ôn tập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

1.

Luật Hành chính Việt Nam:


a) Chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước;
b) Không sử dụng phương pháp điều chỉnh bình đẳng, thỏa thuận;
c) Có văn bản chủ đạo là “Luật Hành chính”;
d) Được chia thành hai chế định cơ bản: phần chung và phần riêng.
2. Quản lý nhà nước:
a) Là hình thức thức hiện quyền lực nhà nước của tất cả chủ thể;
b) Không mang tính chính trị;
c) Mang tính xã hội rộng lớn;
d) Mang tính quyền lực nhà nước và tính chủ động, sáng tạo cao.
3. Đặc trưng của quản lý nhà nước:
a) Tính chấp hành – điều hành;
b) Tính chủ động – sáng tạo;
c) Tính chính trị;
d) a và b đúng.
4. Phạm vi của quản lý nhà nước:
a) Là phạm vi của hành pháp;
b) Được phân định rõ với các hoạt động nhà nước khác;
c) Là phạm vi mà các chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;
d) Có thể mở rộng tối đa đến các hoạt động nhà nước khác.
5. Ngành Luật Hành chính Việt Nam:
a) Có đối tượng điều chỉnh là hầu hết các quan hệ xã hội cơ bản nhất;
b) Có phương pháp điều chỉnh đặc thù;
c) Không có mối quan hệ với các ngành luật khác;
d) Có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
6. Phương pháp điều chỉnh quyền uy – phục tùng của Luật Hành chính là phương
pháp:
a) Duy nhất của ngành Luật Hành chính;
b) Chủ yếu của ngành Luật Hành chính;
c) Được áp dụng song song cùng phương pháp khác;
d) Đặc thù thuộc về ngành Luật Hành chính.
7. Phương pháp điều chỉnh bình đẳng – thỏa thuận của Luật Hành chính:
a) Là phương pháp không cơ bản;
b) Chỉ được áp dụng trong một số trường hợp;
c) Chỉ được áp dụng khi pháp luật có quy định;
d) a và b đúng.
8. Việc phân nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:
a) Để phục vụ cho việc chủ thể quản lý chọn văn bản áp dụng khi thực hiện hoạt động
quản lý cụ thể;
b) Nhằm giúp chủ thể quản lý nhà nước xác định thẩm quyền của mình theo loại việc;
c) Nhằm phục vụ công tác hệ thống hóa, pháp điển hóa ngành Luật Hành chính;
d) Có ý nghĩa chủ yếu về khoa học.
9. Nhóm quan hệ nào sau đây là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hành chính Việt
Nam:
a) Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, giải quyết ly hôn;
c) Chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, đăng ký quyền sở hữu nhà;
d) Phiên họp áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
10. Luật Hành chính Việt Nam:
a) Chỉ là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
b) Chỉ là một khoa học;
c) Chỉ là một môn học;
d) Là tổng thể các quy phạm pháp Luật Hành chính.
Chương 2
QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
B. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam:
a) Chỉ được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục
pháp luật;
b) Có thể được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở
địa phương;
c) Là văn bản pháp luật;
d) Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền thuộc cơ quan
hành chính nhà nước ban hành.
2. Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam:
a) Có thể là văn bản áp dụng pháp luật;
b) Chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban hành;
c) Không nhất thiết phải là văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính do cơ quan hành
chính nhà nước ban hành;
d) Nhất thiết chỉ chứa đựng quy phạm pháp Luật Hành chính.
3. Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính:
a) Không được tiến hành bởi cơ quan nhà nước ở địa phương;
b) Không chỉ là hình thức pháp điển hóa;
c) Chỉ hướng tới mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp
luật;
d) Luôn cho ra đời sản phẩm là một tập văn bản quy phạm pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chỉ thiết lập quan hệ pháp Luật Hành chính với cơ quan hành chính nhà nước, công
dân;
b) Được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính;
c) Có thể không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính;
d) Không nhất thiết tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
5. Văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính:
a) Luôn hết hiệu lực khi hết thời hạn được quy định trong văn bản đó;
b) Không thể do người đứng đầu cơ quan xét xử cao nhất ban hành;
c) Chỉ là sản phẩm của hoạt động lập quy;
d) Có thể có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành.
6. Ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính:
a) Là hình thức hoạt động nhằm cụ thể hoá nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ;
b) Không phải là việc thực hiện pháp Luật Hành chính;
c) Không thể thuộc thẩm quyền của cá nhân;
d) Là hình thức hoạt động hành chính được tiến hành bởi tất cả các chủ thể hoạt động
hành chính.
7. Áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính:
a) Không bao giờ nhằm đạt mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật;
b) Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước chỉ được tiến hành bởi cơ quan nhà nước,
cá nhân có thẩm quyền;
c) Có thể được tiến hành bởi công dân;
d) Trong trường hợp nhất định, có thể căn cứ vào quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực.
8. Chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính:
a) Luôn dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính;
b) Chủ thể chỉ là các cơ quan nhà nước, cá nhân;
c) Luôn là việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân;
d) Có thể là tiền đề cho việc áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính.
9. Mối quan hệ giữa chấp hành và áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính là:
a) Chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính luôn dẫn đến áp dụng quy phạm pháp
Luật Hành chính;
b) Chấp hành không thể là tiền đề cho việc áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính;
c) Chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính không nhất thiết dẫn đến việc áp dụng
quy phạm pháp Luật Hành chính;
d) Chấp hành có thể đồng thời là áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính.
10. Việc Chủ tịch UBND tỉnh X ban hành quyết định về việc bổ nhiệm giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ:
a) Là biểu hiện của việc chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính;
b) Là hoạt động tài phán hành chính;
c) Là hoạt động áp dụng pháp Luật Hành chính;
d) Thể hiện quan hệ bình đẳng giữa Chủ tịch UBND tỉnh X với giám đốc Sở Khoa học và
Công nghệ.
11. Điểm khác nhau giữa quy phạm pháp Luật Hành chính với các loại quy phạm pháp
luật khác là:
a) Mang tính bắt buộc chung;
b) Điều chỉnh các quan hệ quản lý;
c) Được nhà nước đảm bảo thực hiện;
d) Được ban hành đúng thẩm quyền.
12. Chủ thể chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính:
a) Luôn là cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền;
b) Chỉ nhằm thực hiện đúng những hành vi nhà nước buộc phải thực hiện;
c) Không thể là người nước ngoài.
d) Là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Chương 3
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
B. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG:
1. Quan hệ pháp Luật Hành chính là loại quan hệ pháp luật mà:
a) Nếu có tranh chấp phát sinh, thẩm quyền giải quyết phải thuộc về cơ quan hành chính
nhà nước, người có thẩm quyền thuộc cơ quan này;
b) Luôn được thiết lập để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân;
c) Luôn có sự tham gia của công dân;
d) Có thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia quan hệ Luật Hành chính.
2. Sự kiện pháp lý hành chính:
a) Được dự kiến trước trong bộ phận quy định của quy phạm pháp Luật Hành chính;
b) Luôn thể hiện ở dạng hành động;
c) Là cơ sở thực tế làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp Luật Hành chính;
d) Luôn phát sinh từ mong muốn của con người.
3. Quan hệ pháp Luật Hành chính:
a) Chỉ phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp
hành- điều hành;
b) Có thể phát sinh từ mong muốn của tất cả các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành
chính;
c) Không thể phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước;
d) Chỉ là sự thực hiện quyền chủ thể của các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành
chính.
4. Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp Luật Hành chính:
a) Có cơ sở pháp lý duy nhất để giải quyết là Luật Khiếu nại;
