Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 83

- Hiệp định Việt Nam - US (Bản 2004 và bản sửa đổi 2010) 2...

21
- Hiệp định Việt Nam - Sin 27
- Hiệp định Việt Nam - Hy Lạp 36
- Hiệp định Việt Nam - Brunei 50
- Hiệp định Việt Nam - Campuchia 62
- Hiệp định Việt Nam - EU 65
- Hiệp định Việt Nam - Canada 77
- Hiệp định Việt Nam - Indonesia 100
- Hiệp định Việt Nam - Trung quốc 111
- Hiệp định US - EU 118

1
BỘ NGOẠI GIAO  
*******  

SỐ: 31/2004/LPQT Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2004


 Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2004./.

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO


KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC
QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Nguyễn Hoàng Anh


 
HIỆP ĐỊNH
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH
PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là các Bên);
Mong muốn thúc đẩy hệ thống vận tải hàng không trên cơ sở cạnh tranh giữa các hãng hàng không trên thị trường với sự
can thiệp và điều tiết tối thiểu của chính phủ;
Mong muốn tạo thuận lợi cho việc mở rộng các cơ hội trong vận tải hàng không quốc tế;
Mong muốn tạo khả năng cho các hãng hàng không cung cấp cho công chúng đi lại và người gửi hàng nhiều khả năng lựa
chọn dịch vụ ở mức giá thấp nhất nhưng không phải là phân biệt đối xử và cũng không phải là việc lạm dụng vị thế ưu tiên
và mong muốn khuyến khích từng hãng hàng không định ra và áp dụng các mức giá có tính đổi mới và cạnh tranh;
Mong muốn đảm bảo mức độ an toàn và an ninh cao nhất trong vận tải hàng không quốc tế và khẳng định lại mối quan tâm
sâu sắc đối với các hành vi hoặc đe doạ chống lại an ninh của tầu bay có thể gây nguy hại đến sự an toàn của con người
hoặc tài sản, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động vận tải hàng không, và phá hoại lòng tin của công chúng đối với sự an toàn
của hàng không dân dụng; và
Là thành viên của Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế mở để ký tại Chicago ngày 07/12/1944;
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Định nghĩa
Dùng cho Hiệp định này, trừ phi được quy định khác, thuật ngữ:
1. “Nhà chức trách hàng không” chỉ đối với trường hợp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục Hàng không
Dân dụng Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, hoặc tổ chức kế nhiệm và bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có thẩm quyền thực
hiện các chức năng của nhà chức trách nói trên; và đối với trường hợp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chỉ Bộ Giao thông
Vận tải hoặc tổ chức kế nhiệm;
2. “Hiệp định” chỉ Hiệp định này, các Phụ lục và bất kỳ sửa đổi nào của Hiệp định;
3. “Vận tải hàng không” chỉ vận tải công cộng chuyên chở bằng tầu bay hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện, một
cách riêng rẽ hay kết hợp nhằm lấy tiền công hoặc tiền thuê;
4. “Công ước” chỉ Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, mở để ký tại Chicago ngày 07 tháng 12 năm 1994, và bao
gồm:
a) bất kỳ sửa đổi nào có hiệu lực theo Điều 94 (a) của Công ước và đã được cả Hai bên phê chuẩn, và
b) bất kỳ Phụ lục hoặc sửa đổi nào của Công ước được thông qua theo Điều 90 của Công ước, trong chừng mực Phụ lục và
sửa đổi đó tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào, có hiệu lực đối với cả Hai bên;
5. “Hãng hàng không được chỉ định” chỉ một hãng hàng không được chỉ định và được cấp phép phù hợp với Điều 3 của
Hiệp định này;
6. “Chi phí đầy đủ” chỉ chi phí của việc cung cấp dịch vụ cộng với một khoản thu hợp lý về chi phí hành chính;
7. “Vận tải hàng không quốc tế” chỉ hoạt động vận tải hàng không đi qua vùng trời của lãnh thổ của hơn một Quốc gia;

2
8. “Giá cước” chỉ bất kỳ giá, cước hay khoản thu cho việc vận chuyển hành khách (và hành lý của họ), và/hoặc hàng hóa
(trừ bưu kiện) trong vận tải hàng không do các hãng hàng không, kể cả các đại lý của họ thu, và các điều kiện điều chỉnh
việc áp dụng giá, cước hoặc khoản thu đó;
9. “Dừng vì mục đích phi thương mại” chỉ việc hạ cánh vì bất kỳ mục đích nào không phải là để lấy lên hoặc cho xuống
hành khách, hành lý, hàng hóa và/hoặc bưu kiện trong vận tải hàng không;
10. “Lãnh thổ” chỉ các vùng đất (đất liền và hải đảo), nội thủy và lãnh hải, vùng trời nằm trên vùng đất, nội thủy và lãnh hải
đó thuộc chủ quyền, quyền tài phán của một Bên.
11. “Phí và lệ phí sử dụng” chỉ khoản thu đối với các hãng hàng không cho việc cung cấp các phương tiện hoặc dịch vụ sân
bay, không vận, hoặc an ninh hàng không, bao gồm cả các phương tiện và dịch vụ liên quan.
Điều 2. Trao quyền
1. Mỗi Bên trao cho Bên kia các quyền sau đây để các hãng hàng không của Bên kia thực hiện vận tải hàng không quốc tế:
a) quyền bay qua lãnh thổ của mình mà không hạ cánh;
b) quyền hạ cánh trong lãnh thổ của mình vì các mục đích phi thương mại; và
c) các quyền khác được nêu trong Hiệp định này
2. Không điểm nào trong Điều này được coi là cho phép một hoặc các hãng hàng không của một Bên quyền lấy lên tầu bay,
trên lãnh thổ của Bên kia, hành khách, hàng hóa hoặc bưu kiện để vận chuyển có thu tiền đến một điểm khác trong lãnh thổ
của Bên kia.
Điều 3. Chỉ định và Cấp phép
1. Mỗi Bên có quyền chỉ định bao nhiêu hãng hàng không là do ý mình để thực hiện vận tài hàng không quốc tế phù hợp
với Hiệp định này và thu hồi hoặc thay đổi việc chỉ định như vậy. Các chỉ định như vậy sẽ được thông báo cho Bên kia
bằng văn bản thông qua đường ngoại giao, và phải xác định rõ hãng hàng không được phép thực hiện loại hình vận tải hàng
không nào nêu trong Phụ lục I hoặc Phụ lục II hoặc cả hai Phụ lục.
2. Khi nhận được sự chỉ định và đơn xin của hãng hàng không được chỉ định, theo hình thức và cách thức được quy định
đối với việc cấp phép khai thác và các phép kỹ thuật, Bên kia sẽ cấp phép khai thác thích hợp và các phép kỹ thuật với sự
chậm trễ về thủ tục ở mức tối thiểu, với điều kiện:
a) sở hữu chính và kiểm soát hữu hiệu của hãng hàng không đó thuộc về Bên chỉ định hãng hàng không đó, thuộc về công
dân của Bên đó, hoặc cả hai;
b) hãng hàng không được chỉ định có đủ tiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện được quy định theo luật và các quy định thường
áp dụng đối với hoạt động vận tải hàng không quốc tế của Bên xét giải quyết đơn của hãng hàng không; và
c) Bên chỉ định hãng hàng không duy trì và quản lý các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 (An toàn) và Điều 7 (An ninh Hàng
không)
Điều 4. Thu hồi Giấy phép.
1. Một Bên có thể thu hồi, đình chỉ hoặc giới hạn phép khai thác hoặc các phép kỹ thuật của một hãng hàng không do Bên
kia chỉ định khi:
a) sở hữu chính và kiểm soát hữu hiệu của hãng hàng không đó không thuộc về Bên kia, công dân của Bên đó hoặc cả hai;
b) hãng hàng không không tuân thủ luật pháp và các quy định được nêu tại Điều 5 (Áp dụng Luật) của Hiệp định này; hoặc
c) Bên kia không duy trì và quản lý các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 (An toàn).
2. Trừ khi hành động tức thời là cần thiết để ngăn chặn việc tiếp tục vi phạm các mục 1b hoặc 1c của Điều này, quyền được
xác lập theo Điều này chỉ được thực hiện sau khi đã trao đổi ý kiến với Bên kia.
3. Điều này không giới hạn quyền của một Bên thu hồi, đình chỉ, hạn chế hoặc áp đặt các điều kiện đối với giấy phép khai
thác hoặc phép kỹ thuật của một hãng hàng không hoặc các hãng hàng không của Bên kia phù hợp với các quy định của
Điều 7 (An ninh Hàng không).
Điều 5. Áp dụng Luật.
1. Trong khi vào, ở trong hoặc rời lãnh thổ của một Bên, luật pháp và các quy định liên quan tới việc khai thác và dẫn
đường tầu bay của Bên đó phải được các hãng hàng không của Bên kia tuân thủ.
2. Trong khi vào, ở trong hoặc rời lãnh thổ của một Bên, luật pháp và các quy định liên quan tới việc nhập cảnh hoặc xuất
cảnh khỏi lãnh thổ Bên đó của hành khách, tổ lái hoặc hàng hóa trên tầu bay (bao gồm cả các quy định liên quan tới nhập
cảnh, thông quan, an ninh hàng không, nhập cư, hộ chiếu, hải quan, và kiểm dịch hoặc, trong trường hợp bưu kiện, là quy

3
định về bưu chính) phải được hành khách, tổ lái hoặc hàng hóa của các hãng hàng không của Bên kia tuân thủ hoặc được
tuân thủ thay mặt họ.
Điều 6. An toàn Hàng không
1. Mỗi Bên, đối với mục đích khai thác vận tải hàng không được quy định trong Hiệp định này, sẽ công nhận hiệu lực các
chứng chỉ đủ điều kiện bay, các chứng chỉ năng lực, và các bằng do Bên kia cấp hoặc công nhận và đang có hiệu lực, với
điều kiện các yêu cầu đối với các chứng chỉ hoặc bằng như vậy ít nhất cũng phải tương đương với các tiêu chuẩn tối thiểu
có thể được xác lập theo Công ước. Tuy nhiên, mỗi Bên có thể từ chối công nhận hiệu lực, đối với mục đích chuyến bay
bay qua lãnh thổ của mình, các chứng chỉ năng lực và bằng do Bên kia cấp hoặc công nhận hiệu lực cho các công dân của
mình.
2. Mỗi bên có thể đề nghị trao đổi ý kiến liên quan tới các tiêu chuẩn an toàn mà Bên kia duy trì liên quan tới các trang thiết
bị hàng không, tổ lái, tầu bay và hoạt động của các hãng hàng không được chỉ định. Nếu, sau các cuộc trao đổi ý kiến, một
Bên nhận thấy Bên kia không duy trì và quản lý một cách hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn và các yêu cầu trong lĩnh vực
này, mà ít nhất cũng tương đương với các tiêu chuẩn tối thiểu có thể xác lập theo Công ước, thì Bên kia sẽ được thông báo
về những phát hiện đó và những bước được coi là cần thiết để làm cho phù hợp với những tiêu chuẩn tối chuẩn này; và Bên
kia phải tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp. Mỗi Bên giữ quyền thu hồi, hoặc hạn chế phép khai thác hoặc các phép
kỹ thuật của một hay nhiều hãng hàng không do Bên kia chỉ định trong trường hợp bên đó không tiến hành các biện pháp
khắc phục thích hợp trong một khoảng thời gian hợp lý.
Điều 7. An ninh Hàng không
1. Phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, các Bên khẳng định rằng nghĩa vụ của mình đối với Bên
kia nhằm bảo vệ an ninh của hàng không dân dụng chống lại hành vi can thiệp bất hợp pháp là bộ phận cấu thành của Hiệp
định này. Không hạn chế tính chất chung của các quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, các Bên đặc biệt hành động phù hợp
với các quy định của Công ước về Sự phạm tội và Các hành vi khác thực hiện trên Tầu bay, ký tại Tokyo ngày 14/09/1963,
Công ước về Ngăn chặn Hành vi Chiếm đoạt Bất hợp pháp Tầu bay ký tại La Hay ngày 16/12/1970 và Công ước về Ngăn
chặn các Hành vi Bất hợp pháp Chống lại Sự an toàn của Hàng không Dân dụng ký tại Montreal ngày 23/09/1971, và Nghị
định thư về Ngăn chặn các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các sân bay phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, làm tại
Montreal ngày 24/02/1988.
2. Các Bên sẽ dành cho nhau sự giúp đỡ cần thiết khi có yêu cầu để ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt tầu bay dân dụng bất
hợp pháp và các hành vi bất hợp pháp khác chống lại sự an toàn của tầu bay, hành khách và tổ lái, sân bay, các phương tiện
không lưu, và xử lý bất cứ đe doạ nào đối với an ninh của không lưu dân dụng.
3. Trong mối quan hệ qua lại, các Bên sẽ hành động phù hợp với các tiêu chuẩn an ninh hàng không và các khuyến cáo
thực hành thích hợp do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế thiết lập và quy định thành Phụ lục của Công ước; các Bên
sẽ yêu cầu các nhà khai thác thuộc đăng ký của mình, các nhà khai thác tầu bay có trụ sở kinh doanh chính hoặc thường trú
trên lãnh thổ của mình, và các nhà khai thác sân bay trên lãnh thổ của mình hành động phù hợp với những điều khoản về an
ninh hàng không đó.
4. Mỗi Bên đồng ý tuân thủ các quy định về an ninh theo yêu cầu của Bên kia khi vào, ra hoặc ở trong lãnh thổ của Bên đó
và áp dụng đầy đủ các biện pháp nhằm bảo vệ tầu bay và kiểm tra hành khách, tổ bay và hành lý của họ và các vật dụng
mang theo người cũng như hàng hóa và hàng dự trữ trên tầu bay, trước và trong khi đưa khách và hàng hóa lên tầu bay.
Mỗi Bên cũng sẽ xem xét một cách tích cực đối với bất cứ yêu cầu nào của Bên kia về các biện pháp an ninh đặc biệt để
phối hợp với một đe doạ cụ thể nào đó.
5. Khi xảy ra một sự vụ hoặc mối đe doạ xảy ra sự vụ chiếm giữ tầu bay bất hợp pháp hoặc các hành vi bất hợp pháp khác
chống lại sự an toàn của hành khách, tổ bay, tầu bay, sân bay hoặc các trang thiết bị dẫn đường, các Bên sẽ trợ giúp lẫn
nhau bằng cách tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc và áp dụng các biện pháp thích hợp để chấm dứt một cách nhanh chóng
và an toàn các sự vụ hoặc mối đe doạ đó.
6. Khi một Bên có lý do hợp lý để tin rằng Bên kia đã đi chệch ra khỏi các quy định về an ninh hàng không của Điều này,
nhà chức trách hàng không của Bên đó có thể yêu cầu trao đổi ý kiến ngay với nhà chức trách hàng không của Bên kia.
Việc không đạt được thỏa thuận thỏa đáng trong vòng 15 ngày kể từ ngày yêu cầu như vậy sẽ là lý do để thu hồi, đình chỉ,
giới hạn, hoặc áp đặt các điều kiện đối với phép khai thác và phép kỹ thuật của một hoặc các hãng hàng không của Bên kia.
Trong trường hợp khẩn cấp, một Bên có thể áp dụng biện pháp lâm thời trước khi kết thúc thời hạn 15 ngày.
Điều 8. Các cơ hội Thương mại

4
1. Các hãng hàng không của một Bên có quyền thiết lập các văn phòng trên lãnh thổ của Bên kia để quảng cáo và bán vận
tải hàng không.
2. Các hãng hàng không được chỉ định của một Bên sẽ được phép, theo luật pháp và các quy định của Bên kia liên quan tới
nhập cảnh, cư trú và lao động, đưa vào và duy trì trên lãnh thổ của Bên kia nhân viên quản lý, bán hàng, kỹ thuật, khai thác
và chuyên môn khác cần thiết để cung cấp vận tải hàng không.
3. Mỗi hãng hàng không được chỉ định có quyền thực hiện hoạt động phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cho mình trên
lãnh thổ của Bên kia (“tự phục vụ”) hoặc, theo ý mình, lựa chọn trong số các công ty cạnh tranh khác cung cấp dịch vụ đó,
toàn bộ hoặc từng phần. Các quyền này chỉ tùy thuộc duy nhất vào các hạn chế khách quan phát sinh từ các yêu cầu của an
toàn sân bay. Khi các yêu cầu đó không cho phép tự phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương
mại mặt đất sẽ được cung cấp trên cơ sở bình đẳng đối với tất cả các hãng hàng không; các khoản thu sẽ được tính trên cơ
sở chi phí cung cấp dịch vụ; và các dịch vụ đó phải tương đương với loại hình và chất lượng của dịch vụ khi tự phục vụ kỹ
thuật thương mại mặt đất được thực hiện.
4. Bất kỳ hãng hàng không nào của mỗi Bên cũng có thể tham gia vào bán vận tải hàng không trên lãnh thổ của Bên kia
một cách trực tiếp, hoặc theo ý của mình, thông qua các đại lý, trừ phi có thể được quy định cụ thể trong quy định về vận
tải thuê chuyến của quốc gia nơi có xuất phát chuyến bay thuê chuyến liên quan đến việc bảo hộ tiền của hành khách, việc
hủy chỗ của hành khách và các quyền hoàn trả tiền. Mỗi hãng hàng không sẽ có quyền bán vận tải như vậy và bất cứ người
nào cũng có quyền mua vận tải đó bằng đồng tiền của vùng lãnh thổ đó, hoặc bằng các đồng tiền tự do chuyển đổi theo
mức độ cho phép của luật pháp và quy định của quốc gia, với điều kiện việc này được áp dụng trên cơ sở không phân biệt
đối xử.
5. Mỗi hãng hàng không có quyền chuyển đổi và chuyển về nước mình, theo yêu cầu, các khoản thu ở địa phương còn lại
sau khi đã trừ các khoản chi tiêu tại chỗ. Việc chuyển đổi và chuyển tiền như vậy sẽ được cấp phép ngay, không có hạn chế
hoặc thuế áp dụng đối với các khoản đó theo tỷ giá áp dụng đối với các giao dịch hiện hành vào ngày hãng hàng không gửi
đơn lần đầu xin chuyển tiền.
6. Các hãng hàng không của mỗi Bên sẽ được phép thanh toán các phí tổn tại địa phương, bao gồm cả việc mua nhiên liệu,
trên lãnh thổ của Bên kia bằng đồng tiền địa phương thu được từ các dịch vụ cung cấp theo Hiệp định này. Nếu muốn, các
hãng hàng không của mỗi Bên có thể thanh toán các phí tổn như vậy bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với quy chế
quản lý tiền tệ của Bên kia.
7. Khi khai thác hoặc giới thiệu các chuyến bay cho phép trên các đường bay đã thoả thuận, bất cứ hãng hàng không được
chỉ định nào của một Bên ký kết có thể tham gia vào các thoả thuận hợp tác tiếp thị như thỏa thuận trao đổi chỗ, liên danh
hoặc thuê tầu bay, với
a) một hay các hãng hàng không của Bên kia;
b) một hay các hãng hàng không của quốc gia thứ ba, và
c) nhà cung cấp vận tải mặt đất của bất kỳ quốc gia nào;
Miễn là tất cả các quốc gia tham gia các thỏa thuận như vậy (i) có quyền thích hợp và (ii) đáp ứng các yêu cầu thường được
áp dụng với các thỏa thuận như vậy.
8. Mặc dù có bất cứ quy định nào khác của Hiệp định này, các hãng hàng không và các nhà cung cấp gián tiếp vận tải hàng
hóa của cả hai Bên sẽ được phép thuê, không bị hạn chế, liên quan đến vận tải hàng không quốc tế, bất cứ vận chuyển hàng
hóa mặt đất nào đến hoặc từ bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ của các Bên bao gồm việc vận chuyển đến và từ tất cả các sân
bay có hải quan, và bao gồm, nếu thích hợp, quyền vận chuyển hàng hóa trong kho theo các luật và quy định có liên quan.
Hàng hóa như vậy, cho dù được vận chuyển trên mặt đất hay trên không, sẽ phải qua khám xét hải quan sân bay. Các hãng
hàng không có thể lựa chọn tự mình thực hiện việc chuyên chở mặt đất hoặc thực hiện thông qua các thỏa thuận với các
nhà chuyên chở mặt đất khác, bao gồm vận chuyển mặt đất do các hãng hàng không khác khai thác và các nhà cung cấp
vận tải hàng hóa hàng không gián tiếp. Các dịch vụ hàng hóa liên phương thức như vậy có thể được tiếp thị với một giá,
thông qua việc kết hợp giá vận tài hàng không và mặt đất, miễn là các nhà vận chuyển không bị hiểu nhầm về các thông tin
thực tế của việc vận chuyển đó.
Điều 9. Thuế và Phí, Lệ phí Hải quan.
1. Khi đến lãnh thổ của một Bên, tầu bay do hãng hàng không chỉ định của Bên kia khai thác trong vận tải hàng không quốc
tế, các thiết bị tầu bay thường xuyên của họ, thiết bị mặt đất, nhiên liệu, dầu nhờn, các trang thiết bị kỹ thuật tiêu dùng, phụ
tùng (bao gồm cả động cơ), vật phẩm trên tầu bay (bao gồm nhưng không hạn chế ở các loại như thực phẩm, nước giải khát

5
và rượu, thuốc lá và các vật phẩm khác dành để bán cho hành khách hoặc phục vụ hành khách với số lượng hạn chế trong
chuyến bay), và các vật phẩm khác dự định hoặc được dùng riêng cho việc khai thác hoặc bảo trì tầu bay tham gia vận tải
hàng không quốc tế sẽ được miễn, trên cơ sở có đi có lại, các hạn chế về nhập khẩu, thuế tài sản và thuế vốn, thuế hải quản,
thuế tiêu dùng và các loại phí và lệ phí tương tự mà (a) các cơ quan trong nước thu, và (b) không dựa trên chi phí của dịch
vụ được cung cấp, với điều kiện các thiết bị và vật phẩm đó được lưu giữ trên tầu bay.
2. Cũng miễn, trên cơ sở có đi có lại, các khoản thuế, phí và lệ phí được nêu tại khoản 1 của Điều này, trừ các khoản thu
tính trên chi phí của dịch vụ được cung cấp, với điều kiện:
a) vật phẩm tầu bay được mang vào hoặc cung cấp trong lãnh thổ của một Bên và mang trên tầu bay, trong giới hạn hợp lý,
để sử dụng trên tầu bay ra nước ngoài của một hãng hàng không của Bên kia tham gia vào vận tải hàng không quốc tế, ngay
cả trong trường hợp các vật phẩm này sẽ được sử dụng trên một chặng bay trong lãnh thổ của Bên nơi chúng được đưa lên
tầu bay;
b) thiết bị mặt đất và phụ tùng (bao gồm cả động cơ) được đưa vào lãnh thổ của một Bên để bảo quản, bảo dưỡng hoặc sửa
chữa tầu bay được sử dụng trong vận tải hàng không quốc tế của một hãng hàng không của Bên kia;
c) nhiên liệu, dầu nhờn và vật phẩm kỹ thuật tiêu dùng được đưa vào hoặc cung cấp trong lãnh thổ của một Bên để sử dụng
trên tầu bay tham gia vận tải hàng không quốc tế của một hãng hàng không được chỉ định của Bên kia, ngay cả khi các vật
phẩm này sẽ được sử dụng trên một phần của chuyến bay trong lãnh thổ của Bên nơi chúng được đưa lên tầu bay; và
d) các tài liệu tiếp thị và quảng cáo được đưa vào hoặc cung cấp trong lãnh thổ của một Bên và được mang lên tầu bay,
trong giới hạn hợp lý, để sử dụng trên tầu bay ra nước ngoài của một hãng hàng không của Bên kia tham gia vào vận tải
hàng không quốc tế, ngay cả khi các tài liệu đó sẽ được sử dụng trên một phần của chuyến bay trong lãnh thổ của Bên mà
các tài liệu này được mang lên tầu bay
3. Thiết bị và vật phẩm được nói tới tại khoản 1 và 2 của Điều này có thể được yêu cầu đặt dưới sự giám sát và kiểm soát
của nhà chức trách thích hợp.
4. Việc miễn thu quy định trong Điều này cũng sẽ được áp dụng khi các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký
hợp đồng với một hãng hàng không khác mà cũng được hưởng sự miễn thu tương tự từ Bên kia, đối với việc cho vay hay
chuyển giao trên lãnh thổ của Bên kia những vật phẩm được nêu tại khoản 1 và 2 của Điều này.
Điều 10. Phí và Lệ phí Sử dụng
1. Phí và lệ phí sử dụng do nhà chức trách hoặc cơ quan thu phí và lệ phí có thẩm quyền của mỗi Bên quy định thu đối với
các hãng hàng không của Bên kia phải công bằng, hợp lý, không phân biệt đối xử và phân bổ ngang bằng giữa các nhóm
người sử dụng. Trong bất cứ trường hợp nào, mọi loại phí và lệ phí sử dụng sẽ được thu từ hãng hàng không của Bên kia
với điều kiện không được kém ưu đãi hơn các điều kiện ưu đãi nhất áp dụng đối với bất cứ hãng hàng không nào khác tại
thời điểm thu phí và lệ phí đó.
2. Phí và lệ phí sử dụng mà các hãng hàng không của Bên kia phải trả có thể phản ánh, nhưng không được vượt quá, tổng
chi phí của nhà chức trách hay cơ quan thu phí và lệ phí có thẩm quyền cung cấp các phương tiện và dịch vụ sân bay, môi
trường sân bay, không lưu và an ninh hàng không tại sân bay hay trong hệ thống sân bay. Tổng chi phí như vậy có thể bao
gồm một lợi nhuận trên tài sản hợp lý sau khấu hao. Các trang thiết bị và dịch vụ có thu phí và lệ phí phải được cung ứng
trên cơ sở hiệu quả và kinh tế.
3. Các bên khuyến khích việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa các nhà chức trách hoặc cơ quan thu phí và lệ có thẩm quyền
trên lãnh thổ của mình với các hãng sử dụng dịch vụ và các trang thiết bị, và khuyến khích các nhà chức trách hoặc cơ quan
thu phí và lệ phí có thẩm quyền và các hãng hàng không trao đổi những thông tin cần thiết cho phép xem xét lại một cách
chính xác tính hợp lý của các khoản phí và lệ phí phù hợp với các nguyên tắc của khoản 1 và 2 của Điều này. Các Bên
khuyến khích các nhà chức trách hoặc cơ quan thu phí và lệ phí có thẩm quyền gửi thông báo thích hợp cho các hãng hàng
không về bất cứ dự kiến thay đổi nào về phí và lệ phí sử dụng để tạo điều kiện cho các hãng hàng không bày tỏ quan điểm
của mình trước khi tiến hành thay đổi.
4. Sẽ không Bên nào, trong quy trình giải quyết tranh chấp theo Điều 14, bị coi là vi phạm quy định của Điều này, trừ phi
(a) Bên đó không xem xét đến phí, lệ phí hay các vấn đề liên quan đến phí, lệ phí mà Bên kia khiếu nại trong một khoảng
thời gian hợp lý; hoặc (b) sau khi xem xét Bên đó không thực hiện tất cả các bước trong phạm vi thẩm quyền của mình để
khắc phục bất cứ khoản phí, lệ phí hay các vấn đề liên quan đến phí, lệ phí mà không phù hợp với Điều này.
Điều 11. Cạnh tranh bình đẳng

6
1. Các Bên sẽ cho phép các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên được hưởng một cơ hội bình đẳng và ngang
bằng để cạnh tranh trong vận tải hàng không quốc tế được quy định tại Hiệp định này.
2. Các Bên sẽ cho phép mỗi hãng hàng không được chỉ định quyết định tần suất và tải cung ứng của vận tải hàng không
quốc tế mà nó cung cấp dựa trên các xem xét thương mại trên thị trường. Theo quyền này, không Bên nào được đơn
phương giới hạn khối lượng vận tải, tần suất hoặc tính thường xuyên của dịch vụ, hoặc loại hay các loại tầu bay do các
hãng hàng không được chỉ định của Bên kia khai thác, trừ trường hợp vì các lý do về hải quan, kỹ thuật, khai thác hoặc môi
trường đòi hỏi theo các điều kiện đồng bộ phù hợp với Điều 15 của Công ước.
3. Không Bên nào được áp đặt đối với các hãng hàng không được chỉ định của Bên kia yêu cầu từ chối – ban đầu, tỷ lệ
nhận vận chuyển, phí không - phản đối, hoặc bất cứ yêu cầu nào khác liên quan đến tải cung ứng, tần suất hoặc khai thác có
thể trái với các mục đích của Hiệp định này.
4. Không Bên nào được đòi hỏi các hãng hàng không của Bên kia đệ trình lịch bay, các chương trình bay thuê chuyến hoặc
các kế hoạch khai thác để phê duyệt, trừ trường hợp cần thiết trên cơ sở không phân biệt đối xử nhằm đảm bảo các điều
kiện đồng bộ đã nêu trong khoản 2 của Điều này hoặc có thể đã được đặc biệt cho phép trong một Phụ lục của Hiệp định
này. Nếu một Bên đòi hỏi việc đệ trình vì các mục đích thu thập thông tin, Bên đó sẽ giảm thiểu gánh nặng hành chính của
các yêu cầu và thủ tục đệ trình đối với các đại diện trung gian trong vận tải hàng không và các hãng hàng không được chỉ
định của Bên kia.
Điều 12. Giá cước
1. Các Bên sẽ cho phép từng hãng hàng không được chỉ định xây dựng giá cước vận tải hàng không trên cơ sở xem xét các
khía cạnh thương mại trên thị trường. Sự can thiệp của các Bên sẽ chỉ giới hạn ở mức:
a) ngăn chặn giá cước hoặc thực tiễn phân biệt đối xử không hợp lý;
b) bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cao bất hợp lý hoặc có điều kiện hạn chế do việc lạm dụng vị trí chi phối; và
c) bảo vệ các hãng hàng không khỏi tình trạng giá thấp giả tạo vì có trợ giá hoặc giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp của chính
phủ.
2. Giá cước đối với vận tải hàng không quốc tế giữa lãnh thổ của các Bên sẽ không bị yêu cầu đệ trình. Mặc dù có quy định
trên, khi được yêu cầu, các hãng hàng không được chỉ định của các Bên sẽ tiếp tục cho nhà chức trách hàng không các Bên
tiếp cận ngay lập tức các thông tin về giá cước trước đây, hiện tại và dự kiến theo phương thức và mẫu có thể chấp nhận đối
với các nhà chức trách hàng không.
3. Không Bên nào đơn phương có hành động ngăn chặn việc đưa vào áp dụng hoặc tiếp tục áp dụng một giá cước dự kiến
áp dụng hoặc đã áp dụng bởi (i) một hãng hàng không của mỗi Bên trả cho vận tải hàng không quốc tế giữa các lãnh thổ
của các Bên, hoặc (ii) một hãng hàng không của một Bên trả cho vận tải hàng không quốc tế giữa lãnh thổ của Bên kia và
bất kỳ nước nào khác, bao gồm trong cả 2 trường hợp vận tải trên cơ sở thông chặng và nội chặng. Nếu một Bên tin tưởng
rằng bất kỳ giá cước nào như vậy không phù hợp các quy định có trong khoản 1 của Điều này, Bên đó sẽ yêu cầu trao đổi
và thông báo cho Bên kia biết những lý do không thỏa mãn càng sớm càng tốt. Những trao đổi này sẽ diễn ra không muộn
hơn 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, và các Bên sẽ hợp tác để đảm bảo thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề
một cách hợp lý. Nếu các Bên đạt được thỏa thuận liên quan đến giá mà được thông báo là không chấp nhận, mỗi Bên sẽ nỗ
lực hết sức để thực hiện thỏa thuận đó. Không có thỏa thuận như vậy giữa hai bên, giá cước sẽ bắt đầu có hiệu lực hoặc tiếp
tục có hiệu lực.
Điều 13. Trao đổi ý kiến
Mỗi Bên, vào bất cứ lúc nào, cũng có thể yêu cầu trao đổi ý kiến liên quan tới Hiệp định này. Việc trao đổi ý kiến như vậy
sẽ bắt đầu vào thời gian sớm nhất có thể, nhưng không được muộn hơn 60 ngày kể từ ngày Bên kia nhận được yêu cầu trừ
phi có thỏa thuận khác.
Điều 14. Giải quyết tranh chấp
1. Bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ Hiệp định này mà không được giải quyết tại vòng thương lượng chính thức đầu tiên,
ngoại trừ những tranh chấp phát sinh theo khoản 3 của Điều 12 (giá cước), có thể được hai Bên thỏa thuận đưa đến một cá
nhân hoặc tổ chức quyết định. Nếu các Bên không nhất trí như vậy, thì theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào, tranh chấp đó sẽ
được đưa ra trọng tài theo thủ tục được quy định dưới đây.
2. Trọng tài sẽ là một hội đồng gồm ba trọng tài viên được thành lập như sau:
a) Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu về trọng tài, mỗi Bên sẽ chỉ định một trọng tài viên. Trong vòng 60 ngày
sau khi được chỉ định, hai trọng tài này sẽ thỏa thuận chỉ định một trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

7
b)Nếu một trong hai Bên không chỉ định được một trọng tài viên, hoặc trọng tài thứ ba không được chỉ định theo mục a của
khoản này thì một trong hai Bên có thể yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế bổ nhiệm một
hoặc các trọng tài cần thiết trong vòng 30 ngày. Nếu Chủ tịch Hội đồng có quốc tịch của một trong hai Bên thì Phó chủ tịch
có thâm niên nhất không ở tình trạng như vậy sẽ thực hiện việc bổ nhiệm.
3. Trừ phi có thoả thuận khác, trọng tài sẽ quyết định giới hạn quyền tài phán của mình phù hợp với Hiệp định này và đề ra
thủ tục tố tụng của mình. Khi đã được thành lập, Hội đồng có thể khuyến nghị các biện pháp giải quyết tạm thời trong khi
chờ quyết định cuối cùng. Theo ý muốn của Hội đồng trọng tài hoặc theo yêu cầu của một trong hai Bên, một hội nghị
nhằm xác định các vấn đề sẽ đưa ra phân xử và các thủ tục cụ thể cần tuân thủ sẽ được tổ chức không muộn hơn 15 ngày
sau ngày Hội đồng trọng tài được thành lập một cách đầy đủ.
4. Trừ phi có thỏa thuận khác hay Hội đồng chỉ đạo khác, mỗi Bên sẽ đệ trình một bản tuyên bố của mình trong vòng 45
ngày từ khi hội đồng trọng tài được thành lập một cách đầy đủ. Sẽ có trả lời 60 ngày sau. Hội đồng trọng tài sẽ tổ chức một
buổi điều trần theo yêu cầu của một Bên hoặc theo sáng kiến của Hội đồng trọng vòng 15 ngày sau khi có trả lời.
5. Hội đồng trọng tài sẽ cố gắng đưa ra quyết định bằng văn bản trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc điều trần, hoặc nếu
không tổ chức điều trần, thì sau khi hai bên đã nhận được trả lời. Quyết định của đa số của Hội đồng trọng tài sẽ được áp
dụng.
6. Các Bên có thể yêu cầu giải thích rõ phán quyết của trọng tài trong vòng 15 ngày sau khi phán quyết được công bố và
việc giải thích phải được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
7. Mỗi Bên sẽ thực hiện bất kỳ phán quyết nào của Hội đồng trọng tài ở mức phù hợp với luật quốc gia của mình.
8. Các chi phí của Hội đồng trọng tài, bao gồm cả phí và chi phí của các trọng tài viên, sẽ chia đều cho các Bên. Bất kỳ chi
phí nào của Chủ tịch Hội đồng Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế có liên quan tới các thủ tục được nêu tại khoản 2b
của Điều này cũng sẽ được coi là một phần của các chi phí của Hội đồng trọng tài.
Điều 15. Chấm dứt
Mỗi Bên, vào bất cứ lúc nào, cũng có thể gửi thông báo bằng văn bản cho Bên kia quyết định của mình chấm dứt Hiệp định
này. Thông báo như vậy sẽ được gửi đồng thời tới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. Hiệp định này sẽ chấm dứt vào
lúc nửa đêm (tại nơi Bên kia nhận được thông báo) ngay trước ngày tròn một năm của ngày Bên kia nhận được thông báo,
trừ phi thông báo đó được thu hồi bằng thỏa thuận của các Bên trước khi kết thúc thời hạn này.
Điều 16. Đăng ký với ICAO
Hiệp định này cùng với tất cả các sửa đổi của nó sẽ được đăng ký với Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Điều 17. Có hiệu lực
Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi hoàn tất việc trao đổi công hàm giữa các Bên xác nhận rằng mỗi Bên đã hoàn thành các
thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định này, và sẽ có hiệu lực trong thời gian năm năm, và có thể kéo dài
hiệu lực bằng thông báo bằng văn bản của các Bên.
Để làm chứng những người ký dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền hợp pháp, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Oa-sinh-tơn D.C., ngày 04/12/2003, thành hai bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi bản có giá trị như nhau./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ


NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI  HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
 CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ TRƯỞNG BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
GIAO THÔNG VẬN TẢI

Đào Đình Bình Norman Mineta


 
PHỤ LỤC 1
 

8
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG THƯỜNG LỆ
Phần 1
ĐƯỜNG BAY
Các hãng hàng không của một Bên được chỉ định theo Phụ lục này sẽ được quyền thực hiện vận tải hàng không quốc tế
thường lệ, theo các quy định của việc chỉ định, giữa các điểm trên các đường bay sau đây:
A. Đường bay của một hay các hãng hàng không do Chính phủ Hoa Kỳ chỉ định:
Từ các điểm phía sau Hoa Kỳ qua Hoa Kỳ và các điểm giữa đến một điểm hoặc các điểm tại Việt Nam và điểm quá.
B. Đường bay của một hay các hãng hàng không do Chính phủ Việt Nam chỉ định:
Từ các điểm phía sau Việt Nam qua Việt Nam và các điểm giữa đến một điểm hoặc các điểm tại Hoa Kỳ và điểm quá.
Phần 2
KHAI THÁC LINH HOẠT
Mỗi hãng hàng không được chỉ định, trên bất kỳ hay tất cả các chuyển bay và theo quyết định của mình, có thể:
1. khai thác các chuyến theo một hay cả hai chiều;
2. kết hợp nhiều số hiệu chuyến bay vào một hoạt động khai thác tầu bay;
3. bay tới các điểm sau, giữa và quá và các điểm trong lãnh thổ của các Bên trên các đường bay với bất cứ sự kết hợp nào
và theo bất cứ trật tự nào;
4. hủy bỏ các điểm dừng tại bất cứ điểm hay các điểm nào; và
5. chuyển tải từ bất kỳ tầu bay nào của mình sang các tầu bay khác của mình tại bất kỳ điểm nào trên đường bay; và
6. bay các điểm phía sau bất cứ điểm nào trên lãnh thổ của mình thay đổi hoặc không thay đổi loại tầu bay hoặc số hiệu
chuyến bay và có thể tiếp thị và quảng cáo các chuyến bay đó đến công chúng như là các chuyến bay trực thông; mà không
chịu bất cứ giới hạn nào về hướng và địa lý và không mất đi bất cứ quyền vận chuyển nào được phép theo Hiệp định này,
với điều kiện ,chuyến bay đó phục vụ một điểm trong lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng không đó.
Phần 3
THAY ĐỔI TẦU BAY
Trên một hay các chặng của các đường bay nói trên, bất cứ hãng hàng không được chỉ định nào cũng có thể thực hiện vận
tải hàng không quốc tế mà không bị các giới hạn về thay đổi, tại bất cứ điểm nào trên đường bay, loại và số lượng tầu bay
khai thác; với điều kiện, ở hướng bay ra bên ngoài, việc vận chuyển vượt quá điểm đó là sự tiếp tục của việc vận chuyển từ
lãnh thổ của Bên đã chỉ định hãng hàng không đó và ở hướng bay vào trong, việc vận chuyển tới lãnh thổ của Bên đã chỉ
định hãng hàng không đó là sự tiếp tục của việc vận chuyển từ điểm quá điểm đó.
 
