Điều 93bis - Mặc nhiên mất tư cách thành viên.
ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN QUYỀN
◼ Khoản c Điều 93bis - Liên hợp quốc đình chỉ thực hiện quyền thành viên.
THÀNH VIÊN ICAO – QUYỀN & NGHĨA VỤ
◼ Quyền và nghĩa vụ của các thành viên ICAO phát sinh từ Công ước Chicago.
◼ Bình đẳng về tư cách thành viên.
THÀNH VIÊN ICAO - QUYỀN
◼ Tham gia các kỳ họp và hội nghị.
◼ Đại diện trực tiếp ở các cơ quan.
◼ Tham gia soạn thảo các quyết định.
◼ Tự do thể hiện ý chí phù hợp với Công ước Chicago.
◼ Giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của Hội đồng ICAO.
◼ Nhận trợ giúp kỹ thuật.
◼ Tự do ra khỏi ICAO.
◼ Phản đối quyết định hoặc hành động của ICAO.
◼ Yêu cầu ICAO bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
THÀNH VIÊN ICAO - NGHĨA VỤ
◼ Điều 62 - Nghĩa vụ tài chính.
◼ Lời nói đầu - Thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của ICAO.
◼ Điều 37 - Hợp tác “để bảo đảm sự thống nhất tối đa” các quy tắc bay và phục vụ
điều hành bay.
◼ Điều 67 - Báo cáo số liệu thống kê vận chuyển hàng không.
◼ Điều 81, 83 - Đăng ký các hiệp định và thỏa thuận hàng không.
◼ Điều 84-88 - Phục tùng các thủ tục giải quyết tranh chấp.

II. Khái quát về JAR OPS


Khái quát về VAR OPS
v. Hệ thống văn bản, quy định liên quan đến CCCPHĐHK
Căn cứ pháp lý về chuyên ngành hàng không
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 06 năm 2006 sửa
đổi năm 2014
- Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính
phủ về Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
- Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính
phủ về Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý,
bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
- Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
- Quyết định số 44/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với
hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
- Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Phối hợp tìm tiếm cứu nạn hàng
không dân dụng;
- Thông tư số 14/2009/TT-BGTVT ngày 04/8/2009 của Bộ Giao thông vận
tải về quy định việc báo cáo hoạt động và số liệu thống kê trong ngành hàng
không;
- Thông tư số 19/2009/ TT-BGTVT ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định về khí tượng hàng không dân dụng;
- Thông tư số 28/2009/TT-BGTVT ngày 10 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định về phương thức bay Hàng không dân dụng;
- Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2010 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không,
sân bay; Thông tư số 19/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ
Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-
BGTVT ngày 30/6/2010;
- Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên
cơ;
- Thông tư số 53/2011/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định về an toàn hoạt động bay;
- Thông tư 01/2012/TT-BGTVT ngày 09/01/2012 của Bộ Giao thông vận
tải Quy định về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam;
- Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT ngày 01 tháng 08 năm 2012 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không dân
dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng;
- Thông tư số 51/2012/TT-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định về bản đồ, sơ đồ hàng không;
- Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25/12/2012 của Bộ Giao thông
vận tải Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng;
- Quyết định số 21/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo "Quy chế thông báo tin tức
hàng không";
- Sổ tay hướng dẫn trong từng lĩnh vực có liên quan.
2. Công ước quốc tế về hàng không
- Phụ lục 14, Phụ lục 19 Công ước Chicago;
- Sổ tay cấp chứng chỉ sân bay (Doc 9774 –AN/969) của ICAO;
- Sổ tay quản lý an toàn (Doc 9859-AN/460) của ICAO;
- Sổ tay thiết kế sân bay (Doc 9157)
- Sổ tay dịch vụ cảng Hàng không (Doc 9137):
3. Căn cứ pháp lý về thanh tra
1. Luật Thanh tra năm 2010;
2. Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011;
3. Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 (Thanh tra chuyên ngành);
4. Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
5. Quyết định số 2151 ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra về Quy chế
hoạt động của Đoàn Thanh tra;
6. Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về
Các biểu mẫu trong hoạt động Thanh tra;
7. Quyết định 2861 ngày 22/12/2008 của Tổng Thanh tra về Quy chế giám
sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh trara;
8. Quyết định số 2894 ngày 23/12/2008 của Tổng Thanh tra về Sửa đổi,
bổ sung một số điều về Quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra;
9. Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 2/3/2010 Quy trình cuộc thanh tra;
10. Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12 tháng 03 năm 2013 của
Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
11. Thông tư số 33/2013/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ
Giao thông vận tải quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra
Cục Hàng không Việt Nam;
12. Thông tư số 53/2013/TT-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2013 ban
hành mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hàng không dân dụng;
13. Thông tư số 68/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ
Giao thông vận tải quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên
ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Giao thông vận tải;
14. Tài liệu có liên quan khác.

5.3. Lĩnh vực quản lý hoạt động bay


5.3.1. Các SARPs và các tài liệu hướng dẫn của ICAO
a) Các phụ ước của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Annexes):
• Phụ ước 1: Cấp giấy phép nhân viên (Personnel Licensing).
• Phụ ước 2: Quy tắc bay (Annex 2 - Rules of the Air).
• Phụ ước 3: Dịch vụ khí tượng hàng không (Annex 3 - Meteorological
Service for International Air Navigation).
• Phụ ước 11: Dịch vụ không lưu (Annex 11 - Air Traffic Services).
• Phụ ước 12: Dịch vụ tìm kiếm và cứu nạn (Annex 12 - Search and
Rescue).
• Phụ ước 15: Dịch vụ thông báo tin thức hàng không (Annex 15 -
Aeronautical Information Services).
• Phụ ước 17: An ninh - Bảo vệ hoạt động HKDD chống lại những hành vi
can thiệp bất hợp pháp (Annex 17: Security - Safeguarding International
Civil Aviation against Acts of Unlawful).
b) Các tài liệu hướng dẫn liên quan chính của ICAO
• Doc. 4444 PANS – ATM Air Traffic Managment
• Doc. 9426 Air Traffic Servies Manual
• Doc. 8168 Procedures for Air Navigation Services – Aicraft Operation
PANS/OPS Part II - Construction of Visual and Instrument Flight
Procedure – Obstacle Assessment Surfaces
• Doc. 8126 Aeronatical Information Services Manual
• Doc. 9365 Manual on All – weather operation
• Doc. 9137 – AN/898 Part 7 Airport Emergency Planning
5.3.2. Các giấp phép và cơ sở quy định về chất lượng cung cấp dịch vụ đảm bảo
họat động bay
a) Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ Không lưu ATS của các cơ sở cung
cấp dịch vụ ATS;
Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ này dựa trên cơ sở các tài liệu :
• Qui chế không lưu hàng không dân dụng
• Điều 25,26,27 Nghị định 94/2007/NĐ-CP về Quản lý họat động bay
• Annex 11 và Doc. 4444 PANS – ATM Air Traffic Managment
b/ Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ Thông tin, dẫn đường, giám sát
CNS của các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS.
Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ này dựa trên cơ sở các tài liệu :
• Qui chế thông tin, dẫn đường, giám sát ;
• Annex 10 Aeronautical Telecmmunication : Vol I Radio Navigation
Aids ; Vol II Voice Communication Systems ; Vol III Communication
Systems ; Vol IV Serveilance and collision ; and Vol V
c/ Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ Khí tượng hàng không MET của
các cơ sở cung cấp dịch vụ MET
Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ này dựa trên cơ sở các tài liệu :
• Qui chế Khí tương hàng không
• Annex 3 Meteological Services for International Air Navigation
d/ Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ Thông báo tin tức hàng không AIS
của các cơ sở cung cấp dịch vụ AIS;
Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ này dựa trên cơ sở các tài liệu :
• Qui chế Thông báo tin tức hàng không
• Annex 15 Aeronatical Information Services
đ/ Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ Tìm kiếm cứu nạn SAR, Khẩn nguy
sân bay EMG của các cơ sở cung cấp dịch vụ SAR, EMG
Giấy phép và chất lượng cung cấp dịch vụ này dựa trên cơ sở các tài liệu :
• Qui chế tìm kiếm cứu nạn hàng không;
• Annex 12 Search and Rescue;
• Doc. 9137 – AN/898 Part 7 Airport Emergency Planning
CHƯƠNG 2: NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG VÀ CẤP PHÉP, CẤP CHỨNG CHỈ
ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

2.1. NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG


2.1.1. Khái quát về nhân viên hàng không
Việc xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên hàng không là vô cùng
cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đào tạo, sử dụng
và phát triển nguồn nhân lực hàng không dân dụng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn
vị, cơ sở đào tạo thực hiện hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực HKDD đúng
pháp luật; từng bước tiêu chuẩn hoá nhân viên hàng không và cơ sở đào tạo, huấn luyện
nhân viên hàng không phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung
và ngành hàng không Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua ngày
29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, trong đó chương IV quy định về
Nhân viên hàng không; ngày 04 tháng 4 năm 2007 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành Quyết định số 19/2007/QĐ-BGTVT về nhân viên hàng không và cơ sở đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không để hướng dẫn thi hành Luật hàng
không dân dụng Việt Nam. Văn bản này ra đời là sự tích hợp và thay thế nội dung của
hai văn bản “Quy chế đào tạo huấn luyện” ban hành kèm theo Quyết định số
18/1999/QĐ-CHK ngày 25/6/1999 và “Quy định về quản lý giấy phép hành nghề” ban
hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ-CHK ngày 16/8/2000 của Cục trưởng Cục
Hàng không dân dụng Việt Nam;
Tuy nhiên, năm 2011 BGTVT đã ban hành thông tư 11 nhưng ngay sau đó thay
bằng Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ GTVT quy định về
nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và
cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không. Thông tư số 61/2011/TT-
BGTVT gồm 5 Chương và 34 Điều; Mục đích cụ thể hoá, hệ thống hoá và hướng dẫn
chi tiết thực hiện các nội dung quy định tại Điều 68, 69, 70 quy định về “Nhân viên
hàng không” của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. Nội dung chính của
Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT quy định chi tiết 3 vấn đề chính như sau:
(1) Nhân viên hàng không
(2) Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không tại Việt Nam
(3) Cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không
Theo Tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO (SARPS) trong Phụ ước 1
của Công ước Chicago Cấp giấy phép nhân viên hàng không (Personnel Licensing), chỉ
đề cập đến các nhóm nhân viên hàng không sau đây:
International are established for licensing the following personnel:
− Người lái tàu bay (Pilot)
− Dẫn đường hàng không (Flight Navigator )
− Cơ giới trên không (Flight Engineer)
− Bảo dưỡng, kỹ thuật tàu bay (Aircraft Maintenance Engineer / Technician /
Mechanic)
− Kiểm soát viên không lưu (Air traffic controller )
− Điều hành, điều pháo bay (Flight Operations Officer / Flight Dispatcher)
− Người khai thác Cảng hàng không (Aeronautical Station Operator)
2.1.2. Khái niệm
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành thứ
tài sản quý giá nhất là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi tổ chức mỗi doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Ngành Hàng không là một trong những ngành hội nhập quốc tế sâu rộng và ứng
dụng khoa học công nghệ cao, với những thiết bị tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại. Để
quản lý điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục tiêu mà doanh
nghiệp hàng không đề ra đòi hỏi công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã trở thành
vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngành Hàng không
Ở Việt Nam hiện nay, có hơn 30 nghìn người đang làm việc ở các vị trí, lĩnh vực
thuộc ngành hàng không Việt Nam. Vậy có phải toàn bộ người lao động đang làm việc
trong lĩnh vực hàng không đều được gọi là nhân viên hàng không ?
Điều 68 Chương IV của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) năm
2006 quy định: Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp
đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển
hàng không, hoạt động bay và có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ
GTVT cấp hoặc công nhận.
Như vậy, tuy cùng làm việc trong một đơn vị của ngành Hàng không Việt Nam,
nhưng chỉ có những người hội đủ các yếu tố trên mới được coi là Nhân viên hàng
không , còn lại các nhân viên khác được gọi chung là nhân viên ngành hàng không.
Theo điều 70 của Luật HKDDVN năm 2006, sửa đổi năm 2014 thì Bộ Thông
Vận Tải là cơ quan quy định các chi tiết về nhân viên hàng không, cụ thể, bộ Giao
Thông Vận tải sẽ quy định chi tiết về chức danh, nhiệm vụ theo chưc danh; tiêu chuẩn
và thủ tục cấp, công nhận giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không;
cũng như quy định về ncác chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên
hàng không.

2.1.3. Các chức danh nhân viên hàng không


Chức danh hay chức danh viên chức là tên gọi theo chức vụ của 1 viên chức
trong bộ máy nhà nước ví dụ như bộ trưởng, thứ trưởng, chuyên viên, nhân viên, giáo
viên, biên tập viên,..(những người là đại biểu dân cử như Đại biểu quốc hội, Hội đồng
nhân dân không phải là công chức nhà nước). Tên gọi đó thể hiện nội dung lao động,
phạm vi lao động và tính riêng biệt cho một chức vụ.
Chức danh viên chức có 2 phần : chức danh gốc do chính phủ ban hành và chức
danh đầy đủ cho viên chức do ngành hay lĩnh vực liên quan quản lý quy định.
Các chức danh cho nhân viên hàng không là chức danh đầy đủ. Nhân viên hàng
không là những người phải có chức danh cụ thể. Theo khoản 1 Điều 2 - Quyết định số
19/2007/QĐ-BGTVT về Nhân viên hàng không quy định chỉ có 12 chức danh nhân
viên hàng không.
Tuy nhiên, hiện tại theo Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về nhân viên
hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không được thì chức danh
nhân viên hàng không đã tăng lên thành 16 nhóm, bao gồm:
1. Thành viên tổ lái
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng (Bổ sung 2011)
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không (Bổ sung 2011)
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động
tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
15. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không. (Bổ sung 2018)
16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay (Bổ sung 2018)
Đối với chức danh nhân viên hàng không, nhiệm vụ của nhân viên hàng không,
Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT quy định 14 chức danh nhân viên
hàng không. Các chức danh này phù hợp theo nhóm chuyên môn và mỗi nhóm chuyên
môn lại bao gồm các vị trí, công việc cụ thể hơn và được quy định chi tiết tại các văn
bản chuyên ngành khác có liên quan như Quy chế không lưu hàng không dân dụng ban
hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2007 của Bộ trưởng Bộ
GTVT; Quy chế thông báo tin tức hàng không ban hành kèm theo Quyết định số
21/2007/QĐ-BGTVT ngày 06/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.Ví dụ như:
• Nhân viên không lưu: Được quy định tại khoản 2 Điều 10 “Quy chế không lưu
hàng không dân dụng” tại QĐ Số32/2007/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2007của Bộ trưởng
Bộ GTVT.Chức danh Nhân viên không lưu bao gồm những nhân viên hàng không làm
việc ở 9 vị trí sau:
- Nhân viên thủ tục bay;
- Nhân viên thông báo, hiệp đồng bay;
- Kiểm soát viên mặt đất tại sân bay;
- Kiểm soát viên không lưu tại sân bay;
- Kiểm soát viên không lưu tiếp cận ra đa, không ra đa;
- Kiểm soát viên không lưu đường dài ra đa, không ra đa;
- Kíp trưởng không lưu;
- Huấn luyện viên không lưu;
- Nhân viên đánh tín hiệu.
• Nhân viên thông báo tin tức hàng không được quy định tại khoản 1 Điều 15
"Quy chế thông báo tin tức hàng không" ban hành kèm theo Quyết định Số 21/2007/QĐ-
BGTVT ngày 06/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Chức danh Nhân viên thông báo tin
tức hàng không gồm những nhân viên hàng không làm việc ở cạ 5 vị trí sau:
- Nhân viên thông báo tin tức hàng không tại cảng hàng không, sân bay (AIS
Aerodrome unit officer);
- Nhân viên thông báo tin tức hàng không tại Phòng NOTAM quốc tế (NOF
officer);
- Nhân viên biên soạn các tài liệu thông báo tin tức hàng không (AIS
documentation /editing/text producing officer);
- Nhân viên đồ bản hàng không (aeronautical cartography officer);
- Nhân viên cơ sở dữ liệu thông báo tin tức và bản đồ hàng không (AIS/MAP
data base officer).
Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn
luyện và sát hạch nhân viên hàng không được
2.1.4. Nhiệm vụ theo chức danh nhân viên hàng không
Điều 4 Thông tư 61/2011/TT-BGTVT quy định về Nhiệm vụ theo 14 chức danh
của nhân viên hàng không như sau:
1. Thành viên tổ lái thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, đảm bảo an toàn cho
chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai
thác bay và tàu bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay cho
học viên bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai
thác bay và tàu bay.
3. Tiếp viên hàng không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách
trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay
hoặc người chỉ huy tàu bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành về khai thác bay và tàu bay.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay thực hiện nhiệm vụ
bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu thực hiện các nhiệm vụ sau đây đối với chuyến bay Điều
hành bay bao gồm: kiểm soát mặt đất, kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm
soát đường dài; thông báo bay; tư vấn không lưu; Báo động và các nhiệm vụ khác theo
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý
cung cấp, trao đổi dịch vụ thông báo tin tức hàng không cho các tổ chức, cá nhân trong
nước, nước ngoài và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành về thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai
thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và thiết bị mạng viễn thông cố định Hàng không
(AFTN), thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), thiết bị thông tin sóng cực
ngắn không - địa (VHF), hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS), thiết bị ghi âm; đài dẫn
đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR), đài đo cự ly bằng vô tuyến (DME), đài dẫn
đường vô hướng (NDB), hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS/DME/Marker); hệ thống
ra đa giám sát sơ cấp (PSR), hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR), hệ thống xử lý dữ
liệu bay (FDP), hệ thống xử lý dữ liệu ra đa (RDP); nguồn điện và đèn tín hiệu sân bay;
bay kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS), phương thức bay
và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
về thông tin dẫn đường giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng,
sửa chữa thiết bị khí tượng; thu thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập bản tin dự
báo, cảnh báo thời tiết; cung cấp thông tin khí tượng cho các tổ chức, cá nhân liên quan
đến hoạt động bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành về khí tượng và khí tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay của
người khai thác tàu bay và thực hiện công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình thực hiện
chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan
lĩnh vực điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng thực hiện nhiệm
vụ thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng và các nhiệm vụ khác theo quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thiết kế phương thức bay hàng
không dân dụng.
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu
nạn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn và
các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về
tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động
tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận
hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng
không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản
lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh
hàng không tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; duy trì vật tư tại khu
vực công cộng tại cảng hàng không, sân bay; tuần tra, canh gác bảo vệ vành đai cảng
hàng không, sân bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng
hàng không, sân bay; bảo đảm an ninh trên chuyến bay và các nhiệm vụ khác theo quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ giám
sát dịch vụ chuyến bay; kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng
hóa tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng nguy hiểm
trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp, dỡ hành lý, hàng
hóa lên, xuống tàu bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành liên quan.
Đây là những nhiệm vụ mục tiêu mà người nhân viên hàng không có trách nhiệm
phải đạt tới và hoàn thành một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn trong hoạt động giao
thông hàng không. Để hoàn thành được nhiệm vụ mục tiêu này đương nhiên nhân viên
hàng không còn phải thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ hỗ trợ được quy định cụ thể ở
các văn bản chuyên ngành khác thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí chức
danh công việc được giao.
Ví du: Một nhân viên không lưu thực hiện nhiệm vụ “Thông báo bay”, để hoàn thành
chức trách nhiệm vụ của mình phải thực các nhiệm vụ chuyên môn của cở sở Thông
báo, hiệp đồng bay gồm:
- Nhận các phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp; lập kế hoạch hoạt động bay
hàng ngày, theo mùa; thông báo kế hoạch hoạt động bay tới các đầu mối liên quan và
hiệp đồng triển khai thực hiện phép bay;
- Theo dõi, giám sát diễn biến hoạt động bay;
- Hiệp đồng với các cơ sở điều hành bay dân dụng, các cơ quan, đơn vị quản lý
vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ Quốc phòng để đảm bảo an toàn cho hoạt động bay;
- Phối hợp xử lý theo thẩm quyền các trường hợp bất thường, thông báo và đưa
ra các thông tin, khuyến cáo trong quá trình thông báo, hiệp đồng bay.
Hoặc Nhân viên thủ tục bay phải thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thủ tục bay gồm:
- Nhận kế hoạch hoạt động bay;
- Nhận, kiểm tra, đối chiếu các chi tiết trong kế hoạch bay không lưu;
- Phát số liệu trong kế hoạch bay không lưu trên mạng viễn thông hàng không
(ATN) đến các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan trong nước và quốc tế;
- Nhận, xử lý, lưu trữ điện văn không lưu;
- Nhận giờ cất cánh, hạ cánh qua mạng viễn thông hàng không (ATN) theo quy
định và thông báo các giờ này cho các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thông báo kịp thời các tin tức liên quan đến chuyến bay bị chậm trễ so với kế
hoạch bay đã dự định;
- Hiệp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và các cơ quan, đơn vị
khác có liên quan đảm bảo điều hoà cho hoạt động bay tại sân bay.

16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.

Hiện tại theo Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về nhân viên hàng không;
đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không được thì chức danh nhân viên
hàng không, Điều 7 về Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không lại quy
định đơn giản hơn như sau:
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, soi
chiếu, giám sát an ninh, duy trì trật tự, tuần tra, canh gác bảo vệ tại cảng hàng không,
sân bay và các cơ sở khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành về an ninh hàng không.
2. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động
tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận
hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng
không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản
lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ giám sát
dịch vụ mặt đất phục vụ chuyến bay; kiểm tra, làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành
lý, hàng hóa tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng
nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp, dỡ hành
lý, hàng hóa lên, xuống tàu bay.
4. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm
vụ cứu nạn, chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân
bay.
5. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác
tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.

2.1.5. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên hàng không
Theo điều 8 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định quy định Nhân viên hàng
không phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1. Nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và
12 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay,
quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
2. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 13 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng
các tiêu chuẩn như sau:
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt
nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy,
chất kích thích;
c) Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh
hàng không.
3. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 14, 15 và 16 Điều 6 của Thông tư
này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng,
đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy,
chất kích thích;
c) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 của Thông tư này
phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận
hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng
hàng không, sân bay;
d) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 15 và 16 Điều 6 của Thông
tư này phải có chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành hàng không quy định tại
khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.

2.2. GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ CỦA NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Theo quy định tại điều 69 luật HKDDVN năm 2006, sửa đổi 2014 thì nhân viên
hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn
phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận
2.2.1. Giấy phép nhân viên hàng không
Giấy phép nhân viên hàng không hay trước đây gọi là giấy phép hành nghề là do
Cục Trưởng Cục HKVN quyết định cấp theo thủ tục cấp giấy phép quy định tại Thông
tư số 61/2011/TT-BGTVT.
a) Đối tượng cấp giấy phép nhân viên hàng không
Theo quy định của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT về “Giấy phép của nhân
viên hàng không” không phải là nhân viên hàng không nào cũng yêu cầu khi thực hiện
nhiệm vụ phải có giấy phép. Theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số 61/2011/TT-
BGTVT thì trong 14 chức danh, chỉ có 11 chức danh khi thực hiện nhiệm vụ phải có
giấy phép, còn lại 3 chức danh, gồm: Tiếp viên hàng không; Nhân viên tìm kiếm, cứu
nạn hàng không; Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay chỉ cần có chứng chỉ
chuyên môn mà không cần phải có giấy phép.
Ngoài ra, một số vị trí đặc biệt khác như thành viên tổ lái, kiểm soát viên không
lưu phải có chứng nhận của Cục HKVN về trình độ tiếng Anh mức 4 (Level 4) theo quy
định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (gọi tắt là ICAO) và chứng nhận sức
khỏe (bao gồm cả tiếp viên hàng không và nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát
thực hiện nhiệm vụ bay hiệu chuẩn) theo quy định của pháp luật. Nhân viên thông báo
tin tức hàng không phải có chứng nhận trình độ tiếng Anh mức 3 (Level 3) theo quy
định tại Quy chế thông báo tin tức hàng không.
Riêng đối với Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không chỉ có những
người làm việc ở các vị trí: khai thác thiết bị truyền tin AFTN, khai thác thiết bị thông
tin HF A/G, khai thác thiết bị thông tin VHF, kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị phù trợ dẫn
đường, giám sát hàng không và bảo dưỡng các thiết bị thông tin, dẫn dường, giám sát
hàng không mới phải có giấy phép.
b) Thời hạn và hiệu lực của giấy phép nhân viên hàng không
Hiện tại, tại Điều 9 Thông tư 61 quy định:
- Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhân viên hàng không là 07 năm, trường hợp
văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không có quy định khác thì áp
dụng theo quy định tại các văn bản đó.
- Đối với chức danh nhân viên hàng không yêu cầu năng định có thời hạn hiệu
lực, giấy phép chỉ có giá trị hiệu lực khi năng định còn hiệu lực.
Tuy nhiên, trước đây thời hạn hiệu lực của giấy phép của nhân viên hàng không
theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BGTVT chỉ được 5 năm.
c) Tiêu chuẩn và đều kiện người được cấp phép
Theo Điều 5 và 9 Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT quy định người được cấp
phép phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không cấp;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định;
- Đủ thời gian thực tập và huấn luyện theo quy định;
- Có đủ sức khoẻ, độ tuổi theo quy định
- Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra năng định chuyên môn phù hợp của
Cục Hàng không Việt Nam;
- Đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành về hàng không
Về giấy phép nhân viên hàng không (trước đây gọi là giấy phép hành nghề) do
Cục trưởng Cục HKVN quyết định cấp. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng nhằm đảm
bảo an ninh, an toàn trong quá trình khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không của nhân
viên hàng không. Để Cục HKVN có cơ sở xem xét, cấp giấy phép và năng định cho
nhân viên hàng không thì nhân viên đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định
tại Điều 5 và tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT; Thông tư số
22/2011/TT-BGTVT, ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về thủ tục
hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay (gọi tắt là Thông tư số 22/2011/TT-
BGTVT).
Đối với Thành viên tổ lái, sau khi có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo
phi công tại cơ sở đào tạo, được Cục HKVN cấp giấy phép lái tàu bay (Commercial
Pilot License - CPL hoặc Private Pilot License -PPL), để được kiểm tra và cấp năng
định lái tàu bay, thành viên đó phải hoàn thành chương trình huấn luyện chuyển loại
theo chủng loại tàu bay và hạng tàu bay theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-
BGTVT…
Việc cấp giấy phép nhân viên hàng không thuộc thẩm quyền của Cục HKVN
(Nhà chức trách hàng không) thông qua 04 Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên
hàng không gồm: Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng; Hội đồng kiểm tra
cấp giấy phép nhân viên hàng không, Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng
không; Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng không.
Quy trình cấp giấy phép do các Hội đồng thực hiện theo “Quy chế làm việc của
Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng không” ban hành kèm theo Quyết định
số 4405/QĐ - CHK ngày 24/12/2008 của Cục trưởng Cục HKVN…
Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định quy định Nhân viên hàng không phải đáp
ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1. Điều kiện được cấp giấy phép nhân viên hàng không:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
b) Tham dự và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên
hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
2.2.2. Năng định nhân viên hàng không
a) Khái niệm:
Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp
ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng
không (Điều 11 Thông tư 61)
Như vậy, việc năng định là quy định bắt buộc đối với một số chức danh nhân iên
hàng không. Đối với chức danh nhân viên hàng không yêu cầu năng định có thời hạn
hiệu lực, giấy phép chỉ có giá trị hiệu lực khi năng định còn hiệu lực.
b) Thời hạn hiệu lực của năng định : có 3 mốc giới hạn:
- 36 tháng đối với giáo viên huấn luyện bay;
- 24 tháng đối với tiếp viên hàng không; nhân viên điều khiển, vận hành phương
tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
nhân viên điều độ, khai thác bay; huấn luyện viên không lưu;
- 12 tháng đối với các nhân viên hàng không khác.
Khi một nhân viên hàng không được cấp Giấy phép với thời hạn có thể là 3 hoặc
5 năm, nhưng chỉ có giá trị sử dụng khi năng định chuyên môn ghi trên Giấy phép và
chứng nhận đủ điều kiện về sức khoẻ (thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, kiểm soát
viên không lưu) còn hiệu lực.
Khi năng định ghi trên Giấy phép đã hết hạn, người có giấy phép nếu muốn tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ phải đề nghị cấp năng định và phải qua kỳ kiểm tra.
Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ có Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng
không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có
thời hạn hiệu lực của năng định là thời hạn hiệu lực của giấy phép (7 năm); còn lại thời
hạn năng định của hầu hết các nhân viên khác như: Nhân viên không lưu, khí tượng,
thành viên tổ lái, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay; nhân viên
an ninh hàng không … đều được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về
chuyên ngành hàng không có liên quan.
Ngoài ra, theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT thì năng định đối với thành viên
tổ lái được quy định chi tiết hơn theo chủng loại tàu bay (máy bay, Thiết bị bay tạo lực
nâng bằng động cơ; cánh quay; tàu lượn; tàu bay nhẹ hơn không khí) và theo hạng tàu
bay (Một động cơ; Thủy phi cơ-Một động cơ; Nhiều động cơ; Thủy phi cơ-Nhiều động
cơ).
Thời hạn hiệu lực của giấy phép: là giới hạn khoảng thời gian sử dụng nhất
định được ghi trên giấy phép từ lúc cấp cho đến khi hết hạn sử dụng. Ví dụ như tại
Thông tư 61/2011/TT-BGTVT thì thời hạn hiệu lực của giấy phép là 7 năm, các văn
bản chuyên ngành khác quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép có thời gian bằng hoặc
ngắn hơn quy định tại văn bản này. ( Quy chế không lưu, Khi tượng; AIS, TTD ĐGSHK
quy định 3 năm. Quy chế cấp bằng người lái máy bay quy định 5 năm v.v…)
Giá trị hiệu lực của giấy phép: Khác với thời hạn hiệu lực của giấy phép, giá trị
hiệu lực giấy phép giá trị sử dụng của giấy phép khi các điều kiện khác kèm theo giấy
phép (năng định được ghi trên giấy phép 1, 2 hoặc 3 năm) và chứng nhận đủ điều kiện
về sức khoẻ còn hiệu lực.
Ví dụ : Anh A được Cục HKVN cấp Giấy phép Kiểm soát viên không lưu có
thời hạn hiệu lực là 7 năm (từ 1/8/2012 đến 1/8/2019), năng định ghi trên giấy phép là
24 tháng kể từ ngày cấp giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ là 12 tháng
kể từ ngày 15/7/2012.
Như vậy giấy phép của anh A có giá trị hiệu lực đến 15/7/2013, sau thời gian
này anh A phải được giám định lại sức khoẻ, nếu đủ điều kiện mới được tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ; đến ngày 1/8/2014 anh A phải được cấp năng định sau khi đạt kết quả
kiểm tra theo quy định. (trước đây gọi là gia hạn Giấy phép hành nghề).
Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định quy định về thời thời hạn của giấy
phép tại Điều 11- Danh mục và thời hạn hiệu lực của giấy phép và năng định nhân
viên hàng không như sau:
1. Danh mục giấy phép, năng định nhân viên hàng không được quy định tại Phụ
lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực,
riêng đối với giấy phép nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 Thông tư
này có hiệu lực là 07 (bảy) năm.