b) Chủ yếu được giải quyết theo trình tự hành chính.
c) Luôn bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức;
d) Chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền.
5. Chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính:
a) Là chủ thể hoạt động hành chính;
b) Không nhất thiết phải có năng lực chủ thể;
c) Không thể là người nước ngoài;
d) Là các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính.
6. Năng lực hành vi hành chính của công dân:
a) Phụ thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước;
b) Phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật của công dân;
c) Phát sinh từ khi công dân sinh ra;
d) Chỉ thể hiện ở việc công dân thực hiện nghĩa vụ công dân bằng chính khả năng của
mình.
7. Sự kiện pháp lý hành chính:
a) Luôn xảy ra phụ thuộc vào ý chí của con người;
b) Có thể là hành vi bất hợp pháp;
c) Là cơ sở duy nhất làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp Luật Hành chính;
d) Là cơ sở pháp lý làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp Luật Hành chính.
8. Chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp Luật Hành chính:
a) Không nhất thiết là chủ thể mang quyền lực nhà nước;
b) Có thể là công dân;
c) Nhất thiết là cơ quan hành chính nhà nước;
d) Là một bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính.
9. Khách thể quan hệ pháp Luật Hành chính:
a) Là một bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính;
b) Là thành phần quan hệ pháp Luật Hành chính;
c) Không phải luôn thể hiện lợi ích của tất cả các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành
chính;
d) Là khách thể quản lý nhà nước.
10. Chủ thể không bắt buộc trong quan hệ pháp Luật Hành chính:
a) Không thể là công chức;
b) Có thể là cơ quan hành chính nhà nước;
c) Không thể là người nước ngoài ;
d) Chỉ thực hiện nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ pháp Luật Hành chính.
Chương 7
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
B. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Cơ quan ngang Bộ ở nước ta hiện nay là:
a) Thanh tra Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ủy ban dân
tộc;
b) Ủy ban Dân tộc, Hội đồng dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ủy ban kiểm toán
nhà nước;
c) Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ủy ban
dân tộc;
d) Ngân hàng nhà nước, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban kế hoạch nhà nước; Ủy ban pháp luật
của Quốc hội.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thành lập;
b) Hoạt động theo chế độ tập thể;
c) Tổ chức với số lượng, tên gọi như nhau ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện;
d) Không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Cơ quan hành chính nhà nước:
a) Đều là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Đều do cơ quan quyền lực nhà nước thành lập;
c) Đều được tổ chức theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều;
d) Đều thực hiện chức năng chấp hành - điều hành.
4. Ủy ban nhân dân:
a) Là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Là cơ quan được thành lập bởi văn bản dưới luật;
c) Không phải thành viên đều do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;
d) Được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Bộ trưởng:
a) Phải là Đại biểu Quốc hội;
b) Do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bổ nhiệm;
c) Có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
d) Luôn là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang bộ.
6. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
a) Được thành lập ở tất cả các địa phương;
b) Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định bổ nhiệm;
c) Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 03 người;
d) Là cơ quan được thành lập ở tất cả các thành phố trực thuộc trung ương.
7. Thủ tướng Chính phủ:
a) Phải là đại biểu Quốc hội;
b) Do Quốc hội phê chuẩn;
c) Có quyền xử lý văn bản trái pháp luật của tất cả cơ quan nhà nước;
d) Có quyền ra quyết định bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
8. Không phải cơ quan hành chính nhà nước là:
a) Bộ Tư pháp;
b) Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Công an;
d) Bộ Chính trị.
9. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất:
a) Không phải là cơ quan hiến định;
b) Là cơ quan thực hiện chức năng hành pháp;
c) Nhiệm kỳ 4 năm;
d) Cơ cấu tổ chức bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
10. Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
a) Luôn do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;
b) Không bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Có quyền bổ nhiệm Giám đốc sở;
d) Là công chức.
1. Chính phủ thảo luận và quyết định theo đa số vấn đề:
a) Ra quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên UBND cấp tỉnh;
b) Ra quyết định bãi bỏ văn bản trái pháp luật của UND cấp tỉnh;
c) Ban hành nghị quyết của Chính phủ;
d) Ra quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng.
12. Chủ thể Luật Hành chính:
a) Chỉ là cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền;
b) Luôn là chủ thể hoạt động hành chính;
c) Nhất thiết là chủ thể áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính;
d) Là các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn, quyền và nghĩa
vụ do Luật Hành chính quy định.
13. Sở ngoại vụ:
a) Được thành lập ở tất cả các địa phương;
b) Có người đứng đầu do Chủ tịch UND tỉnh ra quyết định bổ nhiệm;
c) Giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cán bộ,
công chức, viên chức;
d) Là cơ quan quản lý nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
14. Chủ tịch HĐND cấp xã:
a) Không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã;
c) Được trao quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
d) Là cán bộ cấp xã.
15. Cơ quan thuộc Chính phủ là:
a) Ủy ban dân tộc;
b) Hội đồng dân tộc;
c) Đài truyền hình Việt Nam;
d) Thanh tra Chính phủ.
16. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung:
a) Đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Chỉ được tổ chức ở địa phương;
c) Đều trực thuộc hai chiều;
d) Có tất cả các thành viên do cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra.
17. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất:
a) Không phải là cơ quan hiến định;
b) Còn mang tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội;
c) Không nhất thiết được tổ chức theo nhiệm kỳ của cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất;
d) Cơ cấu tổ chức bao gồm các Bộ.
18. Đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước:
a) Hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Không chỉ trực thuộc Bộ;
d) Luôn có người làm việc là viên chức.
19. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện:
a) Được tổ chức tương ứng với Sở, cơ quan tương đương Sở;
b) Hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
c) Nhất thiết tổ chức với số lượng, tên gọi như nhau ở tất cả các đơn vị hành chính cấp
huyện;
d) Có thể được trao quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
20. Việc Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng:
a) Là hoạt động áp dụng pháp luật;
b) Dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo địa
phương;
c) Là sự thể hiện của phương pháp hoạt động hành chính;
d) Nhất thiết tiến hành 5 năm một lần.
Chương 8
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
B. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG:
1. Ông A là Trưởng phòng Tư pháp thuộc UBND huyện X. A thực hiện 3 hành vi vi
phạm kỷ luật và các hành vi bị xử lý các hình thức như sau: hành vi thứ nhất: cảnh cáo,
hành vi thứ 2: hạ bậc lương, hành vi thứ 3: khiển trách. Hình thức kỷ luật cuối cùng đối
với ông A là:
a) Giáng chức;
b) Cách chức;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
2. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận công chức bị mất năng lực hành vi dân sự khi vi
phạm pháp luật:
a) Là cơ quan nơi công chức công tác;
b) Là Tòa án;
c) Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh;
d) Là cơ quan Công an.
3. Hội đồng kỷ luật công chức tiến hành họp khi:
a) Có đủ 05 thành viên tham dự;
b) Có đủ 04 thành viên trở lên tham dự;
c) Có đủ 03 thành viên trở lên tham dự;
d) Có Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và một ủy viên tham dự.

