Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

CASE STUDY 1

1. Thanh toán quốc tế là gì? Thanh toán quốc tế xuất phát từ cơ sở nào?

1.1.Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả, quyền hưởng lợi
từ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia
với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ ngân hàng giữa các nước liên quan.
Bao gồm thanh toán quốc tế trong ngoại thương và phi ngoại thương.
+ Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thanh toán dựa trên cơ sở hàng
hoá XNK và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị
trường quốc tế.
+ Thanh toán quốc tế phi ngoại thương là thanh toán không liên quan đến hàng
hoá xuất nhập khẩu cũng như dịch vụ cung ứng cho thị trường nước ngoài. Mà
đó là việc chi trả cho các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, chi
phí đi lại, ăn ở của đoàn khách nhà nước, tổ chức, cá nhân, nguồn tiền từ quà
biếu, trợ cấp của cá nhân nước ngoài cho người trong nước hay nguồn trợ cấp
từ các tổ chức từ thiện...

1.2.Thanh toán quốc tế xuất phát từ cơ sở là hoạt động ngoại thương. Theo đó,
mỗi quốc gia có vị trí địa lý trình độ phát triển, nguồn lực hữu hạn vì vậy mỗi
quốc gia có năng lực sản xuất khác nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Dẫn đến một
quốc gia nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ quốc gia kia có lợi thế sản xuất sản
phẩm đó và ngược lại. Sự di chuyển hàng hoá giữa hai quốc gia hình thành nên
hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương này kết thúc bằng việc bên
xuất khẩu giao hàng và bên nhập khẩu nhận hàng, trả tiền cho bên xuất khẩu
theo điều kiện hợp đồng ngoại thương.Thanh toán 2 bên thông qua sự trợ giúp
của ngân hàng và hình thành nên nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

2. Vai trò của thanh toán quốc tế là gì?

2.1 Vai trò đối với kinh tế:


Thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia được biểu hiện qua các mặt sau đây:
- Bôi trơn và thúc đẩy XNK của nền kinh tế như 1 tổng thể
- Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
- Thúc đẩy và mở rộng dịch vụ như du lịch và hợp tác quốc tế
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế
2.2. Vai trò đối với Ngân hàng thương mại
- Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín và năng
lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Khai thác nguồn tài trợ của ngân hàng nước ngoài, và nguồn vốn trên thị
trường tài chính quốc tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của ngân hàng
- Là mắc xích, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng.
- Là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh
2.3 Vai trò đối với nhà kinh doanh XNK:
Khi tham gia hoạt động ngoại thương, đối với nhà XK thì làm thế nào để kiểm
soát được hàng hoá trước khi nhận được tiền và đối với nhà NK thì làm thế nào
để kiểm soát được tiền của mình đến khi nhận được hàng. Vì vậy, hoạt động
thanh toán quốc tế đưa đến giúp đảm bảo hoạt động giao dịch giữa 2 bên diễn
ra thuận lợi và lợi ích giữa 2 bên được đảm bảo thông qua việc bên XK kiểm
soát được hàng hoá của mình trước khi nhận tiền và bên NK sẽ kiểm soát được
tiền của mình trước khi nhận được hàng hoá.

3. Chủ thể nào tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế? Chủ thể nào đóng
vai trò quan trọng nhất? Tại sao?

Trả lời:

-Các chủ thể:

a) ngân hàng trung ương

b)ngân hàng thương mại


c)các chủ thể khác: các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực: xuất
nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu lao động, du lịch quốc tế, vận tải quốc tế, đầu
tư quốc tế, chuyển giao công nghệ quốc tế.

-Chủ thể có vai trong quan trọng nhất: ngân hàng thương mại. Vì:

+Là cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán, với vai trò này, ngân
hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho họ
trong quá trình giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn họ những biện pháp kỹ
thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách
hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặc khác, trong quá trình
thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự
tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một
cách chủ động và tích cực.

+Cung cấp và lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế.