2.2.3. Chứng chỉ chuyên môn


Chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không được hiểu là chứng chỉ do một cơ
sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được Bộ Giao Thông vận tải
cho phép hoặc công nhận cấp cho người học đã hoàn thành một chương trình đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn về hàng không.
Đối với những chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không do các cơ sở đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài cấp thì nếu cơ sở đào tạo
, huấn luyện nghiệp vụ nước ngòai này đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại
Thông tư 61/2011/TT-BGTVT thì được công nhận tại Việt Nam:
- Được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế công nhận;
- Đáp ứng các điều kiện quy định về tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn
luyện của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không :
▪ Phòng học, trang bị, thiết bị, xưởng thực hành phù hợp với nội dung đào
tạo, huấn luyện.
▪ Chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp.
▪ Đội ngũ giáo viên có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với
ngành nghề đào tạo, huấn luyện.
▪ Giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn
luyện.
▪ Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng
và giáo dục, đào tạo.
Theo Điều 5 của Quyết định số 19/2007/QĐ-BGTVT về Chứng chỉ chuyên môn
của nhân viên hàng không quy định “Các nhân viên hàng không không phải là đối tượng
được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định này khi thực hiện nhiệm vụ phải có
chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
cấp”. Như vậy có nghĩa là toàn bộ 12 chức danh nhân viên hàng không được quy định
tại Điều 2 của Quyết định số 19/2007/QĐ-BGTVT khi thực hiện nhiệm vụ đều phải có
chứng chỉ chuyên môn.
Theo Hướng dẫn số 899/HD-CHK năm 2014, đối với các chứng chỉ chuyên môn
nhân viên hàng không, Điều 6 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT quy định chứng
chỉ chuyên môn nhân viên hàng không (viết tắt là CCCM). Các loại văn bằng, chứng
chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào
tạo tại Việt Nam theo hệ thống giáo dục quốc dân được coi là chứng chỉ chuyên môn;
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 18, 19 của Thông tư số 61/2011/TT-
BGTVT về yêu cầu chung và yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ nhân viên hàng không thì các cơ sở này cũng phải đáp đáp ứng đầy đủ các điều kiện
về cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình tài liệu, giáo viên... theo quy định của Thông
tư số 61/2011/TT-BGTVT thì văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở này mới được coi là
CCCM.
Đối với thành viên tổ lái (phi công), chứng chỉ chuyên môn là chứng chỉ hoàn
thành chương trình đào tạo phi công tại cơ sở đào tạo đã được Cục Hàng không Việt
Nam kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận hoặc công nhận cơ sở đủ điều kiện đủ điều
kiện đào tạo, huấn luyện.
Lưu ý theo Hướng dẫn 899
Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng
không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo hệ thống giáo dục quốc dân được coi là
chứng chỉ chuyên môn; Tuy nhiên theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 18, 19 của Thông
tư số 61/2011/TT-BGTVT về yêu cầu chung và yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không thì các cơ sở này cũng phải đáp đáp ứng
đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình tài liệu, giáo viên theo
quy định của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT thì văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở
này mới được coi là CCCM;
Ví dụ: văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành
hàng không của Học viện Hàng không Việt Nam cấp được coi là chứng chỉ chuyên môn
trong trường hợp Chương trình đào tạo đã được Cục HKVN phê duyệt và Học viện phải
đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 18, 19 của Thông tư số
61/2011/TT-BGTVT trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá và chứng nhận của Cục Hàng
không Việt Nam.
Đối với thành viên tổ lái (phi công), chứng chỉ chuyên môn là chứng chỉ hoàn thành
chương trình đào tạo phi công tại cơ sở đào tạo đã được Cục Hàng không Việt Nam
kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận hoặc công nhận cơ sở đủ điều kiện đủ điều kiện
đào tạo, huấn luyện.
Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT có quy định “Chứng chỉ chuyên môn nhân
viên hàng không quy định tại điểm c chỉ được công nhận tại Việt Nam với điều kiện
người có chứng chỉ được đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương
trình đào tạo, huấn luyện cơ bản chuyên ngành hàng không quy định tại điểm a khoản
1 Điều 18 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT tại cơ sở đào tạo, huấn luyện được Cục
HKVN cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân
viên hàng không”. Nội dung này được hiểu như sau:
Ví dụ: Một nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không tại khu vực hạn
chế của Cảng HK,SB, chưa có chứng chỉ chuyên môn, được đơn vị cử tham gia khoá
học điều khiển, vận hành thiết bị hàng không tại cơ sở sản xuất, chế tạo của nước ngoài
để điều khiển, vận hành loại thiết bị, phương tiện tương ứng của đơn vị mới nhập, sau
khi hoàn thành khoá học và được cơ sở đó cấp chứng nhận tốt nghiệp thì nhân viên này
vẫn phải đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 18 của Thông tư này.
Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định quy định về Chứng chỉ
chuyên môn và Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh:
1. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại Thông tư này, bao gồm một trong các loại
sau:
a) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành
hàng không của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép theo mẫu tại
Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này;
b) Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận; cơ sở đào tạo
của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận theo quy định tại Điều
14 của Thông tư này;
c) Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng
không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị;
d) Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành
hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo pháp luật về giáo dục đại học và giáo
dục nghề nghiệp.
2. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này chỉ được
công nhận tại Việt Nam với điều kiện người có văn bằng, chứng chỉ được đào tạo bổ
sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu
nghiệp vụ nhân viên hàng không tại cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp
phép.

GIẤY CHỨNG NHẬN SỨC KHỎE (VAR – P8)


(a) Cục HKVN cấp ba nhóm Giấy chứng nhận sức khỏe để thể hiện việc đủ
năng lực sức khỏe tối thiểu.
(1) Nhóm 1 (Class 1 Medical Certificate): Áp dụng với người lái vận tải hàng
không, thương mại hoặc giấy phép người lái của tổ lái nhiều thành viên;
(2) Nhóm 2 (Class 2 Medical Certificate): Áp dụng với học viên lái tàu bay,
người lái tàu bay tư nhân, kỹ sư trên không, nhân viên dẫn đường, cơ giới trên không
và tiếp viên hàng không;
(3) Nhóm 3 (Class 3 Medical Certificate): Áp dụng với giấy phép của kiểm
soát viên không lưu.
2.2.4. Chứng nhận sức khỏe và các quy định về sức khỏe nhân viên hàng không
2.2.4.1. Yêu cầu về giám định sức khỏe của nhân viên hàng không
Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an
toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động
bay và có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp. Vì vậy, nhân viên
hàng không tham gia trực tiếp vào hàng không yêu cầu phải có đủ sức khỏe để bảo đảm hoàn
thanh nhiệm vụ được giao, góp phần bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không. Trong
số các nhân viên hàng không, thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không và kiểm soát viên không
lưu phải có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
giám định sức khỏe cấp.
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã đưa ra các tiêu chuẩn, loại sức khỏe đối với
từng nhóm nhân viên hàng không và điều kiện của cơ sở giám định sức khỏe nhân viên hàng
không.
Các quốc gia thành viên cũng đưa ra quy định đối với cơ sở giám định sức khỏe theo
quy định của quốc gia mình và cụ thể hóa quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
Việt Nam, với tư cách là thành viên của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, đã ban
hành các quy định về yêu cầu đối với cơ sở giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không. Kết
quả giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không được công nhận phải được giám định tại cơ
sở giám định sức khỏe được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức
khỏe và được hội đồng đánh giá sức khỏe do Cục Hàng không Việt Nam thành lập phê duyệt.
Tính đến thời điểm này, Cục Hàng không Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không cho 02 cơ sở là Trung tâm Y tế hàng không
và Viện y học phòng không- không quân.

2.2.4.2. Phân loại sức khỏe của nhân viên hàng không
Phân loại về sức khỏe của nhân viên hàng không và tiêu chuẩn cụ thể của sức khỏe
nhân viên hàng không được quy định trong Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT
ngày 05/11/2012 của liên Bộ Y tế - Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân
viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên
hàng không.
Sức khỏe của thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, kiểm soát viên không lưu được
phân loại như sau:
a) Nhóm 1. Tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
- Người lái tàu bay thương mại;
- Người lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên;
- Người lái tàu bay vận tải hàng không;
- Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm
a, b và c Khoản 1 Điều này.
b) Nhóm 2. Tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
- Tiếp viên hàng không;
- Người lái tàu bay tư nhân;
- Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
- Người dẫn đường trên không;
- Người điều khiển tàu lượn;
- Người điều khiển khinh khí cầu;
- Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm
a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
c) Nhóm 3. Tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
- Kiểm soát viên không lưu;
- Người dự tuyển vào học để làm kiểm soát viên không lưu.
Đối với các nhân viên khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật về lao động.
2.2.5. CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH HÀNG KHÔNG CỦA ICAO
Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định quy định về Chứng chỉ chuyên
môn và Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh: Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh
cho nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này được cấp bởi Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm Thông tư này.
Trong nỗ lực đặc biệt nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố và tai nạn hàng
không, tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã xây dựng và thông qua các
quy định về trình độ thông thạo tiếng Anh cho hai đối tượng này trong Phụ ước 1- Cấp
chứng chỉ nhân viên, Phụ ước 6- Khai thác tàu bay, Phụ ước 10- Liên lạc hàng không,
và Phụ ước 11- Dịch vụ không lưu của các công ước về hàng không dân dụng quốc tế.
Qua công tác đánh giá này, năng lực sử dụng tiếng Anh thông thường và tiếng
Anh chuyên ngành Hàng không của phi công thương mại và nhân viên kiểm soát không
lưu trong hoạt động hàng không quốc tế được nâng cao, góp phần giảm thiểu các sự cố
và tai nạn hàng không.
Theo quy định của ICAO, các nhà chức trách hàng không từng quốc gia thành
viên sẽ chịu trách nhiệm triển khai cụ thể công tác đánh giá trình độ thông thạo tiếng
Anh cho các đối tượng có liên quan. Tài liệu hướng dẫn thực hiện quy định trình độ
thông thạo tiếng Anh của ICAO (Doc 9835 AN/453) đã xác định rõ phạm vi, mức độ
cũng như thang điểm cho từng tiêu chí đánh giá này.
Trong đó, phạm vi đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh tập trung vào hai kỹ
năng nghe, nói của phi công và nhân viên kiểm soát không lưu. Mức độ đánh giá được
cụ thể hóa trong phần mô tả năng lực ngôn ngữ của trình độ 4 (Level 4- trình độ tối
thiểu đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong khai thác bay) như sau:
- Giao tiếp hiệu quả trong các tình huống giao tiếp bằng giọng nói hoặc trực tiếp.
- Giao tiếp chính xác và rõ ràng trong các chủ đề liên quan đến công việc thực tế.
- Có khả năng sử dụng các công cụ ngôn ngữ để trao đổi thông tin. Nhận thức và điều
chỉnh các thông tin hiểu nhầm trong các ngữ cảnh giao tiếp thông thường và liên quan
đến công việc.
- Xử lý thành công và dễ dàng những khó khăn liên quan đến ngôn ngữ trong các tình
huống phức tạp và bất thường liên quan đến ngữ cảnh công việc.
- Sử dụng phương ngữ và giọng nói để cộng đồng hàng không quốc tế có thể hiểu được.
Với phạm vi và mức dộ đánh giá như vậy, năng lực tiếng Anh của đối tượng
được kiểm tra sẽ được đánh giá thông qua 6 tiêu chí với thang điểm từ trình độ 1 (Level
1 - Pre-elementary) đến trình độ 6 (Level 6 - Expert).

Sáu tiêu chí đánh giá:


• Phát âm (Pronunciation),
• Cấu trúc văn phạm (Structure),
• Từ vựng (Vocabulary),
• Sự lưu loát (Fluency),
• Khả năng nghe hiểu (Comprehension)
• Khả năng tương tác (Interactions).
Mức điểm tổng hợp cuối cùng đánh giá trình độ thông thạo của đối tượng được
kiểm tra sẽ là mức điểm thấp nhất trong 6 tiêu chí đánh giá trên.
Đây là một quy định hết sức ngặt nghèo của ICAO, bắt buộc người sử dụng ngôn ngữ
cùng lúc phải chú trọng tất cả các kĩ năng ngôn ngữ có liên quan đến năng lực giao tiếp
tiếng Anh.
Các chức anh Nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải đạt trình độ
thông thạo tiếng Anh tối thiểu là mức 4 theo thang đánh giá của ICAO, bao gồm:
- Thành viên tổ lái;
- Nhân viên không lưu;
- Nhân viên khai thác thiết bị thông tin sóng cao tần không - địa (HF A/G).
Thời gian đánh giá lại đối với Nhân viên đã có chứng chỉ Tiếng Anh của ICAO:
- 3 năm đối với Mức 4 (Operational Level) theo thang đánh giá của ICAO;
- 6 năm đối với Mức 5 (Extended Level) theo thang đánh giá của ICAO.
2.3. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÁC CHỨC DANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
2.3.1. TỔ BAY
Theo quy định tại Điều 71 Luật HKDDVN 2006, sửa đổi 2014 về thành phần tổ
bay:
1. Tổ bay bao gồm những người được người khai thác tàu bay chỉ định để thực
hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
2. Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng
không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay.
2.3.1.1. TỔ LÁI
Trên các tàu bay thương mại, luôn có ít nhất hai phi công, và trên khá nhiều
chuyến bay, con số này là 3.Trên một chuyến bay, người lái chính được gọi là cơ trưởng
(captain). Cơ trưởng luôn ngồi phía bên trái của buồng lái, là người chịu trách nhiệm
chính về mọi vấn đề liên quan đến chuyến bay. Bao gồm: ra các quyết định, chỉ huy tổ
bay, xử lý các tính huống khẩn cấp hay các vần đề liên quan đến hành khách. Cơ trưởng
cũng là người lái trong phần lớn thời gian chuyến bay, tất nhiên ở một số thời điểm việc
lái có thể chuyển cho cơ phó.
Cơ phó (first officer), là người lái phụ, ngồi phía bên phải của buồng lái. Cơ phó
có tất cả các quyền điều khiển giống cơ trưởng, và có cùng trình độ đào tạo. Lý do chính
cho việc phải có hai phi công trên mỗi chuyến bay là vì an toàn. Rõ ràng, nếu có vấn đề
gì đó xảy ra với cơ trưởng, cơ phó có thể tiếp tục điều khiển chuyến bay. Ngoài ra, cơ
phó cung cấp thêm ý kiến bổ sung về các quyết định điều khiển bay nhằm giảm thiểu
những sai sót mang yếu tố con người.
Phần lớn các tàu bay trước năm 1980, có thêm một vị trí thứ 3 trong buồng lái
dành cho Kỹ sư bay/Cơ giới trên không (flight engineer), hay thường gọi là cơ phó thứ
2 (second officer). Về cơ bản, flight engineer cũng được đào tạo như phi công, nhưng
trên một chuyến bay thông thường, họ không lái máy bay. Công việc của họ là theo dõi
hoạt động của các thiết bị trên máy bay và tính toán các tham số ví dụ như tốc độ cất và
hạ cánh tối ưu, điều chỉnh công suất và quản lý nhiên liệu. Với các thế hệ máy bay mới,
phần lớn các công việc trên được thực hiện bởi các hệ thống máy tính, do đó không cần
phải có flight engineer .
Cả 3 phi công của tổ lái đều có cùng trình độ đào tạo, nhưng thông thường họ có
mức độ thâm niên (seniority) trongnghề khác nhau. Ở hầu hết các hãng hàng không,
ví trí làm việc phụ thuộc lớn vào thời gian phục vụ cho hãng. Để trở thành cơ trưởng,
phi công phải qua nhiều vị trí và đợi đến lượt mình và quan trọng hơn là phải đến khi
khuyết vị trí cơ trưởng.
Nghề phi công có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải
trải qua 13 vòng kiểm tra như: điện tim, điện não... và các xét nghiệm:
- Sinh hoá máu,
- Nước tiểu,
- Tâm lý thần kinh,
- Chức năng tiền đình…
Khám tâm lý thần kinh:
Khám tâm lý thần kinh là phần thi khá tốn thời gian, ứng viên sẽ được kiểm tra
khả năng nhớ bằng cách nhìn 1 bảng gồm 12 chữ số, sau 30s phải ghi lại càng nhiều
càng tốt nhưng chỉ được phép 12 số. Ngoài ra còn các phần thi khác như kiểm tra kỹ
năng không gian, xác định phương hướng.
Thị lực tốt:
Do phải tiếp xúc với hệ thống máy móc phức tạp trong khoang lái hay việc phải
quan sát mọi vật xung quanh một cách linh hoạt nên phi công phải có khả năng quan
sát nhạy bén và thị lực tốt tuyệt đối. Các ứng viên được đo thị lực nhìn xa, kiểm tra mù
màu.
Quay kiểm tra tiền đình:
Phần thi quay kiểm tra tiền đình cũng khiến nhiều ứng viên lo sợ. Họ sẽ phải
ngồi lên chiếc máy được gắn với trục quay và bảng điều khiển có dây bảo hiểm quấn
quanh người. Bác sĩ phụ trách kiểm tra sẽ đứng ở bảng điều khiển chỉnh tốc độ vòng
quay.
Kiểm tra thể lực ở phòng giảm áp
Kiểm tra thể lực ở phòng giảm áp là phần thi gây áp lực không chỉ cho các ứng
viên mà bác sĩ phải lo lắng. Cụ thể: Khi máy hoạt động, tùy mức độ kiểm tra mà bác sĩ
phụ trách điều chỉnh giảm áp suất, lượng oxy giảm phù hợp. Mỗi mức độ giảm tương
ứng với độ cao khi bay trên không. Đến một độ cao nhất định, ứng viên sẽ ngồi trong
phòng giảm áp 30 phút trước khi kết thúc bài kiểm tra.
Theo quy định tại Điều 72 Luật HKDDVN 2006, sửa đổi 2014 về Tổ lái như
sau:
1. Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm lái
chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
2. Tàu bay chỉ được phép thực hiện chuyến bay khi có đủ thành phần tổ lái theo
quy định của pháp luật quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của người khai thác tàu
bay.
Các tiêu chuẩn tuyển Người lái tàu bay của Hang hàng không Quốc gia Việt Nam
1. Có bằng cấp, chứng chỉ sau:
a) Các Bằng do các nhà chức trách Hàng không cấp
− Bằng PPL - Private Pilot Licence
− Bằng CPL - Comercial Pilot Licence
b) Các bằng cấp, chứng chỉ, tài liệu do các Tổ chức huấn luyện hàng không được
Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn và phải được Tổng công ty hàng không
Việt Nam phê duyệt hoặc do Nhà chức trách hàng không Châu Âu (EASA), Nhà
chức trách hàng không Úc – CASA (hoặc New Zealand) cấp:
− Chứng chỉ lý thuyết ATPL - Airline Transport Pilot Licence (Frozen)
− Chứng chỉ MCC - Multi Crew Co-operation
− Chứng chỉ thông thạo tiếng Anh Hàng không ICAO Level 4 trở lên
− Chứng chỉ IR - Instrument rating
− Tài liệu về quá trình học tập - Training records:
+ Lý thuyết: Điểm đánh giá của các kỳ kiểm tra lý thuyết, số lần thi lại của
từng môn học, các hồ sơ khác có liên quan.
+ Bay thực hành: Training records kèm theo nhận xét về từng bài bay và từng
giai đoạn huấn luyện (training phase), các hồ sơ khác có liên quan.
2. Tiêu chuẩn kiểm tra (trong Training records):
− Đối với lý thuyết: điểm lý thuyết tối thiểu đạt 75 %, được thi lại tối đa 2 lần
− Đối với bay thực hành: số lần thao tác và có thể thực hiện lại cho từng khoa mục
trong 01 bài huấn luyện và kiểm tra là 03 lần.
3. Lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng, không có tiền án, tiền sự (theo xác nhận của
lý lịch tư pháp). Đạt Kết quả xác minh lý lịch chính trị.
4. Đạt tiêu chuẩn sức khỏe đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt
Nam.
5. Hoàn thành khóa huấn luyện quân sự tại Trường sỹ quan không quân Nha Trang.
6. Chương trình huấn luyện tại các Trung tâm huấn luyện phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
Giai đoạn 1: Huấn luyện bay và dẫn đường cơ bản (PPL – Private Pilot Licence)
45 giờ bay cơ bản bao gồm:
(i) 35 giờ bay kèm trong đó:
• 25 giờ bay kèm ban ngày
• 10 giờ bay kèm ban đêm
• ít nhất 01 chuyến bay kèm đường dài hạ cánh tại sân bay ngoài sân
bay căn cứ với cự li tối thiểu 270km (150Nm) từ sân bay cất cánh.
(ii) 10 giờ bay đơn trong đó: ít nhất 01 chuyến bay đơn đường dài hạ
cánh ở 2 sân bay khác ngoài sân bay căn cứ với cự li tối thiểu 270km
(150Nm) tính từ sân bay cất cánh.
Trong giai đoạn này, có thể kết hợp học tiếng Anh ICAO level 4.
Giai đoạn 2: CPL + Huấn luyện bay IR (Instrument Rating) – Huấn luyện bay bằng khí
tài trong đó có huấn luyện trên máy bay 1 động cơ (SE- single engine) và
máy bay 2 động cơ (ME – multi engine).
- CPL + IR (khóa học toàn phần):
Tổng số 155 giờ bay bao gồm:
(i) 100 giờ bay PIC (50 VFR + 50 IFR) trong đó 50 giờ bay với chức
năng lái chính có giám sát, ít nhất có 02 chuyến bay đường dài hạ
cất cánh tại 02 sân bay ngoài sân bay căn cứ với cự li không nhỏ
hơn 540 km (300Nm);
(ii) 5 giờ bay lấy lại trạng thái cân bằng máy bay từ các tình huống bất
thường (attitude upset recovery);
(iii) 40 giờ bay trên máy bay nhiều động cơ;
(iv) 10 giờ bay đêm với ít nhất 05 giờ bay kèm dẫn đường, bao gồm 1
giờ dẫn đường bay đường dài ban đêm và 05 lần cất cánh đơn, 05
lần hạ cánh đơn.
- Huấn luyện IR (áp dụng trong trường hợp học khóa học riêng biệt -
Modular):
(i) SE IFR: 10 giờ bay kèm + 15 giờ PIC – Pilot in command hoặc
Second PIC
(ii) ME: từ 40 → 50 giờ, trong đó có 10 giờ bay đêm + 10 giờ huấn
luyện trên buồng lái giả định FNPT2.
Giai đoạn 3: Huấn luyện MCC (Multi Crew Coordination) – Huấn luyện tổ lái nhiều
thành viên: huấn luyện 25 giờ lý thuyết + 20 giờ trong buồng lái (SIM)
máy bay 2 động cơ. Bao gồm các nội dung:
- Làm việc theo nhóm
- Chia sẻ công việc
- Giao tiếp
- Sử dụng Checklist
- Kiểm tra chéo và các khẩu lệnh trong buồng lái
Ghi chú: Tổng số giờ bay trên buồng lái mô phỏng (FNPT1 and FNPT2) từ 60→ 80
giờ cho các nội dung VFR, IFR và MCC, bao gồm tối thiểu 01 bài LOFT.
Tổng số giờ học lý thuyết GĐ 1 + GĐ2 + GĐ3 (bao gồm cả huấn luyện GPWS,
TCAS, RVSM, RNP,...):tối thiểu 550 giờ học với giáo viên trên lớp.
1. Air law: 40 giờ
2. Principles of Flight: 50 giờ
3. Aircraft General Knowledge (Air frame, Systems, Engine): 50 giờ
4. Flight planning and Monitoring + Performance: 60 giờ
5. Mass and balance: 20 giờ
6. Meteorology: 40 giờ
7. Navigation (General + Radio): 120 giờ
8. Operation procedure: 30 giờ
9. Instruments: 40 giờ
10. Human performance: 30
11. Communication: 20 giờ
12. GPWS, TCAS, RVSM, RNP: 25 giờ
13. MCC lý thuyết : 25 giờ
Giai đoạn 4: ATPL frozen (tối thiểu 200 giờ với giáo viên trên lớp) – huấn luyện lý
thuyết bằng lái phi công thương mại “frozen” có thể học xen kẽ trong giai
đoạn 2.
Các môn học lý thuyết bao gồm:

1. Air law: 20 giờ


2. Principles of Flight: 10 giờ
3. Aircraft General Knowledge(Air frame, Systems, Engine): 30 giờ
4. Flight Planning and Monitoring +Performance: 30 giờ
5. Meteorology: 20 giờ
6. Navigation: 30 giờ
7. Operation procedure: 10 giờ
8. Instruments: 20 giờ
9. Human performance: 20
10. Communication: 10 giờ

ĐIỀU KIỆN LÀ NGƯỜI LÁI TÀU BAY VẬN TẢI HÀNG KHÔNG – QUY
ĐỊNH CHUNG (Theo Bộ quy chế An toàn hàng không Việt Nam năm 2011 – Phần
7)
(a) Để đáp ứng các điều kiện của giấy phép lái tàu bay vận tải hàng không,
người làm đơn phải:
(1) Tối thiểu 21 tuổi;
(2) Thể hiện khả năng thông thạo ngôn ngữ mức 4 đối với:
(i) Ngôn ngữ được sử dụng với trạm liên lạc hàng không và kiểm soát
không lưu;
(ii) Tiếng Anh khi tham gia hoạt động hàng không quốc tế.
(3) Có Giấy chứng nhận sức khoẻ loại 1 hoặc tương đương.
(4) Đáp ứng được ít nhất một trong các yêu cầu sau:
(i) Có giấy phép lái tàu bay thương mại và năng định bay bằng thiết bị
còn hiệu lực;
(ii) Có kinh nghiệm bay quân sự đáp ứng được yêu cầu đối với việc cấp
giấy phép lái tàu bay thương mại và năng định bay bằng thiết bị trong trường hợp người
làm đơn đang là phi công quân sự hoặc đã từng là phi công quân sự của Việt Nam;
(iii) Có giấy phép lái tàu bay vận tải hàng không hoặc giấy phép lái tàu
bay thương mại do quốc gia thành viên ICAO cấp;
(5) Đáp ứng các kinh nghiệm hàng không áp dụng theo yêu cầu của Chương
này;
(6) Đạt bài kiểm tra sát hạch lý thuyết về những nội dung theo quy định;
(7) Chứng tỏ được mức độ kỹ năng quy định tại Điều 7.097 đối với giấy phép
lái tàu bay vận tải hàng không để đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành với các nội dung
khai thác áp dụng cho năng định chủng loại và loại tàu bay đề nghị cấp.
YÊU CẦU VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN SỨC KHỎE (VAR – PHẦN 10)
(a) Những người sau đây phải có Giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực để
thực hiện các quyền hạn trong giấy phép hàng không:
(1) Người lái;
(2) Cơ giới trên không;
(3) Dẫn đường bay; và
(b) Không ai được phục vụ trong hoạt động khai thác tàu bay trừ khi người
đó có Giấy chứng nhận sức khỏe hàng không còn hiệu lực.
(c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận sức khỏe phải bắt đầu từ ngày cấp
Giấy chứng nhận sức khỏe và kết thúc vào ngày cuối của tháng hết hiệu lực.
(d) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận sức khỏe phải phù hợp với nhiệm
vụ cụ thể được thực hiện quy định trong giấy phép, và không được nhiều hơn:
(1) 60 tháng đối với giấy phép lái tàu bay không chuyên;
(2) 12 tháng đối với giấy phép lái tàu bay thương mại;
(3) 12 tháng đối với giấy phép lái máy bay nhiều người lái;
(4) 12 tháng đối với giấy phép lái tàu bay vận tải hàng không;
(5) 12 tháng đối với giấy phép dẫn đường bay;
(6) 12 tháng đối với giấy phép cơ giới trên không;
(e) Trên cơ sở tuổi của người làm đơn tại thời điểm giám định sức khỏe, thời
hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận sức khỏe phải giảm xuống:
(1) 6 tháng đối với người lái vận tải hàng không (ATPL) và người lái thương
mại (CPL) thực hiện các quyền trong giấy phép vận tải hàng không thương mại chuyên
chở hành khách sau khi họ tròn 40 tuổi;
(2) 24 tháng đối với người lái không chuyên sau khi họ tròn 40 tuổi;
(3) 12 tháng đối với người lái không chuyên sau khi họ tròn 50 tuổi.
KHOẢNG THỜI GIAN LÀM NHIỆM VỤ THEO LỊCH (VAR- P15)
(a) Đối với khoảng thời gian làm nhiệm vụ, không ai được phân công nhiệm
vụ bay cho thành viên tổ lái và không ai được phép chấp nhận thực hiện nhiệm vụ thành
viên tổ lái vận tải thương mại nếu thời gian làm nhiệm vụ vượt quá:
(1) 1800 giờ trong 12 tháng liên tục;
(2) 190 giờ trong 28 ngày liên tục; và
(3) 60 giờ trong 7 ngày liên tục, nhưng có thể tăng lên 63 giờ trong trường
hợp nhiệm vụ được phân công bao gồm nhiều khoảng thời gian làm nhiệm vụ được bắt
đầu hoặc bị hoãn do những nguyên nhân không lường trước được.
(b) Đối với thời gian làm nhiệm vụ tích lũy, thời gian nghỉ ngơi của một
nhiệm vụ ngắt quãng sẽ được tính như sau:
(1) Nếu thời gian nghỉ ít hơn 8 giờ, thì toàn bộ thời gian nghỉ được tính;
(2) Nếu thời gian nghỉ nhiều hơn hoặc bằng 8 giờ thì 50% thời gian nghỉ sẽ
được tính.
KHOẢNG THỜI GIAN LÀM NHIỆM VỤ BAY (VAR – P15)
(a) Không ai được thực hiện hoặc sử dụng người khác thực hiện nhiệm vụ
của thành viên tổ bay vận tải thương mại nếu FPD vượt quá các giới hạn qui định trong
các bảng ở Phụ lục 1 và 2 của Điều này.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 15.033 quy định thời gian làm nhiệm vụ bay cho
phép đối với loại hình khai thác sử dụng nhiều người lái.
Ghi chú: Xem Phụ lục 2 Điều 15.033 quy định thời gian làm nhiệm vụ bay cho
phép đối với loại hình khai thác sử dụng một người lái.
(b) Một người được coi là trong thời gian làm nhiệm vụ nếu họ đang thực
hiện bất kỳ công việc nào đại diện cho người khai thác có AOC, bất kể công việc đó là
theo kế hoạch, được yêu cầu hay chủ động thực hiện.
(c) Tất cả khoảng thời gian trên một tàu bay một người được chỉ định là thành
viên tổ lái hoặc thành viên tổ lái trợ giúp, dù đang nghỉ ngơi hay đang thực hiện nhiệm
vụ sẽ được tính là thời gian làm nhiệm vụ bay.
(d) Khi được yêu cầu bay chuyển sân với thời gian bay quá 4 giờ bay, một
nửa khoảng thời gian bay chuyển sân của thành viên tổ bay đó được tính vào thời gian
làm nhiệm vụ bay, trừ khi thành viên tổ lái đó được bố trí nghỉ ngơi 10 giờ dưới đất
trước khi được phân công thực hiện nhiệm vụ bay tiếp theo.
(e) Cục HKVN sẽ xem xét từng trường hợp vượt mức các giới hạn thời gian
làm nhiệm vụ bay cụ thể trong trường hợp khẩn cấp hoặc các tình huống bất lợi vượt
quá sự kiểm soát của người khai thác có AOC.
2.3.1.2. TỔ TIẾP VIÊN
Công việc chính của tiếp viên hàng không là xếp chỗ, kiểm tra hành lý, hướng
dẫn lối đi cho hành khách trước và trong chuyến bay; đảm bảo an toàn cho khách trong
suốt chuyến bay thông qua việc hướng dẫn, làm mẫu các thao tác cấp cứu và các biện
pháp an toàn cho khách sử dụng kiến thức sơ cứu để giúp đỡ những khách hàng yếu
mệt; phục vụ ăn uống ...
Nơi làm việc chính của tiếp viên chính là trên máy bay, ở độ cao đến 10 ngàn
mét. Họ làm việc theo ca, thời gian làm việc phụ thuộc vào lịch trình các chuyến bay và
múi giờ. Công việc của họ tương đối căng thẳng và vất vả.
Yêu cầu với tiếp viên hàng không là sức khỏe tốt, khéo léo, khả năng giao tiếp
tốt, cởi mở, bình tĩnh, có khả năng làm việc dưới áp lực cao, biết điều phối thời gian…
Tuổi tác, chiều cao và cân nặng được giới hạn trong từng vị trí công việc theo quy định
của từng hãng hàng không.
Theo quy định của hiệp hội hàng không thế giới, số tiếp viên tối thiểu trên một
chuyến bay chở khách phải bằng một nửa số cửa trong khoang khách và phải lớn hơn
tổng số khách chia cho 36. Để trở thành tiếp viên, người ta phải được đào tạo qua các
lớp học chuyên về hàng không, nơi đó họ sẽ được đào tạo và huyến luyện các nghiệp
vụ thích hợp.
Theo quy định của Việt Nam trong phần 13 – Bộ quy chế an toàn (VAR-P13)-
QUY ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG TIẾP VIÊN:
(a) Người có AOC phải lập kế hoạch và người chỉ huy tàu bay phải đảm bảo có
đủ số lượng tối thiểu các tiếp viên hàng không được cấp chứng chỉ trên các chuyến bay
chuyên chở hành khách.
(b) Số lượng tiếp viên hàng không không được ít hơn số lượng tối thiểu theo qui
định của Cục HKVN trong năng định khai thác của người có AOC hoặc trong các trường
hợp sau, chọn giá trị lớn hơn:
(1) Đối với tàu bay có số chỗ ngồi hành khách từ 20 đến 50 người: 01 tiếp
viên hàng không;
(2) Thêm 01 tiếp viên hàng không cho mỗi nhóm 50 hành khách;
(3) Trong bất kỳ trường hợp nào số lượng tiếp viên hàng không cũng không
được ít hơn số lượng xuồng cứu sinh mang theo tàu bay.
(c) Khi hành khách đang ở trên tàu bay tại sân đỗ, số lượng tiếp viên hàng không
tối thiểu phải là:
(1) Một nửa số lượng yêu cầu khi khai thác bay;
(2) Không ít hơn một tiếp viên hàng không (hoặc một người khác được huấn
luyện các phương thức thoát hiểm trên tàu bay); và
(3) Khi một nửa số lượng yêu cầu là phân số, có thể làm tròn xuống số nguyên
đứng ngay sau đó.
(d) Trong các trường hợp không thể lường trước, số lượng tiếp viên hàng không
tối thiểu theo yêu cầu có thể giảm, với điều kiện:
(1) Số hành khách được giảm phù hợp với các phương thức quy định trong
tài liệu hướng dẫn khai thác; và
(2) Người có AOC báo cáo bằng văn bản về Cục HKVN sau khi kết thúc
chuyến bay.