PHỤ LỤC 2
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG THUÊ CHUYẾN
Phần 1
A. Các hãng hàng không của một Bên được chỉ định theo Phụ lục này, theo các quy định của việc chỉ định, sẽ có quyền vận
tải thuê chuyến quốc tế hành khách (và hành lý của họ) và/hoặc hàng hóa (bao gồm, nhưng không hạn chế ở, các chuyến
bay thuê chuyến thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa, vận chuyển thuê chuyến riêng rẽ hay kết hợp (hành khách/hàng
hóa)):
1. Giữa bất kỳ một hay các điểm nào trên lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng không đó và bất cứ một hay nhiều điểm nào
trên lãnh thổ của Bên kia; và
2. Giữa bất kỳ một hay các điểm nào trên lãnh thổ của Bên kia và bất cứ một hay nhiều điểm trên lãnh thổ của một nước
thứ ba, với điều kiện, chuyến bay như vậy hình thành một phần của một hoạt động khai thác liên tục, có hoặc không sự thay
đổi tầu bay, bao gồm chuyến bay đến nước mình với mục đích thực hiện vận tải địa phương giữa nước mình và lãnh thổ
của Bên kia.
B. Đối với việc thực hiện các chuyến bay theo Phụ lục này, các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên theo Phụ lục
nàu cũng sẽ có quyền: (1) có điểm dừng quá cảnh tại bất kỳ điểm nào bên trong hoặc bên ngoài lãnh thổ của các Bên; (2)
thực hiện chuyên chở quá cảnh qua lãnh thổ của Bên kia; (3) kết hợp trên cùng một tầu bay vận chuyển bắt đầu từ lãnh thổ
của một Bên, vận chuyển bắt đầu từ lãnh thổ của Bên kia, và vận chuyển bắt đầu từ nước thứ ba; và (4) thực hiện vận tải
hàng không quốc tế mà không có bất cứ hạn chế nào về thay đổi, tại bất kỳ điểm nào trên đường bay, loại hoặc số hiệu tầu
bay được khai thác; với điều kiện, ở hướng bay ra bên ngoài, vận tải vượt quá điểm đó là sự tiếp tục của vận tải từ lãnh thổ

9
của Bên chỉ định hãng hàng không đó và ở hướng bay vào bên trong, vận tải đến lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng
không đó là sự tiếp tục của vận tải quá điểm đó.
C. Mỗi Bên sẽ xem xét có thiện chí đối với đơn của các hãng hàng không của Bên kia xin thực hiện vận chuyển không
được quy định tại Phụ lục này trên cơ sở thân thiện và có đi có lại.
Phần 2
A. Mỗi hãng hàng không do một Bên chỉ định thực hiện vận tải hàng không thuê chuyến quốc tế bắt đầu từ lãnh thổ của
một trong hai Bên, dù là vận chuyển một chiều hay khứ hồi, sẽ được lựa chọn tuân thủ luật pháp, quy định và các quy tắc
về bay thuê chuyến hoặc là của nước mình hoặc của Bên kia. Nếu một Bên áp dụng các quy tắc, quy định, điều khoản, điều
kiện hoặc hạn chế khác đối với một hoặc nhiều hãng hàng không của mình hoặc đối với các hãng hàng không của các nước
khác, thì từng hãng hàng không được chỉ định sẽ chịu điều chỉnh bởi những điều ít hạn chế hơn của các quy định đó.
B. Tuy nhiên, không một điểm nào nêu trong khoản trên giới hạn các quyền của mỗi Bên được yêu các hãng hàng không do
một trong hai Bên chỉ định theo Phụ lục này tuân thủ các yêu cầu liên quan tới việc bảo vệ các quỹ hành khách và các
quyền hủy vé và hoàn tiền của hành khách.
Phần 3
Trừ các quy tắc bảo vệ người tiêu dùng được nêu tại khoản trên, không Bên nào yêu cầu một hãng hàng không do Bên kia
chỉ định theo Phụ lục này, đối với việc vận chuyển từ lãnh thổ của Bên kia đó hoặc một nước thứ ba trên cơ sở vận chuyển
một chiều hay khứ hồi, đệ trình nhiều hơn thông báo tuân thủ luật pháp, quy định và quy tắc hiện hành đã được nói tới tại
Phần 2 của Phụ lục này hoặc giấy phép miễn áp dụng luật, quy định, quy tắc đó do nhà chức trách hành không có thẩm
quyền cấp.
 
PHỤ LỤC 3
NGUYÊN TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG VÀ CẠNH TRANH GIỮA CÁC HỆ THỐNG ĐẶT
GIỮ CHỖ BẰNG MÁY TÍNH
Nhận thấy Điều 11 (Cạnh tranh công bằng) của Hiệp định này đảm bảo cho các hãng hàng không của cả hai Bên “một cơ
hội công bằng và ngang nhau để cạnh tranh”,
Xét thấy rằng một trong những khía cạnh quan trọng nhất của khả năng cạnh tranh của một hãng hàng không là khả năng
cung cấp thông tin cho công chúng về các dịch vụ của mình một cách công bằng và vô tư, và do đó, rằng chất lượng thông
tin về dịch vụ của hãng hàng không cung cấp cho các đại lý du lịch trực tiếp chuyển thông tin đó tới công chúng đi lại và
khả năng của một hãng hàng không cung cấp cho đại lý đó các hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính (CRS) cạnh tranh là nền
tảng của các cơ hội cạnh tranh của một hãng hàng không, và
Xét thấy rằng cũng không cần thiết đảm bảo rằng các lợi ích của người tiêu dùng các sản phẩm vận tải hàng không được
bảo vệ khỏi bất kỳ việc sử dụng sai và giới thiệu sai lệch thông tin đó và rằng các hãng hàng không và các đại lý du lịch
được tiếp cận các hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính cạnh tranh hiệu quả:
1. Các Bên đồng ý rằng các CRS sẽ có các màn hình hiển thị tích hợp chính trên đó:
a) Thông tin về các chuyến bay quốc, bay gồm cả việc xây dựng nối chuyến trên các chuyến bay đó, sẽ được soạn và hiển
thị dựa trên các tiêu chuẩn không phân biệt đối xử và khách quan không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của hãng
hàng không hay đặc tính thị trường. Các tiêu chuẩn như vậy sẽ áp dụng đồng đều đối với tất cả các hãng hàng không tham
gia.
b) Cơ sở dữ liệu CRS càng đầy đủ càng tốt.
c) Người cung cấp CRS không được xóa các thông tin các hãng hàng không tham gia đã chuyển đến; những thông tin đó
phải chính xác và công khai; ví dụ, các chuyến bay liên danh và thay đổi tầu bay với các điểm dừng cần được thể hiện rõ
với các đặc điểm như vậy.
d) Tất cả các CRS có tại các đại lý du lịch trực tiếp phân phối thông tin về các chuyến bay tới công chúng đi lại trên lãnh
thổ của một Bên không chỉ là bắt buộc mà còn có quyền hoạt động phù hợp với các quy tắc về CRS áp dụng trên lãnh thổ
nơi CRS được khai thác.
e) Các đại lý du lịch được phép dùng bất cứ màn hình hiển thị phụ nào có sẵn thông qua CRS nếu đại lý du lịch có yêu cầu
cụ thể về màn hình hiển thị đó.
2. Mỗi Bên sẽ yêu cầu từng người cung cấp CRS hoạt động trên lãnh thổ của mình cho phép tất cả các hãng hàng không
sẵn sàng trả các khoản phí không phân biệt đối xử đang áp dụng để tham gia vào hệ thống CRS của mình. Mỗi Bên sẽ yêu

10
cầu rằng tất cả các thiết bị phân phối mà một người bán hệ thống cung cấp phải được chào bán trên cơ sở không phân biệt
đối xử cho các hãng hàng không tham gia. Mỗi Bên sẽ yêu cầu người cung cấp CRS cho hiển thị, trên cơ sở không phân
biệt đối xử, khách quan, trung lập về người vận chuyển và trung lập về thị trường, các chuyến bay quốc tế của các hãng
hàng không tham gia trên tất cả các thị trường mà họ muốn bán các chuyến bay đó. Khi có yêu cầu, người cung cấp CRS sẽ
công bố các chi tiết về các thủ tục cập nhật và lưu giữ cơ sở dữ liệu của mình, tiêu chuẩn soạn và xếp thứ tự ưu tiên thông
tin, mức độ chú trọng đối với tiêu chuẩn đó và các tiêu chuẩn dùng để chọn các điểm nối và việc đưa các chuyến bay nối
chuyến vào.
3. Người cung cấp CRS hoạt động trên lãnh thổ của một Bên được quyền mang vào, duy trì và tự do cung cấp CRS cho các
đại lý du lịch hoặc công ty du lịch có hoạt động kinh doanh chính là phân phối sản phẩm liên quan tới đi lại trên lãnh thổ
của Bên kia, nếu CRS đó tuân thủ các nguyên tắc này.
4. Không một Bên nào, trên lãnh thổ của mình, áp đặt hoặc cho phép áp đặt đối với người cung cấp CRS của Bên kia các
yêu cầu chặt chẽ hơn, về việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện thông tin, chọn và sử dụng các phần cứng và phần mềm
của CRS, và lắp đặt kỹ thuật phần cứng CRS, so với những yêu cầu đối với người cung cấp CRS của mình.
5. Không Bên nào, trên lãnh thổ của mình, áp đặt hoặc cho phép áp đặt đối với người cung cấp CRS của Bên kia các yêu
cầu hạn chế về hiển thị CRS (bao gồm cả hiệu đính và hiển thị các thông số), khai thác, hoặc bán hơn so với những yêu cầu
đối với người cung cấp CRS của mình.
6. Các CRS hoạt động trên lãnh thổ của một Bên mà tuân thủ các nguyên tắc này và các tiêu chuẩn điều tiết không phân
biệt đối xử, kỹ thuật và an ninh thích hợp khác sẽ có quyền được tiếp cận có hiệu quả và nguyên vẹn trên lãnh thổ của Bên
kia. Một khía cạnh của điều này là một hãng hàng không được chỉ định sẽ tham gia vào bất cứ hệ thống nào được cung cấp
cho các đại lý du lịch trong lãnh thổ của Bên kia một cách đầy đủ như trên lãnh thổ nước mình. Chủ sở hữu/nhà khai thác
các CRS của một Bên sẽ có cơ hội tương tự để làm chủ/khai thác các CRS mà tuân thủ các nguyên tắc này trong lãnh thổ
của Bên kia như các chủ sở hữu/nhà khai thác của Bên đó. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các hãng hàng không và nhà cung cấp
CRS của mình không phân biệt đối xử đối với đại lý du lịch trên lãnh thổ nước mình bởi vì họ sử dụng hay sở hữu CRS
cũng được khai thác ở lãnh thổ của Bên kia.
PHỤ LỤC 4
ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT
Không tính đến bất kỳ điều khoản nào khác của Hiệp định này, các quy định sau sẽ được áp dụng:
A. Chỉ định, Tần suất, và Đường bay đối với các chuyến bay thường lệ, kết hợp
Các chuyến bay thường lệ, kết hợp, trừ việc vận chuyển chỉ được thực hiện theo các thỏa thuận hợp tác theo Điều 8, khoản
7 (Liên doanh), sẽ được giới hạn như sau:
(1) Hai hãng hàng không có thể được mỗi Bên chỉ định cho các chuyến bay đó cho đến ngày 01/3/2006, và hãng thứ ba
trong năm tiếp theo.
(2) Các hãng hàng không được chỉ định phù hợp với khoản A (1) có thể khai thác với tần suất lên tới 7 chuyến khứ hồi/tuần
đối với chuyến bay thường lệ, kết hợp.
(3) Các hãng hàng không do Hoa Kỳ chỉ định phù hợp với khoản A (1) không được khai thác các điểm tại Pháp hoặc Hàn
Quốc như là các điểm trung gian hoặc các điểm quá, và không được chuyên chở nội địa (“thương quyền năm”) (1) giữa
Việt Nam và Hồng Công cho đến ngày 15/10/2005 hoặc (2) giữa Việt Nam và Đài Loan hoặc Nhật Bản.
(4) Các hãng hàng không do Việt Nam chỉ định phù hợp với khoản A (1) không được chuyên chở nội địa (“thương quyền
năm”) giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
(5) Khi tham gia vào các chuyến bay đó, các hãng hàng không do mỗi Bên chỉ định có thể khai thác:
(a) các điểm trung gian tại không quá ba nước;
(b) không quá năm điểm tại lãnh thổ của Bên kia; và
(c) Các điểm quá tại không quá ba nước.
Các điểm quá không được khai thác như các điểm trung gian, hoặc các điểm trung gian không được khai thác như các điểm
quá. Mỗi Bên có thể chọn các điểm và các nước cho hãng hàng không do mình chỉ định khai thác, và có thể thay đổi việc
lựa chọn này bằng việc thông báo cho Bên kia biết trước 30 ngày.
B. Đường bay cho các chuyến bay chở hàng, thường lệ
(1) Các hãng hàng không do Hoa Kỳ chỉ định không được vận chuyển hàng hóa nội địa giữa Việt Nam và Hồng Công cho
đến 15/10/2005, hoặc giữa Việt Nam và Nhật Bản, Đài Loan hoặc Pháp.

11
(2) Các hãng hàng không do Việt Nam chỉ định không được chuyên chở nội địa (“thương quyền năm”) giữa Hoa Kỳ và
Nhật Bản.
(3) Không tính đến những quy định trên, các nhà chuyên chở của mỗi Bên có thể chuyên chở nội địa giữa các điểm tại lãnh
thổ của Bên kia và các điểm tại bất kỳ nước thứ ba nào, có là như là vận chuyển quá cảnh hoặc là vận chuyển nối chuyến
trực tiếp, qua một điểm trung gian hoặc điểm quá không bị loại trừ tại khoản (1) và (2) của phần B.
C. Chuyến bay thuê chuyến kết hợp
Các hãng hàng không do mỗi Bên chỉ định có thể khai thác tổng cộng 52 (năm mươi hai) chuyến bay khứ hồi thuê chuyến
kết hợp một năm.
D. Liên danh
Phù hợp với Điều 8, khoản 7, các hãng hàng không do Việt Nam chỉ định có thể khai thác 25 điểm tại Hoa Kỳ chỉ trên cơ
sở liên danh. Nhà chức trách hàng không của Việt Nam có thể thay đổi bất kỳ điểm nào sau khi có thông báo cho Chính
phủ Hoa Kỳ trước 30 ngày.
E. Phí và Lệ phí sử dụng
Không tính đến Điều 10 (1), quy định sau đây sẽ được áp dụng thay thế cho Điều 10 (1) cho đến ngày 15/10/2007:
Phí và Lệ phí sử dụng cho nhà chức trách hoặc cơ quan thu phí và lệ phí có thẩm quyền của mỗi Bên quy định sẽ được áp
dụng đối với các hãng hàng không của Bên kia với các điều kiện không được kém ưu đãi hơn các điều kiện ưu đãi nhất áp
dụng đối với bất cứ hãng hàng không nước ngoài nào khác tại thời điểm thu phí và lệ phí đó./.

BỘ NGOẠI GIAO
 
-------
Số: 53/2010/SL-LPQT Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2010
 
Hiệp định sửa đổi Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ký tại Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010. Có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 10 năm 2010./.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

HIỆP ĐỊNH
SỬA ĐỔI HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa kỳ (sau đây gọi là “các Bên”),
Đã thỏa thuận sửa đổi Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ký tại Oa-sinh-tơn ngày 04/12/2003 (sau đây gọi là “Hiệp định”) như sau:
Điều 1.
Điều 17 (Có hiệu lực) của Hiệp định sẽ được sửa đổi như sau:
“Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi hoàn tất việc trao đổi công hàm giữa các Bên xác nhận rằng mỗi Bên đã hoàn thành các
thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định này. Hiệp định này sẽ có hiệu lực cho đến hết ngày 31/3/2012, và
có thể được kéo dài bằng thỏa thuận bằng văn bản của các Bên.”
Điều 2.
Phụ lục I (Vận tải hàng không thường lệ) của Hiệp định sẽ được bỏ toàn bộ và được thay thế với nội dung sau:
“PHỤ LỤC I

12
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG THƯỜNG LỆ
Phần 1
ĐƯỜNG BAY
Các hãng hàng không của mỗi Bên được chỉ định theo Phụ lục này sẽ được quyền thực hiện vận tải hàng không quốc tế
thường lệ, theo các quy định của việc chỉ định, giữa các điểm trên các đường bay sau đây:
A. Đường bay của một hay các hãng hàng không do Chính phủ Hoa Kỳ chỉ định:
1. Từ các điểm phía sau Hoa Kỳ qua Hoa Kỳ và các điểm giữa đến một điểm hoặc các điểm tại Việt Nam và điểm quá.78
CÔNG BÁO/Số 607 + 608 ngày 26-10-2010
2. Đối với (các) chuyến bay chở hàng, giữa Việt Nam và bất kỳ (các) điểm nào.
B. Đường bay của một hay các hãng hàng không do Chính phủ Việt Nam chỉ định:
1. Từ các điểm phía sau Việt Nam qua Việt Nam và các điểm giữa đến một điểm hoặc các điểm tại Hoa Kỳ và điểm quá.
2. Đối với (các) chuyến bay chở hàng, giữa Hoa Kỳ và bất kỳ (các) điểm nào.
Phần 2
KHAI THÁC LINH HOẠT
Mỗi hãng hàng không được chỉ định, trên bất kỳ hay tất cả các chuyến bay và theo quyết định của mình, có thể:
1. Khai thác các chuyến bay theo một hay cả hai chiều;
2. Kết hợp nhiều số hiệu chuyến bay vào một hoạt động khai thác tàu bay;
3. Bay tới các điểm sau, giữa và quá và các điểm trong lãnh thổ của các Bên trên các đường bay với bất cứ sự kết hợp nào
và theo bất cứ trật tự nào;
4. Hủy bỏ các điểm dừng tại bất cứ điểm hay các điểm nào; và
5. Chuyển tải từ bất kỳ tàu bay nào của mình sang các tàu bay khác của mình tại bất kỳ điểm nào trên đường bay; và
6. Bay các điểm phía sau bất cứ điểm nào trên lãnh thổ của mình thay đổi hoặc không thay đổi loại tàu bay hoặc số hiệu
chuyến bay và có thể tiếp thị và quảng cáo các chuyến bay đó đến công chúng như là các chuyến bay trực thông; mà không
chịu bất cứ giới hạn nào về hướng và địa lý và không mất đi bất cứ quyền vận chuyển nào được phép theo Hiệp định này,
với điều kiện, trừ các chuyến bay vận chuyển hàng hóa, chuyến bay đó phục vụ một điểm trong lãnh thổ của Bên chỉ định
hãng hàng không đó.
Phần 3
THAY ĐỔI TÀU BAY
Trên một hay các chặng của các đường bay nói trên, bất cứ hãng hàng không được chỉ định nào cũng có thể thực hiện vận
tải hàng không quốc tế mà không bị các giới hạn về thay đổi, tại bất cứ điểm nào trên đường bay, loại và số lượng tàu bay
khai thác; với điều kiện, trừ các chuyến bay vận chuyển hàng hóa, ở hướng bay ra bên ngoài, việc vận chuyển vượt quá
điểm đó là sự tiếp tục của việc vận chuyển từ lãnh thổ của Bên đã chỉ định hãng hàng không đó và, ở hướng bay vào trong,
việc vận chuyển tới lãnh thổ của Bên đã chỉ định hãng hàng không đó là sự tiếp tục của việc vận chuyển từ điểm quá điểm
đó.”
Điều 3.
Phụ lục II (Vận tải hàng không thuê chuyến) của Hiệp định sẽ được bỏ toàn bộ và được thay thế bằng nội dung sau:
“PHỤ LỤC II
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG THUÊ CHUYẾN
Phần 1
A. Các hãng hàng không của một Bên được chỉ định theo Phụ lục này, theo các  quy định của việc chỉ định, sẽ có quyền
vận tải thuê chuyến quốc tế hành khách (và hành lý của họ) và/hoặc hàng hóa (bao gồm, nhưng không hạn chế ở, các
chuyến bay thuê chuyến thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa, vận chuyển thuê chuyến riêng rẽ hay kết hợp (hành
khách/hàng hóa)):
1. Giữa bất kỳ một hay các điểm nào trên lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng không đó và bất cứ một hay nhiều điểm nào
trên lãnh thổ của Bên kia; và
2. Giữa bất kỳ một hay các điểm nào trên lãnh thổ của Bên kia và bất cứ một hay nhiều điểm trên lãnh thổ của một hay
nhiều nước thứ ba, với điều kiện, trừ các chuyến bay vận chuyển hàng hóa, chuyến bay như vậy hình thành một phần của
một hoạt động khai thác liên tục, có hoặc không sự thay đổi tàu bay, bao gồm chuyến bay đến nước mình với mục đích
thực hiện vận tải địa phương giữa nước mình và lãnh thổ của Bên kia.

13
B. Đối với việc thực hiện các chuyến bay theo Phụ lục này, các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên theo Phụ lục
này cũng sẽ có quyền: (1) có điểm dừng quá cảnh tại bất kỳ điểm nào bên trong hoặc bên ngoài lãnh thổ của các Bên; (2)
thực hiện chuyên chở quá cảnh qua lãnh thổ của Bên kia; (3) kết hợp trên cùng một tàu bay vận chuyển bắt đầu từ lãnh thổ
của một Bên, vận chuyển bắt đầu từ lãnh thổ của Bên kia, và vận chuyển bắt đầu từ các nước thứ ba; và (4) thực hiện vận
tải hàng không quốc tế mà không có bất cứ hạn chế nào về thay đổi, tại bất kỳ điểm nào trên đường bay, loại hoặc số hiệu
tàu bay được khai thác; với điều kiện, trừ các chuyến bay vận chuyển hàng hóa thuê chuyến, ở hướng bay ra bên ngoài, vận
tải vượt quá điểm đó là sự tiếp tục của vận tải từ lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng không đó và ở hướng bay vào bên
trong, vận tải đến lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng không đó là sự tiếp tục của vận tải từ quá điểm đó.
C. Mỗi Bên sẽ xem xét có thiện chí đối với đơn của các hãng hàng không của Bên kia xin thực hiện vận chuyển không
được quy định tại Phụ lục này trên cơ sở thân thiện và có đi có lại.
Phần 2
A. Mỗi hãng hàng không do một Bên chỉ định thực hiện vận tải hàng không thuê chuyến quốc tế bắt đầu từ lãnh thổ của
một trong hai Bên, dù là vận chuyển một chiều hay khứ hồi, sẽ được lựa chọn tuân thủ luật pháp, quy định và các quy tắc
về bay thuê chuyến hoặc là của nước mình hoặc của Bên kia. Nếu một Bên áp dụng các quy tắc, quy định, điều khoản, điều
kiện hoặc hạn chế khác đối với một hoặc nhiều hãng hàng không của mình, hoặc đối với các hãng hàng không của các nước
khác, thì từng hãng hàng không được chỉ định sẽ được điều chỉnh bởi những điều ít hạn chế hơn của các quy định đó.
B. Tuy nhiên, không một điểm nào nêu trong khoản trên giới hạn các quyền của mỗi Bên được yêu cầu các hãng hàng
không do một trong hai Bên chỉ định theo Phụ lục này tuân thủ các yêu cầu liên quan tới việc bảo vệ các quỹ hành khách và
các quyền hủy vé và hoàn tiền của hành khách.
Phần 3
Trừ các quy tắc bảo vệ người tiêu dùng được nêu tại khoản trên, không Bên nào yêu cầu một hãng hàng không do Bên kia
chỉ định theo Phụ lục này, đối với việc vận chuyển từ lãnh thổ của Bên kia đó hoặc một nước thứ ba trên cơ sở vận chuyển
một chiều hay khứ hồi, đệ trình nhiều hơn một khai báo tuân thủ luật pháp, quy định và quy tắc hiện hành đã được nói tới
tại Phần 2 của Phụ lục này hoặc giấy phép miễn áp dụng luật, quy định, quy tắc đó do nhà chức trách hàng không có thẩm
quyền cấp.”
Điều 4.
Phụ lục III của Hiệp định (liên quan tới Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính) sẽ được bỏ toàn bộ.
Điều 5.
Phụ lục IV (Các điều khoản đặc biệt) của Hiệp định sẽ được bỏ toàn bộ và được thay thế với nội dung sau:
“PHỤ LỤC III
ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT
Không tính đến bất kỳ điều khoản nào khác của Hiệp định này, các quy định sau sẽ được áp dụng:
A. Chỉ định, Tần suất, và Đường bay đối với các chuyến bay thường lệ, kết hợp
Các chuyến bay thường lệ, kết hợp, trừ việc vận chuyển chỉ được thực hiện theo các thỏa thuận hợp tác theo Điều 8, khoản
7 (Liên danh), sẽ được giới hạn như sau:
(1) Hai hãng hàng không có thể được mỗi Bên chỉ định cho các chuyến bay đó cho đến ngày 01/3/2006, và hãng thứ ba
trong năm tiếp theo.
(2) Các hãng hàng không được chỉ định phù hợp với khoản A(1) có thể khai thác với tần suất lên tới 7 chuyến khứ hồi/tuần
đối với chuyến bay thường lệ, kết hợp.
(3) Các hãng hàng không do Hoa Kỳ chỉ định phù hợp với khoản A(1) không được khai thác các điểm tại Pháp hoặc Hàn
Quốc như là các điểm trung gian hoặc các điểm quá, và không được chuyên chở nội địa (“thương quyền năm”) (1) giữa
Việt Nam và Hồng Kông cho đến ngày 15/10/2005 hoặc (2) giữa Việt Nam và Đài Loan hoặc Nhật Bản.
(4) Các hãng hàng không do Việt Nam chỉ định phù hợp với khoản A(1) không được chuyên chở nội địa (“thương quyền
năm”) giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
(5) Khi tham gia vào các chuyến bay đó, các hãng hàng không do mỗi Bên chỉ định có thể khai thác:
(a) Các điểm trung gian tại không quá ba nước;
(b) Không quá năm điểm tại lãnh thổ của Bên kia; và
(c) Các điểm quá tại không quá ba nước.

14
Các điểm quá không được khai thác như các điểm trung gian, hoặc các điểm trung gian không được khai thác như các điểm
quá. Mỗi Bên có thể chọn các điểm và các nước cho các hãng hàng không do mình chỉ định khai thác, và có thể thay đổi
việc lựa chọn này bằng việc thông báo cho Bên kia biết trước 30 ngày.
B. Chuyến bay thuê chuyến kết hợp
Các hãng hàng không do mỗi Bên chỉ định có thể khai thác tổng cộng 52 (năm mươi hai) chuyến bay khứ hồi thuê chuyến
kết hợp một năm.
C. Liên danh
Phù hợp với Điều 8, khoản 7, các hãng hàng không do Việt Nam chỉ định có thể khai thác 25 điểm tại Hoa Kỳ chỉ trên cơ
sở liên danh. Nhà chức trách hàng không của Việt Nam có thể thay đổi bất kỳ điểm nào sau khi có thông báo cho Chính
phủ Hoa Kỳ trước 30 ngày.”
Điều 6. Có hiệu lực
Hiệp định này sẽ được áp dụng tạm thời kể từ ngày ký và sẽ có hiệu lực khi hoàn tất việc trao đổi công hàm qua đường
ngoại giao giữa các Bên xác nhận rằng mỗi Bên đã hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định
này.
ĐỂ LÀM CHỨNG những người ký dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền hợp pháp, đã ký Hiệp định này.
LÀM TẠI Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, hai bản có giá trị như nhau./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ


NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ
VIỆT NAM ĐẠI SỨ
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Hồ Nghĩa Dũng Michael W.Michalak

15
HIỆP ĐỊNH
VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ SINGAPORE (1992).
Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước cộng hoà Singapore xác nhận tầm quan
trọng ngày càng tăng của giao lưu hàng không giữa hai nước và mong muốn ký kết một hiệp định nhằm đảm bảo
sự phát triển không ngừng của mối giao lưu đó vì lợi ích chung, và
Là các bên tham gia công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký tại Chicago ngày 07/12/1944,đã thống nhất
như sau:
Điều 1: ĐỊNH NGHĨA
Nhằm mục đích của Hiệp định này:
a. "Các nhà chức trách hàng không" có nghĩa là, đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ trưởng
Bộ giao thông vần tải và Bưu điện hoặc bất kỳ người nào hay tổ chức nào thực hiện bất kỳ các chức năng hiện tại
náo hay tổ chức nào thực hiện bất kỳ các chức năng tương tự và đối với Cộng hoà Singapore hoặc những người
được uỷ quyền thực hiện bất kỳ chức năng hiện tại nào của Bộ trưởng nêu trên hoặc các chức năng tương tự;
b. "Hiệp định" có nghĩa là Hiệp định này, và các phụ lục kèm theo và bất kỳ các thay đổi nào đối với Hiệp định
hoặc Phụ lục;
c. "Các dịch vụ thoả thuận" có nghĩa là các dịch vụ Hàng không được thiết lập theo Hiệp định này;
d. "Công ty Hàng không" có nghĩa là bất kỳ xí nghiệp vận tải hàng không nào cung cấp hoặc khai thác dịch vụ
hàng không quốc tế.
e. "Dịch vụ hàng không" có nghĩa là bất kỳ dịch vụ hàng không thường lệ nào thực hiện bằng máy bay để vận tải
công cộng hành khách, hàng hoá và bưu kiện;
f. "Công ty Hàng không được chỉ định" có nghĩa là công ty hàng không được chỉ định và cấp phép phù hợp với
Điều (3) của Hiệp định này;
g. "Phép khai thác"có nghĩa là phép do nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết cấp cho công ty hàng
không được chỉ định của Bên ký kết kia theo Điều (3) của Hiệp định này;
h. "Các đường bay quy định" có nghĩa là đường bay được xác định trong các phần phụ lục I của Hiệp định này;
i. "Hạ cánh không nhằm mục đích thương mại" có nghĩa là hạ cánh với bất kỳ mục đích nào khác với mục đích
lấy, trả hành khách ,hàng hoá hoặc bưu kiện;
j. "Công ước" có nghĩa là công ước về hàng không dân dụng quốc tế ký ngày 07/ 12/ 1944 tại Chicago và bao
gồm bất kỳ Phụ lục nào được thông qua theo Điều 90 của Công ước đó và bất kỳ thay đổi nào đối với Phụ lục
hoặc Công ước theo đúng với Điều 90 và 94 của Công ước nói trên;
k. "Giá cước" có nghĩa là các giá phải trả cho việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá và các điều kiện
áp dụng giá cước đó, bao gồm cả giá và các điều kiện đối với các khoản tiền chi trả và các dịch vụ phụ khác,
nhưng ngoại trừ các khoản tiền chi trả và các điều kiện đối với vận chuyển bưu kiện; và
l. "Lãnh thổ" trong mối quan hệ với quốc gia có nghĩa là các vùng đất, (đấtliền, quần đảo), hải phận gắn liền và
vùng trời bao trùm trên các vùng đất và hải phận thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Điều 2: CẤP THƯƠNG QUYỀN
1. Mỗi bên ký kết cấp cho Bên kia các quyền sau đây trong việc thực hiện các dịch vụ hàng không bởi công ty
hàng không của Bên ký kết đó:
a. Quyền bay quá cảng trên lãnh thổ của mình; và
b. Quyền hạ cánh trên lãnh thổ của mình không nhằm mục đích thương mại.
2. Hai bên ký kết cấp cho Bên ký kết kia các quyền được xác định trong Hiệp định này nhằm mục đích lấy và trả
khách, hàng hoá và bưu kiện quốc tế một cách kết hợp hoặc riêng rẽ.

16
3. Không có quy định nào trong khoản (1) và (2) của Điều này được coi là cấp cho các công ty hàng không của
một Bên ký kết quyền được lấy lên máy bay hành khách,hàng hoá hoặc bưu kiện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia
và chở đến một điểm khác trên lãnh thổ của Bên ký kết đó nhằm mục đích cho thuê hoặc kiếm lời.
4. Tất cả các quyền được cấp trong Hiệp định này bởi một bên ký kết sẽ chỉ được thực thi đối với lợi ích của các
công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia.
Điều 3: CHỈ ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP
1. Mỗi bên ký kết có quyền chỉ định một hay nhiều công ty hàng không để thực hiện các dịch vụ thoả thuận cũng
như có quyền từ chối hoặc thay thế việc chỉ định đó. Việc chỉ định như vậy phải gửi tới Bên ký kết kia bằng văn
bản và phải chỉ rõ công ty hàng không được phép khai thác các dịch vụ hàng không xác định trong Phụ lục I.
2. Khi nhận được văn bản chỉ định của một Bên ký kết và đơn xin các phép khai thác và kỹ thuật (sau đây gọi là
"phép hoạt động ") từ công ty hàng không vừa được chỉ định thì Bên ký kết kia sẽ phải cấp phép hoạt động với
sự chậm trễ thủ tục tối thiểu, với điều kiện là:
a. Dịch vụ sẽ không được khai thác trừ khi giá cước được thiết lập theo các quy định của Điều (12) có hiệu lực
đối với dịch vụ đó:
b. Quyền sở hữu chính và việc điều hành thực tế của công ty hàng không đó thuộc về Bên ký kết chỉ định công ty
hàng không hoặc thuộc về công dân của bên ký kết đó hoặc trong cả hai trường hợp;
c. Công ty hàng không phải đáp ứng được các điều kiện quy định trong các luật và các quy định áp dụng một
cách thông thường đối với việc khai thác các dịch vụ hàng không của Bên ký kết xem xét đơn xin phép; và
d. Bên ký kết chỉ định công ty hàng không phải duy trì và áp dụng các tiêu chuẩn nêu trong Điều (8)
Điều 4: HUỶ BỎ HOẶC ĐÌNH CHỈ PHÉP HOẠT ĐỘNG
1. Mỗi Bên ký kết có quyền huỷ bỏ hoặc đình chỉ, hạn chế hoặc áp đặt các điều kiện đối với phép hoạt động của
công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia ; khi:
a. Công ty hàng không đó không tuân thủ luật lệvà các quy định nêu trong Điều (7); hoặc
b. Quyền sở hữu chính và việc điều hành thực tế công ty hàng không đó không thuộc về Bên ký kết đã chỉ định
công ty hàng không đó không thuộc về các công dân của Bên ký kết nêu trên hoặc trong cả hai trường hợp; hoặc
c. Công ty hàng không phải đáp ứng được các điều kiện quy định trong các luật và quy định áp dụng một cách
thông thường đối vơí việc khai thác các dịch vụ hàng không của Bên ký kết xem đơn xin phép; và.
d. Bên ký kết kia chỉ định công ty hàng không phải duy trì và áp dụng các tiêu chuẩn nêu trong Điều (8).
2. Trừ khi các hành động tức thời là cần thiết nhằm tránh các vi phạm luật lệ đề cập trong Điều (7), thì việc áp
dụng quyền huỷ bỏ phép hoạt động chỉ được thực hiện sau khi có sự thảo luận với Bên ký kết kia.
Điều 5: THUẾ HẢI QUAN VÀ CÁC THUẾ KHÁC
1. Mỗi Bên ký kết sẽ miễn cho công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia đối với việc hạn chế nhập
khẩu, thuế quan, thuế hàng hoá, lệ phí kiểm tra, các thuế và lệ phí quốc gia khác đánh vào xăng dầu, đồ ăn, phụ
tùng thay thế (bao gồm cả các động cơ ), các thiết bị thông thường, trang thiết bị mặt đất, đồ dùng và các đồ vật
khác được dự định sử dụng chỉ với mục đích khai thác hoặc phục vụ máy bay bởi công ty hàng không được chỉ
định của Bên ký kết kia. Việc miễn trừ nêu trong khoản này sẽ được áp dụng cho các đồ dùng sau:
a. Được đưa vào lãnh thổ của một bênký kết bởi hoặc thay mặt công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết
khi với điều kiện là các đồ dùng nói trên có thể được yêu cầu đặt dưới sự giám sát và kiểm tra của hải quan;
b. Đượcgiữ lại máy bay khai thác bởi công ty hàng không được chỉ định của một bên ký kết khi đến hoặc đi khỏi
lãnh thổ của Bên ký kết kia;
c. Được đưa lên máy bay khai thác bởi công ty hàng không được chỉ định của một Bên ký kết trong lãnh thổ của
Bên ký kết kia và được dự định sử dụng trong dịch vụ hàng không; không phụ thuộc vào việc các đồ dùng nói
trên được sử dụng hoặc tiêu thụ hoàn toàn hay không trong lãnh thổ của Bên ký kết cho phép việc miễn trừ đó.
2. Việc miễn trừ nêu trong Điều này cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp khi công ty hàng không được chỉ
định của một Bên ký kết thoả thuận với công ty hàng không khác về việc cho vay hoặc chuyển nhượng trong

17
lãnh thổ của Bên ký kết kia các đồ dùng quy định trong khoản (1) với điều kiện là công ty hàng không kia cũng
được hưởng chế độ miễn trừ tương tự của Bên ký kết kia.
Điều 6: VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH TRỰC TIẾP
Hành khách, hành lý và hàng hoá quá cảnh trực tiếp qua lãnh thổ của một Bên ký kết và không rời khỏi khu vực
sân bay dành cho quá cảnh thì chỉ bị kiểm tra rất đơn giản. Hành lý và hàng hoá quá cảnh trực tiếp sẽ được miễn
thuế hải quan và các thuế tương tự khác.
Điều 7: ÁP DỤNG LUẬT LỆ
1. Luật lệ và các quy định của một Bên ký kết điều chỉnh việc vào và ra khỏi lãnh thổ của máy bay tham gia các
dịch vụ hàng không hay việc hoạt động, dẫn đường của máy bay đó trong lãnh thổ của của mình sẽ được áp dụng
đối với máy bay của công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia và máy bay đó phải tuân thủ khi ra,
vào và khi ở trong lãnh thổ của Bên ký kết thứ nhất.
2. Các luật lệ và quy định của một Bên ký kết chi phối việc ra, vào, dừng lại của hành khách, tổ lái, hàng hoá và
bưu kiện trên lãnh thổ của Bên ký kết đó cũng các thủ tục liên quan tới việc ra, vào, di cư và nhập cư ,hộ chiếu và
hải quan,kiểm dịch sẽ phải được tuân thủ bởi hoặc thay mặt các hành khách, tổ lái, hàng hoá hoặc bưu kiện nói
trên được chuyên chở bởi công ty hàng không của Bên ký kết kia khi vào hoặc ra hay ở trong lãnh thổ của Bên
ký kết thứ nhất.
3. Mỗi Bên ký cam kết không cấp bất kỳ các quyền ưu tiên nào cho công ty hàng không của mình liên quan tới
công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia trong việc áp dụng các luật lệ và quy định nêu trong Điều
này.
Điều 8: KHẢ PHI
1. Chứng chỉ khả phi, chứng chỉ năng lực, và bằng được cấp hoặc gia hạn bởi một Bên ký kết, trong thời gian có
hiệu lực, được công nhận là có hiệu lực bởi Bên ký kết kia với mục đích khai thác các dịch vụ hàng không quy
định trong Hiệp định này, với điều kiện là các yêu cầu mà theo đó các chứng chỉ hoặc bằng nói trên đã được cấp
hoặc hạn là tương đường hoặc cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập phù hợp với công ước. Tuy vậy, mỗi
Bên ký kết có quyền từ chỗi công nhận đỗi với các chuyến bay trên lãnh thổ của mình các chứng chỉ năng lựcvà
các bằng được cấp cho các công dân cuả mình bởi Bên ký kết kia.
2. Các nhà chức trách hàng không của mỗi bên ký kết có thể yêu cầu thảo luận liên quan tới các yêu cầu và tiêu
chuẩn về an toàn, an ninh đối với các trang thiết bị hàng không được chỉ định mà Bên ký kết kia duy trì và áp
dụng. Nếu sau các cuộc thảo luận này, các nhà chức trách hàng không của mỗi bên ký kết phát hiện rằng Bên ký
kết kia không duy trì và áp dụng trên thực tế các yêu câù và tiêu chuẩn về an toàn và an ninh trong các lĩnh vực
đó tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập phù hợp với Công ước thì họ phải thông báo tới
Bên ký kết kia về các phát hiện nói trên và các biện pháp được coi là cần thiết nhằm đưa các tiêu chuẩn và yêu
cầu về an toàn và an ninh của Bên ký kết kia ít nhất là tương đương với tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập phù
hợp với Công ước và Bên ký kết kia phải có các biện pháp thích hợp sửa chữa.
Điều 9: AN NINH
1. Phù hợp với các quyền và trách nhiệmcủa họ theo luật quốc tế,các Bên ký kết khẳng định trách nhiệm của họ
đối với nhau nhằm đảm bảo an ninh hàng không dân dụng chống lại các hành động bất hợp pháp là phần không
thể tách rời của Hiệp định này. Không có một giới hạn nào đối với quyền và nghĩa vụ của các Bên theo luật quốc
tế, các Bên ký kết phải có các hành động cụ thể theo đúng với các Điều khoản của Công ước về các vi phạm và
các hành động vụ thể khác tiến hành trên máy bay ký tại TOKYO ngày14/09/1963, Công ước về ngăn chặn các
hành động chiếm hữu bất hợp pháp máy bay ký tại Lahay ngày 16/12/1970 và Công ước về ngăn chặn các hành
động bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng ký tại Montreal ngày 23/09/1971.
2. Các Bên ký kết khi có yêu cầu, phải đưa ra tất cả sự trợ giúp có thể đối với nhau nhằm tránh các hành động
chiếm hữu bất hợp pháp và các hành động bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay, hành khách ,tổ lái,
sân bay và các trang thiết bị dẫn đường, và bất kỳ nguy cơ nào đe doạ nền an ninh của hàng không dân dụng.