+Thực hiện bảo lãnh trong hoạt động ngoại thương.

4. Theo bạn, ngành/lĩnh vực nào trong nền kinh tế có liên quan đến hoạt
động thanh toán quốc tế? Thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế có
điểm khác biệt nào? Hình thức thanh toán nào có rủi ro nhiều hơn?

● Ngành/lĩnh vực trong nền kinh tế có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc
tế:
- Thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế. Tuy
nhiên, hai lĩnh vực này thường giao thoa và không có ranh giới rõ ràng
và thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và
phục vụ chủ yếu cho ngoại thương nên thanh toán quốc tế được phân
thành thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và thanh
toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)
+ Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việc thực
hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch
vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường
quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho
nhau là hợp đồng ngoại thương.
+ Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là việc
thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập
khẩu và cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho
các hoạt động không mang tính thương mại : chi trả các chi phí
của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, chi phí đi lại, ăn ở của
các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân,...
● Sự khác nhau giữa thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế:
- Thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch
thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế,... thông qua mạng lưới ngân hàng
thế giới.
- Chủ thế tham gia thanh toán là những người cư trú và người phi cư trú
không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những
người phi cư trú với nhau.
- Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không sử dụng tiền mặt mà sử
dụng những phương thức thanh toán: hối phiếu, kỳ phiếu, séc.
- Đồng tiền sử dụng có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ đối với một hoặc cả hai
bên ( trừ trường hợp khu vực sử dụng đồng tiền chung)
- Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng,
không dùng tiền mặt. Do vậy, thanh toán quốc tế về bản chất là các
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, được hình thành và phát triển trên cơ sở
các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế.
- Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập
quán quốc tế, đồng thời cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia,
bởi chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối,
tỷ giá của các quốc gia tham gia trong thanh toán
- Hàng hóa mua bán thường dịch chuyển qua biên giới giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp hàng hóa không di chuyển giữa các
quốc gia, như hợp đồng mua bán trong và ngoài khu chế xuất. Vì thế,
các nước thường thiết lập một quy chế thanh toán đặc thù dành riêng
cho khu chế xuất.
● Hình thức thanh toán có rủi ro nhiều hơn: Phương thức thanh toán nhờ thu vì
không đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên: do ngân hàng chỉ đóng vai trò trung
gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu
nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Cụ thể là
ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp không thu được, thu
không đủ hoặc thu không đúng hạn. Nhà xuất khẩu rủi ro cao hơn nhà nhập
khẩu, vì thế xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có
quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.

5. Rủi ro có thể gặp trong hoạt động TTQT? Minh họa bằng ví dụ cụ thể

-Những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán
quốc tế do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTQT
(nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân
trung gian…) hoặc những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến
tranh, chính trị...

-Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch thương mại
quốc tế. Nó cũng giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước,
nhưng phức tạp hơn do khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hóa, luật
pháp,…

I. Phân loại theo nguyên nhân phát sinh

1. Rủi ro thương mại

Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia, do

đó cần được xem xét một cách khác nhau từ phía người xuất khẩu và nhập khẩu.
1.1.Đối với người xuất khẩu, rủi do đến từ các nguyên nhân sau:

- Sự suy yếu về tài chính của người mua hàng (nhà nhập khẩu). Trong trường

hợp này người mua hàng bất ngờ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong

thời hạn đã thỏa thuận, họ sẽ đề nghị xin gia hạn trả nợ. Người bán sẽ phải chấp

nhận nếu người mua chưa thể cải thiện tình hình tài chính.

- Những quy định pháp lý: trường hợp người mua tuyên bố không còn khả

năng chi trả, doanh nghiệp đó sẽ bị giải thể theo luật pháp. Nợ của nhà xuất khẩu

chỉ được thanh toán sau khi các khoản nợ được ưu tiên đã giải quyết xong như các

khoản tiền lương, thuế, các khoản nợ các tổ chức xã hội,… do đó sẽ có rất ít cơ hội

thu hồi các khoản mà người mua đã nợ.