Đối với chức danh Tiếp viên hàng không, tùy mỗi hãng sẽ có cách phân chia vị
trí công việc khác nhau tùy đặc thù dịch vụ mà họ cung cấp. Thông thường đươc phan
chia thành: Tiếp viên trưởng, Tiếp viên Phó, Tiếp viên hạng C, Tiếp viên hạng Y…
Theo quy định tại Điều 73 Luật HKDDVN 2006, sửa đổi 2014 về Tiếp viên
hàng không
1. Tiếp viên hàng không là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành
khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác
tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện nhiệm vụ của thành
viên tổ lái.
2. Nhiệm vụ cụ thể của tiếp viên hàng không đối với từng loại tàu bay do người
khai thác tàu bay quy định. Người khai thác tàu bay phải bố trí đủ số lượng tiếp viên
hàng không và phù hợp với loại tàu bay.
Senior Cabin Crew Member/Purser) - Tiếp viên trưởng.
Trách nhiệm của Tiếp viên trưởng
- Tổ chức cuộc họp ngắn trước chuyến bay và sau chuyến bay (nếu cần),
đảm bảo tất cả các tiếp viên thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng khả năng và
qui định.
- Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát việc thực hiện đúng nhiệm vụ của các tiếp
viên trong tổ, lưu ý các tiếp viên được phân công làm nhiệm vụ tại các khu vựa đạc biệt
tùy theo đặc điểm của chuyến bay.
- Có trách nhiệm chính đối với việc duy trì chất lượng phục vụ chuyến bay theo
qui định của Tổng công ty.
- Có trách nhiệm đảm bảo khoang khách sạch sẽ, ngăn nắp và đầy đủ tiện nghi
để sẵn sàng phục vụ hành khách.
- Điều chỉnh những phương tiện, tiện nghi phục vụ hành khách thích hợp và đúng
nguyên tắc.
- Có trách nhiệm vận chuyển và giao nhận theo đúng qui trình các tài liệu cho
các cơ quan nội bộ trong Tổng công ty thông qua chuyến bay đang đảm nhiệm.
- Có trách nhiệm về sự an toàn của hành khách, tổ tiếp viên, tổ bay.
Có trách nhiệm phục vụ tổ lái, duy trì mối quan hệ, hợp tác tốt giữa tổ lái và tổ
tiếp viên
Các vị trí tiếp viên khác
- Tuân thủ sự phân công của tiếp viên trưởng hoặc tiếp viên phó trong việc thi
hành nhiệm vụ.
- Thực hiện việc phục vụ hành khách, tuân thủ những điều luật về an ninh và an
toàn theo đúng các qui trình và qui định đã đề ra trong khu vực trách nhiệm được phan
công trước chuyến bay.
- Báo cáo thường xuyên với tiếp viên phó hoặc Tiếp viên Trưởng về bất cứ vấn
đề gì: những việc bất thường, những sai sót hoặc thất lạc dụng cụ mà họ nhận thấy.
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG (Phần 7 – VAR)
(a) Tiếp viên hàng không phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Tối thiểu 18 tuổi;
(2) Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá huấn luyện tiếp viên hàng không tại ATO
được Cục HKVN phê chuẩn hoặc công nhận;
(3) Có Giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực do trung tâm y tế có thẩm
quyền cấp;
(4) Được hãng hàng không tuyển dụng làm tiếp viên hàng không.
KHOẢNG THỜI GIAN NGHỈ NGƠI TỐI THIỂU CHO BẢY NGÀY
HOẶC 10 NGÀY LIÊN TỤC (VAR-P15)
(a) Người khai thác phải miễn tất cả mọi nhiệm vụ cho thành viên tổ bay (cả
Tiếp viên và Phi công) và đảm bảo thời gian nghỉ tối thiểu là:
(1) 36 giờ trong 7 ngày liên tục; hoặc
(2) 60 giờ trong 10 ngày liên tục.

2.3.2. NHÓM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAY


Quản lý bay hay còn gọi là bảo đảm hoạt động bay là một trong ba bộ phận chính
cấu thành ngành Hàng không: Vận tải hàng không (chuyên chở hành khách, hàng hóa);
Cảng hàng không sân bay (đảm bảo hạ tầng khu bay và khu vực làm thủ tục hành khách,
hàng hóa trước và sau chuyến bay); Quản lý bay (bảo đảm các dịch vụ cho các chuyến
bay thực hiện an toàn, hiệu quả trong suốt chuyến bay).
Các Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (tên tiếng Anh là Air Navigation Services)
là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, điều hòa, liên tục và hiệu quả cho hoạt động
bay, bao gồm các dịch vụ sau: dịch vụ không lưu (ATS/ATM); dịch vụ thông tin, dẫn
đường, giám sát (CNS); dịch vụ khí tượng ( MET); dịch vụ thông báo tin tức hàng
không (AIS/AIM); và dịch vụ Tìm kiếm cứu nạn (SAR) (được nêu trong điều 95 Luật
HKDD 2006). Luật Hàng không cũng xác định dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch
vụ công ích.
Đề cập đến Khối Bảo đảm hoạt động bay là toàn bộ lực lượng liên quan trực tiếp
đến cung cấp dịch vụ một dịch vụ nào đó trong các dịch vụ Bảo đảm hoạt động
bay. Theo thông tư 61/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ Giao thông vận tải,
trong 14 nhóm “Chức danh nhân viên hàng không” thì nhóm Quản lý bay có tới 7 nhóm
nhân viên hàng không: nhân viên không lưu, nhân viên thông báo tin tức hàng không,
nhân viên thông tin-dẫn đường-giám sát hàng không, nhân viên khí tượng hàng không,
nhân viên thiết kế phương thức bay HKDD, nhân viên tìm kiếm – cứu nạn hàng không
và nhân viên an ninh hàng không (đảm bảo công tác an ninh bảo vệ tại các cơ sở điều
hành bay). Ngoại trừ nhóm nhân viên an ninh hàng không, 6 nhóm nhân viên còn lại
đều nhằm cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Trong đó nhóm nhân viên thiết kế
phương thức bay là có thể coi một nhóm đặc biệt của nhân viên không lưu.
Dịch vụ không lưu bao gồm: dịch vụ Thông báo bay, dịch vụ Điều hành bay,
dịch vụ báo động, dịch vụ tư vấn không lưu.
Dịch vụ Điều hành bay được chia thành 04 phần: Dịch vụ kiểm soát mặt đất
(GCU), Dịch vụ kiểm soát tại sân bay (TWR), Dịch vụ kiểm soát tiếp cận (APP) và
Dịch vụ kiểm soát đường dài (ACC). Mỗi dịch vụ điều hành bay đều có các cơ sở điều
hành bay tương ứng như: Dịch vụ kiểm soát mặt đất - Bộ phận kiểm soát mặt đất; Dịch
vụ kiểm soát tại sân bay - Đài kiểm soát tại sân bay; Dịch vụ kiểm soát tiếp cận - Cơ sở
kiểm soát tiếp cận; Dịch vụ kiểm soát đường dài - Cơ sở kiểm soát đường dài.
Kiểm soát tại sân
Còn gọi là Đài kiểm soát tại sân hay Tháp chỉ huy (TWR), chịu trách nhiệm kiểm
soát việc lưu thông của máy bay trong khu vực sân bay và vùng phụ cận sân bay, người,
xe cộ và các phương tiện hoạt động trên khu hoạt động. TWR chủ yếu kiểm soát việc
di chuyển của máy bay từ bãi đậu đến đường băng, hay ngược lại từ đường băng đến
bãi đậu và sự di chuyển của máy bay trên đường băng. Thông thường, các TWR ở các
sân bay quốc tế phân chia làm hai bộ phận là chỉ huy cất/hạ cánh và chỉ huy lăn. Phân
chia trách nhiệm kiểm soát như sau: Chỉ huy lăn chịu trách nhiệm kiểm soát tàu bay lăn
trên đường lăn và sân đậu; còn chỉ huy cất/hạ cánh chịu trách nhiệm kiểm soát tàu bay
đến hạ cánh, hoặc cất cánh và mọi hoạt động của người, xe cộ hay tàu bay hoạt động
trên đường cất hạ cánh.
Kiểm soát tiếp cận
Cơ quan Kiểm soát tiếp cận (APP) cung cấp các hướng dẫn bay chủ yếu thông
qua hệ thống Ra đa dẫn dắt máy bay vào hạ cánh hoặc khởi hành, chịu trách nhiệm quản
lý vùng trời có giới hạn ngang khoảng 40 dặm tính từ điểm quy chiếu được quy định tại
sân bay, và giới hạn cao khoảng 3.000 mét tính từ mặt đất. APP thường chỉ có ở các sân
bay lớn khi mà tình hình không lưu phức tạp. Tại các sân bay nhỏ thì công tác kiểm soát
tiếp cận được hợp chung với đài chỉ huy sân bay đó cung cấp. Công tác kiểm soát tiếp
cân lúc này là kiểm soát không ra đa. Tàu bay đến làm phương thức hạ cánh và cất cánh
được thiết lập trước cho sân bay đó.
Kiểm soát đường dài
Cơ quan Kiểm soát đường dài (ACC) chịu trách nhiệm quản lý vùng trời giữa 2
sân bay, chính xác hơn là vùng trời chính giữa còn lại của cơ quan kiểm soát tiếp cận
sân bay đi và cơ quan kiểm soát tiếp cận sân bay đến. ACC phụ trách vùng trách nhiệm
rộng lớn nhất bao gồm cả trên biển và đất liền. Giữa 2 sân bay sẽ có nhiều bộ phận kiểm
soát không lưu đường dài trên đường bay. Mỗi bộ phận này quản lý một phần nhỏ của
phần vùng trời giữa kiểm soát tiếp cận sân bay đi và kiểm soát tiếp cận sân bay đến.
Làm việc trong các bộ phận kiểm soát này là những Kiểm soát viên không lưu,
bao gồm: Kểm soát viên không lưu tại sân, kiểm soát viên không lưu tiếp cận và kiểm
soát viên không lưu đường dài.
Vậy Kiểm soát viên không lưu - Họ làm những gì? Bạn biết rằng, người trực tiếp
điều khiển máy bay, đảm bảo an toàn cho chuyến bay là phi công. Người hướng dẫn,
phục vụ hành khách trên chuyến bay là tiếp viên hàng không, còn kiểm soát viên không
lưu là người chỉ huy, điều hành, đảm bảo an toàn bay cho tất cả các chuyến bay. Kiểm
soát viên không lưu chịu trách nhiệm chỉ huy tàu bay từ khi tàu bay nổ máy tại sân đỗ
cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ. Họ phải đảm bảo an toàn khi lưu thông,
ngăn ngừa va chạm cho toàn giữa các tàu bay, giữa các tàu bay với các chướng ngại vật
trên khu hoạt động tại sân bay. Hiện nay, với lưu lượng chuyến bay ngày một lớn đòi
hỏi người kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý để tạo ra hiệu quả
cao nhất. Đối với các sân bay chỉ phục vụ cho mục đích dân sự, công việc đã không đơn
giản thì với những sân bay sử dụng cho cả quân sự lẫn dân sự, công việc của kiểm soát
viên lại càng phức tạp hơn.
Đội ngũ KSVKL được coi như một “mắt xích” quan trọng liên quan trực tiếp
đến dây chuyền cung cấp các dịch vụ đảm bảo an toàn bay và là sự sống còn của ngành
Quản lý bay
Kiểm soát không lưu là một nghề mang tính quốc tế cao, đóng vai trò quyết định
trong hoạt động Quản lý bay. Ngoài ra, các qui định, tiêu chuẩn về nghề còn được qui
chuẩn theo quy định của ICAO và pháp luật Việt Nam nên đòi hỏi những người làm
công việc này phải có những kỹ năng đặc biệt tốt như: phản xạ, trí nhớ, khả năng chịu
áp lực cao, độ tập trung… Ngoài ra, nghề này còn phải có sức khỏe tốt như: thị lực,
thính lực và khả năng phát âm chuẩn.
Các KSVKL là người trực tiếp cung cấp dịch vụ điều hành bay, thông báo bay,
báo động cho các tàu bay trên mặt đất, trên không và các hỗ trợ khác cho tổ lái để duy
trì hoạt động bay của tàu bay trên các đường hàng không và tại khu vực các sân bay
một cách an toàn, điều hòa và hiệu quả. Công việc của họ là đưa ra các huấn lệnh, chỉ
thị và khuyến cáo cho tổ lái về độ cao bay, tốc độ bay, đường bay, các thông tin về thời
tiết, các thông tin hoạt động liên quan khác nhằm ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay
đang bay, giữa các tàu bay với các tàu bay hoạt động trên sân bay và giữa các tàu bay
với chướng ngại vật trên khu vực sân bay.
Theo Thông tư 22/2011/TT-BGTVT Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh
vực bảo đảm hoạt động bay quy định về nhóm chức danh nhân viên quản lý hoạt động
bay bao gồm:
1. Nhân viên không lưu;
2. Huấn luyện viên không lưu;
3. Nhân viên thông báo tin tức hàng không;
4. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
5. Nhân viên khí tượng hàng không;
6. Nhân viên điều độ, khai thác bay;
7. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng;
8. Nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không.
Và tại Điều 16 của Thông tư này cũng quy định về điều kiện cấp giấy phép, năng
định cho nhân viên
Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp giấy phép nhân viên:
1. Là công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, không có tiền án hoặc đang chấp hành bản
án hình sự hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
2. Có chứng chỉ chuyên môn về chuyên ngành quản lý hoạt động bay phù hợp (đối với
nhân viên thiết kế phương thức bay phải có chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo thiết kế
phương thức bay) do Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo đảm hoạt động bay
được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận;
3. Có chứng chỉ ngôn ngữ tiếng Anh trình độ tối thiểu phù hợp với chuyên ngành dịch
vụ bảo đảm hoạt động bay được phân công. Riêng nhân viên không lưu sử dụng liên lạc
vô tuyến và nhân viên khai thác liên lạc vô tuyến sóng ngắn không - địa phải có trình
độ tiếng Anh mức 4, nhân viên thông báo tin tức hàng không có trình độ tiếng Anh mức
3 do cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh cho nhân viên được Cục Hàng không Việt Nam
cấp hoặc công nhận theo quy định tại Phụ ước 1 của Công ước về Hàng không dân dụng
quốc tế;
4. Có thời gian huấn luyện và thực tập tối thiểu là 12 tháng đối với nhân viên không
lưu; 09 tháng đối với nhân viên thông báo tin tức hàng không, nhân viên khí tượng hàng
không; 03 tháng đối với nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát và nhân viên điều độ,
khai thác bay. Riêng đối với nhân viên thiết kế phương thức bay phải có tối thiểu 05
năm kinh nghiệm là nhân viên thông tin dẫn đường hàng không hoặc lái tàu bay, kiểm
soát viên không lưu và đã tham gia thực tập thiết kế 02 phương thức bay sử dụng thiết
bị;
5. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ sở y tế được Cục Hàng không Việt
Nam chấp thuận áp dụng đối với nhân viên không lưu, nhân viên thông tin, dẫn đường,
giám sát thực hiện nhiệm vụ bay hiệu chuẩn;
6. Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra để cấp giấy phép, năng định nhân viên quản
lý hoạt động bay.
Trong đó, căn cứ điều 8 của Quy chế không lưu hàng không dân dụng 2007, quy
định riêng về chức danh nhân viên không lưu bao gồm đến 9 đối tượng như sau:
1) Nhân viên thủ tục bay;
2) Nhân viên thông báo, hiệp đồng bay;
3) Kiểm soát viên mặt đất tại sân bay;
4) Kiểm soát viên không lưu tại sân bay;
5) Kiểm soát viên không lưu tiếp cận ra đa, không ra đa;
6) Kiểm soát viên không lưu đường dài ra đa, không ra đa;
7) Kíp trưởng không lưu;
8) Huấn luyện viên không lưu;
9) Nhân viên đánh tín hiệu.
Tại điều 12 của Quy chế cũng quy định Điều kiện để Nhân viên Không lưu được
cấp Giấy phép nhân viên không lưu như sau:
1. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp Giấy phép nhân viên không
lưu:
a) Là công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có phẩm chất và đạo đức tốt;
b) Không có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự;
c) Có chứng chỉ chuyên môn về chuyên ngành không lưu liên quan;
d) Đủ thời gian thực tập và huấn luyện theo quy định;
đ) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ sở y tế được Cục Hàng
không Việt Nam chấp thuận;
e) Tự nguyện tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra để cấp giấy phép liên quan.
2. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhân viên không lưu là 3 năm và chỉ có giá
trị sử dụng trong trường hợp năng định còn hiệu lực. Thời hạn hiệu lực của năng định
là 1 năm.
3. Việc cấp giấy phép nhân viên không lưu thực hiện theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải về nhân viên hàng không.
4. Giấy phép nhân viên không lưu bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Người được cấp giấy phép không đủ điều kiện hoặc không còn đáp ứng đủ
điều kiện cấp giấy phép;
b) Giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
c) Người được cấp giấy phép vi phạm quy định về sử dụng giấy phép.
Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên không lưu (Điều 18 Thông tư
22/2011/TT-BGTVT)
a) 24 tháng đối với nhân viên điều độ, khai thác bay; nhân viên không lưu thực
hiện nhiệm vụ huấn luyện viên không lưu; nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát
hàng không (trừ những người thực hiện nhiệm vụ khai thác liên lạc vô tuyến sóng ngắn
không - địa và những người thực hiện nhiệm vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn);
b) 12 tháng đối với các nhân viên hàng không khác.

Năng định nhóm nhân viên quản lý hoạt động bay


Thông tư 61/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 về nhân viên hàng không, cơ sở đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân
viên hàng không quy định năng định nhóm nhân viên quản lý hoạt động bay như sau:
1. Nhân viên không lưu:
a) Năng định thủ tục bay;
b) Năng định kiểm soát mặt đất tại sân bay;
c) Năng định kiểm soát tại sân bay;
d) Năng định kiểm soát tiếp cận không ra đa;
đ) Năng định kiểm soát tiếp cận ra đa;
e) Năng định kiểm soát đường dài không ra đa;
g) Năng định kiểm soát đường dài ra đa;
h) Năng định kíp trưởng không lưu ở các vị trí: kíp trưởng thủ tục bay; kíp trưởng kiểm
soát mặt đất tại sân bay; kíp trưởng đài kiểm soát tại sân bay; kíp trưởng kiểm soát tiếp cận
và kíp trưởng kiểm soát đường dài;
i) Năng định huấn luyện viên không lưu;
k) Năng định thông báo, hiệp đồng bay;
l) Năng định đánh tín hiệu;
m) Năng định xử lý hệ thống dữ liệu bay (FDP).
2. Nhân viên thông báo tin tức hàng không:
a) Năng định thông báo tin tức hàng không tại cảng hàng không sân bay;
b) Năng định thông báo tin tức hàng không tại phòng NOTAM quốc tế.
3. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát:
a) Năng định khai thác mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN);
b) Năng định khai thác thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G);
c) Thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF);
d) Hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS);
đ) Thiết bị ghi âm;
e) Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR);
h) Đài đo cự ly bằng vô tuyến (DME);
i) Đài dẫn đường vô hướng (NDB);
k) Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS/DME/Marker);
l) Hệ thống ra đa giám sát sơ cấp (PSR);
m) Hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR);
n) Hệ thống xử lý dữ liệu bay (FDP);
o) Hệ thống xử lý dữ liệu ra đa (RDP);
p) Nguồn điện và đèn tín hiệu sân bay;
q) Bay kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS) và phương
thức bay.
4. Nhân viên khí tượng HK:
a) Năng định dự báo khí tượng hàng không;
b) Năng định quan trắc khí tượng hàng không.
5. Nhân viên điều độ, khai thác bay:
a) Năng định khai thác bay;
b) Năng định điều độ bay.
6. Nhân viên thiết kế phương thức bay: Năng định thiết kế phương thức bay.
2.3.3. NHÓM NHÂN VIÊN PHỤC VỤ MẶT ĐẤT
Nhân viên phục vụ hàng hóa
Giám sát và thực hiện tiếp nhận, bảo quản, chất xêp hàng hoá đối với hàng xuất,
khai thác, kiểm đếm, lưu kho, tìm và trả hàng cho khách đối với hàng nhập, giám sát,
giao nhận hàng xuất và nhập trong khu vực hạn chế… theo đúng quy trình
Nhân viên giám sát, điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện
hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ
giám sát, điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực
hạn chế của cảng hàng không, sân bay và phục vụ công tác bảo dưỡng tàu bay theo quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng
không, sân bay;
Nhân viên an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng
không tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; duy trì trật tự tại khu vực
công cộng tại cảng hàng không, sân bay; tuần tra, canh gác bảo vệ vành đai cảng hàng
không, sân bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng hàng
không, sân bay; bảo đảm an ninh trên chuyến bay và các nhiệm vụ khác theo quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không;
Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ giám
sát dịch vụ chuyến bay; kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng
hoá tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng nguy hiểm
trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp/dỡ hành lý, hàng
hoá lên/xuống tàu bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành liên quan;
• Nhân viên Phục vụ hành khách:
Mô tả công việc nhân viên phục vụ hành khách:
• Làm thủ tục hàng không cho hành khách; hướng dẫn khách đi, đến, chuyển tiếp
nhằm đảm bảo đúng quy trình, quy định, an toàn, đúng giờ và đem đến sự hài
lòng cho khách hàng.
• Chuẩn bị trước chuyến bay: xử lý điện văn, chuẩn bị thẻ lên máy bay, thẻ hành
lý… và kiểm tra tình trạng trang thiết bị làm việc được sẵn sàng.
• Làm thủ tục cho hành khách:
+ Kiểm tra vé, giấy tờ tuỳ thân của khách;
+ Thực hiện thao tác làm thủ tục cho khách;
+ Kiểm tra hành lý xách tay tại quầy;
+ Kiểm tra tình trạng hành lý ký gửi;
+ Hướng dẫn khách các bước tiếp theo;
• Kiểm soát giấy tờ tuỳ thân, thẻ lên máy bay tại cửa khởi hành.
• Đón và hướng dẫn khách trên các chuyến bay đến, nối chuyến đảm bảo khách
vào nhà ga đúng quy định.
• Phục vụ khách nối chuyến theo đúng quy trình, quy định.
• Hướng dẫn khách làm thủ tục Hàng không.
• Trợ giúp khách tại công an cửa khẩu, hải quan, an ninh.
• Đưa và hướng dẫn khách ra máy bay.
• Hướng dẫn, trợ giúp hành khách đặc biệt thực hiện các thủ tục hàng không.
• Cung cấp thông tin liên quan đến chuyến bay cho hành khách đảm bảo chính
xác, kịp thời.
• Hướng dẫn và đón khách về khách sạn đối với các trường hợp chậm, huỷ chuyến.
Nhân viên tài liệu và hướng dẫn chất xếp:
– Xây dựng và triển khai kế hoạch chất xếp tải; Cung cấp chỉ dẫn, yêu cầu
về chất xếp hành khách, hàng hoá, hành lý cho các bộ phận liên quan; Lập tờ chỉ dẫn
chất xếp trên hầm hàng máy bay (LIR);
– Theo dõi và xử lý các thông tin liên quan đến tải và cân bằng, đảm bảo
tận dụng tối ưu trọng tải và yêu cầu về an toàn bay; Chuẩn bị và hoàn thành bộ tài liệu
chuyến bay theo yêu cầu của Hãng hàng không.
– Gửi điện văn kiểm soát tải sau chuyến bay và các điện văn liên quan khác
theo yêu cầu; cung cấp các số liệu, dữ liệu liên quan đến hành khách cho các đơn vị liên
quan và lưu tài liệu chuyến bay theo quy định;
– Triển khai, hướng dẫn và giám sát các phương án xếp dỡ tải cho tàu bay
đảm bảo đúng quy trình, quy định;
– Kiểm tra, ghi nhận tình trạng hầm hàng như khoá chốt, lưới chằng, vị trí
chằng buộc; Phối hợp, xử lý công tác xếp dỡ tải ngoài máy bay đối với các bộ phận liên
quan để đảm bảo công tác phục vụ bay an toàn, chính xác, hiệu quả;
CHƯƠNG 3: TÀU BAY VÀ KHAI THÁC TÀU BAY

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀU BAY VÀ KHAI THÁC TÀU BAY.
3.1.1. Tàu bay và các hệ thống của tàu bay.
3.1.1.1. Khái quát chung về tàu bay và phân loại tàu bay.
a. Một số định nghĩa.
Tàu bay (Aircrat): Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác
động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các
thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với
không khí phản lại từ bề mặt trái đất
Kiểu loại Tàu bay (Aircrat type): là các Tàu bay có cùng thiết kế căn bản giống
nhau, trừ những thay đổi, cải tiến làm thay đổi việc điều khiển Tàu bay hoặc thay đổi
tính năng bay của Tàu bay
Máy bay cánh bằng (Aeroplane): là Tàu bay nặng hơn không khí và nâng giữ
được trong khi bay chủ yếu là nhờ lực khí động tác động lên các bề mặt cố định (cánh,
đuôi ngang) trong những điều kiện nhất định. Người ta thường gọi là máy bay cánh
bằng là máy bay cánh cố định, hoặc ngắn gọn hơn là máy bay.
Máy bay cánh quay (Rotorcraft): là Tàu bay nặng hơn không khí và nâng giữ
được trong khi bay nhờ phản lực của không khí lên một hay nhiều cánh quay quanh trục
gần như thẳng đứng.
Máy bay gyro (Gyroplane): là máy bay cánh quay và nâng giữ được trong khi
bay nhờ phản lực của không khí lên một hay nhiều cánh quay tự do (không có động cơ)
quanh trục gần như thẳng đứng.
Trực thăng (Helicopter): là Tàu bay nặng hơn không khí và nâng giữ được
trong khi bay nhờ phản lực của không khí lên một hay nhiều cánh quay dẫn động bởi
động cơ quanh trục gần như thẳng đứng)
Máy bay cánh vẫy (Ornithopter): là Tàu bay nặng hơn không khí và nâng giữ
được trong khi bay chủ yếu nhờ phản lực của không khí lên các bề mặt (cánh) không
ghép nối cố định với thân, mà chuyển động lên xuống (vẫy) như cánh chim.
Máy bay trên cạn (Landplane): là máy bay được thiết kế để cất hạ cánh chủ
yếu trên mặt đất, chứ không phải là mặt nước hay tuyết. Để cất hạ cánh bỡnh thường,
máy bay trên cạn sử dụng càng có bánh xe
Thuỷ phi cơ (Seaplane): là máy bay được thiết kế để cất hạ cánh trên mặt nước.
Máy bay lưỡng dụng (Amphibian): là máy bay có khả năng cất hạ cánh trên
cạn hoặc trên mặt nước.
Khí cầu có điều khiển (Airship): là những Tàu bay nhẹ hơn không khí, chuyển
động được nhờ động cơ.
Số phân loại tàu bay (aircraft classification number - ACN): là một số thể hiện
tác động tương hỗ của tàu bay lên bề mặt đường hạ cất cánh hoặc sân đỗ trong điều kiện
nền được (subgrade) tiêu chuẩn.
"Chứng chỉ loại" (Type Certificate - TC) là hồ sơ pháp lý do Nhà chức trách
hàng không (sau đây gọi là Nhà chức trách) cấp cho một kiểu loại Tàu bay, động cơ,
cánh quạt, trên cơ sở các sản phẩm (Product) đó đáp ứng yêu cầu của "Tiêu chuẩn đủ
điều kiện bay" (Airworthiness Satandard) thích hợp hiện hành. TC được cấp kèm theo
một "Bảng dữ liệu Chứng chỉ loại" (Type Certificate Data Sheet - TCDS). Tổ chức
thiết kế là chủ sở hữu TC.
"Chứng chỉ loại bổ sung" (Supplemental Type Certificate - STC) là hồ sơ
pháp lý do Nhà chức trách cấp cho một tổ chức không phải là chủ sở hữu TC, nếu tổ
chức đó thiết kế cải tiến Tàu bay, động cơ, cánh quạt, trên cơ sở thiết kế cải tiến đáp
ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đủ điều kiện bay thích hợp hiện hành.
"Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay" (Certificate of Airworthiness - C of A)
là hồ sơ pháp lý do Nhà chức trách cấp (lần đầu) cho Tàu bay trên cơ sở tàu bay được
sản xuất phù hợp với TCDS. Trong quá trình khai thác, C of A được gia hạn nếu Tàu
bay đáp ứng các quy định về duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay.
"Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu" (Export Certificate of
Airworthiness - Export C of A) là hồ sơ pháp lý do Nhà chức trách cấp cho Tàu bay
xuất khẩu, trong đó Nhà chức trách quốc gia xuất khẩu cam kết rằng Tàu bay đáp ứng
tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của mình và các yêu cầu đặc biệt do Nhà chức trách quốc
gia nhập khẩu đặt ra.
b. Phân loại tàu bay.
- Theo mục đích sử dụng
+ máy bay quân sự
+ máy bay dân dụng: máy bay vận tải thương mại, máy bay dịch vụ, máy bay công
vụ
- Theo kiểu loại động cơ lắp trên máy bay
+ máy bay động cơ piston
+ máy bay phản lực cánh quạt
+ máy bay phản lực
- Theo số lượng động cơ lắp trên máy bay
+ máy bay một động cơ
+ máy bay hai động cơ
+ máy bay nhiều động cơ
- Theo số lượng cánh
+ máy bay cánh đơn
+ máy bay cánh kép
- Theo vị trí lắp cánh với thân
+ máy bay cánh cao
+ máy bay cánh thấp
+ máy bay cánh trung bình
- Theo hình dạng cánh

+ Máy bay cánh hình chữ nhật


+ Máy bay cánh hình thang
(hình thang cân, vát phía trước,
vát phía sau)
+ Máy bay cánh hình mũi tên
(xuôi về phía sau- sweptback
wing)
+ Máy bay cánh hình tam giác.
+ Máy bay cánh hình mũi tên
ngược (Hình vẽ bên)

-
- Theo trọng lượng cất cánh lớn nhất:
+ Máy bay lớn (trên 5700 kg)
+ Máy bay nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 5700 kg)
+ Máy bay cực nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 750 kg)
- Theo tầm bay
+ Máy bay khu vực/địa phương
+ Máy bay tầm ngắn
+ Máy bay tầm trung
+ Máy bay tầm xa
- Theo số lượng lối đi trong khoang khách
+ Máy bay thân hẹp
+ Máy bay thân rộng

3.1.1.2. Các loại hình khai thác tàu bay dân dụng.
a. Khai thác tàu bay vận tải thương mại.
Khai thác tàu bay dùng để chuyên chở hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm,
nhằm mục đích sinh lợi và bao gồm :
- Khai thác máy bay vân tải hàng không thương mai: Được điều chỉnh bằng Tiêu
chuẩn về khai thác máy bay vận tải thương mại (Quy chế Hàng không khai thác máy
bay vận tải thương mại -1998 – QCHK-KT1).
- Khai thác trực thăng vận tải hàng không thương mại. Được điều chỉnh bằng
Tiêu chuẩn về khai thác máy bay vận tải thương mại (Quy chế Hàng không khai thác
trực thăng vận tải thương mại -2006 – QCHK-KT3).
Tiêu chuẩn khai thác các loại hình này sẽ được đề cập chi tiết ở mục III

b. Hàng không chung và hàng không chung thương mại.