18
3. Các Bên, trong mối quan hệ tay đôi phải hành động theo đúng với các quy định được thiết lập bởi tổ chức
hàng không dân dụng quốc tế về an ninh hàng không và các Phụ lục của Công ước về Hàng không dân dụng
quốc tế cho đến khi các quy định này cònđược áp dụng đối với các Bên; họ phải yêu cầu các nhà khai thác máy
bay có đăng ký của họ, hoặc các nhà khai thác máy bay có trụ sở kinh doanh chính hoặc thường trú trên lãnh thổ
của họ; và các nhà khai thác sân bay trên lãnh thổ của họ phải hành động theo đúng với các quy định về an ninh
hàng không nói trên.
4. Mỗi bên ký kết thoả thuận rằng các nhà khai thác máy bay nói trên có thể được yêu cầu tuân thủ các quy định
về an ninh hàng không nêu trong khoản (3 ) nói trên bởi Bên ký kết kia đối với việc vào, ra khỏi hoặc ở trong
lãnh thổ của Bên ký kết đó. Mỗi Bên ký kết đảm bảo rằng các biện pháp thích đáng đang được áp dụng trong
lãnh thổ của mình nhằm bảo vệ máy bay, kiểm tra hành khách, tổ lái và đồ mang theo, hành lý, hàng hoá và đồ
dùng trên máy bay trước khi và trong suốt quá trình lên xuống máy bay. Mỗi bên ký kết cũng phải có sự xem xét
đồng tình với bất kỳ yêu cầu nào từ Bên ký kết kia đối với các biện pháp an ninh đặc biệt nhằm tránh nguy cơ
riêng biệt
5. thích hợp khác nhằm chấp dứt nhanh chóng sự cố của hành động chiếm hữu bất hợp pháp máy bay dân dụng
hoặc các hành động bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay, hành khách và tổ lái máy bay, sân bay
hoặc các trang thiết bị dẫn đường xẩy r a thì các Bên ký kết phải trợ giúp nhau bằng cách giúp đỡ thông tin và
các biện pháp thích hợp khác nhằm chấm dứt nhanh chóng sự cố hoặc nguy cơ của sự cố đó trong phạm vi thực
tế theo các hoàn cảnh.
Điều 10: LỊCH BAY,THÔNG TIN VÀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ
1. Công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết phải không chậm trễ hơn 30 ngày trước ngày khai thác
bất kỳ dịch vụ thoả thuận nào (dịch vụ hàng không thường lệ ), đệ trình lịch bay sự kiến của mình tới các nhà
chức trách hàng không của Bên ký kết kia để xin phép. Các lịch bay này phải chứa đựng tất cả các thông tin thích
hợp bao gồm cả loại máy bay sử dụng, tần xuất và lịch trình bay.
2. Các nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết phải cung cấp cho nhà chức trách hàng không của Bên ký
kết kia theo yêu cầu của họ các số liệu thống kê khác mà có thể được yêu cầu một cách hợp lý nhằm mục đích
lưu trữ. Các thông báo này phải bao gồm các thông tin về khối lượng vận chuyển được thực hiện bởi công ty
hàng không được chỉ định trong các dịch vụ thoả thuận và tại các điểm xuất phát và điểm đến của các hoạt động
đó.
Điều 11: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRỌNG TẢI
1. Phải có sự cân bằng và bình đẳng các cơ hội đối với các công ty hàng không được chỉ định của hai Bên ký kết
trong việc tham gia vận tải hàng không quốc tế trong khuôn khổ của Hiệp định này.
2. Các công ty Hàng không được chỉ định của hai Bên ký kết phải có quyền khai thác cân bằng về trọng tải.
3. Mỗi bên ký kết phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp trong phạm vi thẩm quyềmn pháp luật của mình để loại
trừ mọi biện pháp phân biệt đối xử và cạnh tranh không cân bằng gây ảnh hưởng bất lợi đến thế cạnh tranh của
các công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia
Điều 12: GIÁ CƯỚC
1. Các giá cước của bất kỳ dịch vụ thoả thuận nào cũng phải được thiết lập ở mức độ hợp lý, với sự quan tâm
đúng mức tới các yếu tổ có liên quan bao gồm chi phí khai thác, lợi nhuận thu được hợp lý, đặc tính của dịch vụ
(như các tiêu chuẩn về tốc độ, tiện nghi )và các giá cước của các công ty hàng không khác đối với bất kỳ chặng
nào của đường bay quy định. Các giá cước này phải được định ra phù hợp với các quy định dưới đây của Điều
này.
2. Các giá cước được nói tới tại khoản (1) của Điều này cùng với tỷ lệ hoa hồng đại lý được áp dụng kèm theo
nếu có thể phải được thoả thuận đối với từng đường bay quy định giữa các công ty hàng không khác đang tiến
hành khai thác trên toàn bộ hoặc một phần của đường bay đó, và nếu có thể thì phải được sự thoả thuận này
thông qua cơ chế xác định giá cước của Hiệp hôi vận tải hàng không quốc tế (IATA).

19
3. Bất kỳ giá cước nào đề nghị áp dụng cho vận chuyển giữa hai Bên ký kết phải được công ty hàng không được
chỉ định có liên quan hoặc đại diện của công ty hàng không đó đệ trình hai nhà chức trách hàng không ít nhất là
30 ngày (hoặc khoảng thời gian ngắn hơn do hai nhà chức trách hàng không thỏa thuận) trước khi giá cước đề
nghị này có hiệu lực).
4. Giá cước đã đệ trình có thể được nhà chức trách hàng không phê duyệt vào bất cứ thời gian nào.Tuy vậy, theo
quy định của hai khoản dưới đây thì giá cước sẽ được phê duyệt 2 ngày sau khi nhận được văn bản đệ trình, trừ
khi nhà chức trách hàng không của hai bên ký kết thông báo cho nhau bằng văn bản trong vòng 20 ngày kể từ khi
nhận được văn bản đệ trình là họ không được phê duyệt giá cước đề nghi.
5. Không một qui định nào tại khoản (4) nói trên có thể cản trở nhà chức trách hàng không của hai bên ký kết
đơn phương không chấp thuận bất kỳ một giá cước nào do một trong các công hàng không được chỉ định của
mình đề nghị. Tuy nhiên hành động đơn phương này chỉ được áp dụng khi nhà chức trách hàng không này thấy
rằng giá cước đệ trình là quá mức hoặc việc đưa vào áp dụng giá cước này được coi là hành động chống cạnh
tranh như là gây thiệt hại nghiêm trọng cho bất kỳ công ty hàng không chỉ định khác.
6. Nếu nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết cho rằng giá cước đề nghị của công ty hàng không được
chỉ định của hai Bên ký kết kia là quá mức hoặc việc áp dụng giá cước này là hành động phá giá như là gây ra
những thiệt hại nặng nề cho bất kỳ công ty hàng không chỉ định khác, thì trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận
được văn bản yêu cầu trao đổi ý kiến với nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia. Việc trao đổi ý kiến này
phải được hoàn tất trong vòng 21 ngày kể từ khi đưa ra yêu cầu và giá cước sẽ có hiệu lực áp dụng vào cuỗi thời
hạn này, trừ khi các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết định đoạt một cách khác.
7. Trong trường hợp giá cước đã có hiệu lực áp dụng theo các quy định nói trên bị nhà chức trách hàng không
của một Bên ký kết coi là gây thiệt hại nặng nề cho bất kỳ công ty hàng không được chỉ định khác, thì nhà chức
trách hàng không của Bên ký kết kia.
8. Khi giá cước đã được thiết lập phù hợp với các quy định tại Điều này, thì giá cước đó sẽ có hiệu lực cho tới
khi giá cước mới được thiết lập theo đúng các quy định của Điều này.
Điều 13: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1. Mỗi Bên ký kết cấp cho công ty hàng không được chỉ định củaBên ký kết kia quyền bán dịch vụ hàng không
bao gồm vé máy bay, không vận đơn, dịch vụ du lịch trọn gói trên lãnh thổ của mình một cách trực tiếp và theo
sự lựa chọn thông qua các đại lý của công ty hàng không. Mỗi công ty hàng không sẽ có quyền bán các dịch vụ
như vậy và mọi người có thể mua một cách tự do các dịch vụ đó bằng các ngoại tệ chuyển đổi tự do.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ bảo đảm cho công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia quyền tự chuyển lợi
nhuận thu được trên lãnh thổ của mình sau khi đã trừ đi các chi phí. Việc chuyển đổi nói trên phải tuân thủ với
các quy định về chuyển đổi ngoại tệ trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi được lợi nhuận. Việc chuyển đổi như vậy
có thể được tiến hành bằng các đồng ngoại tệ chuyển đổi tự do trên cơ sở của tỷ giá chuyển đổi chính thức, nếu
tại đó không có tỷ giá chuyển đổi chính thức thì sẽ áp dụng tỷ giá hiện hành trên thị trường tại thời điểm chuyển
đổi.
3. Nếu một Bên ký kết áp đặt các hạn chế đối với việc chuyển nhập của công ty hàng không được chỉ định của
Bên ký kết kia thì công ty hàng không được chỉ định đó sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế tương tự đối với công
ty hàng không được chỉ định cuả Bên ký kết thứ nhất.
4. Mặt khác, Bên ký kết có công ty hàng không bị áp đặt các điều kiện như trên có quyền yêu cầu thảo luận với
Bên ký kết kia để xem xét lại các quy định của Điều này
Điều 14: LỆ PHÍ SÂN BAY VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ
Mỗi bên ký kết có thể ấn định hoặc cho phép ấn định mức lệ phí cân bằng và hợp lý đối với việc sử dụng các sân
bay công cộng và các tràng thiết bị tại sân bay với điều kiện rằng các lệ phí đó không được cao hơn lệ phí đối với
việc sử dụng các phương tiện nói trên nhằm thực hiện các chuyến bay quốc tế bởi các hãng hàng không của mình
Điều 15: THUÊ MÁY BAY

20
1. Khi công ty hàng không được chỉ định đề nghị sử dụng máy bay trên các chuyến bay đã thoả thuận bằng máy
bay không thuộc quyền sở hữu của công ty đó, điều này chỉ được thực hiện theo các điều kiện dưới đây:
a. Lơị ích tài chính mà công ty cho thuê máy bay đạt được sẽ không có liên quan gì đến thu nhập tài chính trong
việc khai thác của công ty hàng không được chỉ định liên quan
b. Lợi ích tài chính mà công ty thuê máy bay đạt được sẽ không có liên quan gì đến thu nhập tài chính trong việc
khai thác của công ty hàng không được chỉ định liên quan.
c. Việc dùng các máy bay thuê của công ty hàng không được chỉ định để thực hiện các dịch vụ thoả thuận không
tạo nên phần nối tiếp của các chuyến bay do công ty cho thuê khai thác bằng chính máy bay đó trên một hoặc
nhiều đường bay của công ty đó.
2. Công ty hàng không được chỉ định sẽ không bị cấm trong việc cung cấp các dịch vụ bằng máy bay thuê với
điều kiện nêu trên.
3. Công ty hàng không được chỉ định phải gửi văn bản thông báo trước 30 ngày cho các nhà chức trách hàng
không của Bên ký kết kia, thời hạn thông báo có thể được rút ngắn do nhà chức trách hàng không của hai Bên ký
kết thỏ thuận, thông báo phải nêu rõ bất kỳ việc thuê máy bay nào và phải nhận được sự chấp thuận của nhà chức
trách hàng không Bên ký kết kia trước khi sử dụng bất kỳ máy bay thuê nào. Đồng thời với việc gửi thông báo về
việc thuê máy bay nói trên nhà chức trách hàng khôg của công ty hàng không đó phù hợp với các quy định của
khoản (1) ở trên. Hai Bên ký kết thoả thuận rằng đơn xin phép sử dụng máy bay thuê nói trên sẽ được cấp sau 21
ngày kể từ ngày nhận được thông báo xin phép.
4. Mặc dù những gì đã nêu trên, ở đây công ty cho thuê máy bay:
a. Không phải là công ty hàngkhông hay bị một công ty hàng không kiểm soát; và
b. Không phải là một công ty con, một công ty có liên hệ hay phối thuộc với công ty hàng không, thì chỉ một
thông báo đơn giản cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia là đủ đáp ứng.
Điều 16: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Bất kỳ sự tranh chấp nào liên quan tới các vấn đề thuộc Hiệp định này mà không được sự giải quyết một cách
thoả đáng bằng đường đàm phán, theo yêu cầu của một Bên ký kết sẽ phải đưa ra trọng tài phù hợp với các thủ
tục quy định dưới đây:
2. Quá trình giải quyết sẽ do toà á gồm 03 trọng tài được thành lập như sau:
a. Trong vòng 60 ngày kể từ khi một bên ký đưa ra yêu cầu mỗi Bên ký kết chỉ định 01 trọng tài. Trong vòng 30
ngày tiếp theo hai trọng tài vừa được chỉ định sẽ thoả thuận để chọn trọng tài thứ 3, trọng tài thứ 3 sẽ không được
là công dân của một trong hai Bên ký kết và là chủ tịch của toà án trọng tài
b. Nếu một bên ký kết không chỉ định được trọng tài hoặc không thoả thuận được để chỉ định trọng tài thú ba
theo khoản (a), thì một trong hai Bên ký kết có thể đề nghị chủ tịch Hội đồng Tổ chức hàng không dân dụng
quốc tế chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài cần thiết trong vòng 30 ngày. Nếu chủ tịch là công dân của một trong
hai Bên ký kết thì một phó chủ tịch giữ trọng trách cao nhất sẽ thực hiện việc chỉ định.
3. Trừ khi các Bên ký kết thoả thuận một cách khác, toà án trọng tài xác định giới hạn thẩm quyền của nó phù
hợp với Hiệp định này, và đề ra thủ tục riêng. Theo hướng dẫn của toà án hoặc theo yêu cầu của một Bên ký kết
phải tổ chức một hội nghị để xác định chính xác các vấn đề cần giải quyết và các thủ tục đặc biệt tại toà án trong
vòng 15 ngày sau khi toà án được thành lập đủ thành phần.
4. Trừ khi các Bên ký kết có thoả thuận khác hoặc toà án có quyết định khác, mỗi Bên phải đệ trình biên bản
trong vòng 45 ngày kể từ khi toà án có đủ thành phần. Đúng 60 ngày sau sẽ có văn bản trả lời. Toà án sẽ tổ chức
nghe ý kiến theo yêu cầu của mỗi bên hoặc theo sự phán quyết của chính mình trong vòng 15 ngày kể từ khi trả
lời.
5. Toà án sẽ cố gắng đưa ra quyết định bằng văn bản trong vòng 30 ngày sau khi nghe ý kến, hoặc nếu không tổ
chức nghe ý kiến được thì 30 ngày sau khi tào án nhận được hai văn bản trả lời, theo văn bản nào nhận được
trước. Quyết định theo đa số của toà án trọng tài có hiệu lực.

21
6. Các bên ký kết có thể yêu cầu toà án làm rõ quyết định của mình trong vòng 15 ngày kể từ khi ra quyết định ,
toà án phải có văn bản giải thích trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.
7. Mỗi Bên ký kết phải tuân theo bất kỳ quyết định nào của toà án Trọng tài.
Điều 17: THẢO LUẬN
Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu tiến hành thảo luận vào bất kỳ thời gian nào về việc giải thích, áp dụng và sửa đổi
đối với Hiệp định này. Việc thảo luận phải được tiến hành trong thời hạn 60 ngày kể từ khi một Bên ký kết nhận
được yêu cầu của Bên ký kết kia.
Điều 18: ĐĂNG KÝ VÀ SỬA ĐỔI
1. Hiệp định này và tất cả các sửa đổi của Hiệp định sẽ phải đăng ký với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
2. Bất kỳ mọi sửa đổi của Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau khi được hai Bên ký kết xác nhận bằng công hàm
theo đường ngoại giao.
3. Nếu có Hiệp định đa phương liên quan tới vận chuyển hàng không có hiệu lực đối với hai Bên ký kết thì Hiệp
định này sẽ phải sửa đổi sao cho phù hợp với các điều khoản của Hiệp định đa phương đó.
Điều 19: CHẤM DỨT HIỆP ĐỊNH
Mỗi bên ký kết có thể vào bất kỳ thời gian nào thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết về việc chấm dứt Hiệp
định. Đồng thời cũng phải gửi văn bản thông báo đó tới tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, Hiệp định này sẽ
chấm dứt sau một năm kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được yêu cầu, trừ khi hai Bên ký kết thoả thuận với nhau
rút văn bản chấm dứt Hiệp định trước thời hạn nói trên. Trong trường hợp một Bên ký kết không xác nhận là
nhận được thông báo, thì thông báo được coi là nhận được kể từ ngày Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
nhận được.
Điều 20: TÊN GỌI
Các tên gọi của các Điều khoản trong Hiệp định này chỉ để tiện trong việc tra cứu và hoàn toàn không ảnh hưởng
tới việc giải thích các Điều khoản đó.
Điều 21: HIỆU LỰC CỦA HIỆP ĐỊNH
Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Với sự chứng kiến, những người dưới đây, được sự uỷ quyền của Chính phủ của mình đã ký Hiệp định này.
Làm tại Singapore ngày..20 tháng 4 năm 1992 thành hai bản tiếng Việt và tiếng Anh, hai bản đều có giá trị như
nhau.
Trong trường hợp có sự bất đồng trong việc hiểu thì sẽ lấy bản tiếng Anh làm bản chính.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ


NƯỚC CHXH CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HOÀ SINGAPORE
THỨ TRƯỞNG THỨ NHẤT THƯ KÝ THƯỜNG TRỰC
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN BÔ THÔNG TIN

Lê Kha Tân Gương Ching


 
PHỤ LỤC
CÁC DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG THƯỜNG LỆ
Phần I:
ĐƯỜNG BAY DO CÔNG TY HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CỦA VIỆT NAM KHAI THÁC:
Các điểm khởi hành: Các điểmTrung gian: Các điểm tại Singapore: Các điểm bên ngoài:

22
Hà Nội bất kỳ điểm nào  Singapore  bất kỳ điểm nào
Hồ Chí Minh 
Đà Nẵng (1)
Phần II:
ĐƯỜNG BAY DO CÔNG TY HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CỦA SINGAPORE KHAI THÁC:
Các điểm khởi hành Các điểm trung gian Các điểm tại Việt Nam Các điểm bên ngoài
Singapore bất kỳ điểm nào Hà Nội bất kỳ điểm nào
TP Hồ Chí Minh
Đà Nẵng(1)
Ghi chú:
1/ Công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết có thể khai thác các chuyến bay giữa Singapore và Đà
Nẵng khi Đà Nẵng được công bố là sân bay quốc tế và phải được nhà chức trách hàng không nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét chấp thuận.
1.1/ Các công ty hàng không được chỉ định của Singapore có thể thức hiện các chuyến bay đến các điểm của Việt
Nam.
1.1.1/ Nếu một Bên đơn phương khai thác thương quyền 5 thì phải đạt được thoả thuận trước giữa các công ty
hàng không được chỉ định của Bên ký kết.
1.V/ Công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết có thể bỏ qua không hạ cánh tại bất cứ điểm nào trên
đường bay được xác định ở Phụ lục I và II bên trên trong 1 hoặc toàn bộ các chuyến bay, với điều kiện là các
chuyến bay này phải xuất phát từ lãnh thổ của Bên ký kết chỉ định hãng hàng không.
V/ Công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết có quyền chấm dứt các chuyển bay của mình trên lãnh
thổ của Bên ký kết kia.
 
BỘ NGOẠI GIAO SAO Y BẢN CHÍNH
------- "Để báo cáo để thực hiện"
Số: 62/LPQT Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1992
TL.BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO 
Nơi gửi: KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐU QUỐC TẾ 
- Văn phòng CP, 
- Bộ GTVT,  PHÓ VỤ TRƯỞNG
- Bộ Thương mại , 
 
- Bộ Tài chính,
- Tổng cục Hải quan,   
- Bộ nội vụ , 
 
- ĐSQVN tại Singapore, 
- Vụ ĐNÁ - TBD, 
- LPQT, 
Lê Văn Thịnh
- Lưu trữ. (LO).
90CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011

PHẦN VĂN BẢN KHÁC

BỘ NGOẠI GIAO

23
BỘ NGOẠI GIAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
__________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
Số: 42/2011/TB-LPQT Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2011

THÔNG BÁO

Về việc điều ước quốc tế có hiệu lực

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005,
Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước Cộng hòa Hy Lạp, ký tại A-ten ngày 22 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2011.

Bộ Ngoạ i giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

TL. BỘ TRƯỞNG

KT. VỤ TRƯỞNG

VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

PHÓ VỤ TRƯỞNG

Lê Thị Tuyết Mai

24
CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011 91

HIỆP ĐỊNH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA HY LẠP

MỞ ĐẦU

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Hy Lạp

Là các bên của Công ước quốc tế về hàng không dân dụng được mở để ký kết tại Chi-ca-gô ngày 07 tháng
12 năm 1944;
Cùng nhau mong muốn ký một Hiệp định nhằm thiết lập và khai thác các chuyến bay thường lệ giữa và qua
lãnh thổ của hai nước;
Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Định nghĩa

Dùng cho Hiệp định này, trừ khi văn cảnh đòi hỏi khác:

1. Thuật ngữ “nhà chức trách hàng không” trong trường hợp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chỉ Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và người hoặc cơ quan bất kỳ nào được ủy quyền
thực hiện các chức năng hoặc các chức năng tương tự mà hiện tại Cơ quan nói trên đang thực hiện, và trong
trường hợp của nước Cộng hòa Hy Lạp chỉ Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng và người hoặc cơ quan bất kỳ
nào được ủy quyền thực hiện các chức năng hoặc các chức năng tương tự mà hiện tại các nhà chức trách nói trên
đang thực hiện;

2. Thuật ngữ “Công ước” chỉ Công ước quốc tế về hàng không dân dụng được để mở để ký kết tại Chi-ca-
gô ngày 07 tháng 12 năm 1944 và bao gồm:
(i) bất kỳ sửa đổi nào có hiệu lực theo Điều 94 (a) của Công ước và đã được các Bên ký kết phê chuẩn; và
(ii) bất kỳ Phụ lục hoặc sửa đổi nào được thông qua theo Điều 90 của Công ước này, trong chừng mực các
sửa đổi hoặc Phụ lục này tại bất cứ thời điểm nào có hiệu lực đối với các Bên ký kết.
3. Thuật ngữ “Hiệp định” chỉ Hiệp định này, Phụ lục đính kèm, và bất kỳ Nghị định thư nào hoặc các văn
bản tương đương sửa đổi Hiệp định hoặc Phụ lục của Hiệp định này;
4. Thuật ngữ “hãng hàng không được chỉ định” chỉ bất kỳ hãng hàng không nào được chỉ định và cấp phép
theo Điều 3 của Hiệp định này.
5. Thuật ngữ “các chuyến bay thỏa thuận” chỉ các chuyến bay thường lệ trên các đường bay được quy định
tại Phụ lục của Hiệp định này vận chuyển hành khách, hàng hóa và thư tín riêng biệt hoặc kết hợp;
6. Thuật ngữ “tải trọng cung ứng” đối với một tàu bay, chỉ trọng tải của tàu bay đó sử dụng trên một
đường bay hoặc một phần của đường bay và thuật ngữ “tải trọng cung ứng” đối với “một chuyến bay thỏa
thuận”, chỉ tải cung ứng của tàu bay sử dụng trên chuyến bay đó nhân với tần suất do tàu bay đó khai thác trong
một thời gian nhất định trên một đường bay hoặc một phần của đường bay;

25
7. Thuật ngữ “lãnh thổ” đối với một Quốc gia có nghĩa được quy định tại Điều 2 của Công ước;
8. Thuật ngữ “chuyến bay”, “chuyến bay quốc tế”, “hãng hàng không” và “dừng với mục đích phi thương
mại” có các nghĩa được quy định tương ứng tại Điều 96 của Công ước;
9. Thuật ngữ “giá cước” chỉ giá tiền phải trả cho việc chuyên chở hành khách, hành lý và hàng hóa và các
điều kiện áp dụng các giá này, bao gồm các giá tiền và các điều kiện đối với đại lý và các dịch vụ hỗ trợ khác mà
nhà vận chuyển thực hiện liên quan đến việc vận chuyển hàng không nhưng không bao gồm tiền công và các
điều kiện cho việc chuyên chở thư tín;

10. Thuật ngữ “lệ phí người sử dụng” chỉ mức phí áp dụng đối với các hãng hàng không cho việc cung cấp
các tài sản và trang thiết bị cảng hàng không, dẫn đường hàng không hoặc an ninh hàng không.
Các tiêu đề của mỗi Điều trong Hiệp đị nh này không hề có ý nghĩa giới hạn hoặc mở rộng bất kỳ các quy
định nào của Hiệp định này.

Điều 2. Trao quyền

1. Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền được quy định trong Hiệp định này đối với việc tiến
hành các chuyến bay quốc tế thường lệ của (các) hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định như sau:
a) quyền bay không hạ cánh qua lãnh thổ của Bên ký kết kia;

b) quyền dừng ở lãnh thổ nêu trên với mục đích phi thương mại; và

c) quyền dừng ở lãnh thổ nêu trên tại các điểm trên (các) đường bay trong Bảng đường bay được quy định
thành Phụ lục của Hiệp định này để lấy lên và cho xuống hành khách, hàng hóa và bưu kiện, riêng biệt hoặc kết
hợp khi vận chuyển quốc tế.

2. Không quy định nào trong Khoản 1 của Điều này sẽ được coi là dành cho (các) hãng hàng không của
một Bên ký kết quyền lấy lên tàu bay hành khách, hàng hóa và bưu kiện ở lãnh thổ của Bên ký kết kia chuyên
chở để lấy tiền công hoặc tiền thuê và cho xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết đó.

Điều 3. Chỉ định và Cấp phép

1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định và thông báo qua đường ngoại giao cho Bên ký kết kia một hoặc
nhiều hãng hàng không để khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay quy định, và thu hồi hoặc
thay đổi những chỉ định đó.

26
CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011 93

2. Khi nhận được sự chỉ định như vậy Bên ký kết kia sẽ không chậm trễ cấp phép và giấy phép khai thác
thích hợp, với điều kiện:

a) trong trường hợp một hãng hàng không do nước Cộng hòa Hy Lạp chỉ định:

i) được thành lập trong lãnh thổ của Cộng hòa Hy Lạp theo Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu và có
giấy phép khai thác còn hiệu lực theo luật của Cộng đồng Châu Âu; và

ii) việc kiểm soát hữu hiệu của hãng hàng không đó được thực hiện và duy trì bởi Quốc gia thành viên
Cộng đồng Châu Âu chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ nhà khai thác và nhà chức trách hàng không liên quan được
ghi rõ trong văn bản chỉ định.

b) trong trường hợp một hãng hàng không do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định

i) được thành lập trong lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được cấp phép phù hợp
với luật pháp của Việt Nam; và

ii) Việt Nam đang duy trì việc kiểm soát hữu hiệu đối với hãng hàng không

đó; và

c) hãng hàng không đó có khả năng đáp ứng các điều kiện theo luật pháp và quy định được áp dụng thông
thường – phù hợp với các quy định của Công ước - đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế của Bên nhận
được chỉ định.

3. Khi nhận được giấy phép khai thác nêu tại Khoản 2, hãng hàng không được chỉ định có thể bắt đầu khai
thác các chuyến bay thỏa thuận vào bất kỳ thời điểm nào, miễn là hãng hàng không đó tuân thủ các quy định hiện
hành của Hiệp định này.
Điều 4. Đình chỉ và Thu hồi

1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền thu hồi, đình chỉ hoặc hạn chế giấy phép khai thác hoặc giấy phép kỹ thuật
của một hãng hàng không của Bên ký kết kia, khi:
a) trong trường hợp một hãng hàng không do Cộng hòa Hy Lạp chỉ định:

i) không được thành lập trong lãnh thổ của Cộng hòa Hy Lạp theo Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu
Âu và không có giấy phép khai thác còn hiệu lực theo luật của Cộng đồng Châu Âu; hoặc

ii) việc kiểm soát hữu hiệu của hãng hàng không đó không được thực hiện và duy trì bởi Quốc gia thành
viên Cộng đồng Châu Âu chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ nhà khai thác và nhà chức trách hàng không liên quan
không được ghi rõ trong văn bản chỉ định.

b) trong trường hợp một hãng hàng không do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định:

27
i) không được thành lập trong lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và không được cấp
phép phù hợp với luật pháp của Việt Nam; hoặc
ii) Việt Nam không duy trì được việc kiểm soát hữu hiệu đối với hãng hàng không đó; hoặc
c) hãng hàng không đó không thể chứng minh rằng mình có khả năng đáp ứng các điều kiện theo luật và
quy định được áp dụng thông thường và hợp lý phù hợp với Công ước đối với việc khai thác các chuyến bay
quốc tế của Bên nhận được chỉ định đó; hoặc
d) hãng hàng không đó không tuân thủ pháp luật và/hoặc các quy định của Bên ký kết cấp các quyền đó;
hoặc

e) trong trường hợp hãng hàng không này khai thác không theo đúng các điều kiện được quy định trong
Hiệp định này.

2. Trừ khi việc thu hồi hoặc đình chỉ hoặc áp đặt ngay lập tức các điều kiện nêu tại Khoản 1 Điều này là
cần thiết nhằm ngăn ngừa việc tiếp tục vi phạm pháp luật và/ hoặc các quy định, các quyền như vậy sẽ chỉ được
thực hiện sau khi trao đổi ý kiến với Bên ký kết kia theo Điều 15 của Hiệp định này.

Điều 5. Áp dụng Luật và Quy định

1. Luật, các quy định và thủ tục của một Bên ký kết liên quan đến việc bay đến,

ởlại trong hoặc bay đi từ lãnh thổ Bên ký kết đó của một tàu bay tham gia vào việc dẫn đường quốc tế hoặc liên
quan đến việc khai thác và dẫn đường của tàu bay này phải được hãng hàng không của Bên ký kết kia tuân thủ
khi bay vào, bay ra và trong khi ở lại trong lãnh thổ nói trên.

2. Luật và các quy định của một Bên ký kết về việc vào, cấp phép, ở lại hoặc quá cảnh, nhập hoặc xuất
cảnh, hộ chiếu, hải quan và kiểm dịch sẽ phải được tuân thủ bởi hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết
kia và hoặc thay mặt cho tổ bay, hành khách, hàng hóa và bưu kiện khi quá cảnh, bay vào, bay ra và trong khi ở
lại trong lãnh thổ của Bên ký kết đó.

3. Hành khách, hành lý và hàng hóa khi quá cảnh trực tiếp qua lãnh thổ của một Bên ký kết và không rời
khỏi khu vực của cảng hàng không dành cho mục đích này sẽ chỉ bị kiểm soát đơn giản. Hành lý và hàng hóa khi
quá cảnh trực tiếp sẽ được miễn các loại thuế hải quan và các loại thuế tương tự.

Điều 6. Công nhận Chứng chỉ và Bằng

1. Chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ năng lực và bằng, được một Bên ký kết cấp hoặc làm cho có
hiệu lực theo luật pháp và quy định của Bên đó, bao gồm trong trường hợp nước Cộng hòa Hy Lạp là luật và quy
định của Cộng đồng Châu Âu, và vẫn còn hiệu lực sẽ được Bên ký kết kia công nhận là hợp lệ cho việc khai thác
các chuyến bay thỏa thuận, với điều kiện là các yêu cầu tại các chứng chỉ và bằng đó được cấp và làm cho có
hiệu lực luôn bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu mà Công ước thiết lập. Tuy nhiên, mỗi Bên ký kết có
quyền từ chối công nhận, đối với các chuyến bay qua lãnh thổ của mình, các chứng chỉ năng lực và bằng được
Bên ký kết kia hoặc quốc gia khác cấp cho các công dân của mình hoặc làm cho có hiệu lực.

2. Nếu các quyền hoặc các quy định trong giấy phép và chứng chỉ nêu tại Khoản 1 trên do nhà chức trách
hàng không của một Bên ký kết cấp cho bất kỳ

28
người hoặc hãng hàng không được chỉ định nào hoặ c liên quan đến một tàu bay khai thác các chuyế n bay thỏa
thuận trên các đường bay quy định có các khác biệt so với các tiêu chuẩn mà Công ước thiết lập, và những khác
biệt đó đã được đệ trình lên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế , nhà chứ c trách hàng không của Bên ký kết
kia có thể yêu cầu trao đổi ý kiến theo Điều 15 của Hiệp định này với nhà chức trách hàng không của Bên ký kế
t đó để đáp ứng rằng thực tiễn đó là có thể chấp nhận được đối với nhà chức trách đó. Việ c không đạt được một
thỏa thuận thỏa mãn sẽ là cơ sở cho việc áp dụng Điều 4 Hiệp định này.

Điều 7. An toàn hàng không

1. Mỗi Bên ký kết có thể đề nghị trao đổi ý kiến vào thời gian bất kỳ về các tiêu chuẩn an toàn được duy
trì đối với một hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến tổ lái,
tàu bay hoặc hoạt động của tàu bay đó. Những cuộc trao đổi ý kiến như vậy sẽ được tiến hành trong thời hạn 30
ngày kể từ khi yêu cầu.

2. Nếu, sau những cuộc trao đổi ý kiến như vậy, một Bên ký kết thấy rằng các tiêu chuẩn an toàn trong các
lĩnh vực nêu tại Khoản 1 ít nhất là bằng các tiêu chuẩn tối thiểu được quy định tại thời điểm đó theo Công ước
Chicago không được Bên ký kết kia duy trì và quản lý một cách hiệu quả đối với các hãng hàng không được Bên
ký kết đó chỉ định thì Bên ký kết này sẽ thông báo cho Bên ký kết kia về các phát hiện và các bước được xem là
cần thiết để tuân thủ với các tiêu chuẩn của ICAO và Bên ký kết kia sẽ phải tiến hành các hành động khắc phục
phù hợp. Việc Bên ký kết kia không tiến hành các hành động phù hợp trong thời hạn 15 ngày hoặc lâu hơn thời
hạn này theo như thỏa thuận, sẽ là cơ sở cho việc áp dụng Điều 4 của Hiệp định này.

3. Mặc dù có các nghĩa vụ quy định tại Điều 33 của Công ước Chiacago, các bên nhất trí rằng bất kỳ tàu
bay nào được khai thác bởi, hoặc thay mặt cho hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của
Bên ký kết kia, thực hiện các chuyến bay tới hoặc từ lãnh thổ của Bên ký kết kia, có thể, trong phạm vi lãnh thổ
của Bên ký kết kia, phải chịu một cuộc kiểm tra trên và xung quanh tàu bay của đại diện được ủy quyền của Bên
ký kết kia để xác minh tính hiệu lực của hồ sơ tàu bay, giấy phép của tổ bay, trạng thái bên ngoài và các thiết bị
của tàu bay (trong Hiệp định này được gọi là “thanh tra sân đỗ”) với điều kiện là việc kiểm tra này không gây
chậm trễ bất hợp lý.

4. Nếu việc thanh tra tại sân đỗ hay một loạt các cuộc thanh tra như vậy làm nảy sinh những vấn đề:

a) Có những mối quan ngại nghiêm trọng rằng một tàu bay hay sự hoạt động của một tàu bay không đáp
ứng với những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu vào thời điểm đó theo Công ước, hoặc

b) Có những mối quan ngại nghiêm trọng rằng thiếu sự duy trì và quản lý hữu hiệu các tiêu chuẩn an toàn
được thiết lập vào thời điểm đó theo Công ước, thì Bên ký kết thực hiện việc thanh tra, vì mục đích của Điều 33
Công ước, sẽ toàn quyền kết

29
96 CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011

luận rằng những điều kiện để theo đó các giấ y phép và bằng đối với tàu bay hoặc đối với tổ bay của tàu bay đó
đã đượ c cấp hoặc làm cho có hiệu lực, hoặc rằng các yêu cầu để theo đó tàu bay được hoạt động, không bằng
hoặc cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập theo Công ước Chicago.

