Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tóm tắt Quyết định số 07/2018/DS-GĐT của Tòa án Nhân dân Tối cao.

Bà X có căn nhà cấp 4 diện tích 24m vuông trên 1.518,86 m vuông đất thuộc thửa 73 tờ bản đồ số 27 tại
số 46 đường T khu phố 2 phường L tp B do nhận chuyển nhượng của bà T và yêu cầu Bà N trả nhà và đất
và trừ phần làm đường. Bà N không đồng ý trả lại vì bà X không phải là chủ sử dụng hợp pháp do bà đã sử
dụng liên tục trước năm 1993 và nộp thuế đầy đủ. Nên bà X khởi kiện bà N
Câu 1: Đoạn “ Theo bản án, bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã chuyển nhượng 1
phần đất cho vợ chồng ông Nguyễn Văn M, bà Trần Thị Q, phần còn lại bà cho con gái là chị Nguyễn Vi L.
Câu 2:
Khoản 2 Điều 161 BLDS 2015:
Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc
về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015:
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái
pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khoản 1 Điều 166 BLDS 2015:
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu,
người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Điều 168 BLDS 2015: Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người
chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu
ngay tình, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
Điều 169 BLDS 2015: Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có
hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Điều 170 BLDS 2015: Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Điều 582 BLDS 2015: Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả
Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài
sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn
trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác;
nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người
đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
Điều 255 BLDS 2005: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài
sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài
sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 256 BLDS 2005: Quyền đòi lại tài sản
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của
người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.

Điều 258 BLDS 2005: Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản
từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp
người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch
với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài
sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy,
sửa.
Điều 259 BLDS 2005: Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp
luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu
không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Điều 260 BLDS 2005: Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.
Điều 602 BLDS 2005: Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả
Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã
giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu
hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định
khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu
người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.

Câu 3:
“Như vậy, nhà đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà X, nhưng bà N là người có công sức quản lý, giữ
gìn nhà đất trong thời gian dài, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của chủ sử dụng đất đối với Nhà nước. Tòa
án cấp sơ thẩm buộc bà N trả cho nguyên đơn 237,6m2 và bà N được quyền sử dụng 1.228,5m2 đất là
chưa đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn; còn Tòa án cấp phúc thẩm buộc bà N trả tiếp cho nguyên đơn
914m2 đất là đúng nhưng không xem xét công sức của bà N trong việc quản lý, giữ gìn đất là chưa đảm
bảo quyền lợi của bị đơn. Khi xem xét tính công sức của bà N trong việc quản lý, giữ gìn đất thì Tòa án cần
xem xét đến cả phần đất Nhà nước đã thu hồi và cần làm rõ bà N đã nhận số tiền Nhà nước bồi thường là
bao nhiêu để tính toán công sức cho hợp lý.”

Câu 4:

Hướng giải quyết của toàn án nhân dân tối cao đã được quy định trong BLDS chưa?
Theo điểm d khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 về việc “Chiếm hữu có căn cứ pháp luật”: Người phát hiện
và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị
chôn, dấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Ta thấy: Trong trường hợp của bản án trên thì gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại ngôi nhà số 2 Hàng Bút
đã nhiều thế hệ, mặc dù chị Vân thừa nhận là thuê nhà của cụ Hảo nhưng cụ Hảo đã vào Nam làm ăn
từ năm 1954, ông Chính (con cụ Hảo) cũng không xuất trình được giấy tờ rằng cụ Hảo ủy quyền cho
ông làm chủ căn nhà. Mặt khác gia đình chị Vân ở tại ngôi nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, đầu tiên
là ông nội rồi đến bố và nay là chị Vân. Mặc dù bên nguyên đơn có đòi nhà từ phía chị Vân từ năm
1975 nhưng lại không thể chứng minh. Gia đình chị Vân đã ở tại ngôi nhà số 2 Hàng Bút trên 30 năm
là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về việc xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với
bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó…”

Như vậy chúng ta có thể kết luận: Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong bản án nêu
trên đã được quy định trong BLDS, cụ thể là điểm d khoản 1 Điều 165 BLDS 2015.
Câu 5: Theo anh/chị hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao (trong câu hỏi trên)có thuyết
phục không? Vì sao?

Theo quan điểm chủ quan của em, việc Tòa án nhân dân tối cao đưa ra hướng giải quyết như thế là
hoàn toàn thuyết phục. Vì trường hợp của nguyên đơn và bị đơn trong bản án nêu trên đã được quy
định chặt chẽ trong BLDS 2015, cụ thể là khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu và điểm d khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Từ việc xét
tình huống cho tới nêu ra căn cứ và cuối cùng là đi tới kết luận của Tòa án nhân dân tối cao trong
bản án nêu trên là hoàn toàn thuyết phục.

You might also like