Đức trị trong quản lý Doanh nghiệp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đức trị trong quản lý Doanh nghiệp

Đức trị là tư tưởng của triết gia Trung Hoa cổ đại về cai trị nhà nước.
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ đầy biến động là Xuân thu và Chiến
quốc. Thời Xuân thu là thời kỳ suy vong của triều đại nhà Chu, thời kỳ sinh sống
của hai nhà tư tưởng vĩ đại Lão tử, Khổng tử.
Khổng Tử (551-479 TCN) là đại điện cho trường phái Đức trị. Khổng Tử là nhân vật
vĩ đại của loài người, tư tưởng của ông có tầm ảnh hưởng rộng lớn cả về không gian
và thời gian đến văn hóa và lịch sử của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước châu Á.
Ông đã được UNESCO thừa nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.  
Ngoài việc thừa nhận trí tuệ siêu phàm của ông về tư tưởng, hậu thế còn nhận thấy ở
ông dáng dấp của một nhà quản lý vĩ đại với tư tưởng Đức trị. Ở thời đại của ông, có
thể nói xã hội chìm trong tình trạng "đại loạn" và "vô đạo”,  hoạt động kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp thì vô cùng lạc hậu và kém phát triển nhưng Khổng Tử đã nhận thức
được nhu cầu ổn định trật tự xã hội là tiền đề cho sự phát triển xã hội. Ông là một
người "nhập thế" và luôn đau đáu với chuyện quản lý của xã hội theo cách tốt nhất và
bằng con đường "Đức trị". Theo đó, ông nhìn nhận xã hội lý tưởng là: Một xã hội
phong kiến phải có quy củ, tôn ti và trật tự; Từ bậc Thiên tử xuống đến Chư hầu lớn
nhỏ, từ tầng lớp quý tộc đến bình dân, ai đều có phận nấy và đều phải có nhiệm vụ
sống, giúp đỡ nhau, nhât là vua chúa phải có bổn phận chăm lo cho con dân ăn no
mặc ấm, dạy dỗ dân bằng cách nêu gương và dạy lễ, nhạc, văn, đức. Bất đắc dĩ mới
phải dùng hình pháp trừng phạt .
 
 
Ngày nay, nhiều quan điểm của Khổng tử đã trở nên lạc hậu theo sự phát triển chung
của xã hội, như vấn đề thế giới quan, nhưng triết lý của ông về đạo đức, giáo dục, cai
trị - quản lý con người và xã hội … vẫn là được coi là nguyên tắc cơ bản cho sự tu
dưỡng bản thân và  hoạt động quản lý (tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ).
Những triết lý đó đều xuất phát từ vấn đề nhân sự với ước mong xây dựng một xã hội
nhân bản. Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử có thể hiểu là tư tưởng Nhân trị, qua đó
nhằm mục đích tu dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người, để
thành người Nhân. Và, cũng qua đó, lãnh đạo và cai trị dân chúng bằng nguyên tắc
Đức trị: Người trên noi gương, kẻ dưới tuân theo.
 