1.2. Đối với người nhập khẩu, rủi do đến từ các nguyên nhân sau:

- Thời hạn gửi hàng: theo hợp đồng đã ký kết, người nhập khẩu bắt buộc phải nhận
hàng trong thời hạn đã thỏa thuận. Mọi sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển
từ người xuất khẩu đều gây khó khăn cho việc nhận hàng theo đúng hợp đồng
và sẽ gây tổn thất đối với người mua hàng.

- Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán: Nhiều khi hợp đồng thương mại
đã ký quy định cụ thể về các điều kiện và thời gian thanh toán, song người xuất
khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà nhập khẩu phải thanh toán một lần toàn bộ
số tiền hàng mới được nhận hàng, điều này khiến cho nhà nhập khẩu bị động
và phải có khoản vay của Ngân hàng để tài trợ cho việc thanh toán. Nếu khoản
vay lớn sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn và ảnh hưởng đến khả năng nhận
hàng.

- Yếu tố giá cả: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, với lý do đặc biệt như chính
trị, thiên tai, người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải trả mức giá cao
hơn so với thỏa thuận. Trong trường hợp này người nhập khẩu có thể từ chối
hợp đồng và tìm người cung cấp mới, song sẽ bị chậm hơn so với quy định với
các đối tác. Nhiều khi họ không có sự lựa chọn nào khác và buộc phải chấp
nhận giá cao gây tổn thất trong lợi nhuận.

- Rủi ro trong bảo hiểm: Trong hợp đồng thương mại được ký, các bên tham gia
thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong vận chuyển
hàng hóa. Khi đó hàng hóa được đền bù với giá quy định trong hợp đồng bảo
hiểm, nhưng có thể thấp hơn nhiều so với giá trị thực của hàng hóa.

- Yếu tố chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa: Hàng hóa với chất lượng không như
chuẩn mực đã ký kết hay như tên gọi gốc sẽ gây ra những rắc rối đối với người
nhập hàng trong việc quan hệ với các cơ quan chức năng: hải quan, thuế,...

Ví dụ: khi hợp đồng hàng hóa đã ký nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa tại một nước
nào đó thi không thể thay thế bằng hàng nhập từ nước khác. Trường hợp hải
quan xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa không đúng như đăng ký ,
người nhập khẩu sẽ phải trả thêm lệ phí.

Ví dụ: điển hình trong thực tế, Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng
với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong hợp đồng, Hapos đã để cho đối tác Nhật
Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự
việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật Bản đến
Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải
quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu.

2. Rủi ro do cho vay tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu

- Khái niệm: Rủi ro tín dụng xảy ra khi NHTM cấp tín dụng cho khách hàng để
thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế theo những điều kiện thanh toán
đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài.

3. Rủi ro tỷ giá
- Khái niệm:

Rủi ro tỷ giá là những rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng

đồng ngoại tệ của một nước nào đó. Khi tỷ giá hối đoái biến động so với tỷ giá khi

ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ có lợi cho người này và thiệt cho người khác. Nếu

ngoại tệ lên giá thì nhà nhập khẩu bị thiệt hại và ngược lại nếu ngoại tệ mất giá thì

người xuất khẩu sẽ gặp rủi ro.

Một cách chung nhất, rủi ro hối đoái tồn tại khi biến động tỷ giá ảnh hưởng

tới từng nghiệp vụ tiền mặt của công ty hay toàn bộ luồng tiền mặt của công ty.

Nói một cách khác, có thể hiểu rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá

trị của một khoản thu nhập hay một khoản chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra có

thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến.

- Tác động của rủi ro tỷ giá:

Rủi ro hối đoái cũng có thể coi như rủi ro suy đoán và tác động của nó đối

với các khoản phải thu, phải trả là trái ngược nhau, và tùy thuộc vào vị trí của

doanh nghiệp là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu mà tác động của rủi ro hối đoái cũng

khác nhau.