Hoạt động hàng không chung: là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các
chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây
dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế,
nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc,
chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác
không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm,
bưu kiện, thư.
Hoạt động hàng không chung thương mại : là hoạt động hàng không chung vì
mục đích thương mại, là hoạt động cung cấp dịch vụ hàng không chung, quảng cáo, tiếp
thi hoặc bán dịch vụ hàng không chung trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi;
Hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại là hoạt động hàng
không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích sinh
lợi.
Hiện tại chúng ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật dưới luật cụ thể để điều
chỉnh hình thực khai thác này. Hiện tại các loại hình khai thác này vẫn điều chỉnh dựa
trên hai tiêu chuẩn khai thác nói ở 1.2.1.
3.1.2. Bảo đảm tàu bay khai thác.
1. Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác ttheo nghị định nghị định của chính
phủ số 76/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 về kinh doanh vận chuyển hàng
không và hoạt động hàng không chung bao gồm các nội dung sau đây:
a) Số lượng, chủng loại tàu bay;
b) Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);
c) Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo
dưỡng tàu bay;
d) Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay;
đ) Bảo đảm số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ ba không
chiếm quá 30% đội tàu bay.
2. Tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như
sau:
a) Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: không quá 10 năm tính từ
ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua;
không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê theo
hợp đồng thuê;
b) Đối với tàu bay vận chuyển hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, hoạt động hàng
không chung vì mục đích thương mại: không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến
thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm
tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê theo hợp đồng thuê;
c) Đối với tàu bay ngoài quy định trên không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng
đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30
năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê theo hợp đồng thuê.
3.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC TÀU BAY
3.2.1. Quốc tịch tàu bay
Tàu bay chủ yếu hoạt động trong vùng trời, do đó việc xác định khái niệm tàu bay
cũng là giải quyết vấn đề về pháp lý trong hoạt động hàng không dân dụng. Tàu bay hoạt
động trong vùng trời phải có đăng ký quốc tịch và phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu
quốc tịch, dấu hiệu đăng ký lên tàu bay. Công ước về hàng không dân dụng quốc tế
ký tại Chicago ngày 07/12/1944 (sau đây gọi là Công ước Chicago) quy định tàu bay
phải có quốc tịch của Quốc gia mà tàu bay đăng ký; tàu bay không có đăng ký kép;
tàu bay thực hiện giao lưu hàng không quốc tế phải mang dấu hiệu đăng ký và quốc
tịch thích hợp.

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định tàu bay là thiết bị được nâng giữ
trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu
lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác
động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.

Khi hoạt động, tàu bay phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng
ký phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.

Tàu bay được đăng ký quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài;
- Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
- Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc
công nhận.

Tàu bay đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam được
tạm thời đăng ký mang quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện:
- Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
- Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc
công nhận.

Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt
Nam khai thác phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam. Trường hợp tàu bay thuộc sở hữu
của tổ chức, cá nhân nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê
không có tổ bay, thuê mua được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng các điều
kiện trên. Trường hợp thuê mua, thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên
thì tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam chậm nhất là 6 tháng, kể từ ngày
đưa vào khai thác tại Việt Nam.

Tàu bay bị xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Bị tuyên bố mất tích;
- Hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi;
- Không còn đáp ứng điều kiện đăng ký;
- Theo đề nghị của người đăng ký tàu bay.

3.2.2. Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay

Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định tàu bay chỉ được phép khai thác trong
vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Cục hàng
không Việt Nam cấp hoặc công nhận.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
- Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
- Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
- Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
- Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được
công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam
quy định hoặc công nhận.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam còn quy định yều cầu về đủ điều kiện bay liên
quan đến tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam, bảo dưỡng tàu bay.

3.2.3. Khai thác tàu bay

Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay. Tuy nhiên,
người khai thác tàu bay là tổ chức khai thác tàu bay vì mục đích thương mại phải có giấy
chứng nhận người khai thác tàu bay để chứng nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an
toàn đối với loại tàu bay và loại hình khai thác quy định.

Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp nếu đáp ứng các điều kiện sau
đây:
- Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay
phù hợp;
- Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
- Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp
với tính chất và quy mô khai thác;
- Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
- Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.

Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:


- Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an
toàn.
- Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
- Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
- Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành
thạo cho các loại hình khai thác.
- Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
- Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả
trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng
tàu bay.
- Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
Tàu bay khi khai thác phải mang theo các giấy tờ, tài liệu theo quy định của quốc
gia mà tàu bay mang quốc tịch và phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với
tàu bay và động cơ tàu bay.

3.2.4. Quyền đối với tàu bay


Các quyền đối với tàu bay bao gồm:
- Quyền sở hữu tàu bay;
- Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở
lên;
- Thế chấp, cầm cố tàu bay;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

Các quyền đối với tàu bay bao gồm quyền đối với thân, động cơ tàu bay, cánh quạt
tàu bay, trang bị, thiết bị vô tuyến điện của tàu bay và các trang bị, thiết bị khác được sử
dụng trên tàu bay đó không phụ thuộc vào việc đã lắp đặt trên tàu bay hoặc tạm thời tháo
khỏi tàu bay.

Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay được hưởng quyền ưu tiên
thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay và các chi phí có liên quan.

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay phải đăng ký các quyền
đó. Tổ chức, cá nhân đăng ký các quyền đối với tàu bay phải gừi hồ sơ đề nghị đăng ký cho
cơ quan đăng ký.

3.2.5. Thuê và cho thuê tàu bay


Thuê, cho thuê tàu bay là thoả thuận cho thuê phương tiện để vận chuyển hàng
không. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định hai hình thức thuê:
- Có tổ bay (thuê khô) là trường hợp tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận
người khai thác tàu bay của bên cho thuê;
- Không có tổ bay (thuê ướt) là trường hợp tàu bay được khai thác theo Giấy chứng
nhận người khai thác tàu bay của bên thuê.

Yêu cầu khi sử dụng tàu bay thuê, bên thuê không được cho bên cho thuê hoặc bất
kỳ người có liên quan nào khác hưởng các lợi ích kinh tế hoặc sử dụng các quyền vận
chuyển hàng không của bên thuê (bán quyền vận chuyển hàng không).

Việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước
ngoài phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận bằng văn bản sau khi xem xét các
nội dung sau đây: Hình thức thuê; tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu
bay; thời hạn thuê; số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê; quốc tịch tàu bay; giấy chứng nhận
liên quan đến tàu bay; thoả thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành
khách, hành lý, hàng hoá và đối với người thứ ba ở mặt đất; tổ chức chịu trách nhiệm khai
thác, bảo dưỡng tàu bay theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.

Việc chấp thuận hợp đồng thuê không áp dụng đối với việc thuê tàu bay có thời hạn
không quá bảy ngày liên tục trong các trường hợp: Thay thế tàu bay khác làm nhiệm vụ
chuyên cơ hoặc bị trưng dụng vào các mục đích công vụ nhà nước khác; thay thế tàu bay
bị tai nạn, sự cố kỹ thuật; thay thế tàu bay không khai thác được vì lý do bất khả kháng.
Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu bay phải báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam về việc bên cho thuê có giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phù hợp.

Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức,
cá nhân nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký và quốc gia người
khai thác ký thỏa thuận vớ để tiếp nhận hoặc chuyển giao nghĩa vụ của quốc gia đăng ký
quốc tịch tàu bay. Thoả thuận bao gồm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ liên quan đến việc
thực hiện:Quy định về bảo đảm hoạt động bay; quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện
bay; yêu cầu đối với thành viên tổ bay; quy định liên quan đến lắp đặt và sử dụng thiết bị
vô tuyến điện trên tàu bay.
3.2.5. Đình chỉ thực hiện chuyến bay, tạm giữ, bắt giữ tàu bay
Tàu bay chưa khởi hành có thể bị đình chỉ thực hiện chuyến bay. Việc đình chỉ thực
hiện chuyến bay trong các trường hợp sau đây:
- Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc
gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an
ninh;
- Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn
hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực
hiện phép bay;
- Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng
không;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không hoặc người có thẩm quyền
khác có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay và quyết định cho phép tiếp tục thực hiện
chuyến bay sau khi các tình huống trên chấm dứt hoặc không còn căn cứ.

Tàu bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam có thể bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng
không, sân bay khi chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng
không hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có quyền quyết định yêu cầu
tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay. Khi
nhận được quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên
quan có trách nhiệm yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quyết định,
trừ trường hợp vì lý do an toàn của chuyến bay và phải báo cáo cho cơ quan ra quyết định
yêu cầu tàu bay hạ cánh.

Tàu bay có thể bị tạm giữ khi xảy ra các trường hợp sau đây:
- Vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam;
- Không khắc phục các vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai
thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện
kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
- Thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác tàu bay và vận
chuyển hàng không; vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành khách,
hành lý, hàng hoá chuyên chở trong tàu bay;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không, các cơ quan khác có thẩm
quyền có quyền tạm giữ tàu bay khi xẩy ra các trường hựop trên.

Việc tạm giữ tàu bay được chấm dứt khi các hành vi vi phạm đã được xử lý theo quy
định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm giữ tàu bay đề nghị
chấm dứt tạm giữ.

Tàu bay có thể bị bắt giữ vì lợi ích của người khác hoặc để thi hành bản án, quyết
định có hiệu lực. Bắt giữ tàu bay là biện pháp mà Toà án áp dụng đối với tàu bay vì lợi ích
của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc những người khác có quyền
và lợi ích đối với tàu bay, trừ việc bắt giữ tàu bay để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc bắt giữ tàu bay có thể áp dụng đối với bất kỳ tàu bay nào của cùng một chủ sở hữu.

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu bay hạ cánh có quyết
định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc của chủ nợ trong
trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc theo yêu cầu bằng văn
bản của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc những người
có quyền và lợi ích đối với tàu bay. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải bảo đảm tài chính
theo hình thức và giá trị tương đương với thiệt hại có thể gây ra cho tàu bay do việc bắt giữ
tàu bay.

Việc bắt giữ tàu bay được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Các khoản nợ đã được thanh toán đầy đủ;
- Đã áp dụng biện pháp bảo đảm thay thế;
- Người yêu cầu bắt giữ đề nghị thôi bắt giữ.

Tàu bay có thể bị khám xét khi xẩy ra các trường hợp sau đây:
- Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không,
an toàn hàng không;
- Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hoá, bưu phẩm,
bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập
cảnh, hải quan, kiểm dịch.

Giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền có quyền quyết
định khám xét tàu bay. Quyết định khám xét tàu bay phải thông báo cho người chỉ huy tàu
bay và các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi khám xét.

Tổ chức, cá nhân quyết định đình chỉ việc thực hiện chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ
cánh tại cảng hàng không, sân bay, tạm giữ, yêu cầu tạm giữ, yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc
khám xét tàu bay trái pháp luật thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người khai thác tàu
bay hoặc người vận chuyển.

3.3. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VỀ ĐỦ KIỆN BAY VÀ DUY TRÌ ĐỦ ĐIỀU


KIỆN BAY TÀU BAY (TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TÀU BAY).
3.3.1. Khái quát chung về hệ thống tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và duy trì đủ điều
kiện bay đối với tàu bay.
3.3.1.1. Khái niệm về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay.
Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay là gì ?
Theo định nghĩa của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thì Tiêu
chuẩn đủ điều kiện bay là những tiêu chuẩn, yêu cầu toàn diện và chi tiết do quốc gia
đăng kí Tàu bay ban hành, hoặc chấp thuận đối với loại Tàu bay, động cơ Tàu bay, thiết
bị Tàu bay nhất định để đảm bảo an toàn bay. Bộ tiêu chuẩn đó bao gồm: các chỉ tiêu
kỹ thuật đối với máy bay, động cơ, cánh quạt, thiết bị máy bay; giới hạn khai thác Tàu
bay ... và qui trình cấp, công nhận các loại Giấy chứng nhận liên quan đến máy bay,
động cơ, cánh quạt (Giấy chứng nhận Kiểu loại, Giấy chứng nhận sản xuất, Giấy chứng
nhận xuất khẩu, Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay ...).
Việt Nam là thành viên ICAO từ năm 1984 và bộ tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
của ICAO, từ đó, trở thành bộ tiêu chuẩn căn bản của Việt Nam. Những năm gần đây,
trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nghiên cứu áp dụng một số tiêu chuẩn
đủ điều kiện bay cao hơn do Tổ chức hàng không dân dụng Châu Âu (JAA), Cục hàng
không liên bang Mỹ (FAA) ban hành.

Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay được bảo đảm như thế nào ?
Do yêu cầu rất cao trong đảm bảo an toàn bay cho nên tiêu chuẩn đủ điều kiện
bay được bảo đảm từ lúc thiết kế, đến lúc chế tạo và được duy trì trong cả quá trình khai
thác Tàu bay theo một qui trình chặt chẽ với những Giấy chứng nhận xác nhận phù hợp
cho mỗi công đoạn.
Các Tàu bay có cùng thiết kế căn bản giống nhau (trừ những thay đổi, cải tiến
làm thay đổi việc điều khiển hoặc thay đổi tính năng bay của Tàu bay) được tính là một
Kiểu loại và được xét cấp, thừa nhận một Giấy chứng nhận Kiểu loại. Giấy chứng nhận
Kiểu loại được cấp, thừa nhận cho Tàu bay khi thiết kế của Tàu bay và kết quả thử
nghiệm nguyên mẫu Tàu bay đó đáp ứng tiêu chuẩn đủ điều kiện bay qui định của quốc
gia thiết kế Tàu bay.
Tàu bay chỉ được sản xuất tại cơ sở sản xuất đã được Nhà chức trách hàng không
cấp Giấy chứng nhận sản xuất. Cơ sở sản xuất Tàu bay chỉ có thể có được Giấy chứng
nhận sản xuất khi có đầy đủ nhà xưởng, các trang thiết bị sản xuất, thử nghiệm, hệ thống
tổ chức sản xuất đủ để đảm bảo rằng mỗi Tàu bay xuất xưởng đều phù hợp với Giấy
chứng nhận Kiểu loại được cấp.
Mỗi Tàu bay chỉ được đưa vào khai thác thương mại khi có Giấy chứng nhận đủ
điều kiện bay. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của mỗi Tàu bay là văn bằng do Nhà
chức trách hàng không quốc gia đăng kí Tàu bay cấp, hoặc thừa nhận khi Tàu bay đó
đáp ứng được tiêu chuẩn đủ điều kiện bay qui định, cụ thể là khi Tàu bay đó có Giấy
chứng nhận Kiểu loại, được sản xuất tại các cơ sở có Giấy chứng nhận sản xuất, được
khai thác phù hợp với giới hạn cho phép, được bảo dưỡng theo chương trình bảo dưỡng
được phê chuẩn, đúng hạn, có đủ bộ hồ sơ lưu trữ theo qui định ... và đáp ứng được
những qui định bổ sung khác của Nhà chức trách hàng không quốc gia đăng kí Tàu bay.
Giấy chứng nhận Kiểu loại không giới hạn thời gian hiệu lực còn Giấy chứng nhận đủ
điều kiện bay thường thì có hiệu lực cho một giai đoạn khai thác nhất định tuỳ thuộc
vào Nhà chức trách hàng không quốc gia đăng ký Tàu bay. Giấy chứng nhận đủ điều
kiện bay bị mất hiệu lực khi Tàu bay không đáp ứng được một trong những yêu cầu nêu
trên hoặc không thể thực hiện được chuyến bay an toàn.

Ai có trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn đủ điều kiện bay ?


Người chế tạo Tàu bay, Người lái Tàu bay, Người bảo dưỡng kĩ thuật Tàu bay, Nhà
chức trách hàng không và Người khai thác Tàu bay đều có trách nhiệm trực tiếp trong
việc đảm bảo tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và ngăn chặn tai nạn hàng không, cụ thể là:
- Người chế tạo Tàu bay có trách nhiệm chế tạo các Tàu bay an toàn và có độ tin
cậy cao;
- Người lái có trách nhiệm điều khiển Tàu bay chu tất và xử lý tốt các tình huống
bất thường trong khi bay. Tiếp viên hàng không hướng dẫn các thao tác an toàn
cần thiết cho hành khách;
- Người bảo dưỡng Tàu bay có trách nhiệm kiểm tra, sửa chữa để Tàu bay luôn ở
trạng thái đủ điều kiện bay;
- Người khai thác Tàu bay có trách nhiệm duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay cho
Tàu bay, để Tàu bay được khai thác trong điều kiện an toàn (đường bay, trọng
tâm, trọng tải, lịch bay, lịch bảo dưỡng, giờ bay binh quân cho tổ lái, hàng hoá
chuyên chở trên Tàu bay ...);
- Nhà chức trách hàng không có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn đủ
điều kiện bay tiên tiến; giám sát để các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay được bảo
đảm; tổ chức điều tra tai nạn để tìm nguyên nhân, đề ra các biện pháp khắc phục
phù hợp;
Ngoài ra, việc chỉ huy điều hành bay đóng vai trò cực kì quan trọng trong đảm bảo
an toàn bay, nhất là khi hoạt động của Tàu bay ngày càng dày đặc trên bầu trời. Địa
phương nơi có cảng hàng không đảm bảo tĩnh không sân bay, qui hoạch đầy đủ cho sân
bay, cảng hàng không; lực lượng an ninh hàng không kiểm soát, loại trừ hàng hoá nguy
hiểm chuyên chở trên Tàu bay; hành khách đi trên Tàu bay tuân thủ các qui định an
toàn trước và trong khi bay ... tất cả đều góp phần đảm bảo an toàn cho những chuyến
bay.

3.3.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn của ICAO.


Từ khi thành lập đến nay, ICAO đã ban hành 18 phụ ước (Annex) quy định tiêu
chuẩn quốc tế và khuyến cáo thực hành các lĩnh vực hoạt động hàng không khác nhau
đối vứi các quốc gia thành viên. 18 phụ ước đều được cập nhật những thay đổi, bổ sung.
Ngoài các Phụ ước, ICAO còn ban hành rất nhiều tài liệu hướng dẫn (các Documents
và Circulars hướng dẫn thực hiện các Phụ ước).
Annex 8: Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của Tàu bay (Airworthiness of Aircraft).
Annex này đưa ra các yêu cầu về TC, tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và cấp C of A bởi
quốc gia đăng ký”, các tiêu chuẩn chính như sau:
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.
– Tiếp tục duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay.
– Tàu bay các thông tin và giới hạn
– Máy bay và Trực thăng
– Bay
• Tính năng
• Chất lượng bay
– Cấu trúc
• Tải bay
• Tốc độ
• Trên trên nước và trên đất
• Độ rung, chống rung
• Độ mỏi vật liệu
– Thiết kế và chế tạo
– Động cơ
• Thiết kế chế tạo và chức năng
• Loại, điều kiện và giới hạn
• Kiểm nghiệm
– Cánh quạt
– Lắp đặt động cơ
– Thiết bị và đồng hồ
– Thông tin và giới hạn khai thác
– Thông tin về bảo dưỡng và tiếp tục duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
Doc 9760-AN/967: Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
(Airworthiness Manual). Tài liệu này đưa ra các hướng dẫn về tổ chức cơ quan giám
sát tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, về phê chuẩn TC, cấp đăng ký, cấp C of A, phê chuẩn
tổ chức bảo dưỡng, phê chuẩn cải tiến...
Annex 6: Khai thác Tàu bay (Aircraft Operations). Ngoài các yêu cầu về khai
thác, Annex này còn đưa ra các quy định về bảo dưỡng thường xuyên để duy trì C of A
cho tàu bay trong quá trình khai thác, trách nhiệm của quốc gia của người khai thác.
Annex 6 bao gồm 3 phần:
- Annex 6/I: Khai thác Tàu bay - Vận tải hàng không thương mại quốc tế - Máy
bay;
- Annex 6/II: Khai thác Tàu bay - Hàng không dân dụng phi thương mại quốc tế
(general aviation) - Máy bay;
- Annex 6/III: Khai thác Tàu bay - Bay quốc tế - Trực thăng.

3.2.1.3. Hệ thống tiêu chuẩn của Châu Âu.


Hệ thống tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và duy trì đủ điều kiện bay đối với tàu bay
của Châu âu EASA (European Aviation Safety Agency):
Bộ tiêu chuẩn về kỹ thuât của EASA được chuyển đổi từ bộ tiêu chuẩn JARs từ nam
2003, cấu trúc bộ tiêu chuẩn như hình 2.1 sau:
Tàu bay và các sản phẩm, thiết bị của tàu bay trước khi được đưa vào sản xuất
hàng loạt, phải trải qua quá trình phê chuẩn theo quy trình do Nhà chức trách công bố.
Ở Mỹ, đó là FAR-21. Ở châu Âu, đó là EASA Part-21 (trước đây là JAR-21) . Quá trình
phê chuẩn thường bao gồm các bước sau:
1- Đánh giá kỹ thuật (Engineering Evaluation), thường bao gồm các nội dung
sau:
- Cam kết phù hợp (giải trình về tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng, phương pháp,
các hệ số, định nghĩa...);
- Kiểm tra bản vẽ;
- Kiểm tra các tính toán;
- Đánh giá an toàn.
2- Thử nghiệm (Test), thường bao gồm các nội dung sau:
- Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm;
- Thử nghiệm Tàu bay tại mặt đất;
- Bay thử;
- Thử mô phỏng.
3- Kiểm tra (Inspection), bao gồm kiểm tra hồ sơ sản xuất, thử nghiệm, kiểm tra
chất lượng.
Quá trình phê chuẩn một kiểu loại Tàu bay vận tải thương mại thường kéo dài 2
đến 5 năm, tốn kém và đòi hỏi Nhà chức trách phải có đội ngũ chuyên gia đủ trình độ
chuyên môn, các phòng thí nghiệm, trung tâm bay thử nghiệm.
Khi tàu bay, động cơ tàu bay và cánh quạt đạt yêu cầu thì được Nhà chức trách
cấp Chứng chỉ kiểu loại (TC). TC được cấp cho một kiểu loại Tàu bay, động cơ, cánh
quạt, kèm theo Bảng dữ liệu Chứng chỉ loại (TCDS). Cơ quan thiết kế là chủ sở hữu TC
với đầy đủ các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu. Các tàu bay được sản xuất hàng
loạt, phù hợp với TCDS, với động cơ, cánh quạt và các thiết bị có Chứng chỉ xuất xưởng
thích hợp, thì được Nhà chức trách quốc gia nhà sản xuất cấp Chứng chỉ đủ điều kiện
bay (C of A), khi Tàu bay được sản xuất để khai thác trong nước, hoặc Chứng chỉ đủ
điều kiện bay xuất khẩu - Export C of A, khi Tàu bay được sản xuất để xuất khẩu cho
nước ngoài. Động cơ và cánh quạt được sản xuất hàng loạt phù hợp TCDS, các thiết bị
được sản xuất hàng loạt phù hợp TSO thì được cấp Chứng chỉ xuất xưởng theo mẫu do
Nhà chức trách quy định.
Ghi chú: Chứng chỉ xuất xưởng theo mẫu của JAA là Authorised Release
Certificate - JAA FORM ONE, của FAA là Airworthiness Approval Tag - FAA FORM
8130-3,. Các chứng chỉ này có giá trị như Exporrt C of A của Tàu bay. Các thiết bị phải
có JAA FORM ONE/ FAA FORM 8130-3/ mới được phép lắp đặt lên Tàu bay.
Trong quá trình sản xuất hàng loạt, các Tàu bay thuộc cùng một kiểu loại liên
tục được nhà sản xuất cải tiến. Vì vậy TCDS của TC cũng được thay đổi liên tục.
Basic Regulation 1592/2002

Implementing Rule Certification Implementing Rule


Continuing Airworthiness

Annex
Part - 21

Annex 1 Annex 2
Continuing Airworthiness Maintenance Organizations
=Part - M = Part -145

Annex 3 Annex 4
Certfying Staff Training Organisation
=Part - 66 = Part -147

Hình 2.1 Cấu trúc tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
của EASA.

3.2.1.4. Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.


Ở nước ta, ngành công nghiệp sản xuất Tàu bay, động cơ, cánh quạt và các thiết
bị của Tàu bay sử dụng trong ngành hàng không dân dụng thực tế chưa có, và do một
số nguyên nhân, K Việt Nam cũng chưa xây dựng và ban hành được đầy đủ các quy
chế hàng không, trong đó có các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay. Vì vậy, cũng như nhiều
Nhà chức trách khác trên thế giới, Cục HK Việt Nam đã thừa nhận các quy chế, tiêu
chuẩn hàng không JAR của JAA (Quyết định số 1906/QĐ-CHK ngày 24-8-2000). Hiện
nay, đã được thay thế bằng Bộ tiêu chuẩn an toàn hàng không 2011 (QCATHK - VAR)
Dựa theo các quy chế hàng không tiên tiến của JAA- JAR bây giờ là EASA,
Việt Nam đã ban hành các quy chế, tiêu chuẩn hàng không sau. (Xem hình 2.2)
Luật Hàng không Dân Dụng
Việt Nam 2006, sửa đổi
2014

Mục 2 Tiêu chuẩn Mục 3 : Đảm bảo an toàn khai


đủ điều kiện bay thác tàu bay an toàn, đảm bảo tiêu
chuẩn đủ điều kiện bay

VAR, 2011, P21


Cấp giấy chứng nhận cho tàu
bay, các sản phẩn thiết bị tàu
bay
VAR, 2011, P20 VAR, 2011, P25
Bảo dưỡng tàu bay của người Phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng
khai thác tàu bay

VAR, 2011, P5 Training Organisation


Nhân viên xác nhận hoàn thành EASA Part -147
bảo dưỡng (Việt Nam công nhận)

Hình 2.2 Cấu trúc tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
của Việt Nam.

3.4. Tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đối với tàu bay và thiết
bị tàu bay.
3.4.1. Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho tàu bay và các sản phẩm, thiết bị của tàu bay
* Cơ sở cho việc cấp chứng chỉ loại : Để cấp chứng chỉ loại hoặc chứng chỉ loại hạn
chế các cơ sở sau đây phải được xác định:
- Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay áp dụng do Việt Nam ban hành hoặc công nhận
có hiệu lực tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ loại,
*Các yêu cầu về bảo vệ môi trường và đặc tính phê chuẩn:
- Các yêu cầu về tiếng ồn đối với việc ban hành chứng chỉ loại cho Tàu bay được
quy định theo các điều khoản trong Chương 1 của Phụ ước 16, quyển I phần II của Công
ước Chicago, và:
+ Đối với Tàu bay phản lực cận âm: quyển I, phần II, chương 2, 3 và 4;
+ Đối với Tàu bay cánh quạt: quyển I, phần II, chương 3, 4, 5, 6 và 10;
+ Đối với trực thăng: quyển I, phần II, chương 8 và 11;
+ Đối với Tàu bay vượt âm: quyển I, phần II, chương 12.
- Các yêu cầu về khí thải đối với việc cấp chứng chỉ loại cho Tàu bay và động cơ
được quy định trong Phụ ước 16 của Công ước Chicago:
+ Ngăn ngừa thải nhiên liệu có chủ định: quyển II, phần II, chương 2;
+ Khí thải của động cơ phản lực và động cơ lá cánh dùng cho tốc độ cận âm:
quyển II, phần II, chương 2;
+ Khí thải của động cơ phản lực và động cơ lá cánh dùng cho tốc độ vượt âm:
quyển II, phần III, chương 3.
- Căn cứ vào luật HKVN hoặc luật quốc tế đã được Cục HKVN công nhận, Cục
HKVN sẽ ban hành các đặc tính phê chuẩn cụ thể để cung cấp cho người đề nghị được
cấp chứng chỉ loại phương thức chứng minh sự tuân thủ các quy định về tiếng ồn và khí
thải quy định tại mục (a) và (b) trên đây.
* Thiết kế loại : Thiết kế loại bao gồm:
- Bản vẽ và các tính năng kỹ thuật, danh mục các bản vẽ và các tính năng kỹ thuật
cần thiết để xác định cấu hình và đặc tính thiết kế của sản phẩm chứng minh việc tuân
thủ với các cơ sơ phê chuẩn loại và các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
-Thông tin về vật liệu và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp của sản phẩm để
khẳng định tính phù hợp của sản phẩm;
- Phần các giới hạn của tiêu chuẩn đủ điều kiện bay được phê chuẩn (ALS) trong
hướng dẫn duy trì tính đủ điều kiện bay theo quy định của tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
áp dụng;
- Tất cả các số liệu cần thiết khác cho phép so sánh và xác định tính đủ điều kiện
bay, đặc tính về tiếng ồn, xả nhiên liệu, và độ khí thải (nếu cần thiết) của các sản phẩm
tương tự sau này.
* Kiểm tra và thử nghiệm
- Phải thực hiện tất cả các công việc kiểm tra và thử nghiệm cần thiết để chứng
minh việc tuân thủ với các cơ sở cấp chứng chỉ loại và các yêu cầu về bảo vệ môi trường
áp dụng.
- Trước mỗi lần thực hiện thử nghiệm theo yêu cầu tại mục (a) trên đây người làm
đơn phải xác định:
+ Đối với mẫu thử:
i. Các vật liệu và quy trình hoàn toàn phù hợp với các đặc tính kỹ thuật
đề nghị trong thiết kế loại;
ii. Các bộ phận của sản phẩm hoàn toàn phù hợp với hình vẽ đề nghị
trong thiết kế loại;
iii. Các quy trình sản xuất, chế tạo và lắp ráp tuân thủ các tính năng đề
xuất trong thiết kế loại; và
+ Có đầy đủ tất cả các thiết bị kiểm tra và dụng cụ đo sử dụng cho mục đích thử
nghiệm, các dụng cụ này phải được hiệu chuẩn phù hợp.
* Thử nghiệm trên không :
- Thử nghiệm trên không nhằm mục đích đề nghị được cấp chứng chỉ loại phải được
thực hiện theo các điều kiện cho mục đích thử nghiệm trên không do Cục HKVN quy
định.
- Phải thực hiện các thử nghiệm trên không:
+ Để xác định việc tuân thủ với các cơ sở cấp chứng chỉ loại áp dụng và với
các yêu cầu về bảo vệ môi trường, và
+ Để xác định độ tin cậy, hoạt động đúng chức năng của Tàu bay và các thiết
bị Tàu bay đối với Tàu bay được phê chuẩn theo Phần này, trừ tầu lượn hoặc tầu lượn
có động cơ và Tàu bay có tải trọng cất cánh tối đa bằng hoặc nhỏ hơn 2722 kg.
- Thử nghiệm trên không theo quy định ở trên bao gồm:
+ Đối với Tàu bay lắp động cơ tua bin trước đây chưa được sử dụng trên các
Tàu bay đã được cấp chứng chỉ loại, tối thiểu 300 giờ hoạt động với đầy đủ động cơ
phù hợp với chứng chỉ loại (động cơ); và
+ Đối với tất cả các Tàu bay khác, tối thiểu 150 giờ hoạt động.
* Chứng chỉ loại (Type Certificate): Chứng chỉ loại và chứng chỉ loại hạn chế phải
bao gồm thiết kế loại, các giới hạn hoạt động, bảng số liệu chứng chỉ loại về tiêu chuẩn
đủ điều kiện bay và khí thải, cơ sở chứng chỉ loại áp dụng, các yêu cầu về bảo vệ môi
trường đã được Việt Nam chấp thuận và tất cả các điều kiện, giới hạn khác đối với sản
phẩm quy định trong các yêu cầu về tính năng phê chuẩn và bảo vệ môi trường. Ngoài
ra, chứng chỉ loại và chứng chỉ loại hạn chế phải bao gồm bảng số liệu chứng chỉ loại
đối với tiếng ồn. Bảng số liệu chứng chỉ loại của động cơ phải bao gồm cả hồ sơ về sự
tuân thủ đối với tiêu chuẩn khí thải.

