Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC

Mục đích, mục tiêu là yếu tố hàng đầu của mỗi HĐGD, nó có tác dụng
định hướng cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
của hoạt động. Việc xác định đúng đắn mục đích, mục tiêu của từng
HDDGD góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDTH.

Những yêu cầu đối với GVTH

Xác định được mục đích và mục tiêu GD của từng HĐ

Mục đích GD của HĐ phải có ý nghĩa GD và là kết quả cần đạt được.
Khi xác định mục đích của HĐ, GV cần :

- Đảm bảo giúp hs hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản

- Phù hợp với những đặc điểm, tính chất của loại hình và hình thức HĐGD
cụ thể được tổ chức

- Rõ ràng, chính xác, có thể đánh giá được

Mục đích GD của HĐ phải đc cụ thể hóa bằng mục tiêu GD của HĐ

- Phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích GD của HĐ đã được xác
định

- Rõ ràng, chính xác

- Có tính khả thi, có thể kiểm soát và đánh giá được với những chuẩn đánh
giá, thang đánh giá và cách thức đánh giá thích hợp

Cần tránh không xác định mục đích, mục tiêu trong các HĐ

Xác định được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thích
hợp cho các HĐGD

Nội dung hoạt động GD: là những tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi, công
việc mà hs cần hình thành, thực hiện qua HĐ. Nó cần được xác định sao
cho:
- Phù hợp với mục đích và mục tiêu GD của HĐ

- Gần gũi với các em

- Có tính khả thi

- Thiết thực, phong phú, mang lại cho các em niềm vui, bổ ích với các em

Phương pháp tổ chức HĐGD: nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích
GD của HĐ. Cần xác định phương pháp sao cho:

- Phù hợp với nội dung mục đích, mục tiêu GD

- Kích thích được ở hs tính tích cực, độc lập, sáng tạo

- Phối hợp vận dụng nhiều phương pháp hợp lí

Hình thức tổ chức HĐGD: là biểu hiện bề ngoài của HĐ về không gian,
thời gian, tính chất của HĐ...Nó cần được xác định sao cho:

- Phù hợp với nội dung và phương pháp tổ chức HĐGD

- Có hiệu quả, đa dạng, hấp dẫn, thu hút toàn bộ hs tham gia

2. NTGD gắn với cuộc sống hs, với thực tiễn đất nước
Quá trình GDTH có mối liên hệ mật thiết với cuộc sông hs, với thực tiễn đất
nước. Do đó cần hình thành cho các em những cơ sở ban đầu nhưng rất quan
trọng của nhân cách người công dân, người lao động, có khả năng ứng xử
đúng đắn, khẳng định bản thân và hòa nhâp vào cuộc sống, vào thực tiễn đất
nước. Thông qua các HĐXH từ đó giúp HSTH
HĐXHcó ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình GDTH:

- HS có điều kiện thâm nhập, gắn bó với cuộc sống XH, ý thức có trách
nhiệm bổn phận đối với XH, sẵn sàng tham gia cuộc sống XH

- Vận dụng có ý thức những hiểu biết đã được GD vào cuộc sống

- Thể hiện thái độ, tình cảm phù hợp qua các mối quan hệ khác nhau, hình
thành được kĩ năng, thực hiện hành vi và rèn luyện thói quen tích cực trong
các tình huống khác nhau, qua các HĐ đa dạng
- Có cơ hội mở rộng các mối quan hệ XH với nhiều người, với những tổ
chức đoàn thể, làm quen với các hoạt động gắn liền với cộng đồng

- Gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của hs

- Phong phú, đa dạng, hấp dẫn, vừa sức với HSTH

Để làm được điểu này, trường TH có thể tổ chức những HĐ sau:

- Giới thiệu thông tin cho hs những nội dung, vấn đề liên quan các chủ đề,
chủ điểm khác nhau

- Tổ chức cho hs tham quan du lịch những danh lam thắng cảnh, cơ sở sản
xuất, nhà bảo tàng...

- Tổ chức cho hs tiếp xúc, trò chuyện với những nhân vật điển hình như nhà
khoa học, người lao động tiên tiến...

- Liên hệ thực tế về tình hình địa phương, đất nước.

- Tổ chức cho hs tìm hiểu và báo cáo về các chủ đề, chủ điểm khác nhau

- Xây dựng góc, phòng trưng bày, giới thiệu những tranh, ảnh, tư liệu, hiện
vật liên quan đến các chủ đề, chủ điểm khác nhau...

PHƯƠNG PHÁP GDTH

B. Nhóm các pp tổ chức hđ và hình thành kĩ năng, hành vi ứng xử

1. Yêu cầu sư phạm


Khái niệm

Là phương pháp tổ chức cho hs thực hiện nội quy, quy chế hay yêu cầu các
em thực hiện hành vi, công việc cụ thể phù hợp với chuẩn mực XH, quy
định của tập thể

Trong thực tiễn GD, yêu cầu sư phạm thường được nêu ra như 1 nhiệm vụ, 1
qui định cụ thể mà tập thể lớp đã đề ra cho các thành viên. Yêu cầu sư phạm
cũng có thể được sử dụng để chấn chỉnh hành vi của trẻ, hs vi phạm kỉ luật,
nội quy. Cần đặt ra những yêu cầu buộc trẻ thay đổi hành vi cho phù hợp.