+ Đối với nhà xuất khẩu, tỷ giá biến động sẽ phá vỡ kế hoạch tính toán của

nhà xuất khẩu, chẳng hạn khi giá cả đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ tăng

(tỷ giá hối đoái giảm) sẽ bất lợi cho nhà xuất khẩu vì tiền bán hàng thu về bằng

ngoại tệ sẽ được ít đồng nội tệ hơn do vậy mua được ít yếu tố đầu vào hơn làm cho
kinh doanh xuất khẩu có thể bị thua lỗ. Biến động tỷ giá hối đoái giảm còn ảnh

hưởng khi nhà xuất khẩu nhận tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng bằng nội tệ để phục

vụ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

+ Đối với nhà nhập khẩu, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền

tính toán trong một thương vụ khác nhau cũng gây nên rủi ro cho nhà nhập khẩu

khi có biến động tỷ giá. Ngược lại với xuất khẩu, khi tỷ giá hối đoái biến động
tăng

(giá cả đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm) sẽ bất lợi cho nhà nhập khẩu vì họ

mua ngoại tệ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu với giá cao nhưng giá cả tiêu thụ

hoặc nguyên vật liệu còn phụ thuộc cung cầu thị trường không thể bù đắp nổi với

biến động thay đổi tỷ giá. Những khoản tín dụng bằng ngoại tệ do ngân hàng cung

cấp sẽ đến hạn trong tương lai càng trở nên lớn hơn do cộng thêm tỷ lệ tỷ giá hối

đoái tăng.

+ Đối với các ngân hàng thương mại: Trong quá trình thực hiện thanh toán

cho khách hàng, vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ
để

đảm bảo nhu cầu thanh toán trên cơ sở cân đối tài sản có bằng ngoại tệ là vô cùng

quan trọng, nhằm tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên. Chẳng hạn khi

trạng thái ngoại tệ của một ngân hàng là dư thừa, nếu tỷ giá biến động tăng liên tục

thì đối với các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động trên thị trường ngoại tệ

không hiệu quả, hoặc khả năng dự trữ của ngân hàng trung ương yếu có thể làm
cho ngân hàng đó luôn đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn ngoại tệ, ngược lại

nếu tỷ giá giảm liên tục thì ngân hàng đó cũng luôn đứng trước nguy cơ lỗ về tỷ

giá.

Ví dụ : Tổng Công ty May 10 ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 500.000USD ngày
08/05/2007 , hợp đồng được thanh toàn sau 6 tháng kể từ ngày kỷ - 08 11 2007
Tại thời điểm ký kết tỷ giá USD / VND = 16.200 . Vào ngày thanh toán tỷ giá
USD VND = 16.000 như vậy cứ mỗi USD xuất khẩu công ty bị thiệt 200VND .
Toàn bộ hợp đồng trị giá 500.000USD , công ty bị mất 100 triệu VND .

4. Rủi ro quốc gia

- Khái niệm:

Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh

tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà

xuất khẩu không nhận được tiền hàng và nhà nhập khẩu không nhận được hàng

hóa. Loại rủi ro này là do những nguyên nhân khách quan gây nên:

- Xảy ra chiến tranh, đảo chính, biểu tình ở các nước

- Xảy ra khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính –

tiền tệ gây ra những khó khăn trong thanh toán.

- Những cấm vận trong thanh toán: nước nhập khẩu bị phong tỏa tài khoản do

những món nợ nước ngoài chưa trả, hoặc do quan hệ không bình thường giữa hai

nước có quan hệ kinh tế quốc tế làm cho các hợp đồng ngoại thương, hiệp định

thương mại bị hủy bỏ giữa chừng.

- Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị
thâm hụt nặng nề khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu phải đưa ra biện pháp cấm

thanh toán hoặc chuyển ngoại hối ra nước ngoài.