3.5. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay


3.5.1. Quy định về cấp AOC
Người khai thác tàu bay gồm người khai thác tàu bay vì mục đích thương
mại và người khai thác tàu bay không vì mục đích thương mại. Người khai thác
tàu bay vi mục đích thương mại phải có chứng chỉ người khai thác tàu bay (AOC).
Điều 22 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định “Người khai thác
tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ
Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục
đích thương mại.”
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp cho tổ chức để chứng
nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và loại hình
khai thác quy định. Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay hoặc một phần của
Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay do Cục HKVN cấp sẽ có hiệu lực 12
tháng,
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay:
- Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai
thác tàu bay phù hợp;
- Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
- Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay
phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
- Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
- Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay có hiệu lực 1 năm kể từ ngày cấp.
Người được cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phải duy trì điều kiện
trong suốt thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận. Việc duy trì các điều kiện
khai thác các chi tiết nêu trong mục 2 dưới đây.

3.5.2. Duy trì điều kiện về khai thác tàu bay


Điều 27 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định người khai thác
tàu bay phải duy trì các điều kiện:
- Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu
bay an toàn.
- Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
- Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
- Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn
luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
- Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
- Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay,
kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai
thác, bảo dưỡng tàu bay.
- Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.

a) Tổ chức bộ máy phục vụ khai thác tàu bay và phương thức điều hành,
giám sát khai thác tàu bay
Theo Mục 12.060 (các yêu cầu đối với cán bộ quản lý khai thác vận tải
hàng không thương mại) của Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực
tàu bay và khai thác tàu bay, người đề nghị cấp giấy chứng nhận người khai thác
tàu bay phải có hệ thống tổ chức bộ may khai thác gồm:
- Chỉ định người đứng đầu bộ phận khai thác (giám đốc điều hành) được
Cục HKVN chấp thuận và có quyền hạn nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động khai
thác bay và bảo dưỡng được cung cấp tài chính và được thực hiện với tiêu chuẩn
an toàn cao nhất. Người khai thác bay taxi 1 người lái chỉ phải có giám đốc điều
hành được Cục HKVN chấp thuận.
- Bổ nhiệm các cá nhân chịu trách nhiệm về quản lý và giám sát trong các
lĩnh vực sau:
+ Khai thác bay;
+ Hệ thống bảo dưỡng;
+ Huấn luyện tổ bay;
+ Khai thác mặt đất;
+ An toàn.
Những người này phải chứng minh năng lực hàng không dân dụng và chính
thức thực hiện chức năng được phân công phụ trách trong quá trình khai thác của
người có AOC. Cục HKVN có thể phê chuẩn cho một hoặc nhiều vị trí khác với
các vị trí nêu trên nếu người có AOC chứng minh được rằng có thể thực hiện khai
thác với mức độ an toàn cao hơn với số lượng cán bộ quản lý ít hơn hoặc với
chuyên môn khác phụ thuộc vào: Loại hình khai thác thực hiện; Số lượng tàu bay
khai thác; Khu vực khai thác.
Theo Mục 12.063 (cơ sở khai thác) của Bộ Quy chế an toàn hàng không
dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, người khai thác tàu bay không có
năng lực bảo dưỡng tàu bay phải đảm bảo duy trì cơ sở khai thác chính của mình
và cơ sở bảo dưỡng chính thông qua việc ký hợp đồng bảo dưỡng với các tổ chức
bảo dưỡng tàu bay được phê chuẩn. Người khai thác tàu bay được phép thực hiện
bảo dưỡng tàu bay phải duy trì cơ sở khai thác và bảo dưỡng của mình; hoặc có
thể thiết lập cơ sở khai thác chính và cơ sở bảo dưỡng chính tại cùng một địa điểm
hoặc ở những địa điểm khác nhau. Người khai thác tàu bay phải thông báo bằng
văn bản cho Cục HKVN về dự định thiết lập hoặc thay đổi địa điểm của 2 cơ sở
nói trên 30 ngày trước khi thực hiện dự định này.
Theo Mục 12.065 (trang thiết bị) của Bộ Quy chế an toàn hàng không dân
dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, Người có AOC phải duy trì các trang
thiết bị phục vụ cho khai thác và tiêu chuẩn đủ điều kiện bay tại cơ sở hoạt động
chính. Trang thiết bị phải phù hợp với khu vực khai thác và loại hình khai thác.
Người có AOC phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ mặt đất tại mỗi sân bay mà
mình sử dụng nhằm đảm bảo phục vụ công tác cân bằng trọng tải, chất xếp tải an
toàn cho tất cả các chuyến bay.
Người khai thác bay taxi 1 người lái không yêu cầu phải có cơ sở khai thác
hoặc bảo dưỡng, song phải xác định vị trí và cá nhân được phân công lưu giữ các
hồ sơ yêu cầu của mình, và phải sẵn sàng cung cấp cho người có thẩm quyền khi
được yêu cầu. Người khai thác bay taxi 1 người lái hoặc taxi cơ bản không yêu
cầu phải có trang thiết bị hoặc nhân viên phục vụ, song phải có mặt tại tàu bay
khi các dịch vụ đang được cung cấp cho tàu bay.
- Người được cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phải duy trì đội
ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp và có giấy phép,
chứng chỉ chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khai thác tàu by. Đội ngũ
nhân viên hàng không của người khai thác tàu bay bao gồm:
+ Thành viên tổ lái;
+ Tiếp viên hàng không;
+ Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
+ Nhân viên điều độ, khai thác bay;
+ Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
Các nhân viên có thể được người khai thác trực tiếp tuyển dụng hoặc có
thể thuê thông qua hợp đồng cung ứng dịch vụ lao động hàng không. Tuy nhiên,
dù dưới hình thức nào, người khai thác phải chịu trách nhiệm trước Cục Hàng
không Việt Nam về tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân viên hàng không.
- Người khai thác tàu bay phải thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng khai
thác độc lập (SQS). Người khai thác phải chỉ định giám đốc chất lượng; bổ nhiệm
đánh giá viên của hệ thống chất lượng.
Hệ thống chất lượng phải độc lập và đánh giá định kỳ, đột xuất nội bộ của
người khai thác và đối tác của người khai thác để bảo đảm khai thác an toàn.

b) Hệ thống quản lý an toàn (SMS)


Hệ thống quản lý an toàn là hệ thống nhằm quản lý an toàn, bao gồm cơ
cấu tổ chức, trách nhiệm, chính sách và thủ tục cần thiết. Nhằm bảo đảm an toàn
hàng không, ICAO đã xây dựng và ban hành Phụ lục 19 (Quản lý an toàn).
Việt Nam đã xây dựng chương trình an toàn hàng không quốc gia (SSP) và
quy định người khai thác tàu bay phải thiết lập hệ thống quản lý an toàn (SMS).
Mục 12.075 (Hệ thống quản lý an toàn) của Bộ Quy chế an toàn hàng
không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay quy định: Người được cấp AOC phải
thiết lập hệ thống quản lý an toàn và hệ thống này phải được Cục hàng không
Việt Nam chấp thuận. Hệ thống quản lý an toàn gồm các nội dung:
- Nhận dạng các mối đe dọa đối với an toàn;
- Đảm bảo thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết để duy trì mức an
toàn chấp nhận;
- Đảm bảo liên tục theo dõi và thường xuyên đánh giá mức an toàn đạt
được;
- Đặt ra mục tiêu cải tiến liên tục mức an toàn tổng thể.
Hệ thống quản lý an toàn phải xác định rõ giới hạn trách nhiệm an toàn
trong toàn bộ tổ chức của người khai thác tàu bay, bao gồm trách nhiệm của bộ
phận lãnh đạo có liên quan.
Hệ thống quản lý an toàn của người khai thác tàu bay phải bao gồm trách
nhiệm phòng ngừa tai nạn với các nội dung:
- Quản lý phương pháp báo cáo (bao gồm báo cáo có danh và báo cáo nạc
danh) và khắc phục vấn đề liên quan đến an toàn xảy ra và phản hồi đến nhân
viên khai thác;
- Đánh giá xu hướng hoặc mô hình bất lợi trong ngành hàng không và của
người khai thác tàu bay;
- Thực hiện giảng bình vì mục đích đảm bảo an toàn;
- Phát hành các bản tin an toàn và tiêu chuẩn hóa.
Người được cấp AOC khai thác các tàu bay có trọng lượng cất cánh được
cấp Giấy chứng nhận lớn hơn 20.000 kg phải thiết lập và duy trì chương trình
phân tích dữ liệu bay như là một phần của hệ thống quản lý an toàn.
Chương trình phân tích dữ liệu bay phải là chương trình không mang mục
đích để xử lý vi phạm và phải có bộ phận bảo vệ đầy đủ nhằm bảo vệ các nguồn
dữ liệu. Người có AOC có thể hợp đồng việc vận hành chương trình phân tích dữ
liệu bay với bên thứ 2 song vẫn phải đảm bảo trách nhiệm tổng thể trong việc duy
trì chương trình này.
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm báo cáo Cục HKVN hàng tháng về
đội tàu bay khai thác theo AOC được cấp;

c) Chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay
phù hợp với tính chất và quy mô khai thác

Theo Mục 12.160 (chương trình huấn luyện) của Bộ Quy chế an toàn hàng
không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, Người khai thác phải đảm
bảo tất cả các nhân viên khai thác được huấn luyện đầy đủ về nhiệm vụ và trách
nhiệm của mình và mối quan hệ của các nhiệm vụ này với các hoạt động tổng
thể; phải thiết lập và duy trì chương trình huấn luyện bay và huấn luyện trên mặt
và đảm bảo tất cả các tiếp viên hàng không và điều phái viên được huấn luyện
đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Tài liệu này phải chứa đựng chính sách huấn luyện, kiểm tra và lưu giữ tài
liệu nói chung và các chương trình áp dụng.
Người có AOC phải được Cục HKVN phê chuẩn chương trình huấn luyện
trước khi sử dụng cho mục đích huấn luyện tiếp viên hàng không, hoặc cho nhân
viên thực hiện chức năng kiểm soát khai thác để họ thực hiện nhiệm vụ trong vận
tải hàng không thương mại, bao gồm:
- Các loại tàu bay nơi thành viên tổ bay làm việc;
- Cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện bay và huấn luyện trên mặt đất;
- Bằng cấp của giáo viên hướng dẫn; và
- Kiến thức và kỹ năng và năng lực của con người.
Người có AOC khai thác bay taxi phải tuân thủ chương trình huấn luyện
đã được Cục HKVN phê chuẩn và được người do Cục HKVN ủy quyền kiểm tra
tay nghề, kiểm tra hiểu biết về tuyến đường bay áp dụng.
Yêu cầu về Chương trình bảo dưỡng tàu bay như nêu trong phần về đủ điều
kiện bay của tàu bay.

d) Tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn
Người khai thác tàu bay phải có tàu bay, đi thuê hoặc mua, có Giấy chứng
nhận đủ điều kiện bay phù hợp còn hiệu lực, tàu bay trong điều kiện đủ tiêu chuẩn
bay, và đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện bay áp dụng đối với loại hình khai thác,
bao gồm cả các quy định về nhận dạng và thiết bị. Không ai được phép khai thác
một tàu bay mới bổ sung hoặc thay thế thuộc loại tàu bay đã được phê chuẩn trừ
khi đã chứng minh được rằng quá trình kiểm tra tàu bay đó để bổ sung vào đội
tàu bay của Người khai thác đã kết thúc đạt yêu cầu.

đ) Tài liệu hướng dẫn khai thác (OM)


Người được cấp AOC phải có đủ tài liệu hướng dẫn khai thác bay (OM).
Theo Mục 12.153 (tài liệu hướng dẫn khai thác) của Bộ Quy chế an toàn hàng
không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, người có AOC phải có tài
liệu hướng dẫn khai thác (OM) và phải được Cục HKVN chấp thuận trên cơ sở
các quy định liên quan của Bộ quy chế an toàn hàng không này. Trong tài liệu
hướng dẫn khai thác phải nêu chính sách và các phương thức khai thác bay của
Người khai thác. Tài liệu khai thác, hoặc các phần thích hợp, cùng với tất cả các
thay đổi và sửa đổi của tài liệu cho tất cả các nhân viên yêu cầu phải sử dụng
chúng.
Tài liệu hướng dẫn khai thác có các thông tin về quản lý và giám sát khai
thác, chương trình an toàn bay và phòng ngừa tai nạn, huấn luyện nhân viên, giới
hạn thời gian bay, thời gian làm nhiệm vụ và thời gian nghỉ ngơi của tiếp viên
hàng không và tổ lái, khai thác bay, tính năng tàu bay, các tuyến đường, hướng
dẫn và bảng biểu, độ cao bay tối thiểu, tiêu chuẩn tối thiểu khai thác sân bay, tìm
kiếm và cứu nạn, hàng nguy hiểm, dẫn đường, thông tin liên lạc, an ninh, và yếu
tố con người, trừ khi được Cục HKVN chấp thuận khác.
Các nội dung có dẫn chiếu đến một phần cụ thể nào đó phải phù hợp với
các yêu cầu của phần được dẫn chiếu, như: Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu
bay;Danh mục thiết bị tối thiểu và Danh mục sai lệch cấu hình; Chương trình
huấn luyện; Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch và tính năng tàu bay; Hướng dẫn
tuyến đường bay; Các phương thức vận chuyển hàng nguy hiểm; Các quy trình
báo cáo tai nạn và sự cố; Các phương thức an ninh; Tài liệu hướng dẫn vận hành
và chất tải tàu bay; Tài liệu hướng dẫn cho tiếp viên hàng không (nếu yêu cầu).
Người khai thác bay taxi một người lái không yêu cầu phải cung cấp tất cả
các nội dung tài liệu hướng dẫn khai thác, nhưng phải mang theo tàu bay trên tất
cả các chuyến bay các thông tin về khai thác và bảo dưỡng và các mẫu biểu theo
quy định của Cục HKVN.

e) Quy trình khai thác tàu bay


Người khai thác tàu bay phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình khai
thác tàu bay theo quy định của các văn bản pháp luật và tài liệu hướng dẫn khai
thác bay.
Quy trình khai thác tàu bay gồm:
- Quy trình chuẩn bị trước chuyến bay
- Quy trình thực hiện chuyến bay;
- Quy trình sau chuyến bay.
Quy trình khai thác phải tuân theo phần 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18,
19 của Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác
tàu bay. Người khai thác tàu bay phải quy định quy trình khai thác tàu bay trong
Tài liệu hướng dẫn khai thác (OM) và các tài liệu liên quan khác.
Ngoài ra, người khai thác tàu bay có trách nhiệm duy trì điều kiện cấp giấy
chứng nhận người khai thác tàu bay và thiết lập, triển khai thực hiện các yêu cầu:
- Kế hoạch khai thác: Theo Mục 12.070 (kế hoạch khai thác) của Bộ Quy
chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, khi thiết
lập kế hoạch khai thác bay người khai thác phải: Dự tính đủ thời gian để phục vụ
tàu bay một cách đầy đủ tại các điểm dừng trung gian; Xem xét điều kiện gió hiện
hành trên đường bay và tốc độ bay bằng đối với từng loại tàu bay.
- Chương trình an ninh hàng không: Theo Mục 12.077 của Bộ Quy chế an
toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, Người có AOC
phải có chương trình an ninh nhằm đảm bảo theo quy định và phải được Cục
Hàng không Việt Nam phê chuẩn.
3.6. Nhân viên khai thác tàu bay
a) Các loại nhân viên khai thác tàu bay:
Nhân viên khai thác tàu bay là nhân viên hàng không liên quan trực tiếp
đến khai thác tàu bay và phải có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
Các nhân viên khai thác tàu bay bao gồm:
- Thành viên tổ lái;
- Giáo viên huấn luyện bay:
- Tiếp viên hàng không;
- Nhân viên điều độ, khai thác tàu bay;
- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
- Nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không;
- Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
b) Giấy phép, năng định, giấy chứng nhận sức khỏe
Nhân viên hàng không phải có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn do cơ
quan có thẩm quyền cấp, trong đó giấy phép nhân viên do Cục Hàng không Việt
Nam cấp và chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện cấp. Cụ thể:
- Thành viên tổ lái thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, đảm bảo an toàn
cho chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
về khai thác bay và tàu bay. Thành viên tổ lái phải có giấy phép và năng định sau:
+ Năng định loại và năng định bay bằng thiết bị đối với lái chính tàu bay;
+ Năng định loại và năng định bay bằng thiết bị đối với lái phụ tàu bay;
+ Năng định cơ giới trên không theo loại tàu bay;
+ Năng định dẫn đường trên không theo loại tàu bay.
- Giáo viên huấn luyện bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay
cho học viên bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
về khai thác bay và tàu bay. Giáo viên huấn luyện bay phải có giấy phép, năng
định thành viên tổ lái phù hợp, còn hiệu lực và năng định giáo viên huấn luyện
bay.
- Tiếp viên hàng không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành
khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai
thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay. Tiếp viên hàng không phải
có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay thực hiện nhiệm
vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay theo quy định tại các văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu
bay. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phải có giấy phép và năng định phù
hợp sau:
+ Năng định bảo dưỡng, sửa chữa theo loại tàu bay;
+ Năng định bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tàu bay.
- Nhân viên điều độ, khai thác bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay
của người khai thác tàu bay và thực hiện công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình
thực hiện chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành liên quan lĩnh vực điều độ, khai thác bay. Nhân viên điều độ, khai thác bay
phải có giấy phép và năng định: Năng định khai thác bay và Năng định điều độ
bay.
- Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ giám
sát dịch vụ chuyến bay; kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý,
hàng hóa tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng
nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp,
dỡ hành lý, hàng hóa lên, xuống tàu bay. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ
chuyến bay chỉ cần chứng chỉ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
Giấy phép nhân viên hàng không có hiệu lực tối đa là 7 năm. Giấy phép có
hiệu lực nếu năng định còn hiệu lực. Năng định có hiệu lực có thể 1 năm, 2 năm
hoặc 3 năm, tùy theo từng loại nhân viên hàng không.
Đối với thành viên tổ lái; Nhân viên không lưu thực hiện nhiệm vụ tại các
vị trí: huấn luyện viên không lưu; kiểm soát mặt đất tại sân bay; kiểm soát tại sân
bay; kiểm soát tiếp cận không ra đa; kiểm soát tiếp cận ra đa; kiểm soát đường
dài không ra đa; kiểm soát đường dài ra đa; kíp trưởng không lưu; Nhân viên
thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác thiết bị
thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G) phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu
mức 4 theo thang đánh giá của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Đối với thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không và kiểm soát viên không
lưu phải có chứng chỉ đủ điều kiện sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

c) Đào tạo, huấn luyện


Nhân viên hàng không phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp gồm: đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ để cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không;
Huấn luyện phục hồi, chuyển loại, định kỳ nhân viên hàng không; huấn luyện
năng định nhân viên hàng không; huấn luyện làm quen; bổ túc, cập nhật, nâng
cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuyên ngành hàng không
Tùy theo từng loại, nhân viên hàng không phải được đào tạo, huấn luyện
về những nội dung, chương trình phù hợp. Cụ thể:
- Thành viên tổ lái: huấn luyện định kỳ 12 tháng/lần (hệ thống và giới hạn
của tàu bay, các quy trình thông thường, bất thường và khẩn nguy; Trang thiết bị
khẩn nguy và việc sử dụng trang thiết bị khẩn nguy; Chương trình phối hợp tổ
bay (CRM) bao gồm năng lực con người và quản lý các mối đe doạ và sai sót;
Nhận biết hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm); huấn luyện buồn lái giả định (SIM)
6 tháng/ lần; huấn luyện chuyển loại; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh
hàng không; hoàn thành chương trình huấn luyện về các quy trình khai thác cụ
thể của người khai thác do Cục HKVN phê chuẩn bao gồm toàn bộ các quy trình
trong tài liệu khai thác có liên quan đến nhiệm vụ của các thành viên tổ lái và
nhân viên khai thác bay; huấn luyện tại sân; huấn luyện về transit check nếu được
giao thực hiện nhiệm vụ transit check; ; huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn;…
- Tiếp viên hàng không: Huấn luyện định kỳ 12 tháng/ lần (Cấu hình, trang
thiết bị và các quy trình của loại tàu bay cụ thể; Thiết bị khẩn nguy, sơ cứu và sử
dụng trang thiết đó; Chương trình phối hợp tổ bay (CRM) và năng lực con người;
Nhận biết hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm; Huấn luyện về phương thức an ninh);
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh hàng không; hoàn thành chương trình
huấn luyện về các quy trình khai thác cụ thể của người khai thác do Cục HKVN
phê chuẩn bao gồm toàn bộ các quy trình trong tài liệu khai thác có liên quan đến
nhiệm vụ của các thành viên tổ lái và nhân viên khai thác bay; huấn luyện về hệ
thống quản lý an toàn
- Nhân viên điều đô, khai thác bay: Huấn luyện định kỳ (Chuẩn bị bay cho
loại tàu bay cụ thể bao gồm kế hoạch bay, xếp tải, trọng tâm và cân bằng, tính
năng tàu bay; Thời tiết bao gồm cả ảnh hưởng theo mùa của thời tiết đối với
chuyến bay và thu tín hiệu vô tuyến; Chương trình phối hợp tổ bay (CRM); Nhận
biết hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm) 36 tháng/ lần, trừ hàng nguy hiểm là 24
tháng/ lần; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh hàng không; hoàn thành
chương trình huấn luyện về các quy trình khai thác cụ thể của người khai thác do
Cục HKVN phê chuẩn bao gồm toàn bộ các quy trình trong tài liệu khai thác có
liên quan đến nhiệm vụ của các thành viên tổ lái và nhân viên khai thác bay; ;
huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn;
- Giáo viên: hoàn thành chương trình huấn luyện được Cục HKVN phê
chuẩn theo phạm vi nhiệm vụ thực hiện;
- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay: Huấn luyện cơ bản, huấn luyện
định kỳ; huấn luyện an ninh; huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn; huấn luyện
để cấp CRS;…
- Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay: đào tạo cơ bản; huấn
luyện hàng nguy hiểm; huấn luyện an ninh; huấn luyện về hệ thống quản lý an
toàn;…

d) Bố trí, sử dụng nhân viên hàng không


Người sử dụng lao động phải ký hợp đông lao động bằng văn bản với nhân
viên hàng không. Người lao động phải có đủ nhân viên có giấy phép, năng định,
chứng chỉ chuyên môn phù hợp và được đào tạo, huấn luyện theo quy định. Người
sử dụng lao động phải bố trí nhân viên làm công việc phù hợp với giấy phép, năng
định của nhân viên hàng không còn hiệu lực; bố trí thời gian làm việc, thời gian
nghỉ ngơi đúng quy định.
Thời gian làm nhiệm vụ, thời gian nghỉ ngơi của thành viên thành viên tổ
lái, tiếp viên hàng không theo Phần 15 (Quy định về thời gian làm nhiệm vụ, thời
gian bay và thời gian nghỉ ngơi cho thành viên tổ bay của người khai thác có
AOC) của Bộ Quy chế an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
Thời gian làm nhiệm vụ, thời gian nghỉ ngơi của các nhân viên hàng áp dụng theo
Điều 6 Thông tư số 42/2011/TT-BGTVT ngày 01/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng
không.
Nhân viên hàng không chỉ được thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng
không phù hợp với giấy phép, năng định do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc
chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện có giấy chứng nhận đủ điều
kiện đào tạo, huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền câp.

đ) Kỷ luật đối với nhân viên hàng không


Việc kỷ luật đối với nhân viên hàng không phải thực hiện theo đúng trình
tự, thủ tục quy định trong các văn bản pháp luật về kỷ luật lao động. Ngoài quy
định của các văn bản pháp luật về lao động, việc kỷ luật đối với nhân viên hàng
không còn tuân theo Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ngày 25/11/2013 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc
thù đối với nhân viên hàng không.
- Chế độ kỷ luật lao động đặc thù
+ Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm
khi xảy ra hành vi vi phạm;
+ Không sử dụng làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng không
đối với nhân viên hàng không vi phạm;
+ Chế độ kỷ luật lao động đặc thù không thay thế các hình thức xử lý kỷ
luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Thẩm quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù: Người sử dụng
hoặc người được ủy quyền sử dụng nhân viên hàng không có quyền áp dụng chế
độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.
- Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong
các trường hợp sau:
+ Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
+ Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
+ Tự ý bỏ vị trí làm việc;
+ Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi
thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
+ Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
+ Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản,
hàng hóa;
+ Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất
kích thích không được phép sử dụng khác;
+ Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
Thời gian tạm đình chỉ, chế độ tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ được
thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động.
- Sử dụng nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù: Không
sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt
động trong lĩnh vực hàng không dân dụng đối với các trường hợp sau:
+ Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không
hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.
+ Bị kết án trong các vụ án hình sự.
+ Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.
+ Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản,
hàng hóa.
+ Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất
kích thích không được phép sử dụng khác trong quy định.
Người sử dụng nhân viên hàng không quy định cụ thể các hành vi vi phạm
kỷ luật lao động đặc thù trong nội quy lao động của đơn vị. Người sử dụng nhân
viên hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam khi nhân
viên hàng không có hành vi vi phạm quy định, đồng thời báo cáo cho Cảng vụ
hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân
bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.

4. Quy trình khai thác tàu bay


Người khai thác tàu bay phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình khai
thác tàu bay theo quy định của các văn bản pháp luật và tài liệu hướng dẫn khai
thác bay.
Quy trình khai thác tàu bay gồm:
- Quy trình chuẩn bị trước chuyến bay
- Quy trình thực hiện chuyến bay;
- Quy trình sau chuyến bay.
Quy trình khai thác phải tuân theo phần 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18,
19 của Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác
tàu bay. Người khai thác tàu bay phải quy định quy trình khai thác tàu bay trong
Tài liệu hướng dẫn khai thác (OM) và các tài liệu liên quan khác.
3.6. Hệ thống tài liệu khai thác tàu bay.
- Tài liệu hướng dẫn khai thác (OM);
- Chính sách đào tạo, huấn luyện;
- Sổ tay chất lượng;
- Tài liệu hệ thống quản lý an toàn hàng hàng không (SMS);
- Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;
- Các tài liệu có liên quan.