4. Cán bộ, công chức nhà nước Việt Nam:


a) Chỉ có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật cán bộ, công chức;
b) Luôn là người làm việc trong cơ quan nhà nước;
c) Hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
d) Đều được giải quyết cho thôi việc nếu có nguyện vọng.
5. Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã:
a) Là công chức xã;
b) Có thể không phải là người làm việc theo nhiệm kỳ;
c) Là cán bộ xã;
d) Là người làm việc không chuyên trách ở cấp xã.
6. Tiêu chí nào không là căn cứ bắt buộc trong việc tuyển dụng công chức:
a) Yêu cầu nhiệm vụ;
b) Vị trí việc làm;
c) Chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức;
d) Thâm niên công tác.
7. Người dự tuyển công chức là con nuôi của Anh hùng Lực lượng vũ trang sẽ:
a) Được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
d) Không được cộng điểm.

8. Người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh:


a) Được đăng ký dự tuyển công chức;
b) Được đăng ký dự tuyển viên chức;
c) Được đăng ký dự tuyển cán bộ;
d) Không được đăng ký dự tuyển công chức lẫn viên chức.
9. Giáng chức đối với công chức là:
a) Việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn;
b) Việc công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Việc công chức bị hạ xuống chức vụ thấp hơn;
d) Việc công chức bị hạ xuống ngạch, bậc thấp hơn.
10. Phương thức tuyển dụng công chức:
a) Chỉ là thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Chủ yếu là hình thức xét tuyển;
c) Có thể không là hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển;
d) Thể hiện sự bình đẳng giữa cơ quan tuyển dụng và công dân dự tuyển.
11. Hình thức kỷ luật cách chức:
a) Có thể được áp dụng đối với cán bộ hoặc công chức vi phạm pháp luật;
b) Được áp dụng đối với bất cứ công chức nào vi phạm pháp luật;
c) Là biểu hiện của cưỡng chế hành chính;
d) Là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất của công chức.
12. Hình thức kỷ luật giáng chức:
a) Là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với công chức;
b) Có thể được áp dụng đối với cả cán bộ hoặc công chức vi phạm pháp luật;
c) Chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
d) Là biểu hiện của cưỡng chế hành chính.
13. Trách nhiệm đánh giá công chức:
a) Thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức;
b) Không bao giờ thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp;
c) Không nhất thiết phải được tiến hành dựa trên cơ sở quy định của pháp luật;
d) Nhằm mục đích phát hiện và xử lý sai phạm của công chức.
14. Công chức nhà nước Việt Nam:
a) Luôn được tuyển dụng theo hình thức thi tuyển;
b) Là chủ thể bắt buộc trong tất cả các quan hệ pháp Luật Hành chính;
c) Nhất thiết phải là người mang quốc tịch Việt Nam;
d) Không có quyền xin thôi việc nếu công chức đó giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy
nhà nước.
15. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết cho công chức thôi việc:
a) Nếu công chức vi phạm pháp luật;
b) Nếu công chức có hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;
d) Bất cứ khi nào công chức có đơn xin thôi việc.
16. Trong thời gian tập sự, người tập sự:
a) Luôn hưởng 85% mức lương bậc 1;
b) Luôn hưởng 85% mức lương bậc 2;
c) Luôn hưởng 85% mức lương bậc 3;
d) Có thể được hưởng 100% mức lương.
17. Cơ sở thực tế để truy cứu trách nhiệm kỷ luật:
a) Chỉ là vi phạm kỷ luật;
b) Mọi vi phạm pháp luật;
c) Vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp luật khác liên quan đến công vụ và đạo đức;
d) Không bao giờ là vi phạm hành chính.
18. Nếu CBCC vi phạm kỷ luật tại cơ quan cũ nhưng chưa bị phát hiện và xử lý thì đã
điều động sang cơ quan khác thì:
a) Cơ quan cũ xử lý rồi chuyển hồ sơ cho cơ quan mới;
b) Cơ quan mới xử lý và quản lý CBCC;
c) Cơ quan mới xử lý và chuyển hồ sơ cho cơ quan cũ;
d) Không bị xử lý kỷ luật nữa.
19. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Là công chức cấp xã;
b) Có quyền ban hành văn bản quy phạm hành chính với hình thức là quyết định hoặc
chỉ thị;
c) Là cán bộ cấp xã,
d) Không có quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính.
20. Thời hiệu xử lý kỷ luật CBCC theo pháp luật hiện hành được tính từ thời điểm
a) CBCC thực hiện hành vi vi phạm;
b) Hành vi vi phạm bị phát hiện;
c) Cơ quan, đơn vị đã xác định rõ về hành vi vi phạm;
d) Hội đồng kỷ luật CBCC được thành lập.
21. CBCC bị kỷ luật buộc thôi việc:
a) Không được nhận trợ cấp BHXH;
b) Không được nhận trợ cấp thôi việc;
c) Không được dự tuyển làm công chức nữa;
d) Có thể khởi kiện ra TAND ngay sau khi có quyết định kỷ luật.
22. Ngày 10/6/2016, thủ trưởng cơ quan X đã ra quyết định xử lý kỷ luật công chức A,
ngạch chuyên viên với hình thức cảnh cáo. Ngày 20/9/2017, công chức A lại tiếp tục thực
hiện vi phạm pháp luật mà theo quy định pháp luật, hành vi này cũng bị xử lý với hình
thức cảnh cáo. Thủ trưởng cơ quan X sẽ:
a) Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với ông A;
b) Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc ông A;
c) Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông A;
d) Phạt tiền ông A thay cho hình thức kỷ luật.
23. Cán bộ vi phạm pháp luật bị Toà án phạt tù giam thì:
a) Người có thẩm quyền không phải thành lập Hội đồng kỷ luật;
b) Đương nhiên bị buộc thôi việc mà không cần ban hành quyết định xử lý kỷ luật;
c) Có thể không bị thôi việc;
d) Không thể tiếp tục xử lý kỷ luật.
24. Cán bộ:
a) Nhất thiết là người thực thi quyền lực chính trị;
b) Chỉlàm việc trong tổ chức chính trị, chính trị- xã hội;
c) Là người mang quốc tịch Việt Nam;
d) Không thể đồng thời là công chức.
25. Nếu cán bộ, công chức thực hiện một vi phạm pháp luật thì không thể đồng thời
phát sinh:
a) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật;
b) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự;
c) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất;
d) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.
26. Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức:
a) Là thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
b) Có thể tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
của cán bộ, công chức;
c) Khác thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức;
d) Không phải luôn là 24 tháng tính từ thời điểm công chức thực hiện vi phạm pháp luật.
26. Là cán bộ:
a) Phó Chủ tịch Hội phụ nữ cấp xã;
b) Hiệu trưởng Trường đại học công lập;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
d) Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
27. Là công chức:
a) Bí thư Thành ủy;
b) Chủ tịch UBND cấp xã;
c) Giám đốc bệnh viện tư nhân;
d) Viện trưởng Viện nghiên cứu thuộc Bộ.
28. Cán bộ là:
a) Tất cả những người được bầu cử để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ;
b) Tất cả những người giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước;
c) Những người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ không chỉ trong cơ quan hành chính nhà nước.
29. Cán bộ, công chức có quyền
a) Làm việc ngoài thời gian pháp luật quy định;
b) Từ chối thi hành nhiệm vụ trái pháp luật của cấp trên;
c) Tham gia đình công;
d) Góp vốn vào công ty cổ phần.