5. Trong trường hợp việc tiếp cận để tiến hành thanh tra sân đỗ đối với một tàu bay do một hay nhiều hãng
hàng không của Bên ký kết kia khai thác theo Khoản 3 nêu trên bị đại diện của hãng hàng không hay các hãng
hàng không đó từ chối, thì Bên ký kết này có toàn quyền kết luận rằng có những mối quan ngại nghiêm trọng
được nêu tại Khoản 4 và đưa ra các kết luận như được nêu trong Khoản đó.

6. Mỗi Bên ký kết bảo lưu quyền đình chỉ hoặc thay đổi ngay lập tức việc cấp giấy phép hoạt động của
một hay nhiều hãng hàng không của Bên ký kết kia trong trường hợp Bên thứ nhất kết luận rằng, cho dù là do kết
quả của một hoặc một loạt cuộc thanh tra sân đỗ, do sự từ chối đối với việc tiếp cận của thanh tra sân đỗ, do trao
đổi ý kiến hoặc bất cứ một lý do nào khác, hành động ngay lập tức đó là cần thiết cho sự an toàn hoạt động của
một hãng hàng không.

7. Bất kỳ hành động nào của một Bên ký kết theo Khoản 2 hoặc Khoản 6 nêu trên sẽ phải được chấm dứt
một khi cơ sở cho việc tiến hành các hành động đó không còn nữa.

Điều 8. An ninh hàng không

1. Phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các Bên ký kết theo luật pháp quốc tế, các Bên ký kết tái khẳng định
rằng nghĩa vụ của các Bên đối với nhau để bảo vệ an ninh hàng không dân dụng chống lại các hành vi can thiệp
bất hợp pháp là một bộ phận cấu thành của Hiệp định này. Không hạn chế tính chất chung của các quyền và
nghĩa vụ của các Bên ký kết theo luật pháp quốc tế, các Bên ký kết sẽ đặc biệt hành động theo các quy định của
Công ước về sự phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay ký tại Tokyo ngày 14 tháng 9 năm 1963,
Công ước về ngăn chặn hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay ký tại Lahay ngày 16 tháng 12 năm 1970 và
Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp đối với an toàn của hàng không dân dụng ký tại Montreal ngày
23 tháng 9 năm 1971, Nghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn các Cảng hàng
không quốc tế ký tại Montreal ngày 24 tháng 02 năm 1988, Công ước về Đánh dấu Chất nổ dẻo nhằm mục đích
phát hiện ký tại Montreal ngày 01 tháng 3 năm 1991 và tất cả các văn kiện quốc tế khác trong cùng lĩnh vực mà
các Bên ký kết có thể sẽ phê chuẩn trong tương lai.

2. Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau tất cả sự giúp đỡ cần thiết theo yêu cầu để ngăn ngừa các hành vi
chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay dân dụng và các hành vi can thiệp bất hợp pháp khác chống lại an toàn của tàu
bay đó, hành khách và tổ bay, cảng hàng không và các trang thiết bị dẫn đường hàng không và bất cứ mối đe dọa
nào khác đến an ninh hàng không dân dụng.

3. Trong mối quan hệ qua lại, các Bên ký kết sẽ hành động phù hợp với các quy định về an ninh hàng
không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thiết lập và quy định thành các Phụ lục của Công ước về Hàng
không dân dụng quốc tế tới chừng

30
CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011 97

mự c các quy định về an ninh này được áp dụng đối với các Bên ký kết; các Bên ký kết sẽ yêu cầu các nhà khai
thác tàu bay theo đăng ký của mình, các nhà khai thác tàu bay có đị a điểm kinh doanh chính hay nơi thường trú
trên lãnh thổ của các Bên ký kết hoặc, trong trường hợp nước Cộng hòa Hy Lạp, các nhà khai thác tàu bay được
thành lập trong lãnh thổ của mình theo Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu và có giấy phép khai thác còn
hiệu lực theo luật của Cộng đồng Châu Âu, và nhà khai thác cảng hàng không trong lãnh thổ của mình, hành
động phù hợp với các quy định an ninh hàng không như vậy.

4. Mỗi Bên ký kết nhất trí rằng nhà khai thác tàu bay của mình sẽ bị Bên ký kết kia yêu cầu tuân thủ các
quy định về an ninh hàng không theo luật pháp đang có hiệu lực của Bên đó khi bay ra hoặc khi đang ở trong
lãnh thổ của Bên ký kết kia, bao gồm, trong trường hợp nước Cộng hòa Hy Lạp là luật của Cộng đồng Châu Âu.
Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết sẽ được áp dụng một cách hiệu quả trong phạm vi lãnh
thổ của mình để bảo vệ tàu bay và soi chiếu hành khách và hành lý xách tay và thực hiện các kiểm tra phù hợp
đối với tổ bay, hành lý, hàng hóa và đồ dự trữ của tàu bay trước và trong suốt thời gian lấy lên và dỡ xuống. Mỗi
Bên ký kết cũng sẽ xem xét một cách tích cực đối với bất kỳ yêu cầu nào của Bên ký kết kia về các biện pháp an
ninh đặc biệt, hợp lý để đối phó với mối đe dọa cụ thể.

5. Khi xảy ra sự cố hoặc nguy cơ sự cố về chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay dân dụng hoặc khi xảy ra các
hành vi bất hợp pháp khác chống lại an toàn của tàu bay đó, hành khách và tổ bay, các cảng hàng không hoặc các
trang thiết bị dẫn đường hàng không, các Bên ký kết sẽ trợ giúp lẫn nhau bằng việc tạo thuận lợi trong việc thông
tin liên lạc và các biện pháp thích hợp khác nhằm chấm dứt một cách nhanh chóng và an toàn sự cố hoặc mối đe
dọa đó.

Điều 9. Các cơ hội thương mại

1. (Các) hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết có quyền duy trì các đại diện của mình trong
lãnh thổ của Bên ký kết kia.

2. (Các) Hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết sẽ được phép, theo luật pháp và các quy định
của Bên ký kết kia liên quan tới nhập cảnh, cư trú và lao động, đưa vào và duy trì trên lãnh thổ của Bên kia nhân
viên quản lý, bán hàng, kỹ thuật, khai thác và các nhân viên chuyên môn khác cần thiết để thực hiện các chuyến
bay.

3. Trong trường hợp chỉ định một tổng đại lý hoặc một tổng đại lý bán, đại lý này phải được chỉ định theo
luật pháp và quy định áp dụng liên quan của mỗi Bên ký kết.

4. Mỗi hãng hàng không được chỉ định có quyền thực hiện việc bán vận tải hàng không trong lãnh thổ của
Bên ký kết kia trực tiếp hoặc thông qua các đại lý của mình và bất kỳ người nào cũng có quyền mua vận tải đó
theo luật pháp và quy định hiện hành liên quan.

31
98 CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011

5. Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép (các) hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia quyền chuyển về
nước mình theo nhu cầu, theo các quy định về ngoại hối đang có hiệu lực, phần thu nhập dư thừa sau khi trừ các
khoản chi tiêu thu được từ việc chuyên chở hành khách, hàng hóa và thư tín trên các chuyến bay thỏa thuận trong
lãnh thổ của Bên ký kết kia.

6. Nếu một Bên ký kết áp dụng các hạn chế đối với việc chuyển phần thu nhập dư thừa của hãng hàng
không được chỉ định của Bên ký kết kia, Bên ký kết kia sẽ có quyền áp dụng các hạn chế tương tự đối với hãng
hàng không của Bên ký kết đó.

Điều 10. Miễn thuế hải quan và các lệ phí khác

1. Mỗi Bên ký kết, trên cơ sở có đi có lại, sẽ miễn cho hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia
theo pháp luật hiện hành có liên quan của mình khỏi các hạn chế nhập khẩu, thuế hải quan, các loại thuế khác, lệ
phí kiểm tra và các loại phí và lệ phí quốc gia khác đối với tàu bay, nhiên liệu, dầu bôi trơn, các đồ cung ứng kỹ
thuật tiêu hao, các phụ tùng gồm động cơ, thiết bị thông thường của tàu bay, đồ dự trữ và các đồ vật khác của tàu
bay dự định để sử dụng hoặc chỉ để dùng liên quan đến việc khai thác hoặc hoạt động của tàu bay của hãng hàng
không được Bên ký kết kia chỉ định khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận, cũng như các thiết bị văn phòng
đưa vào trong lãnh thổ của mỗi Bên ký kết để sử dụng tại văn phòng của hãng hàng không được chỉ định của Bên
ký kết kia trong phạm vi các cảng hàng không quốc tế mà hãng hàng không được chỉ định đó khai thác tới, vé in,
không vận đơn, bất kỳ ấn phẩm nào mang nhãn hiệu của hãng hàng không in trên đó và các đồ vật quảng cáo
thông thường được phân phát miễn phí của hãng hàng không được chỉ định đó.

2. Việc miễn trừ theo quy định của Điều này sẽ áp dụng đối với các đồ vật nêu tại Khoản (1) của Điều này:

(a) khi được đưa vào trong lãnh thổ của một Bên ký kết bởi hoặc thay mặt cho hãng hàng không được chỉ
định của Bên ký kết kia;
(b) khi được để lại trên tàu bay của hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết khi đến hoặc rời
khỏi lãnh thổ của Bên ký kết kia;
(c) được đưa lên tàu bay của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia và dự định để sử dụng khi
khai thác các chuyến bay thỏa thuận; cho dù các đồ vật đó có hay không được sử dụng hoặc tiêu thụ toàn bộ
trong lãnh thổ của Bên ký kết cấp miễn trừ, với điều kiện là các đồ vật này không được chuyển nhượng trong
lãnh thổ của Bên ký kết nói trên.

3. Các thiết bị thông thường của tàu bay, cũng như các vật phẩm, đồ cung cấp thông thường được để lại
trên tàu bay của mỗi Bên ký kết chỉ có thể được đưa xuống trong lãnh thổ của Bên ký kết kia khi có sự đồng ý
của cơ quan Hải quan của Bên ký kết đó. Trong trường hợp như vậy, chúng có thể được đặt dưới sự giám sát của
cơ quan nói trên tới khi chúng được tái xuất hoặc được thanh lý theo các quy định hải quan.

32
CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011 99

Điều 11. Phí và Lệ phí sử dụng

Mỗi Bên ký kết có thể áp đặt hoặc cho phép áp đặt các phí và lệ phí hợp lý và công bằng đối với việc sử
dụng cảng hàng không và các trang thiết bị khác dưới sự kiểm soát của mình.

Tuy nhiên, mỗi Bên ký kết đồng ý rằng các phí và lệ phí như vậy không cao hơn mức tàu bay của quốc gia
mình phải trả cho việc sử dụng dụng cảng hàng không và các trang thiết bị như vậy khi thực hiện các chuyến bay
quốc tế tương tự.

Điều 12. Các quy định về tải cung ứng và Phê chuẩn lịch bay

1. Các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ được đối xử công bằng và bình đẳng để có
các cơ hội ngang bằng khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay quy định.
2. Khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận, các hãng hàng không được chỉ định của mỗi bên Bên ký kết sẽ
tính đến quyền lợi của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia để không gây ảnh hưởng xấu đến các
chuyến bay mà hãng hàng không đó thực hiện trên toàn bộ hoặc một phần của cùng đường bay.

3. Các chuyến bay thỏa thuận do các hãng hàng không được các Bên ký kết chỉ định thực hiện có mục tiêu
trước tiên là phải cung cấp, theo hệ số sử dụng ghế hợp lý, đủ tải cung ứng đáp ứng các yêu cầu hiện tại và được
dự tính hợp lý để chuyên chở hành khách, hàng hóa và thư tín giữa lãnh thổ của Bên ký kết chỉ định hãng hàng
không đó và lãnh thổ của Bên ký kết kia.

4. Quy định đối với việc chuyên chở hành khách, hàng hóa và thư tín được lấy lên và dỡ xuống tại các
điểm trên đường bay quy định trong lãnh thổ của các Quốc gia không phải là Quốc gia chỉ định hãng hàng không
sẽ được Nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết thỏa thuận.

5. Tải cung ứng được cung cấp đối với các chuyến bay thỏa thuận bao gồm tần suất chuyến bay và loại tàu
bay do hãng hàng không được các Bên ký kết chỉ định sử dụng sẽ được Nhà chức trách hàng không thỏa thuận.
6. Trong trường hợp các Bên ký kết không đạt được sự nhất trí, các vấn đề nêu tại Khoản 5 trên sẽ được
giải quyết theo các quy định tại Điều 15 của Hiệp định. Cho đến khi đạt được một thỏa thuận như vậy thì tải cung
ứng do các hãng hàng không được chỉ định cung cấp vẫn giữ nguyên không đổi.

7. Các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ đệ trình lịch bay lên nhà chức trách hàng
không của Bên ký kết kia để xin phê chuẩn không chậm hơn 30 ngày trước khi thực hiện các chuyến bay trên các
đường bay quy định. Việc này cũng được thực hiện như vậy khi có các thay đổi tiếp theo. Trong trường hợp đặc
biệt, thời hạn này có thể giảm xuống khi có sự đồng ý của nhà chức trách đó.

Điều 13. Giá cước vận chuyển hàng không

1. Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép từng hãng hàng không được chỉ định tự do xây dựng giá cước các chuyến
bay.

33
2. Các giá cước sẽ được xây dựng ở mức hợp lý, có tính đến tất cả các yếu tố liên quan, kể cả lợi ích của
người sử dụng, chi phí khai thác, đặc điểm chuyến bay, lợi nhuận hợp lý và các vấn đề thương mại khác trên thị
trường. Các giá cước không được phân biệt đối xử bất hợp lý, cao bất hợp lý, thấp giả tạo hoặc hạn chế.
Điều 14. Cung cấp số liệu thống kê

Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết sẽ cung cấ p cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kế t
kia, theo yêu cầu, các thông tin và số liệ u thống kê liên quan đến việc vận chuyển thự c hiện trên các chuyến bay
thỏa thuận của hãng hàng không đượ c chỉ định của Bên ký kết thứ nhất khi khai thác đế n và từ lãnh thổ của Bên
ký kết kia, mà có thể thường được hãng hàng không được chỉ định chuẩn bị và đệ trình lên nhà chức trách hàng
không của quốc gia đó. Bất kỳ số liệu vận tả i thống kê bổ sung nào mà nhà chức trách hàng không của một Bên
ký kết muốn có từ nhà chức trách của Bên ký kết kia sẽ, khi có yêu cầu, do các Bên ký kết thỏa thuận và thống
nhất với nhau.

Điều 15. Trao đổi ý kiến và Sửa đổi

1. Mỗi Bên ký kết hoặc Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên có thể yêu cầu, vào bất kỳ lúc nào, trao
đổi ý kiến với Bên ký kết kia hoặc với Nhà chức trách hàng không của Bên kia.

2. Một cuộc trao đổi ý kiến theo yêu cầu của một Bên ký kết hoặc Nhà chức trách hàng không của các Bên
sẽ được bắt đầu trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

3. Bất kỳ sửa đổi nào đối với Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày có thông báo cuối cùng bằng văn bản
của các Bên ký kết thông báo cho nhau, qua đường ngoại giao, về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý của mình
đối với hiệu lực của Hiệp định này.

4. Mặc dù có các quy định tại Khoản (3), các sửa đổi đối với Bảng đường bay được quy định thành Phụ
lục của Hiệp định này có thể được thống nhất trực tiếp giữa các Nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết.
Những sửa đổi này sẽ có hiệu lực sau được xác nhận bằng trao đổi công hàm.
Điều 16. Giải quyết tranh chấp

1. Nếu bất cứ tranh chấp nào phát sinh giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng
Hiệp định và Phụ lục của Hiệp định này, thì trước tiên các Bên ký kết cố gắng giải quyết tranh chấp đó bằng
thương lượng.

2. Nếu các Bên ký kết không giải quyết được bằng thương lượng, thì họ có thể thỏa thuận đưa tranh chấp
đó cho một số người hoặc cơ quan để giải quyết.

3. Nếu các bên ký kết không giải quyết được theo Khoản 1 và 2 nêu trên, và theo sự thống nhất của các
Bên tranh chấp sẽ được đưa lên một Tòa trọng tài gồm

34
CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011 101

ba trọng tài viên. Mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một trọng tài trong thời hạn sáu mươi

(60) ngày kể từ ngày Bên ký kết này nhận được thông báo từ Bên ký kết kia, thông qua các kênh ngoại giao,
yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng tòa trọng tài và hai trọng tài được chỉ định đó sẽ thống nhất chỉ định trọng tài
thứ ba làm Chủ tịch Tòa trọng tài trong thời hạn sáu mươi (60) ngày tiếp theo. Nếu mỗi Bên ký kết không chỉ
định được trọng tài viên của mình trong thời hạn quy định hoặc nếu trọng tài thứ ba không được chỉ định trong
thời hạn quy định thì Chủ tịch Hội đồng Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế sẽ được một trong hai Bên ký
kết yêu cầu chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài tùy trường hợp yêu cầu; với điều kiện là nếu Chủ tịch Hội đồng
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế là công dân của một trong hai Bên ký kết, thì Phó Chủ tịch cao cấp của
Hội đồng hoặc nếu Phó Chủ tịch cũng là công dân của một trong hai Bên ký kết, thì Thành viên cao cấp của Hội
đồng không phải là công dân như vậy sẽ được yêu cầu chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài đó tùy trường hợp yêu
cầu. Tuy nhiên, trọng tài thứ ba phải là công dân của quốc gia thứ ba và sẽ là Chủ tịch tòa trọng tài và sẽ quyết
định địa điểm tổ chức trọng tài.

4. Tòa trọng tài sẽ quyết định các thủ tục của riêng mình.

5. Chi phí cho Tòa trọng tài sẽ được chia đều cho các Bên ký kết.

6. Các Bên ký kết cam kết tuân theo bất kỳ quyết định nào được đưa ra theo Khoản (3) Điều này.

7. Nếu và chừng nào một Bên ký kết hoặc hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết đó không tuân
thủ quyết định theo Khoản (3) của điều này, Bên ký kết kia có quyền giới hạn, thu hồi hoặc hủy bỏ bất kỳ quyền
hoặc đặc quyền được cấp theo Hiệp định này.

Điều 17. Chấm dứt

Mỗi Bên ký kết có thể thông báo bằng văn bản cho Bên kia quyết định chấm dứt Hiệp định của mình ở bất
kỳ thời điểm nào thông qua các kênh ngoại giao; thông báo như vậy phải đồng thời được báo cho Tổ chức Hàng
không dân dụng quốc tế.

Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ chấm dứt 12 tháng sau khi nhận được thông báo của Bên ký kết kia, trừ
khi thông báo chấm dứt được thu hồi bằng sự thỏa thuận trước khi hết thời hạn này. Khi một Bên ký kết không
nhận được thông báo, thì thông báo đó sẽ được coi là nhận được sau khi Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
nhận được thông báo mười bốn (14) ngày.

Điều 18. Tuân thủ các Công ước đa phương

Nếu một Công ước hoặc Hiệp định hàng không đa phương nói chung có hiệu lực đối với các Bên ký kết,
Hiệp định này và các Phụ lục của nó sẽ được thay đổi cho phù hợp.

Điều 19. Đăng ký

35
Hiệp định này, các Phụ lục cùng với tất cả các sửa đổi sẽ được nước Cộng hòa Hy Lạp đăng ký với Tổ chức
Hàng không Dân dụng Quốc tế.
102 CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011

Điều 20. Hiệu lực

Hiệ p đị nh sẽ có hiệu lực vào ngày có thông báo cuối cùng bằng văn bản của các Bên ký kết thông báo cho
nhau, qua đường ngoại giao, về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý của mình đối với hiệu lực của Hiệp định này.

Để làm chứng, những người ký dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền hợp pháp, đã ký Hiệp định
này.

Làm thành hai bả n tạ i Athens ngày 22 tháng 6 năm 2009 bằng tiếng Việt, tiếng Hy Lạp và tiếng Anh, tất cả
các bản có giá trị như nhau.

Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được dẫn chiếu.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ


NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NƯỚC CỘNG HÒA HY LẠP
NGHĨA VIỆT NAM

PHẠM QUÝ TIÊU EVRIPIDIS STYLIANIDIS


THỨ TRƯỞNG BỘ TRƯỞNG
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAO THÔNG VẬN TẢI

36
CÔNG BÁO/Số 413 + 414/Ngày 22-7-2011 103

PHỤ LỤC
BẢNG ĐƯỜNG BAY
1. BẢNG DƯỜNG BAY I

Các đường bay do hãng hàng không được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam chỉ định khai thác:

Điểm xuất phát Điểm giữa Điểm đến Điểm quá

Các điểm tại Việt Bất kỳ các điểm Hai điểm được tự do Bất kỳ các
Nam nào chọn điểm nào

2. BẢNG ĐƯỜNG BAY II


Các đường bay do hãng hàng không nước Cộng hòa Hy Lạp chỉ định khai thác:
Điểm xuất phát Điểm giữa Điểm đến Điểm quá

Các điểm tại Hy Bất kỳ các điểm Hai điểm được tự do Bất kỳ các
Lạp nào chọn điểm nào

Ghi chú:

1. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết, đối với chuyến bay bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến
bay, có thể hủy bỏ bất cứ điểm nào trên đây với điều kiện là chuyến bay trên đường bay đó bắt đầu và kết thúc ở
lãnh thổ của Bên ký kết này.

2. Quyền của hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu
kiện giữa các điểm ở lãnh thổ của Bên ký kết kia và các điểm ở lãnh thổ của Bên thứ ba sẽ được các nhà chức trách
hàng không của hai Bên ký kết thảo luận và thỏa thuận.

37
HIỆP ĐỊNH
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VUA SULTAN VA VANG DIPERTUAN CỦA
NƯỚC BRUNEI DARUSSALAM

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ vua Sultan Va Vang Dipertuan của nước Brunei
Darussalam (sau đây trong Hiệp định này được gọi là các Bên ký kết);
Là các Bên tham gia Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký ngày 07-12-1944 tại Chicago; Mong muốn ký kết Hiệp
định, bổ sung cho Công ước nói trên, với mục đích thiết lập các chuyến bay thường lệ giữa và ngoài lãnh thổ tương ứng của
mình;
Đã thoả thuận như sau:

Đ iều 1. Định nghĩa


Trong Hiệp định này, trừ khi có quy định khác hơn, các thuật ngữ sau đây sẽ có nghĩa như sau:
A. Thuật ngữ Công ước có nghĩa là Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký ngày 07-12-1944 tại Chicago, và bao gồm
bất kỳ Phụ ước nào được thông qua theo Điều 90 của Công ước nói trên và bất kỳ thay đổi nào đối với Công ước hoặc Phụ ước
theo Điều 90 và 94 của Công ước cho đến khi những thay đổi đó vẫn còn có hiệu lực đối với cả hai Bên ký kết.
B. Thuật ngữ Các nhà chức trách hàng không đối với Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải và Bưu điện và bất kỳ người hoặc tổ chức nào được uỷ quyền thực hiện bất kỳ các chức năng hiện tại nào
của Bộ trưởng hoặc các chức năng tương tự. Đối với Chính phủ vua Sultan Va Yang Dipertuan của nước Brunei Darussalam là
Bộ trưởng Giao thông và bất kỳ người hoặc tổ chức nào được uỷ quyền thực hiện bất kỳ các chức năng hiện tại nào của Bộ
trưởng hoặc các chức năng tương tự.
C. Thuật ngữ Công ty Hàng không được chỉ định có nghĩa là Công ty hàng không đã được chỉ định và uỷ quyền theo đúng
Điều 3 của Hiệp định này.
D. Thuật ngữ Lãnh thổ đối với phía Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng đất và vùng lãnh hải của
Việt Nam. Đối với phía Chính phủ vua Sultan Va Yang Dipertuan của nước Brunei Darussalam là vùng đất và vùng lãnh hải
của nước Brunei Darussalam.
E. Thuật ngữ Dịch vụ hàng không, dịch vụ hàng không quốc tế, công ty hàng không và hạ cánh không nhằm mục đích thương
mại có nghĩa theo thứ tự được nêu trong Điều 96 của Công ước.
F. Thuật ngữ phụ lục có nghĩa là bản phụ lục các đường bay bổ sung cho Hiệp định này và bất kỳ thay đổi nào đối với Phụ lục
mà đã được thống nhất theo đúng các điều khoản của Điều 15 Hiệp định này. Phụ lục là phần không thể tách rời của Hiệp định.
G. Thuật ngữ dịch vụ thoả thuận có nghĩa là bất kỳ dịch vụ thường kỳ nào khai thác trên các đường bay được quy định trong
phụ lục của Hiệp định này.

Đ iều 2. Cấp thương quyền


1. Mỗi bên ký kết cấp cho Bên ký kết kia các quyền được quy định trong Hiệp định này với mục đích thiết lập các dịch vụ hàng
không quốc tế thường lệ trên các đường bay được quy định trong phần thích hợp của Phụ lục Hiệp định này. Các dịch vụ và
đường bay trên sau đây theo thứ tự được gọi là "các dịch vụ thoả thuận" và "các đường bay quy định". Công ty hàng không
được chỉ định bởi mỗi bên ký kết, khi khai thác dịch vụ thoả thuận trên đường bay quy định, sẽ được hưởng các quyền sau:
A. Bay quá cảnh trên lãnh thổ của Bên ký kết kia;
B. Hạ cánh trên lãnh thổ nói trên với mục đích không thương mại;
C. Lấy và trả, trên lãnh thổ nói trên tại các điểm được quy định trong Phụ lục của Hiệp định này, hành khách, hành lý, hàng hoá
và bưu kiện được chở đến hoặc từ các điểm trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
2. Việc lấy và trả, trên lãnh thổ của các bên thứ ba, tại các điểm được quy định trong Phụ lục Hiệp định này, hành khách, hành
lý, hàng hoá và bưu kiện được chở đến hoặc từ các điểm trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, được quy định trong Phụ lục của
Hiệp định này, có thể được thống nhất trước bởi các công ty hàng không được chỉ định của hai Bên. Sự thoả thuận này phải
được các nhà chức trách hàng không của hai bên ký kết phê duyệt.

38
3. Không có quy định nào trong khoản 1 của Điều này được hiểu là cấp cho công ty hàng không được chỉ định của một Bên ký
kết quyền được lấy khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và chở đến điểm khác cùng nằm trên
lãnh thổ của Bên ký kết đó với mục đích lấy tiền hoặc cho thuê.

Đ iều 3. Chỉ định và cấp phép cho các công ty hàng không
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định bằng văn bản tới Bên ký kết kia một công ty hàng không với mục đích khai thác các
dịch vụ thoả thuận trên các đường bay quy định.
2. Khi nhận được thông báo chỉ định, Bên ký kết kia phải theo các quy định của khoản 3 và 4 Điều này, không chậm trễ cấp
cho công ty hàng không được chỉ định các giấy phép khai thác thích hợp.
3. Các nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết có thể yêu cầu công ty hàng không được chỉ định bởi Bên ký kết kia
chứng minh với họ rằng công ty hoàn toàn đáp ứng các điều kiện quy định trong các luật lệ và quy định được áp dụng một cách
thông thường đối với các dịch vụ hàng không quốc tế mà các nhà chức trách nói trên áp dụng phù hợp với các điều khoản của
Công ước.
4. Mỗi Bên ký kết có quyền từ chối công nhận việc chỉ định công ty hàng không và từ chối cấp phép khai thác nêu trong khoản
1 và 2 của Điều này, hoặc đưa ra các điều kiện được coi là cần thiết cho việc thực thi các quyền quy định trong Điều 2 Hiệp
định này, và bất kỳ lúc nào mà Bên ký kết đó không có bằng chứng là quyền sở hữu chính và việc điều hành thực tế công ty
hàng không đó thuộc về Bên ký kết chỉ định công ty hoặc thuộc về các công dân của Bên ký kết đó.
5. Sau khi đã nhận được phép khai thác được nêu trong khoản 2 của Điều này, công ty hàng không được chỉ định có thể vào bất
kỳ lúc nào khai thác các dịch vụ thoả thuận, với điều kiện rằng giá cước mà đã được thiết lập theo đúng với các điều khoản của
điều 9 Hiệp định này đang có hiệu lực.

Đ iều 4. Trì hoãn hoặc huỷ bỏ phép khai thác


1. Mỗi Bên ký kết có quyền trì hoãn phép khai thác hoặc huỷ bỏ việc thực thi các quyền được quy định trong Điều 2 Hiệp định
này bởi công ty hàng không được chỉ định bởi Bên ký kết kia, hoặc đưa ra các điều kiện được coi là cần thiết trong việc thực
thi các quyền nói trên:
A. Trong trường hợp không thoả mãn rằng quyền sở hữu chính và việc điều hành thực tế công ty đó thuộc về theo đúng khoản
5 của Điều 3; hoặc
B. Trong trường hợp công ty hàng không không chấp hành đúng theo các luật lệ hoặc quy định hiện hành trên lãnh thổ của Bên
ký kết cấp các quyền đó; hoặc
C. Trong trường hợp công ty hàng không không khai thác theo đúng với các điều kiện nêu trong Hiệp định này.
2. Trừ khi việc trì hoãn, huỷ bỏ hoặc đưa ra các điều kiện nêu trong khoản 1 của Điều này một cách tức thời là cần thiết nhằm
tránh các vi phạm tiếp theo đối với luật lệ và các quy định thì việc áp dụng quyền nói trên chỉ được thực hiện sau khi bàn bạc
với Bên ký kết kia.

Đ iều 5. Miễn thuế và lệ phí


1. Các máy bay khai thác trên các chuyến bay quốc tế bởi công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết, cũng như các
thiết bị thông thường của nó, việc cung cấp xăng dầu và mỡ, và các đồ dùng trên máy bay (bao gồm đồ ăn, uống và thuốc lá) sẽ
được miễn mọi thuế hải quan, lệ phí kiểm tra hoặc các khoản phí tương tự khi máy bay đến lãnh thổ của Bên ký kết kia, với
điều kiện là các đồ dùng cung cấp và các thiết bị nói trên sẽ ở trên máy bay cho đến khi chúng được tái xuất hoặc được sử dụng
trên phần của chặng đường bay trên lãnh thổ đó.
2. Các loại sau đây cũng sẽ được miễn thuế, phí và lệ phí tương tự ngoại trừ các loại lệ phí liên quan tới dịch vụ thực hiện:
A. Các vật phẩm trên máy bay được đưa lên trong lãnh thổ của một Bên ký kết, trong giới hạn mà nhà chức trách của Bên ký
kết đó quy định, và với mục đích sử dụng trên máy bay đi ra nước ngoài của Bên ký kết kia thực hiện chuyến bay quốc tế;
B. Các phụ tùng thay thế và các thiết bị trên máy bay được đưa vào lãnh thổ của mỗi Bên ký kết với mục đích bảo dưỡng hoặc
sửa chữa máy bay sử dụng trên các đường bay quốc tế bởi công ty hàng không do Bên ký kết kia chỉ định;
C. Nhiên liệu và mỡ được chở đến với mục đích cung cấp cho các máy bay ra nước ngoài khai thác các chuyến bay quốc tế bởi
công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia, thậm chí khi nhiên liệu và mỡ được sử dụng trên phần chặng bay thực
hiện trên lãnh thổ của Bên ký kết mà ở đó chúng đã được đưa lên máy bay.
Các vật liệu nêu trong các mục a, b và c nói trên có thể được yêu cầu đặt dưới sự kiểm tra hoặc giám sát của hải quan.
39
3. Hành lý và hàng hoá quá cảnh trực tiếp sẽ được miễn thuế hải quan và các thuế tương tự khác đánh vào hàng nhập khẩu.
4. Việc miễn trừ nêu trong Điều này có thể phải tuân thủ theo các thủ tục riêng biệt mà được áp dụng một cách thông thường
trên lãnh thổ của Bên ký kết áp dụng chế độ miễn trừ.

Đ iều 6. Công nhận chứng chỉ và bằng


Chứng chỉ khả thi, chứng chỉ đủ điều kiện làm việc và bằng được cấp hoặc gia hạn bởi một Bên ký kết sẽ được Bên ký
kết kia thừa nhận, trong thời gian hiệu lực của các giấy tờ trên, là có hiệu lực với mục đích khai thác các đường bay và dịch vụ
nêu trong Hiệp định này, với điều kiện rằng các yêu cầu mà theo đó các chứng chỉ hoặc bằng đã được cấp hoặc gia hạn phải
tương đương hoặc cao hơn những tiêu chuẩn được thiết lập phù hợp với Công ước về hàng không dân dụng quốc tế. Mặc dù
vậy mỗi Bên ký kết cũng có quyền từ chối công nhận chứng chỉ đủ khả năng làm việc và bằng, đối với các chuyến bay trên
lãnh thổ của mình, mà đã được cấp cho các công dân của Bên ký kết đó bởi Bên ký kết kia.

Đ iều 7. Khả năng khai thác và tần suất bay


1. Các công ty hàng không được chỉ định bởi hai Bên ký kết sẽ có các cơ hội ngang bằng và như nhau trong việc khai thác các
dịch vụ thoả thuận trên các đường bay quy định giữa các lãnh thổ tương ứng của mình.
2. Khi khai thác các dịch vụ thoả thuận, công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết phải tính đến các quyền lợi của
công ty hàng không của Bên ký kết kia sao cho không ảnh hưởng một cách quá đáng tới các dịch vụ của công ty hàng không đó
trên toàn bộ hoặc từng phần của cùng các đường bay.
3. Các dịch vụ thoả thuận được cung cấp bởi các công ty hàng không được chỉ định của các Bên ký kết phải gắn chặt với các
yêu cầu của vận chuyển công cộng trên các đường bay quy định và mục tiêu trước tiên của các công ty hàng không là việc
cung cấp các dịch vụ thoả thuận theo hệ số sử dụng hợp lý phải tương xứng với các nhu cầu hiện tại và dự báo một cách hợp lý
đối với việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện xuất phát từ hoặc đến lãnh thổ của Bên ký kết đã chỉ định
công ty hàng không.
4. Tần suất cung ứng, khả năng khai thác và loại máy bay mà các công ty hàng không được chỉ định dự kiến khai thác phải
được thảo luận và thống nhất bởi các công ty hàng không được chỉ định và phải được các nhà chức trách hàng không của cả hai
Bên ký kết phê duyệt.

Đ iều 8. Áp dụng các luật và quy định


1. Các luật lệ và quy định của một Bên ký kết liên quan tới việc cho phép cất cánh từ lãnh thổ của Bên ký kết đó đối với máy
bay thực hiện các chuyến bay quốc tế, hoặc liên quan tới việc hoạt động, dẫn đường của máy bay đó trong lãnh thổ của Bên ký
kết nói trên sẽ được áp dụng cho máy bay của công ty hàng không được chỉ định bởi Bên ký kết kia, và máy bay cũng phải
tuân theo các luật lệ và quy định nói trên khi vào hoặc ra hoặc khi ở trong lãnh thổ của Bên ký kết thứ nhất.
2. Các luật lệ và quy định của mỗi Bên ký kết như đối với việc vào ra và dừng lại của hành khách, tổ lái, hàng hoá hoặc bưu
kiện trong lãnh thổ của Bên ký kết đó, như là các quy định liên quan tới nhập cảnh, cấp phép, xuất, nhập cư, hộ chiếu, hải quan
và kiểm dịch phải được chấp hành đầy đủ khi ra, vào hoặc ở trong lãnh thổ của Bên ký kết nói trên.
3. Trừ khi có yêu cầu khác hơn vì các lý do an ninh, hành khách quá cảnh qua lãnh thổ của mỗi Bên ký kết sẽ chỉ bị kiểm tra
rất đơn giản.

Đ iều 9. Giá cước


1. Đối với các khoản sau, thuật ngữ giá cước có nghĩa là giá phải trả cho việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá và
các điều kiện mà theo đó giá nói trên áp dụng, bao gồm giá và các điều kiện cho đại lý và các dịch vụ phụ khác nhưng không
bao gồm giá và các điều kiện cho việc vận chuyển bưu kiện.
2. Giá cước mà công ty hàng không của mỗi Bên ký kết sử dụng cho việc vận chuyển đến hoặc từ lãnh thổ của Bên ký kết kia
phải được thiết lập ở các mức độ hợp lý có tính đến tất cả các yếu tố liên quan bao gồm giá khai thác, lợi nhuận hợp lý và giá
cước của các công ty hàng không khác.
3. Giá cước được nêu trong khoản 2 của Điều này, nếu có thể, phải được thống nhất trước bởi các công ty hàng không liên
quan được chỉ định bởi cả hai Bên ký kết, và nếu cần thiết cần tính đến giá cước được áp dụng bởi các công ty hàng không
khác khai thác trên từng phần hoặc toàn bộ đường bay, và khi có thể việc thoả thuận nói trên có thể đạt được thông qua việc sử
dụng các phương thức tính giá cước của Hiệp hội vận tải quốc tế (IATA).
40
4. Giá cước đã được thống nhất phải được đệ trình xin phép tới các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết chậm nhất là
60 ngày trước ngày dự định đưa vào áp dụng. Trong những trường hợp đặc biệt giới hạn về thời gian nói trên có thể được rút
ngắn theo sự thoả thuận của các nhà chức trách nói trên. Sau khi nhận được giá cước đệ trình các nhà chức trách hàng không
phải xem xét giá cước đó mà không có sự chậm trễ quá đáng. Các nhà chức trách hàng không có thể thông báo cho nhà chức
trách hàng không kia về việc kéo dài ngày dự kiến đưa giá cước vào sử dụng. Không có giá cước nào có hiệu lực nếu các nhà
chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết không đồng ý với giá cước đó.
5. Nếu các công ty hàng không không thể thống nhất với nhau, hoặc giá cước không được các nhà chức trách hàng không của
một Bên ký kết phê duyệt, thì các nhà chức trách hàng không của cả hai Bên ký kết cố gắng xác định giá cước thông qua thoả
thuận tay đôi. Trừ khi có sự thống nhất khác hơn, việc đàm phán nói trên phải được bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác
định được rằng các công ty hàng không không thống nhất được với nhau về giá cước hoặc khi nhà chức trách hàng không của
một Bên ký kết thông báo cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia về việc không đồng ý của mình với giá cước.
6. Giá cước được thiết lập theo các điều khoản của Điều này sẽ có hiệu lực cho đến khi giá cước mới được thiết lập theo đúng
các điều khoản của Điều này.
7. Các nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết sẽ cố gắng hết sức mình nhằm đảm bảo rằng các công ty hàng không
chấp hành đúng với giá cước đã được thoả thuận và đã được các nhà chức trách hàng không của các Bên phê duyệt cũng như
tuân thủ theo đúng các luật lệ hoặc quy định liên quan.

Đ iều 10. Cung cấp số liệu thống kê


Các nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết phải cung cấp cho nhà chức trách của Bên ký kết kia theo yêu cầu của họ
các số liệu thống kê định kỳ hoặc các số liệu khác mà có thể được yêu cầu một cách hợp lý cho mục đích đánh giá khả năng
khai thác trên các chuyến bay thoả thuận bởi công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết được nêu trong Điều này. Các
thông báo này phải bao gồm tất cả các thông tin theo yêu cầu nhằm xác định khối lượng vận chuyển thực hiện bởi công ty hàng
không đó trên các dịch vụ thoả thuận.