Danh mục tài liệu liên quan nội dung chương:


- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/1/2011 của Bộ Giao thông vận
tải ban hành Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai
thác tàu bay;
- Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện
nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không;
- Thông tư số 42/2013/TT-BGTVT ngày 25/11/2013 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với
nhân viên hàng không;
- Tài liệu giảng dạy lớp nghiệp vụ thanh tra
- Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay của Vietnam Airlines, Vietjet Air,
Jetstar Pacific;
CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
5.1. Khái quát về các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không
5.1.1. Giới thiệu chung
Đội ngũ nhân lực của Ngành HKDD được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Bậc
đại học với các chuyên ngành HK (kinh tế HK, kỹ sư SB, kỹ sư không lưu, kỹ sư đặc thiết…)
chủ yếu được đào tạo tại Liên Xô cũ và các nước thuộc khối Đông Âu. Sau năm 1995, một số
trường đại học trong nước (Đại học Bách khoa, Đại học Giao thông vận tải, Đại học kỹ thuật
Tp Hồ Chí Minh) có tham gia đào tạo ở bậc đại học các chuyên ngành kinh tế HK và kỹ thuật
máy bay.
Cán bộ bậc trung cấp và công nhân kỹ thuật chuyên ngành (kiểm soát viên không lưu,
thông tin điện tử HK, thợ kỹ thuật…) được đào tạo chủ yếu tại Trường HKVN (nay là Học
viện HKVN). Một số chuyên ngành có thời gian đào tạo ngắn (tiếp viên HK, nhân viên an
ninh HK) một phần do Trường HKVN đảm nhiệm, một phần được đào tạo tại chỗ ở các đơn
vị.
a. Học viện Hàng không Việt Nam (Trường Hàng không Việt Nam)
Từ trước năm 2006, Trường HKVN là cơ sở đào tạo cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực
chuyên ngành ở hệ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đồng thời thực hiện chức năng bổ
túc nghiệp vụ HK cho các đơn vị trong Ngành HKDD với quy mô trên 2.000 học viên/năm.
- Về tổ chức: Gồm 6 khoa chuyên môn: Không lưu, VTHK, Quản lý khai thác CHK, Điện
tử viễn thông HK, Giáo dục cơ bản, Bổ túc cán bộ.
- Về biên chế: 119 cán bộ, trong đó có 62 giáo viên (chiếm 52%).
- Về trình độ: Trên đại học 22 người (chiếm 18,5%); đại học, cao đẳng 50 người chiếm
(42%); trung cấp và sơ cấp 47 người (chiếm 39,5%).
- Về hệ thống giáo trình: Có 26 bộ giáo trình được xây dựng theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, tài liệu của Tổ chức HKDD quốc tế (ICAO) và Hiệp hội vận tải quốc tế
(IATA).
Năm 2005, Trường HKVN đào tạo 68 lớp - 2.581 học viên, trong đó hệ
THCN 15 lớp - 501 học viên, hệ đào tạo nghề dài hạn 43 lớp - 1.824 học viên, hệ
đào tạo nghề ngắn hạn 10 lớp - 256 học viên. Những năm qua, nhà trường cũng
thực hiện nhiều khóa đào tạo ngắn và dài hạn cho Lào, Campuchia về các chuyên
ngành Quản lý HK, VTHK, Thông tin HK, Khí tượng HK, An ninh HK...
Trong năm 2006, Trường HKVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nâng cấp
thành Học viện HKVN với chức năng đào tạo cơ bản ở các bậc trên đại học, đại học, trung
học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới của Ngành HK. Hiện nhà
trường đang trong giai đoạn củng cố, nâng cấp về mọi mặt để đáp ứng với quy mô đào tạo
mới. Cũng trong năm này, Trung tâm đào tạo phi công cơ bản thuộc Học viện HKVN đã
được thành lập.
b. Trung tâm huấn luyện của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Thành lập năm 1998 với mục đích thực hiện chức năng bồi dưỡng, huấn luyện thường
xuyên, định kỳ cho người lái, tiếp viên HK, kỹ thuật viên và thực hiện các chương trình bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn hẹp (thương mại, khai thác dịch vụ, khai thác bay, kế toán,
ngoại ngữ…) trong nội bộ Tổng công ty HKVN.
5.1.2. Đánh giá về cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không
a. Điểm mạnh
- Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác đào tạo, đặc biệt tại Học viện HKVN được Nhà nước
quan tâm đầu tư trong thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu phát triển, đào tạo lâu dài.
- Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, giảng dạy.
- Hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy được xây dựng có hệ thống, bắt đầu tiếp cận được
các phương pháp, nội dung giảng dạy mới phù hợp với sự phát triển của HKDD thế giới.
b. Hạn chế
- Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực còn mang tính chắp vá, mạng lưới cơ sở đào tạo chưa
được quy hoạch thành hệ thống dẫn đến việc đào tạo thiếu thống nhất và không đồng bộ,
thiếu sự kết hợp giữa các đơn vị cơ sở với nhà trường trong việc đào tạo theo nhu cầu.
- Lực lượng giáo viên thiếu về số lượng và mỏng về nguồn kế cận, thay thế. Lực lượng lao
động có trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong Ngành
còn chiếm tỷ lệ cao.
- Sản phẩm đào tạo kém hấp dẫn đối với các cơ sở sử dụng lao động, số lượng học sinh tốt
nghiệp không tìm được việc làm còn chiếm tỷ trọng lớn. Các cơ sở đào tạo mới đáp ứng
được một phần nhỏ nhu cầu lao động chuyên ngành của các đơn vị.
- Chất lượng đào tạo ở mức độ trung bình, số lượng học sinh không tốt nghiệp hoặc bỏ học
chiếm tỷ lệ tương đối cao (Trường HKVN: 39% - năm 2005).
5.2. Yêu cầu đối với tổ chức đào tạo huấn luyện
5.2.1. Yêu cầu chung về tổ chức, bộ máy, nhân lực và chương trình đào tạo

1. Có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ phù hợp.
2. Có phòng học, trang bị, thiết bị, cơ sở thực hành phù hợp với mục đích, nội dung đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
3. Có đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên ngành đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp
ứng yêu cầu theo quy định.
4. Có chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy
định.
5. Có giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
6. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng,
pháp luật về giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
5.2.2. Yêu cầu tối thiểu về phòng học, trang bị, thiết bị, cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
1. Phòng học phải có đủ diện tích, ánh sáng, độ thông thoáng thiết bị nghe, nhìn và các
thiết bị khác phục vụ cho việc học tập.
2. Cơ sở thực hành, phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết
bị, máy móc được sử dụng và đảm bảo điều kiện tối thiểu phù hợp với quy định của nhà nước
đối với cơ sở dạy nghề.
3. Thư viện phải có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập.
4. Trang bị, thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ một số chuyên ngành phải
đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay
phải có tàu bay huấn luyện, buồng lái giả định; xưởng bảo dưỡng tàu bay; thiết bị kiểm tra phi
công, luyện tập thể lực và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không: có mô hình khoang tàu
bay được trang bị đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng khí và các
dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoặc phê
chuẩn và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên
quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không;
c) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và
thiết bị tàu bay: có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn
hoạt động; dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sơ đồ kết cấu tàu
bay phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định
tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay;
d) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu: có hệ thống huấn luyện
giả định cho nhân viên không lưu (trừ nhân viên thực hiện nhiệm vụ thủ tục bay, thông báo-
hiệp đồng bay, đánh tín hiệu) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các
thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu;
đ) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng
không: có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên
quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
e) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không: có các thiết bị
hoặc mô hình giả định và phần mềm giảng dạy an ninh soi chiếu hành khách, hành lý, hàng
hóa; các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm; phòng thực hành được trang bị thiết
bị giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không;
g) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không: có
hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và
các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến
đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không;
h) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không: có thiết bị
và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên
quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không;
i) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều độ, khai thác bay: có các tài
liệu liên quan đến tính năng, kỹ thuật các loại tàu bay đang khai thác, phần mềm về điều độ,
khai thác bay; các thiết bị thực hành và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương
trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế (ICAO);
k) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng
không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay: có thiết bị,
phương tiện thực hành, bãi tập, tài liệu hướng dẫn khai thác thiết bị, phương tiện phù hợp với
nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác theo quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không;
l) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến
bay: có trang bị, thiết bị, tài liệu, hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm hướng dẫn thực hành
khai thác phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn
khai thác và các quy định khác tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan;
m) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thiết kế phương thức bay hàng
không dân dụng: có quy trình xây dựng, thiết kế phương thức bay và khai thác phương thức
bay, hệ thống bản đồ hàng không, hệ thống thông tin, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ công tác
thiết kế phương thức bay phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và
tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thiết kế phương
thức bay hàng không dân dụng và các yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
(ICAO) liên quan;
n) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không: có
sơ đồ, mô hình tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không, quy trình tổ chức tìm kiếm cứu
nạn; các tình huống giả định, băng hình diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không; hệ thống thiết
bị, bản các ký hiệu mã, cốt quốc tế liên quan đến hoạt động bay dân dụng và hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn; hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không phù
hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và tài liệu khác theo quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn hàng không.
5.2.3. Giáo viên của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo viên lý
thuyết, giáo viên thực hành để đảm bảo mỗi môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất
01 giáo viên giảng dạy. Cơ sở đào tạo, huấn luyện có thể duy trì các hình thức giáo viên chuyên
nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không. Số lượng giáo
viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện không được lớn hơn
50% số lượng giáo viên chuyên ngành hàng không của cơ sở.
2. Tiêu chuẩn giáo viên chuyên ngành hàng không
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo và dạy nghề;
đối với giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
b) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
không tương ứng;
c) Có chứng chỉ chuyên môn liên quan hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh
vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy.
5.2.4. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không
1. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không bao gồm:
a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên
hàng không;
b) Chương trình huấn luyện phục hồi, chuyển loại, định kỳ nhân viên hàng không;
c) Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không;
d) Chương trình huấn luyện làm quen (đối với kiểm soát viên không lưu);
đ) Chương trình bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuyên
ngành hàng không.
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện nêu tại các điểm a, b khoản 1 của Điều này phải
được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt;
3. Các chương trình quy định tại các điểm d và đ khoản 1 do cơ sở đào tạo, huấn luyện
phê duyệt.
5.2.5. Giáo trình và tài liệu của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo trình, tài
liệu giảng dạy (gọi chung là giáo trình) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện. Giáo
trình chuyên ngành hàng không phải được thủ trưởng cơ sở phê duyệt trên cơ sở kết quả thẩm
định của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
chuyên ngành hàng không của cơ sở (sau đây gọi chung là Hội đồng nghiệm thu giáo trình).
2. Hội đồng nghiệm thu giáo trình của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không do người đứng đầu cơ sở thành lập phù hợp với mỗi lĩnh vực chuyên ngành hàng
không tương ứng. Thành phần Hội đồng nghiệm thu giáo trình phải bao gồm đại diện lãnh đạo
của cơ sở và các chuyên gia về lý thuyết và thực hành có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực chuyên môn đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ.
5.4. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
3.1. Yêu cầu về trình độ tiếng Anh đối với nhân viên hàng không
1. Các nhân viên hàng không sử dụng thiết bị liên lạc và liên lạc vô tuyến khi thực hiện
nhiệm vụ phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu mức 4 theo thang đánh giá của Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế (ICAO), bao gồm:
a) Thành viên tổ lái;
b) Nhân viên không lưu thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí: huấn luyện viên không lưu;
kiểm soát mặt đất tại sân bay; kiểm soát tại sân bay; kiểm soát tiếp cận không ra đa; kiểm soát
tiếp cận ra đa; kiểm soát đường dài không ra đa; kiểm soát đường dài ra đa; kíp trưởng không
lưu;
c) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác
thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G).
2. Đối với các nhân viên hàng không khác thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp
luật khác về chuyên ngành không liên quan.
3. Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình
độ tiếng Anh nhân viên hàng không cho cơ sở đánh giá đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 26
của Thông tư số 61.
4. Cơ sở kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không, kết quả đánh giá
được ghi trên phiếu kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không theo mẫu quy
định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 61 và phải được thông qua Hội đồng đánh
giá trình độ tiếng Anh của cơ sở. Kết quả đánh giá ghi trên phiếu là chứng nhận trình độ tiếng
Anh nhân viên hàng không.
5. Hội đồng đánh giá trình độ tiếng Anh do người đứng đầu cơ sở thành lập. Thành
phần Hội đồng đánh giá trình độ tiếng Anh phải bao gồm đại diện lãnh đạo của cơ sở, các
chuyên gia khai thác trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng và có ít nhất 02 giáo
viên đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Thông tư 61.
3.2. Yêu cầu đối với cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng
không
1.Về chương trình:
Cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không phải có chương trình đánh giá
trình độ tiếng Anh theo thang đánh giá của ICAO, bao gồm:
a) Phương thức kiểm tra (kiểm tra trực tiếp, gián tiếp) phù hợp với chuyên môn của
người được kiểm tra;
b) Có ngân hàng câu hỏi phù hợp và đủ điều kiện để đánh giá các trình độ khác nhau
theo quy định của ICAO;
c) Chấm bài theo các tiêu chí đánh giá của ICAO, mỗi bài phải có ít nhất 02 giáo viên
cùng chấm, kết quả của mỗi tiêu chí được tính theo phương pháp trung bình cộng được thể hiện
trên phiếu kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh và có chữ ký của 02 giáo viên kiểm tra; bài
kiểm tra phỏng vấn phải được ghi âm để lưu trữ trong hồ sơ;
d) Quy trình bàn giao bài kiểm tra, xác định tính hợp lệ của bài kiểm tra, niêm phong
bài kiểm tra;
đ) Nội quy kiểm tra: trình tự tổ chức kiểm tra, quy trình kiểm tra; thời gian kiểm tra;
nội quy phòng kiểm tra; thiết bị, tài liệu tại phòng kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của người
tham dự kiểm tra, người kiểm tra, người giám sát kiểm tra; xử lý trường hợp phạm quy;
e) Công bố kết quả kiểm tra, phúc tra, giải quyết khiếu nại;
g) Chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu kiểm tra, báo cáo;
h) Các nội dung khác có liên quan.
2. Về đội ngũ giáo viên:
Có giáo viên đánh giá đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Là chuyên gia khai thác trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng, có ít
nhất 05 năm kinh nghiệm, có trình độ cử nhân Anh ngữ hoặc tương đương, có chứng chỉ giáo
viên đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam công
nhận;
b) Là giáo viên tiếng Anh có ít nhất 05 năm liên tục giảng dạy tại các trường đại học
cao đẳng, có chứng chỉ giáo viên tiếng Anh hàng không Mức 6 theo thang đánh giá của ICAO
hoặc chứng chỉ giáo viên đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được Cục Hàng
không Việt Nam công nhận.
3. Về trang thiết bị:
Hệ thống thiết bị kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Các thiết bị nghe, nhìn đảm bảo chất lượng tốt;
b) Hệ thống máy tính được cài đặt chương trình phần mềm kiểm tra (đối với phương
thức kiểm tra gián tiếp bằng máy tính);
c) Thiết bị ghi âm có dung lượng phù hợp với bài kiểm tra;
d) Các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan
lĩnh vực kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
4. Về kết quả đánh giá:
Điểm xếp loại trình độ: là điểm thấp nhất trong số điểm trung bình cộng của từng tiêu
chí đã được chấm thể hiện trong phiếu kiểm tra, đánh giá. Kết quả đánh giá trình độ tiếng Anh
nhân viên hàng không của cơ sở (ghi trên Phiếu kiểm tra, đánh giá) được gửi 01 bản về Cục
Hàng không Việt Nam để ghi vào giấy phép nhân viên hàng không.

2.1. Kiểm tra các văn bản liên quan đến hoạt động của cơ sở đào tạo:
* Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không:
+ Giấy chứng nhận phải do Cục Hàng không Việt Nam cấp, ngày cấp, thời hạn
cấp;
+ Lĩnh vực đào tạo: được phép đào tạo bao nhiêu chuyên ngành
+ Phạm vi đào tạo: Đào tạo trong phạm vi doanh nghiệp; doanh nghiệp khác hoạt
động trong ngành HK; doanh nghiệp ngoài ngành.
+ Đối tượng đào tạo: Viên chức, người lao động đã có văn bằng, chứng chỉ có liên
quan đến lĩnh vực đào tạo cần đạo tạo bổ sung hay người mới tuyển dụng.
- Số lượng văn bản quản lý đã ban hành, loại văn bản theo từng lĩnh vực quản lý.
- Thẩm quyền ban hành.
- Nhận xét, đánh giá sự phù hợp của các văn bản với chức năng, nhiệm vụ của cơ
sở.
2.2. Kiểm tra tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý:
- Tổ chức bộ máy: bộ máy lãnh đạo; các phòng, ban chức năng phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của cơ sở.
- Số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Quy chế hoạt động của cơ sở.
- Đánh giá sự phù hợp với nhiệm vụ.
2.3. Kiểm tra đội ngũ giáo viên:
- Số lượng giáo viên được xác định căn cứ trên cơ sở các ngành nghề đăng ký đào tạo
theo giấy phép; trong đó cần xác định cụ thể:
+ Số lượng giáo viên chuyên nghiệp;
+ Số lượng giáo viên kiêm nhiệm;
+ Số lượng giáo viên thỉnh giảng;
+ Trình độ của giáo viên thông qua: bằng cấp chuyên môn; chứng chỉ sư phạm phù hợp
với mỗi chuyên ngành;
Lưu ý: Cơ sở đào tạo phải có đủ giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành để đảm bảo mỗi
môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất 01 giáo viên giảng dạy.
- Giáo viên chuyên ngành hàng không: Phải đáp ứng đủ các điều kiện sau
+ Có bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ sư phạm.
+ Có chứng chỉ chuyên môn hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên
môn liên quan đến môn giảng dạy (7 năm đối với giáo viên lĩnh vực quản lý hoạt động bay).
Lưu ý: Giáo viên giảng dạy một số lĩnh vực chuyên ngành như: An ninh hàng không;
Quản lý hoạt động bay; Giáo viên huấn luyện bay, kỹ thuật tàu bay, hàng nguy hiểm, an toàn
hàng không phải được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt. Riêng giáo viên huấn luyện bay
phải có giấy phép (năng định) do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
2.4. Kiểm tra cơ sở hạ tầng, trang thiết bị:
2.4.1. Kiểm tra phòng học:
- Diện tích (đơn vị tính m2/người): tối thiểu 1,5m2/chỗ học;
- Ánh sáng (lux/m2): theo TCVN về chiếu sáng nhân tạo trong trường học: tối thiểu 200
lux/m2.
- Độ thông thoáng: theo tiêu chuẩn Việt nam về thông gió.
- Thiết bị giảng dạy (nghe, nhìn) và các thiết bị khác phục vụ cho việc học tập, giảng dạy
phù hợp với số lượng học viên.
Trong trường hợp đi thuê địa điểm giảng dạy thì ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên
cần kiểm tra nội dung hợp đồng (diện tích, thời gian, trang thiết bị, mục đích).
2.4.2. Kiểm tra trang thiết bị phù hợp với từng ngành học, cụ thể (theo TT 61):
a/ Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay phải
có các thiết bị sau:
- Tàu bay huấn luyện: Phải có giấy phép của Cục Hàng không Việt Nam;
- Buồng lái giả định (SIM):Phải có giấy phép của Cục Hàng không Việt Nam.
- Xưởng bảo dưỡng tàu bay;
- Thiết bị kiểm tra phi công;
- Dụng cụ luyện tập thể lực;
- Các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không: phải có mô hình khoang
tàu bay được trang bị đầy đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng
khí và các dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép
hoặc phê chuẩn và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không;
c) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và
thiết bị tàu bay: có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn
hoạt động; dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sơ đồ kết cấu tàu
bay phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định
tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay;
d) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu: có hệ thống huấn luyện
giả định (SIM-phải có giấy phép của Cục Hàng không Việt Nam) cho nhân viên không lưu (trừ
nhân viên thực hiện nhiệm vụ thủ tục bay, thông báo-hiệp đồng bay, đánh tín hiệu) phù hợp
với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
không lưu;
đ) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng
không: có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên
quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
e) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không: có các thiết bị
hoặc mô hình giả định và phần mềm giảng dạy an ninh soi chiếu hành khách, hành lý, hàng
hóa; các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm; phòng thực hành được trang bị thiết
bị giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không;
g) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không: có
hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và
các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến
đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không;
h) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không: có thiết bị
và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên
quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không;
i) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều độ, khai thác bay: có các tài
liệu liên quan đến tính năng, kỹ thuật các loại tàu bay đang khai thác, phần mềm về điều độ,
khai thác bay; các thiết bị thực hành và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương
trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế (ICAO);
k) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng
không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay: có thiết bị,
phương tiện thực hành, bãi tập, tài liệu hướng dẫn khai thác thiết bị, phương tiện phù hợp với
nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác theo quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không;
l) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến
bay: có trang bị, thiết bị, tài liệu, hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm hướng dẫn thực hành
khai thác phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn
khai thác và các quy định khác tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan;
m) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không
dân dụng: có quy trình xây dựng, thiết kế phương thức bay và khai thác phương thức bay, hệ
thống bản đồ hàng không, hệ thống thông tin, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ công tác thiết
kế phương thức bay phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và tài
liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thiết kế phương
thức bay hàng không dân dụng và các yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
(ICAO) liên quan;
n) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không: có sơ
đồ, mô hình tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không, quy trình tổ chức tìm kiếm cứu
nạn; các tình huống giả định, băng hình diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không; hệ thống thiết
bị, bản các ký hiệu mã, cốt quốc tế liên quan đến hoạt động bay dân dụng và hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn; hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không phù
hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và tài liệu khác theo quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn hàng không.
2.4.3. Kiểm tra cơ sở thực hành:
- Cơ sở thực hành, phòng thực tập phải có diện tích (4-6 m2/chỗ thực hành) và không
gian phù hợp với thiết bị, máy móc được sử dụng và đảm bảo điều kiện tối thiểu phù hợp với
quy định của nhà nước đối với cơ sở dạy nghề và với số lượng học viên.
- Đối với cơ sở thực hành phương tiện, trang thiết bị mặt đất, tra nạp nhiên liệu: phải có
mặt bằng đủ để bố trí và vận hành phương tiện; có mô hình tàu bay giả định để thực hành các
thao tác tra nạp nhiên liệu; tiếp cận phục vụ tàu bay, kéo dắt tàu bay. Các phương tiện để học
viên thực hành phải tuân thủ tiêu chuẩn của phương tiện tập lái (có phanh phụ cho giáo viên;
có biển báo hiệu “ tập lái”).
2.4.4. Kiểm tra thư viện:
- Diện tích: đủ bố trí giá sách và bố trí chỗ ngồi đọc, tra cứu tài liệu.
- Phòng có đủ ánh sáng theo tiêu chuẩn để đảm bảo có thể đọc, tra cứu tài liệu.
- Có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập theo
chương trình đào tạo đã đăng ký.
2.5. Kiểm tra về chương trình đào tạo, huấn luyện:
Theo Điều 18 của Thông tư 61 thì có 5 loại chương trình đào tạo, huấn luyện được
áp dụng cho 14 chức danh nhân viên hàng không.
2.5.1. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để cấp chứng chỉ chuyên môn
(CCCM) nhân viên hàng không: Là chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu (Initial
Training) do các cơ sở được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không thực hiện đào tạo, huấn luyện và cấp
CCCM cho nhân viên hàng không. CCCM là điều kiện bắt buộc để được kiểm tra năng định
và cấp giấy phép.
2.5.2.Chương trình huấn luyện phục hồi, chuyển loại, định kỳ cho nhân viên hàng không:
- Huấn luyện phục hồi (Refresh): Phục hồi khả năng làm việc cho những nhân viên hàng
không có thời gian nghỉ giãn cách (ngưng làm việc ở vị trí chuyên môn) quá thời gian quy định
(thời gian nghỉ giãn cách 180 ngày đối với nhân viên điều khiển vận hành trang thiết bị hàng
không, 90 ngày đối với thành viên tổ lái và KSV không lưu ...).
- Huấn luyện chuyển loại: Là người đã có chứng chỉ chuyên môn và năng định loại, năng
định vị trí chuyên môn, nay chuyển sang học loại khác hoặc vị trí chuyên môn khác trong cùng
một nhóm chức danh nhân viên hàng không, ví dụ: đối với thành viên tổ lái có năng định loại
tàu bay A321, nay chuyển sang học năng định loại B777; hoặc đối với nhân viên điều khiển,
vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không,
sân bay có năng định điều khiển, vận hành các loại thiết bị hàng không nhóm I, nay chuyển
sang học các loại thiết bị hàng không nhóm II, III .
- Huấn luyện định kỳ (Recurrent): Định kỳ nhắc lại các kiến thức đã được học về chuyên
môn, pháp luật, an ninh, an toàn và luyện tập thực hành giúp cho người học củng cố, duy trì
khả năng làm việc ở vị trí năng định chuyên môn. Ví dụ: Thành viên tổ lái 6 tháng/lần; Tiếp
viên hàng không 12 tháng/lần; nhân viên điều khiển, vận hành trang thiết bị hàng không 24
tháng/lần, nhân viên ANHK 12 tháng/lần …;
2.5.3.Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không: Thông thường những
trường hợp đã có CCCM là đủ điều kiện để được kiểm tra năng định và cấp giấy phép nhân
viên hàng không, trong trường hợp này thì chương trình đào tạo cấp CCCM bao gồm cả nội
dung huấn luyện năng định như: tiếp viên hàng không; nhân viên khai thác mặt đất phục vụ
chuyến bay; nhân viên vận hành thiết bị hàng không; nhân viên an ninh hàng không ...;
Tuy nhiên, một số loại nhân viên hàng không có CCCM nhưng vẫn phải qua thời gian và
chương trình huấn luyện năng định loại hoặc năng định theo vị trí chuyên môn như: Thành
viên tổ lái sau khi có Bằng lái tàu bay thương mại (CPL) phải huấn luyện năng định loại tàu
bay (trên loại tàu bay Boeing 777-200, 777-200E hoặc A-320; A-321 ...) để được kiểm tra cấp
năng định và giấy phép lái tàu bay theo loại tàu bay; hoặc nhân viên không lưu: sau khi có
bằng, chứng chỉ đào tạo cơ bản nghề chuyên ngành “Kiểm soát không lưu” (Air Traffic
Control), để có thể tham dự kiểm tra cấp năng định và giấy phép kiểm soát viên không lưu (Air
Traffic Controler) và được làm việc tại vị trí chuyên môn thì nhân viên đó phải qua các khóa
huấn luyện năng định theo vị trí chuyên môn dự kiến cấp giấy phép nhân viên hàng không như:
kiểm soát tại sân bay; kiểm soát tiếp cận; kiểm soát đường dài (Radar hoặc Non Radar…) các
huấn luyện khác trong thời gian 12 tháng, chương trình này được hiểu là chương trình huấn
luyện tại chỗ (On-Job-Training) cho nhân viên mới tại cơ sở cung cấp dịch vụ.
2.5.4. Chương trình huấn luyện làm quen (dành cho kiểm soát viên không lưu).
2.5.5. Chương trình bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuyên
ngành hàng không: là chương trình bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung những nội dung mới về
pháp luật, an ninh, an toàn và chuyên môn về hàng không giúp cho người học không ngừng
cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thao tác, vận hành trang thiết bị, xử lý
tình huống … đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ sở khai thác và cung cấp dịch vụ hàng
không.
Tiến hành kiểm tra sự phù hợp về nội dung, thời lượng theo chương trình khung
đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; số lượng giáo viên bố trí lên lớp.
Lưu ý: Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để cấp chứng chỉ chuyên môn
(CCCM) nhân viên hàng không (2.5.1) và chương trình huấn luyện phục hồi, chuyển loại,
định kỳ cho nhân viên hàng không(2.5.2) do Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; các chương
trình khác do cơ sở đào tạo tự phê duyệt. Chương trình đào tạo, huấn luyện là cơ sở để xây
dựng, phát triển, bố trí đội ngũ giáo viên và biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp.
2.6. Kiểm tra giáo trình và tài liệu (Điều 19 -Thông tư 61):
* Những vấn đề cần lưu ý:
- Giáo trình, tài liệu giảng dạy (gọi chung là giáo trình) gồm cả giáo trình do cơ sở xây
dựng và có thể sử dụng giáo trình của cơ sở đào tạo khác (cả trong nước và nước ngoài), nội
dung phải phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện.
- Giáo trình chuyên ngành hàng không do thủ trưởng cơ sở phê duyệt trên cơ sở kết quả
thẩm định của Hội đồng nghiệm thu giáo trình của cơ sở.
Hội đồng nghiệm thu giáo trình của cơ sở do người đứng đầu cơ sở thành lập phù hợp
với mỗi lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng gồm các thành phần theo quy định của
Thông tư số 61. Riêng đối với Hội đồng nghiệm thu giáo trình an ninh hàng không của cơ sở
do Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT
ngày 01/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định chi tiết Chương trình an ninh
hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng”.
- Để đảm bảo cho công tác quản lý chặt chẽ, thống nhất, cơ sở cần ban hành quy chế
làm việc của Hội đồng.
- Trong trường hợp đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không, nếu được Cục cho phép tổ chức khoá đào tạo thì
chương trình, giáo trình, danh sách giáo viên do Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt kèm
theo quyết định cho phép tổ chức khoá đào tạo.
* Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra tính phù hợp của nội dung giáo trình với chương trình đào tạo, huấn luyện
mà cơ sở được phép hoạt động.
- Kiểm tra thành phần Hội đồng nghiệm thu giáo trình (đối với những tài liệu, giáo trình
mà cơ sở được phép biên soạn và phê duyệt):
+ Quyết định thành lập đúng thẩm quyền hay không?
+ Thành phần của Hội đồng có đảm bảo tiêu chuẩn hay không?
+ Quy chế hoạt động của Hội đồng: có phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho mỗi
thành viên hội đồng; nguyên tắc hoạt động của Hội đồng; xử lý tình huống trong trường hợp
không đạt được sự thống nhất cao trong hoạt động của Hội đồng.
- Kiểm tra hoạt động của Hội đồng nghiệm thu:
+ Các cuộc họp của Hội đồng có được thể hiện bằng văn bản hay không? + Nội dung
cuộc họp, các ý kiến khác nhau (nếu có);
+ Kết quả nghiệm thu có được làm bằng văn bản không?
+ Thẩm quyền ban hành giáo trình?.
- Kiểm tra chương trình, giáo trình, danh sách giáo viên theo Quyết định phê duyệt của
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và quyết định cho phép tổ chức khoá đào tạo đối với
những đơn vị chưa có cơ sở đào tạo, việc đào tạo chỉ được tổ chức theo từng khóa..
2.7. Kiểm tra thực tế công tác đào tạo của cơ sở:
2.7.1. Kiểm tra chung:
- Kiểm tra số lượng các lớp đã được đào tạo theo từng chuyên ngành được phép
đào tạo; Yêu cầu so sánh, đối chiếu với các chuyên ngành mà cơ sở được phép ghi trong
giấy chứng nhận đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp.
- Kiểm tra chương trình đào tạo thực tế, đối chiếu với chương trình khung đã được
Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt hoặc chương trình chi tiết do cơ sở đào tạo phê
duyệt; đánh giá sự phù hợp hay chưa?.
- Kiểm tra nội dung đào tạo, đánh giá sự đáp ứng của chương trình so với yêu cầu
đào tạo của mỗi ngành chuyên môn.
- Kiểm tra thời lượng đào tạo (thời gian học của học viên, thời gian lên lớp thực
tế của giáo viên) đối với mỗi chuyên ngành; đánh giá sự đáp ứng của chương trình so
với yêu cầu đào tạo của mỗi ngành chuyên môn.
2.7.2. Kiểm tra công tác tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả:
* Kiểm tra bộ câu hỏi thi, kiểm tra và đáp án:
- Kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi thi kết thúc khóa học đối với từng ngành
nghề đăng ký đào tạo:
+ Cơ sở pháp lý, thực tiễn để xây dựng bộ câu hỏi và đáp án.
+ Quyết định ban hành bộ câu hỏi.
+ Bộ câu hỏi: Số lượng câu hỏi, đáp án; tính phù hợp với yêu cầu của từng ngành.
- Nhận xét và đánh giá:
1/ Một số tình huống nếu xảy ra thì phải lập biên bản và thực hiện xử phạt vi phạm hành
chính theo Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng không:
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện thực hiện đào tạo cả những ngành chuyên môn ngoài giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã quy định.
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không
(trừ các trường, cơ sở đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân như Học viện Hàng không) thực
hiện tuyển sinh ngoài các doanh nghiệp tham gia hoạt động tại cảng hàng không, sân bay như
một trường dạy nghề của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện không duy trì được đội ngũ giáo viên theo quy định khi
được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện chưa có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị phù hợp với
chuyên ngành đào tạo; Không có bãi thực hành cho các phương tiện phục vụ mặt đất.
- Cơ sở đào tạo thực hiện không đủ số giờ lên lớp theo quy định.
- Cơ sở đào tạo không duy trì được điều kiện tối thiểu 1 môn học chuyên ngành phải có
1 giáo viên.
2/ Một số tình huống khác: lập biên bản, yêu cầu khắc phục ngay, cụ thể:
- Giáo viên đánh giá trình độ tiếng Anh hàng không có chứng chỉ giáo viên tiếng Anh
hàng không thấp hơn Mức 6 theo thang đánh giá của ICAO hoặc chứng chỉ giáo viên đánh giá
tiếng Anh hàng không không do cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam công nhận.
- Kết quả đánh giá bài thi chưa đúng theo đáp áp.
- Bài thi Tiếng Anh chỉ có 1 giáo viên chấm, hoặc kết quả chấm của 2 giáo viên có
chênh lệch điểm lớn.
- Học viên được cấp chứng chỉ chuyên môn nhưng không có kết quả thi thực hành./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 ngày 29 / 6/ 2006.
- Luật Thanh tra ngày 15/11/2010.
- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
- Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của thanh tra ngành Giao thông vận tải.
- Thông tư số 33/2013/TT-BGTVT ngày 15/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
- Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định
chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay.
- Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 21/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về nhân
viên hàng không nhóm quản lý hoạt động bay.
- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư số 61/20011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy
định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ
tiếng Anh nhân viên hàng không”.
- Quyết định số 32/2007/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban
hành “Quy chế không lưu hàng không dân dụng”
- Quyết định số 21/2007/QĐ-BGTVT ngày 06/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban
hành “Quy chế thông báo tin tức hàng không”.
- Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT ngày 01/8/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy
định chi tiết Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an
ninh hàng không dân dụng”.
- Thông tư số 29/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy
định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng không”.
- Văn bản số 599/HD-CHK ngày 01/3/2013 của Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn
thực hiện Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011./.
CHƯƠNG 5: CẢNG HÀNG KHÔNG – SÂN BAY
Cảng hàng không, sân bay, một trong ba bộ phận cấu thành của ngành vận
tải hàng không, nó đóng một vài trò quan trọng trong dây chueyenf vận tải hàng
không. Mọi hoạt động của ngành hàng không đều có mặt tại cảng hàng không,
sân bay: các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng
hàng không, sân bay; hoạt động vận chuyển hành khách của các hãng hàng không;
hoạt động làm thủ tục bay và chỉ huy hoạt động bay tại sân bay… Với đối tượng
phục vụ chính là hành khách đi tàu bay và các chuyến bay, mọi hoạt động của các
tổ chức, cá nhân tại Cảng hàng không, sân bay đều nhằm mục đích đảm bảo an
toàn, an ninh, chất lượng phục vụ cho hành khách.
Nằm trong cơ cấu tổng thể của bộ máy quản lý, điều hành hoạt động chung
của ngành hàng không dân dụng, Cơ quan quản lý nhà nước về hàng không đã
đóng vai trò quan trọng. Một trong những chức năng quản lý nhà nước có hiệu
quả đó là chức năng thanh tra chuyên ngành. Ngành hàng không là ngành kinh tế
đặc thù có tính hội nhập quốc tế cao, do vậy việc tuân thủ luật pháp quốc tế mà
Việt Nam là thành viên là điều khoản bắt buộc. Chính vì vậy công tác thanh tra
chuyên ngành luôn được chú trọng và bắt buộc phải là một tổ chức độc lập theo
khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
5.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN
BAY
5.1.1. Khái niệm về cảng hàng không, sân bay
Định nghĩa của ICAO trong Annex 14: Một khu vực xác định trên đất
liền hoặc mặt nước (bao gồm mọi tòa nhà, các trang thiết bị và phương tiện)
được sử dụng với mục đích cho việc cất hạ cánh và di chuyển của tầu bay.
Định nghĩa theo Luật HKDD VN 2006 (điều 47): Cảng HK là một khu
vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết
khác được sử dụng cho tầu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không
Theo quan điểm kinh doanh: CHK là một xí nghiệp công nghiệp, dịch
vụ phức hợp có các thành phần khác nhau và hoạt động khác nhau được tiến
hành một cách hài hòa với nhau nhằm cung cấp các dịch vụ tại nơi mà hành
khách và hàng hóa đến và đi với các loại hình phương tiện đường không và
đường bộ đa dạng. Các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ máy bay, hành khách
và hàng hóa thông qua cảng hàng không an toàn, thông suốt và hiệu quả.
5.1.2. Các chức năng chính của Cảng HK
Cung cấp hạ tầng cơ sở: Bố trí mặt bằng, công trình kiến trúc… để đáp
ứng sự chuyển đổi giữa phương tiện giao thông hàng không và giao thông mặt
đất phù hợp với các đặc trưng khai thác HÀNG KHÔNG
Cung cấp các phương tiện cần thiết để phục vụ hành khách, hàng hóa và
máy bay
Kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không trên địa bàn Cảng
hàng không, sân bay.
Phân loại Cảng hàng không theo tính chất hoạt động
CHK quốc tế là CHK phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển
nội địa.
CHK nội địa là CHK phục vụ cho vận chuyển nội địa.
CHK nội địa có khai thác quốc tế.
Sân bay chuyên dùng: Chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không
chung hoặc không phải vận chuyển công cộng.