30. Cán bộ
a) Không được xếp vào ngạch;
b) Không bị xử lý kỷ luật với hình thức cách chức;
c) Không làm việc trong cơ quan nhà nước;
d) Không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
31. Là công chức:
a) Bí thư Thành ủy;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh;
c) Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen;
d) Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ.
32. Hình thức kỷ luật cao nhất có thể được áp dụng đối với Bộ trưởng:
a) Buộc thôi việc;
b) Bãi nhiệm;
c) Cách chức;
d) Chuyển làm công việc khác.
33. Người nào sau đây là cán bộ:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
34. Người nào sau đây không phải là cán bộ:
a) Giám đốc Sở;
b) Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
c) Tổng Kiểm toán Nhà nước;
d) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
35. Là công chức:
a) Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã;
b) Bí thư Huyện đoàn;
c) Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
36. Nếu viên chức vi phạm ở mức độ nghiêm trọng kỷ luật lao động của đơn vị sự
nghiệp thì:
a) Chỉ cần dựa trên cơ sở Nội quy kỷ luật lao động để ra quyết định xử lý kỷ luật;
b) Không thể áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp không cần thành lập Hội đồng kỷ luật mà ra quyết
định xử lý kỷ luật ngay;
d) Người có thẩm quyền xử lý luôn là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đó.
37. Công chức đang trong thời gian tập sự:
a) Được hưởng 75% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng
b) Nếu có trình độ thạc sĩ thì hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng;
c) Đương nhiên được hưởng 100%mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng;
d) Thời gian tập sự được tính vào thời gian nâng bậc lương.
38. Bác sĩ xúc phạm danh dự của bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh:
a) Bị khiển trách;
b) Nếu bác sĩ đang làm thủ tục nghỉ hưu thì người có thẩm quyền vẫn có thể tiếp tục làm
thủ tục cho nghỉ hưu;
c) Có thể bị tạm đình chỉ công tác không quá 2 tháng;
d) Bị cách chức;
39. Thời hiệu xử lý công chức được tính từ thời điểm:
a) Công chức thực hiện vi phạm pháp luật;
b) Hội đồng kỷ luật công chức họp;
c) Hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị phát hiện;
d) Công chức viết bản kiểm điểm.
40. Nếu công chức thực hiện 01 vi phạm pháp luật thì không thể đồng thời phát sinh:
a) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật;
b) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự;
c) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất;
d) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.
41. Khác với viên chức, công chức không được:
a) Tham gia đình công;
b) Thành lập doanh nghiệp tư nhân;
c) Làm việc ngoài thời gian quy định;
d) Làm luật sư.
42. Công chức bị tòa án phạt tù không hưởng án treo thì:
a) Đương nhiên bị buộc thôi việc mà không cần ban hành quyết định kỷ luật;
b) Phải thành lập hội đồng kỷ luật và ban hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
c) Không thành lập hội đồng kỷ luật nhưng phải ban hành quyết định kỷ luật buộc thôi
việc;
d) Không thành lập hội đồng kỷ luật và không ban hành quyết định kỷ luật.
43. Cán bộ không làm việc trong:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cơ quan nhà nước;
c) Tổ chức Đảng;
d) Tổ chức chính trị - xã hội.

44. Trong tuyển dụng công chức, có thể tuyển người:


a) Dưới 18 tuổi;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Bị mất năng lực hành vi dân sự.
45. Có thể cho thôi việc đối với công chức:
a) Nghiện ma túy;
b) Tự ý nghỉ việc tổng số 7 ngày trong 1 tháng;
c) Có đơn xin thôi việc;
d) Có thời gian 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ.
46. Năm ngoại ngữ thường gặp trong thi tuyển công chức là:
a) Anh, Nga, Pháp, Ý, Trung Quốc;
b) Anh, Nga, Ý, Đức, Trung Quốc;
c) Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc;
d) Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc.
47. Ông A là Phó phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện X. A thực hiện 3
hành vi vi phạm kỷ luật và các hành vi bị xử lý các hình thức như sau: hành vi thứ nhất:
cảnh cáo, hành vi thứ 2: cảnh cáo, hành vi thứ 3: khiển trách. Hình thức kỷ luật cuối cùng
đối với ông A là:
a) Giáng chức;
b) Cách chức;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
48. Cơ sở thực tế để truy cứu trách nhiệm kỷ luật của công chức:
a) Chỉ là vi phạm kỷ luật;
b) Mọi vi phạm pháp luật;
c) Vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp luật khác liên quan đến công vụ và đạo đức;
d) Không bao giờ là vi phạm hành chính.
49. Tiêu chí nào không là căn cứ bắt buộc trong việc tuyển dụng công chức:
a) Căn cứ vào thâm niên công tác;
b) Căn cứ vào vị trí việc làm;
c) Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức;
d) Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ.
50. Hình thức kỷ luật giáng chức:
a) Là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với công chức;
b) Chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Có thể được áp dụng đối với cả cán bộ hoặc công chức vi phạm pháp luật;
d) Là biểu hiện của cưỡng chế hành chính.
Chương 9
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ VIÊN CHỨC
A. LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;
b) Chỉ trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước;
c) Là chủ thể quản lý nhà nước;
d) Chỉ có quyền tuyển dụng viên chức thông qua hình thức thi tuyển.
2. Là viên chức:
a) Chuyên viên Sở Tư pháp;
b) Chánh án Toà án nhân dân huyện;
c) Giảng viên Đại học Hoa Sen;
d) Nghiên cứu viên Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
3. Viên chức:
a) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
b) Không chỉ hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
c) Được phân loại theo ngạch viên chức;
d) Chỉ có thể chuyển đổi thành công chức thông qua thi tuyển.
4. Là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập:
a) Bệnh viện Chợ Rẫy;
b) Bệnh viện Từ Dũ;
c) Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn;
d) Bệnh viện Nhi Đồng 1.
5. Chế độ làm việc sau tuyển dụng của viên chức:
a) Biên chế nhà nước;
b) Hợp đồng lao động;
c) Hợp đồng làm việc;
d) Hợp đồng thuê khoán chuyên môn.
6. Hình thức kỷ luật không áp dụng đối với viên chức:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc;