Đ iều 11. Hoạt động thương mại


1. Cho việc khai thác trên đường bay quy định, công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết có quyền thiết lập văn
phòng đại diện của mình tại điểm hạ cánh trên đường bay quy định trong lãnh thổ của Bên ký kết kia. Các nhân viên của văn
phòng đại diện phải là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước Brunei Darussalam, và số lượng các
nhân viên phải được thống nhất bởi các công ty hàng không được chỉ định của cả hai bên ký kết và phải được các nhà chức
trách thích hợp của hai Bên ký kết phê duyệt. Các nhân viên của văn phòng nói trên phải tuân thủ các luật lệ và quy định hiện
hành của quốc gia mà ở đó văn phòng đại diện được thiết lập.
2. Mỗi Bên ký kết phải dành cho công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia sự trợ giúp và giúp đỡ đối với văn
phòng đại diện và đảm bảo an toàn cho văn phòng và các nhân viên văn phòng cũng như an toàn cho các đồ dùng trên máy bay
và các tài sản khác sử dụng trên các dịch vụ thoả thuận trong lãnh thổ của mình.
3. Các hoạt động thương mại khác liên quan tới việc khai thác các dịch vụ thoả thuận phải được thống nhất cụ thể với các công
ty hàng không của cả hai Bên ký kết, sự thoả thuận này phải được các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết phê duyệt.

Đ iều 12. Chuyển thu nhập


Công ty hàng không được chỉ định của nước Brunei Darussalam sẽ có quyền chuyển đổi và chuyển về Brunei Darussalam
khoản thu nhập tại Việt Nam sau khi đã trừ khoản tiền chi trả cần thiết tại đấy. Công ty hàng không được chỉ định của Việt
Nam sẽ có quyền chuyển đổi và chuyển về Việt Nam khoản thu nhập tại Brunei Darussalam sau khi đã trừ khoản tiền chi trả
cần thiết tại đây. Việc chuyển đổi và chuyển tiền sẽ được phép mà không có giới hạn theo giá chuyển đổi áp dụng tại thời điểm
mà khoản thu nhập nói trên đưa ra chuyển đổi và gửi đi.

Đ iều 13. Lệ phí sử dụng sân bay và các trang thiết bị


Mỗi bên ký kết có thể đưa ra hoặc cho phép đưa ra các lệ phí công bằng và hợp lý đối với việc sử dụng sân bay công cộng và
các trang thiết bị khác dưới sự kiểm soát của Bên ký kết đó, với điều kiện là các lệ phí nói trên không được cao hơn các lệ phí
áp dụng đối với các máy bay quốc gia của Bên ký kết trên khai thác trong cùng những dịch vụ quốc tế tương tự.

41
Đ iều 14. Điều tra tai nạn
1. Trong trường hợp hạ cánh bắt buộc hoặc tai nạn máy bay của một Bên ký kết trong lãnh thổ của Bên ký kết kia, Bên ký kết
mà ở trong lãnh thổ của mình tai nạn xảy ra phải ngay lập tức thông báo cho Bên ký kết kia và tiến hành ngay các biện pháp
can thiệp nhằm điều tra nguyên nhân tai nạn, và phải có các hành động không chậm trễ nhằm trợ giúp các thành viên tổ lái và
hành khách nếu họ bị thương trong tai nạn và nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay, bưu kiện, hành lý và hàng hoá trên máy bay.
2. Bên ký kết tiến hành điều tra tai nạn có trách nhiệm thông báo cho Bên ký kết kia về kết quả của cuộc điều tra và Bên sở hữu
máy bay sẽ có quyền chỉ định đại diện quan sát viên của mình. Các quan sát viên này được Bên sở hữu máy bay uỷ nhiệm và
có quyền có mặt trong quá trình điều tra tai nạn.
3. Trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp hoặc tai nạn, mỗi Bên ký kết phải không chậm trễ đưa ra tất cả sự trợ giúp cần thiết và
có ích đối với máy bay của Bên ký kết kia và đối với tổ lái và hàng hoá trên máy bay và gửi trả cho Bên kia càng sớm càng tốt.
Công ty hàng không phải chịu các chi phí cho các dịch vụ nói trên.
4. Tất cả các biện pháp được tiến hành trong quá trình điều tra tai nạn nói trên cũng như trách nhiệm bồi thường người chết
hoặc bị thương, mất mát hoặc hỏng hóc phát sinh hoặc liên quan tới tai nạn sẽ phải tuân thủ theo đúng các luật lệ và quy định
của quốc gia mà ở đó tai nạn đã xảy ra.

Đ iều 15. Thuê máy bay


Nhằm đảm bảo rằng các quyền được nêu trong Hiệp định này chỉ được thực thi bởi công ty hàng không được chỉ định của mỗi
Bên ký kết, các nhà chức trách hàng không của Việt Nam và Brunei Darussalam coi rằng nếu công ty hàng không được chỉ
định của một trong hai Bên ký kết đề nghị sử dụng trên các dịch vụ thoả thuận máy bay không phải là máy bay do công ty sở
hữu thì vấn đề sử dụng máy bay đó chỉ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai công ty hàng không được chỉ định của hai
Bên ký kết và việc khai thác các dịch vụ thoả thuận nói trên phải được các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết phê
duyệt.

Đ iều 16. Đệ trình lịch bay


1. Càng sớm càng tốt nhưng không chậm hơn 30 ngày trước ngày thực hiện dịch vụ thoả thuận hoặc thay đổi dịch vụ đó, hoặc
trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà chức trách hàng không, công ty hàng không được chỉ định của một
Bên ký kết sẽ cung cấp cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia các thông tin liên quan tới loại dịch vụ, lịch bay, loại
máy bay bao gồm khả năng khai thác trên mỗi đường bay quy định và bất kỳ các thông tin nào khác theo yêu cầu của nhà chức
trách hàng không của Bên ký kết kia nhằm bảo đảm rằng các yêu cầu của Hiệp định này được chấp hành đầy đủ.
2. Công ty hàng không được chỉ định của một Bên ký kết muốn thực hiện các chuyến bay bổ sung trên các dịch vụ thoả thuận
ngoài lịch bay đã được phê duyệt thì công ty phải xin phép trước với nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia.

Đ iều 17. Thảo luận


1. Trên quan điểm hợp tác chặt chẽ, các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết phải thường xuyên thảo luận với nhau
với mục đích đảm bảo việc thực hiện và chấp hành đúng với các điều khoản của Hiệp định này và Phụ lục kèm theo và thảo
luận khi cần thiết phải sửa đổi Hiệp định hoặc Phụ lục của Hiệp định.
2. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu thảo luận mà các cuộc thảo luận đó có thể thông qua việc đàm phán hoặc trao đổi thư từ và
phải được bắt đầu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ khi hai Bên ký kết thoả thuận kéo dài thời hạn nói
trên.

Đ iều 18. Giải quyết tranh chấp


1. Nếu có bất kỳ tranh chấp nào nảy sinh giữa các Bên ký kết liên quan tới việc hiểu hoặc áp dụng Hiệp định này thì các Bên
ký kết trước tiên cần giải quyết tranh chấp bằng đàm phán.
2. Nếu các Bên ký kết không đạt được việc giải quyết tranh chấp bằng đàm phán thì họ có thể thoả thuận giao việc giải quyết
tranh chấp cho người hoặc tổ chức nào đó; nếu không giải quyết được như vậy thì theo yêu cầu của một trong hai Bên ký kết
tranh chấp sẽ được đưa ra toà án gồm ba trọng tài, mỗi Bên được quyền chỉ định một trọng tài và trọng tài thứ ba do hai trọng
tài nói trên chỉ định. Mỗi Bên ký kết phải chỉ định trọng tài trong vòng 60 ngày từ ngày một Bên ký kết nhận được yêu cầu từ
Bên ký kết kia thông qua đường ngoại giao về việc giải quyết tranh chấp bằng toà án như trên và trọng tài thứ ba phải được chỉ

42
định trong vòng 60 ngày tiếp theo. Nếu một trong hai Bên ký kết không chỉ định được trọng tài trong khoảng thời gian quy
định, hoặc trọng tài thứ ba không được chỉ định trong khoảng thời gian quy định, thì Chủ tịch tổ chức Hàng không dân dụng
quốc tế có thể theo yêu cầu của Bên ký kết chỉ định một hoặc nhiều trọng tài theo từng trường hợp đòi hỏi. Trong trường hợp
này, trọng tài thứ ba phải là công dân của quốc gia thứ ba và là Chủ tịch toà án.
3. Các Bên ký kết phải tuân thủ bất cứ quyết định nào được đưa ra theo khoản 2 của Điều này.
4. Tiến trình trọng tài phải được tiến hành tại địa điểm do các Bên ký kết cùng nhau xác định. Mỗi Bên phải chịu mọi chi phí
cho trọng tài do mình chỉ định.
Mọi chi phí cho toà án bao gồm các khoản lệ phí và các chi phí cho trọng tài thứ ba sẽ được chia đều cho mỗi Bên ký kết chịu
một nửa.
5. Nếu một Bên ký kết hoặc công ty hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết không chấp hành theo các quyết định được
đưa ra theo khoản 2 của Điều này thì Bên ký kết kia có thể hạn chế, trì hoãn hoặc huỷ bỏ các quyền hoặc đặc ân mà Bên ký kết
đó cấp cho Bên ký kết kia theo Hiệp định này hoặc cấp cho công ty hàng không được chỉ định theo từng trường hợp.

Đ iều 19. Sửa đổi


1. Nếu một trong hai Bên ký kết thấy cần thiết phải sửa đổi bất kỳ điều khoản nào trong Hiệp định, thì việc sửa đổi đó, nếu đã
được hai Bên ký kết thoả thuận, sẽ có hiệu lực khi hai Bên ký kết xác nhận với nhau thông qua việc trao đổi công hàm ngoại
giao.
2. Việc sửa đổi đối với phụ lục của Hiệp định có thể được thống nhất một cách trực tiếp giữa các nhà chức trách hàng không
của các Bên ký kết. Các sửa đổi trên sẽ có hiệu lực tạm thời kể từ ngày mà sửa đổi nói trên được thoả thuận và sẽ có hiệu lực
chính thức khi các sửa đổi được khẳng định thông qua việc trao đổi công hàm ngoại giao.
3. Trong trường hợp hai Bên ký kết tham gia bất cứ công ước đa phương nào liên quan tới vận tải hàng không thì Hiệp định
này sẽ được sửa đổi phù hợp với các điều khoản của công ước đó.

Đ iều 20. Kết thúc


Mỗi Bên ký kết vào bất kỳ lúc nào có thể thông báo cho Bên ký kết kia về quyết định của mình chấm dứt Hiệp định này; thông
báo này cũng đồng thời phải được gửi tới Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế. Trong trường hợp này Hiệp định sẽ chấm dứt
sau 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo bởi Bên ký kết kia, trừ khi việc chấm dứt Hiệp định này được hai Bên thoả thuận
tiến hành trước ngày hết thời hạn nói trên. Trong trường hợp không nhận được xác nhận của Bên ký kết kia rằng Bên ký kết đó
đã nhận được thông báo về việc chấm dứt Hiệp định này thì thông báo được coi như đã nhận được sau 14 ngày kể từ ngày Tổ
chức Hàng không dân dụng quốc tế nhận được thông báo đó.

Đ iều 21. An ninh hàng không


1. Các Bên ký kết xác nhận nghĩa vụ của mình đối với nhau trong việc đảm bảo an ninh hàng không dân dụng chống lại các
hành động bất hợp pháp và các nghĩa vụ này là phần không thể tách rời của Hiệp định này. Các Bên ký kết phải hành động cụ
thể theo đúng các điều khoản an ninh hàng không của Công ước về các hành động tấn công và các vi phạm cụ thể khác thực
hiện trên máy bay ký tại Tôkyô ngày 14-9-1963, Công ước về ngăn ngừa các hành động chiếm hữu máy bay bất hợp pháp ký
tại Hague ngày 16-12-1970 và Công ước về ngăn ngừa các hành động bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng ký
tại Montreal ngày 23-9-1971.
2. Các Bên ký kết phải trợ giúp nhau theo yêu cầu nhằm tránh các hành động chiếm hữu máy bay dân dụng một cách bất hợp
pháp và các hành động bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay, hành khách và tổ lái máy bay, sân bay và các trang
thiết bị dẫn đường, và bất kỳ các mối nguy cơ nào khác đối với an ninh hàng không dân dụng.
3. Các Bên ký kết, trong mối quan hệ tay đôi, phải hành động theo đúng với các điều khoản an ninh hàng không hiện hành
được thiết lập bởi Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế trong các Phụ ước của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký
ngày 07-12-1944. Các Bên phải yêu cầu các nhà khai thác máy bay có đăng ký của họ hoặc các nhà khai thác máy bay có trụ sở
kinh doanh chính hoặc địa chỉ thường trú trên lãnh thổ của họ hành động theo đúng các điều khoản an ninh hàng không nói
trên.
4. Mỗi Bên ký kết thoả thuận rằng các nhà khai thác máy bay nói trên có thề được yêu cầu tuân thủ các quy định an ninh hàng
không nêu trong khoản 3 của Điều này bởi Bên ký kết kia khi bay ra, bay vào hoặc ở trong lãnh thổ của Bên ký kết đó. Mỗi
Bên ký kết phải đảm bảo rằng các biện pháp thích đáng đang được áp dụng trong lãnh thổ của mình nhằm bảo vệ máy bay và
43
kiểm tra hành khách, tổ lái, các đồ vật mang theo, hành lý, hàng hoá trước và trong suốt quá trình lên và xuống máy bay. Mỗi
bên ký kết cũng phải có sự xem xét thông cảm đối với các yêu cầu có các biện pháp an ninh thích hợp và đặc biệt của Bên ký
kết kia nhằm tránh các nguy cơ riêng biệt.
5. Khi sự cố hoặc các nguy cơ gây ra sự cố đó các hành động chiếm hữu bất hợp pháp máy bay hoặc các hành động bất hợp
pháp khác chống lại an toàn của máy bay, hành khách và tổ lái, sân bay và các trang thiết bị dẫn đường xảy ra, thì các Bên ký
kết phải giúp đỡ nhau bằng cách thông báo hoặc các biện pháp thích hợp khác nhằm chấm dứt nhanh chóng và an toàn các sự
cố hoặc nguy cơ đó.
6. Các nhà chức trách hàng không thích hợp của mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu thảo luận liên quan đến các tiêu chuẩn và các
yêu cầu an ninh và an toàn liên quan tới các trang thiết bị hàng không, người lái, máy bay và việc hoạt động của công ty hàng
không được Chỉ định dưới sự kiểm soát và điều hành của Bên ký kết kia. Nếu sau các cuộc thảo luận nói trên, các nhà chức
trách hàng không thích hợp của mỗi Bên ký kết phát hiện rằng Bên ký kết kia không duy trì và thực hiện các tiêu chuẩn và yêu
cầu an ninh và an toàn tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập phù hợp với Công ước về Hàng không dân
dụng quốc tế tại một số khu vực của Bên ký kết đó, thì các nhà chức trách nói trên sẽ thông báo cho Bên ký kết kia về các phát
hiện của mình và các biện pháp được coi là cần thiết nhằm đưa các tiêu chuẩn và yêu cầu an toàn và an ninh của Bên ký kết kia
ít nhất là tương đương với tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập phù hợp với Công ước nói trên, và Bên ký kết kia phải tiến hành
các hành động sửa chữa thích hợp.

Đ iều 22. Đăng ký với ICAO


Hiệp định này và bất kỳ thay đổi nào đối với Hiệp định theo đúng với Điều 19 phải được đăng ký với Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế (ICAO).

Đ iều 23. Hiệu lực


Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày hai Bên trao đổi công hàm ngoại giao trong đó chỉ rõ rằng các thủ tục hiến pháp được
yêu cầu bởi mỗi Bên ký kết đã được thực hiện đầy đủ.
Trước sự chứng kiến, những người dưới đây được sự uỷ nhiệm của các Chính phủ tương ứng của mình đã ký Hiệp định này và
đã đóng dấu.
Được làm tại Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 1991 bằng các thứ tiếng Anh, Việt và Mã Lai. Mỗi thứ tiếng 2 bản. Tất cả các bản
bằng các thứ tiếng nói trên đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có bất kỳ sự hiểu sai nào thì bản tiếng Anh là bản chính.
PHỤ LỤC
PHẦN I
Đường bay được khai thác bởi công ty hàng không được chỉ định bởi Việt Nam:
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Điểm xuất phát: Điểm trung gian: Điểm tại Brunei
Điểm ngoài:
Darussalam:
Hai điểm tại Việt Nam
Ba điểm Hai điểm tại BruneiBa điểm
Darussalam

Ghi chú: Công ty hàng không được chỉ định của Việt Nam, trên bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến bay được phép hạ cánh tại bất
kỳ điểm nào trong cột 4, với điều kiện là các dịch vụ thoả thuận trên các đường bay phải xuất phát tại một điểm trên lãnh thổ
Việt Nam.

PHẦN II
Đường bay được khai thác bởi công ty hàng không được chỉ định của Brunei Darussalam:

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Điểm xuất phát: Điểm trung gian: Điểm tại Việt Nam: Điểm ngoài:
Hai điểm tại Brunei
Ba điểm Hai điểm tại Việt Nam
Ba điểm
Darussalam

44
Ghi chú: Công ty hàng không được chỉ định của Brunei Darussalam, trên bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến bay, được phép hạ
cánh tại bất kỳ điểm nào trong cột 4, với điều kiện là các dịch vụ thoả thuận trên các đường bay phải bắt đầu tại một điểm trên
lãnh thổ Brunei Darussalam.

45
HIỆP ĐỊNH

QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG
GIA CAMPUCHIA

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia (sau đây được gọi tắt là Hai Bên);

Với lòng mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác Kinh tế - thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế mỗi nước:
trên nguyên tắc bình đảng hai bên cùng có lợi;

Đã thoả thuận ký kết Hiệp định quá cảnh hàng hoá giữa hai nước với các điều khoản dưới đây:

Điều 1
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép hàng hoá của Vương quốc Campuchia xuất khẩu đi nước thứ ba và hàng hoá của
Vương quốc Campuchia nhập khẩu từ nước thứ ba về Campuchia, hoặc hàng hoá của một địa phương này vận chuyển sang một địa phương
khác của Vương quốc Campuchia được phép quá cảnh lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ Hoàng gia Campuchia cho phép hàng hoá của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất khẩu đi nước thứ ba và hàng hoá của
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhập khẩu từ nước thứ ba về Việt Nam, hoặc hàng hoá của một địa phương này vận chuyển sang một
địa phương khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phép quá cảnh lãnh thổ Vương quốc Campuchia.

Điều 2
Hai Bên cho phép hàng hoá được quá cảnh lãnh thổ của nước mình trừ các hàng hoá cấm nhập khẩu, hàng hoá cấm xuất khẩu theo quy định
của mỗi nước.

Điều 3
Hình thức quá cảnh gồm có:

3.1. Quá cảnh có lưu kho, chuyển tải tại nước cho quá cảnh.

3.2. Quá cảnh không lưu kho, không chuyển tải, được gọi là quá cảnh đi thẳng.

Điều 4
Việc quá cảnh hàng hoá phải tuân thủ các quy định sau đây:

4.1. Phải được Bộ Thương mại của nước cho quá cảnh cấp giấy phép trên cơ sở đơn xin quá cảnh của chủ hàng nước xin quá cảnh.

Nước cho quá cảnh bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy phép quá cảnh tại các phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại thuộc
mỗi khu vực nơi quá cảnh.

4.2. Phải tuân thủ pháp luật hải quan của nước cho quá cảnh.

4.3. Số lượng hàng ra đúng bằng số lượng hàng vào, nguyên đai, nguyên kiện. Trường hợp hàng bị thiếu hụt do mất mát, đổ vỡ phải được
Hải quan nơi xảy ra sự việc xác nhận bằng văn bản.

4.4. Hàng hoá quá cảnh phải được vận chuyển theo đúng tuyến đường, tuyến sông, đúng cửa khẩu, đúng phương tiện vận chuyển và trọng
tải, đúng thời gian quy định trong giấy phép và chịu sự giám sát của hải quan nước cho quá cảnh.

4.5. Trong trường hợp hàng hoá quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi tại nước cho quá cảnh phải được Hải quan của nước cho quá cảnh cho phép
về thời gian và địa điểm, đồng thời phải chịu sự giám sát của Hải quan nước đó.

Điều 5

46
Hàng hoá quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ nước cho quá cảnh. Trường hợp đặc biệt được Bộ Thương mại nước cho quá cảnh cho
phép tiêu thụ hàng hoá quá cảnh trên lãnh thổ nước cho quá cảnh thì chủ hàng của nước xin quá cảnh phải nộp thuế và các lệ phí khác theo
luật và quy định của nước cho quá cảnh.

Điều 6
Việc quá cảnh phương tiện vận chuyển và người áp tải cũng như việc sang mạn, chuyển phương tiện phải tuân thủ các quy định hiện hành
của nước cho quá cảnh.

Điều 7
Hai Bên thoả thuận thu lệ phí quá cảnh theo quy định hiện hành của nước cho quá cảnh phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều 8
Hàng hoá quá cảnh được phép đi qua các cửa khẩu sau:

Mộc Bài - Bavet

VINH XUONG - KAORM-SAMNAR

Hai bên thoả thuận, nếu các bên có nhu cầu và sau khi trao đổi thống nhất, hai bên sẽ mở tiếp một số cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho hàng quá cảnh.

Điều 9
Hai bên thoả thuận việc vận chuyển hàng hoá quá cảnh và các thủ tục liên quan được giải quyết theo những quy định hiện hành của nước
cho quá cảnh.

Điều 10
Các lệ phí và chi phí phát sinh từ hoạt động quá cảnh theo Hiệp định này được thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với quy
định về quản lý ngoại hối của mỗi nước.

Điều 11
Hai bên thoả thuận uỷ quyền cho Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia và Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
căn cứ vào tình hình thực tế từng thời kỳ ký kết các văn bản cụ thể thực hiện Hiệp định này.

Điều 12
12.1. Các tranh chấp phát sinh trong việc giải thích Hiệp định này trong quá trình thực hiện, sẽ do các đại diện có thẩm quyền của hai bên
thương lượng giải quyết thông qua đường ngoại giao.

12.2. Những tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hợp đồng sẽ do các doanh nghiệp giải quyết thông qua thương
lượng, nếu không đạt kết quả sẽ do Trọng tài Thương mại quốc tế của nước cho quá cảnh giải quyết.

Điều 13
Trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định, nếu một trong Hai bên ký kết muốn bổ sung thêm hoặc sửa đổi các điều khoản đã ký kết thì phải đề
nghị bằng văn bản. Trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được đề nghị, Bên ký kết kia phải trả lời chính thức bằng văn bản. Các điều khoản
được sửa đổi hoặc bổ sung đã được Hai Bên đồng ý được coi là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp định này, và có cùng
hiệu lực như bản Hiệp định này.

Điều 14
Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký với thời hạn hiệu lực ba năm. Nếu trong vòng ba tháng trước khi Hiệp định hết hạn mà không bên
nào trong Hai Bên đề nghi bằng văn bản việc chấm dứt Hiệp định này, thì thời hạn hiệu lực của Hiệp định sẽ mặc nhiên được kéo dài thêm
một năm và tiếp tục được kéo dài theo thể thức nêu trên.

Trong trường hợp chấm dứt Hiệp đinh, thì các điều khoản của Hiệp định này vẫn được áp dụng cho các thoả thuận có liên quan đã được ký
kết trước khi Hiệp định chấm dứt cho đến khi thực hiện xong.

47
Làm tại Phnom Pênh ngày 03 tháng 4 năm 1994 thành hai bản chính. Mỗi bản bằng tiếng Khơ-Me, tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Các Văn
bản bằng tiếng Khơ-Me và tiếng Việt Nam đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau về nghĩa giữa bản tiếng
Khơ-Me và tiếng Việt Nam thì bản tiếng Anh sẽ được dùng làm văn bản đối chiếu.
HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ MỘT
SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM LÀ MỘT BÊN VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU LÀ BÊN KIA

(sau đây được gọi là “các Bên”)

GHI NHẬN rằng các hiệp định hàng không song phương đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và mười bảy Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu có những điều khoản trái với luật pháp Liên minh Châu Âu,

GHI NHẬN rằng Liên minh Châu Âu có thẩm quyền tuyệt đối đối với một số lĩnh vực có thể được đưa vào hiệp định hàng
không song phương giữa các Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và các nước thứ ba,

GHI NHẬN rằng theo luật pháp Liên minh Châu Âu, các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của Liên minh Châu Âu được
thành lập tại một Quốc gia thành viên có quyền khai thác các đường bay giữa các Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và
các nước thứ ba trên cơ sở không phân biệt đối xử.

XÉT rằng các hiệp định hàng không giữa Liên minh Châu Âu và một số nước thứ ba quy định về khả năng đối với công dân
của các quốc gia thứ ba có thể giành được quyền sở hữu trong các doanh nghiệp vận chuyển hàng không được cấp phép theo
quy định của luật pháp Liên minh Châu Âu,

NHẬN THẤY rằng một số điều khoản cụ thể của các hiệp định hàng không song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, là những điều khoản trái với luật pháp Liên minh
Châu Âu, phải được sửa đổi phù hợp với luật pháp Liên minh châu Âu để thiết lập một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho các dịch
vụ hàng không giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu và để duy trì tính liên tục của các dịch
vụ hàng không đó,

GHI NHẬN rằng theo luật pháp Liên minh Châu Âu, các doanh nghiệp vận chuyển hàng không, về nguyên tắc, không được ký
kết các thỏa thuận có thể gây ảnh hưởng tới thương mại giữa các Quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và có mục đích
hoặc tác động là ngăn cản, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh,

NHẬN THẤY rằng các điều khoản trong các hiệp định hàng không song phương được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (i) yêu cầu hoặc ủng hộ việc thông qua các thỏa
thuận giữa các bên thực hiện, các quyết định của các hiệp hội các bên thực hiện hoặc các thực tiễn có dự tính nhằm ngăn cản,
bóp méo hay hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không trên các đường bay tương ứng; hoặc (ii)
tăng cường sự ảnh hưởng của bất kỳ thỏa thuận, quyết định hoặc các thực tiễn có dự tính nào như vậy; hoặc (iii) giao cho các
doanh nghiệp vận chuyển hàng không hoặc các hãng khai thác kinh tế tư nhân trách nhiệm tiến hành các biện pháp ngăn cản,
bóp méo hay hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không trên các đường bay tương ứng, có thể làm
mất hiệu lực các quy định về cạnh tranh áp dụng cho các bên thực hiện,

GHI NHẬN rằng mục đích của Liên minh Châu Âu, là một phần của các đàm phán này, không phải để tăng tổng lượng vận
chuyển hàng không giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, để ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa
các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các doanh nghiệp vận chuyển

48
hàng không của Liên minh, hay để đàm phán sửa đổi các điều khoản của các hiệp định hàng không song phương hiện hành liên
quan đến thương quyền.

ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:

ĐIỀU 1. Những quy định chung

1. Với mục đích của Hiệp định này, “các Quốc gia Thành viên” có nghĩa là các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu và
“Các Hiệp ước của Liên minh Châu Âu” có nghĩa là Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu và Hiệp ước về Chức năng của
Liên minh Châu Âu.

2. Các tham chiếu trong từng hiệp định nêu tại Phụ lục 1 tới công dân của Quốc gia Thành viên là một bên của hiệp định đó sẽ
được hiểu là nói đến công dân của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu.

3. Các tham chiếu trong từng hiệp định nêu tại Phụ lục 1 tới các doanh nghiệp vận chuyển hàng không hoặc các hãng hàng
không của Quốc gia Thành viên là một bên của hiệp định đó sẽ được hiểu là nói đến các doanh nghiệp vận chuyển hàng không
hoặc các hãng hàng không được chỉ định bởi Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu đó.

ĐIỀU 2. Chỉ định của một Quốc gia Thành viên

1. Những quy định tại khoản 2 và 3 của Điều này sẽ thay thế các quy định tương ứng tại các điều được liệt kê trong Phụ lục 2
(a) và (b) liên quan tới việc chỉ định một doanh nghiệp vận chuyển hàng không bởi một Quốc gia Thành viên liên quan, các ủy
quyền và giấy phép được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cấp cho doanh nghiệp vận chuyển hàng
không đó, và việc từ chối, thu hồi, đình chỉ hoặc giới hạn đối với các ủy quyền hoặc giấy phép cấp cho doanh nghiệp vận
chuyển hàng không tương ứng.

2. Khi nhận được chỉ định của một Quốc gia Thành viên, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ cấp các ủy
quyền và giấy phép thích hợp ít chậm trễ nhất về thủ tục, với điều kiện:

i. doanh nghiệp vận chuyển hàng không được thành lập trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên chỉ định theo các Hiệp ước của
Liên minh Châu Âu và có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo luật pháp Liên minh Châu Âu; và

ii. việc kiểm soát hữu hiệu doanh nghiệp vận chuyển hàng không được thực hiện và duy trì bởi Quốc gia Thành viên chịu trách
nhiệm cấp Giấy chứng nhận người khai thác tầu bay (AOC) cho doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó và nêu rõ nhà chức
trách hàng không có liên quan trong văn bản chỉ định; và

iii. doanh nghiệp vận chuyển hàng không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu phần lớn của, và được kiểm soát hữu hiệu bởi các
Quốc gia Thành viên và/hoặc công dân của các Quốc gia Thành viên, và/hoặc bởi các quốc gia khác được liệt kê trong Phụ lục
3 và/hoặc công dân của các quốc gia khác đó.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thế từ chối, thu hồi, đình chỉ hoặc giới hạn đối với việc cấp phép
hoặc giấy phép cấp cho một doanh nghiệp vận chuyển hàng không được chỉ định bởi một Quốc gia Thành viên khi:

i. doanh nghiệp vận chuyển hàng không không được thành lập trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên chỉ định theo các Hiệp
ước của Liên minh Châu Âu hoặc không có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo luật pháp Liên minh Châu Âu; hoặc

ii. việc kiểm soát hữu hiệu doanh nghiệp vận chuyển hàng không không được thực hiện hoặc duy trì bởi Quốc gia Thành viên
chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) cho doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó hoặc
không nêu rõ nhà chức trách hàng không có liên quan trong văn bản chỉ định; hoặc
49
iii. doanh nghiệp vận chuyển hàng không không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu phần lớn của, hoặc không được kiểm soát
hữu hiệu bởi các Quốc gia Thành viên và/hoặc công dân của các Quốc gia Thành viên, và/hoặc bởi các quốc gia khác được liệt
kê trong Phụ lục 3 và/hoặc công dân của các quốc gia khác đó.

Khi thực hiện các quyền của mình theo khoản này, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không được phân
biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của Liên minh Châu Âu vì lý do quốc tịch.

ĐIỀU 3. An toàn

1. Các quy định trong khoản 2 của Điều này sẽ bổ sung các điều được liệt kê trong Phụ lục 2 (c).

2. Khi một Quốc gia Thành viên đã chỉ định một doanh nghiệp vận chuyển hàng không mà việc kiểm soát hãng hàng không
này do một Quốc gia Thành viên khác thực hiện và duy trì, thì các quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
các quy định về an toàn của hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc gia Thành viên chỉ
định doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó sẽ được áp dụng ngang bằng đối với việc phê duyệt, thực hiện và duy trì các tiêu
chuẩn an toàn của Quốc gia Thành viên kia và đối với việc cấp giấy phép khai thác của doanh nghiệp vận chuyển hàng không
đó.

ĐIỀU 4. Sự phù hợp với các quy tắc về cạnh tranh

1. Các Hiệp định Hàng không song phương ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia
thành viên sẽ không ảnh hưởng tới các quy tắc cạnh tranh của các Bên.

2. Những quy định liệt kê tại Phụ lục 2(d) sẽ chấm dứt hiệu lực.

ĐIỀU 5. Các Phụ lục của Hiệp định

Các Phụ lục của Hiệp định này sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định.

ĐIỀU 6. Thay đổi hoặc Bổ sung

Bất cứ lúc nào các Bên cũng có thể thay đổi hoặc bổ sung Hiệp định này trên cơ sở đồng thuận.

ĐIỀU 7. Hiệu lực và Áp dụng tạm thời

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi các Bên đã thông báo cho nhau bằng văn bản rằng các thủ tục nội bộ cần thiết của mình để
hiệp định có hiệu lực đã hoàn tất.

2. Không phụ thuộc vào khoản 1, các Bên nhất trí tạm thời áp dụng Hiệp định này từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau
ngày các Bên đã thông báo cho nhau việc hoàn thành các thủ tục cần thiết cho mục đích này.

3. Các Hiệp định và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia Thành viên vào
ngày ký Hiệp định này vẫn chưa có hiệu lực và chưa được áp dụng tạm thời được liệt kê tại Phụ lục 1 (b). Hiệp định này sẽ áp
dụng cho tất cả các Hiệp định và thỏa thuận như vậy khi chúng có hiệu lực hoặc áp dụng tạm thời.

ĐIỀU 8. Chấm dứt

50
1. Trong trường hợp một hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 chấm dứt thì tất cả các quy định của Hiệp định này có liên quan
đến hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 có liên quan sẽ chấm dứt cùng thời điểm.

2. Trong trường hợp tất cả các hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 chấm dứt thì Hiệp định này sẽ chấm dứt cùng thời điểm.

ĐỂ LÀM CHỨNG, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.

Lập thành hai bản, tại Bruxelles, ngày 04 tháng 10 năm 2010, bằng các ngôn ngữ Bungary, Séc, Đan Mạch, Hà Lan, Anh,
Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italia, Latvia, Lithuania, Manta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, xlovakia,
xlovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Việt Nam.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ


NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM

Nguyễn Xuân Phúc


Minister, Chairman of the Government Office
THAY MẶT
LIÊN MINH CHÂU ÂU
Siim Kallas
Vice-President of EC

Etieme Schoucpe
Secretary of State for Mobility
(Belgian Presidency)

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC HIỆP ĐỊNH ĐƯỢC THAM CHIẾU TẠI ĐIỀU 1 CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY

(a) Các hiệp định hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia Thành viên Liên
minh Châu Âu đã được ký kết, ký tên và/hoặc đang được áp dụng tạm thời, tính đến thời điểm ký Hiệp định này:

- Hiệp định Vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Liên bang Áo và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được ký tại Hà Nội ngày 27-3-1995, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Áo” tại Phụ lục 2;

- Lần sửa đổi cuối cùng tại Biên bản ghi nhớ ký tại Hà Nội ngày 05-4-2006;

- Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Vận tải hàng không
được ký tại Brussels ngày 21-10-1992, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Bỉ” tại Phụ lục 2;

51
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Bungary và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
vận chuyển hàng không giữa và ngoài lãnh thổ hai nước ký tại Sofia ngày 01-10-1979, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt
Nam - Bungary” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Séc và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng
không được ký tại Prague ngày 23-5-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Vương quốc Đan Mạch và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch” tại Phụ lục 2;

- Đính kèm theo Biên bản Ghi nhớ giữa các Vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển với Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997;

- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Phần Lan và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 26-10-2000, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Phần Lan” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Pháp và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được ký tại Paris ngày 14-4-1977, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Pháp” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định Vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ký tại Bonn ngày 26-8-1994, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Đức” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Hungary và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển
hàng không được ký tại Hà Nội ngày 04-02-1998, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Hungary” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định giữa Chính phủ Đại Công quốc Lucxembourg và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận
chuyển hàng không được ký tại Lucx- embourg ngày 26-10-1994, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Lucxem- bourg ”
tại Phụ lục 2;

- Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Hà Lan và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng
không giữa và ngoài lãnh thổ hai bên được ký tại Hà Nội ngày 01-10-1993, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Hà
Lan” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận
chuyển hàng không được ký tại Warsaw ngày 11-9-1976, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Ba Lan” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Bồ Đào Nha và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ký tại Lisbon ngày 03-02-1998, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
về vận tải hàng không dân dụng ký tại Hà Nội ngày 26-6-1979, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Rumani” tại Phụ
lục 2;

- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Vương quốc Thụy Điển và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển” tại Phụ lục 2;

- Đính kèm theo Biên bản Ghi nhớ giữa các Vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển với Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997;

52
- Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Slovakia và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được ký tại Hà Nội ngày 06-11-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Slovakia” tại Phụ lục 2;

- Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ailen và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận
chuyển hàng không được ký tại London ngày 19-8-1994, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Vương quốc Anh” tại Phụ
lục 2;

- Lần bổ sung cuối cùng qua việc trao đổi Công hàm tại Hà Nội vào ngày 08 và 26-9-2000.

(b) Các hiệp định và thỏa thuận khác về vận chuyển hàng không được ký tắt hay được ký chính thức giữa Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia Thành viên của Liên minh Châu Âu mà chưa có hiệu lực và không được
áp dụng tạm thời, tính đến thời điểm ký Hiệp định này.

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH LIỆT KÊ TẠI PHỤ LỤC 1 VÀ ĐƯỢC THAM CHIẾU TẠI
ĐIỀU 2 ĐẾN ĐIỀU 4 CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY

(a) Chỉ định của một Quốc gia Thành viên:

- Điều 3, khoản 5 của Hiệp định Việt Nam - Áo;

- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Bungary;

- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch;

- Điều 4, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;

- Điều 4, khoản 5 của Hiệp định Việt Nam - Phần Lan;

- Điều 7, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Pháp;

- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Đức;

- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Hungari;

- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;

- Điều 4, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;

- Điều 3, khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Ba Lan;

- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha;

- Điều 3 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;

- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển;


53
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;

- Điều 4, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Vương Quốc Anh;

(b) Từ chối, thu hồi, đình chỉ hoặc hạn chế đối với việc cấp phép hoặc giấy phép:

- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Áo;

- Điều 5, khoản 1 (d) của Hiệp định Việt Nam - Bỉ;

- Điều 4 (a) của Hiệp định Việt Nam - Bungary;

- Điều 5, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;

- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch;

- Điều 5, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Phần Lan;

- Điều 9, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Pháp;

- Điều 4, khoản 1 của Hiệp định Việt Nam - Đức;

- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Hungari;

- Điều 4, khoản 1 (c) của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;

- Điều 5, khoản 1 (c) của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;

- Điều 4, Khoản 1 của Hiệp định Việt Nam - Ba Lan;

- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha;

- Điều 4 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;

- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển;

- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;

- Điều 5, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Vương quốc Anh; (c) An toàn:

- Điều 6 bis của Hiệp định Việt Nam - Áo;

- Điều 7 của Hiệp định Việt Nam - Bỉ;

- Điều 11 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;

- Điều 18 của Hiệp định Việt Nam - Phần Lan;

54
- Điều 4 của Hiệp định Việt Nam - Pháp;

- Điều 9 của Hiệp định Việt Nam - Hunggari;

- Điều 6 của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;

- Điều 14 của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;

- Điều 9 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;

- Điều 7 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;

- Điều 9a của Hiệp định Việt Nam - Vương Quốc Anh; (d) Sự phù hợp với các quy tắc về cạnh tranh:

- Điều 13, Khoản 1 và 7 của Hiệp định Việt Nam - Bỉ;

- Điều 9, Khoản 3 đến Khoản 8 của Hiệp định Việt Nam - Bungary;

- Điều 7, Khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;

- Điều 11, Khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch;

- Điều 12, Khoản 2 đến Khoản 7 của Hiệp định Việt Nam - Pháp;

- Điều 6, Khoản 1 và Khoản 4 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Hungari;

- Điều 11, Khoản 2 đến Khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;

- Điều 6, Khoản 2 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;

- Điều 20, Khoản 2 đến Khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Ba Lan;

- Điều 16, Khoản 2 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha;

- Điều 14, Khoản 1 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;

- Điều 12, Khoản 3, 5 và 6 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;

- Điều 11, Khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển;

- Điều 7, Khoản 3 và 4 của Hiệp định Việt Nam - Vương quốc Anh.