5.1.3. Quy trình phục vụ tại CHKSB


- Quy trình phục vụ hành khách: Quy trình phục vụ hành khách là quy
trình thực hiện các thủ tục cho hành khách trong nhà ga từ lúc hành khách làm
thủ tục hàng không đến lúc hành khách lên tàu bay.
- Quy trình phục vụ tàu bay: là quy trình phục vụ tàu bay là quy trình
phục vụ của các phương tiện, con người tiếp cận tàu bay tại sân đỗ tàu bay
được nhà chức trách hàng không phê chuẩn.
5.2. Cấp phép, chứng chỉ, chứng nhận đối với CHK-SB
5.2.1. Quản lý, khai thác cảng hàng không
- Nguyên tắc chung: Điều 2 Nghị định 83
- Quản lý Nhà nước tại Cảng HK thông qua cơ quan Cảng vụ: Quản lý
CHK bằng hệ thống Luật, quy chế, quy định
- Các quy định về quản lý nhà nước tại CHK tại mục 3 – Luật HKDD
VN năm 2006
- Các quy định về quản lý khai thác CHK được quy định tại Mục 4, Luật
HKDD và Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Thông tư số
16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi
tiết về quản lý, khai thác Cảng hàng không, sân bay.
- Quản lý giá dịch vụ tại CHK: Điều 11 của Luật
- Quản lý hoạt động của CHK: Chương 3 NĐ 83; điều 49 Luật HKDD
- Quy hoạch phát triển hệ thống CHK và quy hoạch chi tiết CHK
- Mở mới CHK
- Đóng CHK
- Đóng tạm thời CHK
- Mở lại CHK
- Quản lý khu vực lân cận CHK: Phối hợp với UBND các cấp.(Điều 18
NĐ 83)
- Quản lý CHK dùng chung dân dụng và quân sự. (Chương 5 NĐ 83)
5.2.2. Quản lý đất CHKSB
- Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương và
các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức việc quản lý đất đai cảng hàng không,
sân bay.
- Phân loại đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng
hàng không, sân bay:
+ Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không,
sân bay được giao cho doanh nghiệp cảng hàng không sử dụng
+ Đất xây dựng nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa,
hạ tầng cung cấp nhiên liệu tàu bay được giao cho doanh nghiệp
cảng hàng không thuê sử dụng.
+ Đất xây dựng đài kiểm soát không lưu, công trình,
khu phụ trợ của đài được giao cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay sử dụng.
+ Đất xây dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay khác được giao cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay thuê sử dụng.
+ Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước
hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay được giao
cho cơ quan quản lý nhà nước tương ứng sử dụng.
+ Đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ
hàng không, ngoài trường hợp nêu tại các điểm a, b, c, d và đ của
khoản này được giao cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng
không thuê sử dụng.
+ Đất xây dựng khách sạn, nhà hàng và các công trình
cung cấp dịch vụ phi hàng không khác được giao cho doanh
nghiệp cảng hàng không, tổ chức và cá nhân thuê sử dụng.
5.2.3. Phân bổ giờ hạ, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay
- Việc phân bổ giờ hạ, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay; phê duyệt
lịch bay trên cơ sở giới hạn khai thác cảng hàng không, sân bay, sử dụng hướng
dẫn điều phối lịch bay của IATA. Việc phê duyệt lịch bay quá giới hạn khai thác
được công bố phải căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cung ứng dịch vụ của
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan để đảm bảo chuyến bay
được phục vụ bình thường theo quy định.
- Giới hạn khai thác cảng hàng không, sân bay là giới hạn nhỏ nhất trung
bình theo khảo sát, tính theo số lượng hành khách thông qua và/hoặc số chuyến
bay có thể phục vụ được trong một giờ cao điểm, của 4 giới hạn khai thác trong
quy trình phục vụ hành khách và quy trình phục vụ tàu bay sau đây:
a) Giới hạn khai thác nhà ga;
b) Giới hạn khai thác sân đỗ;
c) Giới hạn khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn;
d) Giới hạn dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
- Thủ tục, thời hạn xác nhận giờ hạ, cất cánh tại các cảng hàng không, sân
bay được điều phối thực hiện theo tài liệu Hướng dẫn lịch bay toàn cầu
(Worldwide Scheduling Guidelines) được cập nhật của IATA. Trường hợp không
sử dụng tài liệu nêu trên, hãng hàng không có nhu cầu khai thác các chuyến bay
thường lệ đến, đi từ các cảng hàng không, sân bay được điều phối của Việt Nam
gửi đơn bằng điện văn, qua bưu điện hoặc trực tiếp đến Cục Hàng không Việt
Nam đề nghị xác nhận giờ hạ, cất cánh tối thiểu 30 ngày trước ngày dự định bắt
đầu khai thác chuyến bay. Đơn đề nghị xác nhận giờ hạ, cất cánh theo mẫu.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác nhận, Cục Hàng
không Việt Nam xem xét, xác nhận giờ hạ, cất cánh bằng văn bản, qua điện
văn, hoặc thông báo từ chối xác nhận.
5.3. Các doanh nghiệp kinh doanh liên quan CHK-SB
5.3.1. Doanh nghiệp cảng hàng không
− Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh
doanh có điều kiện tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay.
− Toàn bộ kết cấu hạ tầng của một cảng hàng không, sân bay
thuộc phạm vi quản lý khai thác của một người khai thác cảng hàng
không, sân bay được cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không,
sân bay.
− Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đồng
thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch
vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp cảng
hàng không (Theo quy định của TT16).
− Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
− Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị
của cảng hàng không, sân bay.
− Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng
không, sân bay theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt và phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác
cảng hàng không, sân bay.
− Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an
toàn hàng không, dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại
cảng hàng không, sân bay.
− Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền các số liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh
hằng năm, dài hạn và các số liệu thống kê về khai thác cảng hàng không,
sân bay.
− Bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt
động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng
vụ hàng không.
− Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp.
Trình tự mở CHKSB đưa vào khai thác
− Giấy chứng nhận đăng ký CHK, SB
− ĐK: Theo quy định của Luật
− Thẩm quyền: Cục HKVN Theo TT 16/2010/TT-BGTVT
− Trình tự, thủ tục: Theo TT 16/2010/TT-BGTVT
− Giấy chứng nhận khai thác CHK, SB
− ĐK: Theo quy định của Luật
− Tài liệu khai thác CHK, SB theo hướng dẫn của Cục HKVN
− SMS theo hướng dẫn của CHKVN (sắp ban hành)
− Thẩm quyền: Cục HKVN Theo TT 16/2010/TT-BGTVT
− Trình tự, thủ tục: Theo TT 16/2010/TT-BGTVT
− Quyết định mở CHK, SB đưa vào khai thác (Đối với các
CHK, SB lần đầu đưa vào khai thác)
− ĐK: Theo quy định của Luật
− Thẩm quyền: Thủ tướng Chính phủ Theo Luật HKDDVN
− Trình tự, thủ tục: Theo NĐ 83
− GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHK, SB
− Giấy chứng nhận đăng ký CHK, SB được cấp cho chủ đầu
tư CHK, SB.
− Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký CHK, SB:
− Theo điều 50, 52 Luật HKDDVN năm 2006
− Trình tự, thủ tục theo Thông tư 16/2010/TT-BGTVT ngày
30/6/2010
Cấp giấy chứng nhận khai thác CHK, SB
− Giấy chứng nhận khai thác CHK, SB được cấp cho người
khai thác CHK, SB.
− Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khai thác CHK, SB:
− Theo điều 51, Luật HKDDVN năm 2006
− Trình tự, thủ tục theo Thông tư 16/2010/TT-BGTVT ngày
30/6/2010
− MỞ CHK, SB
− Mở CHK, SB được quy định tại Điều 49 của Luật
HKDDVN năm 2006.
− Điều kiện mở CHK, SB: Phải được cấp Giấy chứng nhận
khai thác CHK, SB và phải có đơn đề nghị mở CHK, SB.
− Trình tự, thủ tục mở, mở lại CHK, SB theo quy định tại
chương III, NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.
Giấy phép kinh doanh CHK,SB
− Giấy phép kinh doanh CHK,SB được cấp cho doanh
nghiệp cảng hàng không
− Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh CHK, SB:
− Theo Điều 63, Luật HKDDVN năm 2006
− Theo Điều 21, Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007
− Giấy chứng nhận khai thác CHK, SB đồng thời là
Giấy phép kinh doanh và Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không
tại CHK,SB của Doanh nghiệp cảng hnàg không theo quy định tại
Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010.

Các tài liệu, chứng chỉ, chứng nhận và giấy phép đối với doanh nghiệp khai
thác cảng hàng không
1.1. Về hồ sơ, tài liệu:
a) Các loại giấy phép.
- Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay;
- Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay;
- Giấy phép của các phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu vực hạn chế
cảng hàng không, sân bay;
- Giấy phép thiết bị bảo đảm hoạt động bay;
- Giấy phép nhân viên hàng không.
b) Các quy trình khai thác.
- Tài liệu khai thác cảng;
- Tài liệu hệ thống quản lý an toàn cảng hàng không;
- Kế hoạch khẩn nguy cảng hàng không;
- Chương trình an ninh hàng không;
- Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống sân đường khu bay;
- Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu khu bay;
- Quy trình công bố sự thay đổi về thông tin sân bay đã ban hành;
- Quy định an toàn cảng hàng không (Quản lý sân đỗ và giám sát vị trí đỗ);
- Giám sát các phương tiện hoạt động trong vùng lân cận khu vực di chuyển;
- Sổ tay kiểm soát chim và động vật hoang dã;
- Giám sát bề mặt giới hạn chướng ngại vật;
- Quy trình khai thác nhà ga hành khách và ga hàng hoá;
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn khai thác.
1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị:
a) Cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
- Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga;
- Hệ thống thiết bị dẫn đường hàng không;
- Hệ thống đèn hiệu hàng không;
- Hệ thống nguồn cấp điện (Bao gồm cả hệ thống nguồn dự phòng);
- Hệ thống chỉ thị hướng gió;
- Hệ thống sơn kẻ tín hiệu khu bay;
- Hệ thống biển báo trong khu bay;
- Hệ thống chằng néo tàu bay.
b) Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác đảm bảo hoạt động bay (Danh
mục, số lượng, thời hạn).
- Hệ thống phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bay;
- Hệ thống phương tiện, trang thiết bị khẩn nguy cứu hoả;
- Hệ thống trang thiết bị bảo trì khu bay, trong đó đặc biệt quan tâm đến thiết
bị đo ma sát bề mặt đường cất hạ cánh;
- Trang thiết bị di chuyển tàu bay bị sự cố;
- Phương tiện tra nạp nhiên liệu;
- Trang thiết bị xua đuổi động vật hoang dã;
- Các loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ bay khác.
Tài liệu hệ thống quản lý an toàn sân bay (SMS)
- Tài liệu hệ thống quản lý an toàn (Tài liệu SMS) quy định các vấn đề về
an toàn hàng không dân dụng đối với (điền tên sân bay) thuộc (điền tên
công ty). Tài liệu cung cấp các quy trình thao tác đối với hệ thống an
toàn sân bay cho tất cả cán bộ, công nhân viên, các cơ quan, đơn vị liên
quan.
- Tài liệu này được ban hành bởi Giám đốc điều hành. Tất cả cán bộ, công
nhân viên đều phải tuân thủ các quy trình chứa đựng trong tài liệu này.
- Tài liệu SMS được sao gửi đến tất cả nhân viên có vị trí và vai trò đặc
biệt được tham chiếu trong tài liệu. Bản chính được lưu giữ bởi người
kiểm soát tài liệu khai thác sân bay.
- Theo quyền hạn và trách nhiệm, các cơ quan chức năng của Cục Hàng
không Việt nam được phép vào cảng hàng không, sân bay tiến hành kiểm
tra việc tuân thủ các nội dung của Tài liệu hệ thống quản lý an toàn sân
bay.
5.3.2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không,
sân bay
− Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng
không, sân bay là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, có mục đích
hoạt động là cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng
không tại cảng hàng không, sân bay.
− Được Cục HKVN cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng
không trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay và cung
cấp dịch vụ theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp CHK.
Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại CHK,SB
− Giấy phép cung cấp DVHK tại CHK,SB được cấp cho
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
− Điều kiện cấp Giấy phép cung cấp DVHK tại CHK, SB:
− Theo Điều 63, Luật HKDDVN năm 2006
− Theo Điều 21, Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007
− Trình tự, thủ tục cấp theo Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT
ngày 30/6/2010
− Tổ chức cá nhân kinh doanh tại CHK,SB
− Doanh nghiệp cảng hàng không;
− Hãng hàng không
− Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
− Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.
Đối với Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
1.1. Về hồ sơ, tài liệu:
a) Các loại giấy phép.
− Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không;
− Giấy phép của các phương tiện, thiết bị hoạt động trên khu bay;
− Giấy phép nhân viên hàng không;
− Các loại giấy phép khác liên quan.
b) Các quy trình cung cấp dịch vụ.
c) Quy chế an ninh hàng không.
1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị:
a) Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác cung cấp dịch vụ tại cảng;
b) Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác cung cấp dịch vụ (Danh mục, số
lượng, thời hạn);
c) Công tác duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị.
5.3.3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không tại CHKSB
− Không phải doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện
− Hoạt động theo hợp đồng nhượng quyền với TCTCHK tại
CHKSB.
− Tuân thủ quy định tại NĐ 83/2007/NĐ-CP và Thông tư số
16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010.
− Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng
hàng không, sân bay phải bảo đảm chất lượng dịch vụ và các sản phẩm
bán ra.
− Doanh nghiệp cảng hàng không hiệp thương thống nhất giá
dịch vụ phi hàng không giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng
hàng không, sân bay nhằm bảo đảm một mặt bằng giá cho cùng loại sản
phẩm, dịch vụ, trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của khách hàng, phù hợp
với mặt bằng giá của thị trường và pháp luật về giá.
− Giá dịch vụ phi hàng không phải được niêm yết công khai.
Danh mục quy định pháp luật về chuyên ngành CHK-SB
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 06 năm 2006.
- Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ về Quản
lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
- Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản
lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt
Nam;
- Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
- Quyết định số 44/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
- Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế Phối hợp tìm tiếm cứu nạn hàng không dân dụng;
- Thông tư số 14/2009/TT-BGTVT ngày 04/8/2009 của Bộ Giao thông vận tải về quy
định việc báo cáo hoạt động và số liệu thống kê trong ngành hàng không;
- Thông tư số 19/2009/ TT-BGTVT ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ Giao thông
vận tải Quy định về khí tượng hàng không dân dụng;
- Thông tư số 28/2009/TT-BGTVT ngày 10 tháng 11 năm 2009 của Bộ Giao thông
vận tải Quy định về phương thức bay Hàng không dân dụng;
- Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2010 của Bộ Giao thông
vận tải Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; Thông tư số
19/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010;
- Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ Giao thông vận
tải Quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ;
- Thông tư số 53/2011/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giao thông
vận tải Quy định về an toàn hoạt động bay;
- Thông tư 01/2012/TT-BGTVT ngày 09/01/2012 của Bộ Giao thông vận tải Quy định
về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam;
- Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT ngày 01 tháng 08 năm 2012 của Bộ Giao thông
vận tải Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát
chất lượng an ninh hàng không dân dụng;
- Thông tư số 51/2012/TT-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giao thông
vận tải Quy định về bản đồ, sơ đồ hàng không;
- Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải Quy
định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng;
- Quyết định số 21/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành kèm theo "Quy chế thông báo tin tức hàng không";
- Sổ tay hướng dẫn trong từng lĩnh vực có liên quan.
Công ước quốc tế về hàng không
- Phụ lục 14, Phụ lục 19 Công ước Chicago;
- Sổ tay cấp chứng chỉ sân bay (Doc 9774 –AN/969) của ICAO;
- Sổ tay quản lý an toàn (Doc 9859-AN/460) của ICAO;
- Sổ tay thiết kế sân bay (Doc 9157)
- Sổ tay dịch vụ cảng Hàng không (Doc 9137):
CHƯƠNG 6: CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN KINH
DOANH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VÀ HÀNG KHÔNG
CHUNG
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, một trong những ước mơ của con người là việc
đi lại và vận chuyển được thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Do vậy, cùng với các
phát minh về khoa học kĩ thuật nghành hàng không đã ra đời phục vụ nhu cầu đi lại
ngày càng cao của con người về vận chuyển.
Ngành hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự nhưng cho đến nay
sự phát triển của nó đã gắn liền với nhu cầu phục vụ hành khách, hàng hóa và đã trở
thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế. Hàng không Việt Nam hiện nay cũng
không ngừng phát triển, cùng với việc đổi mới máy bay, sự xuất hiện của nhiều hãng
hàng không mới, các điểm đến của hàng không Việt Nam trong giai đoạn này cũng
phát triển hết sức ấn tượng, cả trong nước và quốc tế. Đây là điểm thuận lợi nhất cho
các hãng hàng không mới thành lập tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn này. Để
trở thành một hãng hàng không phát triển mạnh và có chỗ đứng trên thị trường vận tải,
trước khi thành lập các hãng hàng không cần chuẩn bị những gì và các chứng chỉ, giấy
phép hoạt động sẽ được cấp ra sao?
6.1. KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
6.1.1. Khái quát về kinh doanh vận chuyển hàng không
Nhu cầu vận chuyển hàng không trong nền kinh tế ngày tăng cùng với sự ra đời
của nhiều hãng hàng không, theo đó các quy định của việc thành lập và cấp phép hoạt
động cho một hãng hàng không cũng trở nên khắt khe hơn. Luật hàng không dân dụng
Việt Nam sau nhiều lần sửa đổi những điều khoản không phù hợp và bổ sung những
vấn đề mới đã hoàn chỉnh và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2006. Đây là văn
bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy
định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, thành
lập doanh nghiệp vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự,
hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân
dụng.
Doanh nghiệp vận chuyển hàng không (hãng hàng không) được định nghĩa là các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không và hàng không chung.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số hãng hàng không đang hoạt động như: Hãng hàng
không quốc gia Vienam Airlines, hãng hàng không mới thành lập Vietjet Air, hãng
hàng không giá rẻ Jestar Pacific Airlines và Air Mekong đều là các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không. Doanh nghiệp hàng không bao gồm 2
hình thức kinh doanh: kinh doanh hàng không thương mại và hàng không phi thương
mại. Trong mỗi loại hình kinh doanh lại chia thành hình thức vận chuyển hàng không
và hàng không chung.
Theo luật hàng không 2006 – điều 109 nói rõ kinh doanh vận chuyển hàng không
là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường
hàng không. Trong đó, vận chuyển hàng không bao gồm: vận chuyển hàng không
thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.
- Vận chuyển hàng không thường lệ: là việc vận chuyển bằng đường hàng không bao
gồm các chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và được
mở công khai cho công chúng sử dụng.
- Vận chuyển hàng không không thường lệ: là việc vận chuyển bằng đường hàng
không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ.

Hoạt động hàng không chung là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến
bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và
các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu
khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh,
quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không
nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu
kiện, thư. (Quy định tại Chương 19 Luật HK và Nghị định 30/2013/NĐ-CP). Hoạt động
kinh doanh vận chuyển hàng không chung bao gồm các loại hình sau đây:
- Hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại: Là hoạt động cung cấp dịch
vụ hàng không chung; quảng cáo, tiếp thị và bán dịch vụ hàng không chung trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại: là hoạt động hàng
không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích
sinh lợi

Ngành vận tải hàng không là một ngành kinh doanh đặc thù và liên quan mật thiết
đến lợi ích và an toàn của một quốc gia. Do vậy mà việc thành lập một hãng hàng không
mới đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn và phải đảm bảo đủ các yêu cầu được quy định trong
luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Trong đó, có quy định rõ về các yêu cầu và giấy
tờ để thành lập một hãng hàng không mới. Bao gồm 2 giai đoạn để được cấp: Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, giấy phép
mở văn phòng đại diện, bán vé, ….
6.1.2. Căn cứ pháp lý thành lập Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội;
- Nghị định 43/2010/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 14/2010/TT-BKH hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
- Nghị định 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng
không và hoạt động hàng không chung
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11, sửa đổi 2014 của Quốc
hội
- Nghị định 92/2016/NĐ-CP về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh
vực hàng không dân dụng
6.1.3. Các gia đoạn thành lập doanh nghiệp và xin phép kinh doanh
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện trước khi được cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như điều kiện về vốn pháp định hoặc
chứng chỉ hành nghề (ví dụ như kinh doanh bảo hiểm, kế toán…). Đối với kinh doanh
có điều kiện trong lĩnh vực hàng không, doanh nghiệp sẽ đáp ứng các điều kiện sau khi
được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng phải
có trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thực tế. Ví dụ, mặc dù Công ty
Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines) được Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2010, nhưng nếu
Công ty này muốn thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, thì phải được
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương, Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh
doanh vận chuyển hàng không.
(1) Giai đoạn thành lập Hãng hàng không (thành lập doanh nghiệp): Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai
trò “giấy khai sinh” ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực
năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh đối với ngành hàng không nói riêng và
các ngành khác nói chung đều rất đơn giản. Với mẫu hồ sơ cũng như thông tin về việc
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được nêu cụ thể trong trang thông tin của
Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM.
(2) Giai đoạn xin phép kinh doanh: Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng
không
Giao thông vận tải là ngành kinh tế mang tính kỹ thuật cao, với năm lĩnh vực là
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Trong đó, hàng
không là lĩnh vực giao thông vận tải đặc thù, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc áp dụng các điều kiện,
tiêu chuẩn, quy trình về hàng không cũng như kinh doanh trong lĩnh vực hàng không
chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, việc cung cấp các dịch vụ liên
quan đến hoạt động hàng không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
sức khỏe, môi trường, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam… nên theo pháp luật
Việt Nam, một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực hàng không được quy
định là ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Việc quy định như trên là cần thiết, một mặt Nhà nước có thể kiểm soát, can thiệp,
điều tiết các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này để bảo đảm mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững an ninh, an toàn trong lĩnh vực khai thác
bay, bảo đảm hoạt động bay,... phù hợp với tiêu chuẩn, khuyến cáo của Tổ chức Hàng
không dân dụng Quốc tế (ICAO), Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Mặt
khác, việc quy định rõ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp nhà đầu tư thực
hiện tối đa quyền tự do kinh doanh của mình theo nguyên tắc “được làm những gì mà
pháp luật không cấm”.
Theo Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014, thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó
phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà
cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước
quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy
định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014. Như vậy, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực
hàng không là những tiêu chuẩn đòi hỏi người kinh doanh trong lĩnh vực này phải đáp
ứng trong quá trình hoạt động với sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh, an toàn bay, khai thác bay, khai thác cảng hàng
không; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời sự cố về an ninh hàng không, đặc biệt
là các chuyến bay ngoại giao, chuyên cơ.
Theo quy định tại Điều 109 Luật HKDD 2006, sửa đổi 2014, thì “Kinh doanh vận
chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển
hàng không (sau đây gọi là hãng hàng không) thực hiện”. Cũng chính vì lý do đó, cũng
chỉ có những Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không mới được gọi là “Hãng
hàng không”.
Theo Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng
không dân dụng, thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện lĩnh vực hàng không
gồm: a) Kinh doanh vận tải hàng không; b) Kinh doanh cảng hàng không, sân bay; c)
Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; d) Kinh doanh dịch vụ
thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu
bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; đ) Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động
bay; e) Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và doanh
nghiệp vận chuyển hàng không gọi là hãng hàng không thực hiện. Các hoạt động kinh
doanh vận chuyển hàng không đó là: vận chuyển hàng không, quảng cáo, tiếp thị và bán
sản phẩm vận chuyển hàng không trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Luật Hàng không dân dụng (HKDD) Việt Nam năm 2006 phân chia hoạt động hàng
không thành “kinh doanh vận chuyển hàng không” và “hoạt động hàng không chung”.
Cách phân chia này phù hợp với thông lệ các nước và các điều ước quốc tế về hàng
không.
Nghị định 30/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển
hàng không và hoạt động hàng không chung cũng phân biệt giữa kinh doanh vận chuyển
hàng không và hoạt động hàng không chung. Mỗi loại hoạt động này có những đặc thù
nên điều kiện, thủ tục đăng ký và cấp phép cũng được quy định khác nhau.
Trong khi đó, Nghị định 92/2016/NĐ-CP lại thêm vào khái niệm mới là “kinh doanh
vận tải hàng không”. Đây là khái niệm không có trong Luật HKDD Việt Nam và Nghị
định 30/2013/NĐ-CP.
Theo định nghĩa tại Điều 3 thì “Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình
thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung”. Như vậy,
khái niệm này không có nội hàm mới mà chỉ mang tính chất tập hợp, liệt kê. Việc đưa
khái niệm “kinh doanh vận tải hàng không” vào Nghị định 92 xuất phát từ một lý do là
cụm từ này được sử dụng trong Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện
tại Phục lục 4 của Luật đầu tư năm 2014.
Nhưng Luật HKDD Việt Nam là luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh
hàng không, cho nên các khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng không phải sử dụng
thống nhất theo Luật này. Tại Điều 3 Luật HKDD Việt Nam cũng quy định: “Trường
hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này với quy định của Luật khác về cùng
một nội dung liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng thì áp dụng quy định của
Luật này”. Do vậy, Nghị định 92/2016/NĐ-CP đã có sự khác biệt trong sử dụng khái
niệm “kinh doanh vận tải hàng không” trong khi Luật HKDD Việt Nam lại sử dụng
khái niệm “kinh doanh vận chuyển hàng không. Như vậy, theo như quy định của Luật
HKDD chúng ta phải sử dụng khái niệm “kinh doanh vận chuyển hàng không”.
Điều kiện kinh doanh được áp dụng theo một trong các hình thức: Giấy phép, giấy
chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp, văn bản xác nhận và các hình thức khác. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực hàng
không, trong sáu nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, không có các điều kiện về
chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, mà chủ yếu là
giấy phép và giấy chứng nhận đủ điều kiện. Lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng
không là 1 trong những ngành nghề kinh doanh mà phải tuân thủ gần như tất cả các điều
kiện thường có đối với 1 doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện boao gồm: Điều kiện
về vốn pháp định, tổ chức bộ máy, nhân sự, tổ chức hoạt động…
Giấy phép kinh doanh được hiểu là "chứng thư pháp lý" do Nhà nước cấp cho chủ
thể khi có đủ các điều kiện mà Nhà nước đặt ra. Khi có giấy phép kinh doanh này, chủ
thể đó mới được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nội dung ghi trong giấy
phép. Trong lĩnh vực hàng không hiện nay, việc cấp các loại giấy phép là điều rất cần
thiết.
Hãng hàng không đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy
phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại phải đáp ứng đủ các điều
kiện được quy định tại Nghị định này và Điều 110- khoản 1- Luật HKDD Việt Nam
năm 2006 Theo các điều khoản sau: có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành
kinh doanh chính là vận chuyển hàng không; có phương án bảo đảm có tàu bay khai
thác; có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm
khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không; đáp ứng đủ điểu kiện vốn theo
quy định; có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng
không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành
hàng không; có trụ sở và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Cơ ở pháp Lý:
• Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006
• Nghị định 30/2013/NĐ-CP về việc kinh doanh vận chuyển hàng
không và hoạt động hàng không chung.
• Nghị định 92/2016/NĐ-CP về kinh doanh hàng không
(1) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là
vận chuyển hàng không
Như vậy để có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, trước tiên
hãng hàng không cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh như tất cả các doanh nghiệp
khác.
Trong trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hãng phải thể hiện
ngành nghề kinh doanh chính là vận chuyển hàng không.
Muốn có được điều này hãng phải đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp
định khi đăng ký kinh doanh.
(2) Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp
bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không:
Tại điều 7 của Nghị định 30 có quy định: Hãng hàng không phải có tổ chức bộ
máy thực hiện hệ thống bao gồm 8 bộ phận sau:
✓ Quản lý an toàn
✓ An ninh
✓ Hoạt động khai thác tàu bay
✓ Bảo dưỡng tàu bay
✓ Huấn luyện bay
✓ Khai thác mặt đất
✓ Phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ
hàng không chung;
✓ Hệ thống thanh toán tài chính.
Người phụ trách các hoạt động quy định tại phần trên phải có chứng chỉ chuyên
môn phù hợp được Bộ GTVT cấp hoặc công nhận. Trong đó:
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an
ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối
thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng
chỉ liên quan được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật.
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách giám sát hoạt động phát triển sản phẩm,
tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung phải có
bằng đại học các ngành kinh tế, thương mại hoặc tài chính.
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách giám sát hệ thống thanh toán tài chính
phải có bằng đại học các ngành tài chính, bằng kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kế
toán quốc tế được công nhận tại Việt Nam.
(3) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định
Trước đây, khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Vốn pháp
định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh
nghiệp”. Hiện nay, với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các
ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật
Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ quy định về vốn pháp định. Theo đó, pháp luật không
yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai mức vốn pháp định trong hồ sơ thành lập mới.
Tuy nhiên, qua rà soát các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng không, có
thể nhận thấy, một số lĩnh vực vẫn quy định về điều kiện vốn pháp định, như: Kinh
doanh tại cảng hàng không quốc tế là 200 tỷ đồng, tại cảng hàng không nội địa là
100 tỷ đồng (khoản 1 Điều 37 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP)… Các quy định về
điều kiện vốn pháp định trong đầu tư kinh doanh có điều kiện lĩnh vực hàng không
là không phù hợp với tinh thần Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, đến khi
Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 ra đời đã bãi bỏ quy định về vốn pháp
định trong lĩnh vực này, thay vào đó là quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập
và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không.
Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn chưa được tiến hành hoạt động kinh doanh cho đến
khi có đủ các giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm
quyền và theo những thủ tục pháp lý khác nhau. Vì vậy, dẫn đến thực tế là có doanh
nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng sau đó không tiến hành hoạt động kinh doanh
được, vì chưa được cấp phép.
Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp
luật để thành lập Doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định,
mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Đó còn
được hiểu như là một biện pháp kiểm tra khả năng thanh toán nợ của Doanh nghiệp.
Bất kỳ nhà đầu tư nào khi thành lập doanh nghiệp đều phải có một khối lượng tài
sản nhất định, tức là họ phải có năng lực tài chính.
Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số
ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức
mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập Doanh nghiệp và hoạt động trong ngành
nghề đó; Theo luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 không yêu
cầu Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn pháp định trong hồ sơ thành lập mới nhưng
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo tới cơ quan liên quan đến ngành nghề
kinh doanh của Doanh nghiệp mình.Mức vốn từ 300 tỷ đến 1300 tỳ tùy thuộc vào
số lượng tàu bay và tuyền đường khai thác (nội địa hay quốc tế)
Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ Quy định về các
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về các ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Theo đó, để thành lập một doanh
nghiệp kinh doanh hàng không thì cần có số vốn tối thiểu 300 tỷ đồng.
1 đến 10
SỐ TÀU BAY KHAI THÁC 11 đến 30 Trên 30
NĐ76 200 400 500
TRONG NƯỚC
NĐ30 300 600 700
NĐ76 500 800 1000
QUỐC TẾ 700
NĐ30 1000 1300

