Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA VẬT LÝ
-------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VẬT RẮN


BẰNG NHIỄU XẠ TIA X

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Vật lí chất rắn

Hà Nội – 2018
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VẬT RẮN


BẰNG NHIỄU XẠ TIA X

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Vật lí chất rắn

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐÌNH TRỌNG

Hà Nội – 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và
góp ý nhiệt tình của các thầy cô.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình
tới PGS.TS. Lê Đình Trọng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt
cho tôi rất nhiều kiến thức trong học tập. Đồng thời đưa ra cho tôi nhiều gợi ý sâu
sắc giúp tôi hoàn thành khóa luận đúng hạn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa vật lý trường ĐHSP
HN2 đã hết sức quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, dù cố gắng nhưng cũng không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và
các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2018


Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép với các kết quả nghiên cứu trước.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2018


Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
6. Bố cục khóa luận........................................................................................ 2
NỘI DUNG ............................................................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TIA X. .................................................................. 3
1.1. Tia X ......................................................................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu về tia X ........................................................................ 3
1.1.2. Phân loại tia X .............................................................................. 3
1.1.3. Tính chất của tia X ........................................................................ 3
1.1.4. Ứng dụng của tia X ....................................................................... 4
1.2. Ống phát tia X .......................................................................................... 4
1.2.1. Cấu tạo .......................................................................................... 4
1.2.2. Nguyên lý làm việc ....................................................................... 5
1.3. Phổ Rơnghen ............................................................................................ 6
1.3.1. Phổ liên tục ................................................................................... 6
1.3.2. Phổ đặc trưng ................................................................................ 8
1.4. Các phương pháp ghi nhận tia X .............................................................. 9
1.4.1. Phương pháp ghi nhận bằng phim ảnh ......................................... 9
1.4.2. Phương pháp ion hóa .................................................................... 10
Chƣơng 2: ỨNG DỤNG CỦA TIA X TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VẬT
LIỆU ........................................................................................................................ 11

iii
2.1. Cấu trúc tinh thể vật liệu ......................................................................... 12
2.1.1. Mạng tinh thể ................................................................................ 12
2.1.2. Các tính chất đối xứng của mạng tinh thể .................................... 13
2.1.3. Ô mạng cơ sở ................................................................................ 15
2.1.4. Các hệ tinh thể .............................................................................. 16
2.1.5. Các chỉ số Milơ (Miller) ............................................................... 18
2.1.6. Mạng đảo ...................................................................................... 19
2.1.7. Nguyên lý xếp cầu và định luật Gonsmit. .................................... 22
2.2. Nhiễu xạ tia X trên tinh thể ...................................................................... 25
2.2.1. Nhiễu xạ tia X ............................................................................... 25
2.2.2. Định luật Vulf – Bragg. Hình cầu Ewald ..................................... 26
2.2.3. Cường độ nhiễu xạ tia X trên tinh thể .......................................... 29
2.3. Các phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X ......................... 34
2.3.1. Phân loại phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X .......................... 34
2.3.2. Phương pháp phân tích đơn tinh thể ............................................. 35
2.3.3. Phương pháp phân tích đa tinh thể ............................................... 40
2.4. Xác định kích thước hạt tinh thể .............................................................. 45
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM ................................................................................ 47
3.1. Thực nghiệm đo phổ nhiễu xạ tia X ......................................................... 47
3.1.1. Vật tư hóa và thiết bị thí nghiệm .................................................. 47
3.1.2. Thực nghiệm xác định phổ nhiễu xạ tia X.................................... 47
3.2. Thực nghiệm phân tích phổ nhiễu xạ tia X .............................................. 48
3.2.1. Xác định hệ tinh thể (kiểu mạng), chỉ số milơ (hkl)..................... 48
3.2.2. Xác định khoảng cách giữa mặt phẳng tinh thể dhkl, hằng số mạng
................................................................................................................ 49
3.2.3. Xác định kích thước hạt tinh thể ................................................... 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 52