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA KHÁC ĐƯỢC THAM CHIẾU TỚI TẠI ĐIỀU 2 CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY

(a) Cộng hòa Ai-xơ-len (theo Hiệp định về Khu vực kinh tế Châu Âu);
55
(b) Công quốc Liechtenstein (theo Hiệp định về Khu vực kinh tế Châu Âu);

(c) Vương quốc Na Uy (theo Hiệp định về Khu vực kinh tế Châu Âu);

(d) Liên bang Thụy Sĩ (theo Hiệp định giữa Liên minh Châu Âu và Liên bang Thụy Sĩ về Vận tải hàng không).

56
BỘ NGOẠI GIAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 43/2011/TB-LPQT Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2011

THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân
trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Ca-na-đa về vận tải hàng không, ký
tại Môn-trê-an ngày 28 tháng 9 năm 2004, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 7 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
 
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CANAĐA VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
                 TIÊU ĐỀ
              Định nghĩa
               Áp dụng Công ước Chicago
                Trao quyền
               Chỉ định và cấp phép
               Thu hồi và hạn chế giấy phép
               Áp dụng luật
               Công nhận chứng chỉ và bằng
                 An ninh hàng không
                Sử dụng trang thiết bị sân bay và hàng không
               Tải cung ứng
                Thống kê
                Thuế hải quan và các lệ phí khác
                 Giá cước
                Bán và chuyển tiền
                Đại diện hãng hàng không
                Dịch vụ kỹ thuật mặt đất
                 Áp dụng đối với chuyến bay không thường lệ
                  Trao đổi ý kiến
                 Sửa đổi Hiệp định
                 Giải quyết tranh chấp
                 Chuyến bay không hút thuốc
                 Chấm dứt

57
                  Đăng ký với ICAO
                  Các công ước đa phương
                Tiêu đề
                  Có hiệu lực
 
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CANAĐA VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Canađa, sau đây được gọi là các Bên ký kết,
Là các bên của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế được mở để ký tại Chicago ngày bảy tháng mười hai năm 1944,
Mong muốn ký kết một Hiệp định vận tải hàng không, bổ sung cho Công ước nói trên,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều I. Định nghĩa
Dùng cho Hiệp định này, trừ khi quy định khác:
(a) “Công ước” chỉ Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế được mở để ký tại Chicago ngày bảy tháng Mười hai năm
1944, và bao gồm bất cứ Phụ lục được thông qua theo Điều 90 của Công ước và bất cứ sửa đổi nào của Phụ lục hoặc của Công
ước theo Điều 90 và 94 của Công ước trong chừng mực các Phụ lục và sửa đổi đó được cả hai Bên ký kết phê chuẩn;
(b) “Nhà chức trách hàng không”, trong trường hợp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chỉ Cục Hàng không Việt
Nam - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và, trong trường hợp Canađa, chỉ Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Cơ quan Vận tải
Canađa hoặc, trong cả hai trường hợp, chỉ bất cứ người hoặc cơ quan nào được ủy quyền thực hiện các chức năng mà các nhà
chức trách nói trên đang thực hiện;
(c) “Hãng hàng không được chỉ định” chỉ một hãng hàng không được chỉ định và cấp phép theo đúng Điều IV của Hiệp định
này;
(d) “Lãnh thổ” đối với một Quốc gia chỉ vùng đất (đất liền và hải đảo), nội thủy và lãnh hải tiếp giáp và vùng trời nằm trên
vùng đất, nội thủy và lãnh hải đó thuộc chủ quyền của Quốc gia đó;
(e) “Chuyến bay”, “Chuyến bay quốc tế”, “Hãng hàng không” và “Dừng với mục đích phi thương mại” có các nghĩa tương ứng
được quy định ở Điều 96 của Công ước;
(f) “Chuyến bay thỏa thuận” chỉ các chuyến bay trên các đường bay quy định tại Hiệp định này đối với việc vận chuyển hành
khách và hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện, riêng biệt hoặc kết hợp;
(g) “Hiệp định” chỉ Hiệp định này, bất cứ Phụ lục kèm theo Hiệp định và bất cứ sửa đổi nào của Hiệp định hoặc của Phụ lục;
(h) “Lệ phí sử dụng” chỉ một lệ phí do nhà chức trách có thẩm quyền thu hoặc cho phép thu đối với các hãng hàng không cho
việc cung ứng tài sản hoặc các trang thiết bị của sân bay, các trang thiết bị dẫn đường và dịch vụ và trang thiết bị an ninh hàng
không, bao gồm cả các dịch vụ và các phương tiện liên quan cho tầu bay, tổ bay, hành khách và hàng hóa của các tầu bay này.
Điều II. Áp dụng công ước Chicago
Các điều khoản của Hiệp định này sẽ tùy thuộc vào các điều khoản của Công ước Chicago trong chừng mực các điều khoản đó
được áp dụng với các chuyến bay quốc tế.
Điều III. Trao quyền
1. Mỗi Bên ký kết sẽ trao cho Bên ký kết kia các quyền sau đây để hãng hàng không hoặc các hãng hàng không do Bên ký kết
kia chỉ định tiến hành các chuyến bay quốc tế:
a) bay không hạ cánh qua lãnh thổ của mình;
b) hạ cánh tại lãnh thổ của mình với mục đích phi thương mại; và
c) trừ khi được xác định khác trong Hiệp định này, hạ cánh tại lãnh thổ của mình với mục đích lấy lên và đưa xuống, trên các
đường bay quy định trong Hiệp định này, vận chuyển quốc tế dưới dạng hành khách và hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện, riêng
biệt hoặc kết hợp.
2. Các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết, ngoài các hãng hàng không được chỉ định theo Điều IV của Hiệp định này, sẽ
được hưởng các quyền quy định tại điểm 1(a) và (b) của Điều này tùy thuộc vào luật và các quy định quốc gia.
3. Không ý nào trong điểm (1) của Điều này sẽ được coi là dành cho hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết quyền
lấy lên máy bay, ở lãnh thổ của Bên ký kết kia, hành khách và hàng hoá, bao gồm cả bưu kiện, chuyên chở lấy tiền công hoặc
tiền thuê và cho xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết đó.

58
4. Nếu do xung đột vũ trang, rối loạn hoặc diễn biến chính trị, hoặc do các hoàn cảnh đặc biệt và bất bình thường, hãng hàng
không được chỉ định của một Bên ký kết không có khả năng khai thác chuyến bay trên đường bay thông thường của mình thì
Bên ký kết kia sẽ cố gắng cao nhất để tạo điều kiện cho việc khai thác tiếp tục chuyến bay như vậy thông qua việc thỏa thuận
lại tạm thời về các đường bay.
Điều IV. Chỉ định và cấp phép
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định, bằng công hàm, một hoặc các hãng hàng không khai thác các chuyến bay thỏa thuận
của Bên ký kết đó và có quyền thu hồi sự chỉ định đó đối với bất kỳ hãng hàng không nào hoặc đổi hãng hàng không khác thay
cho hãng hàng không đã được chỉ định trước đây.
2. Khi nhận được thông báo chỉ định hoặc thay thế phù hợp với điểm 1 của Điều này, nhà chức trách hàng không của Bên ký
kết kia, tùy thuộc vào các quy định của điểm 3 và 4 của Điều này và phù hợp với luật và quy định của Bên ký kết đó, sẽ không
chậm trễ cấp cho hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định đó giấy phép khai thác thích hợp để khai thác các
chuyến bay thỏa thuận mà hãng hàng không đã được chỉ định thực hiện.
3. Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết có thể yêu cầu hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định chứng minh rằng
hãng hàng không đó có đầy đủ khả năng để thực hiện các điều kiện quy định theo pháp luật và các quy định được nhà chức
trách này áp dụng bình thường và hợp lý đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế phù hợp với các điều khoản của Công
ước Chicago.
4. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền từ chối cấp giấy phép khai thác nói ở điểm 2 của Điều này, hoặc áp đặt các điều kiện được coi là
cần thiết đối với việc một hãng hàng không được chỉ định thực hiện các quyền quy định ở Điều 3 của Hiệp định này, trong bất
cứ trường hợp nào khi Bên ký kết nói trên không được thỏa mãn rằng phần lớn sở hữu và quyền kiểm soát hữu hiệu đối với
hãng hàng không đó thuộc về Bên ký kết đã chỉ định hãng hàng không đó hoặc thuộc về các công dân của Bên ký kết đó.
5. Khi nhận được giấy phép như vậy thì hãng hàng không được chỉ định đó có thể bắt đầu khai thác các chuyến bay thỏa thuận
vào bất cứ lúc nào, toàn bộ hoặc một phần, với điều kiện hãng hàng không này tuân thủ các quy định hiện hành của Hiệp định
này, đặc biệt là khi cần thiết, giá cước đã được thiết lập phù hợp với các quy định của Điều XIII của Hiệp định này.
Điều V. Thu hồi và hạn chế giấy phép
1. Mỗi Bên ký kết, trực tiếp hoặc thông qua Nhà chức trách hàng không, sẽ có quyền thu hồi giấy phép khai thác hoặc đình chỉ
việc hãng hàng không được Bên ký kết kia chỉ định thực hiện các quyền được quy định trong Hiệp định này, hoặc áp đặt các
điều kiện được coi là cần thiết đối với việc thực hiện các quyền này:
a) trong bất kỳ trường hợp nào khi Bên ký kết đó không được thỏa mãn rằng phần lớn sở hữu và quyền kiểm soát hữu hiệu đối
với hãng hàng không này thuộc về Bên ký kết đã chỉ định hãng hàng không đó hoặc thuộc về các công dân của Bên ký kết đó;
hoặc
b) trong trường hợp hãng hàng không này không tuân thủ luật pháp hoặc các quy định của Bên ký kết trao các quyền đó; hoặc
c) trong trường hợp hãng hàng không này khai thác không theo đúng các điều kiện được quy định trong Hiệp định này.
2. Trừ khi việc thu hồi, đình chỉ ngay lập tức, hoặc áp đặt các điều kiện nói ở điểm 1 của Điều này là cần thiết để ngăn ngừa
việc vi phạm thêm luật pháp và các quy định hoặc trừ khi vấn đề an toàn hoặc an ninh thấy cần phải có các hành động ngay lập
tức theo Điều này, Điều VII hay Điều VIII, quyền như vậy sẽ chỉ được thực hiện sau khi trao đổi ý kiến với Nhà chức trách
hàng không của Bên ký kết kia. Việc trao đổi ý kiến như vậy sẽ bắt đầu trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày yêu cầu hoặc
trong thời hạn dài hơn theo thỏa thuận giữa các Nhà chức trách hàng không.
Điều VI. Áp dụng luật
1. Luật, quy định và các thủ tục của một Bên ký kết liên quan đến việc tầu bay tham gia không lưu quốc tế vào, ở lại, hoặc đi
khỏi lãnh thổ của Bên ký kết đó hoặc liên quan đến khai thác và dẫn đường tầu bay như vậy sẽ được các hãng hàng không được
chỉ định của Bên ký kết kia tuân thủ khi vào, ra và trong khi ở tại lãnh thổ nói trên.
2. Luật và quy định của một Bên ký kết về vào, ra, quá cảnh, xuất nhập cảnh, hộ chiếu, hải quan và kiểm dịch sẽ được hãng
hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia tuân thủ và được tuân thủ bởi hoặc đại diện cho tổ
bay, hành khách, hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện của hãng hàng không đó khi quá cảnh, vào, đi khỏi và khi ở tại lãnh thổ của
Bên ký kết đó.
3. Trong khi áp dụng các quy định hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch và các quy định tương tự của mình, không một Bên ký
kết nào dành cho hãng hàng không của mình hoặc dành cho bất cứ hãng hàng không nào khác sự ưu tiên hơn hãng hàng không
của Bên ký kết kia tham gia giao lưu hàng không quốc tế tương tự.
Điều VII. Các tiêu chuẩn an toàn, chứng chỉ và bằng
59
1. Các chứng chỉ khả phi, chứng chỉ năng lực và bằng được Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết cấp, hoặc làm cho
có hiệu lực, và đang còn hiệu lực, sẽ được Nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia công nhận có hiệu lực nhằm khai
thác các chuyến bay thỏa thuận, với điều kiện là các chứng chỉ hoặc bằng như vậy đã được cấp, hoặc làm cho có hiệu lực tuân
thủ hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn được thiết lập theo Công ước. Tuy nhiên, Nhà chức trách của mỗi Bên ký kết giữ quyền từ
chối công nhận chứng chỉ năng lực và các bằng do Bên ký kết kia cấp cho các công dân của mình đối với các chuyến bay bay
trên lãnh thổ của mình.
2. Nếu các đặc quyền hoặc các điều kiện của các chứng chỉ hoặc bằng nêu tại điểm 1 trên đây, do Nhà chức trách hàng không
của một Bên ký kết cấp cho bất kỳ người hoặc hãng hàng không được chỉ định nào hoặc liên quan tới tầu bay sử dụng trong
việc khai thác các chuyến bay thỏa thuận, cho phép có sự khác biệt đối với các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập theo Công
ước, và sự khác biệt đó đã được đăng ký với Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế, Bên ký kết kia có thể yêu cầu trao đổi ý
kiến giữa các Nhà chức trách hàng không phù hợp với Điều XVIII của Hiệp định này nhằm làm rõ thực tiễn này.
3. Việc trao đổi ý kiến liên quan đến các tiêu chuẩn và yêu cầu về an toàn do Nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia
duy trì và quản lý liên quan tới trang thiết bị hàng không, tổ bay, tầu bay và việc khai thác của các hãng hàng không được chỉ
định sẽ được tiến hành trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu từ Bên ký kết kia, hoặc trong thời hạn
khác có thể được các bên thỏa thuận. Nếu sau các cuộc trao đổi ý kiến như vậy, Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết
thấy Nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia không duy trì và quản lý một cách hữu hiệu các tiêu chuẩn và yêu cầu về
an toàn trong những lĩnh vực mà ít nhất bằng các tiêu chuẩn tối thiểu có thể được thiết lập theo công ước thì Nhà chức trách
hàng không của Bên ký kết kia sẽ được thông báo về các phát hiện đó và các bước được coi là cần thiết để tuân thủ các tiêu
chuẩn tối thiểu này. Việc không tiến hành các biện pháp sửa chữa thích hợp trong vòng mười lăm (15) ngày hoặc trong một
thời hạn khác có thể được các bên thỏa thuận, sẽ là cơ sở cho việc từ chối, thu hồi, đình chỉ hoặc áp đặt các điều kiện đối với
giấy phép của hãng hàng không hoặc các hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định.
4. Phù hợp với Điều 16 của Công ước, bất kỳ tầu bay nào được khai thác bởi hoặc với danh nghĩa của hãng hàng không hoặc
các hãng hàng không của một Bên ký kết, trong khi ở trong lãnh thổ của Bên ký kết kia, có thể phải chịu sự kiểm tra của nhà
chức trách hàng không của Bên ký kết đó bên trong và xung quanh tầu bay để kiểm tra tính hiệu lực của các tài liệu của tầu bay
và tổ bay và hiện trạng của tầu bay và trang thiết bị của tầu bay (trong Điều này được gọi là “kiểm tra tại sân đỗ”), với điều
kiện việc kiểm tra này không dẫn đến việc chậm trễ bất hợp lý.
5. Nếu nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết, sau khi thực hiện việc kiểm tra tại sân đỗ phát hiện rằng:
(a) một tầu bay hoặc việc khai thác tầu bay không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập tại thời điểm đó theo Công
ước; và/hoặc
(b) thiếu việc duy trì và quản lý hữu hiệu các tiêu chuẩn về an toàn được thiết lập tại thời điểm đó theo Công ước, nhà chức
trách hàng không của Bên ký kết đó, vì mục đích của Điều 33 của Công ước, có thể tự kết luận là các yêu cầu theo đó các
chứng chỉ hoặc bằng liên quan đến tầu bay đó hoặc liên quan đến tổ bay của tầu bay đó đã được cấp hoặc làm cho có hiệu lực
hoặc là các yêu cầu theo đó tầu bay được khai thác không bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập theo Công
ước. Sự kết luận đó cũng có thể được áp dụng nếu việc kiểm tra tại sân đỗ bị từ chối.
6. Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết sẽ có quyền, không cần thảo luận, thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ hoặc áp đặt
những điều kiện đối với việc cấp phép của một hoặc các hãng hàng không của Bên ký kết kia trong trường hợp nhà chức trách
hàng không của Bên ký kết thứ nhất kết luận rằng cần có hành động ngay lập tức vì sự an toàn khai thác của hãng hàng không.
7. Bất kỳ hành động nào của nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết theo đoạn 3 hoặc 6 nêu trên sẽ bị chấm dứt khi cơ
sở của việc thực hiện các hành động đó không còn nữa.
Điều VIII. An ninh hàng không
1. Phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, các Bên ký kết tái khẳng định rằng nghĩa vụ của các bên đối với nhau về
việc bảo vệ an ninh hàng không dân dụng chống lại hành vi can thiệp bất hợp pháp sẽ là một bộ phận không thể tách rời của
Hiệp định này.
2. Không làm hạn chế tới tính tổng thể của các quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, các Bên ký kết đặc biệt sẽ hành động phù
hợp với các quy định của Công ước về sự phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay, ký tại Tokyo ngày 14/9/1963,
Công ước về đấu tranh với hành vi chiếm đoạt máy bay bất hợp pháp ký tại La Hay ngày 16/12/1970, Công ước về đấu tranh
với những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng, ký tại Montreal ngày 23/9/1971 và Nghị định thư về
đấu tranh với các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các sân bay phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, ký tại Montreal ngày
24/02/1988 và bất kỳ hiệp định đa phương nào về an ninh hàng không có sự ràng buộc cả hai Bên ký kết.
60
3. Các Bên ký kết sẽ cung cấp cho nhau theo yêu cầu tất cả sự giúp đỡ cần thiết để ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt tàu bay
dân dụng bất hợp pháp và những hành vi bất hợp pháp khác chống lại an toàn của tàu bay đó, hành khách và thành viên tổ bay,
sân bay và các trang thiết bị dẫn đường hàng không, và bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh hàng không dân dụng.
4. Các Bên ký kết sẽ hành động phù hợp với các quy định về an ninh hàng không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
thiết lập và là Phụ lục của Công ước hàng không dân dụng quốc tế trong giới hạn mà các quy định về an ninh này áp dụng đối
với các Bên ký kết; họ sẽ yêu cầu rằng các nhà khai thác tàu bay theo đăng ký của mình, các nhà khai thác tàu bay có địa điểm
kinh doanh chính hoặc nơi thường trú trên lãnh thổ của mình, và các nhà khai thác sân bay trên lãnh thổ của mình hành động
phù hợp với những quy định về an ninh hàng không. Theo đó, mỗi Bên ký kết sẽ thông báo cho Bên ký kết kia bất kỳ sự khác
biệt nào giữa quy chế và thực tiễn quốc gia của mình với các tiêu chuẩn an ninh hàng không của các Phụ lục đề cập trong điểm
này. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu tham khảo ý kiến ngay lập tức với Bên ký kết kia vào bất cứ lúc nào để thảo luận những sự
khác biệt đó.
5. Mỗi Bên ký kết đồng ý rằng các nhà khai thác tàu bay của mình có thể bị Bên ký kết kia yêu cầu tuân thủ các quy định về an
ninh hàng không nêu tại điểm 4 ở trên đối với việc vào, ra hoặc ở trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo
rằng các biện pháp thích đáng đang được áp dụng một cách hữu hiệu trên lãnh thổ của mình để bảo vệ tàu bay và kiểm tra hành
khách, tổ bay, những vật dụng xách tay, hành lý, hàng hóa và phụ tùng máy bay trước và trong khi đưa lên/đưa xuống khỏi tàu
bay.
6. Mỗi Bên ký kết sẽ, khi thấy cần thiết, đáp ứng bất cứ yêu cầu nào của Bên ký kết kia về các biện pháp an ninh đặc biệt hợp
lý để đối phó với mối đe dọa cụ thể.
7. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền, trong vòng sáu mươi (60) ngày sau từ khi có thông báo (hoặc khoảng thời gian ngắn hơn do các
nhà chức trách hàng không thỏa thuận), cho các nhà chức trách hàng không của mình tiến hành đánh giá trên lãnh thổ của Bên
ký kết kia về các biện pháp an ninh được các nhà khai thác tàu bay đang tiến hành, hoặc dự định sẽ tiến hành đối với các
chuyến bay đi, đến lãnh thổ của mình. Các thỏa thuận về mặt hành chính cho việc thực hiện các đánh giá này sẽ được nhà chức
trách hàng không của các bên thỏa thuận và thực hiện ngay không trì hoãn để đảm bảo rằng những đánh giá này sẽ được thực
hiện một cách nhanh chóng.
8. Khi có sự cố hoặc nguy cơ sự cố về bắt giữ trái phép tàu bay dân dụng hoặc các hành vi bất hợp pháp khác chống lại sự an
toàn của tàu bay đó, hành khách, thành viên tổ bay, sân bay hoặc các trang thiết bị dẫn đường hàng không xảy ra, các Bên ký
kết sẽ hỗ trợ nhau bằng việc tạo thuận lợi trong việc thông tin liên lạc và tiến hành những biện pháp thích hợp khác nhau nhằm
chấm dứt một cách nhanh chóng và an toàn sự cố hoặc nguy cơ sự cố đó.
9. Khi một Bên ký kết có cơ sở hợp lý cho rằng Bên ký kết kia không tuân thủ những quy định của điều này, thì Bên đó có thể
yêu cầu các cuộc trao đổi. Các cuộc trao đổi như vậy sẽ bắt đầu trong vòng mười lăm (15) ngày từ khi nhận được yêu cầu từ
một Bên ký kết. Việc không đạt được thỏa thuận trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ khi bắt đầu đàm phán sẽ tạo cơ sở cho
việc thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ hoặc áp đặt các điều kiện lên giấy phép của hãng hàng không hoặc các hãng hàng không do Bên
ký kết kia chỉ định. Nếu trong trường hợp khẩn cấp, hoặc để ngăn chặn việc tiếp tục không tuân thủ theo các quy định của Điều
này, Bên ký kết thứ nhất có thể có tạm thời hành động vào bất cứ thời gian nào.
Điều IX. Sử dụng sân bay và các trang thiết bị hàng không
1. Các hãng hàng không của một Bên ký kết sẽ được sử dụng các sân bay, đường bay, các dịch vụ kiểm soát không lưu và dẫn
đường hàng không, an toàn hàng không và các trang thiết bị và dịch vụ có liên quan khác được cung cấp trên lãnh thổ của Bên
ký kết kia với các điều kiện ngang bằng với các điều kiện ưu đãi nhất dành cho bất kỳ hãng hàng không nào tham gia các
chuyến bay quốc tế tương tự tại thời điểm tiến hành làm thỏa thuận sử dụng.
2. Việc thiết lập và thu các loại phí và lệ phí trong lãnh thổ của một Bên ký kết đối với một hãng hàng không của Bên ký kết
kia trong việc sử dụng các sân bay, các dịch vụ kiểm soát không lưu và dẫn đường hàng không và các trang thiết bị hàng không
và dịch vụ khác sẽ hợp lý và không phân biệt đối xử. Bất kỳ loại phí và lệ phí nêu trên được tính cho một hãng hàng không của
Bên ký kết kia sẽ dựa trên các điều kiện ngang bằng với các điều kiện ưu đãi nhất dành cho bất kỳ hãng hàng không nào khác
tham gia các chuyến bay quốc tế tương tự vào thời điểm tính phí hoặc lệ phí.
3. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích các cuộc trao đổi ý kiến giữa các nhà chức trách có thẩm quyền về thu phí và các hãng hàng
không sử dụng các trang thiết bị và dịch vụ, và ở những nơi có thể được, thông qua các tổ chức đại diện của hãng hàng không.
Sẽ có thông báo hợp lý cho người sử dụng về bất kỳ đề nghị thay đổi nào đối với lệ phí người sử dụng để họ có thể bày tỏ quan
điểm của mình trước khi những thay đổi này được thực hiện.
Điều X. Tải cung ứng
61
1. Các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên ký kết sẽ có cơ hội công bằng và bình đẳng để khai thác các chuyến bay
thỏa thuận trên tuyến bay quy định.
2. Khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận, các hãng hàng không chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ tính đến quyền lợi của hãng
hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia để không ảnh hưởng quá mức đến các chuyến bay do
bên đó cung ứng trên toàn bộ hoặc một phần của cùng tuyến bay.
3. Các chuyến bay thỏa thuận của các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết sẽ có mối quan hệ hợp lý với các nhu
cầu của công chúng về việc vận chuyển trên các tuyến bay cụ thể và sẽ có mục tiêu trước tiên là cung cấp trọng tải cung ứng,
theo hệ số ghế sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu hiện tại và nhu cầu dự đoán hợp lý về chuyên chở hành khách và hàng hóa bao
gồm cả bưu kiện giữa lãnh thổ của Bên ký kết chỉ định hãng hàng không đó và nước có điểm đến cuối cùng của vận chuyển.
4. Quy định về việc chuyên chở hành khách và hàng hoá, bao gồm thư tín, được đưa lên và lấy xuống tại các điểm trên các
tuyến bay cụ thể trong lãnh thổ của các Quốc gia khác với các Quốc gia chỉ định hãng hàng không sẽ được tiến hành theo
nguyên tắc chung rằng tải cung ứng sẽ liên quan đến:
(a) nhu cầu vận chuyển đi và đến từ lãnh thổ của Bên ký kết chỉ định hãng hàng không;
(b) nhu cầu vận chuyển của khu vực mà hãng hàng không đi qua sau khi tính đến các dịch vụ vận tải khác của các hãng hàng
không của các Quốc gia trong khu vực đó; và
(c) nhu cầu của việc khai thác trực thông.
5. Tải được cung ứng trên các chuyến bay thỏa thuận vượt quá quy định trong Hiệp định này có thể đôi lúc được các hãng hàng
không được chỉ định của các Bên ký kết thỏa thuận, chịu sự phê duyệt (rõ ràng hay ngụ ý) của nhà chức trách hàng không của
cả hai Bên ký kết. Nếu không có thỏa thuận giữa các hãng hàng không được chỉ định, các nhà chức trách hàng không có thể
trao đổi ý kiến và cố gắng đạt được thỏa thuận về tải cung ứng.
6. Việc tăng tải cung ứng ấn định theo các quy định của điểm 5 trong Điều này sẽ không tạo nên sự thay đổi trong quy định về
tải cung ứng. Bất cứ sự thay đổi nào trong quy định tải cung ứng có thể được thỏa thuân giữa các nhà chức trách hàng không.
Điều XI. Thống kê
1. Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết sẽ cung cấp hoặc yêu cầu các hãng hàng không được chỉ định của họ cung
cấp cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia, theo yêu cầu, các báo cáo thống kê thường kỳ hoặc báo cáo thống kê
khác cần thiết cho việc xem xét vấn đề khai thác các chuyến bay thỏa thuận và liên quan đến lưu lượng vận chuyển do hãng
hàng không chỉ định của mình chuyên chở trên các tuyến bay quy định trong Hiệp định, cho biết các điểm xuất phát ban đầu và
các điểm đến cuối cùng của vận chuyển.
2. Các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết sẽ duy trì liên hệ chặt chẽ với nhau về việc thực hiện điểm 1 của Điều
này bao gồm cả các thủ tục cung cấp thông tin thống kê.
Điều XII. Thuế hải quan và các phí khác
1. Mỗi Bên ký kết sẽ, trong phạm vi cao nhất có thể được theo luật pháp quốc gia của mình và trên cơ sở có đi có lại, miễn cho
hãng hàng không hay các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia các hạn chế về nhập khẩu, thuế hải quan, thuế
môn bài, phí kiểm tra, các thuế quốc gia và các phí khác đối với tàu bay, nhiên liệu, dầu mỡ, cung ứng kỹ thuật, phụ tùng bao
gồm động cơ, các thiết bị thông thường của máy bay, đồ dự trữ của máy bay (bao gồm rượu, thuốc lá và các sản phẩm khác để
bán cho hành khách với số lượng hạn chế trong khi bay) và những vật phẩm khác để dùng hay chỉ sử dụng trong việc khai thác
hay để bảo trì tàu bay của hãng hàng không đó, cũng như vé, không vận đơn và bất kỳ ấn phẩm nào có mang dấu hiệu của công
ty và những tài liệu quảng cáo thông thường được hãng hàng không đó phân phát miễn phí.
2. Sự miễn trừ theo quy định tại Điều này sẽ áp dụng đối với các vật phẩm nêu tại điểm 1 của Điều này:
(a) được đưa vào lãnh thổ của một Bên ký kết do hay nhân danh một hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia;
(b) được giữ lại trên tàu bay của một hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết khi đến hay rời khỏi lãnh thổ của Bên
ký kết kia; và
(c) được lấy lên tàu bay của một hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết trong lãnh thổ của Bên ký kết kia;
Cho dù những vật phẩm này có được sử dụng hay tiêu thụ toàn bộ trong lãnh thổ của Bên ký kết cho phép miễn trừ, với điều
kiện những vật phẩm này không được chuyển nhượng trong lãnh thổ của Bên ký kết đã cho phép miễn trừ.
3. Thiết bị thông thường trên máy bay cũng như các tài liệu và các đồ cung ứng thông thường nằm trên tàu bay của một hãng
hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết chỉ có thể được dỡ xuống lãnh thổ của Bên ký kết kia khi có sự đồng ý của nhà
chức trách hải quan tại đó. Trong trường hợp như vậy, các đồ vật này có thể phải đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách nói
trên cho đến khi chúng được tái xuất hoặc xử lý phù hợp với các quy định hải quan.
62
4. Hành lý, hàng hóa quá cảnh trực tiếp qua lãnh thổ của mỗi Bên ký kết sẽ được miễn các thuế hải quan và các phí tương tự
khác.
Điều XIII. Giá cước
1. Dùng cho Điều này,
a) “Giá” có nghĩa là bất kỳ tiền vé, tỷ suất hoặc phí có trong giá cước (bao gồm cả các chương trình khách hàng bay thường
xuyên hay các lợi ích khác có được liên quan đến vận tải hàng không) đối với việc chuyên chở hành khách (bao gồm hành lý
của họ) và/hoặc hàng hóa (trừ thư tín) trên các chuyến bay thường lệ và điều kiện trực tiếp quy định giá trị và áp dụng tiền vé,
tỷ suất hoặc phí nêu trên, ngoại trừ các điều khoản và điều kiện chung về chuyên chở;
b) “Điều khoản và điều kiện chung về chuyên chở” có nghĩa là những điều khoản và điều kiện nằm trong giá cước được áp
dụng rộng rãi đối với vận tải hàng không và không trực tiếp liên quan đến bất kỳ giá nào; và
c) thuật ngữ “kết hợp” có nghĩa là việc tiếp tục hoặc đưa vào áp dụng, trên cơ sở đúng hạn, một giá đồng nhất hoặc tương tự
(nhưng không được thấp hơn).
2. Giá chuyên chở của hãng hàng không hay các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết đến hoặc đi từ lãnh thổ
của Bên ký kết kia sẽ được thiết lập ở mức hợp lý, có tính đến tất cả các yếu tố có liên quan, bao gồm lợi ích của người sử
dụng, chi phí khai thác, đặc điểm dịch vụ, lợi nhuận hợp lý, giá của các hãng hàng không khác và những xem xét thương mại
về thị trường.
3. Giá nói nêu tại điểm 2 của Điều này có thể được xây dựng riêng biệt hoặc, theo lựa chọn của hãng hàng không hay các hãng
hàng không được chỉ định, thông qua sự phối hợp với mỗi bên hoặc với các hãng hàng không khác. Hãng hàng không được chỉ
định sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm giải trình về giá của mình trước nhà chức trách hàng không của hãng.
4. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định nộp hồ sơ giá vận chuyển của
mình giữa lãnh thổ các Bên ký kết lên nhà chức trách hàng không của Bên ký kết. Hồ sơ này, nếu được yêu cầu, cần gửi đến
nhà chức trách hàng không ít nhất một ngày trước ngày có hiệu lực dự kiến. Một hãng hàng không được chỉ định tự thiết lập
giá sẽ đảm bảo rằng các hãng hàng không được chỉ định khác có thể tiếp cận được giá này vào thời điểm nộp hồ sơ.
5. Nếu nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết không nhất trí với mức giá chuyên chở hiện tại hoặc đề xuất giữa lãnh
thổ của các Bên ký kết, họ sẽ thông báo cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia và (các) hãng hàng không được chỉ
định có liên quan. Nhà chức trách hàng không nhận được thông báo không nhất trí này sẽ thông báo lại nhà chức trách hàng
không kia trong vòng mười (10) ngày kể từ khi nhận được thông báo, về việc họ cũng không nhất trí với giá đó, trong trường
hợp này giá đó sẽ không thể có hiệu lực hoặc sẽ mất hiệu lực.
6. Hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết có thể được Bên ký kết kia yêu cầu nộp hồ sơ giá chuyên chở giữa lãnh
thổ của Bên ký kết đó và các Quốc gia thứ 3. Hồ sơ này, nếu được yêu cầu, cần gửi đến ít nhất 30 ngày trước ngày có hiệu lực
dự kiến trừ khi các hãng hàng không đang khai thác thương quyền 3 và 4 tại thị trường cụ thể đó có thời gian yêu cầu thông
báo dài hơn, trong trường hợp đó, thời gian dài hơn sẽ được áp dụng.
7. Nếu trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được giá đề xuất của một hãng hàng không chỉ định của một Bên ký kết
về vận chuyển giữa Bên ký kết kia và một nước thứ 3, nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia không thông báo sự
không nhất trí của mình cho (các) hãng hàng không được chỉ định có liên quan, thì giá đó sẽ được coi là đã được chấp nhận
hoặc đã được thông qua và được phép có hiệu lực vào thời gian dự kiến. Việc đồng ý hoặc thông qua như vậy có thể bị rút lại
sau đó ít nhất là ba mươi (30) ngày từ khi thông báo với (các) hãng hàng không được chỉ định liên quan - trong trường hợp một
chuyến bay thỏa thuận và mười lăm (15) ngày nếu là trường hợp khác, và việc áp dụng giá này sẽ chấm dứt khi thời gian thông
báo áp dụng kết thúc.
8. Giá vận chuyển của một hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết giữa lãnh thổ của Bên ký kết kia và một nước
thứ ba sẽ không được thấp hơn giá công bố hợp pháp thấp nhất của các chuyến bay quốc tế thường lệ do (các) hãng hàng không
của Bên ký kết kia trên thị trường, trừ khi có quy định khác của nhà chức trách hàng không của Bên ký kết đó.
9. Bất kỳ hãng hàng không được chỉ định nào của một Bên ký kết sẽ có quyền kết hợp bất kỳ giá công bố hợp pháp nào trên
các chuyến bay thường lệ giữa lãnh thổ của Bên ký kết kia với bất kỳ nước thứ ba nào. Nhà chức trách hàng không của Bên ký
kết kia có thể yêu cầu hãng hàng không được chỉ định đã đề xuất giá phải đưa ra các bằng chứng thỏa đáng về sự tồn tại của giá
được kết hợp và tính phù hợp của việc kết hợp giá cước đó với các yêu cầu của Điều này. Một giá được đưa ra cho mục đích
kết hợp sẽ giữ hiệu lực chỉ trong giai đoạn tồn tại của giá được kết hợp.
10. Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết có thể, vào bất cứ thời điểm nào, yêu cầu các cuộc thảo luận về giá. Các
cuộc thảo luận này, có thể trực tiếp hoặc qua thư tín, sẽ được tổ chức trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được yêu
63
cầu, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các nhà chức trách hàng không. Nhà chức trách hàng không sẽ hợp tác để bảo đảm thông
tin cần thiết cho việc xem xét một giá. Nếu cuộc thảo luận đạt được thỏa thuận, các nhà chức trách hàng không của các Bên ký
kết sẽ làm cho thỏa thuận đó có hiệu lực.
11. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu hãng hàng không được chỉ định đệ trình các điều kiện và điều khoản vận chuyển chung của
họ lên nhà chức trách hàng không ít nhất ba mươi (30) ngày trước thời hạn hiệu lực dự kiến hoặc trong một thời hạn ngắn hơn
được nhà chức trách hàng không cho phép. Việc chấp nhận và phê duyệt các điều kiện và điều khoản vận chuyển chung này sẽ
tùy thuộc vào luật và các quy chế quốc gia. Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết có thể, vào bất cứ lúc nào, rút lại sự
chấp nhận hoặc phê duyệt đó bằng việc thông báo cho hãng hàng không được chỉ định có liên quan không dưới mười lăm (15)
ngày và điều khoản hoặc điều kiện đó sẽ chấm dứt thực hiện hoặc hiệu lực sau thời gian đó.
Điều XIV. Bán và chuyển tiền
1. Mỗi hãng hàng không được chỉ định sẽ có quyền tham gia bán vận tải hàng không trong lãnh thổ của Bên ký kết kia một
cách trực tiếp và theo ý của mình, thông qua các đại lý của họ. Mỗi hãng hàng không được chỉ định sẽ có quyền bán vận tải
hàng không bằng đồng tiền của lãnh thổ đó hay, tùy theo ý của mình, và tuân theo luật và các quy chế quốc gia, bằng đồng tiền
chuyển đổi tự do của các nước khác, và bất kỳ người nào cũng được tự do mua vận tải hàng không này bằng các đồng tiền
được hãng đó chấp nhận.
2. Mỗi hãng hàng không được chỉ định sẽ có quyền chuyển đổi và gửi về nước mình, theo yêu cầu, số tiền có được trong quá
trình khai thác thông thường. Việc chuyển đổi và gửi về nước như vậy sẽ được phép và không có hạn chế theo tỷ giá ngoại hối
áp dụng cho các giao dịch hiện hành vào thời điểm chuyển đổi và gửi doanh thu đó, và sẽ không phải chịu bất kỳ loại phí nào
ngoài phí dịch vụ thông thường do các ngân hàng thu đối với việc chuyển đổi và gửi như vậy. Việc chuyển như vậy sẽ được
tiến hành tuân theo các quy chế chuyển đổi ngoại tệ của Bên ký kết có liên quan.
Điều XV. Đại diện hàng không
1. Hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết sẽ có quyền thiết lập các văn phòng đại diện
trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và, trên cơ sở có đi có lại, mang vào và duy trì ở lãnh thổ của Bên ký kết kia các đại diện và
các nhân viên khai thác, kỹ thuật, thương mại của mình theo yêu cầu của việc khai thác các chuyến bay thỏa thuận.
2. Các yêu cầu về nhân viên nêu trên, tùy theo lựa chọn của hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của một
Bên ký kết, có thể đáp ứng bằng chính nhân viên của họ hoặc qua việc sử dụng dịch vụ của bất kỳ tổ chức, công ty hay hãng
hàng không nào đang hoạt động trong lãnh thổ của Bên ký kết kia, và họ được phép thực hiện các dịch vụ như vậy trong lãnh
thổ của Bên ký kết đó.
3. Các đại diện và các nhân viên sẽ phải tuân thủ luật và các quy chế đang áp dụng của Bên ký kết kia, và phù hợp với luật
pháp và các quy định như vậy:
(a) mỗi Bên ký kết, trên cơ sở có đi có lại và mức chậm trễ tối thiểu, sẽ cấp các giấy phép lao động cần thiết, thị thực hoặc các
giấy tờ tương tự khác cho các đại diện và các nhân viên đề cập tại điểm 1 của Điều này; và
(b) cả hai Bên ký kết sẽ tạo điều kiện và giải quyết việc cấp giấy phép lao động đối với các nhân viên đang thực hiện các nhiệm
vụ tạm thời không quá chín mươi (90) ngày.
Điều XVI. Dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất
1. Hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết sẽ được phép, trên cơ sở có đi có lại, thực
hiện dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất của mình trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và, theo lựa chọn của mình, sử dụng các
dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, toàn bộ hoặc một phần của bất kỳ cơ quan nào được nhà chức trách có thẩm quyền của
Bên ký kết kia cho phép cung cấp dịch vụ như vậy.
2. Việc thực hiện các quyền nêu ở điểm 1 Điều này sẽ chỉ phụ thuộc theo các bắt buộc vật lý hoặc khai thác vì những cân nhắc
an toàn và an ninh tại sân bay. Bất kỳ sự bắt buộc nào cũng sẽ được áp dụng đồng bộ và với các điều kiện ưu đãi không kém
hơn các điều kiện ưu đãi nhất đang áp dụng cho bất kỳ hãng hàng không tham gia vào các chuyến bay quốc tế tại thời điểm áp
dụng các bắt buộc này.
Điều XVII. Áp dụng đối với các chuyến bay không thường lệ
1. Các điều khoản nêu tại Điều VI (Áp dụng luật), Điều VII (Các tiêu chuẩn về an toàn, chứng chỉ và cấp phép), Điều VIII (An
toàn hàng không), Điều XXI (Các chuyến bay không hút thuốc) của Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các chuyến bay
không thường lệ do một hãng hàng không của một Bên ký kết khai thác đi hoặc đến lãnh thổ của Bên ký kết kia, và được áp
dụng đối với hãng hàng không khai thác các chuyến bay này.