Rủi ro quốc gia của nước nhập khẩu xảy ra khi người mua có khả năng và sẵn

sàng thanh toán cho người bán, song do những biến động hoặc biến cố bất thường

trong quốc gia nhập khẩu khiến cho chính phủ của nước nhập khẩu cấm các công
ty

của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc

diện cấm nhập khẩu nên không được làm thủ tục thông quan.

Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu xuất hiện khi có sự thay đổi về chính

sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao

hàng, song do thuế xuất khẩu tăng hoặc hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Cũng

có khi do quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia chưa được bình thường hóa nên
gây

khó khăn cho việc nhận tiền hàng của người xuất khẩu.

Rủi ro quốc gia cũng có thề xảy ra đồng thời với nhà xuất khẩu và nhập

khẩu nếu sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương chính phủ nước nhập khẩu và xuất

khẩu đều không cho phép nhập khẩu và xuất mặt hàng đó nữa.

Trong kinh doanh quốc tế, việc phòng tránh rủi ro quốc gia là một vấn đề rất

quan trọng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy trước khi tiến hành hoạt

động kinh doanh với đối tác, các nhà quản trị cần nhận dạng và phân tích kỹ cấu

trúc rủi ro quốc gia để từ đó xây dựng các chính sách đề phòng, bảo hiểm.
5. Rủi ro đạo đức

Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng

nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức ở đây chính

là sự tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương

mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác thường ở cách nhau rất xa, thậm chí

không hề gặp nhau trong quá trình thực hiện đàm phán.

5.1. Rủi ro đạo đức nhà nhập khẩu.

Nấu khách mua hàng không phải bạn hàng lâu năm, có uy tín thì rất dễ có

những hành vi lừa người bán. Họ cố tình trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những

thủ đoạn nghiệp vụ như bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho

mình. Có trường hợp do giá hàng hóa nhập khẩu giảm nên người mua hàng sợ thua

lỗ trong kinh doanh đã có tình không nhận bộ chứng từ để lấy hàng, hoặc trì hoãn

không thanh toán đẩy ngân hàng và nhà xuất khẩu vào tình thế khó khăn.

5.2. Rủi ro đạo đức nhà xuất khẩu.

Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng không phù hợp với hợp đồng, nhưng lại

xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo với các điều khoản ký kết của hợp đồng, hoặc nhà

xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo (không giao hàng). Ngân hàng khi đó sẽ

thực hiện thanh toán và nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro. Nếu ngân hàng

tài trợ cho người nhập khẩu thì rủi ro này ngân hàng cũng phải gánh chịu. Trường

hợp giá cả hàng hóa quốc tế tăng, người bán hàng sợ thiệt không muốn giao hàng
cho người mua nữa, điều này sẽ phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh và gây thiệt

hại cho người mua.

5.3. Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở

Người bán hàng giao hàng cho người chuyên chở, nhưng bị họ lừa đảo, nhận

hàng lấy tiền rồi biến mất, hoặc bán mất hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải

thực hiện việc thanh toán cho người bán hàng theo hồ sơ chứng từ, còn việc kiện

hãng chuyên chở, hoặc chờ bảo hiểm hoàn toàn tách rời nhau. Việc chờ đợi, kiện

tụng rất mất thời gian và tốn kém, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán.

5.4. Rủi ro đạo đức của ngân hàng

Trong nhiều trường hợp ngân hàng phát hành cũng vi phạm cam kết như trì

hõa, châp ỳ, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Hoặc ngược

lại đối với sự thiếu trung thực của ngân hàng chiết khấu khi bộ hồ sơ không hoàn

hảo vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn đòi tiền ngân hàng phát hành. Nếu ngân
hàng

phát hành tin tưởng thanh toán sẽ gặp rủi ro, việc đòi lại được tiền rất khó khăn.

Như vậy có thể kết luận rằng nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là vấn

đề thông tin không đầy đủ, không cân xứng, thiếu những thông tin xác thực về khả

năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực

của của đối tác. Vì vậy đã đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến rủi ro trong

thanh toán.