d) Bãi nhiệm.
7. Hình thức kỷ luật được áp dụng đối với viên chức:
a) Bãi nhiệm;
b) Buộc thôi việc;
c) Hạ ngạch;
d) Hạ bậc lương.
8. Hợp đồng làm việc của viên chức:
a) Không thể chấm dứt khi chưa hết thời hạn;
b) Luôn là hợp đồng không xác định thời hạn;
c) Chấm dứt khi viên chức chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;
d) Có thể được giao kết bằng lời nói.
9. Các đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Hoạt động theo mô hình doanh nghiệp;
b) Được trao quyền tự chủ với những mức độ khác nhau;
c) Hướng tới mục tiêu lợi nhuận;
d) Kinh phí hoạt động hoàn toàn không dựa vào ngân sách nhà nước.
10. Hợp đồng làm việc:
a) Chỉ ký một lần với viên chức sau khi trúng tuyển;
b) Chỉ áp dụng cho người từ đủ 18 tuổi trở lên;
c) Không áp dụng đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Có thể được áp dụng trong trường hợp công chức chuyển thành viên chức.
11. Điểm chung giữa công chức và viên chức:
a) Trong biên chế nhà nước;
b) Được bổ nhiệm vào ngạch chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Có hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
d) Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc.
12. Thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức được tính từ thời điểm:
a) Viên chức thực hiện hành vi vi phạm;
b) Viên chức chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Hành vi vi phạm bị phát hiện;
d) Hội đồng kỷ luật viên chức được thành lập.
13. Không phải là viên chức:
a) Giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;
b) Bác sỹ Trưởng Khoa Giải phẫu thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy;
c) Phó Giám đốc Bệnh viện Quận Bình Thạnh;
d) Chuyên viên Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh.
14. Khi họp Hội đồng kỷ luật viên chức:
a) Phải luôn có mặt đương sự;
b) Phải luôn có mặt người chứng kiến;
c) Phải luôn có mặt chủ tịch hội đồng kỷ luật;
d) Phải luôn có mặt người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
15. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật viên chức:
a) Không nhất thiết phải là công dân Việt Nam;
b) Phải luôn là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Có thể là cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Không đồng thời là người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật viên chức.
16. Khi xem xét trách nhiệm bồi thường của viên chức, giá trị tài sản bị thiệt hại được
xác định trên cơ sở:
a) Giá trị tài sản tại thời điểm mua tài sản;
b) Giá trị thực tế của tài sản tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất
mát, thiệt hại;
c) Giá trị tài sản tương ứng cùng loại trên thị trường;
d) Giá trị tài sản do chính cơ quan, đơn vị đưa ra.
17. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường của viên chức:
a) Quyết định mức và phương thức bồi thường;
b) Chỉ họp khi có đủ 5 thành viên tham dự;
c) Bắt buộc phải thành lập trong mọi trường hợp;
d) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại.
18. Viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp sẽ bị áp dụng hình thức kỷ
luật:
a) Khiển trách, nếu nhằm được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cách chức, nếu để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;
c) Cảnh cáo, nếu để được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp;
d) Buộc thôi việc, nếu để được bổ nhiệm chức vụ.
19. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức:
a) Có thể là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức
quản lý;
b) Luôn là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
c) Là người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái;
d) Không thể là người đứng đầu cơ quan nơi viên chức chuyển công tác đến trong
trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật về hành vi đã thực hiện khi còn ở cơ quan cũ.
20. Không cần thành lập hội đồng kỷ luật viên chức trong trường hợp:
a) Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù;
b) Viên chức nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
d) Viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp
công lập.
21. Hình thức kỷ luật cách chức được áp dụng đối với:
a) Mọi viên chức;
b) Chỉ viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn;
c) Viên chức quản lý;
d) Chỉ viên chức bị Tòa án phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
22. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc được áp dụng đối với viên chức:
a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
c) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;
d) Sử dụng giấy tờ hợp pháp để được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp.
23. Hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi không tuân thủ quy trình,
quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực
hiện hoạt động nghề nghiệp:
a) Khiển trách, nếu chưa gây ra hậu quả hoặc hậu quả ít nghiêm trọng;
b) Cảnh cáo, nếu gây hậu quả nghiêm trọng;
c) Cách chức, nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng;
d) Bãi nhiệm, nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
24. Quyết định kỷ luật viên chức chấm dứt hiệu lực khi:
a) Viên chức chấp hành xong quyết định kỷ luật;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực; nếu viên chức không tiếp tục có
hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật;
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày viên chức chấp hành xong quyết định kỷ luật;
d) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có
hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật.
25. Viên chức được miễn xử lý kỷ luật trong trường hợp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm kỷ luật;
b) Nghiện ma túy;
c) Bị bệnh hiểm nghèo;
d) Đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
26. Viên chức được giải quyết thôi việc trong trường hợp:
a) Đang thi hành quyết định kỷ luật;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền;
c) 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
d) Bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo.
27. Khác với công chức, viên chức:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước;
c) Được bổ nhiệm vào ngạch;
d) Chỉ làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập.