64
2. Các quy định tại điểm 1 Điều này sẽ không ảnh hưởng đến luật và các quy chế quốc gia về cấp phép khai thác không thường
lệ hay việc tiến hành của các hãng hàng không hay các bên khác có liên quan đến việc tổ chức việc khai thác này.
Điều XVIII. Trao đổi ý kiến
1. Với tinh thần hợp tác chặt chẽ, các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết sẽ thỉnh thoảng trao đổi ý kiến với nhau để
đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ thỏa đáng các điều khoản của Hiệp định này và các Phụ lục của Hiệp định.
2. Các cuộc trao đổi này sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu như vậy trừ khi
hai Bên ký kết thỏa thuận khác.
Điều XIX. Sửa đổi hiệp định
1. Nếu một trong hai Bên ký kết mong muốn sửa đổi bất kỳ quy định nào của Hiệp định này, bao gồm cả Bảng đường bay -
phụ lục của Hiệp định, Bên ký kết đó có thể yêu cầu trao đổi ý kiến với Bên ký kết kia theo Điều XVIII của Hiệp định. Các
cuộc trao đổi ý kiến này có thể thực hiện bằng việc trao đổi thư tín.
2. Nếu việc sửa đổi liên quan đến các quy định của Hiệp định, không có Bảng đường bay, sửa đổi đó sẽ do mỗi Bên ký kết phê
chuẩn tuân theo các thủ tục hiến pháp của mình và sẽ có hiệu lực khi sửa đổi đó được xác nhận bằng việc trao đổi công hàm
ngoại giao.
3. Nếu việc sửa đổi chỉ liên quan đến quy định của Bảng đường bay thì việc sửa đổi này có thể được các nhà chức trách hàng
không của các Bên ký kết thỏa thuận với nhau. Các sửa đổi liên quan đến Bảng đường bay sẽ có hiệu lực sau khi thỏa thuận và
sẽ có hiệu lực ngay sau khi được xác nhận bằng việc trao đổi công hàm qua kênh ngoại giao.
Điều XX. Giải quyết tranh chấp
1. Nếu có bất kỳ sự tranh chấp nào phát sinh giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này thì
trước tiên các Bên ký kết sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp đó bằng thương lượng.
2. Nếu các Bên ký kết không giải quyết được bằng thương lượng thì các Bên ký kết có thể đồng ý chuyển tranh chấp đó cho cá
nhân hoặc tổ chức khác quyết định, hoặc một trong hai Bên ký kết có thể đệ trình tranh chấp này lên Hội đồng trọng tài gồm ba
trọng tài viên quyết định, mỗi Bên ký kết sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên và trọng tài viên thứ ba sẽ do hai trọng tài viên này bổ
nhiệm. Mỗi Bên ký kết sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày một Bên ký kết nhận được
thông báo của Bên ký kết kia thông qua đường ngoại giao yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và trọng tài viên thứ ba
sẽ được bổ nhiệm trong thời gian sáu mươi (60) ngày tiếp theo. Nếu một trong hai Bên ký kết không bổ nhiệm được một trọng
tài viên trong thời gian nêu trên, hay nếu trọng tài viên thứ ba không được bổ nhiệm trong thời gian nêu trên thì một trong hai
Bên ký kết có thể yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế bổ nhiệm một trọng tài hay các trọng tài
theo trường hợp yêu cầu. Nếu Chủ tịch có quốc tịch của một Bên ký kết thì Phó Chủ tịch cao cấp nhất - người có đủ tư cách về
vấn đề này - sẽ quyết định việc bổ nhiệm. Trong mọi trường hợp, trọng tài viên thứ ba phải là người có quốc tịch của một quốc
gia thứ ba, sẽ là Chủ tịch Hội đồng trọng tài và sẽ quyết định nơi tổ chức phân xử.
3. Các Bên ký kết cam kết sẽ tuân thủ bất kỳ quyết định nào đưa ra theo điểm 2 của Điều này.
4. Chi phí trọng tài của mỗi Bên sẽ do Bên ký kết đó đảm nhiệm. Tất cả các chi phí cho Hội đồng trọng tài, bao gồm phí và lệ
phí của trọng tài viên thứ ba sẽ được chia đều cho các bên.
5. Khi và chừng nào một trong hai Bên ký kết không tuân thủ bất kỳ quyết định theo điểm 2 của Điều này, Bên ký kết kia có
thể hạn chế, thu hồi hoặc đình chỉ bất kỳ quyền hay đặc quyền nào mà Bên ký kết đó theo Hiệp định này đã trao cho Bên ký kết
hay cho hãng hàng không được chỉ định một cách đương nhiên.
Điều XXI. Các chuyến bay không được hút thuốc
Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo rằng tất cả các chuyến bay của các hãng chuyên chở của mình vận chuyển hành khách giữa lãnh
thổ của các Bên ký kết sẽ là những chuyến bay không được hút thuốc ngay khi thi hành hiệp định này, trừ những chuyến bay
thuê chuyến của một cá nhân, một công ty hay một tổ chức, và hành khách của những chuyến bay này sẽ không phải chịu bất
kỳ loại phí hay các nghĩa vụ tài chính nào.
Điều XXII. Chấm dứt
Một Bên ký kết, vào bất cứ lúc nào kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, có thể thông báo bằng văn bản thông qua đường ngoại
giao cho Bên ký kết kia về quyết định của mình hủy bỏ Hiệp định này, thông báo như vậy sẽ được gửi đồng thời cho cả Tổ
chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực sau một (1) năm từ ngày Bên ký kết kia nhận được
thông báo, trừ khi thông báo hủy bỏ Hiệp định được thu hồi với sự nhất trí đôi bên trước khi kết thúc thời hạn này. Trong
trường hợp không có sự xác nhận của Bên ký kết kia về việc nhận được thông báo thì thông báo sẽ được coi là đã được nhận
sau mười bốn (14) ngày kể từ khi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thông báo đã nhận.
65
Điều XXIII. Đăng ký với ICAO
Hiệp định này và bất kỳ sửa đổi nào theo đó sẽ được đăng ký với ICAO.
Điều XXIV. Công ước đa phương
Nếu một Công ước đa phương chung về hàng không có hiệu lực đối với cả hai Bên ký kết thì quy định của Công ước này sẽ có
hiệu lực ưu tiên. Có thể tổ chức trao đổi ý kiến theo Điều XVIII của Hiệp định này để quyết định mức độ ảnh hưởng của các
điều khoản trong Công ước đa phương đó đối với Hiệp định.
Điều XXV. Tiêu đề
Các tiêu đề được sử dụng trong Hiệp định này chỉ nhằm mục đích tham chiếu.
Điều XXVI. Hiệu lực
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày các Bên ký kết thông báo cho nhau bằng văn bản rằng các thủ tục hiến pháp cần thiết
của nước mình đã được hoàn tất.
Để làm chứng, những người ký tên dưới đây, được Chính phủ của họ ủy quyền, đã ký Hiệp định này.
Được làm thành hai bản tại Montreal ngày 28 tháng 9 năm 2004 bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp, các văn bản có giá
trị ngang nhau.
 
THỨ TRƯỞNG BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Nguyễn Tiến Sâm Jean Lapierre


THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA
THAY MẶT CHÍNH PHỦ CANAĐA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
PHỤ LỤC
BẢNG ĐƯỜNG BAY
Phần I
Đường bay sau có thể được (các) hãng hàng không do Chính phủ Canađa chỉ định khai thác với các chuyến bay liên danh trên
một hay cả hai chiều:
CÁC ĐIỂM TẠI CANAĐACÁC ĐIỂM CÁC ĐIỂM TẠI CÁC ĐIỂM QUÁ
TRUNG GIAN VIỆT NAM
Bất kỳ điểm nào hoặc các Bất kỳ điểm nào hoặc các Bất kỳ điểm nào hoặc các Bất kỳ điểm nào hoặc các
điểm nào điểm nào điểm nào điểm nào
 
Ghi chú:
1. Các điểm tại Việt Nam có thể được khai thác riêng rẽ hoặc kết hợp.
2. Các Điểm trung gian bất kỳ và/hoặc các Điểm quá có thể bị hủy bỏ trên bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay, miễn là tất cả các
chuyến bay bắt đầu hoặc kết thúc tại Canađa.
3. Quyền quá cảnh và tạm dừng sẽ được áp dụng tại các Điểm trung gian và tại các Điểm tại Việt Nam. Quyền tạm dừng sẽ
không được áp dụng giữa các Điểm tại Việt Nam.
Thương quyền 5 sẽ không được áp dụng giữa các Điểm trung gian và các Điểm tại Việt Nam hoặc giữa các Điểm tại Việt Nam
và các Điểm quá.
4. (1) Tùy thuộc các yêu cầu về điều tiết thường được áp dụng cho việc khai thác như vậy của nhà chức trách hàng không Việt
Nam, mỗi hãng hàng không được chỉ định của Canađa có thể tham gia vào những thỏa thuận hợp tác với mục đích:
(a) khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định bằng các chuyến bay liên danh (nghĩa là, bán vận chuyển
dưới số hiệu riêng của mình) trên các chuyến bay do (các) hãng hàng không của Canađa, Việt Nam, và/hoặc bất kỳ quốc gia
thứ 3 nào khai thác; và/hoặc

66
(b) vận chuyển dưới số hiệu của bất kỳ (các) hãng hàng không nào trong khi (các) hãng hàng không đó đã được nhà chức trách
hàng không Việt Nam cho phép bán vận tải theo tên riêng của mình trên các chuyến bay do (các) hãng hàng không đã được chỉ
định của Canađa khai thác.
(2) Tất cả các hãng hàng không tham gia vào thỏa thuận bay liên danh đều có phép đường bay thích hợp.
(3) Các chuyến bay liên danh liên quan đến vận chuyển giữa các Điểm tại Việt Nam sẽ bị hạn chế ở các chuyến bay do một hay
các hãng hàng không do nhà chức trách hàng không Việt Nam cho phép cung cấp các chuyến bay giữa các Điểm tại Việt Nam
và tất cả việc vận chuyển giữa các Điểm tại Việt Nam dưới số hiệu của (các) hãng hàng không được chỉ định của Canađa sẽ chỉ
được áp dụng như một phần của một chuyến bay quốc tế.
(4) Nhà chức trách hàng không của Việt Nam sẽ không thu hồi giấy phép các chuyến bay liên danh được xác định tại Ghi chú 4
(1) (a) của (các) hãng hàng không được chỉ định của Canađa dựa trên cơ sở rằng (các) hãng hàng không đang khai thác tàu bay
không có quyền do Việt Nam cấp để vận chuyển dưới số hiệu của (các) hãng hàng không được chỉ định của Canađa.
(5) Vì mục đích các chuyến bay liên danh, các hãng hàng không được phép chuyển hành khách giữa các tàu bay mà không bị
hạn chế.
5. Với mục đích của Điều X (Tải cung ứng), nước CHXHCN Việt Nam cũng như nhà chức trách hàng không của Việt Nam sẽ
không đơn phương áp đặt bất cứ hạn chế nào liên quan đến tải, tần suất, hoặc loại tàu bay do (các) hãng hàng không được chỉ
định của Canađa khai thác, đối với các chuyến bay liên danh của các hãng hàng không khác.
Phần II
Đường bay sau có thể được (các) hãng hàng không do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định khai thác
với các chuyến bay liên danh trên một hay cả hai chiều:
CÁC ĐIỂM TẠI CÁC ĐIỂM CÁC ĐIỂM TẠI CÁC ĐIỂM QUÁ
VIỆT NAM TRUNG GIAN CANAĐA
Bất kỳ điểm nào hoặc các Bất kỳ điểm nào hoặc các Bất kỳ điểm nào hoặc các Bất kỳ điểm nào hoặc các
điểm nào điểm nào điểm nào điểm nào
 
Ghi chú:
1. Các điểm tại Canađa có thể được khai thác riêng rẽ hoặc kết hợp.
2. Các Điểm trung gian bất kỳ và/hoặc các Điểm quá có thể bị hủy bỏ trên bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay, miễn là tất cả các
chuyến bay bắt đầu hoặc kết thúc tại Việt Nam.
3. Quyền quá cảnh và tạm dừng sẽ được áp dụng tại các Điểm trung gian và tại các Điểm tại Canađa. Quyền tạm dừng sẽ
không được áp dụng giữa các Điểm tại Canađa.
Thương quyền 5 sẽ không được áp dụng giữa các Điểm trung gian và các Điểm tại Canađa hoặc giữa các Điểm tại Canađa và
các Điểm quá.
4. (1) Tùy thuộc các yêu cầu về điều tiết thường được áp dụng cho việc khai thác như vậy của nhà chức trách hàng không
Canađa, mỗi hãng hàng không được chỉ định của Canađa có thể tham gia vào những thỏa thuận hợp tác với mục đích:
(a) khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định bằng các chuyến bay liên danh (nghĩa là, bán vận chuyển
dưới số hiệu riêng của mình) trên các chuyến bay do (các) hãng hàng không của Việt Nam, Canađa hay/hoặc của bất kỳ quốc
gia thứ 3 nào khai thác; và/hoặc
(b) vận chuyển dưới số hiệu của bất kỳ (các) hãng hàng không nào trong khi (các) hãng hàng không đó đã được nhà chức trách
hàng không Canađa cho phép bán vận tải theo số hiệu riêng của mình trên các chuyến bay do (các) hãng hàng không của Việt
Nam khai thác.
(2) Tất cả các hãng hàng không tham gia vào thỏa thuận bay liên danh đều có phép đường bay thích hợp.
(3) Các chuyến bay liên danh liên quan đến vận chuyển giữa các Điểm tại Canađa sẽ bị hạn chế ở các chuyến bay do một hay
các hãng hàng không do nhà chức trách hàng không Canađa cho phép cung cấp các chuyến bay giữa các Điểm tại Canađa và
tất cả việc vận chuyển giữa các Điểm tại Canađa dưới số hiệu của (các) hãng hàng không được chỉ định của Canađa sẽ chỉ
được áp dụng như một phần của một chuyến bay quốc tế.
(4) Nhà chức trách hàng không của Canađa sẽ không thu hồi giấy phép các chuyến bay liên danh được xác định tại Ghi chú 4
(1) (a) của (các) hãng hàng không được chỉ định của Việt Nam dựa trên cơ sở rằng (các) hãng hàng không đang khai thác tàu
bay không có quyền do Canađa cấp để vận chuyển dưới số hiệu của (các) hãng hàng không được chỉ định của Việt Nam.

67
(5) Vì mục đích các chuyến bay liên danh, các hãng hàng không được phép chuyển hành khách giữa các tàu bay mà không bị
hạn chế.
5.Với mục đích của Điều X (Tải cung ứng), Canađa cũng như nhà chức trách hàng không của Canađa sẽ không đơn phương áp
đặt bất cứ hạn chế nào liên quan đến tải, tần suất, hoặc loại tàu bay do (các) hãng hàng không được chỉ định của Việt Nam khai
thác, đối với các chuyến bay liên danh của các hãng hàng không khác.
Phần III
Đường bay sau đây có thể được (các) hãng hàng không được Chính phủ Canađa chỉ định khai thác bằng tàu bay của mình trên
một hoặc cả hai chiều:
Các điểm tại Canađa Các điểm trung gian Các điểm tại Việt Nam Các điểm quá
Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận
 
Phần IV
Đường bay sau đây có thể được (các) hãng hàng không được Chính phủ Việt Nam chỉ định khai thác bằng tàu bay của mình
trên một hoặc cả hai chiều:
Các điểm tại Việt Nam Các điểm trung gian Các điểm tại Canada Các điểm quá
Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận
 
Ghi chú:
(Các) hãng hàng không của mỗi Bên ký kết có thể, đối với toàn bộ hoặc bất cứ chuyến bay nào, bỏ bất cứ điểm nào quy định ở
trên, với điều kiện là chuyến bay trên đường bay này bắt đầu và kết thúc tại lãnh thổ của Bên ký kết đó.

68
HIỆP ĐỊNH

VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG GIỮACHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAMVÀCHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ INDONESIA

Chính phủ nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hoà
Indonesia dưới đây được gọi là các bên ký kết.

Là các bên ký kết của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế mở ra để ký kết tại
Chicago ngày 07/12/1944; và

Mong muốn ký kết một Hiệp định là phần bổ sung cho Công ước nói trên nhằm mục đích tiến hành các chuyến bay thường lệ
giữa và bên ngoài lãnh thổ của hai nước;

Đã cùng thoả thuận như sau:

Điều 1: Định nghĩa

Trừ khi bản Hiệp định này có quy định khác đi, dùng trong bản Hiệp định này:

1. "Công ước" có nghĩa là công ước về Hàng không dân dụng quốc tế mở ra để ký kết tại Chicago ngày 07/12/1944, bao gồm
cả các Phụ ước được thông qua theo Điều 90 của Công ước đó và bất kỳ sửa đổi nào của Phụ ước hay Công ước theo các điều
90 và 94 tại đó trong chừng mực các sửa đổi và Phụ ước có hiệu lực áp dụng với các bên ký kết.

2. "Nhà chức trách Hàng không" đối với Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải và Bưu Điện và bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được uỷ quyền để thực hiện các chức năng mà ông Bộ Trưởng đó đang
thi hành hoặc các chức năng tương tự và đối với Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia là Bộ trưởng Giao thông vận tải và bất
kỳ cá nhân hay tổ chức nào được uỷ quyền để thực hiện các chức năng mà ông Bộ trưởng đó đang thi hành hoặc các chức năng
tương tự.

3. "Hãng hàng không được chỉ định " là một hãng hàng không được chỉ định và được phép hoạt động theo Điều 3 của Hiệp
định này.

4. "Lãnh thổ" đối với Việt Nam là lãnh thổ đất (đất liền và hải đảo), các vùng biển và lãnh hải kế cận và khoảng không phía
trên các vùng biển và lãnh hải kế cận quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và theo luật của nước Cộng hoà
Indonesia và các vùng lân cận mà nước Cộng hoà Indonesia có chủ quyền trên đó, chủ quyền và quyền tài phán được xác định
theo luật quốc tế.

5. "Chuyến bay" "chuyến bay quốc tế", "hãng hàng không " và "hạ cánh không nhằm mục đích thương mại " có nghĩa tương
ứng trong các định nghĩa đưa ra tại Điều 96 của Công ước.

6. "Hiệp định " có nghĩa là bản hiệp định này, phụ lục của nó và tất cả các sửa đổi tại đó.

69
7. "Đường bay được định ra" có nghĩa là đường bay được thiết lập hoặc sẽ được thiết lập trong phụ lục của Hiệp định này.

8. "Chuyến bay thoả thuận" có nghĩa là chuyến bay quốc tế có thể được khai thác trên các
đường bay được định ra phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.

9. "Giá cước " có nghĩa là các giá phải trả cho việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá và các điều kiện theo đó các giá
này được áp dụng, kể cả các giá và điều kiện cho đại lý và các dịch vụ phụ khác, nhưng không kể việc thu tiền và các điều kiện
đối với việc
vận chuyển bưu kiện.

Điều 2: Các thương quyền

1. Mỗi bên ký kết dành cho bên ký kết kia các quyền được định ra trong Hiệp định này nhằm mục đích thiết lập các chuyến bay
quốc tế trên các đường bay được định ra phù hợp với phụ lục của Hiệp định.

2. Hãng hàng không của mỗi bên ký kết được hưởng các quyền sau:

1. Bay qua mà không hạ cánh trên lãnh thổ của bên ký kết kia.

2. Hạ cánh không nhằm mục đích thương mại trên lãnh thổ của bên ký kết kia; và

3. Hạ cánh trên lãnh thổ của bên ký kết kia tại các điểm được chỉ ra trong cấu trúc đường bay tại phần phụ lục của Hiệp định
nhằm mục đích lấy và trả hành khách, hàng hoá và bưu kiện trên các chuyến bay quốc tế đến và đi khỏi lãnh thổ của bên ký kết
đó phù hợp với các điều khoản của phụ lục.

3. Không có quy định nào tại khoản (2) của điều này được hiểu là cho hãng hàng không của một bên ký kết được hưởng quyền
lấy lên hành khách, hàng hoá và bưu kiện trên lãnh thổ của bên ký kết kia để chuyên chở lấy tiền công hoặc vì mục đích cho
thuê đến một điểm khác trên lãnh thổ của bên ký kết đó.

4. Mặc dù có các quy định tại khoản (1) và (2) của điều này, việc khai thác các chuyến bay thoả thuận tại những khu vực có
chiến sự hay có quân đội chiếm đóng hoặc tại các khu vực bị ảnh hưởng phải thực hiện theo điều 9 của Công ước và phải được
sự chấp thuận của nhà chức trách quân sự có thẩm quyền.

Điều 3: Chỉ định và cấp phép

1. Mỗi bên ký kết có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hãng hàng không nhằm mục đích khai thác các
chuyến bay thoả thuận trên các đường bay được chỉ định ra. Việc chỉ định nhiều hơn một hãng hàng không sẽ được thực hiện
trên cơ sở nhu cầu vận chuyển và phải được sự chấp thuận của nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết và được chuyển
qua đường ngoại giao.

70
2. Theo các quy định tại khoản (4) và (5) của điều này, khi một Bên ký kết nhận được văn bản chỉ định của Bên ký kết kia thì
phải cấp ngay cho hãng hàng không được chỉ định phép khai thác thích hợp.

3. Mỗi bên ký kết có quyền thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia về việc thu hồi văn bản chỉ định bất kỳ một hãng hàng
không nào và chỉ định một hãng khác.

4. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia chứng minh rằng mình có thể thoả mãn
được các điều kiện của luật lệ và quy định mà Bên ký kết đó vẫn áp dụng một cách hợp lý và thông thường đối với việc khai
thác các chuyến bay quốc tế phù hợp với các điều khoản của công ước.

5. Mỗi Bên ký kết có quyền từ chối việc cấp phép khai thác như đã nêu ra tại khoản (2) của điều này, hoặc là ấn định các điệu
kiện khi thấy là cần thiết đối với hãng hàng không được chỉ định khi thực hiện các quyền nêu ra tại điều 2 của Hiệp định này,
trong bất kỳ trường hợp nào khi mà bên ký kết đó không thoả mãn được rằng quyền sở hữu chủ yếu và quyền quản lý hữu hiệu
của hãng hàng không không thuộc bên ký kết chỉ định hãng hàng không hoặc công dân của Bên ký kết đó.

6. Hãng hàng không một khi đã được chỉ định và được cấp phép thì có thể bắt đầu khai thác vào bất kỳ thời điểm nào, với điều
kiện là giá cước được thành lập theo quy định tại Điều 10 của Hiệp định này đã có hiệu lực áp dụng và đã đạt được thoả thuận
phù hợp với quy định tại điêù 5 của Hiệp định này.

Điều 4: Đình chỉ hoặc huỷ bỏ phép khai thác

1. Mỗi Bên ký kết có quyền huỷ bỏ phép khai thác hoặc đình chỉ việc thực hiện các quyền định ra tại điều 2 của Hiệp định này
của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia, hoặc đưa ra những điều kiện khi thấy là cần thiết để thực hiện những
quyền đó.

2. Trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa thoả mãn rằng quyền sở hữu chủ yếu và quyền quản lý hữu hiêụ của hãng hàng không
thuộc Bên ký kết chỉ định Hãng hàng không hoặc công dân của Bên ký kết đó, hoặc

3. Trong trường hợp hãng hàng không đó không chấp hành các luật lệ và quy định của
Bên ký kết cấp phép khai thác, hoặc

4. Trong trường hợp hãng hàng không không khai thác các chuyến bay thoả thuận theo những điều kiện được quy định trong
Hiệp định này.

2. Trừ khi việc huỷ bỏ, đình chỉ hoặc ấn định các điều kiện nói tởi trong khoản (1) của điều này phải lập tức thi hành là cần
thiết để ngăn ngừa vi phạm các luật lệ và quy định, hơn nữa quyền này chỉ được thực hiện sau khi đã thương lượng sẽ bắt đầu
trong vòng 60 ngày kể từ khi Bên ký kết yêu cầu thương lượng đưa ra ý kiến của mình.

71
Điều 5: Khả năng chuyên chở

1- Trong mọi khía cạnh, các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết được hưởng những cơ hội công bằng và bình
đẳng trong việc vận chuyển quốc tế giữa và bên ngoài lãnh thổ của hai Bên.

2- Về việc khai thác các chuyến bay thoả thuận, các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết cần xem xét đến lợi ích của hãng
hàng không Bên ký kết kia tránh gây ảnh hưởng không thích đáng đến Bên ký kết đó trong việc khai thác các chuyến bay trên
toàn bộ hay một phần của cùng một đường bay.

3- Khả năng chuyên chở được cho phép, tần suất các chuyến bay được thực hiện và bản chất của chuyến bay khi bay quá cảnh
hoặc kết thúc trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết
phải được thoả thuận giữa hai nhà chức trách hàng không phù hợp với các nguyên tắc nêu ra tại điều này.

4- Khi hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết tăng thêm tần suất chuyến bay hoặc khả năng chuyên chở thì phải
được thỏa thuận giữa hai Nhà chức trách hàng không trên cơ sở các nhu cầu dự báo về vận chuyển nào khác do hai bên cùng
thoả thuận và
cách giải quyết này vẫn áp dụng tần suất chuyến bay và khả năng chuyên chở đã có hiệu lực.

5- Khả năng chuyên chở, tần suất và bản chất của chuyến bay quá cảnh hoặc kết thúc trên lãnh thổ của một Bên ký kết đã thoả
thuận phù hợp với các quy định tại điều này được công nhận bằng việc trao đổi văn bản giữa hai nhà chức trách hàng không
của các Bên ký kết.

Điều 6: Công nhận văn bằng và giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, các giấy chứng nhận thẩm quyền và các văn bằng được một Bên ký kết cấp hay được
làm cho có hiệu lực và đang có hiệu lực nhằm mục đích khai thác các chuyến bay thoả thuận trên các đường bay được định ra
tại phụ lục của Hiệp định này sẽ được Bên ký kết khác công nhận là có hiệu lực, với điều kiện là các
giấy chứng nhận và văn bằng đó phải được cấp hoặc làm cho có hiệu lực phù hợp với hoặc cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu có
thể được quy định theo Công ước về HKDD quốc tế.

2. Tuy nhiên, mỗi Bên ký kết có quyền từ chối việc công nhận hiệu lực của các giấy chứng nhận thẩm quyền và các văn bằng
cấp cho các công dân nước họ nhằm mục đích bay qua lãnh thổ của chính Bên đó.

Điều 7: Bảo đảm an ninh hàng không

1. Phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật quốc tế, các Bên ký kết khẳng định việc cùng gánh vác nghĩa vụ bảo
đảm an ninh hàng không dân dụng không bị các hành vi can thiệp trái phép là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định
này. Không bị giới hạn bởi các quyền và nghĩa vụ chung theo luật quốc tế, các Bên ký kết trong từng hành động cụ thể phải
tuân thủ các điều khoản của "Công ước về các hành vi tội phạm và phạm một số hành vi khác xảy ra trên máy bay" ký kết tại
Tokyo ngày14/9/1963, của "Công ước về ngăn chặn hành vi bất hợp pháp máy bay" ký kết tại BaHaye ngày16/12/1970 và của
"Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toạn của HKDD" ký kết tại Môn- trê-an ngày23/9/1971

2. Mỗi bên ký kết sẽ cung cấp theo yêu cầu của Bên ký kết kia mọi sự giúp đỡ cần thiết để ngăn ngừa các hành vi cưỡng đoạt
bất hợp pháp máy bay dân dụng và các hành vi bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay đó, hành khách và tổ bay trên
72
đó, các cảng hàng không và các trang thiết bị dẫn đường và bất kỳ một sự đe doạ nào khác đối với an ninh HKDD.

3. Hai Bên ký kết, trong mối quan hệ cùng với nhau, cần tuân thủ các quy định về an ninh hàng không của tổ chức HKDD quốc
tế đặt ra và được coi như là các phụ ước kèm theo của Công ước về HKDD quốc tế mà được áp dụng cho cả hai bên ký kết;
Hai bên ký kết phải yêu cầu những nhà khai thác máy bay đăng ký trên lãnh thổ của mình hoặc những nhà khai thác máy bay
có địa điểm kinh doanh chủ yếu hoặc nơi cư trú chính trên lãnh
thổ của mình và các nhà kinh khai thác cảng hàng không trên lãnh thổ của mình phải tuân thủ những quy định về an ninh hàng
không nói trên.

4. Mỗi Bên ký kết đồng ý rằng phải yêu cầu các nhà khai thác máy bay tuân thủ các quy định về an ninh hàng không do Bên ký
kết kia đặt ra phù hợp với các quy định tại khoản trên đối với việc bay đến, bay đi hay ở lại trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

5. Mỗi Bên ký kết phải bảo đảm rằng các biện pháp thích hợp đã được áp dụng một cách hữu hiệu trên lãnh thổ của Bên đó để
bảo vệ máy bay và để kiểm tra hành khách, tổ bay, các đồ vật mang trên máy bay, hành lý, hàng hoá và các vật phẩm cung ứng
trước và
trong khi dỡ xuống. Từng bên ký kết phải có sự xem xét đồng tình đối với bất kỳ một yêu cầu nào của Bên ký kết kia về những
biện pháp an ninh đặc biệt và hợp lý nhằm đối phó với mối uy hiếp đặc biệt.

6. Khi xẩy ra việc cưỡng đoạt bất hợp pháp máy bay dân dụng hoặc sự uy hiếp dẫn đến
sự cố này hoặc các hành vi bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay, hành khách và tổ bay trên đó, các cảng hàng
không và các trang thiết bị dẫn đường, thì hai Bên ký kết cần hỗ trợ lẫn nhau bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về việc thông
tin liên lạc và các
biện pháp thích ứng khác để chấm dứt một cách nhanh chóng và an toàn các sự cố như
thế này hoặc mối đe doạ dẫn đến các sự cố đó.

7. Mỗi Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau bất kỳ sự khác biệt nào giữa các luật lệ và quy định của quốc gia mình và các quy
định về an ninh hàng không nêu trên. Một Bên ký kết có quyền yêu cầu thương thuyết với Bên ký kết kia để thảo luận về sự
khác biệt bên trên vào bất kỳ lúc nào.

Điều 8: Việc miễn thuế hải quan và các thứ thuế khác
1. Máy bay của hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết thực hiện chuyến bay quốc tế, cũng như các thiết bị chuyên
dùng, nhiên liệu, dầu mỡ và vật phẩm cung ứng (gồm có đồ ăn, đồ uống và thuốc lá) được mang trên máy bay này khi bay vào
lãnh thổ của Bên ký kết kia được miễn trừ tất cả mọi loại thuế hải quan, lệ phí kiểm tra và các thứ thuế khác, với điều kiện là
các thiết bị và vật phẩm như thế này phải để lại trên máy bay cho đến khi chúng được tái xuất khỏi lãnh thổ của bên ký kết đó.

2. Ngoài các lệ phí phải trả cho các dịch vụ được cung cấp, các thiết bị và vật phẩm sau cũng được miễn trừ các thứ thuế và lệ
phí nh nêu trên:

a. Vật phẩm cung ứng được đưa lên trên máy bay tại lãnh thổ của Bên ký kết kia nhằm mục đích sử dụng cho chuyến bay trên
đường bay đã định của một Bên ký kết kia quy định.

b. Phụ tùng thay thế của hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết được chuyển vào lãnh thổ của Bên ký kết kia
nhằm mục đích bảo dưỡng hay sửa chữa máy bay được sử dụng trên đường bay được định ra.

73
c. Nhiên liệu và dầu mỡ của hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết mang đến để cung cấp cho máy bay được sử
dụng trên đường bay được định ra, thậm chí kể cả khi chúng được sử dụng trên một phần hành trình thực hiện qua lãnh thổ của
Bên ký kết kia mà tại đó chúng được đưa lên máy bay.

3. Những thiết bị thông thường, cũng như các vật liệu và vật phẩm cung ứng được mang trên máy bay của hãng hàng không
được chỉ định của một Bên ký kết sau khi được nhà chức trách hải quan của Bên ký kết đồng ý có thể được dỡ xuống lãnh thổ
của bên ký kết đó. Trong những trường hợp này, chúng phải được tái xuất hoặc được xử lý theo luật lệ Hải quan.

4. Vì không có một thứ thuế nào hay lệ phí nào khác đánh vào các thiết bị và vật phẩm được đề cập đến tại các khoản từ 1 đên
3 của điều này mà các thiết bị và vật phẩm dó sẽ không chịu bất kỳ một sự cấm đoán hay hạn chế nào đối với việc nhập, xuất
hay quá cảng có thể được áp dụng trừ khi sự cấm đoán của cả hãng hàng không quốc gia đối vơí một số vật phẩm nhất định
được nêu ra tại các khoản từ 1 đến 3 của điều này.

5.Việc miễn thuế được áp dụng theo điều này có thể phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt thông thường được áp dụng trên lãnh
thổ của Bên ký kết cung cấp quyền miễn trừ thuế.

6.Việc đối xử nêu ra tại điều này là phần bổ sung và không làm phương hại đến nghĩa vụ
của mỗi bên ký kết phù hợp với điều 24 của Công ước.

Điều 9: Quá cảnh trực tiếp

1. Chiểu theo luật lệ và các quy định của mỗi Bên ký kết, hành khách, hành lý và hàng
hoá khi quá cảnh lãnh thổ của một Bên ký kết khác về mặt nguyên tắc không phải chịu sự
kiểm tra.
2. Về mặt nguyên tắc, hành khách, hành lý và hàng hoá khi quá cảnh trực tiép lãnh thổ của mỗi Bên ký kết mà không rời khỏi
khu vực quy định tại sân bay dành cho mục đích này sẽ không phải chịu một sự kiểm tra nào ngoài việc kiểm tra thông thường.

Điều 10: Thiết lập giá cước


1. Các giá cước do hãng hàng không được chỉ định của 1 Bên ký kết kia sẽ được thiết lập ở mức độ hợp lý, cố chú ý đúng mức
tới các yếu tố liên quan gồm cả chi phí khai thác lợi nhuận hợp lý và giá cước của các hãng hàng không khác.

2. Các giá cước nói tới tại hoản (1) của Điều này sẽ phải được hãng hàng không được chỉ định của 2 Bên ký kết thoả thuận sau
khi tham khảo các hãng hàng không khác cũng khai thác 1 phần hoặc toàn bộ đường bay này, và khi cần thiết các bên phải đạt
được thoả thuận này thông qua việc sử dụng các nguyên tắc của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế(IATA) đối với việc thiết
lập giá cước.

3. Các giá cước được thoả thuận theo cách trên sẽ phải đệ trình để Nhà chức trách hàng không của 2 Bên ký kết chuẩn y ít nhất
là 60 ngày trước khi áp dụng. Trong các trường hợp đặc biệt, thời gian có thể giảm bớt nếu có sự thoả thuận của hai Nhà chức
trách hàng không nói trên.

4. Việc chuẩn y này phải được đưa ra công khai. Nếu các nhà chức trách hàng không bày tỏ việc họ không chuẩn y các giá
cước trong vòng 30 ngày kể từ khi chúng được đệ trình, thì các giá cước này được coi là đã chuẩn y. Trong trường hợp thời
gian đệ trình được giảm đi như khoản (3) điều này quy định thì các nhà chức trách hàng không có thể thoả thuận là thời gian
thông báo việc không chuẩn y không quá 30 ngày.
74
5. Nếu một giá cước không thể thoả thuận theo khoản (4) của điều này, 1 Nhà chức trách hàng không thông báo cho Nhà chức
trách hàng không Bên kia việc họ không chuẩn y các giá cước theo quy định của khoản (2). Sau khi tham khảo các Nhà chức
trách hàng không của các quốc gia khác mà có những đóng góp ý kiến được coi là hữu ích, Nhà chức trách hàng không của các
Bên ký kết sẽ nỗ lực xác định giá cước bằng thoả thuận chung.

6. Nếu các Nhà chức trách hàng không không thể thoả thuận những giá cước đã được đệ trình cho họ theo khoản (3) của điều
này, hay trong việc xác định bất cứ giá cước nào của khoản (5) của điều này, tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định của
điều 17 của Hiệp định này.

7. Giá cước được thiết lập theo quy định của điều này sẽ có giá trị cho tới khi giá cước mới được xây dựng. Tuy nhiên, theo
quy định của khoản này, một giá cước sẽ không được kéo dài ngày giá cước này hết hiệu lực.

