Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP PEPTIT NÂNG CAO

1. Hỗn hợp X gồm tristearin, axit glutamic, glyxin và Gly-Gly; trong đó tỉ lệ về khối lượng của nitơ và oxi tương
ứng là 35 : 96. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X
cần dùng 1,385 mol O2, thu được 2,26 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị của m là
A. 24,1. B. 25,5. C. 25,7. D. 24,3.
2. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X gồm propyl propionat, glucozơ và alanylalanin bằng lượng oxi vừa đủ,
sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được dung dịch có khối lượng
giảm m gam so với ban đầu. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Giá trị m là.
A. 46,44 gam. B. 26,73 gam. C. 44,64 gam. D. 27,36 gam.
3. Thủy phân 0,15 mol peptit X, thu được hỗn hợp gồm 0,04 mol Gly-Gly-Ala; 0,06 mol Gly-Ala-Ala; 0,02 mol
Ala-Ala; 0,04 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly và 0,10 mol Ala. Phân tử khối của X là.
A. 331 B. 274 C. 260 D. 288
4. Peptit X mạch hở được tạo bởi từ glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được CO 2, N2 và 0,8 mol
H2O. Mặt khác đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là.
A. 41,6 gam. B. 46,6 gam. C. 40,2 gam. D. 43,0 gam.
5. Đun nóng hỗn hợp gồm 2 mol alanin và 1,5 mol glyxin thu được m gam hỗn hợp gồm đipeptit X và tripeptit Y
đều mạch hở với tỉ lệ mol là 2:1. Giá trị của m là :
A. 273,5 B. 236,5 C. 254,5 D. 245,5
6. Hỗn hợp X chứa các peptit có cùng số mol gồm Gly-Gly; Gly-Ala; Gly-Val; Ala-Ala; Ala-Val; Val-Val. Đốt cháy
hoàn toàn 0,12 mol X cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của a là.
A. 1,02 B. 0,81 C. 0,90 D. 1,14
7. Hỗn hợp X gồm Val và Gly-Ala. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H 2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Cho Y
phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa
30,725 gam muối. Giá trị của a là:
A. 0,125 B. 0,175 C. 0,275 D. 0,150
8. Thủy phân hoàn toàn 53,16 gam pentapeptit X mạch hở với dung dịch NaOH 12%, thu được 253,16 gam dung
dịch Y chỉ chứa ba muối của glyxin, alanin và valin. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Tỉ lệ mắt xích của
glyxin, alanin và valin trong peptit X là.
A. 2:1:2. B. 2:2:1. C. 1:3:1. D. 1:1:3.
9. Hỗn hợp X chứa peptit Y (CxHyO4N3) và peptit Z (CnHmO5N4) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2. Thủy phân hoàn toàn
m gam X, thu được hỗn hợp gồm 21,0 gam glyxin và 46,8 gam valin. Giá trị m là.
A. 46,16 gam. B. 59,16 gam. C. 57,36 gam. D. 47,96 gam.
10. Peptit X mạch hở được tạo bởi từ các α-amino axit có dạng H 2N-CnH2n-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X,
thu được CO2, N2 và 0,9 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
11. Đipeptit X và tripeptit Y đều được tạo thành từ một amino axit no (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1
nhóm -COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Mặ t khác cho
28,35 gam Y tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch Z, cô cạn Z thu được m gam chất rắn.
Giá trị m gần nhất với
A. 52 B. 50 C. 49 D. 54
12. Thủy phân hoàn toàn 31,56 gam hỗn hợp gồm GlyAla, Gly 3Ala2Val và Gly5Ala3Val2 cần vừa đủ dung dịch chứa
0,44 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan X. Phần trăm khối lượng muối của
Alanin trong X là
A. 32,45%. B. 34,89%. C. 35,62%. D. 35,97%.
13. Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 peptit X tạo thành từ aminoaxit mạch hở (1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thu được b
mol CO2; c mol H2O; d mol N2 (biết b – c = a).Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp
đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với
peptit ban đầu. Giá trị m là?
A. 60,4 B. 60,6 C. 54,5 D. 60
14. Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala , Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X
gồm cần 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu
gam muối?
A. 104,00 B. 100,50 C. 99,15 D. 98,84
15. Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai α-amino axit X1 và X2 ( đều
no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa
đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Tìm giá trị của m là
A. 2,295. B. 1,935. C. 2,806. D. 1,806.
16. Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. Người ta lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ KOH thì thu được 13,13 gam
hỗn hợp muối. Mặt khác cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp
các peptit có tổng khối lượng m’ gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn m’ gan hỗn hợp peptit trên cần 7,224 lít khí O 2
(đktc). Giá trị gần đúng nhất của m là:
A. 7. B. 8 C. 9 D. 10
17. Hỗn hợp M gồm Gly-Glu, Gly-Glu-Lys và Gly-Glu-Lys-Lys trong đó oxi chiếm 27,74% về khối lượng. Cho 0,1 mol
M tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 50. B. 48. C. 52. D. 54.
18. Pentapeptit A và tetrapeptit B được tạo ra từ một Aminoaxit X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH 2) phần
trăm khối lượng nitơ trong X bằng 15,73%. Thủy phân không hoàn toàn mg hỗn hợp A,B (có tỉ lệ số mol 1:2)
trong môi trường axit thu được 3,560 gam X, 2,400 gam đipeptit và 2,772 gam tripeptit. Giá trị m là:
A. 9,434 B. 8,732 C. 7,966 D. 8,545
19. Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. Thành phần phần trăm khối
lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thuỷ phân 0,1 mol hỗn hợp X bằng lượng dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol A và B
trong hỗn hợp X là :
A. 3 : 2 B. 3 : 7 C. 7 : 3 D. 2 : 3
20. Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn
toàn được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng (trong
quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 70,55 gam. B. 59,6 gam. C. 48,65 gam. D. 74,15 gam.

You might also like