28. Viên chức có quyền:


a) Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Tham gia thành lập công ty cổ phần;
c) Tham gia điều hành bệnh viện tư;
d) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
29. Viên chức:
a) Có thể tham gia đình công;
b) Có thể từ chối thực hiện những nhiệm vụ trái quy định pháp luật;
c) Không được quyết định các vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc được
giao;
d) Không được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng
làm việc.
30. Đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Cung cấp các dịch vụ công ích;
b) Quản lý nhà nước các dịch vụ công;
c) Cung cấp các dịch vụ hành chính công;
d) Cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công.
31. Viên chức không thể làm việc trong:
a) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đảng;
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan nhà nước;
c) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổ chức chính trị - xã hội;
d) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị kinh tế thuộc cơ quan nhà nước.

32. Khác với công chức, viên chức được quyền:


a) Hưởng lương theo ngân sách nhà nước;
b) Nghiên cứu khoa học;
c) Hỗ trợ chính sách về nhà ở;
d) Từ chối thi hành nhiệm vụ trái pháp luật.
33. Việc tuyển dụng viên chức:
a) Phải thông qua hình thức thi tuyển;
b) Phải thông qua hình thức xét tuyển;
c) Chỉ thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển;
d) Có thể không bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.
34. Viên chức làm việc vào ngày nghỉ:
a) Luôn được hưởng tiền lương hơn mức ngày làm việc bình thường;
b) Có thể hưởng mức lương bằng ngày làm việc bình thường;
c) Có thể không được hưởng lương;
d) Có thể hưởng lương ít hơn ngày làm việc bình thường.
35. Đơn vị sự nghiệp phải trả lương cho viên chức trong trường hợp:
a) Viên chức nghỉ thai sản;
b) Viên chức nghỉ ốm đau;
c) Viên chức bị tam giam;
d) Viên chức nghỉ do có cha/ mẹ kết hôn.