6. Rủi ro pháp lý
Rủi ro về pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa

các bên có tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là tòa án nước nào sẽ đứng ra

thụ lý và xử vụ án trên cơ sở pháp lý nước nào. Mặc dù trong hợp đồng mua bán
đã

đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn bởi vì không bên nào

có thể thông thạo luật pháp của bên đối tác. Chính vì môi trường pháp lý và luật

pháp của các bên khác nhau nên rủi ro pháp lý là không thể tránh khỏi.

7. Rủi ro trong quá trình hoạt động, tác nghiệp

- Khái niệm: Là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây

nên, rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo.

- Nguyên nhân: Rủi ro này này xảy ro chủ yếu là do trình độ của các bên

tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu của quá trình thanh toán, dẫn

đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng cho đến

khâu lập chứng từ và thanh toán.

Cụ thể các bên gặp rủi ro như sau:

+ Ngân hàng chuyển tiền: Do nhận chuyển tiền cho những hợp đồng thanh

toán vi phạm chế độ quản lý hạn ngạch nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại hối,
những

hợp đồng thanh toán ma được lập để lợi dụng hoạt động phi pháp..

+ Ngân hàng uỷ nhiệm và nhận nhờ thu: Do giao bộ chứng từ nhận hàng cho

khách hàng trước khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu,
nhận và gửi chỉ thị thanh toán không rõ ràng.

+ Các ngân hàng có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ:

Ngân hàng phát hành bao gồm các rủi ro về mặt phát hành và về kiểm tra

chứng từ: Phát hành thư không đúng theo các điều kiện của đơn xin mở L/C, hoặc

có những điều khoản bất lợi, dẫn đến các rủi ro: Không những phải chịu chi phí
sửa

đổi, đôi khi những điều này lại có lợi cho người bán nên họ sẽ không chấp nhận
sửa

đổi nếu họ không có thiện chí vì vậy có thể dẫn đến rủi ro cho người mở kéo theo

rủi ro cho ngân hàng.

Kiểm tra chứng từ không phát hiện được sai sót mà thực hiện thanh toán sẽ

gặp khả năng rủi ro không được hoàn lại tiền từ nhà nhập khẩu.

Ngân hàng xác nhận : Bằng việc gắn thêm các cam kết thanh toán theo thư

tín dụng khi ngân hàng phát hành không thanh toán hoặc không có khả năng thanh

toán cho ngân hàng. Vì vậy nó có rủi ro do:

+ Rủi ro thương mại của ngân hàng phát hành, họ không có khả năng thanh

toán.

+ Rủi ro do kiểm tra bộ chứng từ: Nếu ngân hàng xác nhận thanh toán không

đúng cho người hưởng khi bộ chứng từ có sai sót thì ngân hàng phát hành có
quyền

từ chối hoàn tiền cho ngân hàng xác nhận.


Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo L/C sẽ không có bất cứ một

cam kết nào khi thông báo thư tín dụng nhưng việc xác thực một thư tín dụng hay

sửa đổi thư tín dụng qua các khóa mật hoặc kiểm tra cẩn thận vể tính chân thật của

nó sẽ có những rủi ro do đã thông báo L/C giả mạo không xác thực mà không lưu
ý

cho người được thông báo.

Ngân hàng chiết khấu, thương lượng: Ngân hàng này bao gồm các rui ro của

ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả tiền của người hưởng và rủi ro kiểm tra

chứng từ. Nếu ngân hàng thương lượng không kiểm tra chứng từ giao hàng của
nhà

xuất khẩu một cách cẩn thận, thích đáng thì những sai sót của bộ chứng từ đã được

thương lượng sẽ bị ngân hàng phát hành từ chối một cách hợp pháp.