Vậy, thế nào là người Nhân?
- Người Nhân là người biết yêu thương người khác;
- Người Nhân là người biết Nghĩa: Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không mưu
tư lợi;
- Người Nhân cũng là người Trí: Trí là biết người, và có trí tuệ sáng suốt mới biết yêu
người đáng yêu và ghét người đáng ghét;
- Người Nhân cũng là người có đức Dũng: Dũng là tính quả cảm, bản lĩnh dám hy
sinh.
Đối chiếu với tư duy về quản lý nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng, chúng
ta có thể học ông một điều vô cùng quan trọng:
Người quản lý trước hết phải là người có lòng Nhân: Biết yêu con người. Hành xử
hợp lẽ theo những chuẩn mực đạo đức xã hội ngầm định thừa nhận. Người có lòng
Nhân thì phải biết hết lòng vì người khác, ứng xử theo phương châm: Điều gì mình
không muốn thì đừng làm cho người khác (kỷ sở bất dục, vật thì ư nhân). Nhà quản lý
phải biết tự nghiêm khắc với bản thân và rộng lượng với nhân viên, lo trước nỗi lo của
tập thể và vui sau cái vui của tập thể: vì lợi ích chung lâu dài. Theo tư duy “không
tư lợi” của ông thì nhà quản lý hãy cứ chuyên tâm làm việc tốt thì “bổng lộc tự khắc
đến”.
Theo đó, ta có thể thấy, người quản lý theo phương châm Đức trị sẽ được mọi người
tin yêu, mến phục và phục tùng. Vì tâm lý chung của con người là thường tin vào
những điều tốt đẹp. Bao dung thì được lòng người, rộng lượng thì được người theo:
Nếu một người quản lý có lòng bao dung và rộng lượng thì rất được lòng nhân viên,
đặc biệt là những nhân viên có thể là do không may phạm phải sai sót trong công việc,
nhưng không bị rầy la, trách mắng; bên cạnh đó lại còn được nhà quản lý chỉ cho thấy
khuyết điểm của mình. Nhà quản lý theo phương châm Đức trị có thể cho phép nhân
viên phạm sai lầm trong phạm vi có thể cho phép, vì không thể thiết lập sự hoàn hảo
ngay được. Tuy nhiên, khi nhân viên phạm sai lầm, nhà quản lý cần nhắc nhở riêng
với nhân viên phạm lỗi. Tuyệt đối không phê bình sai sót đó trước mặt những người
khác, giúp nhân viên giữ được thể diện và sự tự tin, bên cạnh đó nhà quản lý cần yêu
cầu nhân viên đưa ra giải pháp khắc phục và góp ý cho họ bằng sự chân tình. Khi
nhân viên có thành tích tốt, nhà quản lý cần phải khen ngợi kịp thời và thưởng xứng
đáng cho nhân viên đó trước mặt tất cả mọi người. Điều này sẽ kích thích lòng tự tôn
của nhân viên, họ sẽ tự hào, biết ơn và tôn trọng nhà quản lý vì nỗ lực của họ được ghi
nhận và đánh giá cao. Đơn giản thôi, vì người lao động thường quan niệm: ba đồng
tiền công không bằng một đồng tiền thưởng. Để đáp lại, họ sẽ làm việc hết lòng.  
Tuy nhiên, Đức trị nếu không có giới hạn sẽ bị nhờn. Tư tưởng Đức trị trong quản lý
được xây dụng theo quan niệm tôn trọng giá trị đạo đức nền tảng chung của mọi người
dựa trên phẩm chất đạo đức, tình cảm, năng lực của nhà quản lý, những cái mà khoa
học quản lý hiện đại ngày nay gọi là quyền lực mềm. Theo đó, nhà quản lý sẽ hướng
dẫn nhân viên làm việc và tu dưỡng đạo đức với tinh thần tự giác. Nhưng khi xuất
hiện sự hỗn loạn trong môi trường quản lý, thì tư tưởng Đức trị gặp nhiều khó khăn
trong việc lập lại trật tự hoặc loại trừ các cái xấu, có thể mất nhiều thời gian và thậm
chí bất lực.
Vì có thể nhiều nhà quản lý chưa thấu hiểu bản chất của Đức trị chưa nên tạo lập được
ranh giới giữa lòng Nhân trong đức trị và sự dễ dãi thái quá, dẫn đến tình trạng dễ bị
nhân viên lợi dụng, thậm chí khinh nhờn. Có nhà quản lý còn nhầm lẫn giữa Đức trị
với sự cưng chiều và thiên vị quá đáng, điều này dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa
các nhóm nhân viên và hậu quả là chất lượng chung công việc không ổn. Nhóm được
cưng chiều thường là có năng lực chuyên môn không cao nhưng lại xuất sắc trong
việc làm vui lòng nhà quản lý. Nhóm không được cưng chiều lại có đặc điểm ngược
lại, do đó mặc dù họ được giao nhiều việc hơn và khó hơn nhưng nhà quản lý khó
lòng buộc họ toàn tâm toàn ý làm việc, vì họ không tâm phục khẩu phục. Nhà quản lý
không nhận biết được điều này, dù họ luôn nghĩ rằng mình thuộc phái Đức trị.
Ngoài ra, nhà quản lý theo phương châm Đức trị là người ngoài việc thiết lập các
khuôn khổ quản lý theo quy định của doanh nghiệp còn biết vận dụng những khuôn
khổ đó một cách linh hoạt, tùy biến và không cứng nhắc. Đó là nghệ thuật. Đức trị
trong quản lý, suy cho cùng là bài học về nghệ thuật đối nhân xử thế mà thôi. Nhà
quản lý cần làm sao cho nhân viên cảm thấy luôn tự tin, say mê với công việc, được
ghi nhận và được đối xử công bằng. Sau cùng là nhà quản lý cần tạo được sự gần gũi,
thân thiện và phải tự mình xóa đi cái ranh giới giữa mình với nhân viên. Đó cũng là
nghệ thuật. Dùng nghệ thuật đòi hỏi phải có tố chất là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên
nghệ thuật trong quản lý lại là điều có thể học được, dù không thể học hết tất cả, nếu
nhà quản lý có lòng Nhân với tinh thần cầu thị có cái Tâm trong sáng. Các quan niệm
và giá trị của tư tưởng Đức trị khi được mọi người tiếp nhận, thấm nhuần trong tư duy
và hành động thì nó sẽ có tác dụng lâu dài, điều này đặc biệt có giá trị đối với việc
phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy, Đức trị là tư duy quản lý có tính chiến
lược.

You might also like