36. Thành phần Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường của viên chức:
a) Có thể có em dâu (rể) của người gây thiệt hại tham gia;
b) Có thể có em ruột của người gây thiệt hại tham gia;
c) Có thể có con nuôi của người gây thiệt hại tham gia;
d) Có thể có em nuôi của người gây thiệt hại tham gia.
37. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật viên chức:
a) Không nhất thiết phải là thủ trưởng cơ quan, đơn vị có công chức vi phạm;
b) Không bao giờ có quyền ra quyết định kỷ luật trái với ý chí của đa số các thành viên
Hội đồng kỷ luật;
c) Không nhất thiết là người mang quốc tịch Việt Nam;
d) Luôn là người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.
38. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc:
a) Được áp dụng đối với mọi viên chức sử dụng văn bằng chứng chỉ giả để được tuyển
dụng vào làm việc;
b) Có thể áp dụng đối với cán bộ;
c) Được áp dụng đối với mọi viên chức vi phạm việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ
không hợp pháp;
d) Có thể áp dụng đối với viên chức sử dụng ma túy.
39. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận viên chức bị mất năng lực hành vi dân sự khi vi
phạm pháp luật:
a) Là đơn vị sự nghiệp nơi viên chức công tác;
b) Là Tòa án;
c) Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh;
d) Là cơ quan Công an.
40.Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước:
a) Quyền và nghĩa vụ chỉ được điều chỉnh bằng Luật Viên chức 2010;
b) Không nhất thiết là công dân Việt Nam;
c) Luôn là người được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển;
d) Hưởng lương từ quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương 18
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
B. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Chọn câu nhận định đúng:
a) Người lập biên bản vi phạm hành chính luôn là người ra quyết định xử phạt;
b) Người lập biên bản vi phạm hành chính luôn là cấp dưới của người ra quyết định xử
phạt;
c) Người lập biên bản có thể đồng thời là người ra quyết định xử phạt;
d) Tất cả đều đúng.
2. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Giám đốc công an tỉnh.

3. Một người thực hiện vi phạm hành chính, có mức phạt đến 250.000 đồng thì người có
thẩm quyền:
a) Không được lập biên bản xử phạt và phải thu tiền phạt tại chỗ;
b) Không cần lập biên bản xử phạt và phải thu tiền phạt tại chỗ;
c) Phải lập biên bản xử phạt và thu tiền phạt tại chỗ;
d) Có thể lập biên bản xử phạt và không cần thu tiền phạt tại chỗ.
4. Xử phạt vi phạm hành chính:
a) Chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền;
b) Bao gồm cả các biện pháp xử lý hành chính;
c) Chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm hành chính;
d) Chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính.
5. Trục xuất:
a) Luôn được áp dụng với tư cách là hình thức xử phạt chính;
b) Có thể được áp dụng là hình thức phạt chính hoặc phạt bổ sung;
c) Được áp dụng đối với bất cứ người nước ngoài nào vi phạm pháp luật Việt Nam;
d) Thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
6. Hình thức xử phạt cảnh cáo:
a) Phải lập biên bản vi phạm trong mọi trường hợp;
b) Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính;
c) Được áp dụng đối với mọi cá nhân từ 14 đến 16 tuổi vi phạm hành chính;
d) Phải thể hiện bằng văn bản.
7. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
a) Luôn là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện;
b) Luôn là một năm kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính;
c) Luôn là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính bị phát hiện;
d) Có thể là một năm, tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
8. Hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn:
a) Luôn là hình thức xử phạt bổ sung;
b) Chỉ có thể được áp dụng đối với tổ chức vi phạm hành chính;
c) Có thể áp dụng đối với cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính;
d) Là biện pháp khắc phục hậu quả.
9.Căn cứ xác định thẩm quyền phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính:
a) Là tổng mức phạt trong trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính;
b) Là mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
c) Là mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể;
d) Là mức tối thiểu của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
10. Chủ thể vi phạm hành chính:
a) Luôn là tổ chức;
b) Có thể là tổ chức hoặc cá nhân;
c) Không nhất thiết phải có năng lực pháp lý trách nhiệm hành chính;
d) Có thể dưới 14 tuổi.
11. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
a) Luôn là hình thức phạt bổ sung;
b) Có thể áp dụng một cách độc lập;
c) Chỉ được áp dụng bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
d) Chỉ do người cấp giấy phép thực hiện.
12. A (13 tuổi), B (15 tuổi) và C (19 tuổi) có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều
khiển xe mô tô tham gia giao thông. Hành vi của A, B, C bị xử lý như sau:
a) Không phạt A, B, phạt C cảnh cáo;
b) Không phạt A, phạt cảnh cáo B, phạt tiền C;
c) Phạt cảnh cáo A, B, phạt tiền C;
d) Không phạt A, phạt tiền đối với B và C.

13. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính


a) Được tính từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện
b) Được tính từ ngày vi phạm hành chính được phát hiện
c) Được thực hiện trong vòng 07 ngày, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện
d) Không nhất thiết được thực hiện trong vòng 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi
phạm hành chính.
14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào:
a) Mức cao nhất của khung tiền phạt;
b) Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung;
c) Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Tất cả đều đúng.
15. Chọn câu đúng:
a) Không được áp dụng các hình thức xử phạt đối với người dưới 14 tuổi;
b) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên;
c) Không được phạt tiền đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi;
d) Có thể áp dụng mọi hình thức xử phạt hành chính đối với người từ 14 tuổi trở lên.
16. Công ty X thực hiện hành vi xả thải ra môi trường, đã bị xử lý vi phạm hành chính
nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện
hành vi xả thải ra môi trườngthì:
a) Chỉ Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi xảy ra vi phạm có thẩm quyền xử lý;
b) Người có thẩm quyền xử phạt Công ty X với tình tiết tăng nặng là tái phạm;
c) Người có thẩm quyền xử phạt Công ty X với tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần;
d) Người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt hành chính ngay mà
không nhất thiết phải lập biên bản về vi phạm đó.
17. Trong trường hợp người chưa thành niên thực hiện vi phạm hành chính:
a) Quyết định xử phạt phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa
thành niên;
b) Mức phạt tiền được áp dụng không quá 5 triệu đồng;
c) Nhất thiết cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay;
d) Chỉ bị áp dụng hình thức cảnh cáo.
18. Việc giải trình về vi phạm hành chính:
a) Được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
b) Người vi phạm phải giải trình trực tiếp với người lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm;
d) Có thể áp dụng với tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính bị tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
19. Xử phạt vi phạm hành chínhkhông lập biên bản:
a) Luôn được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo
b) Có thể được áp dụng đối với những trường hợp cá nhân vi phạm có mức phạt tiền cao
hơn 250.000 đồng.
c) Luôn được áp dụng trong những trường hợp xử phạt tại chỗ
d) Luôn được áp dụng cho những trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá
nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức.
20. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền xử phạt;
b) Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt;
c) Tất cả các cơ quan đều có quyền ra quyết định xử phạt;
d) Cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó được quyền xử phạt.
21.Hành vi trái pháp luật là:
a) Hành động trái pháp luật;
b) Không làm những gì mà pháp luật buộc phải thực hiện;
c) Làm những gì mà pháp luật cấm;
d) Thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động trái với các quy định pháp luật.
22. Anh A bị trộm mất một xe đạp hiệu Martin. Khách thể của vi phạm hành chính là:
a) Chiếc xe đạp hiệu Martin;
b) Giấy tờ xe đạp hiệu Martin;
c) Quyền sở hữu xe đạp hiệu Martin;
d) Tất cả các yếu tố trên.
23. Chủ thể biết hành vi của mình là trái pháp luật nhưng tin rằng hậu quả sẽ không
xảy ra là:
a) Lỗi cố ý trực tiếp;
b) Lỗi cố ý gián tiếp;
c) Lỗi vô ý vì quá tự tin;
d) Lỗi vô ý do cẩu thả.
24. Vi phạm hành chính và tội phạm:
a) Không có mối liên hệ với nhau;
b) Có thể cùng được quy định về chế tài áp dụng trong một văn bản;
c) Có thể giống nhau về mặt khách thể;
d) Luôn giống nhau về mặt khách thể.

25. Chủ thể biết hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy
ra là:
a) Lỗi cố ý trực tiếp;
b) Lỗi cố ý gián tiếp;
c) Lỗi cố ý vì quá tự tin;
d) Lỗi cố ý làm trái.
26. Nộp tiền phạt nhiều lần:
a) Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính;
b) Được áp dụng đối với tất cả các tổ chức vi phạm hành chính;
c) Được áp dụng đối với tổ chức khi có một trong hai điều kiện: hoặc là bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng trở lên hoặc là đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế;
d) Có thời hạn không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
27. Thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã:
a) Tối đa chỉ đến 2.000.000 đồng;
b) Tối đa chỉ đến 5.000.000 đồng;
c) Tối đa chỉ đến 10.000.000 đồng;
d) Tối đa chỉ đến 20.000.000 đồng.
28. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
a) Có thể là 1 năm;
b) Không thể là 2 năm;
c) Luôn là 5 năm;
d) Có thể là 5 năm.
29. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tính từ thời điểm:
a) Chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Phát hiện hành vi vi phạm;
c) Thực hiện hành vi vi phạm;
d) Hành vi vi phạm được lập biên bản.
30. Không phải là tình tiết tăng nặng:
a) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ;
b) Chống người thi hành công vụ;
c) Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính.
31. Xử phạt vi phạm hành chính:
a) Chỉ là việc người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính;
b) Chỉ là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt chính;
c) Không chỉ là việc người có thẩm quyền áp dụng các biệc pháp khắc phục hậu quả đối
với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
d) Chỉ được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

32. Người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên vi phạm hành chính:
a) Có thể là bất kỳ người thân thích nào của người chưa thành niên;
b) Bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư;
c) Bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý;
d) Có thể là đại diện của trường học nơi người đó đang theo học.
33. Hình thức xử phạt tiền:
a) Có thể được coi là hình phạt tiền;
b) Có thể được áp dụng thay thế cho hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức;
c) Được áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính;
d) Không nhất thiết phải thể hiện dưới dạng văn bản nếu được áp dụng.
34. Việc giải trình về vi phạm hành chính:
a) Được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
b) Người vi phạm phải giải trình trực tiếp với người vi phạm hành chính;
c) Có thể thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền;
d) Biên bản về việc giải trình là văn bản áp dụng pháp Luật Hành chính.
35. Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người vi phạm hành chính:
a) Chỉ được quy định trong Luật Hành chính;
b) Người bồi thường thiệt hại không nhất thiết là người thực hiện vi phạm hành chính;
c) Người có thẩm quyền xử phạt hành chính là người có quyền quyết định mức bồi
thường;
d) Là sự thể hiện của trách nhiệm hành chính.
36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã:
a) Tối đa là 5 triệu đồng;
b) Tối đa là 10 triệu đồng;
c) Có thể hơn 10 triệu đồng;
d) Có thể ít hơn 3 triệu đồng.
37. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
a) Luôn là cá nhân;
b) Có thể là tập thể người;
c) Có thể là tổ chức chính trị - xã hội;
d) Phải là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
38. Hình thức xử phạt trục xuất:
a) Không thể áp dụng đối với người không quốc tịch;
b) Có thể áp dụng đối với người không quốc tịch;
c) Không thể áp dụng đối với người 2 quốc tịch;
d) Có thể áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
39. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
a) Được áp dụng với mọi chủ thể khi có căn cứ do pháp luật quy định;
b) Không áp dụng đối với người chưa thành niên;
c) Không áp dụng khi hết thời hạn, thời hiệu;
d) Thuộc thẩm quyền áp dụng của tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt.
40. Người bị hạn chế năng lực hành vi vi phạm hành chính thì:
a) Người đại diện phải nộp phạt thay;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính;
c) Được giảm mức xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phải tự mình chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

You might also like