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mặt cắt cấu tạo ống phát tia X ................................................................. ..4
Hình 2.1: Mạng tinh thể trong không gian hai chiều ............................................... 12
Hình 2.2: Các yếu tố đối xứng: tâm đối xứng (a), mặt đối xứng (b), trục đối
xứng (c), trục nghịch đảo (d) .................................................................................... 14
Hình 2.3: Ô cơ sở đơn giản ...................................................................................... 15
Hình 2.4: Ô Wigner-Seitz: a) Ô Wigner-Seitz trong mạng hai chiều; b) Ô
Wigner-Seitz của mạng lập phương ......................................................................... 16
Hình 2.5: Mười bốn mạng Brave trong bảy hệ tinh thể .......................................... 18
Hình 2.6: Các trường hợp xếp khít cầu trong AX2 ............................................................................ 24
Hình 2.7: Hiện tượng nhiễu xạ trên tinh thể ............................................................ 27
Hình 2.8: Cầu Ewald-Hiện tượng nhiễu xạ với mạng đảo ....................................... 29
Hình 2.9: Phương pháp quay đơn tinh thể ............................................................... 36
Hình 2.10: Phương pháp Laue ................................................................................. 37
Hình 2.11: Sơ đồ giải thích sự hình thành đường vùng trên ảnh Laue .................... 38
Hình 2.12: Mười kiểu đối xứng của ảnh Laue ......................................................... 39
Hình 2.13: (a) Sự xuất hiện của ảnh nhiễu xạ đa tinh thể; (b) Buồng Debey .......... 40
Hình 2.14: Cấu tạo buồng Debye ............................................................................. 41
Hình 3.1: Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu LiMn2O4 ở nhiệt độ 500oC ................... 47

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đỉnh nhiễu xạ chính ..................................................................... 48

vi
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay ngành vật lý chất rắn
đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể đã tạo ra những vật liệu cho các ngành kỹ
thuật mũi nhọn như điện tử, du hành vũ trụ, năng lượng nguyên tử,… và ứng dụng
rộng rãi vào mọi lĩnh vực của đời sống sản xuất. Với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật người ta đã chế tạo những máy nhiễu xạ tia X với độ phân giải cao và xây
dựng được thư viện đồ sộ về phổ nhiễu xạ của các hợp chất, được dựa trên tích chất
của tia X. Nhờ những tích chất đặc trưng của tia X chúng ta hiểu được cấu trúc của
vật liệu và xâm nhập vào cấu trúc tinh vi của mạng tinh thể, do đó đã tạo được
những vật liệu tốt đáp ứng được yêu cầu trong các lĩnh vực khác nhau và phục vụ
đời sống con người. Trong đó cơ sở để ứng dụng tia X trong nghiên cứu cấu trúc vi
mô của vật chất là hiện tượng nhiễu xạ tia X. Vì vậy,việc nghiên cứu các phương
pháp nhiễu xạ tia X, cũng như việc nghiên cứu cấu trúc vật rắn trên cơ sở nhiễu xạ
tia X là rất quan trọng trong việc tạo ra những vật liệu mới trên thế giới hiện nay.
Đối với sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên nghành kỹ thuật nói
riêng, việc tiến hành thực nghiệm phân tích cấu trúc tinh thể bằng nhiễu xạ tia X sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn và sâu hơn tích chất vật lý của vật liệu, góp phần củng cố
kỹ năng thực nghiệm. Đồng thời đưa sinh viên tiếp cận với thành tựu của vật lý học
hiện đại, kích thích tìm tòi, phát minh mới. Chính vì những lý do trên nên chúng tôi
lựa chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc vật liệu bằng nhiễu xạ tia X” làm đề tài nghiên
cứu khóa luận xét tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học, góp phần củng cố và nâng cao
kiến thức vật lý, kỹ năng thực hành thí nghiệm cho bản thân.
- Sử dụng các thiết bị và kỹ thuật thực nghiệm để xác định cấu trúc tinh thể
bằng nhiễu xạ ta X.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, kiến thức lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến vấn đề

1
nghiên cứu.
- Tìm hiều bộ thiết bị thí nghiệm nhiễu xạ kế tia X.
- Biết cách tiến hành thực nghiệm đo phổ nhiễu xạ tia X, phân tích và xử lí kết
quả thu được.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Lý thuyết nhễu xạ tia X – Biểu thức Vulf-Bragg
- Phân tích cấu trúc tinh thể vật rắn bằng nhiễu xạ tia X
Phạm vi nghiên cứu: Tia X và ứng dụng của nó trong phân tích cấu trúc tinh
thể của vật rắn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
- Thực nghiệm phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia X
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, và tài liệu tham khảo khóa
luận có 3 chương sau:
Chương I: Tổng quan về tia X
Chương II: Ứng dựng của tia X trong phân tich cấu trúc vật rắn
Chương III: Thực nghiệm

You might also like