II. Rủi ro theo phương thức thanh toán

1.Rủi ro của phương thức chuyển tiền:

Thanh toán bằng điện chuyển tiền trả trước:

Nếu các bạn trả trước 100% thì rủi ro hoàn toàn thuộc về nhà nhập khẩu vì có khả
năng

- Người xuất khẩu giao hàng thiếu về số lượng

- Chất lượng hàng hóa không tốt như lúc đầu thỏa thuận

- Hoặc cũng có trường hợp bên nhà xuất khẩu không giao hàng cho bạn

Thanh toán bằng điện chuyển tiền trả sau:


Việc thanh toán sau 100% thì lúc này rủi ro lại thuộc hoàn toàn về người xuất
khẩu, vì

rất có thể người nhập khẩu:

- Thanh toán chậm

- Không thanh toán

- Hoặc dựa vào đó viện lý do để ép giá

Ví dụ: Năm 2014 , công ty có làm ăn với khách hàng Algeria , bản lộ hàng 3conts
đi cảng Port of Alger , bản giá CIF đó chủ , ( bạn nào quên CIF là gì Lần đầu
giao dịch mua bán , cũng lựa chọn phương án L / C trả ngay cho thanh toán , vì
không thật tin nhau , là an toàn hơn cả Hàng hóa chuẩn bị xong , book tàu ,
đóng hàng và tàu chạy . Mọi chứng từ xuất nhập khẩu được hoàn thiện thật
nhanh , nên vẻo cải tàu đi được 2 ngày là có đủ bộ chứng tử rồi . Xuất trình cho
ngân hàng Việt Nam kiểm tra và gửi chứng từ gốc , đòi tiền ngân hàng phát
hành bên Algeria . Bỏ chứng từ hoàn hảo , đã gửi đi . 5 ngày , LC trả ngay đó ,
theo UCP là chúng tớ nhận được tiền đỏ . Thế nhưng , 5 ngày , 10 ngày rồi 30
ngày . 1 điện , 2 điện rỗi 5 điện swift đổi tiền mà không có hồi âm , khá lo
lắng . Các bạn a , luật là thế , nhưng thực tế ra sao , bạn thấy rồi đó . Và cả hơn
1 tháng nhà xuất khẩu mới nhận được tiền của là hàng , may mắn làm sao . Sau
đó , công ty Việt Nam cũng cạch mặt khách hàng Algeria này tới giả luôn

2.Phương thức thanh toán nhờ thu: rủi ro phần lớn lại thuộc về người xuất khẩu:

- Nhà nhập khẩu không nhận hàng

- Nhà xuất khẩu lại phải trả thêm phí lưu kho, cũng như các rủi ro cháy nổ hàng
hóa

- Mất thêm khoản chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng. Trường hợp nếu không thu
được,

nhà xuất khẩu phải thanh toán chi phí cho cả 2 ngân hàng.
3.Phương thức thanh toán bằng L/C (thư tín dụng):

- Với người nhập khẩu thì khi nhận hàng không chắc chắn được số lượng hàng có
đủ

không, và chất lượng hàng hóa có đảm bảo như yêu cầu hay không.

4. Phương thức ghi sổ:

Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc
chậm

trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.

5. Phương thức ứng trước:

-Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Uy tín và khả năng của người bán: Sau khi nhận
tiền, nhà

xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng
giao

hàng như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản.

-Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:

+Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó
hàng

hóa đã được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí
quản lí,

chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu như hàng đã gửi đi, thì phải chở hàng
quay trở

về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán.
https://vietnambiz.vn/phuong-thuc-ung-truoc-advanced-payment-trong-thanh-toan-
quoc-te-la-gi-2019091617145246.htm

https://dathangtrungquoc.com.vn/nhung-rui-ro-va-giai-phap-trong-thanh-toan-
quoc-te-88434.html

6. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT?