Ngoài các điều kiện trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp
Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi đáp ứng các điều kiện:
Theo Nghị định 30, Hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng
điều kiện bên nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ đối với hãng hàng
không; một cá nhân Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước
ngoài phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trong khi đó, trước đây, Nghị định 76 năm
2007 lại quy định bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ đối với hãng
hàng không, hoặc 49% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng không
chung; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ.
Hiện nay, phần vốn nước ngoài được tính như sau:
a) Phần vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào hãng hàng không;
b) Phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào
hãng hàng không nhân với tỷ lệ phần vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó;
c) Phần vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư Việt Nam đầu tư vào
hãng hàng không nhân với tỷ lệ phần vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong
doanh nghiệp nước ngoài đó.
(4) Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển
hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng
phát triển ngành hàng không:
Phải nêu nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường. Đánh giá thực tiễn và mức
độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường. Chiến lược phát triển sản phẩm
vận chuyển hàng không và kế hoạch phát triển kinh doanh của 5 năm đầu.
(5) Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
(6) Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác
• Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 5 năm kể từ ngày dự kiến bắt
đầu kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:
o Số lượng, chủng loại tàu bay;
o Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);
o Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác,
bảo dưỡng tàu bay;
o Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay;
o Bảo đảm số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ ba
không chiếm quá 30% đội tàu bay.
Trong đó, tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định
như sau:
- Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ
ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê
mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng
thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng là 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời
điểm kết thúc hợp đồng thuê;
- Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không
chung vì mục đích thương mại: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời
điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm
tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
- Các loại tàu bay khác ngoài quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 của Điều này:
Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam
theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời
điểm kết thúc hợp đồng thuê.
(7) Điều kiện về tổ chức nhân sự
Trong đó, tổ chức bộ máy quản lý phải đủ năng lực giám sát hoạt động khai
thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản
phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không; hệ thống thanh toán tài
chính. Người phụ trách các hoạt động về hoạt động:
• Khai thác tàu bay
• Bảo dưỡng tàu bay
• Huấn luyện bay
• Khai thác mặt đất
• Tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không
• Tài chính
Phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc
công nhận.
Đối với hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải quy định cơ cấu tổ
chức quản lý, thành viên bộ máy điều hành doanh nghiệp trong Điều lệ hoạt động.
Số thành viên là người nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài cử tham gia bộ máy
điều hành hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài không được vượt quá một
phần ba tổng số thành viên. Tổng Giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp
luật của hãng hàng không phải là công dân Việt Nam và không mang quốc tịch
nước khác.Thành viên bộ máy điều hành quy định tại Khoản 3 Điều 11 NĐ30, bao
gồm:
a) Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
b) Kế toán trưởng;
c) Người phụ trách các lĩnh vực: Hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay;
bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay; khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm; tiếp
thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không;
d) Các thành viên khác thuộc Ban Giám đốc điều hành theo quy định của Điều
lệ hoạt động.
(8) Chiến lược phát triển kinh doanh
Phần nội dung này được quy định tại điều 10 Nghị định 30 về nội dung của
phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm, thể hiện các nội dung:
- Nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường.
- Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị
trường.
- Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không và kế hoạch phát
triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.
Theo tài liệu hướng dẫn của Boeing dành cho các Hãng hàng không về việc
thiết lập Chiến lược hang hàng không phải bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Nội dung chiến lược kinh doanh của hãng hàng không
1. Executive summary

Các hãng hàng không mới sẽ dựa vào chiến lược kinh doanh, marketing để đạt được
lợi nhuận và hệ số tải thông qua việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mục đích của các
hãng hàng không mới đó là sử dụng những đường bay sẵn có, ứng dụng về công nghệ
trong ngành hàng không cũng như các kỹ năng quản lý hiện đại để đảm bảo chi phí
hoạt động và quảng bá sản phẩm. Một yếu tố quan trọng để hãng hàng không nhanh
chóng được thị trường chấp nhận và tăng trưởng rõ rệt đó là yếu tố con người – nhân
viên của hãng. Nhân viên chính là linh hồn của doanh nghiệp và cách nhân viên làm
việc đó chính là lời hứa của hãng hàng không về chất lượng sản phẩm của mình. Phải
làm sao để nhân viên của hãng đem lại cho khách hàng một dịch vụ khách hàng thuận
tiện, thân thiện, hiệu quả đáp ứng mong muốn cũng như sự thoải mái và an toàn cho
mọi khách hàng.
Một hãng hàng không tồn tại được là vì nó có nhiều người sẵn sàng trả tiền để được
hưởng các dịch vụ vận chuyển hàng không do hãng cung cấp. Sứ mạng của một hãng
hàng không là hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặc là trong lĩnh
vực thương mại, du lịch, bằng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ vận chuyển hành
khách, hàng hóa nội địa và quốc tế bằng đội máy bay hiện đại, các dịch vụ mặt đất và
trên không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách
nhà nước, củng có và phát triển phong cách làm việc lịch sự, văn minh, đảm bảo việc
làm thu nhập ổn định và công bằng cho tập thể lao động hãng hàng không.
Các đơn vị hàng không khác nhau thường có những mục tiêu khác nhau tùy thuộc
vào sứ mạng và những đặc thù hoạt động của hãng. Doanh nghiệp hàng không có quy
mô dù lớn cho dù mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận nhưng thường đề ra các mục tiêu
khác nhau. Thí dụ như VNA có những mục tiêu như: thị phần, hệ số sử dụng tải, thu
suất trên toàn mạng đường bay và trên từng thị trường, từng chặng bay, …Trong khi đó
các doanh nghiệp hàng không quy mô nhỏ thường đề ra ít mục tiêu hơn.
6 yếu tố chính dẫn đến sự thành công và đem lại lợi nhuận cho các hãng hàng không
mới thành lập:
- Cung cấp dịch vụ đạt chuẩn trên máy bay
- Máy bay lớn vừa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại cho hành khách sự
thoải mái. Bên cạnh đó, máy bay cần được trang bị đầy đủ, hiện đại, bảo đảm cao
nhất về mức độ tin cậy, đúng giờ, an toàn và sự hài lòng của khách hàng.
- Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, thương mại điện tử hiện đại vào việc bán
hàng và quảng bá sản phẩm, đặt chỗ, bán vé và hệ thống đại lý.
- Đảm bảo mang đến cho khách hàng sự thân thiện, kết nối, chuyên nghiệp
- Kết nối toàn cầu, tham gia các liên minh để tăng số lượng điểm đến và mang lại
dịch vụ chuyên nghiệp hơn.
- Đi trước đón đầu được tương lai, cập nhật những hệ thống công nghệ hiện đại và
đem lại cho hãng hàng không một tấp hợp lớn những khách hàng trung thành.
2. Mô hình hang hàng không (Operating/business model)
Ngành công nghiệp thương mại hàng không trong vài năm gần đây trải qua nhiều
biến động bao gồm xu hướng tích cực và tiêu cực, với nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm
soát gây áp lực lớn về chi phí. Trong điều kiện thị trường như vậy có một số nhà kinh
doanh vận chuyển vẫn đạt được sự thịnh vượng nhờ tiếp cận các ứng dụng khoa học
hiện đại và sáng tạo trong kế hoạch kinh doanh để trở thành những hãng hàng không
hiện đại.
Nhưng trong hoàn cảnh đó đã có rất nhiều hãng hàng không thiệt hại lớn về tài
chính, chi nhiều hơn thu dẫn đến một số hãng phải phá sản và thậm chí buộc phải
thanh lý.
Vấn đề sống còn đặt ra cho các hãng hàng không đó chính là tìm cho mình một
công thức kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và kiểm soát được các biến
động của thị trường. Các mô hình kinh doanh hiện tại bao gồm:
- Hãng hàng không giá rẻ (Low-cost Airline)
- Hãng hàng không khu vực (Regional airline)
- Hãng hàng không truyền thống (Full- services Airline)
- Hãng hàng không bay thuê chuyến (VIP charter operator)…
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitive analysis)

Phân tích đối thủ cạnh tranh đồng thời là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh
của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp
bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ
hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin
phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và
điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất. Trong kinh doanh hàng không đó là
phân tích đối cạnh tranh hãng hàng không cần phần tích cac mục tiêu tương lai của họ,
đánh giá các chiến lược hiện tại, có cái nhìn tổng quan về các tiền đề liên quan đến các
đối thủ cạnh tranh và các lĩnh vực hoạt động của họ, nghiên cứu sâu hơn về mặt mạnh,
mật yếu của đối thủ cạnh tranh, cụ thể hơn đó là:
- Mức độ an toàn
- Giá
- Điểm đến
- Ghế/tải
- Mức độ thuận tiện của lịch bay về thời gian đi và đến
- Tần suất bay (tính theo chuyến)
- Mức độ kết nối
- Dịch vụ trên không
- Sự tiện nghi
- Loại tàu bay
- Tuổi và các điều kiện của tàu bay
- Mức độ thuận tiện và hiệu quả của việc đặt và mua vé
- Tin cậy và đúng giờ
- Dịch vụ mặt đất
- Độ tin cậy và chất lượng của dịch vụ phục vụ hành lý
- Dịch vụ khách hàng thân thiện (đặt chỗ, làm thủ tục, trên không)
- Danh tiếng của hãng…
4. Cung cấp dịch vụ (Service offering)

Thông thường dịch vụ của hãng hàng không chia thành 2 loại chính: Dịch vụ vận
chuyển hành khách và dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Tùy thuộc vào loại hình kinh
doanh cũng như năng lực vận chuyển của tàu bay mà hãng hàng không lựa chọn cho
mình một sản phẩm dịch vụ riêng. Ngày nay, để tối đa hóa lợi nhuận các hãng hàng
không thường kết hợp giữa vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đa số các hãng hàng
không kinh doanh theo phương thức vận tải hàng hóa riêng đều là các công ty logistics
với đội ngũ máy bay lớn.
Dịch vụ của hãng hàng không bao gồm: trụ sở chính, phòng vé, cấu trúc mạng đường
bay, ghế/tải, dịch vụ phi hàng không, dịch vụ khách hàng, hệ số tải của tàu bay, bảo
hiểm, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, nối chuyến,….
5. Kế hoạch tiếp thị và phan phối (Marketing & distribution plan)

Thị trường là một thực thể rất năng động, nhu cầu khách hàng thay đổi, đối thủ cạnh
tranh thay đổi, môi trường kinh doanh thay đổi, và chính doanh nghiệp bạn cũng thay
đổi theo từng ngày và chính vì vậy người chiến thắng trên thị trường là người nắm bắt
được những thay đổi này. Hơn thế nữa hãng hãng không cần phải dự đoán được những
thay đổi nào sẽ xãy ra trong tương lai để đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Bên
cạnh đó, thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng và
phát triển thuận lợi cho việc thành lập các hãng hàng không và mạng đường bay mới.
Nhưng trong giai đoạn kinh tế đang khủng hoảng, ngoài chi phí tăng cao và khó khăn
do bị khống chế giá trần, các hãng hàng không hiện nay còn phải chạy đua giảm giá để
giữ được thị phần trên thị trường nội địa. Vừa kinh doanh, vừa lo không để thua lỗ lớn
khiến các doanh nghiệp phải tính toán kĩ lưỡng trong từng chiến lược kinh doanh. Việc
phân tích thị trường hiệu quả sẽ là một thành công bước đầu cho một hãng hàng không
mới thành lập.
Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường thành những đoạn khác nhau mà
trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất định cho một nhóm người nhất
định. Trong hàng không, đó là sự phân chia nhóm khách hàng để có những chiến lược
phục vụ khác nhau. Sau khi phân tích thị trường, hãng hàng không phải chọn cho mình
một thị trường mục tiêu. Tức là có thể nhắm vào những đối tượng khách nào hay đường
bay nào hấp dẫn nhất để kinh doanh phù hợp với nguồn lực, khả năng và tiềm năng
của hãng.
Marketing mix (4Ps) trong ngành hàng không:
- Product (service offering)
- Price (fares): fare structure, revenue management, pricing/yield)
- Place (sales and distribuion): internet, call center, city ticket offices, airport ticket
counters, travel agents…
- Promotion (advertising)
6. Kế hoạch khai thác đội bay (Operations plan)

Một kế hoạch khai thác được hiểu đó là các điều kiện vật chất cần thiết để hoạt
động kinh doanh, ví dụ như: địa điểm, cơ sở vật chất, nhân viên, trang thiết bị. Kế
hoạch khai thác sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của hãng hàng không (vận
chuyển hành khách thường lệ/không thường lệ hoặc vận chuyển hàng hóa, hãng hàng
không giá rẻ, VIP charter operator), kế hoạch khai thác cũng có thể bao gồm thông tin
về tồn kho và các nhà cung cấp. Bao gồm: lực lượng lao động, tỷ lệ lãi, lợi nhuận, phân
phối, điều hành, nhà khai thác sân bay, dịch vụ khách hàng, bảo dưỡng, nhà khai thác
mặt đất, khai thác bay, thông tin kỹ thuật, trang thiết bị…
Theo điều 3, Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về vận chuyển hàng không
và hàng không chung, các hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch khai thác đội tàu bay của hãng hàng năm, trung hạn (5 năm) và dài hạn (từ 10
năm trở lên) để thực hiện hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không
chung tại Việt Nam.
Kế hoạch khai thác đội tàu bay đối với hãng hàng không kinh doanh vận chuyển
hàng không phải có các nội dung sau:
a) Dự báo nhu cầu của thị trường vận tải hàng không nội địa, quốc tế, từng đường
bay mà hãng dự kiến khai thác;
b) Dự kiến mạng đường bay; sản lượng vận chuyển, luân chuyển (hành khách, hàng
hóa); hệ số sử dụng tải; thị phần của hãng trên toàn mạng quốc tế, nội địa và trên từng
đường bay;
c) Số lượng theo loại tàu bay dự kiến khai thác toàn mạng; loại tàu bay dự kiến khai
thác trên từng đường bay của hãng;
d) Kế hoạch đảm bảo nguồn lực (nhân lực, tài chính) để khai thác, bảo dưỡng đội
tàu bay.
7. Đội ngũ quản lý (Management team)

Một đội ngũ quản lý hoàn chỉnh với năng lực quản lý cũng như kinh nghiệm sẽ điều
hành và bao quát mọi hoạt động của hãng như: tài chính, đầu tư, kinh doanh…một cách
hiệu quả.
Song song với những vai trò đó, đội ngũ quản lý phải đưa ra những quyết định đúng
đắn quyết định đến sự tồn tại của hãng. Đó có thể là sự lựa chọn những phương án tối
ưu trong kinh doanh, định hướng phát triển công ty, phối hợp hành động cùng toàn bộ
nhân viên, bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả trong thực hiện.
Trong nội dung này, các hang hàng không phải trình bày được về các chức danh
chủ yếu của các vị trí theo quy định của pháp luật về trình độ học vấn, kinh nghiệm
chuyên môn và các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tương ứng cho từng vị trí.
8. Phân tích tài chính (Financials analysis)

Phân tích tài chính liên quan đến việc phân tích, đánh giá khả năng tồn tại trong
nền kinh tế, mức độ ổn định và khả năng tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai của nhà
khai thác nói riêng và ngành hàng không nói chung. Phân tích tài chính sẽ giúp các nhà
đầu tư hoặc kinh doanh quyết định có tiếp tục mô hình kinh doanh và phát triển ý tưởng
hoặc là sẽ đầu tư vào lĩnh vực khác.
Kế hoạch phân tích tài chính sẽ được xây dựng dựa trên các yếu tố sau và điều này
sẽ cung cấp cho các nhà kinh doanh mức đầu tư dự kiến và thời gian hoàn vốn.
- Dự báo về thị trường vận tải hàng không
- Giá vé
- Hệ số tải
- Doanh thu hoạt động mong muốn
- Lợi nhuận dự kiến
- Phân tích độ nhạy của lợi nhuận
- Dòng tiền
- Điểm hòa vốn
9. Kế hoạch thực hiện (Implementation schedule)

Bất cứ một hãng hàng không nào mới thành lập cũng trải qua 3 giai đoạn, cụ thể như
sau:
- Giai đoạn chuẩn bị: Trong giai đoạn này, hãng hàng không cần đưa ra những kế
hoạch để phát triển kinh doanh, mô hình phát triển tài chính, đội ngũ điều hành,
tuyển lựa tàu bay. Giai đoạn này rất quan trọng, vì nếu ta có sự chuẩn bị tốt về mọi
mặt thì hãng sẽ phát triển được trong tương lai.
- Giai đoạn mở rộng: Giai đoạn này thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng, hãng hàng
không cần hoàn thiện về mọi mặt như: các loại chứng chỉ, chứng nhận, nhân viên,
trang thiết bị, nguồn cung cấp trang thiết bị máy bay và bước vào giai đoạn bắt
đầu bay.
- Giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thường kéo
dài từ 3 đến 5 năm, để một hãng hàng không mới thành lập đi vào guồng và phát
triển.
10. Các tài liệu khai thác (Airlines documents)

Các tài liệu hướng dẫn khai thác cần chuẩn bị trước khi thành lập hãng hàng không
đó là:
✓ Aircraft Operating Manual (AOM): Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay
✓ A Maintenance Control Manual: Tài liệu kiểm soát bảo dưỡng
✓ A Minimum Equipment List (MEL): Danh mục trang thiết bị tối thiểu
✓ Configuration Deviation List or equivalent document which contains
information regarding flight with missing aircraft components: Danh mục sai
lệch cấu hình
✓ All normal, abnormal, and emergency checklists, including abbreviated
checklists for use in the cockpit: Danh mục các thiết bị sử dụng ở mhoang hành
khách trong các tình huống thông thường và khẩn cấp
✓ Passenger briefing cards in English language: Thẻ phát thanh thông báo đến
hành khách bằng ngôn ngữ Tiếng Anh
✓ A Cabin Crew Manual: Tài liệu hướng dẫn dành cho tổ tiếp viên
✓ A Weight and Balance Manual: Tài liệu hướng dẫn cân bằng trọng tải
✓ Airport Analysis charts or equivalent reference material: Sơ đồ CHK-SB
✓ A Route Manual: Tài liệu hướng dẫn tuyến đường bay
✓ A Training Manual - Cockpit and cabin crewmembers and flight
dispatchers/flight operations officers: Tài liệu huấn luyện (dành cho tổ lái, tiếp
viên, nhân viên Khai thac/ điều hành bay)
✓ A Dangerous Goods Manual: tài liệu hường dẫn khai thác hàng hóa nguy hiểm
11. Kế hoạch ứng phó và phòng chống rủi ro (Risks and Mitigation Plan)

Ngành hàng không là một ngành kinh doanh đặc thù liên quan mật thiết đến an
ninh quốc gia, do vậy trước khi thành lập hãng hàng không cần có những kế hoạch đối
phó và chống lại những rủi ro một cách hiệu quả. Những rủi ro của một hãng hàng
không mới gặp phải đó là: rủi ro trong kinh doanh, giá xăng dầu, an toàn, thời tiết, kinh
tế, quy định, khủng bố, cơ sở hạ tầng.
I. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung
Điều 2 Nghị định 30/2013/NĐ-CP chia hoạt động hàng không chung thành hai loại
là kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại và hoạt động hàng không
chung không vì mục đích thương mại.
Điều kiện và thủ tục cấp phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương
mại được quy định tại Chương II và điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại được quy định tại Chương
III Nghị 30/2013/NĐ-CP. Trong khi đó, Nghị định 92/2016/NĐ-CP chỉ đề cập đến
“kinh doanh hàng không chung”.
Theo giải thích tại Điều 3, Nghị định 92/2016/NĐ-CP: “Kinh doanh hàng không
chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật hàng không
dân dụng Việt Nam”. Như vậy, “Kinh doanh hàng không chung” được điều chỉnh bởi
Nghị định 92/2016/NĐ-CP chính là “Kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương
mại” theo quy định tại Nghị định 30/2013/NĐ-CP.
Còn các hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì không áp
dụng Nghị định 92/2016/NĐ-CP mà vẫn đăng ký hoạt động theo quy định tại Chương
III Nghị định 30/2013/NĐ-CP.
Theo quy định trong Điều 20/Luật hàng không dân dụng, để được cấp Giấy phép
kinh doanh hàng không chung, cá nhân hay doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều
kiện sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung được cấp cho tổ chức, cá
nhân thực hiện hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung:

• Đối tượng được cấp: pháp nhân Việt Nam; tổ chức được thành lập và hoạt
động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam; văn phòng đại
diện hoặc chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; công dân Việt
Nam thường trú tại Việt Nam; công dân nước ngoài thuờng trú tại Việt Nam;
• Có tàu bay khai thác;
• Có cơ sở bảo dưỡng tàu bay hoặc có hợp đồng dịch vụ với cơ sở bảo dưỡng
tàu bay được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận;
• Thành viên tổ lái được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
• Loại hình hoạt động hàng không chung dự định thực hiện phù hợp chức
năng hoạt động của tổ chức, nhu cầu riêng của cá nhân đề nghị cấp;
• Đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

- Nghị định Số: 76/2007/NĐ-CP, quy định về vốn pháp định đối với doanh nghiệp
kinh doanh vận chuyển hàng không chung là 50 tỷ VNĐ. Theo Cục Hàng không
VN, bản dự thảo trình sửa Nghị định 76 về kinh doanh vận chuyển hàng không
và hàng không chung đã đề xuất nâng vốn pháp định của doanh nghiệp hàng
không. Nguyên nhân của việc nâng vốn pháp định là do năng lực tài chính của
các nhà đầu tư hiện nay còn yếu, qua thực tế hoạt động 3 năm trở lại đây thấy cần
thiết phải bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động. Tuy nhiên, để mở rộng kênh
huy động vốn, đề xuất nhà đầu tư có thể góp vốn bằng bất động sản nhưng mức
góp vốn bằng tiền mặt không ít hơn 2/3 theo mức quy định.
1. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung
Theo quy định tại điều 22/Luật HKDD quy định về việc thẩm định và cấp giấy phép
chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam thẩm
định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung;
quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không
chung sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng.
- Trong quá trình thẩm định, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động hàng không chung phải giải trình bổ sung về các vấn đề có liên quan theo
yêu cầu của cơ quan thẩm định.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung bao gồm các nội dung sau
đây:
• Tên doanh nghiệp, tên giao dịch, địa điểm trụ sở chính; người đại diện theo pháp
luật của tổ chức;

• Họ tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, nơi cấp và ngày cấp chứng minh
nhân dân hoặc số, nơi cấp và ngày cấp hộ chiếu, nơi cư trú của cá nhân;
• Số và ngày cấp của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung;
• Loại hình hoạt động hàng không chung được thực hiện;

• Cảng hàng không, sân bay dự định làm sân bay căn cứ của tàu bay;

• Số lượng, chủng loại, số hiệu đăng ký của tàu bay khai thác.

5.2.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường
hàng không
Trong Nghị định Số: 13/2007/QĐ-BGTVT có quy định rõ về Quy định chung đối với
việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Việc vận chuyển hàng nguy
hiểm bằng đường hàng không phải tuân thủ theo các quy định của:

• Công ước về hàng không dân dụng quốc tế, Phụ lục 18 về vận chuyển an toàn
hàng nguy hiểm bằng đường hàng không (The Safe Transport of Dangerous Goods
by Air);
• Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về vận chuyển hàng nguy hiểm (Technical Instructions
for the Safe Transport of Dangerous Goods by Air – Doc 9284) của Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế (sau đây gọi tắt là Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của ICAO);
• Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
• Pháp luật liên quan đến hàng nguy hiểm được vận chuyển.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm
thường lệ
bằng đường hàng không của hãng hàng không nước ngoài
Theo điều khoản 5 nghị định Số: 13/2007/QĐ-BGTVT, quy định như sau:

• Được cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ tại Việt Nam.
• Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng
không còn giá trị do Quốc gia của hãng hàng không hoặc của người khai thác tàu
bay liên quan cấp và được Cục Hàng không Việt Nam công nhận.
• Có nhân viên chịu trách nhiệm về vận chuyển hàng nguy hiểm tại cảng hàng
không, sân bay liên quan của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định về nhân
viên hàng không.
3. Thủ tục, trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy
hiểm thường lệ bằng đường hàng không của hãng hàng không nước ngoài
Theo điều khoản 6 Nghị định Số: 13/2007/QĐ-BGTVT, quy định về thủ tục và trình tự
cấp như sau :

• Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận
chuyển hàng nguy hiểm thường lệ bằng đường hàng không phải gửi hồ sơ tới Cục
Hàng không Việt Nam, bao gồm các tài liệu sau đây:
o Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm
thường lệ bằng đường hàng không;
o Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng
đường hàng không do Quốc gia của hãng hàng không hoặc của người khai
thác tàu bay liên quan cấp;
o Bản sao Chứng chỉ chuyên môn về vận chuyển hàng nguy hiểm của nhân
viên nêu tại khoản 3 Điều 5 của Quyết định này được cấp bởi cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công
nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không.
o Biên lai hoặc tài liệu xác nhận về nộp lệ phí.
• Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam
thẩm định, đánh giá nội dung hồ sơ và quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm thường lệ bằng đường hàng không. Trong
trường hợp từ chối đơn đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị
biết và nêu rõ lý do. Trong quá trình thẩm định, Cục Hàng không Việt Nam có
quyền yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung những tài liệu liên quan hoặc giải trình
trực tiếp.
• Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm thường lệ bằng đường
hàng không bị mất giá trị hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
o Không còn đáp ứng được điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
o Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận;
o Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi Giấy chứng nhận.
5.2.5. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC- Air Operator Certificates)
Ngày nay, để giảm thiểu tình trạng nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép
kinh doanh nhưng lại không có đủ năng lực duy trì điều kiện khai thác lâu dài, trong dự
thảo sửa đổi Nghị định 76, Cục Hàng không cũng đề xuất hãng hàng không phải đạt
được chứng chỉ Nhà khai thác (AOC) sau 12 tháng kể từ khi được cấp phép so với 24
tháng hiện nay. Nếu đang hoạt động mà bị thu hồi AOC vì không đảm bảo tiêu chuẩn
khai thác, bảo dưỡng, tàu bay... thì phải khắc phục lỗi và đạt AOC sau 12 tháng nếu
không muốn bị thu hồi giấy phép.
Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay được Nhà chức trách hàng không một
quốc gia cấp cho một tổ chức để chứng nhận việc đáp ứng các yêu cầu của Luật hàng
không và Quy chế khai thác tàu bay vận tải thương mại của quốc gia đó. Ở nước ta, tổ
chức được Cục HKVN cấp Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay khi đáp ứng các
điều kiện theo quy định tại Điều 22 Luật HKDDVN 2006, sửa đổi 2014 về Người khai
thác tàu bay như sau:
Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay. Người khai
thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ
Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay. Người
khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương
mại.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ có các nhà đầu tư nghiêm túc, có tiềm lực
mới có thể đạt AOC ngay từ khi bắt đầu khai thác hoặc thời gian rất ngắn sau đó. Trong
số những hãng hàng không đang kinh doanh tại thị trường vận tải Việt Nam thì chỉ có
duy nhất có AirMekong là có AOC từ ngày đầu hoạt động, còn lại các hãng khác đều
phải đi thuê AOC hoặc đã từng thuê AOC với các hợp đồng thuê ướt cả tàu bay, bảo
dưỡng, phi công, tiếp viên... Do vậy, với quy định mới này, khả năng xuất hiện những
công ty hàng không không đủ tiềm năng khai thác sẽ không còn.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
Theo quy định tại Điều 13 Luật HKDDVN 2006, sửa đổi 2014 về điều kiện cấp
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay:
a) Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay
phù hợp;
b) Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với
tính chất và quy mô khai thác;
d) Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
đ) Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
Trách nhiệm của người khai thác tàu bay:
 Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an
toàn.

 Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.

 Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
 Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện
thành thạo cho các loại hình khai thác.

 Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.

 Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả
trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác,
bảo dưỡng tàu bay.

 Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.

Các giấy tờ và tài liệu mang theo tàu bay:


• Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Quốc Tịch Tàu Bay - Nationality Registration
Certificate

• Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Bay - Certificate Of Airworthiness

• Giấy Chứng Nhận Người Khai Thác Tàu Bay - Aircraft Operator Certificate

• Giấy Phép, Chứng Chỉ Phù Hợp Của Thành Viên Tổ Bay – Crewmembers’
Permits And Certificates

• Nhật Ký Bay - The Journey Log Book

• Giấy Phép Sử Dụng Thiết Bị Vô Tuyến Điện Trên Tàu Bay, Nếu Được Lắp Đặt
- Radio Equipment’s Permit

• Tài Liệu Hướng Dẫn Bay Dành Cho Tổ Lái - Flight Manuals

• Danh Sách Hành Khách Trong Trường Hợp Vận Chuyển Hành Khách - A List
Of Passengers

• Bản Kê Khai Hàng Hoá Trong Trường Hợp Vận Chuyển Hàng Hoá - A Manifest
Of Cargo

• Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự - The Certificate Of Civil
Liability Insurance
• Tài Liệu Hướng Dẫn Khai Thác Tàu Bay - Aircraft Operations Manual

Danh mục các văn bản pháp luật về vận chuyển hàng không và hoạt
động hàng không chung
- Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh
doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
- Thông tư 35/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về quản lý giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không không thuộc danh mục
phí và lệ phí
- Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ tướng Chính
phủ quy định thí điểm một số cơ chế tài chính đặc thù của Cục hàng không Việt
Nam
- Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT ngày 27/2/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành
khách bằng đường hàng không
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ
Giao thông vận tải về việc công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển
hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
- Thông tư số 14/2009/TT-BGTVT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định việc báo cáo hoạt động và số liệu thống kê trong ngành
hàng không dân dụng Việt Nam
- Thông tư số 18/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 13/2007/QĐ-
BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải về việc công nhận
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng
không
- Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng
không chung
- Thông tư số 16/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT
ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc vận
chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
- Thông tư 11/VBHN-BGTVT ngày 14/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về việc cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển
hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
- Thông tư 08/VBHN-BGTVT ngày 28/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không
chung

You might also like