Các bước tiến hành

A. Bước chuẩn bị

- Xác định nội dung yêu cầu sư phạm căn cứ vào nội quy quy chế cho hs,
giai đoạn phát triển của tập thể hs, khả năng thực hiện và kinh nghiệm hđ tập
thể của hs...để xác định nội dung yêu cầu sư phạm phù hợp, cần xác định
những đòi hỏi cụ thể sau: Hành vi, công việc mà hs cần thực hiện. Thời gian
thực hiện; Địa điểm tiến hành; Kết quả cần đạt được

- Dự kiến cách thực hiện yêu cầu: việc này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn
cảnh thực tế khách quan, nội dung của yêu cầu sư phạm, khả năng và kinh
nghiệm của hs...

- Dự kiến các biện pháp hỗ trợ việc thực hiện yêu cầu : cần có những biện
pháo hỗ trợ hs từ phía gia đình, XH, bạn bè...

- Dự kiễn các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, giúp cho giáo viên
có thể kiểm soát, nắm bắt thông tin chính xác để có thể điều chỉnh, thúc đẩy
việc thực hiện các yêu cầu của hs.

Tùy tính chất yêu cầu sư phạm, khả năng phối hợp các lực lượng GD....gv
có thể trực tiếp kiểm tra hoặc thông qua đội ngũ tự quản của hs, gia đình, tổ
chức Đội, Sao đỏ..
Cần dùng các biện pháp đánh giá gồm khuyến khích ( biểu hiện sự đồng
tình, ủng hộ, khen ngợi.. Đối với việc thực hiện tốt các yêu cầu và có cố
gắng của hs) và trách phạt ( biểu thị sự phản đối, chê trách, phạt... Đối với
những hành vi không phù hợp với yêu cầu đặt ra)

- Ngoài ra người gv có thể dự kiến khả năng thực hiện yêu cầu sư phạm của
hs( hs thực hiện tốt ngay từ đầu, hs " cá biệt"...), chuẩn bị phương tiện trực
quan minh họa cho cách thực hiện yêu cầu.

B. Bước nêu yêu cầu sư phạm

Trước hết, gv nêu rõ sự cần thiết của việc thực hiện yêu cầu sư phạm, nhấn
mạnh tác dụng của nó đối với tập thể và từng cá nhân. Sau đó, giúp hs nắm
vững: nội dung, cách thức thực hiện nội dung yêu cầu sư phạm. Đồng thời,
gv đề ra các biện pháp thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau.

C. Bước tổ chức thực hiện yêu cầu sư phạm

Trong quá trình tổ chức thực hiện, gv cần kiểm tra kịp thời, đánh giá kết quả
thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau. Bên cạnh đó, gv cần phối hợp với gđ, tổ
chức Đội, Sao đỏ.. Để giúp hs thực hiện tốt các yêu cầu.

C. Nhóm các phương pháp kích thích hđ và điều chỉnh hành vi

1. Khuyến khích

Là phương pháp gv biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hđ và hành vi của
cá nhân hs hay của nhóm, tập thể. Khi được đánh giá tích cực, các em có
cảm giác hài lòng, phấn khởi, tự tin vào năng lực của mình và từ đó mong
muốn cố gắng tiếp tục thực hiện tốt hđ, hành vi đó

Đối với HSTH phương pháp này rất có hiệu quả vì các em rất nhạy cảm đối
với đánh giá của gv và rất thích được khen, đặc biệt là từ phía người lớn.

Các hình thức biểu thị khuyến khích là: đồng tình, ủng hộ, khen ngợi, biểu
dương, khen thưởng...

Khi sử dụng phương pháp này, gv cần đảm bảo yêu cầu sau:
- HS ý thức được nguyên nhân, các em được khuyến khích.

- Cần khuyến khích kết quả đạt được và cả động cơ, thái độ, sự cố gắng vượt
khó, sự sáng tạo trong công việc, các hành vi.

- Đánh giá phải công minh, đúng lúc, kịp thời, tránh hiện tượng thiên vi

- Đặc biệt khuyến khích những em nhút nhát, rụt rè, những em chậm tiến

- Không nên quá lạm dụng sự khuyến khích.

- Cần tạo dư luận tập thể lành mạnh để các em biết ủng hộ, tán thành, khen
ngợi việc làm tốt, hành vi tích cực của bạn.

2. Trách phạt
Là phương pháp gv biểu thị sự đánh giá tiêu cực những hành động, hành vi
sai trái của hs không phù hợp với các chuẩn mực hành vi XH, nội qui, những
qui định của nhà trường, của lớp, của tập thể. Khi trách phạt, hs thấy được
cái sai trái, lỗi lầm của mình, và từ đó các em thay đổi hành vi, cách thực
hiện sao cho phù hợp.

Trách phạt cần đi kèm với việc phân tích nguyên nhân và xem xét điều kiện
nảy sinh hành vi đó để giúp việc đánh giá lỗi vi phạm của trẻ khách quan và
có những biện pháp hợp lí để học sinh từ bỏ hành vi đó. Nếu các em không
cố ý vi phạm thì chỉ cần nhắc nhở hay trao đổi trực tiếp với hs là đủ.

Các hình thức trách phạt là: nhắc nhở, chê trách, phê bình, trừng phạt...

- Không gây ra cho trẻ đau khổ về thể chất và tinh thần

- Không nên trách phạt quá nhiều, quá mức.

- Sử dụng dư luận tập thể khi tách phạt đẻ các em nhắc nhở, phê bình bạn và
giúp bạn sửa chữa. Tuy nhiên, không nên tổ chức riêng cho buổi sinh hoạt
tập thể để phê bình một em nào đó.

You might also like