Trả lời: Các cơ sở pháp lý:

a) Văn bản pháp lý quốc tế:

+Luật hối phiếu thống nhất - Uniform Law for Bill of Exchange – Geneve
Convention 1930 - ULB1930

+Luật thống nhất về Séc – Geneva 1931 (Uniform Law on Cheque –


ULC1931)

+Các văn bản do ICC (International Chamber of Commerce) ban hành


b) Các văn bản do ICC ban hành:

+UCP: Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - Quy tắc và
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

+URC: Uniform Rules for Collection – Quy tắc thống nhất về nhờ thu

+URR: Uniform Rules for Reimbursement under Documentary Credit – Quy


tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo tín dụng chứng từ

c) Cơ sở pháp lý quốc gia

+Luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu


lực từ 01/07/2006
+Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, hiệu lực từ
01/06/2006

+Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số
06/2013/UBTVQH13 ngày18/03/2013, hiệu lực từ 01/01/2014
….

d) Ngoài ra để hướng dẫn NN còn ban hành nhiều văn bản dưới luật.

7. Ngân hàng đại lý là gì?. Quá trình thiết lập mối quan hệ ngân hàng đại lý. Các
sản phẩm dịch vụ chủ yếu

Trả lời:

Ngân hàng đại lý: là ngân hàng có mối quan hệ hợp tác với ngân hàng khác trong
việc hỗ trợ cung ứng dịch vụ ngân hàng cho khách hàng của mình ở tại địa
phương nào đó

Quá trình thiết lập mối quan hệ ngân hàng đại lý:

Để tiến hàng thanh toán lẫn nhau, các ngân hàng ở các nước liên quan phải thiết
lập quan hệ ngân hàng đại lý trên cơ sở một Thỏa ước ngân hàng. Trong Thỏa
ước ký kết, các nội dung chủ yếu cần được quy định bao gồm :

- Các mẫu chữ ký có liên quan


- Các khóa mã Telex, Swift (nếu có)
- Các điều khoản và điều kiện
- Danh mục ngân hàng đại lý
- Báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác
- Hợp đồng tín dụng, trong đó bao gồm thỏa thuận về hạn mức tín dụng trong
thời gian luân chuyển chứng từ qua bưu điện, hạn mức tín dụng cho việc xác
nhận chứng từ, đảm bảo cho các hối phiếu được xác nhận, tỷ lệ ký quỹ, phí
thanh toán,...

Bên cạnh đó, để thiết lập quan hệ địa lý, các ngân hàng phải duy trì thường xuyên
các loại tài khoản chủ yếu sau:

- Tài khoản Nostro: là tài khoản tiền gửi không kì hạn “ của chúng tôi” mở tại
ngân hàng đại lý ( chúng tôi là chủ tài khoản, còn ngân hàng đại lý là người giữ
tài khoản cho chứng tôi)
- Tài khoản Vostro: là tài khoản tiền gửi không kì hạn “ của quý vị” mở tại ngân
hàng chúng tôi ( quý vị là chủ tài khoản, ngân hàng chúng tôi là người giữ tài
khoản cho quý vị)

Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu:

Ngân hàng đại lý là ngân hàng bên thứ ba. Họ đóng vai trò là người trung gian giữa
các tổ chức tài chính khác nhau. Do đó, họ cung cấp các dịch vụ giữa các ngân hàng
gửi và nhận, đặc biệt là các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau — chẳng hạn như:

● Chuyển tiền ( Funds transfer)


● Thanh toán
● Kiểm tra thanh toán bù trừ
● Thu đổi ngoại tệ
● Chuyển khoản (Wire transfers)

Các ngân hàng đại lý cũng có thể đóng vai trò là đại lý xử lý các giao dịch nội địa cho
khách hàng khi họ đi công tác nước ngoài. Ở cấp địa phương, các ngân hàng đại lý có
thể chấp nhận tiền gửi, xử lý tài liệu và đóng vai trò là đại lý chuyển tiền.

Hầu hết các chuyển khoản ngân hàng quốc tế được thực hiện thông qua mạng lưới
Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT).
Các tài khoản được nắm giữ giữa các ngân hàng đại lý và các ngân hàng mà họ cung
cấp dịch vụ được gọi là tài khoản Nostro và Vostro. Có thể hiểu, cả hai ngân hàng
trong mối quan hệ đại lý đều giữ tài khoản cho nhau nhằm mục đích theo dõi các
khoản ghi nợ và ghi có giữa các bên.

You might also like