Điều 11: Các quy định về tài chính


1. Chỉ theo các luật lệ và quy định của mình đối với việc chuyển đổi ngoại tệ, mỗi bên ký kết cho hãng hàng không được chỉ
định của Bên ký kết kia được tự do chuyển số tiền dư ra từ các khoản thu và chi trên lãnh thổ của quốc gia mình do việc vận
chuyển hành khách, hành lý và bưu kiện của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia bằng đồng tiền chuyển đổi tự
do với tỷ giá chuyển đổi hiện hành. Việc chuyển tiền sẽ được thực hiện chậm nhất là sau 60 ngày kể từ khi họ yêu cầu.

2. Khi văn kiện tồn tại những thoả thuận thanh toán đặc biệt của hai bên ký kết, thì việc thanh toán sẽ được tiến hành theo quy
định của thoả thuận đó.

Điều 12: Các hoạt động kỹ thuật và Thương mại

Theo các luật lệ và quy định của 1 Bên ký kết sẽ có cơ hội bình đẳng:

1. Mở văn phòng đại diện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và được phép nhập cảnh, cư trú và tuyển dụng trên lãnh thổ của Bên
ký kết kia nhằm mục đích này, hoặc đưa đến và duy trì trên lãnh thổ của Bên ký kết kia các cán bộ quản lý và các nhân viên
khác cần thiết cho việc tiến hành các chuyến bay:

2. Mỗi bên ký kết sẽ giúp đỡ và cung cấp phương tiện cho văn phòng đại diện của hãng hàng không được chỉ định của nước ký
kết kia và bảo đảm sự an toàn cho văn phòng này và nhân viên của nó, cũng như sự an toàn cho máy bay, vật phẩm cung cấp
và các tài sản khác được sử dụng trên lãnh thổ của Bên ký kết thứ nhất.

3. Các vấn đề liên quan đến việc đại diện bán vé trên các chuyến bay thoả thuận sẽ được hãng hàng không của 2 Bên ký kết
thoả thuận và phải được Nhà chức trách hàng không của 2 Bên chuẩn

Điều 13: Áp dụng Luật Quốc tế và các quy định khác

1. Các luật lệ và quy định của mỗi Bên ký kết điều chỉnh việc bay vào, bay ra lãnh thổ của mình đối với các máy bay thực hiện
các chuyến bay quốc tế hoặc có liên quan đến việc khai thác máy bay trên phạm vi lãnh thổ mình sẽ được áp dụng cho máy bay
của hãng hàng không được nhất chỉ định của Bên ký kết kia.

2. Các luật lệ và quy định điều chỉnh việc nhập cảnh, lưu trú và xuất cảnh đối với các hành khách, tổ bay hành lý, quy định liên
75
quan tới các yêu cầu về việc xuất nhập cảnh của quốc gia này, các quy định về di trú, hải quan và dịch tễ sẽ được áp dụng trên
lãnh thổ đó đối với các hoạt động của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia.

Điều 14: Hiệp thương

1. Trên tinh thần hợp tác chặt chẽ, các Nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết phải thường xuyên trao đổi ý kiến với
nhau nhằm bảo đảm việc thực thi và tuân thủ đầy đủ các điều khoản của Hiệp định này và Phụ lục kèm theo.
2. Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu của các Bên phải tiến hành trao đổi ý kiến, nếu không có thoả thuận nào
khác của Bên ký kết.

Điều 15: Sửa đổi Hiệp định

1. Nếu 1 bên ký kết thấy cần thiết phải sửa đổi bất cứ một quy định nào trong Hiệp định này, Bên ký kết đó có thể yêu cầu Bên
ký kết kia trao đổi ý kiến. Việc này có thể tiến hành giữa 2 Nhà chức trách hàng không thông qua thảo luận hoặc trao đổi văn
bản cho nhau trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu được đặt ra. Các vấn đề sửa đổi sau khi 2
Bên đã thoả thuận sẽ có hiệu lực khi đã được xác nhận bằng việc trao đổi công hàm ngoại giao.

2. Các sửa đổi đối với Phụ lục của Hiệp định này có thể được tiến hành thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa 2 Nhà chức trách
hàng không có thẩm quyền của các bên ký kết và được xác nhận bằng việc trao đổi công hàm ngoại giao.

3. Bất kỳ một sửa được thực hiện theo quy định tại điều này sẽ trở thành một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này.

Điều 16: Điều chỉnh Hiệp định cho phù hợp với công ước đa phương

Trong trường hợp các Bên ký kết tham gia và bị ràng buộc vào bất kỳ một điều ước chung, điều ước đa phương nào về vận tải
hàng không Hiệp định này sẽ được bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của Công ước đó.

Điều 17: Giải quyết tranh chấp

1. Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải quyết hoặc áp dụng Hiệp định này hoặc Phụ lục của nó sẽ được giải quyết
bằng thương lượng trực tiếp giữa Nhà chức trách hàng không của các bên ký kết. Nếu các Nhà chức trách hàng không đó
không đạt được thoả thuận, tranh chấp sẽ đượcgiải quyết thông qua con đường ngoại giao.

2. Trong trường hợp có một bất đồng nào đó liên quan đến việc giải quyết được theo khoản (1) của điều này thì sẽ được đưa ra
giải quyết bằng toà án trọng tài theo yêu cầu của 1 trong các bên ký kết.

3. Toà án trọng tài sẽ được lập như sau: mỗi Bên ký kết sẽ cử 1 thành viên, và 2 thành viên này sẽ nhất trí chọn 1 người của
nước thứ 3 để các Chính phủ của 2 Bên ký kết sẽ cử làm chủ tịch của toà án trọng tài.

Các thành viên này sẽ được chỉ định trong vòng 2 tháng và Chủ tịch được cử trong vòng
3 tháng, kể từ ngày một trong hai Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia về ý định đa bất đồng đó ra tòa án trọng tài.

4. Trong trường hợp không tuân theo thời hạn được quy định trong khoản (3) bên trên và nếu không có một sự dàn xếp tương

76
đương nào khác, 1 trong 2 Bên ký kết có thể đề nghị Chủ tịch Hội đồng Tổ chức HKDD quốc tế (ICAO) tiến hành chỉ định
quan chức cần thiết. Nếu chủ tịch Hội đồng sẽ thay thế ông để tiến hành chỉ định quan chức cần thiết.

5. Toà án trọng tài sẽ đi đến quyết định bằng đa số phiếu. Những quyết định như vậy sẽ ràng buộc cả hai Bên ký kết. Mỗi bên
ký kết phải chịu phí tổn cho thành viên của mình, cũng như việc thành viên đó tham gia trong tiến trình hiện có chi phí cho chủ
tịch và bất cứ phí tổn nào khác sẽ được chia đều cho các bên ký kết. Về tất cả các khía cạnh khác, toà án trọng tài sẽ quyết định
thủ tục.

Điều 18: Tổng số liệu thống kê

Các nhà chức trách hàngkhông của mỗi Bên ký kết sẽ được cung cấp cho Nhà chức trách hàng không cuả Bên ký kết kia, theo
yêu cầu của họ, những tin tức và số liệu thông kê liên quan đến việc chuyên chở trên các tuyến bay thoả thuận mà hãng hàng
không được chỉ định của Bên ký thứ nhất thực hiện đến và đi khỏi lãnh thổ của Bên ký kết kia do hãng hàng không đó thông
thường chuẩn bị và báo cáo với Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết yêu cầu 1 số liệu thống kê bổ sung nào cần
được 2 Bên ký kết thảo luận và thoả thuận.

Điều 19: Chấm dứt Hiệp định

Vào bất cứ lúc nào, mỗi bên ký kết có thể gửi công hàm cho Bên ký kết kia qua con đường ngoại giao thông báo về quyết định
của mình về việc kết thúc Hiệp định này; đồng thời gửi một công hàm tương tự cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.

Trong trờng hợp đó, Hiệp định sẽ kết thúc sau 12 tháng kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được công hàm, trừ khi có thoả thuận
rút lại công hàm đòi kết thúc Hiệp định, trước khi thời hạn này chấm dứt. Trong trường hợp Bên ký kết kia không thừa nhận
được sau 14 ngày kể từ khi Tổ chức HKDD quốc tế nhận được công hàm này.

Điều 20: Đăng ký Hiệp định

Bên ký kết hoàn thành các thủ tục pháp lý để Hiệp định này có hiệu lực thực sự sau sẽ
phải đăng ký Hiệp định này với tổ chức HKDD quốc tế (ICAO).

Điều 21: Hiệu lực

Hiệp định này sẽ tạm thời áp dụng kể từ ngày ký và sẽ thực sự có hiệulực kể từ ngày hai bên ký kết thông báo cho nhau bằng
công hàm ngoại giao rằng đã hoàn thành các thủ tục cần thiết theo Hiến pháp của mỗi nước để Hiệp định có hiệu lực.

Những đại diện dưới đây được chính phủ mình chính thức uỷ quyền đã ký vào bản Hiệp
định này để làm chứng và thực hiện.

77
Làm tại Jakarta ngày 25 tháng 10 năm 1991 thành 2 bản bằng tiếng Việt Nam, Indonesia và tiếng Anh, tất cả các bản đều có
giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về giải thích Hiệp định, sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh.

Phụ lục : I. Phần 1:


Đường bay do hãng hàng không được chỉ định của nước ChxhcnViệt Nam thực hiện:

- Điểm khởi hành: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Điểm chung gian: Singapore và Kuala Lumpur/ Manila

- Điểm đến : Jakarta và Surabaya

- Điểm bên ngoài: sẽ được chị định sau.

II. Phần 2:

Đường bay do hãng hàng không Indonesia thực hiện:

- Điểm khởi hành: các điểm ở Indonesia (2 điểm)

- Điểm chung gian: Singapore và Kuala Lumpur/ Bangkok

- Điểm đến : Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

- Điểm bên ngoài: sẽ được chỉ định sau. Ghi chú:


a. Số điểm mà hãng hàng không được chỉ định của 1bên đợc quyền khai thác phải cân bằng với số điểm của hãng hàng không
được chỉ định bên kia được quyền khai thác.

b. Các điểm bên ngoài cụ thể sẽ phải được sự chấp thuận của Nhà chức trách hàng không của các bên ký kết.

III. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi bên ký kết có thể bỏ không hạ cánh xuống bất cứ điểm nào trên đường bay quy
định trong tất cả các chuyến bay, với điều kiện là những chuyến bay thoả thuận phải xuất phát và kết thúc trên lãnh thổ của Bên
ký kết đó.

IV. Quyền của hãng hàng không được chỉ định của mỗi bên ký kết để vận chuyển hành khách, hàng hoá và bu kiện giữa những
nơi trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết và những nơi trên lãnh thổ của Bên thứ ba sẽ phải được sự thoả thuận giữa các nhà chức
trách hàng không của các bên thứ bên ký kết.

78
HIỆP ĐỊNH
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (1992).
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "Bên ký
kết"),
Để thuận tiện cho việc giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, phát triển quan hệ về hàng không dân dụng giữa hai nước,
Là nước tham gia "Công ước về hàng không dân dụng quốc tế" mở lấy chữ ký tại Chi-ca-gô ngày 7 tháng 12 năm 1944,
Nhằm thiết lập và khai thác các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước,
Đã cùng nhau thỏa thuận như sau:
ĐIỀU 1
Trừ phi bản Hiệp định này có quy định khác đi, dùng trong bản Hiệp định này:
1. "Nhà chức trách hàng không", về phía nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện Việt Nam hoặc
bất cứ cá nhân hay tổ chức nào được chỉ định để thực hiện bất cứ chức năng nào mà Bộ này hiện đang thi hành; về phía nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa là Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc hoặc bất cứ cá nhân hay tổ chức nào được chỉ định để thực hiện bất cứ chức
năng nào mà Cục này hiện đang thi hành.
2. "Xí nghiệp vận tải hàng không" là bất cứ xí nghiệp vận tải hàng không nào được cung cấp hoặc khai thác các chuyến bay quốc tế.
3. "Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định " là xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định và được phép căn cứ theo quy định của điều
3 Hiệp định này.
4. "Chuyến bay" là bất cứ chuyến bay định kỳ nào bằng phương tiện hàng không tiến hành vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng
hóa hoặc bưu kiện.
5. "Chuyến bay quốc tế” là chuyến bay bay qua vùng trời lãnh thổ của trên một nước trở lên.
6. "Hạ cánh không nhằm mục đích thương mại" là bất cứ việc hạ cánh nào không nhằm mục đích lên xuống hành khách, hành lý, hàng hóa
hoặc bưu kiện.
7. "Khả năng chuyên chở":
a. Đối với phương tiện hàng không là khả năng vận chuyển thương mại mà phương tiện hàng không đó có thể cung cấp trên đường bay
hoặc chặng bay.
b. Đối với chuyến bay là khả năng vận chuyển của phương tiện hàng không thực hiện chuyến bay đó nhân với số lần bay mà phương tiện
hàng không này thực hiện trong thời gian nhất định trên đường bay hoặc chặng bay.
8. "Giá cước vận chuyển" là giá cả và điều kiện giá cả áp dụng cho việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa, bao gồm giá cả và
điều kiện giá cả dành cho đại lý và các dịch vụ kèm theo khác. Nhưng không bao gồm thù lao và điều kiện trả cho việc vận chuyển bưu
kiện.
9. "Kết cấu đường bay" là các đường bay được quy định trong phụ lục của Hiệp định này hoặc các đường bay được sửa đổi theo quy định
được nêu trong điều 18 của Hiệp định này. Kết cấu đường bay là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này.
ĐIỀU 2: Các thương quyền
1. Mỗi bên ký kết dành cho Bên ký kết kia những quyền được quy định trong Hiệp định này để bên ký kết đó chỉ định xí nghiệp vận tải
hàng không thiết lập và khai thác các chuyến bay quốc tế trên các đường bay được quy định trong kết cấu đường bay (dưới đây là lần lượt
được gọi là "đường bay quy định" và "chuyến bay thỏa thuận").
2. Với điều kiện không vi phạm quy định của Hiệp định này, khi một bên ký kết chỉ định xí nghiệp vận tải hàng không khai thác các chuyến
bay thỏa thuận trên đường bay quy định, được hưởng các quyền sau đây:
a. Bay qua nhưng không hạ cánh xuống lãnh thổ của Bên ký kết kia theo đường bay do nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia quy
định;
b. Hạ cánh không nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của Bên ký kết kia tại điểm được Nhà chức trách hàng không của hai bên ký
kết thỏa thuận;
c. Hạ cánh trên đường bay quy định tại địa điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia, để chuyên chở hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu
kiện quốc tế đến và đi từ lãnh thổ của Bên ký kết kia.
3. Quyền vận chuyển quốc tế đến và đi từ nước thứ ba của Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một bên ký kết tại các địa điểm
trong lãnh thổ của bên ký kết kia sẽ do Nhà chức trách hàng không hai bên ký kết thỏa thuận quyết định.
4. Không có quy định nào trong khoản 2 điều này được hiểu là cho xí nghiệp hàng không được chỉ định của một Bên ký kết được quyền lấy
hành khách, hành lý, hàng hóa hoặc bưu kiện ở trên lãnh thổ của Bên ký kết kia để chuyên chở lấy tiền công hoặc vì mục đích cho thuê đến
một địa điểm khác nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
ĐIỀU 3: Chỉ định và cấp giấy phép cho xí nghiệp vận tải hàng không
1. Mỗi Bên ký kết có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho bên ký kết kia một xí nghiệp vận tải hàng không khai thác các chuyến bay thỏa
thuận trên đường bay quy định đồng thời có quyền hủy bỏ hoặc thay đổi chỉ định nói trên.
2. Quyền sở hữu chủ yếu và quyền quản lý hữu hiệu của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết phải thuộc Bên ký
kết đó hoặc công dân của Bên ký kết đó.
79
3. Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết có thể đòi hỏi xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia chứng minh
rằng mình có thể thỏa mãn được các điều kiện của Luật lệ và quy định mà Nhà chức trách đó vẫn áp dụng một cách hợp lý và thông thường
đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế.
4. Với điều kiện không vi phạm quy định của khoản 2 và 3 của điều này, Bên ký kết kia sau khi nhận được chỉ định trên phải lập tức cấp
phép khai thác thính đáng cho xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định đó không thể để chậm trễ bất hợp lý.
5. Xí nghiệp vận tải hàng không một khi được chỉ định và được phép thì có thể lập tức bắt đầu khai thác các chuyến bay thỏa thuận vào thời
gian do Nhà chức trách hàng không hai bên ký kết thỏa thuận và theo các quy định hữu quan của Hiệp định này.
6. Ba mươi ngày trước khi khai thác chuyến bay thỏa thuận, xí nghiệp hàng không được chỉ định của bất cứ Bên ký kết nào phải xin phép
Nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia về số chuyến bay, lịch bay và loại máy bay.
ĐIỀU 4: Hủy bỏ hoặc tạm ngừng giấy phép khai thác
1. Trong trường hợp xảy ra bất cứ một trong những tình huống dưới đây, thì một Bên ký kết có quyền hủy bỏ hoặc tạm ngừng giấy phép
khai thác của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia hoặc đưa ra những điều kiện mà nó thấy cần thiết đối với việc
thực hiện những quyền được quy định trong điều 2 của Hiệp định này:
a. Một Bên ký kết thấy nghi ngờ về quyền sở hữu chủ yếu và quyền quản lý hữu hiệu của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của
Bên ký kết kia có phải là thuộc Bên ký kết kia hoặc thuộc công dân của Bên ký kết kia hay không.
b. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia không chấp hành luật pháp và luật lệ của Bên ký kết này;
c. Trong trường hợp xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia khai thác không theo những điều kiện được quy định
trong Hiệp định này.
2. Trừ phi việc hủy bỏ, tạm ngừng hoặc đưa ra những điều kiện nói trong khoản 1 của điều này phải lập tức thi hành để phòng ngừa vi phạm
hơn nữa đối với luật pháp và luật lệ nếu không quyền này chỉ có thể thi hành sau khi đã thương lượng với Bên ký kết kia.
ÐIỀU 5: Áp dụng luật pháp và luật lệ
1. Luật pháp và luật lệ của một Bên ký kết về việc phương tiện hàng không tiến hành các chuyến bay quốc tế ra, vào hoặc vận chuyển bay
trong lãnh thổ của Bên ký kết này cũng như luật pháp và luật lệ về việc hành khách, tổ bay, hàng hóa và bưu kiện ra, vào hoặc lưu lại trong
lãnh thổ của Bên ký kết đó đều được áp dụng cho các phương tiện hàng không của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký
kết kia cũng như đối với hành khách, tổ bay, hàng hóa hoặc bưu kiện được chuyên chở trên phương tiện hàng không đó khi ra, vào lưu lại
trong lãnh thổ của Bên ký kết này.
2. Đối với hành khách, hành lý, hàng hóa ở khu vực sân bay lập ra dành cho việc trực tiếp qúa cảnh hoặc qúa cảnh nhưng không ra khỏi khu
vực cách ly thì chỉ áp dụng những biện pháp kiểm soát giản đơn.
ĐIỀU 6: Quy định về sức chở
1. Những xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của hai bên ký kết cần được hưởng những cơ hội công bằng, bình đẳng trong khai
thác các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay quy định.
2. Về mặt khai thác các chuyến bay thỏa thuận, xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết cần xem xét đến lợi ích của
xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia tránh gây ảnh hưởng không thích đáng đến Bên ký kết kia trong việc khai
thác các chuyến bay trên toàn bộ hay một phần của cùng đường bay.
3. Các chuyến bay thỏa thuận do xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của hai Bên ký kết cần phải duy trì liên hệ chặt chẽ với nhu
cầu vận chuyển của công chúng đối với các đường bay quy định, mục đích chủ yếu của nó phải dựa vào tỷ lệ chuyên chở hợp lý để cung
cấp đủ sức vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu kiện giữa lãnh thổ của hai Bên ký kết.
4. Việc lên xuống hành khách, hàng hóa và bưu kiện của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định tại các địa điểm trên đường bay quy
định trong lãnh thổ quốc gia ngoài Bên ký kết cần phải căn cứ vào nguyên tắc chung là sức chở phải gắn với các điểm dưới đây để quy
định:
a. Nhu cầu vận chuyển đến và đi từ lãnh thổ của Bên ký kết chỉ định xí nghiệp vận tải hàng không này;
b. Nhu cầu vận chuyển của các khu vực mà các chuyến bay thỏa thuận này bay qua, nhưng phải xem xét tới những chuyến bay khác của xí
nghiệp vận tải hàng không của các nước trong khu vực đó;
c. Nhu cầu khai thác các chuyến bay liên vận.
ĐIỀU 7: Thu xếp thương mại
1. Nhà chức trách hàng không của hai bên ký kết sẽ thỏa thuận về khả năng vận chuyển, số chuyến bay, loại máy bay, lịch bay có liên quan
đến khai thác các đường bay quy định.
2. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của hai Bên ký kết sẽ thỏa thuận về đại lý bán vé, dịch vụ mặt đất có liên quan đến khai thác
chuyến bay thỏa thuận, nếu xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của hai bên ký kết không thể thỏa thuận được những điều nói trên
thì Nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết có thể thông qua thương lượng để giải quyết.
3. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết có thể xin tăng thêm chuyến bay trên đường bay quy định theo yêu cầu
vận chuyển. Yêu cầu tăng thêm chuyến bay phải chuyển cho Nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia chậm nhất trước 5 ngày kể từ
ngày thức hiện chuyến bay trong kế hoạch tăng chuyến, sau khi nhận được phép mới được bay.
ĐIỀU 8: Giá cước vận chuyển

80
1. Giá cước vận chuyển giữa lãnh thổ hai Bên ký kết phải được ấn định ở mức hợp lý, phải chú ý thích đáng tới tất cả các yếu tố liên quan,
bao gồm chi phí khai thác, lợi nhuận hợp lý và đặc điểm của chuyến bay (như tốc độ, mức độ tiện nghi).
2. Giá cước vận chuyển đã nói ở khoản 1 điều này phải được thỏa thuận giữa các xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của hai Bên
ký kết, nếu cần thiết và có thể được tiến hành thương lượng với xí nghiệp vận tải hàng không khác khai thác trên toàn bộ hoặc một phần của
cùng đường bay đó. Giá cước này ít nhất phải đưa cho Nhà chức trách hàng không của nước mình trước 60 ngày kể từ ngày dự định áp
dụng, sau khi Nhà chức trách hàng không hai bên phê chuẩn mới có hiệu lực.
3. Nếu xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của hai Bên ký kết không thể thỏa thuận được bất cứ mức nào trong giá cước nói trên thì
Nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết phải tìm cách thông qua thương lưọng để xác định giá cước vận chuyển.
4. Nếu Nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết chưa thể đạt được thỏa thuận về việc phê chuẩn giá cước vận chuyển theo khoản 2
điều này, hoặc chưa thể thỏa thuận về việc xác định giá cước vận chuyển theo khoản 3 điều này thì tranh chấp này trình lên hai Bên ký kết
giải quyết theo điều 17 của Hiệp định này.
5. Trước khi đặt ra giá cước vận chuyển mới căn cứ theo quy định ở điều này thì giá cước vận chuyển đã có hiệu lực sẽ tiếp tục có hiệu lực.
ĐIỀU 9: Chỉ định sân bay, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và lệ phí
1. Mỗi Bên ký kết phải chỉ định sân bay chính và sân bay dự bị trên lãnh thổ của mình cho xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của
Bên ký kết kia sử dụng vào việc khai thác các chuyến bay thỏa thuận, cung cấp thông tin dẫn đường, khí tượng và các dịch vụ kèm theo
khác cần thiết cho xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định này thực hiện các chuyến bay thỏa thuận.
2. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết sử dụng sân bay của Bên ký kết kia, (bao gồm thiết bị kỹ thuật, trang bị
khác và dịch vụ), thiết bị thông tin dẫn đường và các dịch vụ kèm theo khác, phải nộp lệ phí căn cứ theo mức công bằng hợp lý do Nhà
chức trách hữu quan của Bên ký kết kia quy định. Những lệ phí này không được cao hơn lệ phí sử dụng các thiết bị phương tiện và dịch vụ
tương tự mà bất cứ xi nghiệp vận tải hàng không nào của nước khác thực hiện các chuyến bay quốc tế.
ĐIỀU 10: Thuế quan
1. Những phương tiện hàng không của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết tiến hành các chuyến bay quốc tế
cũng như các thiết bị thông thường, phụ tùng thay thế (gồm động cơ dự phòng), nhiên liệu, dầu mỡ (gồm cả dầu áp lực), dầu nhờn và các
vật phẩm cung cấp trên máy bay (gồm thực phẩm, đồ uống, thuốc lá) để trên phương tiện hàng không khi bay vào lãnh thổ của Bên ký kết
kia trên cơ sở có đi có lại được miễn trừ tất cả mọi loại thuế quan, thuế, lệ phí kiểm tra và các chi phí tương tự khác, nhưng những thiết bị,
vật phẩm này phải để trên máy bay cho tới khi nó được chuyển ra khỏi lãnh thổ Bên ký kết đó.
2. Ngoài chi phí cung cấp dịch vụ ra, những thiết bị và vật phẩm sau đây trên cơ sở có đi có lại được miễn trừ mọi thuế quan và thuế, phí
kiểm tra và các chi phí tương tự khác:
a. Những thiết bị thông thường, phụ tùng thay thế (bao gồm động cơ dự phòng), nhiên liệu, dầu mỡ (gồm dầu áp lực), dầu nhờn và vật phẩm
cung cấp trên máy bay (bao gồm thực phẩm, đồ uống, thuốc lá) chuyên dùng cho phương tiện hàng không thực hiện các chuyến bay quốc tế
do xí nghiệp vận tải hàng không hoặc đại diện cho xí nghiệp vận tải hàng không của một Bên ký kết đưa vào lãnh thổ của Bên ký kết kia,
cho dù những thiết bị và vật phẩm này là dùng cho một phần chặng bay trong lãnh thổ của Bên ký kết kia.
b. Phụ tùng thay thế (gồm động cơ dự phòng) do xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định hay đại diện cho xí nghiệp vận tải hàng không
được chỉ định này của một Bên ký kết chuyển vào lãnh thổ của Bên ký kết kia với mục đích kiểm tra hay sửa chữa bảo dưỡng phương tiện
hàng không thực hiện các chuyến bay quốc tế.
3. Vé máy bay, không vận đơn và các vật phẩm tuyên truyền do xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định hay đại diện cho xí nghiệp vận
tải hàng không được chỉ định đó chuyển vào lãnh thổ của Bên ký kết kia trên cơ sở có đi có lại được miễn trừ mọi thuế quan thuế, các lệ phí
kiểm tra và các chi phí tương tự khác.
a. Thiết bị và vật phẩm nói ở khoản 1, 2 ở điều này, sau khi được Nhà chức trách hải quan của Bên ký kết kia đồng ý, có thể được bốc dỡ
xuống lãnh thổ của Bên ký kết kia. Những thiết bị và vật phẩm này được Nhà chức trách hải quan của Bên ký kết kia giám quản cho đến khi
chuyển ra khỏi lãnh thổ hoặc xử lý theo luật lệ hải quan.
b. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết có hợp đồng với một xí nghiệp vận tải hàng không khác cũng được Bên
ký kết kia cho hưởng miễn trừ như nhau, khi thuê mướn hoặc chuyển nhượng thiết bị và vật phẩm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia nói ở
khoản 1 và 2 của điều này đều phải áp dụng những quy định của điều này.
c. Đồ dùng làm việc của cơ quan đại diện, xe chuyên dùng trong sân bay hoặc dùng để chở tổ lái từ thành phố đến sân bay cũng như máy
điện tử giữ chỗ, thiết bị thông tin kể cả phụ tùng dự phòng của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết trong lãnh
thổ của Bên ký kết kia khi đưa vào lãnh thổ của Bên ký kết phải trên cơ sở có đi có lại được miễn thuế quan và các thuế liên quan về nhập
khẩu khác.
4. Hành lý, hàng hóa trực tiếp qúa cảnh, ngoài chi phí cung cấp dịch vụ ra, trên cơ sở có đi có lại đều được miễn trừ thuế quan và thuế, phí
kiểm tra và các chi phí tương tự khác.
ĐIỀU 11: Cơ quan đại diện và nhân viên
1. Để khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định, xí nghiệp vận tải hàng không của một Bên ký kết có quyền lập cơ quan
đại diện ở điểm bay đến trên đường bay quy định trong lãnh thổ của Bên ký kết kia trên cơ sở đối đẳng.

81
2. Nhân viên làm việc của cơ quan đại diện hàng không của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết được đưa sang
ở lãnh thổ của Bên ký kết phải là công dân của bất cứ nước ký kết nào, số lượng nhân viên của cơ quan đại diện do Nhà chức trách hàng
không hai bên ký kết thỏa thuận. Nhân viên các việc nói trên phải chấp hành luật pháp, luật lệ của Bên ký kết kia.
3. Mỗi Bên ký kết phải giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan đại diện và nhân viên của cơ quan đại diện của xí nghiệp vận tải hàng
không được chỉ định của Bên ký kết kia khai thác hiệu qủa chuyến bay.
4. Nhân viên tổ bay trên chuyến bay quốc tế của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết ra vào lãnh thổ của Bên ký
kết kia phải là công dân của một Bên ký kết. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết nếu muốn thuê mướn nhân
viên tổ bay mang quốc tịch nước khác phục vụ trên các chuyến bay quốc tế ra vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải được sự đồng ý trước
của Bên ký kết kia.
ĐIỀU 12: Thuế
1. Thu nhập và lợi nhuận thu được qua tiến hành vận chuyển quốc tế của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết
trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phải được Bên ký kết kia miễn trừ tất cả các loại thuế.
2. Tài sản của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia được Bên ký kết kia miễn
thu tất cả các loại thuế.
3. Nhân viên cơ quan đại diện của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, nếu là
công dân của Bên ký kết đó thì tiền lương, thu nhập, thù lao tương tự khác đều được Bên ký kết kia miễn thu tất cả các loại thuế.
ĐIỀU 13: Chuyển thu nhập và thanh toán
1. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết trên cơ sở có đi có lại có quyền chuyển khoản thu nhập được trên lãnh
thổ của Bên ký kết kia về cho Bên ký kết đó.
2. Chuyển đổi thu nhập kể trên phải dùng tiền tệ có thể chuyển đổi, đồng thời thanh toán theo tỷ giá hối đoái hữu hiệu áp dụng vào thời
điểm thanh toán.
3. Một Bên ký kết cần tạo thuận lợi cho việc chuyển thu nhập của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia trên lãnh
thổ của mình và phải kịp thời giúp đỡ làm những thủ tục hữu quan.
ĐIỀU 14: Đảm bảo an toàn hàng không
1. Hai Bên ký kết khẳng định việc cùng gánh vác nghĩa vụ nhằm đảm bảo an toàn cho hàng không dân dụng không bị can thiệp trái phép là
một bộ phận hợp thành không thể tách khỏi của bản Hiệp định này. Hai Bên ký kết cần đặc biệt tuân thủ những quy định trong "Công ước
về hành vi tội phạm và phạm một số hành vi khác xảy ra trên phương tiện hàng không dân dụng" ký tại Tôkyô ngày 14 tháng 9 năm 1963,
trong "Công ước về ngăn cấm việc cướp giữ trái phép phương tiện hàng không" ký tại La-Hay ngày 16 tháng 12 năm 1970 cũng như "Công
ước về ngăn cấm những hành vi trái phép nguy hiểm tới an toàn của hàng không dân dụng" ký tại Mông-rê-an ngày 23 tháng 9 năm 1971.
2. Hai Bên ký kết cần căn cứ vào yêu cầu dành cho nhau mọi sự hỗ trợ cần thiết để phòng ngừa việc cướp giữ trái phép phương tiện hàng
không dân dụng và các hành vi trái phép khác làm nguy hại tới an toàn của phương tiện hàng không dân dụng cũng như của hành khách, tổ
bay, sân bay và thiết bị dẫn đường, cũng như bất cứ sự uy hiếp nào khác đối với an toàn của hàng không dân dụng.
3. Hai Bên ký kết, trong quan hệ với nhau, cần tuân thủ những quy định về đảm bảo an toàn và yêu cầu kỹ thuật do tổ chức hàng không dân
dụng quốc tế đặt ra được coi là phụ lục kèm theo của "Công ước hàng không dân dụng quốc tế" mà được áp dụng cho cả hai Bên ký kết.
Hai Bên ký kết phải yêu cầu những người kinh doanh phương tiện vận tải hàng không đăng ký trong lãnh thổ của mình hoặc những người
kinh doanh phương tiện vận tải hàng không có địa điểm kinh doanh chủ yếu hoặc nơi cư trú trong lãnh thổ của mình phải tuân thủ những
quy định về bảo đảm an toàn hàng không nói trên.
4. Các Bên ký kết đồng ý yêu cầu người kinh doanh phương tiện vận tải hàng không của mình khi ra vào hoặc lưu lại trong lãnh thổ của
Bên ký kết kia phải tuân thủ những quy định về bảo đảm an toàn hàng không do Bên ký kết kia đặt ra. Hai Bên ký kết cam kết áp dụng đầy
đủ những biêpn pháp hữu hiệu trong lãnh thổ của mình, trước và trong khi xếp khách, xếp hàng lên máy bay phải bảo đảm an toàn cho
phương tiện hàng không, đồng thời trước khi xếp khách hoặc xếp hàng phải kiểm tra hành khách, tổ bay, hành lý, hàng hóa và những vật
phẩm cung cấp cho máy bay. Đối với yêu cầu của Bên ký kết này nêu ra với Bên ký kết kia về những biện pháp hợp lý đảm bảo an toàn đặc
biệt nhằm đối phó với những mối uy hiếp đặc biệt, thì nên có sự xem xét đồng tình.
5. Khi xảy ra những sự kiện cướp giữ trái phép hoặc uy hiếp đối với phương tiện vận tải hàng không hoặc xảy ra những hành vi trái phép
khác nguy hiểm tới an toàn của phương tiện hàng không của hành khách, tổ bay, sân bay và thiết bị dẫn đường thì hai Bên ký kết cần hỗ trợ
nhau, tạo thuận lợi về mặt liên lạc, đồng thời áp dụng những biện pháp thích đáng khác để nhanh chóng và an toàn chấm dứt những sự kiện
hoặc sự uy hiếp nói trên.
ĐIỀU 15: Tai nạn máy bay
Máy bay của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của bất kỳ Bên ký kết nào gặp tai nạn hoặc nguy hiểm thì phải áp dụng những quy
định liên quan trong "Công ước hàng không dân dụng quốc tế" và phụ lục 13.
ĐIỀU 16: Cung cấp số liệu
Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết, căn cứ vào yêu cầu của Nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia cung cấp cho bên
đó số liệu thống kê thẩm tra những nhu cầu hợp lý đối với khả năng vận chuyển trên chuyến bay thỏa thuận của xí nghiệp vận tải hàng
không được chỉ định của Bên ký kết đó trên các đường bay quy định, những số liệu này phải bao gồm toàn bộ số liệu cần thiết cho việc xác
định khối lượng vận chuyển trên chuyến bay thỏa thuận của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định này.

82
ĐIỀU 17: Hiệp thương
1. Hai Bên ký kết phải trên tinh thần hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau bảo đảm các quy định của Hiệp định này được thực hiện đúng và
chấp hành đầy đủ. Để làm được điều đó, Nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết cần thường xuyên hiệp thương với nhau.
2. Bất cứ lúc nào một Bên ký kết cũng có thể yêu cầu tiến hành hiệp thương về bản Hiệp định này. Việc hiệp thương này phải bắt đầu sớm,
trừ phi có thỏa thuận khác, muộn nhất phải tiến hành trong 60 ngày kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được yêu cầu.
ĐIÊÙ 16: Sửa đổi và bổ sung
1. Bất cứ một Bên ký kết nào nếu nhận thấy cần thiết phải sửa đổi hoặc bổ sung bất cứ quy định nào của bản Hiệp định này hoặc phụ lục
của Hiệp định cũng có thể bất cứ lúc nào yêu cầu tiến hành thương lượng với Bên ký kết kia, việc thương lượng này cũng cần bắt đầu trong
90 ngày kể từ ngày một Bên ký kết nhận được yêu cầu của Bên ký kết kia, trừ phi hai Bên ký kết đồng ý kéo dài thời hạn này.
2. Bất cứ sửa đổi hay bổ sung nào đối với bản Hiệp định này hoặc phụ lục của bản Hiệp định đạt được thông qua hiệp thương thỏa thuận
theo khoản 1 của điều này đều phải được xác nhận qua đường ngoại giao trao đổi văn bản mới có hiệu lực.
ĐIỀU 19: Giải quyết tranh chấp
1. Nếu xảy ra tranh chấp giữa hai Bên ký kết về việc chấp hành và giải thích bản Hiệp định này thì việc tranh chấp đó có thể để cho Nhà
chức trách hàng không hai Bên ký kết thông qua đàm phán giải quyết trước.
2. Nếu Nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết không thể thỏa thuận được về tranh chấp thì vụ tranh chấp đó phải qua đường ngoại
giao để giải quyết.
ĐIỀU 20: Chấm dứt Hiệp định
Mỗi Bên ký kết có thể bất cứ lúc nào thông qua đường ngoại giao để thông báo cho Bên ký kết kia quyết định của mình về việc chấm dứt
Hiệp định. Hiệp định này phải được chấm dứt sau 12 tháng kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo, trừ phi trước khi hết thời hạn
mà hai Bên ký kết thỏa thuận rút bỏ thông báo đó.
ĐIỀU 21: Bắt đầu có hiệu lực
Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký.
"Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa" ký ngày 30 tháng 5 năm 1971 tại Bắc Kinh sẽ mất hiệu lực kể từ ngày bản Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.
Những đại diện dưới đây được Chính phủ của mình chính thức ủy quyền đã ký vào bản Hiệp định này để làm chứng và thực hiện.
Hiệp định này ký tại Bắc Kinh ngày 08 tháng 03 năm 1992 thành ba bản bằng tiếng Việt Nam, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, ba bản này
đều có giá trị như nhau. Khi có khác biệt về giải thích thì lấy bản tiếng Anh làm chuẩn.
 
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ ĐẠI DIỆN CHÍNH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN 
VIỆT NAM TRUNG HOA
PHỤ LỤC
KẾT CẤU ĐƯỜNG BAY
1. Đường bay khai thác chuyến bay thỏa thuận hai chiều của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam:
Điểm xuất phát Điểm đến Điểm quá
Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh vàBắc
Đà Kinh, Quảng Châu và Nam NinhDo Nhà chức trách hàng không hai Bên
Nẵng ký kết thỏa thuận
 
2. Đường bay khai thác chuyến bay thỏa thuận hai chiều của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa:
Điểm xuất phát Điểm đến Điểm qúa
Bắc Kinh, Quảng Châu và Nam NinhHà nội, thành phố Hồ Chí Minh vàDo
ĐàNhà chức trách hàng không hai Bên
Nẵng ký kết thỏa thuận
 
3. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết có thể bỏ không hạ cánh xuống bất cứ điểm nào trên đường bay quy định
trong bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay nhưng chuyến bay thỏa thuận phải xuất phát và kết thúc tại lãnh thổ của Bên ký kết đó./.

83

You might also like